Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

NGHIÊN cứu bào CHẾ VIÊN NGẬM sát TRÙNG sử DỤNG được CHO BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.81 KB, 46 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA DƯỢC

Lâm Hoàng Yến

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN NGẬM SÁT
TRÙNG SỬ DỤNG ĐƯỢC CHO BỆNH NHÂN
TIỂU ĐƯỜNG
Khóa luận Tốt nghiệp Dược sĩ Đại học
Khóa 2003-2008

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2008


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA DƯỢC

Lâm Hoàng Yến

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN NGẬM SÁT
TRÙNG SỬ DỤNG ĐƯỢC CHO BỆNH NHÂN
TIỂU ĐƯỜNG


Khóa luận Tốt nghiệp Dược sĩ Đại học
Khóa 2003-2008

Thầy hướng dẫn: TS. Huỳnh Văn Hóa

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2008


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN


Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là một tài sản vô cùng quý giá của con người. Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
là mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng. Nhất là trong thời kỳ kinh tế ngày càng phát
triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao thì việc chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe ngày càng được quan tâm.
Nước ta có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm nên tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp tương đối cao.
Viêm họng là một bệnh gặp khá phổ biến, mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh nhưng tỷ
lệ viêm họng cấp tính thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, viêm họng mạn tính
gặp ở lứa tuổi lớn hơn.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng như thời tiết, hơi hóa chất, khói thuốc lá, bụi
(trong bụi có rất nhiều loại vi sinh vật khác nhau), không khí bị ô nhiễm và vi sinh vật
(vi khuẩn, virus và vi nấm). Căn nguyên vi sinh vật là một trong những căn nguyên hay
gặp nhất gây nên viêm họng. Đối với vi sinh vật, đặc biệt là vi khuẩn, có những loài
gây viêm họng và để lại những hậu quả rất nặng nề, ví dụ như bệnh thấp tim do viêm
họng bởi vi khuẩn Streptococcus pyogenes (liên cầu nhóm A : LCA).
Khi bị viêm họng bác sỹ thường kê đơn kháng sinh để điều trị, nhưng kháng sinh cũng
gây hại cho sức khoẻ và nếu dùng lâu, dùng nhiều gây lờn thuốc khiến thuốc không

còn tác dụng. Việc sử dụng các thuốc ngậm tại chỗ là một trong những cách điều trị ho
mang lại hiệu quả khá cao trước khi sử dụng kháng sinh. Hiện nay trên thị trường có
nhiều loại viện ngậm trị ho và được chia làm ba loại chính là: loại có chứa kháng sinh,
loại chứa hoạt chất giảm ho và loại thuốc phối hợp nhiều hoạt chất như tinh dầu bạc hà,
khuynh diệp, gừng, cam thảo, ma hoàng, quế ...
Hiện nay với xu hướng quay về nguồn cội, việc sử dụng các sản phẩm thiên nhiên từ
cây cỏ để làm thuốc trong phòng và trị bệnh đang được nhiều nước quan tâm, trong đó
có Việt Nam - là một trong những nước có truyền thống sử dụng dược liệu từ lâu đời.


Lý do là vì các loại Dược phẩm có chứa các loại hóa chất thường gây các tác dụng phụ
nguy hiểm, có hại cho sức khỏe của con người nếu sử dụng lâu dài.
Chúng ta đã biết đến nhiều loại thảo dược dùng làm thuốc qua những kinh nghiêm dân
gian từ ngày xưa, và hiện nay các kinh nghiệm này đang dần dần được kế thừa và phát
huy thông qua các công trình nghiên cứu về công thức, dạng sử dụng, cách bào chế,
đường sử dụng ... nhằm làm cho việc sử dụng được dễ dàng hơn và hiệu quả điều trị
ngày càng được nâng cao.
Bệnh tiểu đường cũng là một trong những bệnh phổ biến hiện nay, vì tỷ lệ người mắc
bệnh ngày càng cao và bệnh thường để lại những biến chứng nghiêm trọng như cao
huyết áp, suy thận, thiếu máu cơ tim, bệnh nhiễm trùng ... Vì vậy việc kiêng đường đối
với người bị tiểu đường là hết sức cần thiết. Nhưng hầu hết các chế phẩm viên ngậm
trên thị trường đều có đường nên không thể sử dụng được cho bệnh nhân tiểu đường.
Nhằm làm phong phú thêm các chế phẩm viên ngậm trị viêm họng trên thị trường và
đặc biệt là chế phẩm có thể sử dụng được cho bệnh nhân bị tiểu đường, mục tiêu tổng
quát của đề tài là: “Nghiên cứu bào chế viên ngậm sát trùng sử dụng được cho

