Tải bản đầy đủ (.pdf) (263 trang)

Nghiên cứu văn bản hát đám cưới viết bằng chữ nôm của dân tộc tày ở vùng đông bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.15 MB, 263 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM HOÀNG GIANG

NGHIÊN CỨU VĂN BẢN HÁT ĐÁM CƯỚI
VIẾT BẰNG CHỮ NÔM CỦA DÂN TỘC TÀY
Ở VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM

Hà Nội - 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM HOÀNG GIANG

NGHIÊN CỨU VĂN BẢN HÁT ĐÁM CƯỚI
VIẾT BẰNG CHỮ NÔM CỦA DÂN TỘC TÀY
Ở VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM
Chuyên ngành: Hán Nôm
Mã số: 62.22.01.04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh



Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
- Luận án Tiến sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh, chưa từng được công bố trong các công
trình nghiên cứu của ai khác.
- Luận án đã được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cầu thị.
- Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác đã được tiếp thu
chân thực, cẩn trọng trong luận án.
Tác giả

Phạm Hoàng Giang


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án Tiến sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban
Giám đốc, Khoa Hán Nôm, Học viện Khoa học Xã hội và các thầy, cô giáo
đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Trân trọng cám ơn Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Lãnh đạo
Phòng Nghiên cứu văn bản Nôm cùng bạn bè đồng nghiệp công tác tại Viện
Nghiên cứu Hán Nôm đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình học tập NCS và viết luận án.
Đặc biệt, NCS xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên
hướng dẫn PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh, thầy đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo trong suốt thời gian tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và
đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên NCS.


Tác giả

Phạm Hoàng Giang


KÍ HIỆU VIẾT TẮT

HV

: Hán Việt

-nt-

: Như trên

Tk

: Thế kỉ

Tr.

: Trang

Tt

: Thứ tự

VD


: Ví dụ

vt

: Viết tắt

ĐHSP

: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

NP

: Nghĩa phù

TP

: Thanh phù

Nxb

: Nhà xuất bản

KHXH

: Khoa học xã hội

NCS

: Nghiên cứu sinh


PL

: Phụ lục


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………………………
1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………………………..
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án……………………………….....
2.1. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………………..
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………………….....
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án…………………………………...
3.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………
3.2. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………………
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án……………….
4.1. Phương pháp luận………………………………………………………………..
4.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………..
5. Đóng góp mới của luận án………………………………………………………………..
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài……………………………………………………………...
7. Bố cục của luận án…………………………………………………………………………..
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI……………………………………………………………………………………..
1.1. Khái quát về dân tộc Tày: nguồn gốc, ngôn ngữ, văn tự, và văn hóa
truyền thống. ……………………………………………………………………………………..
1.2. Các công trình khảo cứu và giới thiệu về tục hát đám cưới………………
1.2.1. Các sách chuyên khảo…………………………………………………………
1.2.2. Các luận văn, luận án và bài viết…………………………………………….
1.3. Các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ Tày ……………………………….....
1.4. Các công trình nghiên cứu chữ Nôm Tày và từ điển chữ Nôm Tày………
1.4.1. Các công trình nghiên cứu về chữ Nôm Tày………………………………..

1.4.2. Về từ điển chữ Nôm Tày……………………………………………………….
1.5. Một số nhận xét về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài……….
1.5.1. Về các công trình khảo cứu và giới thiệu về tục hát đám cưới của
người Tày……………………………………………………………………………….
1.5.2. Về các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ của dân tộc Tày……………..
1.5.3. Về các công trình nghiên cứu chữ Nôm Tày và từ điển chữ Nôm Tày……….
1.6. Định hướng nghiên cứu của đề tài……………………………………………….....
Tiểu kết……………………………………………………………………………………………...
Chương 2: KHẢO SÁT VĂN BẢN HÁT ĐÁM CƯỚI CHỮ NÔM TÀY
TRONG KHO SÁCH CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM…………………
2.1. Một số các khái niệm cơ bản …………………………………………………………
2.2. Mô tả văn bản………………………………………………………………………………
2.3. Vấn đề niên đại, người sao chép và tên gọi của văn bản hát đám cưới….
2.3.1. Về niên đại văn bản…………………………………………………………….
2.3.2. Về người sao chép văn bản……………………………………………………
2.3.3. Vấn đề tên gọi của văn bản hát đám cưới…………………………………..
2.4. Thống kê, so sánh các cung hát trong văn bản hát đám cưới…………
2.4.1. Phương pháp thống kê và phân loại văn bản……………………………...
2.4.2. Kết quả thống kê và nhận xét, so sánh các văn bản hát đám cưới……...
2.4.3. Số lượng các cung, bài trong tục hát đám cưới …………………………..
2.5. Vấn đề nhan đề và bố cục trong văn bản hát đám cưới……………………
2.5.1. Thời gian và không gian tổ chức đám cưới người Tày truyền thống……
2.5.2. Về nhan đề của văn bản hát đám cưới……………………………..

1
1
2
2
2
4

4
4
4
4
5
6
6
7
8
8
13
13
20
24
26
26
29
30
30
31
31
33
33
35
35
36
41
41
42
43

49
49
50
54
57
57
58


2.5.3. Bố cục của văn bản hát đám cưới…………………………………………....
Tiểu kết……………………………………………………………………………………………...
Chương 3: NGHIÊN CỨU CHỮ NÔM TÀY TRONG VĂN BẢN HÁT
ĐÁM CƯỚI KÝ HIỆU ST.2195…………………………………………………………...
3.1. Cơ sở vay mượn và việc lựa chọn bản nền ký hiệu ST.2195………………
3.1.1. Cơ sở vay mượn của chữ Nôm Tày…………………………………………..
3.1.2. Bản nền ký hiệu ST.2195………………………………………………………
3.2. Nghiên cứu cấu trúc chữ Nôm Tày trong văn bản hát đám cưới ký hiệu ST.2195…....
3.2.1. Vấn đề sử dụng phương ngữ trong văn bản hát đám cưới ST.2195……..
3.2.2. Cấu trúc chữ Nôm Tày trong văn bản ký hiệu ST.2195…………………...
3.2.3. Tiêu chí và kết quả thống kê phân loại cấu trúc chữ Nôm trong văn
bản hát đám cưới, ký hiệu ST.2195…………………………………………………
3.2.4. Nhận xét về các loại chữ Nôm Tày trong văn bản hát đám cưới, ký
hiệu ST.2195…………………………………………………………………………..
3.2.5. Nhận xét về cấu trúc chữ Nôm Tày trong văn bản hát đám cưới………..
3.3. So sánh cấu trúc chữ Nôm Tày trong văn bản hát đám cưới kí hiệu
ST.2195 và công trình nghiên cứu chữ Nôm Tày của Nguyễn Văn Huyên
năm 1941. …………………………………………………………………………………………
3.3.1. Tiêu chí và kết quả thống kê phân loại cấu trúc chữ Nôm Tày trong
công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Huyên……………………………….....
3.3.2. So sánh cấu trúc chữ Nôm Tày trong 2 văn bản…………………………..

