Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

phân tích các giá trị của cô bé bán diêm andersen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.06 KB, 5 trang )

* Nội dung
- Tình cảnh đáng thương của cô bé bán diêm nghèo
- Niềm xót thương, đồng cảm của tác giả với những con người bất hạnh
* Giá trị con người:
- Là những con người cao đẹp trong cuộc sống. Tuy bất hạnh, nghèo khổ nhưng không
đáng thương -> ông khai thác phần tốt đẹp trong sự đối lập với cái tối tăm, ảm đạm của
cuộc đời
+ Andersen khai thác hình ảnh em bé nghèo, bất hạnh. Em bé bị ám ảnh bởi cơm
áo, gạo tiền, đói rét. Đó là hình ảnh đối lập với cuộc sống hoa lệ, giàu sang xung
quanh. Nhưng cái nghèo của cô bé bán diêm đơn giản chỉ là hoàn cảnh sống, như
một lớp áo bên ngoài, không thể ảnh hưởng được đến tâm hồn, tính cách bên trong.
Hoặc có khi, chính cái sự nghèo nàn ấy lại là một thứ của cải vô giá không phải ai
cũng có được. Em bé bán diêm tuy nghèo nàn nhưng em lại có những ước mơ thật
đẹp.
- Giá trị con người là con người vượt lên số phận làm chủ số phận và cuộc đời của mình
+Andersen không cho cô bé bán diêm có nhiều cơ hội được thần tiên giúp đỡ ,
không chủ động chờ đợi sự ban phước đơn thuần mà họ chủ động đấu tranh giành
lấy hạnh phúc cho mình..Mặc dù Andersen cũng đã để cô bé bán diêm chết trong
một đêm đông như thế. Nhưng đó không phải là một đêm đông bình thường.Đó còn
là phút giao thừa thiêng liêng.Và vào đêm đó,cô bé bán diêm khốn khổ đã chết.Em
đã ra đi cùng với những giấc mơ giản gị mà đối với em là những giấc mơ bất tận
không thể thành sự thật.Đó là giấc mơ được no đủ,đó là giấc mơ được có quần áo
ấm để mặc, và giấc mơ được gặp người bà mà em hằng yêu kính.Ở trên cuộc đời
này có lẽ sẽ chẳng bao giờ những số phận nghèo khổ như em có thể biến những giâc
mơ của mình trở thành hiện thực được.Bởi vậy Andersen đã đưa họ đến một thế
giới khác.Nơi đó có thể che chở đùm bọc và bảo vệ những linh hồn khốn khổ này !.
Đây cũng là lời nhắn nhủ của tác giả đến người đọc, không có sự giúp đỡ nào tốt
bằng sự nổ lực của chính bản thân mình ?
* Không gian nghệ thuật
- lấy cảnh vào mùa đông - không gian tuyết bao trùm vạn vật
Ở xứ Bắc Âu Đan Mạch là đất nước có đặc trưng mùa đông rất lạnh . Vì vậy, trong


rất nhiều truyện được nhà văn lấy cảnh vào mùa đông, khi mà có sự xuất hiện của
những bông tuyết trắng tinh,
“ Rét dữ dội. Tuyết rơi
Bông tuyết bám đầy trên mái tóc dài xõa thành từng búp trên lưng em


