Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp cuộc sống của người phụ nữ làng chài biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.04 MB, 37 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn hình thức tác phẩm tốt nghiệp
Tác phẩm tốt nghiệp được làm theo hình thức phóng sự.
Trước tiên, chọn hình thức phóng sự vì trong suốt thời gian học tập, thể
loại phóng sự luôn là một thể loại mà em yêu thích.
Trong thời gian học tập bản thân em được biết phóng sự truyền hình là
“một thể loại thuộc nhóm chính luận nghệ thuật, phản ánh các sự kiện, con
người, tình huống, hoàn cảnh điển hình trong quá trình phát sinh, phát triển,
đồng thời thẩm định hiện thực đó qua cái tôi trần thuật vừa tỉnh táo lý trí, vừa
cảm xúc với bút pháp giầu chất văn học bằng phương tiện kỹ thuật truyền
hình”. Với khái niệm đó, lựa chọn hình thức phóng sự vừa giúp bản thân em
phản ánh được các sự kiện, hiện thực của đời sống xã hội, vừa thể hiện được
cái tôi của mình thông qua chất văn học đầy cảm xúc.
Bên cạnh đó, phóng sự còn là một thể loại của báo chí hiện đại, từ báo
in, báo mạng điện tử, báo phát thanh…đến báo truyền hình đều không thể
thiếu được thể loại phóng sự.
2. Mô tả khái quát về tác phẩm tốt nghiệp đã thực hiện được
* Hình thức: Phóng sự truyền hình
* Nội dung:
- Biển mang lại cho con người nguồn tài nguyên biển phong phú
nhưng cũng đem đến nhiều thảm họa cho con người: thảm họa thiên nhiên và
an ninh biển.
- Hình ảnh của nhân vật – một người phụ nữ ở làng chài biển: Có chồng
ra khơi và không trở về:
+ Nguyên nhân cái chết của người chồng
+ Cuộc sống của chị khi phải một mình nuôi con và trang tải cuộc sống
+ Nghị lực vươn lên của chị
1


+ Ước mơ của nhân vật


- Làm toát lên phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam thông
qua hình ảnh của nhân vật.
*Vai trò của bản thân trong quá trình làm tác phẩm:
- Chọn đề tài
- Lên kịch bản chi tiết và câu hỏi phỏng vấn
- Tổ chức sản xuất
- Cùng quay phim đi quay
- Dựng phim
- Viết lời bình
3. Trình bày rõ mục đích và những nhiệm vụ đặt ra khi thực hiện tác
phẩm tốt nghiệp
- Mục đích thực hiện tác phẩm:
Ghi lại cuộc sống nhọc nhằn của người phụ nữ sống tại làng chài ven biển
Hậu Lộc – Thanh Hóa.
Thấy được phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam: cần cù, chịu khó,
đảm đang, vượt lên chính mình…thông qua nhân vật trong tác phẩm.
Thể hiện được tinh thần yêu nước, vượt qua khó khăn để giữ gìn vùng
biển của Tổ quốc của những người dân chài ven biển.
- Nhiệm vụ đặt ra khi thực hiện tác phẩm:
+ Tìm được nhân vật phù hợp với đề tài
+ Xây dựng kịch bản làm toát lên được hình ảnh của nhân vật
+ Tiến hành làm tác phẩm bám sát đề tài và kịch bản
+ Hoàn thành tác phẩm đúng thời hạn
+ Đảm bảo chất lượng về nội dung, hình ảnh, âm thanh, tiếng động…
của tác phẩm
4. Phương pháp thực hiện
- Nghiên cứu tài liệu qua: sách, báo, internet…

2



- Phương pháp quan sát
- Phương pháp ghi chép
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp khảo sát thực tế
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tác phẩm tốt nghiệp

Em hy vọng rằng, với tác phẩm của mình có thể mang lại những ý
nghĩa về mặ lý luận và thực tiễn để có thể được coi là một tài liệu, một tác
phẩm tham khảo cho các bạn khóa sau và cho những ai có nhu cầu tìm hiểu.
- Ý nghĩa lý luận:
Tác phẩm tốt nghiệp cung cấp thêm những thông tin về cuộc sống của
người phụ nữ làng chài biển.
Tác phẩm cho thấy được hình thức của thể loại phóng sự truyền hình
Cung cấp thêm những kiến thức về việc sử dụng hình ảnh, âm nhạc,
tiếng động, hiệu ứng trong phóng sự truyền hình.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Tác phẩm tốt nghiệp phản ảnh thực tế cuộc sống của người phụ nữ làng
chài biển.
Là tài liệu tham khảo cho những ai cần nghiên cứu, tìm hiểu về đề tài
này.
Là tác phẩm tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu về đề tài phóng sự
truyền hình.
Tác phẩm tốt nghiệp là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện trong
thời gian học tập tại trường.

3


NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP

1. Đề tài: Cuộc sống của người phụ nữa làng chài biển
2. Bố cục:
STT
1
-

Nội dung
Mở đầu – tên phim
Hình ảnh của nhân vật trong phóng sự:
Câu chuyện của chị: Cái chết của người chồng –
biến cố cuộc đời chị, cuộc sống có những sự thay đổi gì?

2

Cuộc sống của chị:
+ Công việc để mưu sinh
+ Những đứa con của chị

-

Chị đã làm những gì để vượt qua khó khăn, vượt lên
hoàn cảnh? Nghị lực vươn lên cuộc sống có từ đâu?