bệnh nhân tiểu đường” với những nội dung nghiên cứu cụ thể như sau:
-

Nghiên cứu xây dựng công thức và phương pháp bào chế viên ngậm.


-

Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho chế phẩm.

-

Kiểm nghiệm chế phẩm theo chỉ tiêu chất lượng.


Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về viên ngậm.
Viên ngậm là dạng viên gần gũi với viên đặt ở khoang miệng, vì dùng tại chỗ nơi
miệng, nhưng thường là những viên lớn, nhiều khi hàng gam. Thường phân biệt hai
dạng:
Viêm kẹo ngậm (lozenges): viên chứa hoạt chất và tá dược chủ yếu là đương
saccharose và gôm arabic. Dạng này cứng, dòn để phân biệt với dạng kẹo dẻo
(pastilles) chứa gelatin, đường, thường sản xuất bằng cách nấu nóng chảy và đổ khuôn,
hoặc vuốt kéo dài thành sợi và dập, ép bằng máy chuyên dùng.
Viên nén để ngậm (troches): Dạng viên nén mỏng, tròn hoặc hình dạng khác nhau, để
ngậm trong miệng, sản xuất như viên nén thông thường hoặc ép khuôn.
Viên ngậm phải chắc, không rã nhưng bị bào mòn, hòa tan chậm trong miệng trong
khoảng 30 phút hay 4 giờ trong thử nghiệm in vitro. Đặc biệt phải có mùi vị ngon và
không để lại dư vị khó chịu.
Viên ngậm thường áp dụng cho những trị liệu tại chỗ như sát trùng, giảm đau ở miệng,
ở cuống họng, giảm ho, chống xuất tiết quá mức niêm dịch ...
Các hoạt chất hay gặp ở dạng thuốc này như: dẫn xuất alcolbenzylic, cresol, menthol,
nystatin, tyrothricin, dextromethorphan, bacitracin, pantoprazol, chlorpheniramin, ...
Thuốc dùng bằng cách ngậm còn có thuốc phiến (tablette), hay thuốc thẻ làm theo kiểu
ép khuôn hay cán thành lá, vảy mỏng (flakes, feuillettes) chứa menthol, eucalyptol để

ngậm làm thơm miệng [5].