Nhà văn rất sáng tạo khi miêu tả mùa đông với đặc trưng là cái rét, là băng tuyết.
Trên khung cảnh đông giá rét như vậy nhưng hoàn cảnh, tính cách của nhân vật
được hiện ra rõ nét. Có thể thấy mùa đông là mùa có thời tiết khắc nghiệt nhất, qua
đó càng tô đậm hoàn cảnh cô đơn, lẻ loi của cô bé. Trong thời tiết thiên nhiên khắc
nghiệt đó hầu như nhân vật chỉ có một mình vượt qua khó khăn, thử thách.
- khoảng không gian nơi xó tường chật hẹp
em đang phải đối mặt với cái rét mướt của thời tiêt, những cơn gió bấc thổi vun vút
và tuyết phủ kín mặt đất. Trong khi “cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong
phố sực nức mùi ngỗng quay” thì cô bé lại “ngồi nép trong một góc tường, giữa hai
ngôi nhà, một cái xây lùi và chút ít”.
- Không gian của mộng tưởng
Hình ảnh lò sưởi, bàn ăn, con ngỗng quay, cây thông nô-en và bà ngoại hiện lên sau
mỗi lần quẹt diêm, dường như đã làm tan đi cái rét, cái đói và sự thiếu vắng tình
cảm người thân của cô bé. Không gian mộng tưởng đã đem đến cho cô bé niềm vui
hạnh phúc, đặc biệt là được gặp bà và cùng bà bay lên thiên đường - nơi cô có thể
sống trong tình yêu thương của bà như trước đây
* Thời gian nghệ thuật:
- Thời gian là mùa đông vào đêm giao thừa
Câu chuyện diễn ra trong đêm giao thừa. Đêm giao thừa là khoảng thời gian mà mọi
gia đình đều ở dưới một mái nhà đầm ấm, hạnh phúc và yên vui. Những đứa trẻ sẽ
nhận được những món quà và những lời chúc tốt đẹp nhất. Ngược lại cô bé bán
diêm lại phải một mình ngồi ngoài đường bán những que diêm, không giám trở về
nhà vì sợ người cha nghiện ngập của mình luôn mắng nhiếc chửi rủa.
- Thời gian trong truyện cổ mà Andersen xây dựng là thời gian tuyến tính. Sự việc

nào diễn ra trước nói trước, sự việc nào diễn ra sau nói sau. Cứ thế tình tiết, diễn
biến câu chuyện diễn ra có trật tự, hệ thống
* Cốt truyện
- Trình bày: Giới thiệu hoàn cảnh đáng thương của cô bé
Sống với bố ở căn gác nhỏ sát mái nhà nhét toàn giẻ rách, luôn nghe lời chửi rủa
mắng nhiếc, phải đi bán diêm kiếm sống trong trời mùa đông giá rét nhưng không
bán được bao diêm nào. Em phải chịu cảnh đói rét không nhà, không người thân
trong đêm giao thừa
- Phát triển: Những lần quẹt diêm và mộng tưởng được ấm no, vui chơi, và hạnh phúc
trong tình yêu thương


Nhưng ước mơ bình dị mà ai cũng có nhưng đối với em chỉ là ước mơ, khoa khát có
được..
- Mở nút: đầy thương tâm đó là cái chết của cô bé.
Nhưng cái tài của Andersen là miêu tả bi kịch nhưng không bi thảm và nỗi buồn
cuộc đời nhân vật, vì em ra đi trong hạnh phúc vô bờ khi em được bà hết mực yêu
thương, che chở -> Tác giả muốn khẳng định là em bé chưa chết mà là em từ giả
hiện thực cay đắng, đen tối, phũ phàng, để bước sang một thế giới khác tươi đẹp
hơn

* Ngôn từ nghệ thuật
- Miêu tả: hình ảnh cô bé bán diêm giữa trời đông giá rét
Hình ảnh cái chết cô bé bán diêm

+ Cô bé bán diêm giữa đêm đông giá rét
Em mặc một bộ quần áo cũ ngả màu với chằng chịt các miếng vá, chân em phải đi
đất, chân em đỏ ửng lên, rồi tím bầm lại vì rét, tay em xách một cái làn cũ đựng đầy
những bao diêm
+ Cái chết của cô bé bán diêm:

Tác giả miêu tả cái chết ấy rất nhẹ nhàng, thanh thản. Đó là cái chết toại nguyện với
hình ảnh “ đôi má hồng, đôi môi mỉm cười”, ( bởi vì em đã được về với bà ở thế giới
khác chẳng còn đói rét, buồn đau)
Ẩn dụ: hình ảnh những ngọn lửa diêm
+ Các que diêm đều cháy nhưng vụt tắt rất nhanh thể hiện cho cuộc đời ngắn ngủi
của cô bé
+Hình ảnh quẹt các que diêm của cô bé,đằng sau đó em có ước mơ giản dị đó là có
lò sưởi rực lửa, có mâm cỗ thịnh soạn -> Những hình ảnh đó thể hiện khát vọng ấm
no, hạnh phúc được ăn ngon, mặc đẹp, được vui chơi và được sống trong tình yêu
thương.
+ Que diêm cũng là chiếc cầu nối giữa một bên là hiện thực khổ đau, đói rét với một
bên là ước mơ hạnh phúc của cô bé nói riêng và con người nói chung