Tiểu kết ……………………………………………………………………………………………
Chương 4: GIÁ TRỊ CỦA VĂN BẢN HÁT ĐÁM CƯỚI VIẾT BẰNG
CHỮ NÔM TÀY TRONG VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC TÀY VÙNG ĐÔNG BẮC………………………..
4.1. Thực trạng sử dụng tục hát đám cưới và vấn đề bảo lưu các văn bản
hát đám cưới viết bằng chữ Nôm của người Tày hiện nay………………………..
4.1.1. Về thực trạng sử dụng tục hát đám cưới ở các địa phương hiện nay…...
4.1.2. Về vấn đề bảo lưu các văn bản hát đám cưới viết bằng chữ Nôm của
người Tày hiện nay……………………………………………………………………..
4.2. Giá trị của các văn bản hát đám cưới viết bằng chữ Nôm của dân tộc Tày…
4.2.1. Văn bản hát đám cưới đã góp phần bảo lưu bản sắc văn hóa của người
Tày vùng Đông Bắc……………………………………………………………………
4.2.2. Văn bản hát đám cưới là nguồn tư liệu quan trọng bổ sung cho việc
nghiên cứu về tục hát đám cưới của dân tộc Tày………………………………….
4.2.3. Văn bản hát đám cưới đã góp phần nghiên cứu về ngôn ngữ, văn tự cổ
của dân tộc Tày. ……………………………………………………………………….
4.3. Các vấn đề đặt ra với việc bảo tồn, khai thác và nghiên cứu các văn
bản hát đám cưới được viết bằng chữ Nôm của người Tày………………….....
Tiểu kết……………………………………………………………………………………………...
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………..
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN CÓ
LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN…………………………………………………….....
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………......

59
64
67
67
67
68

70
71
73
76
79
96
99
100
103
108
110
110
110
116
117
117
122
124
127
131
133
139
140


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tục hát đám cưới là một hình thức sinh hoạt văn hóa nghệ thuật có từ lâu
đời của dân tộc Tày ở các vùng miền núi phía bắc của nước ta. Tục hát được
diễn ra trong các dịp cưới xin của người Tày, và được nhân dân rất yêu thích.

Hát đám cưới mang các tên gọi khác như: Hát Quan lang, Hát Quan làng,
v.v… Cũng giống như các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật khác như Phong Slư,
Lượn,... thì tục hát đám cưới cũng có tính chất sinh hoạt văn nghệ quần chúng
của đồng bào vùng cao, nhưng mặt khác đây còn là hình thức sinh hoạt theo
phong tục nghi lễ cưới xin của người Tày và chỉ được hát lên trong những
ngày vui đám cưới.
Mặc dù vậy, ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, tục hát
đám cưới của người Tày ở các địa phương đã bị mai một và biến đổi đi rất
nhiều, đặc biệt là sự suy giảm ở số lượng các cung, bài hát và cả ở lực lượng
những những người làm chủ hôn (Quan làng) theo phong tục truyền thống.
Đây là một thực trạng rất đáng lo ngại, ảnh hưởng rất nhiều đến việc bảo tồn,
nghiên cứu và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Tày hiện nay.
Viện Nghiên cứu Hán Nôm thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Nam, hiện đang lưu trữ được rất nhiều các văn bản được viết bằng chữ Nôm
của người Tày, với rất nhiều loại như: truyện thơ, then, lượn v.v…, trong đó
có 8 văn bản về tục hát đám cưới của người Tày. Đây là nguồn tư liệu vô
cùng quý giá trong việc bảo tồn, nghiên cứu và phát huy những nét văn hóa
truyền thống đặc sắc của người Tày nói chung, cũng như về tục hát đám cưới
của người Tày nói riêng.

1


Từ những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Nghiên cứu văn
bản hát đám cưới viết bằng chữ Nôm của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc
Việt Nam” làm đề tài cho luận án Tiến sĩ chuyên ngành Hán Nôm của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trong luận án này, mục đích nghiên cứu cụ thể nhằm giải quyết những
vấn đề trong văn bản hát đám cưới như: tác giả, niên đại văn bản; số lượng

cung hát và bài hát đám cưới trong văn bản; chữ Nôm Tày trong văn bản hát
đám cưới; và giá trị của văn bản hát đám cưới. Ở đây, luận án tiến hành khảo
sát chủ yếu 8 văn bản có kí hiệu lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Kết
quả của việc nghiên cứu này, sẽ làm sáng tỏ những vấn đề còn tồn tại trong
văn bản hát đám cưới, đóng góp vào thực tiễn nghiên cứu, sưu tầm văn bản
hát đám cưới được viết bằng chữ Nôm Tày nói riêng và di sản văn bản chữ
Nôm Tày nói chung.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu đặt ra, NCS đặt nhiệm vụ nghiên cứu và
tiến hành chứng minh các vấn đề:
* Để xác định tác giả, niên đại văn bản và tên gọi khác nhau của hát đám
cưới, cần phải căn cứ vào 3 nguồn cứ liệu của văn bản: Thứ nhất, thể hiện
bằng những ghi chép cụ thể về niên đại, tác giả có trong 8 văn bản hát đám
cưới. Thứ hai, những đặc điểm của loại chữ Nôm Tày được chép trong các
văn bản hát đám cưới. Thứ ba, là các ý kiến khác nhau của các nhà nghiên
cứu đi trước về tên gọi của hát đám cưới, như: Quan lang, Quan làng, v.v…
Qua 3 nguồn cứ liệu đó, kết hợp với những nghiên cứu, ghi chép về truyền
thống văn hóa, con người của dân tộc Tày; NCS đưa đoán định rằng: Các văn
bản hát đám cưới ra đời sớm nhất cũng phải từ thế kỷ XVII trở đi, hầu hết là

2


khuyết danh, và tên gọi của thể loại này có thể là Quan làng, Quang lang,
v.v…trong luận án này, NCS sử dụng tên gọi là hát đám cưới.
* Số lượng các cung, bài hát đám cưới trong các văn bản: Để xác định
số lượng các cung, bài hát đám cưới trong các văn bản hát đám cưới, NCS đã
tiến hành khảo cứu 8 văn bản, thống kê số lượng (lập bảng biểu), phân loại
các cung, các chặng hát khác nhau trong các văn bản hát đám cưới. Từ đó,
tổng hợp và đưa ra những nhận xét của mình.

