Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Tác động của bạo lực gia đình tới đời sống của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay ( Nghiên cứu trường hợp Huyện Đông Anh - Thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN XÃ HỘI HỌC





NGÔ THN MAI DIÊN




TÁC ĐỘNG CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH
TỚI ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
HUYỆN ĐÔNG ANH - THÀNH PHỐ HÀ NỘI)





LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC











Hà Nội - 2012

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN XÃ HỘI HỌC



NGÔ THN MAI DIÊN



TÁC ĐỘNG CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH
TỚI ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
HUYỆN ĐÔNG ANH - THÀNH PHỐ HÀ NỘI)





LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 603130



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi






Hà Nội - 2012
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2
3. Mục đích nghiên cứu 11
4. Câu hỏi, giả thuyết, khung phân tích 11
5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 13
6. Một số khái niệm chủ yếu sử dụng trong nghiên cứu 14
7. Phương pháp nghiên cứu và chọn mẫu 15
8. Cơ sở lý thuyết 16
PHẦN NỘI DUNG 20
Chương 1. Phản ứng của phụ nữ đối với bạo lực gia đình
20
1.1. Các hình thức phản ứng mạnh 22
1.2. Chấp nhận, chịu đựng - phản ứng yếu trước hành vi bạo lực 35
Chương 2. Các yếu tố thúc đẩy phản ứng mạnh và yếu

của phụ nữ đối với bạo lực gia đình 41
2.1. Các yếu tố thúc đNy phản ứng mạnh 41
2.2. Các yếu tố thúc đNy phản ứng yếu
45
2.3. Yếu tố nhận thức 50
Chương 3. Hệ quả đối với sức khỏe của người phụ nữ 60
3.1. Hệ quả đối với sức khỏe thể chất 60
3.2. Hệ quả đối với sức khỏe tinh thần 62
3.3. Hệ quả đối với sức khỏe tình dục 65
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Nội dung Trang
Bảng 1 Diễn biến phản ứng của phụ nữ trước hành vi bạo lực 22
Bảng 2 Tỷ lệ phụ nữ rời khỏi nhà do hành vi bạo lực 26
Bảng 3 Tỷ lệ phụ nữ lựa chọn các cách phản ứng khác nhau
phân bố theo hình thức bạo lực của chồng
35
Bảng 4 Địa chỉ/đối tượng tìm đến nhờ trợ giúp của phụ nữ
sau hành vi bạo lực 37
Bảng 5 Lý do khiến phụ nữ không rời khỏi nhà
do hành vi bạo lực 43
Bảng 6 Lý do khiến phụ nữ không tìm kiếm sự trợ giúp
để đối phó với bạo lực do chồng gây ra 46
Bảng 7 Lý do khiến người phụ nữ trở về nhà 47
Bảng 8 Quan niệm đồng tình của phụ nữ
đối với các hành vi bạo lực 51
Bảng 9 Kiến thức pháp lý và chính sách phòng chống

bạo lực gia đình 56
Bảng 10 Mức độ phổ biến các tổn thương về sức khỏe thể chất
của phụ nữ do hành vi bạo lực của chồng gây ra 60
Bảng 11 Mức độ phổ biến các tổn thương về sức khỏe tinh thần
của phụ nữ do hành vi bạo lực của chồng gây ra 62
Bảng 12 Tác động của bạo lực tình dục đối với đời sống
của phụ nữ xét ở khía cạnh trải nghiệm tình dục 65

DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu Nội dung Trang
Biểu 1 Thời gian chịu bạo lực tính đến trước thời điểm phỏng vấn 23
Biểu 2 Tác dụng của phản ứng đối với hành vi bạo lực
theo nhận định của phụ nữ
26
Biểu 3 Địa chỉ tìm đến nhờ trợ giúp của phụ nữ bị bạo lực
trong lần rời khỏi nhà gần đây nhất
27
Biểu 4 Tỷ lệ phụ nữ thông tin về câu chuyện bạo lực của bản thân
phân theo các đối tượng trong và ngoài gia đình
36
Biểu 5 Lý do khiến phụ nữ phải rời khỏi nhà lần gần đây nhất 44



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở hầu hết mọi nền văn hóa, mọi quốc gia, gia đình được coi là tổ ấm, là nơi
nương tựa về vật chất và tinh thần của con người. Nhưng gia đình cũng là nơi
hội tụ của những mâu thuẫn và đấu tranh do sự khác biệt về học vấn, nghề
nghiệp, thu nhập, quan niệm và lối sống, do sự xung đột giữa thái độ đề cao giá

trị của đồng tiền với đạo lý tôn trọng tình nghĩa, do sự biến đổi của các hệ giá
trị chuNn mực truyền thống, do sự xung đột giữa các thế hệ cùng chung sống,
do tình trạng bất bình đẳng giới chưa được cải thiện một cách triệt để, v.v…
Bạo lực gia đình là một hiện tượng phổ biến mang tính toàn cầu, vượt qua
ranh giới về khu vực, văn hóa, thu nhập, mức sống, tuổi tác, địa vị xã hội… N ó
xảy ra ở cả các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển, ở cả phương Đông
lẫn phương Tây và ở mọi tầng lớp xã hội. Bạo lực gia đình là nỗi đau và mối lo
ngại của không ít gia đình, của mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế. Và Việt
N am không phải là ngoại lệ. N ó không phải chỉ mới xuất hiện trong xã hội hiện
đại (hay là sản phNm của xã hội hiện đại) mà đã tồn tại trong lịch sử hàng nghìn
năm trước, nhưng chỉ được coi là các mối quan hệ có tính chất riêng tư giữa
các cá nhân, các thành viên trong gia đình, dòng họ. Bạo lực gia đình không chỉ
xúc phạm nhân phNm, quyền con người, làm tổn hại sức khỏe, tính mạng của
các nạn nhân mà còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội. Bạo lực gia đình là một trong những nguyên nhân quan
trọng làm tan vỡ gia đình, dẫn đến tình trạng ngoại tình, ly thân, ly hôn, góp
phần làm gia tăng các vấn nạn xã hội. N ạn nhân của bạo lực gia đình hầu hết là
những người yếu thế trong gia đình, đó là phụ nữ, trẻ em, cha mẹ già phải sống
phụ thuộc vào con cái.
Bạo lực đối với phụ nữ, theo Cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan,
là nghiêm trọng và phổ biến trên khắp thế giới, là sự vi phạm nhân quyền đáng
xấu hổ nhất trong lịch sử. Phụ nữ phải gánh chịu bạo lực gia đình ở ba hình
thức chủ yếu: bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần và bạo lực tình dục. N guyên
nhân dẫn đến tình trạng bạo lực chủ yếu do khó khăn về kinh tế, do trình độ
học vấn thấp của người sử dụng bạo lực. N hững nguyên nhân khác có thể kể ra
liên quan đến tình dục (ngoại tình, lạm dụng tình dục, ghen tuông, không tương

1
thích về tình dục), liên quan đến các thói quen có hại như nghiện rượu, cờ bạc,
lạm dụng ma túy, do thái độ gia trưởng, phong kiến của nam giới, do những bất

