Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Nhu cầu tiếp nhận giáo dục Sức khỏe siinh sản trong nhà trường của học sinh PTTH đô thị hiện nay khóa luận tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.95 KB, 72 trang )

1

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất nước ta sau những năm đổi mới với chính sách mở của hội nhập trao
đổi thương mại đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, chúng ta
cũng phải đối đầu với những khó khăn do tiến trình toàn cầu hóa mang lại. Đó là
sự du nhập tràn lan của những văn hóa phương tây gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến
suy nghĩ và hành động của giới trẻ, đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh PTTH,
lứa tuổi không còn là trẻ con nhưng cũng chưa hẳn là người lớn. Ở giai đoạn
này, các em có nhiều biến đổi toàn diện về thể chất, tâm lý, luôn tò mò, muốn
tìm hiểu, muốn khám phá về bản thân mình. Chính vì thế mà lứa tuổi này nếu
không có nhận thức đúng đắn và sự chỉ dẫn của phụ huynh, nhà trường dễ gây
ra những hậu quả đáng lo ngại. Mới đây, trong Hội nghị Sản phụ khoa Việt –
Pháp - Châu Á Thái Bình Dương đã được tổ chức vào năm 2010, các bác sĩ
bệnh viện Từ Dũ cho biết: “Việt Nam là 1 trong 10 nước có tỷ lệ phá thai cao
nhất (20%), đặc biệt là ở trẻ vị thành niên”. Theo báo cáo thống kê của Trung
tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản, năm 2009, tỷ lệ vị thành niên - thanh niên
mang thai là 28,20%, tỷ lệ phá thai là 11,05%. Tỷ lệ vị thành niên mắc bệnh
nhiễm khuẩn đường sinh sản là 22,55%. Vị thành niên - thanh niên nhiễm
HIV/AIDS trong tổng số ca được xét nghiệm là 11/43 ca chiếm tỷ lệ 25,58%.
Đó là chưa kể tới số lượng những người đi nạo phá thai và chữa các bệnh phụ
khoa tại các cơ sở tư nhân. Lý do của những hậu quả này là do trẻ vị thành niên
quan hệ tình dục quá sớm trong khi còn thiếu nhiều kiến thức về những vấn đề
như thai nghén, sinh sản, trách nhiệm cũng như những hiểu biết về các bệnh lây
truyền qua đường tình dục.
Bên cạnh thiết chế gia đình thì thiết chế giáo dục có vai trò quan trọng
trong việc giúp đỡ các em định hướng, nhận thức đúng đắn trong suy nghĩ và
hành động của mình. Trường học là một thành tố của thiết chế giáo dục và là
một tác nhân quan trọng trong quá trình xã hội hóa cá nhân. Trường học là cơ
Nhu cầu tiếp nhận giáo dục SKSS trong trường học của học sinh PTTH đô thị hiện nay




2

quan chủ yếu chịu trách nhiệm truyền đạt những kiến thức về tự nhiên, xã hội,
các kiến thức văn hóa làm công cụ, hành trang cho sự tồn tại và phát triển của
mội các nhân.
Trong giai đoạn hiện nay, ngoài việc giảng dạy những kiến thức cơ bản về
khoa học tự nhiên và khoa học xã hội thì một nội dung mới đã được nhà nước
quan tâm và lồng ghép vào chương trình học, đó là kiến thức về SKSS. Trong
chiến lược giáo dục và đào tạo Việt nam 2000-2010 đã khẳng định “ giáo dục
giới tính – sức khỏe sinh sản cho vị thành niên phải được coi là nội dung bắt
buộc và phổ cập trong tât cả các trường học.” Thời gian qua, thực hiện chủ
trương của nhà nước, kiến thức về SKSS đã được đưa vào các cấp bậc trong nhà
trường, tuy nhiên, cho đến nay đã gần kết thúc chiến lược giáo dục đào tạo 2000
– 2010 nhưng vẫn chưa có một chương trình giáo dục kiến thức SKSS nào chính
thức trong các nhà trường mà mới chỉ đưa một số kiến thức nhỏ lẻ vào chương
trình giáo dục cho học sinh. Nhiều nhà trường vẫn băn khoăn, chưa tìm ra được
phương pháp giảng dạy về SKSS thích hợp. Không ít ý kiến cho rằng giáo dục
giới tính, SKSS là vấn đề tế nhị, riêng tư, không nên bàn bạc chốn công khai.
Việc giáo dục SKSS sớm là “ vẽ đường cho hươu chạy”, là khuyến khích thanh
thiếu niên sớm đi vào hoạt động tình dục. Bên cạnh đó là quan niệm cho rằng
không cần phải giáo dục SKSS vì trẻ sẽ tự biết những điều này khi chúng lớn.
Đó là những quan niệm sai lầm, dẫn đến sự thiếu hiểu biết của một bộ phận giới
trẻ, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như nạo phá thai, mắc các bệnh lây
nhiễm qua đường tình dục, trong đó có cả HIV/AIDS.
Bên cạnh đó, một thực tế là tỷ lệ nạo phá thai ở đô thị cao hơn nông thôn.
Theo thống kê của Bộ Y tế, năm 2002 TP.HCM “dẫn đầu” cả nước về số ca nạo
phá thai với 114.002 ca nạo phá thai, kế đến là Hà Nội (48.140 ca) và Cần Thơ
(28.888 ca). Tội phạm vị thành niên đô thị ngày càng gia tăng mà không ít trong

số đó là tội xâm phạm tình dục. Các trào lưu lệch lạc về giới tính như đồng tính
giả, thích khoe ảnh cơ thể, quay băng sex trong lứa tuổi vị thành niên đều bắt
Nhu cầu tiếp nhận giáo dục SKSS trong trường học của học sinh PTTH đô thị hiện nay


3

nguồn từ các đô thị lớn như Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Hậu quả này là do
nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, đô thị là nơi rất phát triển, internet, sách báo tràn
lan mà không thể quản lý và kiểm soát hết được dẫn đến việc các em dễ dàng
tiếp xúc với những văn hóa phẩm đồi trụy và những trào lưu không lành mạnh.
Thứ hai, các bậc phụ huynh trong gia đình đô thị mải mê với việc làm ăn kinh tế
trong thời buổi kinh tế thị trường nên sao nhãng việc quản lý con cái, phó mặc
trách nhiệm này cho người giúp việc và nhà trường. Thứ ba, đô thị cũng là nơi
hàng loạt các dịch vụ ra đời mà trong số đó hình thành không ít nhà nghỉ, cơ sở
nạo phá thai “ chui” dẫn đến việc các em yên tâm vào nhà nghỉ hay có chỗ giải
quyết hậu quả mà không sợ cha mẹ biết. Thứ tư, trẻ em bây giờ, nhất là trẻ em
đô thị tuổi dậy thì sớm hơn rất nhiều.
Muốn truyền đạt kiến thức SKSS trong nhà trường có hiệu quả, trước hết,
chúng ta phải tìm hiểu nhu cầu của đối tượng tiếp nhận mà ở đây là đối tượng
học sinh PTTH. Việc tìm hiểu nhu cầu của các em để góp phần xây dụng một
chương trình giáo dục phù hợp với lứa tuổi là việc làm cần thiết. Với mong
muốn như vậy, em quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài “ Nhu cầu tiếp nhận
giáo dục SKSS trong nhà trường của học sinh PTTH đô thị hiện nay” với
mục đích tìm hiểu nhu cầu của các em để từ đó, đưa ra những giải pháp, khuyến
nghị cho phù hợp.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong những năm gần đây, vấn đề giáo dục SKSS, nhất là cho lứa tuổi vị
thành niên và thanh niên đang rất được quan tâm. Thực tế cho thấy vị thành niên
và thanh niên đang rút ngắn tuổi quan hệ tình dục lần đầu tiên và phải đối mặt

