Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Nội dung giảng dạy lớp bồi dưỡng QLNN về nông nghiệp cho cán bộ xã việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.08 KB, 6 trang )

CHUYÊN ĐỀ 9
XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
_______
I. Khái niệm:
- Dự án là tập hợp của những hoạt động giống nhau có liên quan với nhau
theo một trật tự xác định nhằm vào những mục tiêu xác định, được thực hiện bằng
những nguồn lực nhất định trong khoảng thời gian xác định.
- Phát triển nông thôn là một quá trình thay đổi một cách bền vững có chủ ý
về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của
cư dân nông thôn.
- Đặc điểm của phát triển nông thôn là phải toàn diện, dựa vào cộng đồng và
bền vững. Trong đó:
+ Toàn diện: về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường;
+ Dựa vào cộng đồng: xuất phát từ lợi ích, nhu cầu của người dân, có
sự tham gia của người dân trong cộng đồng nông thôn;
+ Bền vững: thỏa mãn nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn hại đến
khả năng đáp ứng nhu cầu tương lai.
- Dự án phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng: Dự án được tập trung vào
vùng nông thôn nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống dân cư nông thôn và thay đổi
một cách bền vững có chủ ý về kinh tế- xã hội, văn hóa và môi trường.
1. Vì sao phải xây dựng Dự án phát triển nông thôn?
Kinh tế nông thôn giữ vai trò quan trọng đất nước. Do sự thay đổi chiến lược
phát triển kinh tế xã hội theo cơ chế thị trường; từ cơ sở và phát huy nội lực của địa
phương, phải xây dựng dự án phát triển nông thôn nhằm:
- Đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương và thị trường;
- Xóa đói, giảm nghèo;
- Phương châm dân biết;
- Phát huy nội lực: bền vững khi kết thúc dự án; bền vững về mặt tổ chức; tài
chính khi kết thúc dự án;
1



- Góp phần giảm thiểu, loại bỏ sự trợ cấp mãi mãi.
2. Vì sao phải có sự tham gia của người dân đối với dự án phát triển
nông thôn?
- Xuất phát từ nhu cầu người dân;
- Để người dân tự nguyện đóng góp của mình làm cho biến đổi cuộc sống;
- Phương châm dân biết, dân bàn;
- Sát nhu cầu và khơi dậy tính sáng tạo;
- Tạo sự đồng thuận để phát huy sự huy động nguồn lực.
3. Các hình thức tham gia của người dân:
- Tham gia trực tiếp;
- Tham gia gián tiếp (đại diện);
3.1 Làm thế nào để thu hút sự tham gia người dân:
- Phân cấp quản lý: trao quyền cho cấp chính quyền cơ sở bằng nhiều cách
+ Thông tin;
+ Công khai;
+ Đại diện người dân vào trong ban quản lý.
3.2 Công cụ được sử dụng trong xây dựng dự án phát triển nông thôn:
- Đánh giá nông thôn không có sự tham gia:
+ Cử cán bộ xuống cơ sở: ưu điểm, hạn chế;
+ Điều tra diện rộng: ưu điểm, khuyết điểm.
- Đánh giá nông thôn có sự tham gia người dân:
+ Đặc điểm:
3.3 Khung logic trong xây dựng dự án phát triển nông thôn:
- Khái niệm logic:
+ Các vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau;
+ Được sắp xếp có hệ thống, hợp lý;
+ Phục vụ cho một chủ đề nhất định;
2



+ Diễn giải ngắn gọn rõ ràng;
+ Biện chứng khách quan và có luận chứng;
+ Có kết luận và đánh giá.
- Khung logic là gì:
Đầu vào  Hoạt động  đầu ra (quá trình thực hiện)
Kết quả  Mục tiêu (tác động) (Kết quả).
II. Quy trình xây dựng dự án nông nghiệp nông thôn:
1. Quy trình dự án bao gồm các bước sau:
- Xác định dự án;
- Thiết kế dự án;
- Trình và thẩm định dự án;
- Thực hiện dự án;
- Đánh giá dự án.
2. Quy trình lập dự án nông nghiệp, nông thôn:
Bước 1: phân tích đặc điểm địa phương và đánh giá nhu cầu địa phương.
- Phân tích đặc điểm về:
+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội;
+ Tình hình thu nhập địa phương;
+ Hạn chế, thế mạnh địa phương;
+ Xác định các mối quan tâm hiện nay.
Bước 2: Phân tích những vấn đề khó khăn hiện nay
- Trong đó phân tích những vấn đề khó khăn chủ đạo không quá rộng bằng
những ví dụ cụ thể như vấn đề về chất lượng cuộc sống người dân nông thôn:
Hệ quả  Vấn đề gốc rễ  Nguyên nhân

