Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Quan điểm của chủ nghĩa MácLênin về liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp khác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.12 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------o0o-------

BÀI TẬP
LỚN
Môn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2
QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN VỀ LIÊN MINH GIỮA GIAI
CẤP CÔNG NHÂN, NÔNG DÂN VÀ CÁC TẦNG LỚP LAO ĐỘNG
KHÁC TRONG CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, VẬN DỤNG BÌNH
LUẬN SỰ VI PHẠM NGUYÊN TẮC LIÊN MINH TRONG SỰ KIỆN
ĐOÀN VĂN VƯƠN Ở HẢI PHÒNG

Sinh viên

: Lê Trung Kiên

Mã sinh viên

: 11162611

Nhóm

:8

Lớp

: Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lênin 2 (13)

Giáo viên hướng dẫn : Đỗ Thị Kim Hoa


Hà Nội, tháng 5 năm 2017

1


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................3
PHẦN I: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊ NIN VỀ LIÊN MINH
GIỮA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VỚI GIAI CẤP NÔNG DÂN VÀ CÁC
TẦNG LỚP LAO ĐỘNG KHÁC
1.

Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh

2.

Tính tất yếu.................................................................................4
Cơ sở khách quan........................................................................4
Nội dung và những nguyên tắc cơ bản của liên minh.............................5
2.1. Nội dung của liên minh..............................................................5
2.2. Những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng khối liên minh.........8
1.1.
1.2.

PHẦN II: VẬN DỤNG BÌNH LUẬN SỰ VI PHẠM NGUYÊN TẮC LIÊN
MINH TRONG SỰ KIỆN ĐOÀN VĂN VƯƠN Ở HẢI PHÒNG
1.

Tổng quan về vụ án cưỡng chế đất đai Đoàn Văn Vươn – Tiên Lãng, Hải
Phòng.......................................................................................................9

Bối cảnh vụ án..............................................................................9
Diễn biến vụ án……………………………………………...…10
Kết quả…………………………………………………………11
Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng …………………...12
Anh em ông Đoàn Văn Vươn được đặc xá………………….....13
Sự vi phạm nguyên tắc liên minh trong sự kiện Đoàn Văn Vươn ở Hải
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
1.5.

2.

Phòng.....................................................................................................13
KẾT LUẬN ...................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................19

2


LỜI MỞ ĐẦU
CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA: cuộc cách mạng xã hội nhằm
chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa sang hình thái kinh tế - xã
hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là xã hội xã hội chủ nghĩa. Đó là bước
nhảy vọt vĩ đại trong quá trình phát triển của xã hội loài người. CMXHCN bao
gồm một loạt những cải biến cách mạng có tính chất quyết định trong cơ cấu
chính trị, kinh tế - xã hội, văn hoá và xã hội. Giai cấp công nhân thông qua
chính đảng cách mạng của mình nắm quyền lãnh đạo cách mạng, liên minh với
giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác thực hiện nhiệm vụ cơ bản đầu

tiên của CMXHCN là giành lấy chính quyền, phá bỏ bộ máy chuyên chính tư
sản, xác lập bộ máy chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động,
xây dựng một chế độ mới có nền kinh tế phát triển trên cơ sở chế độ công hữu
về các tư liệu sản xuất chủ yếu, loại bỏ mọi đối kháng giai cấp, xoá bỏ mọi áp
bức và bóc lột, phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa và công bằng xã hội, xây
dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa

3


Phần I: Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin về liên minh giữa công nhân,
nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng XHCN
1.

Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh
1.1.

Tính tất yếu
Sau cách mạng Tháng Mười, V.I.Lênin đặc biệt quan tâm tới xây

dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và
các tầng lớp lao động khác. Ông cho rằng, nếu không thực hiện liên minh
chặt chẽ với giai cấp nông dân và các tầng lớp khác thì giai cấp công
nhân không thể giữ vững được chính quyền nhà nước. “Nguyên tắc cao
nhất của chuyên chính là duy trì khối liên minh giữa giai cấp vô sản và
nông dân để giai cấp vô sản có thể giữ vững được vai trò lãnh đạo và
chính quyền nhà nước”.
Mục tiêu cuối cùng của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa không phải
là duy trì giai cấp và sự đối kháng giai cấp, duy trì nhà nước mà tiến lên
xây dựng một xã hội không còn giai cấp, không còn nhà nước. Điều đó

chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở xây dựng khối liên minh vững chắc
giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp khác.
1.2.