đồng nảy sinh trong việc nuôi dạy con cái, trong cách đối xử với bạn bè và họ
hàng. N hững năm gần đây, tình trạng này ngày một gia tăng và hậu quả để lại
cho xã hội là rất lớn. Điều này đã khiến các nhà khoa học, các nhà hoạch định
và tư vấn chính sách nhìn nhận, chú ý và nghiên cứu một cách nghiêm túc. Các
nghiên cứu về bạo lực gia đình đều nhằm đến một mục đích chung nhất là lên
án các hành vi bạo lực, góp phần phòng chống bạo lực gia đình, can thiệp và hỗ
trợ hiệu quả cho nạn nhân bị bạo lực.
N ghiên cứu này tập trung làm rõ một số khía cạnh của bạo lực gia đình còn
chưa được đề cập đầy đủ trong các nghiên cứu trước, đặc biệt là phản ứng của
người phụ nữ khi phải đối mặt với hành vi bạo lực của người chồng, đồng thời
phân tích hệ quả của những cách phản ứng khác nhau đối với sức khỏe của bản
thân người phụ nữ.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Từ những năm 90 của thế kỷ trước, các nghiên cứu chuyên sâu về bạo lực
gia đình ở Việt N am đã bắt đầu được quan tâm và triển khai thực hiện.
PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi, PGS.TS. N guyễn Hữu Minh, PGS.TS. Lê Thị Quý,
PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh, TS. Trần Thị Vân Anh, PGS.TS. Vũ Tuấn Huy,
PGS.TS. Lê N gọc Văn… là những người có nhiều công trình, bài viết nghiên
cứu về vấn đề này.
2.1. Một số góc nhìn về bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau. Từ góc nhìn
toàn cầu, bản báo cáo do Ủy ban Vì sự tiến bộ phụ nữ và Ủy ban các vấn đề
kinh tế - xã hội của Ban thư ký Liên Hợp Quốc thực hiện (tháng 7/2006) đã
cung cấp những phát hiện chuyên sâu về bối cảnh và các yếu tố làm nảy sinh
bạo lực, mọi hình thức và biểu hiện bạo lực, hậu quả và tổn hại do bạo lực gây
ra đối với phụ nữ (N gô Thị Tuấn Dung, 2007). Báo cáo nhấn mạnh, bạo lực đối
với phụ nữ thường là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, đặc biệt cần được xem
xét trong khung cảnh rộng lớn của sự chênh lệch, sự bất bình đẳng từ cấp độ cá
nhân, nhóm xã hội đến cấp độ quốc gia và toàn cầu.


2
Từ góc độ đạo đức, bạo lực gia đình có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố nhưng
yếu tố căn bản nhất là sự xuống cấp về đạo đức. N hững kẻ gây ra bạo lực gia
đình thường không nhận thức được trách nhiệm và bổn phận của mình đối với
các thành viên khác trong gia đình. Hoặc có khi nhận thức được nhưng lại
không có hành động đúng, chỉ nhằm thỏa mãn những lợi ích cá nhân, riêng tư
mà bạo lực được coi là phương án lựa chọn tức thời, có thể đem lại hiệu quả
cao nhất. Có những trường hợp bạo lực gia đình xảy ra do sự vô nhân tính,
thiếu lương tâm của đối tượng gây bạo lực. Dưới ảnh hưởng của những quan
niệm, thói quen lạc hậu, những di hại của truyền thống gia trưởng, việc chồng
đánh vợ được coi là “phương thức dạy bảo” của người trên đối với người dưới.
Bạo lực gia đình sẽ ngày càng gia tăng nếu người phụ nữ quan niệm sự bất bình
đẳng, thói vũ phu của người chồng là đương nhiên, họ hoàn toàn không có
quyền chống đối, hoặc nếu người phụ nữ xem đó là chuyện riêng của gia đình,
nói ra thì xấu hổ, không muốn “vạch áo cho người xem lưng” (N guyễn Thị
Thọ, 2008).
Xét trên phương diện nhân quyền, bạo lực đối với con người nói chung và
phụ nữ nói riêng là hành vi phi nhân tính, vi phạm pháp luật, vi phạm các quy
tắc sống, quy phạm đạo đức và truyền thống văn hóa của con người trong xã
hội (Lưu Bình N hưỡng, 2009). Bạo lực đối với phụ nữ là hành vi đi ngược lại
các quy tắc đã được ghi nhận về quyền con người, chống lại các quyền cơ bản
của con người ở năm khía cạnh chủ yếu.
Thứ nhất, bạo lực xâm phạm quyền tự do, bình đẳng của phụ nữ. Hiến pháp
nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt N am quy định: “Công dân nữ và nam có
quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình.
N ghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phNm
phụ nữ.”
Thứ hai, bạo lực xâm phạm quyền sống, quyền được an toàn về thân thể của
phụ nữ. Theo Tuyên ngôn N hân quyền, “mọi người đều có quyền sống, tự do
và an toàn cá nhân”. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt N am quy

định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo
hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phNm. N ghiêm cấm mọi hình thức
truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phNm của công dân.”

3
Thứ ba, bạo lực xâm phạm quyền tự do tư tưởng, tư cách con người của phụ
nữ. Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về các quyền dân sự và chính trị năm
1966, “Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo.”
Tự do tư tưởng và sống có tư cách con người là cần thiết để con người có được
sự tôn trọng và thanh danh. Hành vi bạo lực đối với phụ nữ, biến họ thành
những người phụ thuộc hay bị nô dịch về tư tưởng hoặc định hướng họ vào
những lối tư duy bạo lực, tư duy thù hận… đều là những hành vi tội ác.
Thứ tư, bạo lực là hành vi cưỡng bức và bóc lột lao động nữ dưới các hình
thức: 1- Cưỡng bức phụ nữ làm các công việc không do họ lựa chọn. 2- Buộc
lao động nữ làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đến tính mạng,
sức khỏe và nhân cách. 3- Buộc lao động nữ làm việc ban đêm, làm việc thêm
giờ trái pháp luật. 4- Không trả công hoặc trả công không tương xứng với lao
động của phụ nữ. 5- Có hành vi phân biệt đối xử, bất công với lao động nữ.
Thứ năm, bạo lực là hành vi có tính thô bạo, đi ngược lại với văn hóa ứng
xử và đạo đức truyền thống trong xã hội loài người. Hành vi ép buộc quan hệ
tình dục, sự lăng nhục và xâm phạm danh dự, nhân phNm của người phụ nữ là
những hành vi bạo lực, phản văn hóa, phi đạo đức rất đáng bị lên án.
Không những vậy, bạo lực gia đình còn được nhìn nhận là một hình thức
thể hiện sự bất bình đẳng nam nữ (N gô Thị Hường, 2006). Từ góc độ giới, bạo
lực gia đình thông thường được hiểu là bạo lực xảy ra giữa vợ và chồng hoặc
giữa những người chung sống như vợ chồng… Bạo lực gia đình vốn đã tồn tại
từ xa xưa, qua hàng ngàn năm và dưới nhiều dạng khác nhau nhưng phải đến
đầu những năm 70 của thế kỷ XX, bạo lực gia đình mới thực sự được công
nhận như một vấn đề xã hội cơ bản. Các nhà bình luận về quyền bình đẳng nam
nữ viết về bạo lực nói chung để trốn tránh sự thiên vị về giới, để che giấu tính

tự nhiên về giới của bạo lực, đặc biệt là bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình chủ
yếu do nguyên nhân về giới gây ra. “Gần như tất cả các hành động bạo lực
ngoài chiến tranh có thể coi là liên quan tới giới.” Bạo lực của nam giới đối với
phụ nữ là cách thể hiện vai trò giới đã ăn sâu vào tư tưởng của nam giới và
được hun đúc bởi quyền lực hết sức không cân bằng giữa nam và nữ ngoài xã
hội cũng như trong gia đình.
Cụ thể ở trường hợp Việt N am, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, tư tưởng
gia trưởng “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu bén rễ trong một bộ phận nhân dân.