với nhiều nguy cơ vị thiếu kiến thức về SKSS. Lứa tuổi này cũng có nhu cầu
cao về việc tìm hiểu SKSS những chưa được đáp ứng đầy đủ. Đã có rất nhiều đề
tài với các hướng tiếp cận khác nhau về vấn đề giáo dục SKSS cho vị thành niên
và thanh niên.

Nhu cầu tiếp nhận giáo dục SKSS trong trường học của học sinh PTTH đô thị hiện nay


4

Hướng nghiên cứu thứ nhất là tìm hiểu nhận thức, thái độ liên quan đến
vấn đề SKSS của vị thành niên.
Nhìn chung, tỷ lệ thanh thiếu niên đã được nghe nói về chủ đề SKSS là rất
cao, chủ đề được nghe nói ít nhất cũng đạt đến 77,7%. Đó là chủ đề về thai nghén
và kinh nguyệt. Tuy nhiên, nhận thức về vấn đề nào đó chưa chắc đã nói lên hiểu
biết và kiến thức về vấn đề đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức về các
biện pháp tránh thai là khá cao, chiếm 92%, tuy nhiên khi hỏi về thời điểm dễ có
thai trong chu kì kinh nguyệt thì chỉ có dưới 30% trả lời đúng [9]. Kết quả thu
được tương tự với đối tượng thanh thiếu niên từ 15-24 tuổi ở Hải Phòng cho thấy:
Có 79,1% cho rằng mình đã biết về sự thụ thai những chỉ có 72% biết đúng; 9,3%
cho rằng trứng gặp tinh trùng chưa chắc đã có thai; 2,3% cho rằng ôm hôn cũng
có thể có thai; 60% không biết hoặc biết sai về khả năng có thai khi giao hợp sau
hành kinh; 24% không biết có thể có thai vào thời điểm nào trong chu kì kinh
nguyệt. 93,2 % biết ít nhất một biện pháp tránh thai hiện đại; Tuy nhiên chỉ có
34,7 % cho rằng dùng bao cao su là tốt nhất và 89% biết BCS có thể ngăn ngừa
các bệnh LTQĐTD. Biết cụ thể về các tai biến do nạo thai: Chảy máu 28,8%;
Đau bụng11,6%; Thủng tử cung 19,5%; Vô sinh 28,7%; Nhiễm trùng 24,2%; Sức
khỏe yếu 61,9%. [24]. Hay ở riêng khu vực nông thôn, hiểu biết của VTN và
thành niên nông thôn về cách phòng tránh thai và các bệnh LTQĐTD là rất hạn
chế, 12,6% không biết đến một BPTT nào, BPTT được nhiều người biết nhất

cũng chỉ đạt 74,9%. 12,7% không biết các BLTQĐT [8].
Hướng tiếp cận thứ hai là nghiên cứu về thực trạng giáo dục giới tính,
SKSS cho vị thành niên và thanh niên.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy nhà trường đóng vai trò quan trọng
trong việc giáo dục giới tính và SKSS cho vị thành niên. Đoàn thanh niên ở
cộng đồng là nơi thu hút được vị thành niên đến trường, là cơ sở để tuyên truyền
và giáo dục tốt cho vị thành niên về SKSS. Nhu cầu cuả VTN về trung tâm tư
vấn cho họ đã được đưa ra. Các thầy cô giáo, nhân viên y tế và lãnh đạo địa
phương cũng cho rằng trung tâm tư vấn về SKVTN là cần thiết [20] . Yếu tố
Nhu cầu tiếp nhận giáo dục SKSS trong trường học của học sinh PTTH đô thị hiện nay


5

gia đình và xã hội có tác động đến sức khỏe sinh sản vị thành niên ở Hà Nội, tuy
nhiên, tác động của gia đình đối với nhận thức và hành vi tình dục của thanh
niên và vị thành niên rất mờ nhạt [25]. Hầu hết đối tượng tự trang bị kiến thức
về BPTT qua đọc sách báo 61%, xem ti vi 47%. Chỉ có 10% là được nghe về
BPTT ở trường học và 56% chưa bao giờ nói về các BPTT với bất kì ai. Tuy
nhiên, những kiến thức này chưa được cụ thể cho lắm. [15]
Hướng tiếp cận thứ ba là tìm hiểu nhu cầu của vị thành niên và thanh niên
về giáo dục giới tính và SKSS.
Nhìn chung, nam nữ mong muốn được nhận nhiều thông tin hơn về tình
dục, hôn nhân, KHHGĐ, sự thụ tinh, nuôi con…Nữ mong muốn nam quan tâm
hơn đến vấn đề BPPT [28].Cần thiết phải đưa giáo dục tình dục và giáo dục
SKSS vào nhà trường với lý do: đó là một bộ phận cấu thành của giáo dục đời
sống gia đình và giáo dục giới tính; Giáo dục dân số đã được nghiên cứu đưa
vào chương trình giáo dục phổ thông từ năm 1984 dưới dạng thích hợp còn
chương trình giáo dục giới tính cũng được đề cập những chưa rõ nét. Vấn đề
giáo dục giới tính đã được đề cập song giáo dục tình dục chưa được chính thức

đưa vào chương trình vì sợ dư luận chưa cho phép. [27]
Có thể nói giáo dục SKSS cho vị thành niên và thanh niên được rất nhiều
tác giả quan tâm. Tuy nhiên các nghiên cứu thường tập trung vào đối tượng
thanh niên và vị thành niên nói chung chứ chưa đi sâu nhiều vào đối tượng học
sinh PTTH. Hơn nữa, vấn đề giáo dục SKSS trong trường học vẫn còn rất nhiều
bất cập, chưa tìm được giải pháp thích hợp,tâm sinh lý của các em học sinh thì
ngày càng biến đổi phức tạp, vì vậy vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu, nhất là tìm
hiểu nhu cầu của các em học sinh.
3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu:
- Khảo sát nhu cầu tiếp nhận giáo dục về SKSS trong trường học của học
sinh PTTH đô thị hiện nay.