Cơ sở khách quan
Xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông

dân và các tầng lớp khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa có những cơ
sở khách quan chủ yếu sau:
Thứ nhất, trong xã hội tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân, giai cấp
nông dân cũng như nhiều tầng lớp lao động khác đều là những người lao
động, đều bị áp bức bóc lột.
Thứ hai, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế quốc
dân là một thể thống nhất của nhiều ngành, nghề, … nhưng trong đó công
4


nghiệp và nông nghiệp là hai ngành sản xuất chính của xã hội. Nếu không
có sự liên minh chặt chẽ giữa công nhân và nông dân thì hai ngành kinh
tế này cũng như các ngành nghề khác không thể phát triển được.
Thứ ba, xét về mặt chính trị - xã hội, giai cấp công nhân, giai cấp
nông dân và các tầng lớp xã hội khác là lực lượng chính trị to lớn trong
xây dựng, bảo vệ chính quyền nhà nước, trong xây dựng khối đại đoàn
kết dân tộc. Do vậy, giai cấp nông dân và nhiều tầng lớp lao động khác
trở thành những người bạn “tự nhiên”, tất yếu của giai cấp công nhân.
2.

Nội dung và nguyên tắc cơ bản của liên minh
2.1. Nội dung của liên minh
Liên minh về chính trị: Giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân

trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền là nhằm giành lấy chính quyền
về tay giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động. Trong quá trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội liên minh về chính trị giữa giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân là cùng nhau tham gia vào chính quyền nhà nước từ
cơ sở đến trung ương, cùng nhau bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và mọi
thành quả cách mạng, làm cho nhà nước xã hội chủ nghĩa ngày càng vững
mạnh. Tuy nhiên, liên minh về chính trị giữa giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân không phải là sự dung hòa lập trường tư tưởng giữa công
nhân với nông dân mà phải trên lập trường chính trị của giai cấp công
nhân. Có như vậy giai cấp nông dân mới đi lên sản xuất lớn xã hội chủ
nghĩa được.
Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân trở thành cơ
sở vững chắc cho nhà nước xã hội chủ nghĩa, tạo thành nòng cốt trong
mặt trận dân tộc thống nhất, thực hiện khối liên minh rộng rãi với các
tầng lớp khác.

5


Liên minh về kinh tế: Đây là nội dung cơ bản nhất, quyết định nhất, vì
có liên minh về kinh tế chặt chẽ mới thực hiện được liên minh trong các
lĩnh vực khác.
Lênin đã chỉ ra nội dung chủ yếu của giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải kết hợp đúng
đắn lợi ích giữa hai giai cấp. Hoạt động kinh tế phải vừa bảo đảm lợi ích
của nhà nước, của xã hội, đồng thời phải thường xuyên quan tâm tới lợi
ích của các giai cấp trong xã hội. Nếu kết hợp đúng đắn các lợi ích kinh tế
của các giai cấp trong xã hội, nó sẽ trở thành một động lực to lớn thúc
đẩy xã hội phát triển, ngược lại, nó trở thành lực cản đối với sự phát triển
của xã hội.

Muốn thực hiện được sự liên minh về kinh tế giữa giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân, Đảng của giai cấp công nhân và nhà nước xã hội
chủ nghĩa phải thường xuyên quan tâm tới xây dựng một hệ thống chính
sách phù hợp đối với nông dân, nông nghiệp và nông thôn.
Lênin cũng cho rằng thông qua sự liên minh giữa giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân về kinh tế từng bước đưa nông dân đi theo con
đường xã hội chủ nghĩa bằng cách từng bước đưa họ vào con đường hợp
tác xã với những bước đi phù hợp.
Tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xô viết, Lênin
không chỉ quan tâm tới xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân, mà ông còn quan tâm tới xây dựng khối liên minh
giữa giai cấp công nhân với tầng lớp trí thức. Lênin cho rằng: “ nếu
không quan tâm tới điều đó thì không thể xây dựng được một nền sản
xuất công nghiệp hiện đại” và không thể đứng vững được trong cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa tư bản. Và “ trước sự liên minh của các đại biểu
khoa học, giai cấp vô sản và giới kỹ thuật, không một thế lực đen tối nào
đứng vững được”

6


Liên minh về văn hóa - xã hội: Nội dung văn hóa xã hội là một nội
dung quan trọng trong xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân. Điều đó được cắt nghĩa bởi các lý do sau:
Chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên một nền sản xuất công nghiệp
hiện đại. Những người mù chữ, những người có trình độ văn hóa thấp
không thể tạo ra được một xã hội như vậy. Vì vậy, công nhân, nông dân,
những người lao động khác phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ
văn hóa.
Chủ nghĩa xã hội với mong muốn xây dựng một xã hội nhân văn,