4
Vai trò “trụ cột gia đình” của nam giới luôn được đề cao, nhiều người tự cho
mình quyền của “bề trên” được “thể hiện quyền lực” đối với “kẻ dưới” thông
qua cái gọi là “giáo dục gia đình”. Tư tưởng này được truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác, từ nông thôn tới thành thị với mức độ và cách biểu hiện khác nhau,
nơi thì công khai, nơi thì ngấm ngầm. Theo thống kê, phần đông bạo lực về
tinh thần thường gặp ở các gia đình có trình độ văn hóa cao, trí thức và sống ở
đô thị, còn bạo lực về thể chất thường xảy ra ở những gia đình có văn hóa thấp
và dân lao động. N gay cả những người phụ nữ có thai và nuôi con nhỏ cũng là
nạn nhân của sự “thể hiện quyền lực”. Các “bề trên” có hàng trăm lý do, nguyên
cớ để biện minh cho hành vi “dạy vợ” của mình. (Phạm Thị Tính, 2008)
Dù xem xét, nhìn nhận từ phương diện hay góc độ nào, các nhà nghiên cứu
đều có chung nhận định, bạo lực gia đình không phải là vấn đề xã hội của một
quốc gia mà là vấn đề có tính toàn cầu. N ạn nhân của bạo lực gia đình chủ yếu
là phụ nữ và phần lớn các trường hợp bạo lực gia đình là những người vợ bị
chồng đánh đập, hành hạ, ngược đãi. Đấu tranh nhằm ngăn chặn, tiến tới xóa
bỏ hoàn toàn các hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ đã trở thành mối quan
tâm chủ yếu của các tổ chức quốc tế cũng như các quốc gia vì sự tiến bộ của
phụ nữ.
2.2. Các hình thức bạo lực gia đình
Các hình thức bạo lực gia đình được phân loại theo nhiều cách khác nhau.

Theo tác giả Lê Thị Quý (1994), bạo lực gia đình có hai dạng chính là bạo lực
thấy được và bạo lực không nhìn thấy được (bạo lực trực tiếp và bạo lực gián
tiếp). Chúng có quan hệ khi khăng khít, khi độc lập, tách biệt, tùy thuộc vào
hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình, vào nhận thức và hành động của các thành
viên trong gia đình. Các hành vi cụ thể của hình thức bạo lực thấy được là đánh
đập, cưỡng bức tình dục, sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đối với vợ,
dùng vũ lực để can thiệp vào ý muốn sử dụng các biện pháp tránh thai của vợ.
Còn bạo lực không nhìn thấy được bao gồm việc sỉ nhục, chửi bới, thờ ơ, lãnh
đạm, phớt lờ hoặc “chiến tranh lạnh”. (Lê N gọc Văn, 2004)
Một số nhà nghiên cứu đã phân ra ba loại bạo lực gia đình, gồm có bạo
hành thể xác; bạo hành tinh thần: mọi hành động gây tổn thương tới đời sống
tinh thần của người phụ nữ như lăng mạ, chửi rủa, mắng mỏ, đe dọa hoặc có

5
những hành vi xúc phạm, làm nhục vợ trước mặt người khác, làm cho họ đau
đớn, lo sợ, ngoại tình; và bạo hành tình dục: cưỡng ép vợ trong quan hệ tình
dục, trái với ý muốn của người vợ, thậm chí lúc họ mệt mỏi, ốm đau. (N guyễn
Hữu Minh, Lê N gọc Lân, N guyễn Thị Mai Hoa, 2006)
N ghiên cứu bạo lực trên cơ sở giới ở trường hợp Việt N am, tác giả Vũ
Mạnh Lợi và các nhà nghiên cứu khác cho rằng, có bốn loại bạo lực gia đình là
ngược đãi thân thể; ngược đãi về lời nói; ngược đãi về tình cảm: chiến tranh
lạnh, phớt lờ; và ngược đãi liên quan đến tình dục: cưỡng ép tình dục. (Vũ
Mạnh Lợi, Vũ Tuấn Huy, N guyễn Hữu Minh, 1999)
Còn theo tác giả Bùi Thu Hằng (2001), bạo lực gia đình có năm hình thức.
Một là cưỡng bức thân thể bao gồm các hành vi như đấm đá, bạt tai… gây tổn
thương về thể xác. Hai là cưỡng bức tình dục: bắt phải quan hệ tình dục, bắt
phải xem hình ảnh, phim khiêu dâm. Ba là cưỡng bức về tâm lý và tình cảm:
phải sống trong không khí bị đe dọa, bị so sánh với người khác với những lời lẽ
mạt sát. Bốn là cưỡng bức về mặt xã hội bao gồm việc cắt đứt mối dây liên hệ
của nạn nhân với các thành viên khác trong gia đình hoặc bạn bè. Và năm là

cưỡng bức về tài chính trong đó người chồng hoàn toàn kiểm soát về mặt tài
chính đối với người vợ.
Dù được phân loại theo nhiều cách khác nhau (hai loại, ba loại, bốn loại,
năm loại), dù được gọi tên với nhiều thuật ngữ khác nhau (bạo lực, bạo hành,
cưỡng bức, ngược đãi) nhưng có thể nhận thấy những loại hình bạo lực này đều
không có một ranh giới rõ ràng để phân định rạch ròi. Chẳng hạn, khi người
phụ nữ bị bạo lực thể chất thì không thể khẳng định đời sống tinh thần của họ
vẫn ổn định và sức khỏe tình dục của họ hoàn toàn không bị ảnh hưởng. N ói
cách khác, bạo lực gia đình của người chồng đối với người vợ diễn ra theo một
hình thức phức hợp bao gồm cả bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần lẫn bạo lực
tình dục, đương nhiên gây ảnh hưởng cùng lúc đối với sức khỏe thể chất, tinh
thần và tình dục của người phụ nữ.
2.3. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình
Báo cáo nghiên cứu chuyên sâu của Liên Hợp Quốc về mọi hình thức và
biểu hiện của bạo lực đối với phụ nữ cho rằng, có năm nguyên nhân chính
khiến người phụ nữ trở thành nạn nhân của bạo lực. (N gô Thị Tuấn Dung,
2007)

6
Một là hệ tư tưởng nam trị và các quan hệ thống trị - phụ thuộc. Các vai trò
giới của nam và nữ do xã hội tạo ra, được phân định, xếp đặt theo thứ bậc, theo
đó nam giới thực hành quyền lực và giám sát phụ nữ. Bạo lực đối với phụ nữ
không chỉ là các hành động ứng xử không đúng, mang tính đơn lẻ, ngẫu nhiên
của các cá nhân mà là sản phNm của bất bình đẳng giới và vị thế yếu kém hơn
của nữ so với nam trong xã hội.
Hai là vai trò của Nhà nước. Khi N hà nước buông lỏng, không áp dụng các
biện pháp xử lý thích hợp đối với bạo lực thì càng làm tăng sự phụ thuộc và
hạn chế quyền của người bị hại. Do vậy xã hội sẽ coi đó là hiện tượng bình
thường và dễ chấp nhận. N guy cơ phụ nữ dễ dàng bị bạo lực là do họ thường
không có hoặc bị tước đoạt các quyền con người.