Nhu cầu tiếp nhận giáo dục SKSS trong trường học của học sinh PTTH đô thị hiện nay


6

- Chỉ ra những yếu tố tác động đến nhu cầu tiếp nhận giáo dục SKSS
trong trường học của học sinh PTTH đô thị hiện nay.
- Từ đó, đưa ra những khuyến nghị về giải pháp có tính khả thi cho vấn đề
giáo dục SKSS trong trường học cho học sinh PTTH tại đô thị.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Chỉ ra được nhu cầu tiếp nhận giáo dục về SKSS trong trường học của
học sinh PTTH đô thị.
- Tìm ra những yếu tố tác động đến nhu cầu tiếp nhận giáo dục SKSS
trong trường học của học sinh PTTH đô thị hiện nay.
- Đề xuất những khuyến nghị và giải pháp nhằm tăng hiệu quả giáo dục
SKSS trong nhà trường, đáp ứng được nhu cầu thông tin của học sinh PTTH đô
thị hiện nay.

4. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nhu cầu tiếp nhận giáo dục về SKSS trong trường học.
4.2. Khách thể nghiên cứu:
Học sinh PTTH đô thị.
4.3. Phạm vi nghiên cứu:
a.Không gian nghiên cứu: Trường PTTH Nhân Chính, quận Thanh Xuân,
Thành phố Hà Nội.
b.Thời gian nghiên cứu: Tháng 4/2010
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp luận:
a. Phương pháp luận chung: chủ nghĩa duy vật biện chứng, quan điểm của
Đảng và Nhà nước về giáo dục giới tính, SKSS cho thanh thiếu niên.
b. Phương pháp luận chuyên biệt: lý thuyết chức năng, lý thuyết xã hội hóa,
lý thuyết nhu cầu, lý thuyết truyền thông.

Nhu cầu tiếp nhận giáo dục SKSS trong trường học của học sinh PTTH đô thị hiện nay


7

5.2. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thu thập thông tin
+ Phương pháp nghiên cứu định lượng :
- Nghiên cứu 300 phiếu Anket đối với học sinh
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn ngẫu nhiên đơn giản mỗi khối 10,11,12
chọn 100.
+ Phương pháp nghiên cứu định tính:
- Phỏng vấn sâu 6 học sinh : Các khối 10, 11,12, mỗi khối phỏng vấn 1 học
sinh nam và 1 học sinh nữ.

- Phỏng vấn sâu cán bộ quản lý nhà trường.
+ Phương pháp phân tích tài liệu :
Phân tích sách giáo khoa lớp 10,11,12 và các tài liệu có sẵn trong nước và
ngoài nước có liên quan.
b. Phương pháp xử lý thông tin: SPSS cho số liệu định tính, Nvivo cho số liệu
định lượng.
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG LÝ THUYẾT
6.1. Giả thuyết nghiên cứu
- Nội dung giáo dục SKSS các em được tiếp nhận trong nhà trường còn
chưa đầy đủ .
- Các em học sinh ở lớp học trên có nhu cầu tiếp nhận các nội dung giáo
dục về SKSS cao hơn các em học sinh ở lớp học dưới.
- Hình thức giáo dục SKSS mà các em học sinh tiếp nhận chủ yếu là
phương pháp dạy học truyền thống , chỉ truyền tải những kiến thức từ sách giáo
khoa nên các em học sinh thường không hài lòng về phương pháp giảng dạy của
giáo viên.
- Với mỗi nội dung giáo dục SKSS khác nhau các em mong muốn hình
thức giảng dạy khác nhau.

Nhu cầu tiếp nhận giáo dục SKSS trong trường học của học sinh PTTH đô thị hiện nay


8

- Những em học sinh trong gia đình bố mẹ có học vấn cao thường tự tin
khi trao đổi về thông tin SKSS với thầy cô giáo hơn những em khác.
- Học sinh nam và học sinh nữ có nhu cầu tiếp nhận đối tượng giảng dạy
SKSS theo giới tính của mình.( Học sinh nữ mong muốn đối tượng giảng dạy là
nữ giới còn học sinh nam mong muốn đối tượng giảng dạy là nam giới).
6.2. Khung lý thuyết


Đặc điểm cá
nhân
-Giới tính
-Học vấn
Đặc điểm gia
đình
-Trình độ học
vấn của bố mẹ

Nội
dung
Nhu cầu tiếp
nhận giáo dục
về SKSS trong
trường học của
học sinh PTTH
đô thị hiện nay

Thực trạng tiếp
nhận giáo dục về
SKSS

Đối
tượng
cung
cấp

Nhu cầu tiếp nhận
giáo dục về SKSS


Hình thức
cung cấp

7.CÁC BIẾN SỐ ĐO LƯỜNG
7.1. Biến độc lập
a. Đặc điểm nhân khẩu học:
- Giới tính
- Trình độ học vấn
b. Đặc điểm gia đình
-

Học vấn của bố mẹ

7.2. Biến phụ thuộc
Thực trạng tiếp nhận giáo dục SKSS của học sinh PTTH đô thị
- Thực trạng tiếp nhận về nội dung
- Thực trạng tiếp nhận về đối tượng cung cấp thông tin
- Thực trạng tiếp nhận về hình thức cung cấp thông tin

Nhu cầu tiếp nhận giáo dục SKSS trong trường học của học sinh PTTH đô thị hiện nay


9

Nhu cầu tiếp nhận giáo dục về SKSS của học sinh PTTH đô thị hiện nay
- Nhu cầu tiếp nhận về nội dung
- Nhu cầu tiếp nhận về đối tượng cung cấp thông tin
- Nhu cầu tiếp nhận về hình thức cung cấp thông tin
8. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

8.1. Ý nghĩa về mặt lý luận:
Việc khảo sát nhu cầu giáo dục SKSS trong trường học của học sinh
PTTH tại đô thị giúp làm rõ hơn những lý luận về nhu cầu tiếp nhận giáo dục
SKSS của lứa tuổi vị thành niên.
8.2.Ý nghĩa về mặt thực tiễn:
Đế tài chỉ nghiên cứu trường hợp một trường học cụ thể nên chỉ có ý
nghĩa tham khảo cho các nghiên cứu khác tương tự, không có ý nghĩa suy rộng
cho tổng thể.
9. KẾT CẤU NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn bao gồm 3 phần lớn:
Phần I: Mở đầu
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Thực trạng tiếp nhận giáo dục SKSS trong nhà trường của học sinh
PTTH đô thị hiện nay
Chương 3: Nhu cầu tiếp nhận giáo dục SKSS trong nhà trường của học sinh
PTTH đô thị hiện nay
Phần III: Kết luận và khuyến nghị

Nhu cầu tiếp nhận giáo dục SKSS trong trường học của học sinh PTTH đô thị hiện nay


10

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG KHÓA LUẬN:
1.1.1 Sức khỏe:
“Sức khỏe là trạng thái không có bệnh tật, cảm thấy thoải mái về thể
chất, thư thái về tinh thần.” [23]