nhân đạo, quan hệ giữa con người với con người, giưa dân tộc này với
dân tộc khác là quan hệ hữu nghị, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó chỉ
có thể có được trên cơ sở một nền văn hóa phát triển của nhân dân.
Chủ nghĩa xã hội tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân lao động
tham gia quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý nhà nước. Nhân dân
muốn thực hiện được công việc quản lý của mình cần phải có trình độ
văn hóa, phải hiểu biết chính sách, pháp luật.
Muốn nâng cao trình độ văn hóa, trình độ hiểu biết cho nhân dân,
chúng ta cần phải thường xuyên giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin trong
công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động; phải khắc phục
tâm lý tiểu nông và những tư tưởng phản động, lạc hậu. Theo Lênin, cuộc
đấu tranh khắc phục những tư tưởng lạc hậu, bảo thủ, trì trệ, thói quan
liêu cửa quyền là một công việc khó khăn, vì “ kẻ thù ở ngay chúng ta là
chủ nghĩa tư bản vô chính phủ và việc trao đổi hàng hóa vô chính phủ.
“Đây là kẻ thù dấu mặt, chúng ta khó nhận ra và phải trải qua một thời kỳ
lâu dài “…không thể thực hiện nhanh được như nhiệm vụ chính trị và
nhiệm vụ quân sự ”.

7


2.2. Những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng khối liên minh
Muốn xây dựng được khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân vững chắc, muốn đưa nông dân đi lên chủ nghĩa xã hội
cùng với giai cấp công nhân, cần phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Phải đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp trong khối liên minh
công - nông: Lênin cho rằng xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân không có nghĩa là chia quyền lãnh đạo của hai
giai cấp này mà phải đi theo đường lối của giai cấp công nhân. Giai cấp
nông dân là giai cấp gắn với phương thức sản xuất nhỏ, cục bộ, phân tán,

không có hệ tư tưởng độc lập. Do đó, chỉ đi theo hệ tư tưởng của giai cấp
công nhân mới có thể tiến lên nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Lênin
khẳng định: “…chỉ có sự lãnh đạo của giai cấp vô sản mới có thể giải
phóng quần chúng tiểu nông thoát khỏi chế độ nô lệ tư bản và dẫn họ tới
chủ nghĩa xã hội”
- Phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện: Lênin đã nhiều lần nhắc nhở
những người cộng sản ở Nga là phải bằng nnhững việc làm cụ thể để cho
giai cấp nông dân thấy rằng đi với giai cấp vô sản có lợi hơn đi với giai
cấp tư sản, từ đó, họ tự nguyện đi với giai cấp công nhân. Có thực hiện
trên tinh thần thự nguyện thì khối liên minh giữa giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân mới bền vững và lâu dài.
- Phải kết hợp đúng đắn các lợi ích của giai cấp công nhân và giai
cấp nông dân: Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân có những lợi ích
cơ bản là thống nhất: họ đều là những người lao động, đều bị bóc lột dưới
chủ nghĩa tư bản. Sự thống nhất lợi ích này tạo điều kiện thực hiện sự liên
minh giữa họ. Song giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân là
những chủ thể kinh tế khác nhau. Giai cấp công nhân đại diện cho
phương thức sản xuất mới cộng sản chủ nghĩa. Giai cấp nông dân gắn với
chế độ tư hữu nhỏ. Mà chế độ tư hữu nhỏ thì mâu thuẫn với phương thức
8


sản xuất cộng sản chủ nghĩa là xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
Do vậy cần phải quan tâm giải quyết mâu thuẫn này, phải thường xuyên
phát hiện những mâu thuẫn nảy sinh và giải quyết kịp thời, phải chú ý tới
những lợi ích thiết thực của nông dân. Sau nội chiến ở Nga, Lênin đã áp
dụng chính sách kinh tế mới, thay chính sách trưng thu lương thực thừa
bằng chính sách thuế lương thực. Nhà nước qui định nghĩa vụ đóng thuế
lương thực cho nông dân, sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế - người nông
dân có thể tự do trao đổi phần lương thực thừa. Điều đó đã phát huy được

tính tích cực của người nông dân, đã nhanh chóng đưa nước Nga thoát
khỏi những khó khăn sau thời kỳ nội chiến. Lênin cho rằng: “ chúng ta
phải để cho nông dân, với tư cách là người sản xuất nhỏ, có được một
phạm vi tự do khá lớn. Không nâng cao kinh tế nông dân, chúng ta không
thể giải quyết được tình hình lương thực”, cần phải có những nhượng bộ
nhất định đối với nông dân.

Phần II: Vận dụng bình luận sự vi phạm nguyên tắc liên minh trong sự
kiện Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng
1. Tổng quan về vụ án cưỡng chế đất đai Đoàn Văn Vươn – Tiên Lãng,

Hải Phòng.
Vụ án cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng là vụ án về tranh chấp đất
đai giữa ông Đoàn Văn Vươn ở Cống Rộc, Vinh Quang cùng gia đình và
Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Vụ án thu hút
dư luận Việt Nam vì đây được coi là đỉnh điểm về xung đột về đất đai,
của những bất cập về cả pháp luật đất đai, việc thực thi pháp luật ở các
cấp địa phương và là một tổn thất chính trị to lớn.
1.1.