Ba là tác động của một số chuẩn mực và thực tiễn văn hóa cũ.
Bốn là sự bất bình đẳng về kinh tế. N hững bất bình đẳng, phân biệt đối xử
đối với phụ nữ về việc làm, cơ hội tiếp cận các nguồn lực, sự phụ thuộc về kinh
tế làm suy giảm năng lực hành động và sự tự chủ của phụ nữ đều có thể tạo ra
hoặc làm trầm trọng thêm các điều kiện nảy sinh bạo lực.
N ăm là sự tồn tại và tác động của một số yếu tố như khuynh hướng sử dụng
bạo lực trong giải quyết xung đột, thiếu kỹ năng xử lý xung đột của cá nhân và
cộng đồng.
Tác giả N gô Thị Hường (2006) giải thích hai nguyên nhân dẫn đến bạo lực
gia đình. Thứ nhất, bạo lực gia đình do quan niệm truyền thống về “quyền lực
đàn ông”. N gười đàn ông luôn muốn thể hiện sức mạnh và quyền lực của mình
trong gia đình bằng cách buộc vợ con phải phục tùng. Khi những đòi hỏi,
những nhu cầu của họ không được đáp ứng, hoặc khi cảm thấy thua kém người
vợ về mặt này hay mặt khác, họ cho mình quyền được trừng phạt bằng cách
đánh đập, đe dọa, ngăn cấm Thứ hai, bạo lực gia đình do quan niệm của
người phụ nữ không muốn “vạch áo cho người xem lưng”, do đức hy sinh,
nhường nhịn đã được giáo dục nên cam chịu hành vi bạo lực của chồng, không
đủ can đảm tự bảo vệ mình hay kêu gọi, nhờ cậy sự giúp đỡ của người khác.
Bạo lực gia đình ở đây được xem là một vấn đề mà tất cả các thành viên trong
gia đình là người “đồng lõa”.
Các nhà nghiên cứu Luật học ở Việt N am nhìn nhận bạo lực gia đình là do
sự thiếu hiểu biết pháp luật của cả hai phía: nạn nhân và đối tượng gây bạo lực.

7
N hiều người chồng khẳng định quyền hành hạ, ngược đãi vợ mà không ý thức
được sự vi phạm pháp luật của mình. N hiều nạn nhân không nhận thức được
quyền hợp pháp của mình đang bị xâm phạm hoặc mình được pháp luật can
thiệp và bảo vệ khi ở trong tình trạng bị bạo hành. Cộng đồng dân cư nói chung
cũng không có sự hiểu biết đầy đủ về pháp luật. Đối tượng gây bạo lực hầu như
không cần che giấu hành vi bạo lực của mình và người dân hầu như không có

phản ứng trực tiếp trước hiện tượng bạo lực. (N guyễn Thị Kim Phụng, N hâm
Thúy Lan, 2009)
Trong nghiên cứu của N guyễn Hồng N gọc (2005), nguyên nhân của các
hành vi bạo lực gia đình được phân tích và xem xét dưới góc độ nhận thức và
thực hiện quyền của người phụ nữ theo các chủ thể: về phía bản thân người phụ
nữ, về phía nam giới và về phía cộng đồng. N gười phụ nữ có tư tưởng tự ti về
thân phận của người vợ dẫn đến thừa nhận “tự nguyện” quyền hành tối cao của
nam giới và địa vị phụ thuộc của người vợ vào người chồng trong gia đình. Đó
là hệ quả ảnh hưởng từ các phong tục tập quán bảo thủ, lạc hậu, hạn chế vai trò
của người phụ nữ; do cách giáo dục một chiều của cha mẹ, họ hàng dạy người
phụ nữ phải nhường nhịn đàn ông, đặc biệt là người chồng; cũng do trình độ
nhận thức của người phụ nữ còn thấp kém, thiếu hiểu biết về quyền bình đẳng
nam nữ, quyền được pháp luật bảo vệ.
Về phía nam giới, bạo lực gia đình được hiểu là hành vi xuất phát từ tư
tưởng đặc quyền, thống trị của nam giới, coi khinh người phụ nữ, tự cho mình
quyền được đối xử bất công với phụ nữ. Tư tưởng đặc quyền này lại gắn với sự
ích kỷ cá nhân cao độ, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân, hành động theo sở
nguyện và suy nghĩ cá nhân. Và sự thiếu hiểu biết, không hiểu biết về pháp luật
càng làm cho nam giới không làm chủ được bản thân, sẵn sàng vi phạm pháp
luật một cách thản nhiên. Kiến thức về pháp luật không đầy đủ, tư tưởng trọng
nam khinh nữ cũng là những trở ngại lớn từ phía cộng đồng. Bạo lực đối với
phụ nữ thường được coi là việc dân sự, nội bộ gia đình, nếu có phản đối cũng
không có hành động can thiệp trực tiếp, chỉ dừng lại ở mức hòa giải, không có
các hành động hỗ trợ, giải quyết triệt để.
Hiện nay, ở chừng mực nào đó, xã hội vẫn coi bạo lực gia đình đối với phụ
nữ là một khía cạnh bình thường của cuộc sống vợ chồng. Mọi người coi bạo
lực gia đình là vấn đề của từng gia đình, sự tham gia của người ngoài chỉ là cứu
cánh cuối cùng, khi mức độ bạo lực được coi là nguy hiểm tính mạng hoặc

8

người phụ nữ đã không còn khả năng chịu đựng và buộc phải lên tiếng. (Lưu
Bích N gọc, Đinh N gọc Quý, 2004)
Bên cạnh đó, có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến bạo lực gia đình như
nguyên nhân kinh tế, rượu chè, cờ bạc, tác động của gia đình chồng, tình dục
và ngăn cấm sử dụng biện pháp tránh thai (N guyễn Thị Thu Hà, 1998). Trong
nhiều trường hợp, nghèo khổ, thu nhập thấp, việc làm không ổn định, buôn bán
thua lỗ, phá sản, thất nghiệp, gia đình đông con chính là bối cảnh, là mảnh đất
thuận lợi làm nảy sinh và nuôi dưỡng bạo lực gia đình. Trong lúc khó khăn,
thần kinh căng thẳng, người chồng quên rằng vợ mình cũng là người chịu
chung nỗi khổ, họ trút lên đầu vợ mọi nỗi bực dọc. Khi uống rượu say xỉn, có
những người đàn ông đánh đập vợ con tàn nhẫn, đến lúc tỉnh không chịu thừa
nhận những hành động đã làm. Có người ham mê cờ bạc, bắt ép vợ con đưa
tiền, nếu không có thì đánh chửi, hành hung. Sự việc diễn ra hết lần này đến lần
khác khiến cho người phụ nữ phải gánh chịu rất nhiều đau khổ. N hiều trường
hợp, bạo lực gia đình lại nảy sinh do sự tác động của các thành viên trong gia
đình nhà chồng với những hành vi xúi giục, những lời nói xúc xiểm, chia rẽ.
Trong quan hệ tình dục, một số nam giới cho rằng họ có quyền tuyệt đối với
vợ, xem vợ đơn thuần như một công cụ thỏa mãn tình dục mà không hề quan
tâm đến tâm trạng, sức khỏe của vợ. Xem hành động từ chối quan hệ tình dục
của vợ là một sự xúc phạm, họ đã sử dụng bạo lực để thực hiện quyền làm
chồng của mình. Và cũng có những người đàn ông quan niệm, nhận thức sai
lầm về vấn đề kế hoạch hóa gia đình, họ ngăn cấm, đánh đập không cho vợ áp
dụng các biện pháp tránh thai. Hành động này vi phạm nghiêm trọng quyền
sinh sản, làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ.
2.4. Hậu quả và tổn hại do bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình làm gia tăng sự bất bình đẳng giới và làm phương hại đến
danh dự, sức khỏe, an ninh và quyền tự chủ của các nạn nhân. Trong không khí
nặng nề với những khổ đau âm thầm, nạn nhân bị khủng hoảng, cảm thấy bị
xúc phạm, bị làm nhục, buồn khổ, u uất. N hiều phụ nữ bị sNy thai do bị đánh
đập trong thời kỳ mang thai, thai có nhiều triệu chứng rủi ro; nhiều người phải