* Đặc điểm chữ Nôm Tày trong văn bản hát đám cưới: Để tìm hiểu đặc
điểm chữ Nôm Tày trong văn bản hát đám cưới, NCS đã khảo cứu 6 công
trình nghiên cứu về chữ Nôm Tày của các tác giả đi trước, kế thừa, tiếp thu
thành quả của tiền bối, kết hợp tìm hiểu những đặc trưng riêng về chữ Nôm
Tày có trong các văn bản hát đám cưới, NCS đã xác lập một mô hình cấu trúc
chữ Nôm Tày phù hợp với cấu trúc chữ Nôm có trong các văn bản hát đám
cưới. Trên cơ sở đó, NCS đã tiến hành 3 bước sau: Thứ nhất: thống kê phân
loại cấu trúc chữ Nôm Tày trong một trường hợp văn bản hát đám cưới có kí
hiệu tại kho sách của Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Thứ hai: nhận xét về các
loại chữ Nôm Tày. Thứ ba: nhận xét về cấu trúc chữ Nôm Tày trong các văn
bản hát đám cưới.
* Giá trị văn bản hát đám cưới: Để giải quyết nhiệm vụ này, NCS đã
thực hiện các công tác như: tìm hiểu thực trạng của tục hát đám cưới của
người Tày, cũng như tình hình các văn bản hát đám cưới ở các địa phương
hiện nay ra sao; kết hợp với việc tìm hiểu những đặc điểm về chữ Nôm Tày
có trong văn bản, để từ đó tập trung nghiên cứu về giá trị của văn bản hát đám
cưới trên hai vấn đề: Văn bản hát đám cưới đã góp phần bảo lưu bản sắc văn
hóa của người Tày vùng Đông Bắc; Văn bản hát đám cưới là nguồn tư liệu
quan trọng bổ sung cho việc nghiên cứu về tục hát đám cưới của dân tộc Tày.
Trên cơ sở đó, NCS đề xuất một số phương hướng để bảo tồn, khai thác và

3


nghiên cứu các văn bản hát đám cưới được viết bằng chữ Nôm của người Tày
ở vùng Đông Bắc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án chọn đối tượng nghiên cứu là một nhóm văn bản về hát đám
cưới của người Tày, hiện đang được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Các văn bản này mang các ký hiệu: ST.2195; VNv.609; VNv.692; VNv.695;
VNb.160; VNb.169; VNb.166; VNv. 674. Đây là nhóm văn bản hát đám cưới
viết bằng chữ Nôm Tày và chưa từng được công bố. Ngoài ra, luận án còn sử
dụng một số tư liệu khác làm bằng chứng cho việc nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu vào các vấn đề văn bản học của
các văn bản hát đám cưới, cấu trúc chữ Nôm Tày trong văn bản hát đám cưới,
những giá trị mà các văn văn bản hát đám cưới đem lại trong sinh hoạt văn
hóa dân tộc Tày.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Trên cơ sở quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc sưu
tầm, bảo tồn, nghiên cứu khai thác và phát huy văn hóa truyền thống, xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Những tri thức về Ngữ văn Hán Nôm, văn bản học, văn hóa học, văn tự
học và nghiên cứu liên ngành đã được vận dụng lý thuyết nghiên cứu khoa
học trong từng chương của luận án.
Kế thừa thành quả nghiên cứu từ các công trình đi trước của giới nghiên
cứu trong và ngoài nước được công bố có liên quan đến đề tài, chúng tôi tập
trung khai thác sâu đặc điểm văn bản, đặc điểm văn tự và giá trị nội dung văn

4


bản hát đám cưới của dân tộc Tày, góp phần vào các kết quả nghiên cứu về
giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số Việt Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án chọn hướng tiếp cận nghiên cứu từ nhiều những phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp văn bản học: nghiên cứu, so sánh 8 văn bản chữ Nôm Tày,

viết về chủ đề hát đám cưới, để có thể đưa ra được một khái quát chung về số
lượng các cung hát trong các văn bản này. Lấy một văn bản hát đám cưới làm
nền, đồng thời, luận án sẽ tiến hành khảo sát các văn bản còn lại, để tìm ra một
số các cung hát đám cưới khác còn thiếu trong văn bản nền. Kết quả của công
việc này, sẽ đưa lại một bản tổng hợp chung về các cung hát đám cưới được
viết bằng chữ Nôm Tày xuất hiện trong các văn bản.
- Phương pháp văn tự học, được luận án sử dụng khi nghiên cứu cấu trúc
về chữ Nôm Tày trong văn bản hát đám cưới. Khi làm việc theo phương pháp
này, chúng tôi chia hệ thống chữ Nôm Tày thành các yếu tố nhỏ (tức các tiểu
loại từ A1-H3, chữ đơn - chữ ghép, biểu âm- biểu ý, chức năng - hình thể…) để
xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố nhỏ đó với nhau và với chỉnh thể hệ thống
chữ Nôm Tày.
- Phương pháp thông diễn học (hay còn gọi là thuyên thích học) cũng
được sử dụng để giải thích, giải nghĩa, hay diễn dịch các bản văn hát đám
cưới, từ các vấn đề về văn bản, ngôn ngữ, lời nói, v.v… Đây là một phương
pháp giúp chúng ta thấu hiểu văn bản và minh giải văn bản sâu hơn.
- Phương pháp liên ngành nhằm nêu ra những giá trị lịch sử, giá trị văn
hóa, văn học, tôn giáo, phong tục tập quán, v.v… được thể hiện trong các giá
trị nội dung và nghệ thuật của các văn bản hát đám cưới.
Thao tác thống kê được sử dụng xuyên suốt luận án, các kết quả thống
kê là những số liệu cụ thể và chính xác, từ đó đưa tới những nhận định đáng