Bối cảnh vụ án:
Ông Đoàn Văn Vươn (1963) sinh sống tại Cống Rộc, xã Vinh

Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, từng phục vụ trong quân
đội nhân dân Việt Nam, là kĩ sư nông nghiệp tốt nghiệp Đại học Nông
9


nghiệp Hà Nội. Từ năm 1993, ông Vươn khởi nghiệp quai đê lấn biển
để nuôi trồng thủy sản bằng việc bán tài sản, vay mượn bạn bè, người

thân và ngân hàng. Ông chịu nhiều thiệt hại mất mát trong quá trình lấn
biển, bao gồm cái chết của con gái đầu 8 tuổi bị rơi xuống cống chết đuối
trong một lần theo bố mẹ ra đầm.
Cụ thể, năm 1993, huyện Tiên Lãng ban hành quyết định giao cho
Đoàn Văn Vươn diện tích 21ha đất bãi biển khu vực nam cống Rộc thuộc
xã Vinh Quang để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, thời hạn sử
dụng là 14 năm. Trong quá trình sử dụng ông đã đắp bờ bao để sử dụng
vượt quá diện tích được giao.
Từ năm 1995, ông đã xây được một con đê cao tạo thành bờ bao
cho một vùng đầm rộng lớn hàng chục ha cùng hàng ngàn cây sú, vẹt
mọc lên tạo thành cánh rừng chắn sóng. Gia đình ông đã có đầm nuôi
tôm, cá để sinh sống.
Tháng 3 năm 1997, ông Vươn làm đơn xin được giao bổ sung phần
diện tích đất đã lấn chiếm ngoài diện tích được giao. Tháng 4 năm 1997,
huyện Tiên Lãng ra quyết định giao bổ sung cho ông Vươn 19,3ha giáp
với diện tích đã giao, thời hạn 14 năm tính từ thời điểm giao 21ha năm
1993. Tổng cộng ông Vươn được sử dụng 40,3ha đất để nuôi trồng thủy
sản đến năm 2007.
Đê lấn biển của ông còn được cho rằng đã góp phần giúp nhân dân
trong vùng không phải lo vỡ đê mỗi khi bão lũ. Ông Vươn đã đắp được
một số đoạn đê để bảo vệ đầm thủy sản của mình, ví dụ như đoạn đê công
vụ. Chính quyền huyện sau này cũng đắp thêm được một số đoạn nhỏ của
đê công vụ, nhưng lại nhận rằng chính quyền đã có công đắp đê chứ
không phải ông Vươn. Việc này đã bị người dân địa phương phản đối.
10


Diễn biến vụ án:

1.2.


Đến thời điểm hết hạn giao đất, năm 2009, huyện Tiên Lãng đã
làm thủ tục thu hồi toàn bộ 40,3 ha của ông Đoàn Văn Vươn. Tuy nhiên,
ông Vươn đã khiếu nại việc thu hồi 19,3ha đất giao bổ sung lên huyện,
sau đó không đồng tình quyết định của huyện, ông khởi kiện lên Tòa án.
Ngày 27 tháng 1 năm 2010, Tòa án huyện Tiên Lãng đã xét xử
sơ thẩm và bác đơn khởi kiện của ông Vươn; giữ nguyên quyết định thu
hồi. Đoàn Văn Vươn tiếp tục kháng cáo bản án sơ thẩm. Tóa án Nhân dân
thành phố Hải Phòng đã thụ lý hồ sơ và tiến hành "hòa giải" bằng "Biên
bản thỏa thuận": nếu ông rút đơn thì ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng sẽ
tiếp tục cho thuê đất.
Sau khi có Quyết định đưa vụ án ra xét xử ngày 19 tháng 4 năm
2010, ông Vươn rút toàn bộ yêu cầu kháng cáo. Ba ngày sau, Tòa án
Nhân dân thành phố Hải Phòng quyết định đình chỉ việc xét xử phúc
thẩm vụ án này. Sau đó, huyện Tiên Lãng đã nhiều lần gửi thông báo làm
việc với ông Vươn về việc thu hồi đất đã hết thời hạn sử dụng. Ông Vươn
vẫn yêu cầu huyện tiếp tục giao đất để ông nuôi trồng thủy sản.
Sáng 5 tháng 1 năm 2012, huyện Tiên Lãng đã tiến hành cưỡng
chế với lực lượng đông đảo hơn 100 người bao gồm cả lực lượng công an
và quân đội do phó chủ tịch huyện Nguyễn Văn Khanh làm trưởng ban
cưỡng chế nhưng đã bị gia đình ông Đoàn Văn Vươn chống trả. Vào thời
điểm đó ông Đoàn Văn Vươn không trực tiếp có mặt nhưng đã chỉ đạo
gia đình dùng mìn tự chế và đạn hoa cải bắn trả nhằm vào lực lưỡng
cưỡng chế, hậu quả là 4 công an và 2 người thuộc ngành quân đội bị
thương.
Kết quả:

1.3.