mang thai ngoài ý muốn, bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bị đNy
vào hoàn cảnh phải nạo phá thai không an toàn, nạo phá thai nhiều lần. Tất cả
đều là những hậu quả ghê gớm khó có thể nhận thấy do hành vi bạo lực về tinh
thần và tình dục gây ra. (Phạm Thị Tính, 2008)

9
Hậu quả của bạo lực gia đình gây đau đớn về thể xác, làm giảm sút sức
khỏe thể chất của người phụ nữ; gây nên những vấn đề thuộc sức khỏe tâm
thần: luôn luôn sợ hãi, trầm cảm, thiếu tự chủ… có thể dẫn đến những hành vi
tai hại hoặc liều lĩnh như sử dụng rượu, thuốc gây nghiện hoặc có nhiều bạn
tình - như là một cách thức để đối phó với hành vi bạo lực. Bạo lực gia đình là
tác nhân làm rạn nứt đời sống lứa đôi, tạo nên bầu không khí ngột ngạt trong
đời sống gia đình. (Hoàng N guyễn Tử Khiêm, N guyễn Kim Thúy, 2005)
Bạo lực trong gia đình là nguyên nhân trực tiếp phá vỡ cuộc sống của nhiều
gia đình và là nguyên nhân chính buộc người vợ phải chủ động làm đơn xin ly
hôn (Bùi Thu Hằng, 2001). Độ tuổi của những cặp vợ chồng ly hôn do bạo lực
gia đình khoảng từ 30 đến 60. Phần lớn những trường hợp ly hôn là do người
vợ đứng đơn. Bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ cũng là nguyên nhân đNy
nhiều phụ nữ đến bước đường cùng phải tự kết thúc đời mình (Hoàng Bá
Thịnh, 2007), thể hiện sự uất ức, thất vọng, phẫn nộ, khủng hoảng và đau đớn
cùng cực.
Hậu quả dễ nhận thấy nhất của bạo lực gia đình là hậu quả về sức khỏe thể
chất với các thương tích tạm thời như thâm tím, tụ máu, sưng nhức, trầy
xước… Việc đánh đập gây thương tích có thể khiến nhiều phụ nữ bị sNy thai
hoặc đẻ non. Do bị chồng đánh đập, nhiều phụ nữ muốn bỏ đi khỏi nhà hoặc
thậm chí không muốn sống. N hiều phụ nữ cảm thấy tủi hổ khi có thai ngoài ý
muốn hoặc khi mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hay HIV/AIDS.
Bạo lực tình dục còn có thể gây ra chứng sợ quan hệ tình dục hoặc làm giảm
nhu cầu sinh hoạt tình dục; thậm chí họ cảm thấy bị coi thường, trở thành công
cụ thỏa mãn nhu cầu tình dục của người chồng.

Hầu hết phụ nữ bị bạo lực tình dục cũng đồng thời bị bạo lực thể xác và
những người phải gánh chịu cả bạo lực thể xác lẫn bạo lực tình dục đều cho
biết bạo lực thể xác thường nghiêm trọng hơn. Các hành vi bạo lực thường bắt
đầu sớm từ khi người phụ nữ thiết lập quan hệ hôn nhân với người chồng và
cũng thường lặp đi lặp lại nhiều lần. So với bạo lực thể xác, bạo lực tình dục và
bạo lực tinh thần có xu hướng tiếp diễn lâu dài hơn trong quan hệ hôn nhân của
người phụ nữ (N ghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt
N am, 2010). Bên cạnh những thương tích về mặt thể chất, tổn thương về tâm
lý, tinh thần có phần dai dẳng và mức độ tác động nặng nề hơn. N ỗi ám ảnh về
những hành vi bạo lực luôn dày vò khiến người phụ nữ phải sống trong cảnh

10
“địa ngục trần gian”, bị đNy vào con đường cùng quẫn và tương lai trở nên mù
mịt. Gia đình không còn là tổ ấm, là nơi trú ngụ an toàn, nơi bao bọc và che
chở cho họ. Hậu quả của bạo lực gia đình không chỉ tác động tiêu cực tới một
cá nhân, một gia đình cụ thể, mà có thể trở thành một vấn nạn, đặc biệt đối với
phụ nữ và trẻ em, hệ lụy tới cả xã hội và cộng đồng. Bạo lực gia đình không chỉ
ảnh hưởng tới những người trực tiếp hứng chịu bạo lực mà còn để lại hậu quả
cho cả những thế hệ mai sau. (N guyễn Hữu Minh, Trần Thị Vân Anh, 2009)
N hư vậy, các nghiên cứu đi trước đã cung cấp những góc nhìn đa dạng, sâu
sắc về vấn đề bạo lực gia đình; nhiều nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu, phân tích
các hình thức bạo lực gia đình, nguyên nhân và hậu quả của nó. Bạo lực gia
đình tồn tại trong nhiều gia đình, ở cả nông thôn lẫn thành thị. Bạo lực gia đình
chưa được nhận thức đúng mức vì đa số người dân đều cho rằng đó là vấn đề
riêng của mỗi gia đình, của từng cá nhân, người ngoài không có tư cách can
thiệp. Tư tưởng trọng nam khinh nữ, sự ngộ nhận về vai trò của phụ nữ và nam
giới trong các lĩnh vực đời sống cũng là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng bạo lực
gia đình. N hững nguyên nhân khác có thể kể ra là nghèo khổ, thu nhập thấp,
việc làm không ổn định, buôn bán thua lỗ, phá sản, thất nghiệp, gia đình đông
con, v.v… Bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục… tất cả đều để

lại những vết tích nặng nề cho đời sống của người phụ nữ: từ thương tật, mất
sức lao động đến trầm cảm, cuộc sống tinh thần bất an, sợ sệt, mất tự tin, khủng
hoảng trầm trọng và chết.
3. Mục đích nghiên cứu
Ghi nhận thành quả đã đạt được của các nghiên cứu đi trước, trong khuôn
khổ hạn chế về điều kiện thời gian và nguồn lực cho cuộc nghiên cứu, đề tài tập
trung làm rõ một số khía cạnh của bạo lực gia đình còn chưa được đề cập đầy
đủ trong các nghiên cứu trước, đặc biệt là phản ứng của người phụ nữ khi phải
đối mặt với hành vi bạo lực của người chồng. Hệ quả của những cách phản ứng
khác nhau đối với sức khỏe của bản thân người phụ nữ cũng là chủ đề được
thảo luận kỹ trong luận văn này.
4. Câu hỏi, giả thuyết, khung phân tích
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
4.1.1. Khi bị bạo lực gia đình, phản ứng tức thời và phản ứng lâu dài, về sau
của người phụ nữ diễn ra như thế nào?