Tổ chức y tế thế giới WHO đã đưa ra định nghĩa về sức khỏe vào tháng
6/1946 trong hội nghị về sức khỏe toàn cầu tại NewYork: “ sức khỏe là tình
trạng phát triển hài hòa của con người về thể chất, trí tuệ, khả năng hòa nhập
cộng đồng chứ không phải chỉ là tình trạng không bệnh tật, ốm đau hoặc không
bị chấn thương, tàn phế.” [29]
1.1.2.Sức khỏe sinh sản:
Hội nghị về Dân số và Phát triển của Liên Hiệp Quốc tại Cairo, Ai cập năm
1994 đã định nghĩa về SKSS như sau:
“ Sức khỏe sinh sản là một trạng thái khỏe mạnh hoàn toàn về thể chất,
tinh thần và xã hội chứ không chỉ là bệnh tật hay ốm yếu, trong tất cả mọi thứ
liên quan đến hệ thống sinh sản, hàm ý là con người có thể có cuộc sống tình
dục thỏa mãn, an toàn, có khả năng sinh sản và được tự do quyết định khi nào
và thường xuyên như thế nào trong việc này. Điều kiện cuối cùng này ngụ ý nói
về quyền của phụ nữ và nam giới, được thông tin và tiếp cận các biện pháp kế
hoạch hóa gia đình an toàn, hiệu quả, dễ dàng và thích hợp, tùy theo sự lựa chọn
của họ cũng như được lựa chọn những phương pháp thích hợp nhằm điều hòa
việc sinh đẻ không trái với pháp luật, quyền được tiếp cận với các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe thích hợp giúp cho người phụ nữ trải qua thai nghén và sinh đẻ an
toàn, và tạo cho các cặp vợ chồng có điểu kiến tốt nhất để tạo ra những đứa con
khỏe mạnh.” [19]
Trong kế hoạch hành động sau hội nghị Cairo của Quỹ dân số Liên hiệp
quốc : SKSS bao gồm 6 nội dung chính:
Nhu cầu tiếp nhận giáo dục SKSS trong trường học của học sinh PTTH đô thị hiện nay


11

- Tình dục
- Nạo phá thai
- Bệnh lây truyền qua đường tình dục và bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản

- Sức khỏe phụ nữ và làm mẹ an toàn
- Kế hoạch hóa gia đình
- Vô sinh.
Theo ICPD thì sức khỏe sinh sản bao gồm các nội dung chính sau:
1/ Làm mẹ an toàn: Làm mẹ an toàn biểu hiện trong việc chăm sóc và đảm bảo
sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em,trước và sau khi sinh.
2/ Kế hoạch hóa gia đình: Kế hoạch hóa gia đình nhằm đảm bảo quyền lợi của các
cặp vợ chồng trong việc lựa chọn và sử dụng biện pháp tránh thai, quyền sinh con
theo ý muốn, phù hợp với các nguyên tắc về phát triển kinh tế-xã hội.
3/ Nạo phá thai: Giảm tỷ lệ phá thai ở tất cả các lưa tuổi sinh đẻ.
4/ Bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản: Giảm các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh
sản ở phụ nữ như viêm hố chậu, viêm đường âm đạo, viêm cổ tử cung..
5/ Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Phòng chống nguy cơ mắc các bệnh lây
nhiễm qua đường tình dục, đặc biệt là HIV/AIDS..
6/ Giáo dục giới tính: Giáo dục giới tính rộng rãi cho thanh thiếu niên.
7/ Vô sinh: Điều trị và phòng tránh các bệnh liên quan đến vô sinh.
8/ Điều trị và phát hiện sớm các bệnh ung thư vú và đường sinh dục.
9/ Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên.
10/ Thông tin giáo dục truyền thông về sức khỏe sinh sản nhằm hướng tới thay đổi
nhận thức và hành vi của cộng đồng. [13]
Do phạm vi và mục đích nghiên cứu chính của đề tài nên đề tài tập trung nghiên
cứu vào những nội dung SKSS vị thành niên liên quan đến hiểu biết về các yếu tố
sinh học, hành vi sinh lý trọng tâm và cần thiết nhất cho lứa tuổi học sinh PTTH:
Bệnh lây truyền qua đường tình dục, Nạo phá thai, Biện pháp tránh thai, sự thụ
thai, giới tính, hành vi tình dục an toàn. Những yếu tố tâm lý hay, tình cảm, phẩm
Nhu cầu tiếp nhận giáo dục SKSS trong trường học của học sinh PTTH đô thị hiện nay


12


chất..không được đề cập đến trong đề tài này.
1.1.3.Giới tính:
Là những đặc điểm khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ do
tự nhiên quy định, sự khác biệt này có liên quan đến quá trình sản xuất nòi giống,
cụ thể là phụ nữ có thể mang thai và sinh con còn nam giới là một trong các yếu tố
tạo ra quá trình thụ thai. Giới tính là những đặc điểm đồng nhất mà khi chúng ta
sinh ra đã có và không thể thay đổi được. [18]
1.1.4.Biện pháp tránh thai:
Tránh thai là phương pháp đảm bảo không có sự thụ thai khi giáo tiếp tình
dục. Nhờ đó sẽ không có đứa trẻ sinh ra ngoài ý muốn và các cặp bạn tình có thể
nếm đủ trọn vẹn khoái lạc khi không có sự băn khoăn, lo lắng.
Các BPTT phải thật sự đáng tin cậy, không làm tổn hại đến sức khỏe cho
cả hai người. Sau khi ngừng sử dụng các biện pháp và phương tiện tránh thai,
khả năng thụ thai phải được khôi phục trở lại, không làm hại tới sức khỏe của
đứa trẻ muốn sinh sau này.
Hiện nay có rất nhiều loại BPTT được sử dụng những chúng chia làm hai
loại chính: BPTT truyền thống và BPTT hiện đại:
- BPTT tự nhiên là không sử dụng bất kì một dụng cụ, thuốc men hay thủ
thuật nào để ngăn cản việc thụ tinh. Đó là các biện pháp tính theo chu kì kinh,
theo sự bài tiết chất nhầy cổ tử cung, theo thân nhiệt, xuất tinh ngoài.
- BPTT hiện đại là phương pháp sử dụng dụng cụ hoặc thuốc tránh thai
bao gồm: bao cao su, vòng, mũ cổ tử cung, màng ngăn âm đạo, thuốc uống,
thuốc tiêm tránh thai, dịch vụ làm tức ống dẫn tinh hoặc ống dẫn trứng [30]
1.1.5.Nạo hút thai:
Là các thủ thuật kết thúc quá trình thai nghén trong thời gian đầu của thời
kì thai kỳ chưa phát triển quá 12 tuần tuổi hoặc khi thai đã lớn.
Nạo hút thai gồm những phương pháp:
- Hút chân không.
Nhu cầu tiếp nhận giáo dục SKSS trong trường học của học sinh PTTH đô thị hiện nay