Sau vụ cưỡng chế bất thành 5/1/2012:

-

Quyết định thu hồi đất bị tạm hoãn, 4 người thuộc ngành công an và 2
thuộc ngành quân đội nhân dân bị thương.

-

Cơ quan công an Hải Phòng ra quyết định khởi tố vụ án giết người và
chống người thi hành công vụ đối với Đoàn Văn Vươn và các đối tượng
tham gia liên quan.

-

Ngôi nhà 2 tầng của Đoàn Văn Vươn dùng cố thủ bị phá hủy, mà Phó chủ
tịch ủy ban nhân dân Hải Phòng Đỗ Trung Thoại cho là do "nhân dân bất
bình nên vào phá" và người dân rất đồng tình với việc cưỡng chế này.

11


-

Phó Chủ tịch huyện Tiên Lãng, ông Nguyễn Văn Khanh bị cáo buộc phải
chịu trách nhiệm toàn bộ về hành vi tổ chức và thực hiện việc huỷ hoại tài
sản. Ông có vai trò đứng đầu, như làm trưởng ban chỉ đạo, trực tiếp có
mặt tại hiện trường, chỉ đạo phá nhà ông Vươn, trực tiếp gọi máy xúc phá
nhà. Cơ quan công an Hải Phòng nói ông Khanh "biết rõ nhà của ông
Quý (em ông Vươn) nằm ngoài khu vực cưỡng chế" nhưng vẫn ra lệnh
phá. Ngoài ra, công an nói 3 người khác, Phạm Xuân Hoa (nguyên
Trưởng phòng Tài nguyên và môi trường huyện Tiên Lãng), Lê Thanh

Liêm (nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Vinh Quang, huyện Tiên
Lãng), và Phạm Đăng Hoan (nguyên bí thư xã) cũng bị đề nghị truy tố tội
Hủy hoại tài sản, quy định tại khoản 3 điều 143 Bộ luật Hình sự.
Sau các quyết định của Chính phủ và các phiên tòa xét xử:

-

Việc thu hồi đất đã bị hủy bỏ. Ngày 10 tháng 2, Thủ tướng Chính phủ đã
yêu cầu chính quyền địa phương thi hành các thủ tục cho phép gia đình
ông Vươn tiếp tục được sử dụng đất.

-

Ông Vươn bị tuyên phạt 5 năm tù; ông Đoàn Văn Quý: 5 năm tù; Đoàn
Văn Sịnh: 3 năm 6 tháng tù; và ông Đoàn Văn Vệ bị 2 năm tù về tội Giết
người. Vợ ông Quý là bà Phạm Thị Báu bị 18 tháng tù cho hưởng án treo,
thử thách 36 tháng và vợ ông Vươn, bà Nguyễn Thị Thương bị 15 tháng
tù cho hưởng án treo, thử thách 30 tháng về tội chống người thi hành
công vụ

-

Chủ tịch UBND và Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang bị đình chỉ chức
vụ. Chiều ngày 23/2/2012, Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên
Lãng bị cách chức.

-

Qua kiểm điểm trách nhiệm trong công tác tham mưu, chỉ đạo, nắm tình
hình và xử lý tình huống không tốt đã xác định trách nhiệm chính thuộc

về lãnh đạo Công an huyện Tiên Lãng, mà trực tiếp là ông Lê Văn Mải,
Trưởng công an huyện. Vì vậy, ông Lê Văn Mải đã bị kỷ luật bằng hình
thức cảnh cáo và điều động công tác ở đơn vị khác.

-

Trong vụ án phá nhà ông Vươn, ngày 8/4, 5 quan chức huyện Tiên Lãng
bị Tòa án Hải Phòng đưa ra xét xử:



Ông Lê Văn Hiền, cựu Chủ tịch huyện Tiên Lãng bị đề nghị mức án treo
từ 15-18 tháng.

12




Cựu Phó Chủ tịch huyện Tiên Lãng Nguyễn Văn Khanh được xác định có
vai trò chỉ đạo trong vụ phá nhà của gia đình ông Vươn, mức án đề xuất
là từ 30 tháng đến ba năm.



Các bị cáo còn lại, ông Phạm Xuân Hoa (cựu Trưởng phòng Tài nguyên
và Môi trường huyện) và ông Lê Thanh Liêm (cựu Chủ tịch xã Vinh
Quang) bị đề nghị mức án treo là 24-30 tháng.