11
4.1.2. Các yếu tố bạo lực gia đình, đặc trưng cá nhân và nhận thức của phụ
nữ có tác động đến việc lựa chọn cách phản ứng của họ ra sao?
4.1.3. Hệ quả của từng cách phản ứng đối với sức khỏe của phụ nữ là gì?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Mức độ phản ứng đối với bạo lực gia đình của phụ nữ có tác động làm giảm
bạo lực trong thời gian sau đó. Phụ nữ càng có phản ứng mạnh mẽ với bạo lực
thì khả năng bạo lực xảy ra sau đó càng thấp hoặc mức độ nghiêm trọng của
bạo lực sau đó càng thấp.
N hận thức là yếu tố quan trọng nhất tác động đến phản ứng của phụ nữ. Phụ
nữ càng có nhận thức tốt (có học vấn cao, tiếp cận nhiều nguồn thông tin, kể cả
Internet, có hiểu biết về pháp luật, hiểu biết về quyền của phụ nữ) thì càng có
phản ứng mạnh hơn với bạo lực. N gược lại, phụ nữ có nhận thức yếu, có niềm
tin nhiều hơn vào các giá trị trọng nam khinh nữ truyền thống, thì càng có xu

hướng cam chịu.
4.3. Khung phân tích
4.3.1. Khung phân tích thứ nhất













Các
yếu
tố cá
nhân
người
phụ
nữ
Trình độ học vấn
Cơ hội tiếp cận thông tin
Mức độ hiểu biết về pháp luật
Mức độ hiểu biết về quyền phụ nữ
Mức sống hộ gia đình
N hận thức của người chồng
N ghề nghiệp của người chồng

Số con trong gia đình
khi bị
bạo
lực
Phản
ứng
của
phụ
nữ

Các
yếu
tố đặc
trưng
hộ
gia
đình

12
4.3.2. Khung phân tích thứ hai
Các yếu tố tác động
Yếu tố cá nhân
Yếu tố khác
Đời sống của người phụ nữ
Quan hệ vợ chồng Đời sống tình cảm Sức khỏe
Sức khỏe thể chất
Sức khỏe tinh thần
Sức khỏe tình dục
Bạo lực gia đình và
các cách phản ứng

của phụ nữ

5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu: tác động của bạo lực gia đình tới sức khỏe của
người phụ nữ.
5.2. Khách thể nghiên cứu chủ yếu: người vợ và người chồng trong những
gia đình có hành vi bạo lực.
Bên cạnh đó có thể tìm hiểu thêm các đối tượng có liên quan như các thành
viên khác trong gia đình, hàng xóm, người dân địa phương, chính quyền địa
phương, các đoàn thể quần chúng.
5.3. Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 09 năm 2010 đến tháng 06 năm 2011.
- Không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tại 3 điểm là thị trấn Đông Anh,
xã Cổ Loa và xã Kim Chung (huyện Đông Anh - thành phố Hà N ội).

13
5.4. Đặc điểm chung về địa bàn nghiên cứu:
Đông Anh là một huyện ngoại thành phía Bắc thành phố Hà N ội, gồm có thị
trấn Đông Anh và 23 xã: Bắc Hồng, Cổ Loa, Dục Tú, Đại Mạch, Đông Hội,
Hải Bối, Kim Chung, Kim N ỗ, Liên Hà, Mai Lâm, N am Hồng, N guyên Khê,
Tàm Xá, Thụy Lâm, Tiên Dương, Uy N ỗ, Vân Hà, Vân N ội, Việt Hùng, Võng
La, Xuân Canh, Xuân N ộn, Vĩnh N gọc.
Thị trấn Đông Anh có diện tích 453km
2
. Dân số khoảng 24.000 người. Đây
là đơn vị duy nhất của huyện Đông Anh không trực tiếp tham gia sản xuất nông
nghiệp. Dân cư thị trấn chủ yếu làm việc trong các cơ quan nhà nước, buôn bán
kinh doanh, làm dịch vụ thương mại.
Xã Cổ Loa có diện tích 802ha. Tổng số hộ trên toàn xã là 4.448 hộ với
16.514 nhân khNu. Dân cư chủ yếu làm nông nghiệp (2.446 hộ). N goài ra còn

có 1.334 hộ làm dịch vụ, thương mại. 542 hộ làm các công việc xây dựng, tiểu
thủ công nghiệp và vận tải.
Xã Kim Chung nằm ở phía Tây huyện Đông Anh, có diện tích 344ha. Tổng
số hộ trên toàn xã là 12.453 hộ với 30.000 nhân khNu, được phân bố ở 3 thôn:
thôn Bầu, thôn Hậu Dưỡng và thôn N huế. Trên địa bàn xã Kim Chung hiện có
khoảng trên 30 doanh nghiệp lớn nhỏ đang hoạt động, có nhiều đường giao
thông quan trọng đi qua Khu công nghiệp và đường hạ tầng Bắc Thăng Long.
6. Một số khái niệm chủ yếu sử dụng trong nghiên cứu
6.1. Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở hôn nhân hoặc
quan hệ huyết thống, những thành viên trong gia đình có sự gắn bó và ràng
buộc với nhau về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ có tính hợp pháp được N hà
nước thừa nhận và bảo vệ.
6.2. Bạo lực chống lại phụ nữ là bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ
sở giới nào dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến những tổn thất về thân thể, về
tình dục hay tâm lý hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa có
những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự
do, dù nó xảy ra nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư. (Tuyên bố của
Liên Hợp Quốc về loại trừ bạo lực chống lại phụ nữ, N ghị quyết Đại hội đồng
tháng 12/1993)

14
6.3. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại
hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành
viên khác trong gia đình. (Luật Phòng chống Bạo lực gia đình năm 2007,
Khoản 2, Điều I)
Tất cả các nghiên cứu về bạo lực gia đình đều thừa nhận đôi khi phụ nữ là
người gây ra bạo lực đối với nam giới, nhưng bằng chứng thực tế cho thấy
phần lớn các vụ bạo lực là bạo lực đối với phụ nữ. Bởi vậy, nghiên cứu này tập
trung vào vấn đề bạo lực đối với phụ nữ do nam giới gây ra và
bạo lực gia