3

Ước mơ, hy vọng của chị
Kết thúc phim

3. Kịch bản chi tiết:
Thể loại: Phóng sự truyền hình

Tên tác phẩm: Bến vắng
Thời lượng: 12 phút
Địa điểm: Xã Ngư Lộc – Hậu Lộc – Thanh Hóa
Xã Hưng Lộc – Hậu Lộc – Thanh Hóa
Nhân vật: Cô Trần Thị Quy, xã Hưng Lộc – Hậu Lộc – Thanh Hóa
STT
1

Thời lượng
Hình ảnh
Lời bình
30’’ – 35’’
Cụm
cảnh: Đó là lời tâm sự của
Biển

Ngư một người phụ nữ đã

Ghi chú
- Sử dụng
lời tự sự của

Lộc, hình ảnh gắn bó hơn 20 năm

nhân vật

người phụ nữ cuộc đời mình với

- Hiện tên


ngồi

phim: BẾN

nhìn biển. Bến chài Ngư
4


biển,

hoạt Lộc từng là nơi chị

VẮNG

động

của cùng chồng ra vào sớm - Chèn nhạc

người

dân tối để đưa những mẻ cá khi dựng

chài…

tươi mới vào bờ. Giờ
đây, nơi đây vẫn nhộn
nhịp những con thuyền
cập bến nhưng chỉ còn
mình chị cô đơn nơi


2

1’ – 1’30’’

Cụm

bến chài.
cảnh: Tôi đến gặp chị Trần

Lấy cảnh ở

Chị Quy đang Thị Quy vào một ngày

nhiều

thu dọn ve mưa tháng 5, chị đang

độ

chai

nhau

bận bịu với công việc
tháo dỡ và thu dọn
đống ve chai mới thu
mua được vài ngày
trước. Đây là công việc
mà chị mới làm 2 năm
nay, kể từ cái ngày đầy

biến cố ấy. Chị từng là
một bà chủ tàu đánh cá
với công việc xuất
những mẻ cá mới được
đánh bắt về, tính toán
về kinh tế, chuẩn bị về
ngư cụ cho chuyến ra
khơi tiếp theo của tàu
cá. Thế nhưng, sự việc
xảy ra quá bất ngờ đã
5

góc
khác


biến chị từ một bà chủ
trở thành một người
phải đi thu mua ve chai
để kiếm sống qua ngày.
Đôi bàn tay từng quen
cầm giấy bút tính toán
sổ sách giờ đây phải
nhặt nhạnh từng chiếc
vỏ chai, hộp nhựa...để
có thể trang trải cuộc
sống và nuôi các con
1’ – 1’30’’

ăn học.

vấn Câu hỏi: Hiện nay công Nhân

Phỏng
nhân vật

3

việc của chị là gì? Chị vừa thu dọn
có thể chia sẻ về công ve chai vừa
việc của mình được trả

4

vật

1’ – 1’45’’

Cụm

không?
phỏng vấn
cảnh: Biến cố cuộc đời chị ập

Nhân vật ra đến vào 2 năm trước,
thăm
thắp

mộ, khi chị vẫn còn là một
hương, người phụ nữ có một


khấn
cảnh

vái, gia đình hạnh phúc với
ngôi chồng và 3 người con

mộ…

ngoan. Thế nhưng, vào
một ngày mùa đông
lạnh giá, khi chiếc tàu
đánh cá của gia đình
chị ra khơi và không
thấy trở về. Không có

6

lời


bão bùng cũng không
có biển động, thế
nhưng vào ngày hôm
ấy, con tàu đánh cá
cùng người chồng thân
yêu của chị đã không
thể trở về bến đỗ. Cuộc
sống êm ấm bỗng chốc
tan vỡ. Mỗi lần ra thăm
mộ anh chị Quy đều

không khỏi cảm thấy
đau lòng. Nghĩ về câu
chuyện ngày hôm đó,
5

2’- 2’30’’

Phỏng
nhân vật

chị lại nghẹn ngào.
vấn Câu hỏi:

- Giữa câu

1. Câu chuyện ngày hôm hỏi 1 và 2

đó diễn ra như thế nào? chèn
2. Lúc nghe tin chị cảm thanh
thấy như thế nào?

âm
tái

hiện

lại

3. Ngôi mộ này là mộ gió ngày


con

có phải không?

tàu bị chìm

4. Tại sao chị là không - Sử dụng
trục vớt con tàu bị hiệu

ứng

chìm lên?

mờ,

chồng
sử

dụng

cảnh

trám,

giảm tốc độ

7

của


hình

ảnh,

chèn


nhạc

buồn

khi dựng
1’ – 1’30’’

Cụm

cảnh: Chồng ra khơi không

Chị Quy đi trở về, đã có lúc chị
thu mua ve nghĩ sẽ không sống nổi
chai: Kéo xe khi thiếu vắng anh. Thế
đi mua, nhặt nhưng, vượt qua nỗi
vỏ chai cho đau ấy, chị đã đứng dậy
vào bao tải, và làm lại từ đầu. Hàng
đóng gói, cân ngày, với chiếc xe kéo,
hàng…

chị rong ruổi đi khắp
đường làng ngõ xóm
để thu mua ve

chai.Chẳng kể ngày

6

nắng hay mưa, chiếc xe
trở thành người đồng
hành trên chặng đường
mưu sinh của chị. Biết
hoàn cảnh gia đình chị
khó khăn, bà con hàng
xóm ai ai cũng dành
dụm ít vỏ chai, hộp
giấy để bán cho chị.
Đối với mọi người, chị
là một người phụ nữ
45’’- 1’

7

Phỏng

đầy nghị lực.
vấn Câu hỏi: Cô cảm thấy

hàng xóm của chị Quy là một ngườ
nhân vật
8

phụ nữ như thế nào?



45’’ – 1’

Cụm

cảnh: Cuộc sống vẫn còn

Nhân

vật những khó khăn, có

khéo chiếc xe những lúc chị nghĩ
kéo

trở

nhà

8

về rằng mình sẽ bỏ cuộc,
sẽ buông xuôi tất cả.
Nhưng rồi nhìn 3 đứa
con còn đang tuổi ăn
học, chị lại tự thôi thúc
mình phải tiếp tục

1’ – 1’30’’

sống.

vấn Câu hỏi:

Phỏng
nhân vật

1. Nghị lực để vươn lên
hoàn cảnh của chị là

9

gì?
2. Chị có mong ước gì đối

10

45’’ – 1’