Viện công tố xác định thiệt hại của gia đình hai ông Vươn và Quý là 295
triệu đồng mà bốn bị cáo bị cáo buộc ‘hủy hoại tài sản’ phải bồi thường.
1.4.

Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:
-

-

-

1.5.

2.

Về quyết định giao đất cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn, quyết
định thứ nhất giao 21 ha đất là đúng, nhưng quyết định thứ hai
giao thêm 19,3 ha (thời hạn 14 năm) là sai so với quy định Luật
đất đai.
Quyết định thu hồi đất của ông Vươn với lý do hết thời hạn sử
dụng cũng trái luật. Luật đất đai quy định 5 trường hợp thu hồi
đất, nhưng gia đình ông Vươn không nằm trong 5 trường hợp
trên.
Huyện Tiên Lãng huy động lực lượng quân đội của Ban chỉ huy
quân sự huyện tham gia cưỡng chế là sai.
Công tác tổ chức thực hiện cưỡng chế cũng không tốt, gây
thương vong cho lực lượng tham gia. Việc phá nhà có sự chỉ
đạo của một số lãnh đạo địa phương.


Anh em ông Đoàn Văn Vươn được đặc xá
-

11h ngày 31/8, anh em ông Đoàn Văn Vươn - Đoàn Văn Quý
được tự do trong đợt đặc xá tù nhân nhân dịp 70 năm Quốc
khánh 2015, được bà con trong thôn đón chào.

-

Hiện tại ông tập trung vào công việc chăn nuôi vịt biển, công
việc kinh doanh ngày càng mở rộng.

Sự vi phạm nguyên tắc liên minh trong sự kiện Đoàn Văn Vươn ở Hải
Phòng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự kiện này, tuy nhiên xét theo quan điểm
của chủ nghĩa Mác - LêNin thì sự vi phạm các nguyên tắc cơ bản về liên
13


minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao
động khác là một trong số những nguyên nhân chính.
Trong sự việc trên, cả ba nguyên tắc cơ bản về xây dựng liên minh đã bị
vi phạm:
+ Phải đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân.
+ Phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện.
+ Kết hợp đúng đắn các lợi ích.
Cụ thể như sau:
Nhân dân đã “đặt cược” và dễ dãi khi trao toàn bộ quyền lực nhà
nước của mình cho những người không xứng đáng để họ thực hiện
quyền lực nhà nước của nhân dân nhưng không vì lợi ích của nhân dân

Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành, mỗi người dân ở
nước ta nói chung, ở huyện Tiên Lãng nói riêng, có tới bốn loại đại
biểu do nhân dân trực tiếp bầu là: đại biểu HĐND cấp xã, đại biểu
HĐND cấp huyện, đại biểu HĐND cấp tỉnh và đại biểu Quốc hội. Về
nguyên tắc, những đại biểu này phải là những 10 Xem: Khởi tố vụ án
‘cố ý hủy hoại’ nhà ông Vươn (người tiêu biểu, có đủ đức, tài được
nhân dân lựa chọn kỹ càng, phải có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với
nhân dân, phản ánh ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân, chịu
trách nhiệm trước nhân dân. Trong hoạt động của mình, HĐND và
UBND phải căn cứ vào Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ
quan nhà nước cấp trên để ban hành các nghị quyết, quyết định, giải
quyết các quyền, nghĩa vụ hợp pháp và chính đáng của công dân, v.v..
Nhưng trong nhiều năm qua và đỉnh điểm là vụ cưỡng chế thu hồi đất
trái pháp luật đối với gia đình ông Vươn xảy ra ở Tiên Lãng, không
thấy có đại biểu nào từ đại biểu HĐND cấp xã, cấp huyện, cấp thành
phố, cho đến đại biểu Quốc hội, kể cả đại biểu Quốc hội do trung
ương giới thiệu về ứng cử và được bầu ở huyện này lên tiếng, đứng ra
bảo vệ quyền và lợi hợp pháp, chính đáng cho gia đình ông Vươn,
cũng như cho những người dân bị UBND huyện Tiên Lãng thu hồi đất
trái pháp luật. Điều này cho thấy chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu
cử đại biểu HĐND ở nước ta là có vấn đề, tính chịu trách nhiệm của
đại biểu cơ quan dân cử đối với cử tri đã bầu ra mình là rất mờ nhạt,
hình thức. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là bầu cử
không theo nguyên tắc tự do ứng cử, tự do tranh cử mà qua hiệp
thương giới thiệu, phân bổ theo cơ cấu cơ quan, ban ngành, đa số đại
biểu là công chức kiêm nhiệm nên các đại biểu của nhân dân không có
mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với cử tri đã bầu ra mình v.v. Mặt khác,

1.