5


tin cậy. Ngoài ra, luận án cũng sử dụng những thao tác như phân tích, tổng
hợp, quy nạp, diễn dịch, so sánh, v.v... trước khi đưa ra những nhận xét về
văn bản hát đám cưới.
5. Đóng góp mới của luận án
- Trình bày đặc điểm 8 văn bản hát đám cưới của dân tộc Tày, xác định

văn bản tin cậy để nghiên cứu, giới thiệu. Việc làm này sẽ gợi mở cho việc
nghiên cứu nhóm văn bản hát đám cưới chữ Nôm Tày hiện lưu giữ tại Viện
Nghiên cứu Hán Nôm.
- Thống kê, so sánh và đưa ra số liệu đáng tin cậy về số lượng cung hát,
chặng hát và các bài hát trong văn bản hát đám cưới viết bằng chữ Nôm Tày
của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc. Đưa ra cứ liệu về cấu trúc của chữ Nôm
Tày, về sự thay đổi và bảo lưu của chữ Nôm Tày trong một văn bản hát đám
cưới trong diễn trình chung của chữ Nôm thời trung đại.
Các thao tác nghiên cứu tục hát đám cưới từ các văn bản chữ Nôm Tày
đó, còn có đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn cho việc sưu tầm, lưu giữ,
nghiên cứu văn bản hát đám cưới viết bằng chữ Nôm Tày nói riêng và di sản
văn bản của người Tày nói chung.
- Phiên âm, dịch nghĩa, chú thích và giới thiệu văn bản hát đám cưới viết
bằng chữ Nôm của dân tộc Tày.
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Việc nghiên cứu nhóm văn bản hát đám cưới hiện lưu trữ tại Viện
Nghiên cứu Hán Nôm, đưa lại những ý nghĩa khoa học:
- Phác họa được một bức tranh tổng thể về tục hát đám cưới của dân tộc
Tày ở vùng núi Đông Bắc của Việt Nam về các phương diện: Số lượng các cung
hát đám cưới, chặng hát và các bài hát đám cưới ghi chép trong các văn bản
được viết bằng chữ Nôm Tày, hiện lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

6


- Nghiên cứu văn bản và phân tích văn bản, xác định bản đáng tin cậy để
phiên dịch, giới thiệu, công bố văn bản hát đám cưới và nghiên cứu về cấu tạo
chữ Nôm Tày dựa trên một trường hợp văn bản, đưa ra những đặc điểm nổi
bật về văn tự của loại văn bản này, giúp ích cho việc học tập và nghiên cứu
chữ Nôm Tày được thuận lợi hơn.

- Luận án tạo hướng mở cho việc nghiên cứu các văn bản hát đám cưới
được viết bằng chữ Nôm Tày ở vùng Đông Bắc nói riêng và các văn bản Nôm
Tày nói chung. Hy vọng đề tài sẽ có những đóng góp cho việc bảo tồn,
nghiên cứu và phát huy những giá trị tốt đẹp trong văn hóa của đồng bào
dân tộc Tày ở vùng cao.
7. Bố cục của luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục; luận án gồm
4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Khảo sát văn bản hát đám cưới chữ Nôm Tày lưu giữ tại
Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Chương 3: Nghiên cứu chữ Nôm Tày trong văn bản hát đám cưới ký
hiệu: ST.2195
Chương 4: Giá trị của văn bản hát đám cưới viết bằng chữ Nôm Tày
trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Tày vùng Đông Bắc.

7


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Nhận thức được giá trị to lớn của tục hát đám cưới của người Tày, một
số nhà nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu Hán Nôm đã quan tâm khảo cứu và
giới thiệu đến loại tập tục này. Chương này, chúng tôi sẽ giới thiệu khái quát
về người Tày, cùng tổng quan tình hình nghiên cứu của các vị tiền bối, cũng
như của nghiên cứu sinh liên quan đến đề tài luận án. Để từ đó làm cơ sở cho
việc triển khai đề tài ở các chương sau:
1.1. Khái quát về dân tộc Tày: nguồn gốc, ngôn ngữ, văn tự, và văn

hóa truyền thống.
- Về dân tộc: Đây là một dân tộc nằm trong cộng đồng các dân tộc thiểu
số Việt Nam. Xưa kia: “ Người Tày sổng rải rác ở hầu khắp các tỉnh thượng
du và trung du Bắc Bộ với một địa bàn cư trú khá rộng lớn, từ khu vực tả
ngạn sông Hồng đến Hải Ninh, dọc theo biên giới Việt Trung. Họ tập trung
đông nhất ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Tuyên, Hoàng Liên
Sơn”. [50, tr.1]. Từ năm 1954 và nhất là sau năm 1975, có một bộ phận người
Tày di cư vào các tỉnh phía Nam, như Đắc Lắc, Lâm Đồng, v.v… để hình
thành nên một cộng đồng người Tày ở phương Nam như hiện nay.
Nguồn sống chính của người Tày là nông nghiệp, ruộng nước. Nền
nông nghiệp Tày đã phát triển tương đối cao. Ngoài lúa nước là cây lương
thực chính, đồng bào còn trồng thêm ngô, khoai, sắn và các loại cây thực
phẩm khác và thuốc lá trên những nương định canh. Đó cũng là nguồn thu
nhập quan trọng của đồng bào Tày. Việc trồng bông dệt vải và nuôi tằm từ
lâu đã phát triển, không những đáp ứng nhu cầu của từng gia đình, mà còn
được bán ở các chợ tại địa phương. Ngoài ra, đồng bào còn chăn nuôi gia

8


súc, gia cầm như trâu, bò, heo, gà, dê trở thành nguồn thu nhập phụ có giá
trị kinh tế cao. Các nghề thủ công gia đình như đan lát đồ dùng gia đình
bằng mây, tre, lá; rèn công cụ, nghề mộc và nghề gốm, đã đáp ứng nhu cầu
của nhân dân địa phương.
Đồng bào Tày thường sống quần tụ thành từng bản. Mỗi bản có từ hai
mươi đến một trăm nóc nhà. Nhiều bản hợp lại thành một mường tương
đương với một xã. Bản (làng) của người Tày được xây dựng ở những chân
núi hoặc những nơi đất đai bằng phẳng ven sông, suối, trên các cánh đồng.
Nhiều bản làng) có lũy tre xanh bao bọc xung quanh.
- Về nguồn gốc: của người Tày: “Theo một số nhà dân tộc học người