Cụm

với các con của mình?
cảnh: Như thấu hiểu nỗi lòng

Ảnh gia đình của mẹ, 3 người con
nhân vật, giấy trai của chị đều cố
khen của các gắng học hành chăm
con, cảnh con chỉ. Những tờ giấy
trai út ngồi khen là minh chứng
học bài…

cho tình yêu dành cho

mẹ. Hiện nay, con trai
đầu của chị đang đóng
quân tại đơn vị Nhà bè
hải quân Quảng Ninh.
Con trai thứ 2 vì hoàn
cảnh gia đình mà thôi

9


học nhưng đã biết đi
làm để phụ giúp mẹ.
Cậu con trai út học lớp
5 luôn phấn đấu học
20’’
11

Phỏng
con

1’ – 1’30’’

tập để mẹ vui lòng.
vấn Câu hỏi: Ước mơ của Sử

trai

út em là gì?

dụng


cảnh trám

của nhân vật
Cụm
cảnh: Ai cũng ấp ủ cho riêng
Người
đang

dân mình một ước mơ, một
đóng hy vọng cũng giống

tài\u, cảnh chị như những người dân
Quy
nhìn biển

ngồi chài đem ước mơ của
mình gửi vào những
con thuyền đánh cá, từ
lúc chỉ là những tấm

12

gỗ, nhưng qua thời
gian và với bàn tay của
con người, nó sẽ trở
thành những chiếc
thuyền vững chãi mang
theo hy vọng và mơ
ước của họ khi ra khơi

30’’ – 45’’

đánh cá.
Cảnh chị Quy Còn đối với chị Quy, - Sử dụng
ngồi

13

biển

nhìn một ngọn đèn về ước lời tự sự của
mơ và hy vọng luôn nhân vật
sáng mãi trong lòng - Chèn nhạc
chị…

10


14

10’’ – 15’’

Bảng
cuối

11

chữ

Chèn nhạc



BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TÁC PHẨM TỐT
NGHIỆP
1. Quá trình thực hiện tác phẩm tốt nghiệp:
- Tìm đề tài cho tác phẩm tốt nghiệp
Tìm đề tài luôn là bước quan trọng trong quá trình làm một tác phẩm
báo chí. Đối với bản thân em, để tìm được đề tài cho tác phẩm lần này, bản
thân em đã phải đọc các bài báo, tìm kiếm thông tin trên internet để có thể tìm
được một đề tài mà bản thân cảm thấy có hứng thú cũng như phù hợp với khả
năng của mình.
Ban đầu, đề tài mà em lựa chọn có phạm vi hẹp hơn so với đề tài này,
đó là đề tài “cuộc sống nhọc nhằn của những người phụ nữ làng chài biển”.
Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài này, bản thân em
nhận thấy đây là đề tài khá phổ biến và không còn tính mới mẻ. Vì vậy, em đã
quyết định chuyển đề tài sang phạm vi rộng hơn là “cuộc sống của những
người phụ nữ làng chài biển”. Với phạm vi được mở rộng như vậy, em có thể
tìm hiểu đề tài ở nhiều khía cạnh khác nhau mà không bị gò ép chỉ ở khía
cạnh “cuộc sống nhọc nhằn” như đề tài trước đó. Với đề tài này, em đã có quá
trình tìm hiểu đề tìm thấy những khía cạnh mới, mang tính thời sự cho đề tài
của mình.
Mọi tác phẩm đều xuất phát từ khâu đề tài và ý tưởng, vì vậy, đề tài
luôn là khâu cần được chọn lọc kỹ càng để có thể mang tới một tác phẩm tốt.
Thông qua nghiên cứu trên internet kết hợp với việc xem tin tức, báo chí và
sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn, em đã chọn được đề tài mà mình cảm
thấy phù hợp và có hứng thú.
- Nghiên cứu đề tài:

12



Sau khi đã xác định được đề tài và đề tài được thông qua thì bước tiếp
theo là nghiên cứu đề tài. Với đề tài của mình, em chủ yếu nghiên cứu đề tài
thông qua báo chí và internet. Có rất nhiều bài báo, bài tâm sự trên các blog
hay trên mạng xã hội có liên quan đến đề tài mà em đang theo đuổi. Vì vậy,
thông qua các bài báo, bài viết đó mà em có thể tìm được một số thông tin
giúp ích cho đề tài của mình.
Ngoài internet và báo chí thì có một cách khác để em có thể tìm hiểu đề
tài của mình là thông qua những người bạn sống ở gần biển hay thông qua tư
liệu của các anh chị khóa trước, của các đài truyền hình.
Nhờ có việc nghiên cứu đề tài mà em đã xác định được địa điểm quay phim
và những nội dung cơ bản của tác phẩm của mình.
- Lên kịch bản đề cương cho tác phẩm
Để lên được kịch bản đề cương cho tác phẩm, qua việc nghiên cứu đề
tài, em đã có thể lên được kịch bản đề cương cho tác phẩm của mình. Kịch
bản đề cương sẽ nêu khái quát nhất những nội dung mà mình sẽ đề cập đến
trong tác phẩm như: Địa điểm, nhân vật, bố cục…
Tuy nhiên, do em mới chỉ nghiên cứu đề tài thông qua mạng internet là
chủ yếu nên mọi nội dung trong kịch bản đề cương đều chỉ mang tính chủ
quan, chưa có sự đi sâu vào thực tế.
- Khảo sát thực tế:
Để có thể chuẩn bị cho quá trình đi quay được thuận lợi và đạt hiệu
quả, em đã có một chuyến khảo sát 2 ngày tại xã Ngư Lộc – Hậu Lộc – Thanh
Hóa. Lựa chọn địa điểm là làng chài Ngư Lộc vì theo thông tin tìm hiểu, đây
là làng chài có đến gần 100% người dân làm nghề chài biển. Bên cạnh đó, đây
cũng là nơi chịu nhiều mất mát hy sinh vì có nhiều người đàn ông ra khơi
đánh cá nhưng không thể trở về được. Đây còn được gọi là ngôi làng có nhiều