14


với tính cách là chủ thể của toàn bộ quyền lực nhà nước, nhân dân đã
“đặt cược” và dễ dãi trao hết thảy quyền lực của mình cho các cơ quan
đại diện (Quốc hội, HĐND) và thông qua các cơ quan này trao cho các
cơ quan chấp hành - điều hành do các cơ quan đại diện (Quốc hội,
HĐND) bầu ra. Cần phải kết hợp dân chủ trực tiếp và dân chủ đại
diện. Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước, của địa phương
phải do chính nhân dân trực tiếp thực hiện thông qua trưng cầu ý dân
trong phạm vi cả nước và ở từng địa phương. Bản Hiến pháp đầu tiên
năm 1946 của nước ta đã từng quy định về “quyền 6 TẠP CHÍ KHOA
HỌC PHÁP LÝ SỐ 1/2012 phúc quyết của nhân dân”11, tiếc rằng cho
đến nay, nhân dân ta vẫn chưa một lần được thực hiện quyền này.

Trao cho các cơ quan chính quyền địa phương rất nhiều quyền
trong lĩnh vực quản lý đất đai nhưng không có một cơ chế kiểm soát
chặt chẽ và hữu hiệu Những năm qua, thực hiện chủ trương nhất quán
của Đảng và Nhà nước là “đẩy mạnh phân cấp cho địa phương”, pháp
luật đã quy định cho UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện rất nhiều
quyền như: UBND cấp huyện có quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất của xã; quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển
mục đích sử dụng đất và thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân ....
Nếu không có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thì đây chính là lĩnh
vực dễ nảy sinh tệ nạn tiêu cực, tham nhũng, cửa quyền, vi phạm pháp
luật nhất, làm thiệt hại nhiều nhất tài sản của Nhà nước, của nhân dân
và xâm phạm nhiều nhất các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng
của công dân. Vụ việc ở Tiên Lãng cho thấy, cơ chế kiểm tra, giám sát
đối với hoạt động ban hành văn bản của chính quyền huyện Tiên Lãng
có nhiều bất cập, yếu kém như sau: Một là,sự giám sát của HĐND các

cấp mang nặng tính hình thức. Theo Luật Tổ chức HĐND và UBND
năm 2003, HĐND giám sát hoạt động của UBND cùng cấp, có quyền
bãi bỏ các quyết định trái pháp luật của UBND, Chủ tịch UBND cấp
mình; HĐND cấp tỉnh giám sát HĐND cấp huyện, có quyền bãi bỏ
nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp này, thậm chí có quyền “giải
tán HĐND cấp huyện trong trường hợp HĐND đó làm thiệt hại
nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân...”. Tuy nhiên, trong những
năm qua, hàng trăm quyết định giao đất, thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi
đất trái pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng bị người dân trong
huyện kêu 2. Trao cho các cơ quan chính quyền địa phương rất nhiều
quyền trong lĩnh vực quản lý đất đai nhưng không có một cơ chế kiểm
soát chặt chẽ và hữu hiệu Những năm qua, thực hiện chủ trương nhất
quán của Đảng và Nhà nước là “đẩy mạnh phân cấp cho địa phương”,
pháp luật đã quy định cho UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện rất nhiều

2.

15


quyền như: UBND cấp huyện có quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất của xã; quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển
mục đích sử dụng đất và thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân ....
Nếu không có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thì đây chính là lĩnh
vực dễ nảy sinh tệ nạn tiêu cực, tham nhũng, cửa quyền, vi phạm pháp
luật nhất, làm thiệt hại nhiều nhất tài sản của Nhà nước, của nhân dân
và xâm phạm nhiều nhất các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng
của công dân. Vụ việc ở Tiên Lãng cho thấy, cơ chế kiểm tra, giám sát
đối với hoạt động ban hành văn bản của chính quyền huyện Tiên Lãng
có nhiều bất cập, yếu kém như sau: Một là,sự giám sát của HĐND các