13

- Dùng thuốc hết 7 tuần.
- Phương pháp nong và nạo.
- Phá thai bằng laze.
- Pha thai bằng tia tử ngoại.
Biến chứng có thể xảy ra:
- Tai biến sớm: lo sợ, mất nhiều máu, buồn nôn.
- Tai biến muộn: vô sinh, chửa ngoài dạ con…[30]
1.1.6. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục:
BLTQĐTD là nhiễm khuẩn truyền từ người này sang người khác trong
khi qua hệ tình dục.
Phân loại các BLTQĐTD thường hay gặp:
- Các bệnh do vi khuẩn như: Lậu, Giang mai, bệnh hạ cam, viêm niệu đạo
do Clamydia, u hạt bẹn, viêm âm đạo do vi khuẩn..
- Các bệnh do virut: HIV/AIDS, Herpes sinh dục, viêm gan B, sùi mào gà.
- Bệnh do đơn bào: Trùng roi âm đạo..
- Nấm: Candida âm đạo..
- Các kí sinh vật ngoài da: Cái ghẻ, rận mu. [10]
1.1.7.Tình dục an toàn
- Tình dục: là một khía cạnh trung tâm trong đời sống con người, nó bao
phủ dục tính, giới tính, nhân dạng và vai trò giới, khuynh hướng tình dục, sự
luyến ái, khoái lạc, quan hệ riêng tư và sự sinh sản. Tình dục được trải nghiệm
thông qua suy nghĩ, tưởng tượng, ham muốn, quan niệm, thái độ, giá trị, hành
vi, thục hành, vai trò và các mối quan hệ. Trong khi tình dục có thể bao gồm tát
cả các chiều cạnh trên, không phải mọi chiều cạnh đều được trải nghiệm và thể
hiện. Tình dục chịu ảnh hưởng và sự tương tác của các yếu tố sinh học, tâm lý,
xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa, đạo đức, luật pháp, lịch sử, tín ngưỡng và tinh
thần.[11]


Nhu cầu tiếp nhận giáo dục SKSS trong trường học của học sinh PTTH đô thị hiện nay


14

- Tình dục an toàn: TD an toàn là TD không dẫn đến mang thai ngoài ý
muốn và lây nhiễm các bệnh qua đường TDnhư: lậu, giang mai, HIV/AIDS...
TD an toàn là những hình thức quan hệ TD có thể giúp hạn chế nguy cơ
bị lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường TD, điều này có nghĩa là không có
sự tiếp xúc cơ thể với máu, chất dịch âm đạo và tinh dịch từ người này sang
người khác.[32]
1.1.8. Bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản
Nhiễm khuẩn đường sinh sản là bệnh mắc phải do các tác nhân gây bệnh
thuộc nhóm vi khuẩn, nấm, đơn bào, ký sinh vật là các bệnh có thể phòng ngừa
và chữa khỏi được và các tác nhân là virus hiện nay chưa chữa khỏi được nhưng
có thể phòng ngừa được.
− Vi khuẩn: lậu cầu khuẩn, chlamydia trachomatis, xoắn khuẩn giang mai, trực
khuẩn gây bệnh hạ cam, Gardnerella vaginalis và các vi khuẩn kỵ khí...
− Virus: herpes sinh dục, virus gây bệnh sùi mào gà , HIV, virus viêm gan B…
− Đơn bào: Trùng roi âm đạo.
− Nấm men: candida
− Kí sinh vật ngoài da: ghẻ, rận mu.
Nhiễm khuẩn đường sinh sản bao gồm ba loại:
− Các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục như nhiễm chlamydia,
lậu, trùng roi âm đạo, giang mai, hạ cam, herpes sinh dục, sùi mào gà sinh dục,
HIV...
− Nhiễm khuẩn nội sinh do tăng sinh quá mức các vi sinh vật có trong
đường sinh dục của người phụ nữ bình thường như viêm âm đạo do vi khuẩn và
viêm âm đạo do nấm men.

− Các nhiễm khuẩn do thủ thuật y tế không vô khuẩn (như khám, sau phá
thai,...): liên cầu, tụ cầu, E. coli, nấm... .[31]

Nhu cầu tiếp nhận giáo dục SKSS trong trường học của học sinh PTTH đô thị hiện nay


15

1.1.9. Nhu cầu
“Nhu cầu là sự phản ánh khách quan các đòi hỏi vật chất, tinh thần và xã hội
của đời sống con người, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng
thời kỳ. Nhu cầu hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Mức độ nhu cầu
và phương thức thỏa mãn nhu cầu phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội,
trước hết là trình độ kinh tế. Nhu cầu là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất và
toàn xã hội phát triển. Đặc điểm nhu cầu của các tầng lớp nhân dân phụ thuộc vào
địa vị của họ trong nền sản xuất xã hội, tùy thuộc vào những đặc trưng về nhân
khẩu, chủng tộc, dân tộc,…về các điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên”. [24]
Mọi hành vi của con người đều do sự thúc đẩy của những nhu cầu nào đó.
Nhu cầu thể hiện sự lệ thuộc của một cơ thể sống vào môi trường bên ngoài, thể
hiện những ứng xử tìm kiến khi cơ thể thiếu những điều kiện để tồn tại và phát
triển. Con người luôn nảy sinh những nhu cầu mới theo năng lực về thể chất, trí
tuệ, tâm hồn ngày càng tăng của con người. [22]
Theo nhà tâm lý học người Mỹ Maslow, có 5 thang bậc về nhu cầu:
- Nhu cầu sinh lý: Là nhu cầu cơ bản để duy trì bản thân cuộc sống con
người ( Thức ăn, đồ mặc, nước uống, nhà ở...)
- Nhu cầu về an toàn: Là nhu cầu cần tránh những nguy hiểm về thân thể
nhu tai nạn, mất tài sản...
- Nhu cầu về xã hội: Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần
được người khác chấp nhận
- Nhu cầu được tôn trọng: quyền lực, uy tín, địa vị và lòng tự tin

- Nhu cầu tự hoàn thiện: Đó là sụ mong muốn đạt tới chỗ mà con người
có thể đạt tới. Tức là làm cho tiềm năng của con người đạt tới mức tối đa và có
thể đạt đến một mục tiêu nào đó.
1.1.10.Tiếp nhận:Tiếp nhận là đón nhận cái từ người khác, nơi khác chuyển
giao cho. [22]
Ở đây, tiếp nhận giáo dục SKSStrong nhà trường là được đón nhận kiến thức
SKSS từ thầy cô giáo trong trường học.
Nhu cầu tiếp nhận giáo dục SKSS trong trường học của học sinh PTTH đô thị hiện nay