2.1.1. Những yêu cầu đặc trưng về bào chế
Ngoài những yêu cầu chung của viên nén, viên ngậm cần đáp ứng 2 yêu cầu đặc trưng
sau [6]:
- Giải phóng dược chất từ từ, kéo dài: viên ngậm khi dùng thường được giữ lâu trong
miệng từ 30 - 60 phút, giải phóng dược chất từ từ bằng cách “mài mòn dần” (hòa tan
dần từ ngoài vào trong). Một số Dược điển quy định thời gian rã của viên ngậm là 4
giờ.
- Có mùi vị dễ chịu: do thời gian lưu ở trong khoang miệng khá lâu, lại cải trở sinh
hoạt tự nhiên của người dùng, nên viên ngậm phải có mùi vị dễ chịu để được người
dùng chấp nhận.
Mặt khác, với viên ngậm, người ta cũng hạn chế dùng các tá dược không tan để tránh
tạo cảm giác “sạn” khi ngậm, gây khó chịu cho người dùng. Các tá dược không tan
cũng gây tăng tiết nước bọt và tạo phản xạ nuốt làm giảm tác dụng của thuốc. Việc lựa
chọn tá dược xây dựng công thức dập viên phải dựa trên đặc trưng của viên ngậm. Ba
nhóm tá dược quan trọng nhất cho viên ngậm là: tá dược độn, tá dược dính và chất điều
hương vị [6].
- Với tá dược độn: trong viên ngậm, lượng tá dược độn thường chiếm 60 - 90% khối
lượng của viên để che dấu mùi vị riêng của dược chất. Do đó, tá dược độn phải là
những chất tạo được mùi vị tốt cho viên, thường dùng nhất là bột đường như Dipac,
Emdex, mannitol, sorbitol.
- Với tá dược dính, thường dùng những tá dược dính mạnh để kéo dài thời gian rã của
viên như gôm arabic, gelatin, siro…
- Chất thơm được lựa chọn ùy theo từng công thức cho phù hợp với tính chất và mùi vị
của dược chất, với thói quen của người dùng. Trên thị trường, nhóm tá dược này được
bán dưới 2 dạng: dạng lỏng hoặc bột phun sấy.



2.1.2. Các phương pháp bào chế viên ngậm
Viên ngậm thường được bào chế bằng các phương pháp phổ biến sau [6]:
Phương pháp dập viên: Tiến hành dập thẳng hay tạo hạt như với viên nén thông
thường. Viên ngậm thường có khối lượng lớn (1 - 4g) nên theo kinh nghiệm, thường
phải khống chế tỉ lệ bột mịn (< 15%) để dễ đảm bảo biến thiên khối lượng của viên. Để
kéo dài thời gian rã viên ngậm được dập ở lực nén cao hơn viên nén thông thường (15 20kg), đồng thời hay được dập với các bộ cối chày đặc biệt tạo ra các hình dạng khác
nhau (bán nguyệt, bát giác…) đặc trưng cho viên ngậm và hấp dẫn người dùng.
Phương pháp đổ khuôn: áp dụng để bào chế dạng kẹo ngậm. Việc đổ khuôn, đầu tiên
được tiến hành thủ công theo các bước: tạo khối dẻo, đổ khuôn, để nguội rồi tháo viên.
Hiện nay có những máy chế viên tự động công suất hàng trăm nghìn viên trong 1 giờ,
hoạt động theo nguyên tắc: tạo khối dẻo, đùn sợi viên, tạo hình viên. Trên các thiết bị
này có thể tạo ra viên 2 lớp: nhân và vỏ có thành phần, mùi vị khác nhau để tăng hiệu
quả điều trị và hấp dẫn người dùng. Phương pháp đổ khuôn tạo ra được loại kẹo thuốc
có mùi vị thơm ngon, thích hợp với người bệnh, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên chỉ áp
dụng được với các dược chất có mùi vị dễ chịu, khối lượng nhỏ và chịu được nhiệt.

2. 2. Tổng quan về dược liệu.
2.2.1. Cây Tràm.


Tên Việt Nam: Tràm
Tên khoa học: Melaleuca leucadendra (L.) L.
Họ: Sim (Myrtaceae).

Hình thái học
Cây bụi thấp, cao khoảng 0,5m hoặc cây gỗ to, cao 10 - 12m. Thân thẳng có vỏ ngoài
mềm, xốp, màu trắng xám, dễ bong thành từng mảng mỏng. Cành hình trụ, ngọn non
có lông dày màu trắng bạc. Lá mọc so le, dày và cứng, hình mác thuôn, gốc tròn, đầu
tù hoặc hơi nhọn, dài 4 - 8cm, rộng 1 - 2cm, lúc đầu có lông mềm màu trắng, sau nhẵn,
hai mặt cùng màu, có 5 gân chính hình cung; cuống lá ngắn, có lông.