bản ngữ Tày - Nùng cho biết, thì tổ tiên của nhóm dân tộc thuộc ngôn Tày Thái là nhóm người Việt tộc, còn gọi là Bách Việt, vốn lúc đầu sinh sống ở
phía nam sông Dương Tử. Họ đã trải qua hai lần thiên di theo hai hướng
Nam và Tây Nam. Lần một vào khoảng thiên kỉ thứ nhất trước công
nguyên. Lần hai vào các năm đầu của thiên kỷ thứ nhất sau công nguyên”
[50, tr.2] Với nhóm dân tộc Tày - Thái có mặt trên lãnh thổ Việt Nam hiện
nay “ họ cư trú thành hai vùng tên một phần lãnh thổ Việt Nam. Một vùng
từ khu tả ngạn sông Hồng đến Hải Ninh, với trung tâm là khu vực Việt
Bắc. Còn một vùng từ khu vực hữu ngạn sông Hồng đến Quảng Bình, với
trung tâm là khu Tây Bắc, thuộc dân tộc Thái” [50, tr.4]. Các dân tộc này
từ xưa đến này, luôn sống xen kẽ và có sự ảnh hưởng nhất định đến nhau
về các mặt của dân tộc đó.
- Về ngôn ngữ Tày: Tiếng Tày có nhiều nhiều phương ngữ khác nhau,
theo nhà nghiên cứu Cung Văn Lược thì “có thể thấy vùng tiếng nói như sau:
+ Vùng Đông Bắc khu Việt Bắc, tiếng nói có mức độ phổ biến cao.
+ Vùng Nam khu Việt Bắc, mức độ phổ biến của tiếng nói thấp không đều.
+ Vùng Tây Bắc khu Việt Bắc, mức độ phổ biến của tiếng nói thấp hơn cả.

9


“Hội nghị xác định âm chuẩn tiếng Tày - Nùng do khu vực Việt Bắc tổ
chức vào tháng 8/1973 nhất trí lấy vùng Thạch An - Tràng Định làm vùng âm
chuẩn và cho rằng tiếng Tày và tiếng Nùng có nhiều đặc điểm giống nhau về
cơ bản, cho nên có thể đi tới sự hòa hợp tiếng nói của hai dân tộc này. Vì thế,
từ đó đến nay thường gọi chung là tiếng Tày Nùng” [50, tr.1]
Có một điều đáng chú ý, người Tày và người Nùng ở nước ta vốn sống
xen kẽ với nhau trên một vùng rộng lớn, vì vậy tiếng Tày và tiếng Nùng có
mối liên hệ với nhau. Đồng bào người Tày và người Nùng ở nhiều vùng trực
tiếp nói chuyện với nhau, hiểu nhau không khó khăn gì. Do đó, một số nhà
nghiên cứu cho rằng: “có thể nói người Tày và người Nùng có chung một thứ

tiếng” [50, tr.7]. Song, vốn bản thân tiếng Tày ở các địa phương của nước ta
cũng có những điểm khác biệt, mà ở đây sự khác biệt thể hiện về mặt ngữ âm.
Người Tày ở những vùng xa nhau, đôi khi cũng khó hiểu tiếng của nhau.
Chẳng hạn, dựa vào khảo sát cách phát âm của người Tày ở Bạch Thông (Bắc
Kạn), với người Tày ở Hòa An (Cao Bằng) của Hoàng Hựu [40, tr.90] chúng
ta có cơ hội so sánh số cặp âm như sau:
Bảng 3.1. Bảng so sánh cách phát âm của người Tày
Tiếng Việt

Bạch Thông

Hòa An

Định Hóa (2)

Phú Lương (3)

Núi





Pụ

Pu*

Đồi






Đỏn

Đoơn

Củi

Phừn

Vừn

Vụn

Vuụn

Trời

Phạ

Vạ; Phạ

Buẩn

Buuẩn

Lời

Cằm


Gằm

Cặm

Caạm

Đêm

Cừn

Gừn

Gựn

Gơợn

Người

Cần

Gần

Cận

Cơợn

Vắng

Quẹng


Goẹng

Quieng

Quạnh

Nhà

Lườn

Slườn

Rượn

Rơợn

Mình

Lầu

Rầu, Slầu

Rậu

Râu*

10



Khỏe

Lèng

Slèng

Meeng*

Manh*

Giàu

chàu

Giàu

Mị

Giạu

Đốt

Chứt

Dứt

Chút

Chu-út


Thật

Chăn

Dăn

Chẳn (cà rịnh)

Chaản

Giường

Chường

Dường

Dượng

Dơỡng*

- Về văn tự: Xưa kia dưới thời phong kiến, việc học tập chữ Nho tức là
chữ Hán đọc theo âm Việt khá phổ biến ở miền núi nước ta, đặc biệt là ở các
dân tộc Tày, Nùng, Dao, v.v… Phong trào học chữ Nho đã tạo được một tầng
lớp nho sĩ bình dân. Tầng lớp này phần lớn xuất thân từ nông dân lao động.
Nói một cách khác họ chỉ là những người nông dân biết chữ. Có người làm
nghề dạy học, có người làm thầy cúng, v.v….nhưng tựu chung những ứng
dụng của họ trong việc sử dụng chữ Nôm Tày đã góp phần công lao đáng kể
cùng với nhân dân lao động xây dựng tiếng nói, chữ viết và nền văn học nghệ
thuật dân tộc. Có ý kiến cho rằng, con đường tiếp thu chữ Hán của dân tộc
Tày chủ yếu thông qua các thầy đồ hay quan lại từ miền xuôi lên; nhưng cũng

có ý kiến khác lại cho rằng người Tày tiếp thu chữ Hán trực tiếp từ người
Trung Quốc. Theo các nhà nghiên cứu Lã Văn Lô và Hà Văn Thư thì cho
rằng chữ Nôm Tày có từ thời nhà Mạc trấn giữ vùng Cao Bằng (1592 - 1677):
“Thời đó ở Cao Bằng, có hai người Tày là Nông Quỳnh Văn và Bế Văn
Phủng, thường gọi là Tư thiên Quản nhạc, nổi tiếng hay chữ, là cha đẻ của
chữ Nôm Tày, Nùng. Hai ông có thể là người đầu tiên, nhưng không phải là
người duy nhất sáng tạo ra chữ Nôm Tày Nùng. Do yêu cầu sáng tác thơ ca,
nhiều tác giả ở các địa phương khác cũng có thể sáng tác ra chữ Nôm theo
trình độ hiểu biết chữ Hán Việt của họ. Trong vốn chữ Nôm Tày Nùng, chúng
ta thấy nhiều kiểu chữ kết cấu khác nhau nhưng đại khái vẫn theo phương
pháp cấu tạo theo chữ Nôm Kinh” [95, tr.60].