đình đối với phụ nữ trong nghiên cứu này được hiểu là bạo lực của người
chồng đối với người vợ.
6.4. Đời sống của người phụ nữ được hiểu là do nhiều yếu tố cấu thành,
bao gồm quan hệ vợ chồng, đời sống tình cảm, các mối quan tâm xã hội, sức
khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, v.v… N hưng ở đây, trong phạm vi nghiên
cứu có hạn,
đời sống của người phụ nữ chủ yếu được xét đến ở 3 khía cạnh:
sức khỏe thể chất, sức khỏe tình dục và đời sống tinh thần do chịu ảnh
hưởng từ hành vi bạo lực của người chồng trong gia đình.
- Sức khỏe thể chất: chấn thương các bộ phận cơ thể, ngất, bất tỉnh…
- Sức khỏe tình dục: các bệnh viêm nhiễm đường tình dục, HIV/AIDS, rối
loạn phụ khoa, ghê sợ, vô cảm, suy nghĩ tiêu cực về tình dục …
- Sức khỏe tinh thần: lo sợ, căng thẳng sau chấn thương, tính tự trọng thấp,
trầm cảm, hoảng loạn, mất ngủ, mất trí nhớ, bệnh tâm thần, muốn tự tử…
7. Phương pháp nghiên cứu và chọn mẫu
7.1. Phương pháp nghiên cứu
Do tính chất nhạy cảm của vấn đề nghiên cứu, đề tài chú trọng sử dụng các
phương pháp định tính trong thu thập và phân tích thông tin.
Chú trọng sử dụng phương pháp “quả bóng tuyết” để tiếp tục lựa chọn thêm
những đối tượng cần phỏng vấn.
Phương pháp quan sát được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu nhằm
kiểm chứng, hiểu rõ hơn các thông tin thu được qua thái độ, cử chỉ, hành vi
cũng như môi trường và hoàn cảnh của người cung cấp thông tin.
Để có một hình dung mang tính định lượng, bên cạnh các thông tin được
tập hợp từ các kết quả nghiên cứu đã được công bố (trong đó có Điều tra của

15
N gân hàng thế giới năm 1999, Điều tra thực trạng bình đẳng giới Việt N am
năm 2005, Điều tra Gia đình Việt N am năm 2006 và N ghiên cứu quốc gia về
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt N am năm 2010), nhóm nghiên cứu cũng

tiến hành thêm 125 cuộc phỏng vấn bằng bảng hỏi với những câu hỏi định
lượng có sẵn với đối tượng là phụ nữ bị bạo lực tại địa bàn.
Phương pháp phân tích tài liệu được vận dụng nhằm thu thập các thông tin
liên quan đến chủ đề nghiên cứu với các công trình nghiên cứu, sách, kỷ yếu
hội thảo, bài báo, bài tạp chí, các báo cáo do địa phương cung cấp, v.v…
7.2. Chọn mẫu
N ghiên cứu được tiến hành ở huyện Đông Anh - một huyện ngoại thành Hà
N ội. Dựa vào danh sách các hộ thuộc địa bàn nghiên cứu là thị trấn Đông Anh,
xã Cổ Loa và xã Kim Chung do địa phương cung cấp, chọn những hộ gia đình
có xuất hiện hiện tượng bạo lực, có người mắc các tệ nạn xã hội theo nguyên
tắc mẫu thuận tiện. Tiếp tục chọn những người phụ nữ đã lập gia đình trong hộ,
tiến hành câu hỏi lọc. Chỉ những người phụ nữ trả lời đã từng bị bạo lực (bạo
lực thể chất, bạo lực tình dục, bạo lực tinh thần) mới được nhóm nghiên cứu
khảo sát bảng hỏi. Tổng số phụ nữ trả lời bảng hỏi là 125 người.
Cỡ mẫu cho phỏng vấn sâu là 35 mẫu, đối tượng phỏng vấn là:
- N gười vợ - nạn nhân bị bạo lực: 20 người
- N gười chồng - đối tượng gây bạo lực: 10 người
- Đại diện hộ gia đình và các đối tượng khác (hàng xóm, người dân địa
phương): 05 người
Đồng thời tiến hành 03 thảo luận nhóm tập trung (nhóm phụ nữ đã có gia
đình, nhóm nam giới đã có gia đình, nhóm lãnh đạo chính quyền địa phương),
mỗi nhóm 10 người, tổng cộng 30 người ở 03 nhóm.
8. Cơ sở lý thuyết
Để có thể nhận thức rõ tác động của bạo lực gia đình tới đời sống của người
phụ nữ với các hình thức bạo lực đa dạng, phức hợp, tác động nhiều chiều tới
sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, sức khỏe tình dục của người phụ nữ,
nghiên cứu này tham khảo, tìm hiểu và vận dụng các lý thuyết sau đây.
Lý thuyết căng thẳng xã hội giải thích nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia
đình cho rằng, sự căng thẳng trong cuộc sống có thể khiến cá nhân có hành vi


16
bạo lực đối với người thân trong gia đình. Sự căng thẳng trong gia đình, trong
xã hội nảy sinh khi cá nhân không có đủ các nguồn lực về tâm lý, xã hội và
kinh tế để đáp ứng sự kỳ vọng của bạn bè, người thân, đồng nghiệp và của
chính bản thân họ. Chẳng hạn như không được thăng tiến trong công việc, gặp
rắc rối với đồng nghiệp, ly hôn, ngoại tình, thất nghiệp, lạm phát giá cả, gia
tăng các chi phí nuôi con… Tồn tại mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa sự căng thẳng
trong gia đình và xã hội với bạo lực gia đình. Cá nhân không chỉ sử dụng bạo
lực như một cách thức đương đầu với sự căng thẳng xã hội họ đang phải hứng
chịu mà còn xem đó là cách giải quyết những xung đột trong đời sống cá nhân.
Bất cứ khi nào có sự mất cân bằng về kỳ vọng, cá nhân có thể sử dụng bạo lực
để kiểm soát tình hình. Hành vi bạo lực được xem là cách thức để bù đắp cho vị
thế thấp kém hoặc lòng tự trọng bị tổn thương. (Phùng Thị Kim Anh, 2008)
Trong lý thuyết xã hội hóa vai trò giới, bạo lực gia đình được xem là một
trong những kết quả của quá trình xã hội hóa cá nhân, là hành vi do bắt chước,
học theo, làm theo mà có. Các mô hình, kết cấu hành vi, tình cảm và thái độ
đặc thù cho mỗi giới đã có sẵn trong xã hội trước khi con người được sinh ra.
Từ khi sinh ra cho đến khi chết đi, con người không ngừng tiếp thu và làm theo
các mô hình, kết cấu vốn luôn tồn tại khách quan đó. Động cơ bạo lực, hành vi
bạo lực, thái độ “bình thường hóa” của người chồng xuất phát từ sự tiếp nhận,
làm theo những tấm gương quan sát thấy trong bản thân gia đình và cộng đồng.
Sự nhẫn nhịn và thái độ “cam chịu” của người vợ cũng có điểm xuất phát
tương tự, và đó chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến và thúc đNy khả
năng tái diễn của bạo lực gia đình.
Cách tiếp cận sinh thái học đối với bạo lực chỉ ra rằng, bạo lực gia đình
xảy ra không phải do một nhân tố duy nhất mà là sự kết hợp của nhiều nhân tố
ở các cấp độ khác nhau. Ở cấp độ cá nhân, tồn tại một số khả năng như người
gây ra bạo lực từng là nạn nhân của bạo lực, từng bị lạm dụng tình dục, từng
phải chứng kiến hành vi bạo lực của cha mẹ và người thân, không có cha mẹ
hoặc bị cha mẹ chối bỏ và thường xuyên uống rượu. Ở cấp độ gia đình, các

mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ vợ chồng, người chồng là người kiểm soát
tài chính và là người ra quyết định chủ yếu trong gia đình là những nhân tố có
nguy cơ dẫn đến bạo lực. Ở cấp độ cộng đồng, đó là sự nghèo đói, điều kiện
kinh tế - xã hội không đảm bảo, tình trạng đơn độc của phụ nữ, sự gắn kết của