Cụm hoa mọc ở đầu cành thành bông tận cùng bằng một túm lá non; lá bắc hình mác,
sớm rụng; hoa màu vàng ngà, tụ tập 2 - 3 cái trên cụm; đài hình trụ, có lông mềm, 5
răng, sớm rụng; tràng 5 cánh có móng rất ngắn; nhị rất nhiều, hàm liền ở gốc thành 5
bó đối diện với lá đài; bầu ẩn trong ống đài, bầu 3 ô.
Quả nang, gần hình cầu, cụt ở đầu, đường kính khoảng 4mm, khi chín nứt thành 3
mảnh; hạt hình nêm hoặc gần hình trứng. Mùa hoa quả vào khoảng tháng 3 - 5.
Bộ phận dùng: Lá và phần ngọn, thu hái vào đầu mùa hạ, phơi hay sấy khô. Tinh dầu.
Ngoài ra còn dùng phần vỏ thân [1].

Thành phần hóa học
Tràm Cừ có hàm lượng tinh dầu thấp (0,1%) và hàm lượng eucalyptol trong tinh dầu
cũng thấp (15%), được khai thác để lấy gỗ.


Tràm gió có nhiều chủng loại như Tràm lá thường, Tràm lá tre, Tràm lá tròn, Tràm
huyết.
Lá Tràm chứa tinh dầu, flavonoid.
Theo qui định của Dược điển Việt Nam II, tập 3, dược liệu phải chứa ít nhất 1,25% tinh
dầu (tính theo dược liệu khô kiệt).
Tinh dầu được lấy từ lá tươi bằng cách cất kéo hơi nước, là một chất lỏng trong, không
màu hay màu lục nhạt đến vàng nhạt, mùi đặc biệt. Một thể tích tinh dầu tan trong 1 - 2
thể tích ethanol 800. Năng suất quay cực ở 20oC là -30 đến -10.
Tinh dầu lá cây Tràm chứa 14 - 65%, 1,8 - cineol tùy theo tuổi cây, thổ nhưỡng và các
điều kiên khác. Các thành phần khác là 3,5 - dimethyl - 4,6 - di - O methylphloroacetophenon, pinen, terpineol, nerolidol, benzaldehyd (vết), valeraldehyd
(vết).
Ngoài ra tinh dầu Tràm còn có flavonoid, tanin. Các flavonoid trong lá Tràm là
kaempferol, quercetin, myricetin, myricitrin, quercitrin, miquelianin và quercetin 3 - O
- xyloglucosid (CA 118 : 109.477 s) [1].

Công dụng

Tràm được dùng trị cảm mạo, phong hàn, phổi lạnh, ho đờm, hen suyễn, tức ngực, tiêu
hóa kém, làm tăng lưu thông huyết mạch sau khi sanh, trị phong thấp và đau dây thần
kinh.
Lá Tràm tươi nấu nước rửa vết thương chống nhiễm khuẩn, bôi lên vết bỏng tránh hiện
tượng phồng nước, tắm chữa mẩn ngứa. Lá Tràm phơi khô thường được nhân dân nấu
nước uống thay chè (2g trong 1 lít) có tác dụng kích thích tiêu hóa.
Tinh dầu Tràm được dùng xoa bóp ngoài làm nống chữa đau khớp, chân tay nhức mỏi.
Tinh dầu Tràm pha trong dầu Thầu Dầu với tỷ lệ 5 - 10% dùng nhỏ mũi để sát khuẩn,


chống cúm, ngạt mũi. Còn dùng tinh dầu Tràm pha vào nước với nồng độ 0,2% để rửa
vết thương.
Trong y học cổ truyền Ấn Độ, tinh dầu Tràm pha loãng được dùng uống làm thuốc
long đờm trong viêm thanh quản và viêm phế quản mạn tính, làm thuốc gây trung tiện
giảm trướng bụng. Nếu dùng liều quá cao có thể gây kích ứng đường tiêu hóa. Có tác
dụng trị giun, đặc biệt là giun đũa. Chấm tinh dầu Tràm vào lỗ răng sâu làm giảm đau.
Tinh dầu Tràm là một thành phần trong thuốc bôi dẻo và thuốc sức để phản kích thích
trong điều trị thấp khớp mạn tính [1].