16

1.1.11.Học sinh PTTH
Học sinh PTTH là nhóm đổi tượng tuổi tù 16-19 đang theo học các lớp
10,11,12 tại các trường PTTH. [22]
1.1.12.Đô thị
Là nơi dân cư đông đúc, buôn bán sầm uất. [22]
Theo xã hội học, đô thị là một kiến tạo lãnh thổ xã hội, một hình thức cu
trú mang tính toàn vẹn lịch sử của con người được đặc trưng bởi các chỉ báo:
1.Số lượng dân cư tập trung trên một lãnh thổ hạn chế.
2.Đại bộ phận dân cư làm hoạt động sản xuất phi nông nghiệp.
3.Là môi trường sống trực tiếp tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
xã hội và cá nhân.
4.Giữ vai trò chủ đạo với các vùng nông thôn xung quanh và toàn xã hội
nói chung, nó có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội.
1.2. Các lý thuyết áp dụng
1.2.1 Lý thuyết chức năng:
Thuyết chức năng gắn liền với tên tuổi của các nhà xã hội học: Herbert
Specer, Emile Durkhiem, Talcott Parson. Thuyết cấu trúc chức năng nhấn mạnh
tính cân bằng, ổn định và khả năng thích nghi của cấu trúc. Thuyết này cho rằng

một xã hội tồn tại và phát triển được là do các bộ phận cấu thành chi phối nó
hoạt động nhịp nhàng với nhau để đảm bảo sự ổn định và cân bằng của cấu trúc.
Bất kỳ sự thay đổi nào của thành phần cũng kéo theo sự thay đổi của các thành
phần khác. [7]
Nhà trường là một phần của cấu trúc hệ thống xã hội. Nhà trường có vai
trò thực hiện những chức năng mà xã hội giao cho để có một xã hội cân bằng,
ổn định. Nhà trường có trách nhiệm đào tạo các cá thể hoàn thiện về mọi mặt
đạo đức, tri thức, tất cả các lĩnh vực của đời sống để có thể thích ứng trước
những đòi hỏi của xã hội để luôn được cân băng, ổn định.

Nhu cầu tiếp nhận giáo dục SKSS trong trường học của học sinh PTTH đô thị hiện nay


17

Sức khỏe sinh sản là nội dung quan trọng không thể thiếu đối với cá nhân
để bảo vệ cho chính bản thân và để bảo đảm cho sự phát triển của giống nòi để
đảm bảo cho xã hội phát triển lâu dài và bền vững. Nhà trường là nơi cung cấp
kiến thức một cách hệ thống và bài bản. Do đó, nhà trường có vai trò quan trọng
trong việc cung cấp kiến thức về SKSS cho mỗi cá nhân. Bên cạnh đó, việc
cung cấp kiến thức cũng phải phù hợp với nhu cầu của cá nhân theo từng thời
kỳ và hoàn cảnh khác nhau.
1.2.2.Lý thuyết xã hội hóa
Xã hội hóa là quá trình tương tác giữa cá nhân và xã hội, qua đó, cá nhân
có thể học hỏi và lĩnh hội, tiếp nhận truyền thống văn hóa như khuôn mẫu, tác
phong, chuẩn mực giá trị văn hóa để phù hợp với vai trò xã hội của mình. [16]
Nhà trường đóng vai trò quan trọng trong quá trình xã hội hóa của cá
nhân. Nhà trường có vai trò truyền thụ những tri thức khoa học, giá trị chuẩn
mực nói chung và kiến thức về sức khỏe sinh sản nói riêng. Với đặc trưng riêng
biệt, nhà trường có đủ những điều kiện thuận lợi để truyền đạt tri thức cho các

em học sinh. Nhà trường có những phương pháp dạy bài bản với sự chỉ dẫn tận
tình của thầy cô giáo , học sinh có thể tiếp thu và có được sự hiểu biết, sự nhận
thức đúng đắn về kiến thức sức khỏe sinh sản.
Quá trình xã hội hóa không chỉ diễn ra một chiều mà diễn ra hai chiều ,
tác động qua lại lẫn nhau. Dó đó, để học sinh có thể tiếp thu kiến thức hiệu quả,
giáo viên phải không ngừng nâng cao kiến thức và đổi mới phương pháp giảng
dạy phù hợp với nhu cầu cầu học sinh, ngược lại, học sinh cũng phải đóng góp ý
kiến của mình, nghiêm túc tiếp thu kiến thức để giờ học có hiệu quả.
1.2.3Lý thuyết truyền thông
Năm 1948,nhà khoa học về truyền thông và giao tiếp Mĩ H.Laswell đã
công bố công thức [17]

Nhu cầu tiếp nhận giáo dục SKSS trong trường học của học sinh PTTH đô thị hiện nay


18

Source
( Nguồn
tin)

Message
( Thông
điệp)

Channel
( Kênh)

Receiver
( Người

nhận tin)

Effect
( Hiệu
quả)

• Nguồn tin : Người cung cấp thông tin
• Thông điệp: Nội dung thông tin - thông điệp chúa những nội dung gì:
Những nội dung cần truyền đến đối tượng và nhu cầu của người tiếp nhân
thông tin. Xây dựng nội dung này theo nguyên tắc:
- Phù hợp với pháp luật ,đường lối,chính sách của Đảng,Nhà nước.
- Đơn giản,dễ nhớ,dễ hiểu,phù hợp đối tượng (văn hóa,phong tục tập quán).
- Phù hợp với điều kiện tiếp nhận của đối tượng.
• Kênh truyền thông: là phương tiện kĩ thuật và phương thức truyền tải thông
tin tương ứng .Các kênh truyền thông chủ yếu như:
- Truyền thông đại chúng:
báo in,phát thanh,truyền hình,sách,tạp chí,áp phích,internet…Kênh này
cung cấp nhiều thông tin đến nhiều đối tượng tạo nên một khung cảnh tâm
lý xã hội,dư luân xã hội thực hiện một nhiệm vụ nào đó.
- Kênh truyền thông trực tiếp:nói chuyện,hội thảo,sinh hoạt câu lạc
bộ..Kênh này có sự giao tiếp trực tiếp giữa người phát và người nhận thông
tin giúp cho việc khắc phục khó khăn của 2 phía làm tăng hiệu quả tác
động.
- Kênh truyền thông dân gian:biểu diễn văn nghệ,ca hát,chèo,tuồng,đố
vui..Kênh truyền thông này dễ đi vào lòng người do phù hợp thị hiếu,kích
thích tâm lý hào hứng tùy đối tượng tiếp nhận.
- Kênh truyền thông giáo dục.
• Người nhận tin: Tức là đối tượng - ai là người tiếp nhận thông tin? những
đặc điểm của đối tượng là gì? đặc điểm nhân khẩu học, tâm lý, tôn giáo, tín
ngưỡng, phong tục tập quán, những đặc điểm xã hội khác ra sao? Hiểu được

Nhu cầu tiếp nhận giáo dục SKSS trong trường học của học sinh PTTH đô thị hiện nay


19

những đặc điểm này của đối tượng mới chọn lựa được phương thức truyền
thông phù hợp, đem lại hiệu quả cao.
• Hiệu quả thế nào: Phân tích nhận thức, hành vi, hiệu quả truyền thông đến
đối tượng, Phản hồi của đối tượng thế nào
Sau này mô hình của Lasswell được Claude Shannon và những người nghiên
cứu Slbécnêtíc ( lý thuyết hệ thống ) bổ sung có nhấn mạnh đến yếu tố
điều khiển, phản hồi và nhiễu:
N

M

T

C

R

E

F

S: Nguồn phát, chủ thể truyền thông.
M: Thông điệp, nội dung truyền thông.
C: Kênh truyền thông.
R: Người nhận thông điệp (đối tượng ).