Bước 3: Phân tích mục tiêu dự án

3



- Mục đích: xác định đúng mục tiêu cần đạt để giải quyết các vấn đề khó
khăn mà dân địa phương đang gặp phải.
- Mục tiêu phải đảm bảo những yêu cầu: cụ thể, đo được, đạt được,
- Lưu ý: loại bỏ những mục tiêu không khả thi, kinh phí lớn, ngoài tầm kiểm
soát.
Bước 4: Xác định các giải pháp và các hoạt động của dự án
- Xác định mục tiêu chung , đưa ra mục tiêu cụ thể
- Để đạt các mục tiêu cụ thể có các giải pháp sau:
1,
2,
3,
- Để chọn phương án tốt nhất nên trả lời các câu hỏi sau:
+ Có khả thi?
+ Có đủ nguồn lực?
+ Có đủ điều kiện chính trị xã họi để thực hiện?
+ Cách làm đúng có hiệu quả về kinh tế xã hội và môi trường?
+ Cách làm này có sự thu hút người dân tham gia?
+ Có phát huy nội lực?
+ Có phục vụ nhiều người hưởng lợi?
+ Có bền vững khi kết thúc dự án?
Bước 5: Xác định đầu vào và kinh phí dự án:
- Mục đích:Xác định đúng đầu vào, kinh phí để thực hiện thi công dự án.
Đảm bảo phát huy tốt tối đa nội lực, sự tham gia của người dân.
- Cách làm:
+ Căn cứ các định mức kinh tế kỹ thuật để tính toán đầu vào dự án;
+ Xác định sự đóng góp địa phương
+ Từ kinh phí đóng góp
- Lưu ý:
4



+ Bằng kinh phí đầu vào cần tính rõ ràng kinh phí cho từng hoạt động;
+ Thể hiện rõ phần đóng góp của người dân, của địa phương và xin tài
trợ;
+ Thể hiện sự nỗ lực tối đa của địa phương khi làm dự án
(Công, vật tư, lao động và kinh phí)
Bước 6: Xác định thành phần tham gia vào dự án
- Mục đích:
+ Xác định rõ các thành phần tham gia, quan điểm, các nhìn mặt mạnh
yếu của các thành phần đó khi tham gia;
+ Phân công trách nhiệm để các bên tham gia.
- Nội dung:
+ Xây dựng thành phần tham gia;
+ Chức năng họ là gì;
+ Họ có nguồn lực gì;
+ Mặt mạnh, yếu của họ là gì khi tham gia;
+ Họ quan tâm đến gì;
+ Họ làm gì khi tham gia dự án.
Bước 7: Kế hoạch thực hiện dự án
- Mục đích: việc cần làm, chỉ tiêu cần đạt, lúc nào, tốn bao nhiêu, làm ở đâu,
ai làm,… tất cả các thành viên phải nắm được
- Cách làm:
+Sử dụng lịch thời vụ, sơ đồ Gant để định công việc cần làm, ai làm,
và sự đóng góp;
+ Tổng hợp kết quả, lập kế hoạch hoạt động dự án
Bước 8: Giám sát và đánh giá dự án
Bước 9: kết quả tác động dự án
- Mục đích:
5



+ Xác định kết quả, hiệu quả và tác động dự án;
+ Chỉ ra cái lợi khi có dự án;
+ Minh chứng sự đúng đắn của việc đầu tư dự án
- Cách làm:
+ Tác động được mục tiêu nào?
+ Cần tính các tác động dự án về kinh tế, xã hội, môi trường
+ Kết quả tăng thu nhập: tác động dự án đến thu nhập.

6



×