+ Trong câu chuyện phủ đầy tuyết làm cho người đọc có cảm giác lạnh nhưng ẩn
sau cái lạnh của băng tuyết là cái lạnh trong tâm hồn con người  cái lạnh này còn
khủng khiếp hơn rất nhiều so với cái lạnh của mùa đông trong truyện
- Nét tương phản @: hiện thực và quá khứ
@: Ngay trong hiện thực
@: Hiện thực và mộng tưởng

+ Hiện thực và quá khứ vàng son:
- Ngày xưa sống ở ngôi nhà có dây thường xuân bao quanh – Hiện tại sống trong
căn gác tồi tàn nhét đày giẻ rách
@ Ngay trong hiện thực
- Trong đêm giao thừa mọi người nô nức với quần áo ấm, găng tay, mũ len, chân xỏ
giày lông ấm áp… họ đổ ra đường đi để cùng đón giao thừa bên người thân và bạn
bè. Trên tay mỗi người là một gói quá được gói rất đẹp mắt. Trông ai cũng tràn đầy
hạnh phúc – Còn Em mặc một bộ quần áo cũ ngả màu với chằng chịt các miếng vá,
chân em phải đi đất, chân em đỏ ửng lên, rồi tím bầm lại vì rét, tay em xách một cái

làn cũ đựng đầy những bao diêm
- Hiện thực và mộng tưởng: Mỗi lần quẹt 1 que diêm là mỗi lần thực tế và mộng
tưởng đan xen vào nhau
+ Lần 1: Em quẹt que diêm và thấy lò sưởi – Trong lúc đó thì tuyết đang rơi và em
không có nhiều quần áo để giữ ấm
+ Lần 2: Em quẹt que diêm hiện ra một con ngỗng quay – Nhưng thực thế là em rất
đói bụng
+ Lần 3: Em quẹt que diêm hiện ra một cây thông noel – hoàn cảnh em lại nghèo
khổ , không có đủ để em hưởng niềm vui và hạnh phúc giống như đứa trẻ khác.
+ Lần 4: Em thấy bà của mình hiện ra – Nhưng thực tế thì bà lại mất rồi, đó chỉ là
điều em mong muốn được lên thiên đường với bà . Em tiếp tục quẹt những bao diêm
còn lại để níu kéo hình ảnh của bà và lần cuối cùng em quẹt diêm thì bà cầm tay em
và hai bà cháu bay lên thiên đường, trong thực tế thì em đã chết bởi giá rét trong
đêm giao thừa
- Và nét đối lập cũng thể hiện đến phần cuối của truyện: Giữa ngày đầu năm hứa hẹn
những mầm sống mới mọc lên lại có một em bé chết.


Ngày đầu năm là ngày hân hoan và hạnh phúc của mọi người thế mà có sinh mạng
lại từ giã cỏi hạnh phúc của trần gian. Một năm mới hứa hẹn những khởi đầu mới
nhưng cô bé đã kết thúc hành trình của mình tại chính ngưỡng cửa của năm mới,
chẳng có cơ hội, chẳng có tương lai nào cho em cả
Đã chết từ đêm qua, trong băng giá đến vậy mà như em bé vẫn cười, má vẫn hồng –
Khi thấy thi hài cô bé nhỏ, mọi người vẫn thờ ơ, dửng dưng như không có chuyện gì
xảy ra
Trong truyện, em bé chết trong niềm vui vì được gặp bà. Từ giã cõi đời mà hạnh
phúc
=> tất cả đều mang sự đối lập làm người đọc thực sự xót xa thương cảm với sự khổ
cực của cô bé
- Ngôi kể chuyện thứ 3:

Nhà văn sử dụng nghệ thuật kể chuyện theo ngôi thứ ba với cách kể này
câu chuyện có tính khách quan. Điểm nhìn bao quát, toàn diện nhà văn như
đứng ở mọi góc cạnh nắm toàn bộ câu chuyện. Từ không gian, thời gian, đến
hoàn cảnh, số phận nhân vật.
* Giá trị của tác phẩm đối với thiếu nhi:
- Có thái độ không đồng tình và đấu tranh với lối sống lạnh lùng vô cảm
• Giáo dục lòng thương cảm đối với những con người bất hạnh.
• Rút ra bài học và từ đó có thái độ sống tích cực : biết yêu thương và chia sẻ với mọi
người xung quanh.

.



×