cấp mang nặng tính hình thức. Theo Luật Tổ chức HĐND và UBND
năm 2003, HĐND giám sát hoạt động của UBND cùng cấp, có quyền
bãi bỏ các quyết định trái pháp luật của UBND, Chủ tịch UBND cấp
mình; HĐND cấp tỉnh giám sát HĐND cấp huyện, có quyền bãi bỏ
nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp này, thậm chí có quyền “giải
tán HĐND cấp huyện trong trường hợp HĐND đó làm thiệt hại
nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân...”. Tuy nhiên, trong những
năm qua, hàng trăm quyết định giao đất, thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi
đất trái pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng bị người dân trong
huyện kêu Ba là, sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức chính trị - xã hội ở địa phương mang tính hình thức, chức năng
phản biện xã hội của các tổ chức này bị tê liệt. Là cơ sở chính trị của
chính quyền nhân dân, theo quy định của Hiến pháp, Luật Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, đáng lẽ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ
chức chính trị - xã hội, nhất là Hội Nông dân của huyện Tiên Lãng,
của Thành phố Hải Phòng phải có trách nhiệm giám sát hoạt động
HĐND và UBND huyện Tiên Lãng trong việc chấp hành Hiến pháp và
pháp luật. Là những tổ chức chính trị - xã hội của nhân dân, các tổ
chức này phải thu thập, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của những người
nông dân bị UBND huyện Tiên Lãng thu hồi đất trái pháp luật, phải
kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên của mình, mà mình là tổ
chức đại diện. Nhưng do các tổ chức chính trị - xã hội này đã bị “hành
chính hóa”, cán bộ Mặt trận, Hội Nông dân đã được “công chức hóa”,
hưởng lương từ ngân sách nhà nước, nên không những họ im lặng,
không thực hiện chức năng phản biện xã hội với chính quyền, không
đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các Hội viên của mình,
mà lại còn lên tiếng, bênh vực việc làm trái pháp luật của các quan
chức chính quyền địa phương. Ngày 20/01/2012, trả lời Đoàn giám sát
của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, ông Vũ Thế Tuyền, - Chủ

tịch MTTQ huyện Tiên Lãng còn tuyên bố: “Mặt trận Tổ quốc phải
ủng hộ cao việc cưỡng chế thu hồi đất vì nó đúng đắn”. Chức năng
phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội
16


đối với hoạt động của chính quyền địa phương đã hoàn toàn bị tê liệt .
Bốn là, sự giám sát của TAND các cấp không còn là thiết chế bảo vệ
công lý, không còn là “chốn nương thân cuối cùng của người dân”. Ở
nước ta, bắt đầu từ ngày 01/7/199616, Tòa án được chính thức trao
thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính, trong đó có các quyết định
hành chính, hành vi hành chính của UBND, Chủ tịch UBND các cấp.
Khi đó, nhân dân đặt bao kỳ vọng vào Tòa án, vì từ đây, họ hy vọng
rằng các quyết định hành chính, hành vi hành chính của chính quyền
địa phương mà công dân, tổ chức cho là trái pháp luật, làm thiệt hại
quyền và lợi ích hợp pháp của mình sẽ được Tòa án, một thiết chế
nhân danh công lý, khi xét xử “độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” sẽ
xét xử khách quan, công bằng, dân chủ và đúng pháp luật hơn so với
việc giải quyết khiếu nại của chính các cơ quan nhà nước bị khiếu nại
hoặc cơ quan cấp trên của những cơ quan này. Điều này đã được
khẳng định trong thực tế ở nhiều nước trên thế giới từ hàng trăm năm
nay. Nhưng thực tế giải quyết các vụ án hành chính của Tòa án những
năm qua liên quan đến các quyết định thu hồi đất trái pháp luật của
UBND huyện Tiên Lãng đã cho thấy sự thất vọng lớn như thế nào của
người dân đối với Tòa án. Điều này được thể hiện không chỉ qua vụ
việc của ông Vươn, mà còn cả những vụ án hành chính khác trước đó.
Người dân tin tưởng vào công lý, tìm đến Tòa án “như chốn nương
thân cuối cùng”, nhưng rồi tới Tòa án, nơi đáng lẽ rất công bằng,
khách quan mà công lý cũng vẫn không được bảo vệ. Chỉ đến khi có
kết luận của Thủ tướng khẳng định các quyết định thu hồi đất của

UBND huyện Tiên Lãng đối với gia đình ông Vươn là trái pháp luật,
thì ngày 13/02/2012, Chánh án TAND tối cao mới quyết định kháng
nghị theo hướng hủy quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm của TAND
Thành phố Hải Phòng và bản án hành chính sơ thẩm của TAND huyện
Tiên Lãng trước đây liên quan đến thu hồi đất của gia đình ông Vươn

17


KẾT LUẬN
Cách mạng xã hội chủ nghĩa chỉ có thể giành được thắng lợi nếu giai
cấp công nhân thực hiện được sự liên minh chặt chẽ với giai cấp
nông dân và các tầng lớp lao động khác nhằm tạo nên khối đại đoàn
kết của lực lượng cách mạng, trong đó nòng cốt là liên minh công –
nông. Việc xây dựng khối liên minh này là tất yêu và dựa trên những
cơ sở khách quan. Liên minh này có nội dung ở nhiều lĩnh vực khác
nhau: Chính trị, kinh tế, tư tưởng – văn hóa, …Để khối liên minh
được xây dựng vững chắc thì cần đảm bảo những nguyên tắc cơ bản.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình : Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
Và một số nguồn khác trên internet

19




×