E: Hiệu quả truyền thông.
N: Nhiễu ( yếu tố sai số thông tin ).
F: Phản hồi.
Quá trình tiếp nhận thông tin của công chúng gồm các bước sau:
• Thứ nhất, tiền đề nhận thức của công chúng xã hội có vai trò như một yếu
tố nền cho sự tiếp nhận thông tin. Đó chính là trình độ hiểu biết, kinh
nghiệm sống, các quan điểm chính trị - xã hội cũng như những mặc cảm
xuất phát từ những tín điều tôn giáo.
Nhu cầu tiếp nhận giáo dục SKSS trong trường học của học sinh PTTH đô thị hiện nay


20

• Thứ hai, sự quan tâm của đối tượng đối với nguồn tin, công chúng tập
trung chú ý vào thông tin khi người ta cảm nhận thấy sự cần thiết hay có
ý nghĩa nào đó đối với họ.
• Thứ ba, sự đánh giá của công chúng xã hội đối với nguồn thông tin. Sự
đánh giá này là cánh cửa quan trọng nhất dẫn đến việc công chúng có tiếp
nhận nguồn thông tin hay không.
• Thứ tư, bước thử nghiệm của đối tượng được thực hiện trên thực tế hay
thông qua thí nghiệm tưởng tượng. Đây là thử thách cuối cùng đối với
nguồn thông tin trước khi nó mang lại hiệu quả trên thực tế nghĩa là trở
thành các hành vi xã hội.
• Cuối cùng, công chúng chấp nhận và điều chỉnh hành vi xã hội của mình
phù hợp với quy mô, tính chất và khuynh hướng của nguồn thông tin từ
các phương tiện truyền thông đại chúng.
Như vậy, truyền thông có tác động đến đối tượng tiếp nhận như một quá
trình. Truyền thông có hiệu quả với từng cá nhân khác nhau. Loại hình kênh
truyền thông trong trường học chủ yếu là kênh truyền thông trực tiếp,giữa giáo
viên với học sinh, kênh này có sự giao tiếp trực tiếp giữa người phát và người

nhận thông tin giúp cho việc làm tăng hiệu quả tác động lẫn nhau giữa hai phía.
Nắm được nhu cầu của đối tượng tiếp nhận sẽ dễ dàng hơn cho quá trình truyền
đạt kiến thức về SKSS.
Truyền thông về SKSS cho học sinh PTTH không phải dễ. Đây là lứa tuổi
không phải là trẻ con những cũng chưa thực sự chín chắn. Truyền thông không
đúng cách hoặc không đúng nhu cầu có thể khiến các em học sinh không tiếp nhận
được kiến thức hoặc tiếp nhận kiến thức một cách hời hợt dẫn đến hiểu sai, tò mò
và tự mày mò kiến thức bằng những cách nguy hiểm hơn. Từ nhận thức sai có thể
dẫn đến hành vi sai và gấy ra nhiều hậu quả cho cả cá nhân và xã hội. Ngược lại,
đáp ứng được đúng nhu cầu của các em học sinh PTTH sẽ giúp cho các em thấy
được thông tin đó là hợp lý, phù hợp với mình, sẽ nhớ được kiến thức và có thể áp
dụng vào hành vi. Vì vậy, việc tìm hiểu nhu cầu trong quá trình truyền thông về
Nhu cầu tiếp nhận giáo dục SKSS trong trường học của học sinh PTTH đô thị hiện nay


21

SKSS cho đối tượng học sinh PTTH là rất quan trọng.
1.2.4. Lý thuyết nhu cầu:
Nhà tâm lý học người Mỹ Maslow, có 5 thang bậc về nhu cầu:

( Nguồn : [36] )
- Nhu cầu sinh lý: Là nhu cầu cơ bản để duy trì bản thân cuộc sống con
người ( Thức ăn, đồ mặc, nước uống, nhà ở...)
- Nhu cầu về an toàn: Là nhu cầu cần tránh những nguy hiểm về thân thể
như tai nạn, mất tài sản...
- Nhu cầu về xã hội: Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần
được người khác chấp nhận
- Nhu cầu được tôn trọng: quyền lực, uy tín, địa vị và lòng tự tin
- Nhu cầu tự hoàn thiện: Đó là sụ mong muốn đạt tới chỗ mà con người

có thể đạt tới. Tức là làm cho tiềm năng của con người đạt tới mức tối đa và có
thể đạt đến một mục tiêu nào đó.
Sau đó, vào những năm 1970 và 1990, sự phân cấp này đã được Maslow
hiệu chỉnh thành 7 bậc và cuối cùng là 8 bậc: thêm vào nhu cầu nhận thức, nhu
cầu thẩm mỹ và nhu cầu về sự siêu nghiệm. [35]
Tiếp nhận giáo dục trong trường học chính là nhu cầu về nhận thức. Con
người luôn mong muốn tiếp nhận những tri thức khoa học để làm phong phú
thêm kiến thức của bản than mình. Do đó, được tiếp nhận những kiến thức về
SKSS là nhu cầu chính đáng của học sinh PTTH.

Nhu cầu tiếp nhận giáo dục SKSS trong trường học của học sinh PTTH đô thị hiện nay


22

1.2.5. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục SKSS cho
vị thành niên:
Nắm bắt được nhu cầu của thanh niên và vị thành niên đối với vấn đề
chăm sóc SKSS, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách thích hợp.
Ngày 22 /3/2005, Bộ chính trị đã đưa ra Nghị quyết số 47-NQ/TW về
tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Trong
mục một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu có ghi:
“ Mở rộng và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe
sinh sản và kế hoạch hóa gia đình. Hoàn thiện hệ thống dịch vụ, chăm sóc sức
khoẻ sinh sản và thực hiện KHHGĐ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người sử
dụng về các biện pháp tránh thai. Chú trọng đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất,
trang thiết bị và nâng cao trình độ cán bộ y tế, tham gia cung cấp dịch vụ chăm
sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, khuyến khích các tổ chức xã hội
và tư nhân tham gia cung cấp các dịch vụ này. Đẩy mạnh tiếp thị xã hội và bán
rộng rãi các phương tiện tránh thai. Tập trung triển khai các loại hình cung cấp

dịch vụ sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình phù hợp đối với từng vùng.
Tăng cường các chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia
đình đối với vùng nông thôn, vùng đông dân có mức sinh cao, vùng sâu, vùng
xa, vùng khó khăn. Chú ý đúng mức đến việc đáp ứng nhu cầu dịch vụ đối với vị
thành niên, thanh niên. Lồng ghép hoạt động cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia
đình với phòng, chống HIV/AIDS.”
Chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã chỉ rõ: “ Thay đổi
hành vi bền vững sẽ diễn ra phù hợp với các vấn đề dân số, SKSS/KHHGĐ
bằng cách cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác phù hợp với mỗi vùng, khu vực
và nhóm đối tượng”
Mục tiêu cụ thể đối với 5 nhóm đối tượng:
- Với các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ: Tăng sử dụng các BPTT an
toàn, hiệu quả và tự nguyện; thực hành chăm sóc SKSS phù hợp, trọng tâm
Nhu cầu tiếp nhận giáo dục SKSS trong trường học của học sinh PTTH đô thị hiện nay