13



quả phụ nhất. Với những lý do đó mà em đã quyết định chọn Ngư Lộc là điểm
đến cho chuyến đi khảo sát của mình.
Đây là chuyến đi mang tính khảo sát và tìm hiểu thực tế. Vì là lần đầu
tiên đến Ngư Lộc nên em còn rất nhiều bỡ ngỡ. 8h30 sáng xuất phát từ Hà
Nội và 12h30 đã có mặt tại Ngư Lộc. Mới đặt chân đến nơi đây, điều khiến
em ấn tượng đầu tiên là mùi tanh nồng của cá. Biển không hề có nắng vàng,
biển xanh, bãi cát trắng mà thay vào đó là những con tàu đánh cá nằm san sát
nhau, những mẹt cá khô được phơi theo dọc con đê, những căn chòi trên triền
đê để người dân có thể ngồi chế biến hải sản…
Tuy nhiên, bọn em gặp khó khăn ngay khi đặt chân đến đây, đó là đây
là làng chài kiếm sống bằng nghề đi biển nên ở đây không có bất kì nhà nghỉ
hay nhà trọ nào cả. Vì vậy, dưới cái nắng giữa trưa, em cùng bạn của mình đi
tìm nơi để ở nhờ trong 2 ngày ở đây. Với sự giúp đỡ của những người dân
làng chài chất phác ở đây, em cùng bạn đã tìm được chỗ nghỉ chân trong thời
gian khảo sát tại đây chính là nhà của một người dân trong làng.
Sau khi đã có chỗ nghỉ ngơi, em bắt đầu chuyến khảo sát của mình
bằng việc đi dọc đê biển, nơi làng chài Ngư Lộc nằm quanh. Dọc suốt con đề
biển là những chiếc tàu đánh cá, suốt dọc bờ đê là hình ảnh những người phụ
nữ ngồi chế biến tôm cá, vác đá lạnh lên tàu, hình ảnh của những đứa trẻ làng
chài nô đùa… Có đến đây mới thực sự cảm nhận được cái không khí của làng
chài biển.
Sau khi đã đi khảo sát địa hình, em tiến hành tìm hiểu thông tin và tìm
kiếm nhân vật cho phóng sự của mình. Để làm được điều này thì trước hết cần
phải giao tiếp được với người dân ở đây, vì họ chính là nguồn thông tin vô
cùng to lớn và bổ ích để em có thể xây dựng được câu chuyện cho tác phẩm
của mình. Em bắt đầu từ việc tìm hiểu thông tin qua cô chủ nhà, cô cho biết
ngôi làng có rất nhiều người phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt, có thể làm nhân

14



vật cho tác phẩm của em. Tuy nhiên, vì muốn tìm được một nhân vật có hoàn
cảnh đặc biệt khác với các nhân vật khác, em lại tiếp tục đi dọc đê biển, tìm
đến những căn chòi ven đê nơi có các bà, các cô đang làm việc để nói chuyện
và tìm hiểu. Thông qua trò chuyện với mọi người, em đã kiểm chứng được
một số thông tin đã tìm hiểu được qua internet, bên cạnh đó còn có thêm
những thông tin mới phục vụ cho việc xây dựng kịch bản cho tác phẩm của
mình.
Ngoài tiếp cận những người phụ nữ, người lớn trong làng thì những
đứa trẻ cũng có thể là nơi cho chúng ta những thông tin cần thiết. Chiều tối tại
Ngư Lộc là lúc trẻ con ra bờ biển để chơi đùa, tắm, thả diều…Tiếp cận với trẻ
con ở đây không khó nên em có thể tìm hiểu được rất nhiều thông tin. Có
những đứa trẻ sẽ vô tư kể cho em những câu chuyện mà em không cần hỏi
như: Truyền thuyết về đảo Lệ; lễ hội cầu ngư ở đây có những trò chơi gì; bố
chúng đi biển mấy ngày về, khi về thì bắt được những gì…Tuy có những
thông tin mà không cần thiết đối với đề tài của mình nhưng em nhận thấy
càng biết được nhiều về nơi đây thì càng giúp bản thân dễ dàng hơn trong
việc tiếp xúc với nhân vật cũng như làm phong phú hơn tác phẩm của mình.
Em nhận thấy càng tiếp xúc với nhiều người thì càng có cơ hội để tiếp cận với
những mặt mới hơn trong đề tài của mình.
Sáng sớm ở biển Ngư Lộc rất yên tĩnh, dậy từ 4h sáng và bắt đầu tiếp
tạc công việc khảo sát. Đi học bờ biển Ngư Lộc, em bắt gặp hình ảnh rất
nhiều người phụ nữ đang đào hàu trên các bãi đá hay bát cá trên những bãi cát
tranh thủ lúc nước biển đang rút…Bắt gặp một bà cụ đang đào hàu, em tranh
thủ nói chuyện với bà để hỏi về những hình ảnh mà mình vừa bắt gặp. Bà có
kể hầu hết mọi người đều tranh thủ nước biển cạn để ra bãi cát ngoài xa bắt ít
cá tôm để kiếm sống. Đây có thể là một khía cạnh mà em có thể khai thác khi
thực hiện tác phẩm của mình.