11


- Về văn học, nghệ thuật dân gian Tày: Nền văn học, nghệ thuật dân gian
của người Tày rất phong phú và đa dạng. Ở mỗi một thể loại, đều chứa đựng
những tinh thần, tâm tư tình cảm trong cuộc sống của người Tày tại các địa
phương. Đồng thời qua đó, thể hiện được rất nhiều những nét đặc sắc về
truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán, nghệ thuật v.v.. của xã hội người
Tày trong quá khứ. Chúng ta có thể kể ra một số loại sau:
+ Truyện cổ: Cũng như truyền thuyết, truyện cổ của dân tộc Tày ra đời
rất sớm, và phong phú. Với nội dung các truyện: “ Hầu hết những truyện cổ
tích đều phản ánh cuộc sống và chiến đấu bền bỉ và dũng cảm của nhân dân
lao động chứa đựng đức tính ở hiền gặp lành, tinh thần khuyến thiện, chống
thói hư tật xấu, ca ngợi tình bạn bè trước sau như nhất, tình vợ chồng thủy
chung….” [83, tr. 77]
+ Tục ngữ, dân ca: Sống giữa phong cảnh thiên nhiên bao la, hùng vĩ đầy
vẻ huyền bí, qua thực tế đấu tranh với thiên nhiên, đồng bào đã có những
nhận xét thực tế “Họ đúc kết bằng những câu ngắn gọn, dễ nhớ, dễ răn bảo

truyền lưu cho nhau để rồi mọi người, mọi nhà tìm cách đối phó với thiên
nhiên, vận dụng vào đời sống sản xuất, trong từng thời gian, trong từng vụ
hoặc trong một năm…” [83, tr.115]
+ Tục hát mừng đám cưới: Trước kia, người Tày cũng như cộng đồng
các dân tộc thiểu số của nước ta, đều coi lễ cưới là việc hệ trọng trong đời
sống của con người mang tính chất xã hội rộng rãi và sâu sắc: “ Theo phong
tục tập quá của người Tày, ngày xưa trong những ngày lễ cưới, đồng bào thể
hiện lòng vui mừng phấn khởi bằng những bài hát. Ngay cả việc thực hiện các
lễ nghi trang trọng, người ta cũng dùng lời ca tiếng hát thay thế cho những
câu đối thoại giữa hai họ. Vì vậy những bài hát mừng đám cưới đã được đồng
bào tập hợp lại thành một kho tàng văn học lưu truyền mãi hết đời này sang
đời khác [83, tr.156].

12


1.2. Các công trình khảo cứu và giới thiệu về tục hát đám cưới
Đề cập đến tục hát đám cưới của người Tày, từ trước đến nay đã được
các nhà nghiên cứu văn hóa để tâm nghiên cứu và giới thiệu. Các công trình
này được công bố dưới 3 dạng sau:
1.2.1. Các sách chuyên khảo
Có 15 công trình sau:
- Bế Huỳnh (1921): Cao Bằng Tạp chí nhật tập, trong phần trình bày về
“Tục lấy vợ lấy chồng của người Thổ” bên cạnh việc giới thiệu sơ lược về tập
tục cưới xin nói chung, thì tục hát đám cưới cũng được tác giả nhắc đến như
sau: “Ở châu Nguyên Bình vẫn còn tục cổ: Đối với quan làng lần dẫn chú rể
đi đón dâu, từ khi đến cửa nhà gái rồi đi vào nhà, đi đến từ đường cho đến lễ
Miếu kiến đều có thiếu nữ giúp việc của nhà gái dùng lời ca bằng tiếng Thổ
hát hỏi. Quan làng cũng đều phải trả lời từng câu một, cũng bằng tiếng Thổ
đáp lại theo vần điệu. Lời ca vang lên nghe thật vui tai [38, tr.95]. Đây có thể

coi là những thông tin bước đầu để chúng ta tiếp cận với hát đám cưới của
dân tộc Tày.
- Nguyễn Văn Huyên (1941): Chants demariage Tho recucillis dán la
resgion de Lang Son et de Cao Bang (Dòng Thổ bài hát đám cưới của Lạng
Sơn và Cao Bằng (với một giới thiệu các nghiên cứu về chữ Nôm Thổ), Viện
Viễn đông Bác cổ tại Hà Nội. Ông là người đầu tiên nghiên cứu và giới thiệu
về nghệ thuật hát đám cưới của dân tộc Tày, cũng như chữ Nôm Tày ở nước
ta. Trong công trình này, sau phần tự luận Le chữ Nôm Thổ, đề cập đến các
phương thức cấu tạo chữ Nôm Tày, tác giả đã có phần giới thiệu về “Những
bài hát đám” Tày cưới như sau: “Ở miền thượng du Bắc Kỳ, không có anh
con trai Tày nào đến tuổi 16 - 17 mà lại không biết ca hát với con gái,
v.v…Những khúc hát đối đáp ấy, cùng với chén rượu, tạo thành một trong
những thú vui lớn nhất trong những ngày hôn lễ. Thậm chí một cuộc thi văn

13


thơ theo đúng luật lệ còn được tổ chức giữa gia đình cô dâu và gia đình chú
rể. Đến ngày cưới, chàng trai ăn bận quần áo đẹp nhất của mình, theo đoàn
người nhà mình, kéo tới nhà người con gái. Dẫn đầu đoàn có người quan lang
và một người phụ nữ gọi là pả me. Ông quan lang và bà pả me là hai nhân vật
có tài ăn nói nhất, sẽ đối đáp thay cho chàng rể. Vì các đám cưới Tày, và nói
chung các đám cưới ở miền thượng du Bắc Kỳ, việc chọn người hùng biện là
một nghi thức rất cần thiết. Khi đoàn người nhà trai vừa đến cổng nhà gái, họ
gặp ngay ông quan lang và bà pả me đại diện cho bên gái. Hai người này
chăng một sợi dây ngáng đường đi. Họ muốn đòi một lệ thông hành khoảng
vài đồng bạc. Từ đây, cuộc đối đáp bắt đầu, v.v... Đôi khi cuộc đấu tài văn
chương ấy cực kỳ dài, và người ta ứng tác những bài hát về đủ loại vấn đề, có
cả những vấn đề nghi lễ nữa” [36, tr.530]. Tiếp đến, tác giả giới thiệu 2 phần,
gồm: Các khúc hát đám cưới được sưu tầm ở tỉnh là Lạng Sơn: có 62 cung,