23

nhằm giảm phá thai, tai biến do mang thai và các bệnh nhiễm khuẩn qua đường
sinh sản.
- Với nam giới: Tăng sử dụng các BPTT an toàn, hiệu quả và tự nguyện,
giảm quan hệ tình dục không an toàn, ủng hộ và chia sẻ trách nhiệm với phụ nữ
trong KHHGĐ và CSSKSS.
- Với vị thành niên: Có hành vi đúng đắn và có trách nhiệm về dân số,
SKSS/KHHGĐ, giảm nạo phá thai VTN, thực hiện kết hôn muộn.
- Với những người cung cấp dịch vụ SKSS,KHHGĐ: tăng nhanh số
người có hiểu biết về kiến thức, kỹ năng truyền thông và tư vấn về
SKSS/KHHGĐ để tăng số khách hang được tư vấn có chất lượng tại các trung
tâm tư vấn.
- Với các nhà lãnh đạo và những người có uy tín trong cộng đồng: Tăng

cường sự hiểu biết các cấp ủy Đảng và chính quyền về chiến lược quốc gia dân
số, SKSS để lồng ghép các chuuwong trình nghị sự ở địa phương.
Trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trong từng năm
học cụ thể đều đề cập đến việc đưa giáo dục giới tính, SKSS vào trong trường
học. Trong chỉ thị số 61/2008/CT/BGDĐT “ Về tăng cường phòng chống
HIV/AIDS trong ngành giáo dục” đã chỉ rõ: Lồng ghép nội dung phòng chống
HIV/AIDS vào các hoạt động của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” và các hoạt động khác có liên quan như: giáo dục
giới tính, sức khỏe sinh sản, kỹ năng sống, phòng chống ma túy, mại dâm và các
hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí.”
Vấn đề chăm sóc SKSS, đặc biệt là SKSS vị thành niên đã được
Đảng, Nhà nước và các đoàn thể xã hội quan tâm. Đảng và Nhà nước đã
ban hành nhiều chính sách, pháp lệnh nhằm thực hiện chăm sóc SKSS và
KHHGĐ bên vững.

Nhu cầu tiếp nhận giáo dục SKSS trong trường học của học sinh PTTH đô thị hiện nay


24

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TIẾP NHẬN GIÁO DỤC SKSS TRONG TRƯỜNG HỌC
CỦA HỌC SINH PPTH ĐÔ THỊ HIỆN NAY
2.1.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu:
Hà Nội, thủ đô của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung
tâm đầu não về chính trị, văn hóa, kinh tế, khoa học kỹ thuật của cá nước. Sau
đợt mở rộng hành chính vào năm 2008, Hà Nội có 6,233 triệu dân và nằm trong
17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. Theo kết quả cuộc điều tra dân số ngày
1 tháng 4 năm 2009, dân số Hà Nội là 6.448.837 người.
Là thủ đô của nước Việt Nam, mạng lưới thông tin, internet, sách báo vô

cùng phát triển và luôn được cập nhật. Dịch vụ thông tin thuận lợi và rẻ hơn rất
nhiều so với các địa phương khác. Do đó, lứa tuổi vị thành niên, thanh niên,
trong đó bao gồm cả lứa tuổi PTTH có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin mình
mong muốn.
Hơn thế nữa, các trường PTTH ở Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm, ưu
tiên của các cơ quan chức năng, do đó, những chương trình giáo dục luôn được
thí điểm ở Hà Nội đầu tiên.
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại trường PTTH Nhân Chính, là một
trường điểm thuộc quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, trường luôn được quan
tâm ưu tiên giảng dạy những nội dung kiến thức mới nhất, thuận lợi với mục
đích nghiên cứu của đề tài. Do đó, đề tài chọn trường THPT Nhân Chính làm
địa bàn nghiên cứu.
Có thể nói địa bàn Hà Nội là nơi mà các em học sinh PTTH có thể nhận
được những kiến thức mới mẻ nhất, rộng nhất, sâu nhất so với các tỉnh thành
trong cả nước.
2.2.Đặc điểm của khách thể nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu là các em học sinh đang học tại trường PTTH Nhân
Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Trường PTTH Nhân Chính có tổng
Nhu cầu tiếp nhận giáo dục SKSS trong trường học của học sinh PTTH đô thị hiện nay


25

số 1589 học sinh với 12 lớp 10, 12 lớp 11, 12 lớp 12, số học sinh nam nhiều hơn
số học sinh nữ.
Khi thu về được 300 phiếu điều tra thì có : 167 học sinh nam chiếm 55,7% tổng
số mẫu nghiên cứu và 133 học sinh nữ chiếm 44,3% tổng số mẫu nghiên cứu.
Số học sinh học lớp 10 là 100 học sinh chiếm 33,3%, số học sinh học lớp 11 là
100 học sinh chiểm 33.3%, số học sinh học lớp 12 là 100 chiếm 33,3% tổng số
mẫu nghiên cứu.

2.3.Kiến thức chung về SKSS của học sinh PTTH đô thị hiện nay
Kiến thức của học sinh PTTH về SKSS là một yếu tố rất quan trọng trong
việc đánh giá xem hiểu biết của các em học sinh đến đâu và tìm hiểu xem nhận
thức này các em có được từ nhà trường hay từ nguồn cung cấp nào khác. Mục
đích là để đánh giá một phần vai trò của nhà trường trong việc cung cấp những
kiến thức về SKSS mà các em đang có. Để kiểm tra kiến thức từng nội dung
SKSS của các em học sinh PTTH đô thị khá rộng, đề tài không chú trọng vào
từng phần kiến thức cụ thể mà chì đánh giá chung về kiến thức của các em học
sinh, chủ yếu là để biết được các em tự đánh giá kiến thức về SKSS của mình
như thế nào.
Đề tài có đưa ra tám câu hỏi về các lĩnh vực: giới tính, sự thụ thai và
mang thai, nạo phá thai, biện pháp tránh thai, bệnh lây truyền qua đường tình
dục, tình dục an toàn, bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản để kiểm tra kiến thức
chung về SKSS của các em học sinh PTTH như sau:
1. Không thể có thai nếu chỉ QHTD một lần.
2. HIV/AIDS chỉ có thể lây qua đường tình dục.
3. Dùng BCS có thể tránh được HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường
tình dục khác.
4. Hôn nhau có thể dẫn đến mang thai.
5. Khi mang thai, phụ nữ thường không có kinh nguyệt.
6. Nạo phá thai không để lại hậu quả gì.
Nhu cầu tiếp nhận giáo dục SKSS trong trường học của học sinh PTTH đô thị hiện nay


×