15


Chuyến đi khảo sát tuy đã giúp em có thêm nhiều hiểu biết về làng chài
Ngư Lộc và chuyến đi cũng đã giúp em tìm được nhân vật cho tác phẩm của
mình. Nhờ có lần nói chuyện với chị chủ một quán nước, ban đầu chỉ từ
những câu chuyện vụn vặt, sau khi hỏi đến câu chuyện về những ngôi mộ gió
– mộ của những người đi biển bị chết mất xác, chị chủ quán đã kể về câu
chuyện của người hàng xóm nhà chị. Em nhận thấy đây có thể trở thành nhân
vật để xây dựng tác phẩm của mình nên đã nhờ chị chủ quán liên hệ. Sau khi
được chị chủ quán liên hệ với nhân vật, ngay tối hôm ấy, em đã có cuộc trò
chuyện với nhân vật để tìm hiểu về câu chuyện của cô. Cô rất thân thiện và
nhiệt tình. Khi nghe cô kể lại câu chuyện của mình, em nhận thấy đây chính là
nhân vật mình đang tìm kiếm, vì vậy, được sự đồng ý và giúp đỡ của cô, em
đã tìm được nhân vật cho câu chuyện của mình. Chuyến đi khảo sát đã giúp
em có thu hoạch rất lớn.
- Xây dựng kịch bản chi tiết:
Sau khi đã khảo sát thực tế và tiếp xác với nhân vật, tìm được hướng đi
cho tác phẩm của mình em đã bắt tay vào xây dựng kịch bản cho phóng sự
của mình.
Xây dựng kịch bản chi tiết trên câu chuyện và tình hình thực tế của
nhân vật, xác định được cần phải quay những gì? Đưa ra những câu hỏi phỏng
vấn như thế nào? Phóng sự gồm những bối cảnh nào...Đây là những câu hỏi
cần được giải quyết trong kịch bản chi tiết.
Việc xây dựng kịch bản chi tiết cũng không hề dễ vì ban đầu em bị lúng
túng khi không biết mở đầu bằng cảnh gì, xây dựng bố cục của tác phẩm ra
sao và đưa câu chuyện phát triển như thế nào. Tuy nhiên, sau rất nhiều lần sửa
chữa với sự góp ý của giáo viên hướng dẫn, em đã lên được kịch bản chi tiết
để chuẩn bị cho chuyến đi làm tác phẩm sắp tới.
- Tổ chức sản xuất:


16


Sau khi có kịch bản chi tiết, bước tiếp theo cần phải lên lịch trình cũng
như chuẩn bị về con người và các trang thiết bị cho chuyến đi quay sắp tới.
Điều đầu tiên cần đó là quay phim. Với dự tính đi quay 4 ngày, em đã tìm
được quay phim để đi quay cho phóng sự của mình. Tuy nhiên, trước ngày đi
1 ngày, bạn quay phim đó đột nhiên nói rằng không thể đi được. Khi nghe tin
như vậy, em thực sự đã rất hoảng và lo lắng vì cách thời gian đi không có
nhiều mà giờ lại không có quay phim thì phải làm sao? Sốt ruột, lo lắng là
cảm giác của em lúc đó. Tìm cách liên hệ với tất cả người quen biết, nhờ bạn
bè liên hệ khắp nơi nhưng vẫn không tìm được quay phim và thời gian đi quá
gấp, thời gian quay lại mất 4 ngày nên mọi người đều không thể sắp xếp
được. Tưởng chừng như mọi kế hoạch đã lên đều bị hủy bỏ thì may mắn thay,
ngay trước ngày xuất phát, em đã tìm được quay phim cho phóng sự của
mình.
Về trang thiết bị, ban đầu em dự tính sẽ dùng máy ảnh 60D để quay.
Tuy nhiên, khi xem lại những tác phẩm đã làm trước đó cũng quay bằng máy
ảnh, em nhận thấy hình ảnh và âm thanh khi quay bằng máy ảnh không thể
đảm bảo được. Vì vậy, em đã quyết định thuê máy quay và mic để đảm bảo
tác phẩm tốt nghiệp của mình sẽ có được những hình ảnh và âm thanh tốt
nhất.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ em đã tiến hành đi quay theo đúng
kế hoạch đã đề ra.
- Quá trình quay phóng sự:
Thời gian đi quay phóng sự dự kiến là 4 ngày, tính cả thời gian đi lại.
Ngày đầu tiên đi quay phóng sự, vì đã mất thời gian buổi sáng để đi lại nên
buổi chiều em mới tiến hành làm việc với Ủy ban nhân dân xã Ngư Lộc và
Ủy ban nhân dân xã Hưng Lộc để nhận được sự cho phép cũng như giúp đỡ

từ phía chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện tác phẩm.

17


Sau khi làm việc với chính quyền xã, em đã tới gặp nhân vật, tìm hiểu
thêm một số thông tin về nhân vật cũng như sắp xếp lịch trình để tiến hành
ghi hình phóng sự vào ngày hôm sau. Trong buổi gặp và nói chuyện này, em
đã cố gắng khai thác sâu hơn về câu chuyện của nhân vật, tìm hiểu về nhân
vật thông qua người thân, hàng xóm của nhân vật. Trong lúc trò chuyện,
những thông tin xoay quanh câu chuyện của của chị cũng như những thông
tin về cuộc sống, gia đình, con cái đều được ghi lại để phục vụ cho việc làm
tác phẩm và dựa vào đó để đặt ra thêm những câu hỏi phỏng vấn cho nhân
vật.
Sau buổi trò chuyện với nhân vật, em tiến hành sắp xếp thời gian để
quay các bối cảnh để phù hợp với nội dung của phóng sự. Trước ngày quay,
em tiến hành kiểm tra lại nội dung kịch bản, các câu hỏi phỏng vấn, có
phương án dự phòng để có thể kịp thời sử dụng khi có tình huống bất ngờ xảy
ra. Bên cạnh đó, em cũng tiến hành trao đổi với quay phim về kịch bản để
quay phim có thể nắm bắt được nội dung phóng sự, từ đó phối hợp để làm
việc hiệu quả. Ngoài ra, em cũng tiến hành kiểm tra lại trang thiết bị trước khi
đi quay để đảm bảo luôn sạc đầy pin, mang đủ thẻ nhớ, dây mic…
Phóng sự được tiến hành quay vào ngày hôm sau. Buổi sáng quay bối
cảnh chính là cảnh nhân vật làm việc tại nhà của mình. Vì bối cảnh và phạm
vi quay chỉ diễn ra ở nhà của nhân vật nên phóng sự được tiến hành quay rất
thuận lợi. Tuy chỉ là ghi hình lại hoạt động của nhân vật nhưng em cố gắng
ghi hình ở nhiều góc khác nhau, phối hợp với quay phim để tìm được những
góc quay đẹp, sáng tạo và cố gắng “bắt” được những chi tiết hay. Bên cạnh
ghi hình lại hoạt động của nhân vật, em cũng tiến hành phỏng vấn nhân vật.
Phỏng vấn nhân vật được tiến hành khi nhân vật vừa làm việc vừa trả lời câu

hỏi. Câu hỏi phỏng vấn được sử dụng ở đây là câu hỏi liên quan đến nghề
nghiệp của chị hiện nay. Trong quá trình nhân vật làm việc, em cũng thường