với 110 bài ca; và các khúc hát đám cưới được sưu tầm ở tỉnh Cao Bằng: có
13 cung, với 18 bài ca. [36, tr.531 - 797]. Điều đặc biệt trong công trình của
nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyên ở chỗ, đây không chỉ là công trình khảo
cứu và giới thiệu về văn bản hát đám cưới của dân tộc Tày đầu tiên ở nước ta,
mà còn là công trình duy nhất từ trước cho đến nay, đã in nguyên văn bản
chép tay bằng chữ Nôm Tày về các bài ca đó (mặc dù tác giả đã chép ngang
lại theo lối hiện đại), sau đó được phiên âm, dịch nghĩa và chú thích hết sức tỉ
mỉ. Đây là nguồn tư liệu đầu tiên vô cùng quý giá cho việc tìm hiểu, nghiên
cứu về chữ Nôm Tày cũng như về văn bản hát đám cưới của dân tộc Tày.
- Lã Văn Lô (1968): Sơ lược giới thiệu các dân tộc Tày - Nùng - Thái ở
Việt Nam, tục hát Quan lang được các tác giả giới thiệu như là một hình thức
thơ ca cổ truyền miệng. Theo các tác giả, “ca đám cưới” hay “cò lẩu” rất phổ
biến trong đồng bào Tày. Mỗi khi có đám cưới, bên nhà trai cũng như bên nhà
gái đều chọn một người đại diện gọi là “Quan làng”… Trong lễ cưới diễn ra

14


những cuộc hát đối xướng giữa đại diện nhà trai và nhà gái… Trong khi hành
lễ, nhất cử nhất động đều thể hiện bằng thơ ca, như thách thức, trình bầy đồ
sính lễ, giới thiệu của hồi môn, cám ơn họ hàng đến dự lễ cưới, chúc mừng cô
dâu, chú rể, v.v…[49, tr.132]. Trong công trình này, hình như các tác giả
cũng chỉ dừng lại ở mức đưa thông tin chung chung về phong tục hát đám
cưới của người Tày, mà chưa có sự đi sâu vào các vấn đề về giá trị nội dung
và nghệ thuật dân ca này.
- Nông Minh Châu - Vi Quốc Bảo (1973): Dân ca đám cưới Tày – Nùng,
sách có phần giới thiệu về hát đám cưới với tiêu đề: “Hát đám cưới, một thể
dân ca đẹp đẽ của dân tộc Tày Nùng” do Vi Quốc Bảo thực hiện. Tác giả đã
giới thiệu về hát đám cưới như sau: “Trong kho tàng văn học dân gian của
dân tộc Tày - Nùng nói chung và dân ca Tày - Nùng nói riêng, các bài hát

đám cưới chiếm một vị trí khá đặc biệt. Tùy từng nơi, từng vùng khác nhau,
người Tày - Nùng gọi các bài hát đám cưới bằng các tên khác nhau. Vùng
Lạng Sơn gọi là “Cò Lẩu” (kể chuyện rượu), vùng Bắc Kạn, Yên Bái….đều
gọi là “thơ lẩu” (thơ rượu). Nhưng mặc dù tên gọi khác nhau, nội dung các bài
hát ấy là một: đó là các bài dân ca chỉ sử dụng riêng cho đám cưới” [9, tr. 5].
Sau phần giới thiệu và dẫn luận về hát đám cưới của người Tày - Nùng, Nông
Minh Châu đã giới thiệu một bản dịch gồm 175 bài ca, được chia làm 8 giai
đoạn của một đám cưới người Tày - Nùng, gồm: Những bài hát căng dây
(khên lều): 57 bài; Những bài hát rải chiếu: 17 bài; Những bài hát ngồi uống
nước và ăn trầu: 21 bài; Những bài hát trình tổ (nộp gánh): 25 bài; Nhưng bài
hát mời cơm (thơ mâm): 21 bài; Những bài hát bái tổ: 15 bài; Những bài hát
nộp rể, nộp dâu (nộp khươi lùa): 19 bài. Có thể nói, trong công trình này, mặc
dù các tác giả chưa đi sâu vào những vấn đề về nguồn gốc của những bài ca hát
đám cưới, nhưng các tác giả cũng đã có những khảo sát, nghiên cứu về nội
dung, bố cục của những làn điệu dân ca này. Các tác giả đã cố gắng phân loại

15


các trình tự các cung hát đối đáp của nhà trai và nhà gái bằng các cách gọi “bên
nam” và “bên nữ” và bày tỏ sự trăn trở của mình với phong tục hát đám cưới
như sau: “ Đám cưới ngày nay của nhiều vùng dân tộc Tày - Nùng đã tổ chức
theo đời sống mới. “Thơ lẩu” những bài hát đám cưới cổ xưa, đã được thay thế
bằng những bài hát mới, cả về nội dung và hình thức, cả về làn điệu và lời hát.
“Thơ lẩu” thể loại dân ca cũ ấy, đặc biệt dành cho các đám cưới cổ đã lùi vào
dĩ vãng” [9, tr.19] và nhận xét rằng: “Một khi những nghi lễ phiền toái của một
đám cưới Tày - Nùng cổ không còn ai theo nữa, thì các đám cưới phục vụ cho
các nghi lễ lỗi thời đó cũng không có lí do tồn tại, duy trì và phát triển [9, tr.20].
- Năm 1974, trong cuốn Bước đầu tìm hiểu vốn văn nghệ Việt Bắc có bài
viết của Lường Văn Thắng “Tìm hiểu nội dung của một số bài thơ Quan

lang” và của Vi Quốc Bảo về “Những bài hát đám cưới - Những bài thơ trữ
tình”. Trong bài viết của tác giả Lường Văn Thắng có đoạn nhận xét: “Thơ
Quan lang của dân tộc Tày chẳng qua cũng là một phương thức phản ánh một
quan niệm sống, một sự biết ơn, một sự ca ngợi, một sự khiêm tốn đáng quý...
phản ánh truyền thống đạo đức của dân tộc một cách kín đáo, duyên dáng
nhưng đậm đà.” [92, tr.83]. Nhận xét có tính khái quát, nếu triển khai ta sẽ
thấy đúng với nội dung của dân ca đám cưới Tày. Vi Quốc Bảo cũng cho thấy
rõ: “Trong dân ca đám cưới Tày, đôi bên nam nữ giãi bày tư tưởng, thái độ
tình cảm của mình. Như vậy, dân ca đám cưới không chỉ là những bài ca nghi
lễ khô cứng mà còn bao hàm cả thành phần giao duyên”[92, tr.70]. Như vậy,
mặc dù chỉ là những nhận xét bước đầu, nhưng có thể thấy trong các bài viết
này, tác giả đã có những nghiên cứu về những giá trị nội dung của các bài ca
hát đám cưới, một nét đẹp của truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam ta.
- Lã Văn Lô, Hà Văn Thư (1984): Văn hóa Tày - Nùng, trong chương II,
khi giới thiệu về: “Văn học nghệ thuật truyền thống của dân tộc Tày”, các tác
giả đã dành một mục để giới thiệu về thơ ca đám cưới, như “ Thơ ca đám