17
nhóm nam giới, thiếu vắng sự trợ giúp, can thiệp từ phía cộng đồng. Còn ở cấp
độ xã hội, đó là sự tồn tại của các chuNn mực thừa nhận quyền kiểm soát,
quyền sở hữu của nam giới đối với phụ nữ, chấp nhận bạo lực như là một biện
pháp giải quyết mâu thuẫn cá nhân và gia đình, và thái độ nhẫn nhịn chịu đựng
sự ngược đãi, hành động bạo lực của bản thân phụ nữ.
Mô tả các hành vi bạo lực thể chất và bạo lực tình dục, lý thuyết “bánh xe
quyền lực và kiểm soát” nhấn mạnh việc người chồng sử dụng bạo lực như
một phương tiện để duy trì quyền lực và sự kiểm soát đối với người vợ. Theo lý
thuyết này, nhân tố quyết định dẫn đến hành vi bạo lực của người chồng chính
là ý muốn buộc người vợ phải phục tùng mình khi sử dụng hành vi bạo lực.
Rượu, ma túy, thái độ của người vợ… chỉ là những nhân tố thúc đNy chứ không
phải là nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực. N hư vậy, bạo lực gia đình là
hành vi có ý thức của con người. N gười chồng biết rõ hành động bạo lực của
mình sẽ khiến cho người vợ phải ghi nhớ vị trí phụ thuộc của họ trong gia đình,
họ phải biết tuân phục, vâng lời và mối quan hệ hôn nhân của họ sẽ thay đổi
theo chiều hướng có lợi cho người chồng. Khi bị đe dọa hoặc bị đánh đập,
người vợ thường có thái độ cam chịu, chấp nhận và làm mọi việc có thể để
khiến người chồng hài lòng với hy vọng hành vi bạo lực không lặp lại, nhưng
thực chất, cách xử sự đó của họ chính là biểu hiện của việc hoàn toàn bị kiểm
soát, giúp mục đích của người chồng khi thực hiện hành vi bạo lực được hiện
thực hóa.
Lý thuyết hệ thống khẳng định, gia đình là một tổ chức năng động, được
tạo nên từ những thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về mặt huyết
thống hoặc hôn nhân. Bởi vậy, hành vi của một thành viên và khả năng lặp lại

hành vi đó bị tác động bởi những phản ứng và phán xét của các thành viên
khác. Khi người chồng có hành vi bạo lực, nếu người vợ luôn tỏ thái độ cam
chịu, thì hành vi bạo lực sẽ không chỉ xảy ra một lần, càng về sau người chồng
càng coi đó là hành vi bình thường đến mức có thể chấp nhận được, còn người
vợ sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về sức khỏe thể chất, đời sống
tinh thần và sức khỏe tình dục. N ếu người vợ không chấp nhận mà tỏ thái độ
phản kháng, hành vi bạo lực của người chồng có thể hoặc không tái diễn hoặc
suy giảm mức độ thường xuyên, sức khỏe của người phụ nữ ở các phương diện
nêu trên ít phải gánh chịu ảnh hưởng tiêu cực.

18
N hư vậy, bạo lực gia đình có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. N ó có thể là
biểu hiện của vị thế bất bình đẳng của phụ nữ trong cộng đồng, do sự phân bố
không đồng đều về quyền lực giữa nam giới và nữ giới. N ó cũng có thể bắt
nguồn từ những hành vi bắt chước, học theo, làm theo, hoặc xuất phát từ những
căng thẳng trong gia đình và xã hội. Bạo lực gia đình thường là sự kết hợp tổng
hòa của nhiều nhân tố ở nhiều cấp độ. Với mọi nguồn căn nguyên, bạo lực gia
đình luôn để lại những hậu quả nặng nề cho nạn nhân bị bạo lực, trong đó có
phụ nữ. Phụ nữ là đối tượng chính phải gánh chịu những hậu quả về sức khỏe
thể chất, tinh thần và sức khỏe tình dục do hành vi bạo lực của người chồng.
N ạn nhân của bạo lực gia đình nói chung và phụ nữ bị bạo lực nói riêng
phải có thái độ phản kháng, có biện pháp ứng phó phù hợp để thay đổi tình
trạng bạo lực, để phòng chống và ngăn ngừa sự tái diễn của các hành vi bạo
lực. N gười phụ nữ càng im lặng, nhẫn nhịn, chịu đựng, bạo lực gia đình càng
có khả năng xảy ra với tần suất và mức độ gia tăng. N gười phụ nữ càng phản
kháng kiên quyết, mạnh mẽ, họ càng có nhiều cơ hội thoát khỏi bạo lực gia
đình
.






19
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Phản ứng của phụ nữ đối với bạo lực gia đình
Theo kết quả N ghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở
Việt N am, trong năm 2010, cứ ba gia đình thì có một gia đình xảy ra các hành
vi bạo lực như tát, đấm, đá, đánh đập vợ, đe dọa, nhục mạ, cô lập các mối quan
hệ, hạn chế tiếp cận với thông tin, dịch vụ, nguồn lực, lạm dụng tình dục, ép
buộc quan hệ tình dục và các hình thức bạo lực khác… 58% phụ nữ từng kết
hôn cho biết họ đã từng bị ít nhất một trong ba hình thức bạo lực: thể xác, tinh
thần và tình dục trong đời nhưng hầu hết họ đều không nói ra, không muốn
công khai cho người ngoài biết và chọn cách im lặng, nhẫn nhịn chịu đựng.
So sánh với nghiên cứu năm 1999 ở 6 xã tại Hà N ội, Huế và Thành phố Hồ
Chí Minh với mẫu gồm 600 phụ nữ đã lập gia đình, sẽ nhận thấy sự gia tăng
đáng kể tỷ lệ phụ nữ phải gánh chịu hành vi bạo lực. Bạo lực thân thể, theo kết
quả của cuộc nghiên cứu này, mới chỉ xảy ra trong 16% các gia đình, trong đó
10% là các gia đình có kinh tế khá giả và 25% các gia đình có kinh tế túng
thiếu. Bạo lực tình dục xảy ra ở 18% các gia đình khá giả về kinh tế và 25% gia
đình túng thiếu về kinh tế. (Vũ Mạnh Lợi, Vũ Tuấn Huy, N guyễn Hữu Minh,
1999)
Cần lưu ý rằng tất cả các số liệu này đều có khả năng thấp hơn thực tế do
người trả lời thường ngại nói với người khác về vấn đề bạo lực của người
chồng do xấu hổ, do tâm lý không muốn “vạch áo cho người xem lưng” và
“xấu chàng hổ ai” hay do chịu ảnh hưởng của những tư tưởng lạc hậu, định
kiến khác.
Có hai cách phản ứng của người phụ nữ khi phải đối mặt với bạo lực gia
đình. Phản ứng mạnh bao gồm các biểu hiện như kháng cự, đánh lại, trả thù,
dùng võ mồm, ly hôn… N gược lại, có nhiều phụ nữ vẫn tiếp tục im lặng, chịu

đựng mọi đòn đánh, hành vi ngược đãi của người chồng cho dù hành vi này
diễn ra thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần và đã có lúc người phụ nữ tưởng
như hết khả năng chịu đựng. Chúng tôi coi kiểu hành động như vậy là phản
ứng yếu.

20

×