18


xuyên đặt các câu hỏi để khai thác thêm thông tin về công việc của họ để có
thể sử dụng khi viết lời bình cho phóng sự hay từ những thông tin đó mà đặt
thêm được các câu hỏi phỏng vấn.
Sau khi ghi hình tại nhà nhân vật, em tiếp tục theo chân nhân vật đi làm
việc. Vừa đi vừa ghi hình để có thể có được những hình ảnh đầy đủ và chân
thực nhất về công việc của nhân vật. Trong quá trình ghi hình nhân vật đi làm
việc, em đã tiếp cận được với những người hàng xóm, bà con xung quanh để
khai thác thêm thông tin về nhân vật về câu chuyện về gia đình chị. Mỗi lần
tiếp xúc với mọi người là em lại có thêm những thông tin bổ sung về nhân
vật, được nghe về nhân vật và câu chuyện họ dưới suy nghĩ của những người
xung quanh. Điều này đã giúp ích cho em rất nhiều trong việc viết lời bình
cho phóng sự của mình. Ghi hình từ sáng đến trưa em đã hoàn thành xong
được hai bối cảnh trong phóng sự của mình.
Đến chiều lại tiếp tục ghi hình bối cảnh thứ ba. Bối cảnh này được quay
tại nghĩa trang nơi người chồng của nhân vật an nghỉ. Tại đây, em tiến hành
ghi hình cảnh nhân vật ra thăm mộ và tiến hành phỏng vấn nhân vật. Lúc này,
những câu hỏi phỏng vấn được đưa ra là những câu hỏi xoay quanh câu
chuyện về biến cố cuộc đời nhân vật và những câu hỏi về người chồng của
chị. Trong bối cảnh này, em cũng trao đổi với quay phim để có thể ghi lại
được những hình ảnh thể hiện chân thực nhất cảm xúc, tình cảm của nhân vật.
Sau khi ghi hình xong bối cảnh này, em tiếp túc ghi hình bối cảnh tiếp
theo. Tuy nhiên, bối cảnh tiếp theo là bối cảnh nhân vật ngồi bên bờ biển nên
phải đợi đến chiều muộn mới có thể tiến hành ghi hình được. Bên cạnh đó, từ
sau khi biến cố xảy ra, suy nghĩ của nhân vật đối với biển đã thay đổi. Từ một

người yêu biển trở thành một người ghét biển, thậm chí là cảm thấy căm thù.
Chính vì thế, khi đề cập với nhân vật có quay cảnh ở biển, ban đầu nhân vật
còn từ chối vì chị không muốn ra nhìn biển, nhưng để thực hiện được ý đồ

19


trong phóng sự của mình, em đã cố gắng thuyết phục nhân vật để nhân vật
đồng ý giúp đỡ. Và khi nhận được sự đồng ý của nhân vật, phóng sự được tiếp
tục ghi hình. Ở đây, em đã sắp xếp để nhân vật ngồi trên một thân tàu bị gãy
mục và nhìn ra biển nhằm thể hiện nội dung mà em đã xây dựng. Với khung
cảnh như vậy, quay phim đã phải lội ra ngoài biển để có thể ghi hình được
khuôn mặt của nhân vật khi đang nhìn biển. Ngoài ra, em cũng tiến hành lấy
thêm một số hình ảnh như những con tàu trên biển, người dân đang chèo
thuyền vào bờ…những hình ảnh này chỉ ghi lại được vào buổi chiều – khi mà
nước biển đã dâng lên.
Phóng sự tiếp tục được ghi hình đến buổi tối, ở đây, bối cảnh lại được
chuyển về nhà của nhân vật. Ở đây, em cũng tiến hành ghi hình lại những hoạt
động ở nhà của nhân vật, bên cạnh đó, em cũng tiến hình ghi hình cnahr con
trai út của nhân vật ngồi học bài. Đây là cảnh quay không khó, tuy nhiên để
quay được cảnh này, em cùng mọi người đã phải đi khắp xóm để mượn được
chiếc đèn bàn cho cậu bé ngồi học. Mặc dù không phải là vấn đề gì to lớn
nhưng đối với em, mỗi chi tiết, mỗi hình ảnh đều rất quan trọng, vì vậy cần
phải trau truốt nó để có được hình ảnh tốt nhất. Trong ngày hôm đó, em đã
hoàn tất các cảnh quay về nhân vật.
Sang ngày tiếp theo, em tiến hành ghi hình hoạt động của người dân
làng chài Ngư Lộc. Từ sáng sớm em đã đi ra biển để có thể ghi hình được
bình minh trên biển, tuy nhiên đáng tiếc là trời quá nhiều mây nên không thể
ghi lại được hình ảnh bình minh. Việc ghi hình hoạt động của người dân diễn
ra rất suôn sẻ vì người dân ở đây đều rất thân thiện. Nhưng vì đây không phải

là bối cảnh chính nên em chỉ lấy một số cảnh ở đây mà không đi sâu vào
những hoạt động này.
Ban đầu, em dự tính sẽ quay trong 2 ngày rưỡi, tuy nhiên, nhờ sự giúp
đỡ của chính quyền cùng với sự hợp tác của nhân vật và người dân ở đây mà