16


cưới, người Tày gọi là Xướng quan làng, người Nùng gọi là Sli cò lẩu. Mỗi
khi đám cưới, bên nhà trai cũng như bên nhà gái chọn một người để giao thiệp
với nhau. Trong việc cưới xin, người được chọn làm đại diện phải là người có
tài ăn nói, biết chữ, biết làm thơ, và nhất là phải thuộc lòng một số bài ca đám
cưới cổ truyền” hay các tác giả cho rằng “ Đặc điểm của thơ ca đám cưới là
vừa vui, vừa dí dỏm, đồng thời lại vừa sắc bén về lí lẽ để thuyết phục đối
phương, vì đại diện nhà gái có ý đưa ra nhiều vấn đề hóc búa để thử thách tài
năng, trí tuệ của đại diện nhà trai. Đại diện nhà trai không giải đáp được sẽ bị
phạt phải uống rượu” [95, tr.87 - 88]
- Hoàng Quyết, Ma Khánh Bằng, Hoàng Huy Phách, Cung Văn Lược,

Vương Toàn (1993): Văn hóa truyền thống Tày - Nùng; trong phần viết về
“Lượn mừng đám cưới” của đồng bào người Tày - Nùng, có phần giới thiệu
về hai nhân vật Quan lang và Pả mẻ như sau: “ Quan lang được nhà trai ủy
quyền thay mặt nhà trai giải quyết tất cả mọi việc, mọi nghi lễ khi dẫn đoàn
chú rể sang nhà gái. Vì vậy vị Quan lang phải chọn cử người trong họ nhà
trai, đứng tuổi, có uy tín, có đức độ, nói năng hoạt bát, lanh lợi, xã giao lịch
thiệp, thuộc lòng nhiều bài hát mừng đám cưới hoặc có tài ứng khẩu thành thơ
tại chỗ, vợ chồng song toàn, có càng đông con cháu càng tốt” [83, tr. 154 –
155]. Và “Pả mẻ là người phụ nữ thay mặt nhà trai tiếp xúc với Pả mẻ nhà cô
dâu. Pả mẻ cũng phải chọn người trong họ nhà trai, đứng tuổi, đoan trang,
chồng vợ song toàn, có con trai, con gái, nói năng hoạt bát, xã giao lịch thiệp.
Các cô gái đón dâu thường thường chọn các cô gái chưa chồng, hiền lành
ngoan ngoãn, nết na. Pả mẻ và các cô gái đón dâu cũng phải thuộc lòng nhiều
bài hát mừng đám cưới thông dụng phổ biến. Đoàn đưa dâu sang nhà trai
cũng phải có một Pả mẻ đứng đầu thay mặt nhà gái giao dịch với nhà trai, có
2 hay 4 cô bạn gái phù dâu, chọn trong số bạn thân của cô dâu. Tiêu chuẩn lựa
chọn Pả me và các cô bạn phù dâu cũng tương tự như chọn Pả mẻ và các cô

17


đón dâu của bên nhà trai.” [83, tr.155]. Tiếp đó, các tác giả đã lần lượt giới
thiệu trích đoạn 33 bài hát đám cưới, được chia ra làm 16 mục sau: Căng dây
đón đường (2 bài); Giữ cửa (6 bài); Rải chiếu (2 bài); Mời ngồi (2 bài); Mời
nước chè (2 bài); Trình tổ tiên, lễ nộp gánh (2 bài); Lễ dâng tấm vải khô ướt
(1 bài); Lễ bái tổ, họ hàng (2 bài); Con rể lễ bố mẹ vợ (1 bài); Xin đón dâu (1
bài); Con dâu lễ bố mẹ chồng (1 bài); Lễ nộp con dâu, con rể (2 bài); Mừng
chăn màn (2 bài); Mừng phù dâu, phù rể (2 bài); Mời ăn uống (2 bài); Tạm
biệt (3 bài) [83, tr.157 - 186]. Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu về văn
hóa Tày, có số lượng đồng tác nhiều nhất. Các tác giả đã cố gắng phác họa

bức tranh về truyền thống văn hóa của người Tày - Nùng, trong đó có có hát
đám cưới. Hình ảnh ông Quan lang và bà Pả mẻ trong hát đám cưới được tác
giả miêu tả khá chi tiết và sinh động. Với những đoạn trích của những bài
hát trong lễ cưới, như tô điểm thêm nét đẹp trong truyền thống văn hóa
người Tày - Nùng.
- Triều Ân - Hoàng Quyết (1995), trong cuốn Tục cưới xin của người
Tày [5], các tác giả đã giới thiệu khá kỹ về tục cưới xin và lễ cưới của người
Tày. Cuốn sách được chia ra làm 2 phần chính:
Phần 1: “Tục cưới xin và nghi lễ” Các tác giả tập trung miêu tả những
chuẩn bị cần thiết của hai bên gia đình, những chuẩn bị cần thiết cho cô dâu,
chú rể trong ngày cưới. Tác giả nhận định: “Những bài thơ mừng đám cưới
rất được chú ý và quan tâm đặc biệt ở cả bên nhà gái cũng như bên nhà trai, vì
đó là một hình thức sinh hoạt văn hóa đồng thời muốn xem thử trình độ thơ
phú văn chương cũng như tài ứng xử của đoàn khách họ bên kia” [5; tr.33]
Phần 2: Các tác giả đã giới thiệu hệ thống thơ Quan lang (Hát đám cưới),
Pả mẻ được sưu tầm ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Thái, Tuyên Quang, Yên
Bái, Hà Giang. Cùng phương hướng bảo tồn, kế thừa, phát triển hát Quan

18


×