20


việc ghi hình đã diễn ra rất thuận lợi và xong trước thời gian dự định. Với
việc quay xong trước thời gian dự định đã giúp em có thêm thời gian để làm
hậu kì.
Sau 3 ngày tại Hậu Lộc, em đã tiến hành quay xong phóng sự của
mình, tiến đến tiếp theo là làm hậu kì.
- Làm hậu kì phóng sự:
Sau khi đã quay xong, bước tiếp theo là tiến hành dựng phim và viết lời
bình. Mặc dù đã có kịch bản chi tiết, tuy nhiên em cũng gặp khá nhiều khó
khăn trong việc dựng phim. Ban đầu là từ việc chọn cảnh mở đầu, sau đó là
lựa chọn các hình ảnh, chi tiết. Vì không phải là người dựng chuyên nghiệp
nên lúc mới bắt đầu, em bị rơi vào tình trạng “tham hình”, mỗi hình đều lấy
một ít dẫn đến hình ảnh không có sự logic. Tuy nhiên, nhờ sự góp ý của giảng
viên hướng dẫn, em đã học được cách chọn hình và sắp xếp hình ảnh. Đầu
tiên phải xếp hình ảnh theo các cụm cảnh, sau đó mới chọn lọc dần hình ảnh.
Đâu là bối cảnh chính thì sẽ để nhiều hình, bối cảnh phụ sẽ ít hình ảnh hơn.
Khi cắt phỏng vấn cũng vậy, xem đâu là thông tin mình muốn lấy, đâu là
thông tin phù hợp với nội dung của mình thì sẽ giữ lại, nhưng thông tin khác
thì lược bỏ. Em mất 4 ngày để dựng thô cho tác phẩm của mình, đó là quá
trình vừa dựng vừa sửa. Sau khi đã dựng thô, phóng sự được mang đến để
giáo viên hướng dẫn nhận xét. Khi mang đến, thầy đã góp ý rất nhiều về việc
chọn cảnh mở đầu phim, nên sắp xếp bố cục như thế nào…Với sự góp ý của
thầy, em lại tiến hành dựng thô lại, tuy nhiên vẫn giữ theo kịch bản ban đầu,

chỉ có sự thay đổi về một số hình ảnh. Trong quá trình dựng, có nội dung mà
em không thể tìm được hình ảnh để dựng, em đã lấy âm thanh để tái hiện lại
hình ảnh đó. Mặc dù âm thanh không thể truyền tải và gây ấn tượng được
bằng hình ảnh nhưng em đã cố gắng hết sức để có thể tạo được hiệu quả tốt
nhất. Sau khi đã dựng thô lần 2 xong, em đã mang phần dựng thô (chưa có lời

21


bình) đó cho bạn bè xem để xem mọi người có thể hiểu phóng sự đang nói
đến câu chuyện gì hay không.
Sau khi đã dựng thô xong, em bắt tay vào việc viết lời bình. Bản thân
em nhận thấy lời là để bổ sung thông tin cho hình ảnh nên ngoài việc bám sát
hình ảnh, em đã viết lời bình dựa trên những thông tin khai thác được từ nhân
vật, từ những người thân trong gia đình và từ hàng xóm xung quanh. Phóng
sự sử dụng lời phỏng vấn của nhân vật là chủ yếu nên lời bình được viêt một
cách ngắn gọn và hạn chế nhất. Sau khi đã viết xong lời bình phải tìm người
có giọng đọc phù hợp để đọc lời bình. Việc tìm người đọc lời bình cũng
không mất nhiều thời gian vì ngay từ đầu em đã tìm được một người có chất
giọng phù hợp để đọc cho tác phẩm của mình.
Sau khi đã dựng thô và xong phần lời bình, em tiến hành ghép lời bình
với hình ảnh, thêm hiệu ứng, âm nhạc và tiếng động cho phù hợp. Việc ghép
lời bình với hình ảnh không gặp khó khăn nhưng việc tìm tiếng động, thêm
âm nhạc vào là một vấn đề mà em quan tâm rất nhiều, Để có thể tìm được âm
thanh và tiếng động phù hợp, em đã lên mạng và tìm nghe rất nhiều các bài
hát, các tiếng động, âm thanh…để có thể tìm được những âm thanh phù hợp
nhất với tác phẩm của mình. Khi dựng em cũng chú ý đến độ lớn nhỏ của âm
thanh, điều chỉnh âm lượng của từng phân đoạn cho phù hợp, âm nhạc cần
ngắt nghỉ thế nào để có được hiệu quả tốt nhất…Khi phần âm thanh đã xong,
bước tiếp theo là thêm hiệu ứng cho phóng sự, thêm tên phóng sự, chèn tên

nhân vật, tên người trả lời phỏng vấn và chạy bảng chữ cuối. Đối với việc sử
dụng hiệu ứng, em cũng đã cố gắng hạn chế sử dụng ít hiệu ứng và khi sử
dụng hiệu ứng phải phù hợp với hình ảnh và mạch của phóng sự. Hiệu ứng
mà em sử dụng trong phóng sự gồm có hiệu ứng chồng mờ và xuống đen,
ngoài ra còn có chỉnh màu và làm giảm tốc độ của hình ảnh. Về phần chạy
chữ, sau khi đã ghép xong tên phóng sự, chèn tên nhân vật, tên người trả lời

22


phỏng vấn và chạy bảng chữ cuối, em đã kiểm tra lại một lần nữa để đảm bảo
không có lỗi sai về chính tả hay sai tên người.
Sau khi tất cả các bước đã hoàn tất, việc cuối cùng là xuất file. Sau khi
xuất file xong phải xem lại để xem có sai sót gì về hình ảnh và âm thanh hay
không. File hoàn chỉnh được em lưu trữ ra nhiều ổ dữ liệu để phòng sự cố bất
ngờ.
2. Những bài học kinh nghiệm bản thân rút ra:
Qua quá trình thực hiện tác phẩm, bản thân em đã rút ra được rất nhiều
bài học bổ ích. Đây sẽ là những bài học quý giá giúp em có thêm kinh nghiệm
để làm các tác phẩm tiếp theo.
Một là, bài học kinh nghiệm về chọn đề tài. Chọn đề tài là một trong
những yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của tác phẩm báo chí. Đề tài
xuất phát từ ngay trong hiện thực đời sống của con người, được thể qua, phản
ánh qua báo chí. Cuộc sống luôn luôn biến động và phát triển, từng giờ từng
phút đều thay đổi, hàng loạt vấn đề nảy sinh nên chúng ta có thể dễ dàng tìm
được đề tài. Tuy nhiên, để thấy được những đề tài đó ta phải chịu khó quan
sát, theo dõi tin tức, cập nhật thông tin. Có nhiều đề tài được coi là đề tài
muôn thuở, đề tài cũ, tuy nhiên, nếu ta nhìn nhận nó trên một góc độ mới, tiếp
cận nó ở một góc nhìn khác thì những đề tài đó sẽ lại trở thành những đề tài
mới, mang tính thời sự. Chính vì vậy, để có thể tìm được một đề tài hay, hấp

dẫn, thu hút khán giả thì bản thân người làm báo phải luôn biết đặt mình trong
những góc nhìn mới, tìm cho mình những góc độ khai thác mới mẻ thì việc
tìm đề tài sẽ không còn là vấn đề nan giải nữa.
Xác định đề tài, chọn đề tài là bước đầu tiên trong quá trình sáng tạo tác
phẩm báo chí. Chúng ta phải không ngừng quan sát cuộc sống xung quanh,
cập nhật thông tin, theo dõi tin tức thì sẽ luôn tìm được đề tài để thỏa sức sáng
tạo nên những tác phẩm báo chí.

23


Hai là, bài học kinh nghiệm trong việc nghiên cứu đề tài. Trong quá
trình sáng tạo tác phẩm báo chí, nếu như đã xác định được đề tài mà mình
muốn theo đuổi thì một việc cần thiết là phải nghiên cứu đề tài đó. Nếu bạn
chọn đề tài đó mà lại không tìm hiểu gì về nó thì khi bắt tay vào làm tác
phẩm, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc xây dựng nội dung cũng như lên kịch
bản cho tác phẩm của mình. Việc rơi vào tình trạng xa rời đề tài cũng có thể
sẽ xảy ra. Ngược lại, nếu bạn dành thời gian nghiên cứu về đề tài đó, bạn sẽ
hiểu được đề tài, thấy được những người khác khi làm về đề tài này họ đã tiếp
cận trên những góc độ nào, từ đó tránh lặp lại những góc độ, cách tiếp cận đó.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp có thêm nhưng kiển thức, thông
tin về đề tài; xác định được nọi dung tác phẩm của mình là gì hay địa điểm
làm tác phẩm sẽ là ở đâu…
Chọn đề tài là bước quan trọng nhưng nghiên cứu đề tài là bước cần
thiết để trang bị cho bản thân những kiến thức thiết thực nhất để có thể tiến
hành làm tác phẩm một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
Ba là, bài học kinh nghiệm về khảo sát thực tế. Việc đi khảo sát thực tế
trước khi tiến hành là tác phẩm và việc hết sức cần thiết vì qua quá trình khảo
sát, chúng ta sẽ nắm bắt được tình hình cũng như địa hình của nơi mình sẽ
đến làm tác phẩm. Bên cạnh đó, thông qua khảo sát ta có thể làm quen với

người dân bản địa, qua trò chuyện, tiếp xúc với họ mà thu thập được những
thông tin cần cho tác phẩm. Nếu có thể chúng ta nên ở nhà của người dân ở
đó vì nếu ở nhà của họ chúng ta có thể tranh thủ làm quen và hỏi thông tin của
họ về tình hình cũng như con người ở đây. Chúng ta không chỉ đi khảo sát về
mặt địa hình mà còn thông qua đó để quan sát về cuộc sống của người dân ở
đây, xem xem có thể thấy được điều gì mới lại hay giúp ích cho tác phẩm của
mình hay không. Ngoài ra, khi đi khảo sát cũng không nên có tâm lý ngại giao
tiếp, chúng ta cần cởi mở và giao tiếp với mọi người xung quanh vì họ chính

24


là nguồn thông tin vô cùng sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều. Khi đi khảo sát
chúng ta cần có thái độ tích cực, chủ động thì mới có được một chuyến đi
khảo sát thành công.
Bốn là, bài học về xây dựng kịch bản chi tiết. Việc xây dựng kịch bản
xuất phát từ việc lên ý tưởng, chủ đề cho tác phẩm. Với tác phẩm của em,
việc xây dựng kịch bản xuất phát từ việc nghiên cứu đề tài, đi khảo sát thực
tế, tiếp xúc với nhân vật và trò chuyện với những người xung quanh nhân vật.
Sau khi đã có đề tài, chủ đề sẽ bắt tay vào khâu lên kịch bản chi tiết cho tác
phẩm. Với phóng sự thì việc lên kịch bản càng chi tiết càng tốt, các nội dung,
hình ảnh trong kịch bản càng chi tiết thì người quay phim càng dễ hình dung,
điều này sẽ giúp họ dễ dàng hơn trong việc nắm bắt nội dung và phối hợp với
người biên tập khi đi quay. Bên cạnh kịch bản chi tiết về nội dung thì người
biên tập cũng có thể lên danh sách chi tiết về những câu hỏi khi phỏng vấn,
danh sách về trang thiết bị cần thiết phải mang theo, danh sánh những vận
dụng cần thiết hay thậm chí là ghi chi tiết về việc nhân vật sẽ mặc quần áo
như thế nào... Trong kịch bản chi tiết cũng phải ghi rõ ràng cần phải sử dụng
âm thanh gì? Tiếng động như thế nào, sử dụng lúc nào? Chèn hiệu ứng gì, ở
đâu… Điều này sẽ giúp trong quá trình làm hậu kì, nhất là trong quá trình

dựng sẽ được tiến hành nhanh chóng và dễ dàng hơn. Ngoài ra, bên cạnh việc
kịch bản phải chi tiết về nội dung thì việc trình bày rõ ràng, khoa học cũng
giúp quay phim và người dựng dễ dàng hơn trong việc theo dõi kịch bản.
Năm là, bài học kinh nghiệm về tiếp xúc với nhân vật. Khi tiếp xúc với
nhân vật, nếu là người lớn tuổi hơn chúng ta cần có thái độ lễ phép và tôn
trọng họ. còn nếu nhân vật là người bằng hoặc ít tuổi hơn thì chúng ta cần
thân thiện, vui vẻ để dễ dàng giao tiếp với họ. Khi tiếp xúc với nhân vật, điều
đầu tiên cần làm là giới thiệu về bản thân chúng ta, mục đích chúng ta đến
gặp họ là gì và mục đích chúng ta làm tác phẩm này là như thế nào? Nếu cần

25


×