Eucalyptol
Eucalyptol là ether – oxyd nội tương ứng của terpin.
Eucalyptol có trong tinh dầu Tràm, Chổi, Khuynh Diệp, Bạch Đàn và một số tinh dầu
khác [2].

Tính chất
Eucalyptol là một chất lỏng động trong suốt, không màu, mùi thơm nhẹ, thoảng mùi
Long Não lẫn Bạc Hà, vị cay.
Eucalyptol không tan trong nước, hòa tan với bất cứ tỷ lệ nào trong ethanol tuyệt đối,
ether, chloroform, dầu vaselin, dầu thảo mộc, dầu Thông, acid acetic loãng.
Eucalyptol có thể kết tinh được, nếu độ tinh khiết của tinh dầu là 100% thì điểm kết

tinh là 1,2oC. Và điểm kết tinh sẽ thấp hơn ở tinh dầu có độ tinh khiết chưa đạt 100%.
Eucalyptol có thể tạo ra với các acid halogen các sản phẩm cộng, có thể thủy phân các
sản phẩm này băng nước. Eucalyptol còn tạo ra với resorcinol sản phẩm eucalyptol
resorcinol. Có thể phục hồi eucalyptol từ sản phẩm này. Eucalyptol - resorcinol có thể


được dùng để tạo ra eucalyptol để định lượng eucalyptol trong tinh dầu. Eucalyptol resorcinol ổn định hơn hợp chất eucalyptol và acid phosphoric.
Còn có thể tạo ra eucalyptol với O - cresol một hợp chất cộng, từ đó có thể phục hồi
eucalyptol. Phản ứng này còn dùng để định lượng eucalyptol trong tinh dầu (E.
Guenther II, 1949) [1].
Eucalyptol có tỷ trọng từ 0,922 - 0,927. Chỉ số khúc xạ 1,456 - 1,460. Góc quay cực từ
-0,2o đến +0,2o.

Công dụng
Công dụng chủ yếu của eucalyptol là dùng làm thuốc chữa ho, viêm đau họng vì có
tính chất sát trùng đường hô hấp, long đờm. Dùng ngoài xoa bóp chữa đau nhức, sát
trùng, chữa bỏng. Người ta thường dùng những tinh dầu có hàm lượng eucalyptol cao
hoặc chiết riêng eucalyptol [2].

2.1.2. Cây Bạc Hà.
Tên Việt Nam: Bạc Hà
Tên khoa học: Mentha arvensis L.
Họ: Hoa Môi (Lamiaceae).

Hình thái học
Cây thảo, sống lâu năm. Thân mềm, hình vuông. Loại thân ngầm mang rễ mọc bò lan,
loại thân đứng mang lá, cao 30 - 40cm, có khi hơn, màu xanh lục hoặc tím tía, đôi khi


phân nhánh. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, cuống ngắn, mép lá khía răng

đều.
Hoa nhỏ màu trắng, hồng hoặc tím hồng, mọc tụ tập ở kẽ lá thành những vòng nhiều
hoa; lá bắc nhỏ, hình dùi; đài hình chuông có 5 răng đều; tràng có ống ngắn, phiến
tràng chia làm bốn phần gần bằng nhau, có một vòng lông ở phía trong; 4 nhị bằng
nhau, chỉ nhị nhẵn.
Quả bế, có 4 hạt (ít gặp). Các bộ phận trên mặt đất có lông gồm lông che chở và lông
bài tiết có tinh dầu.
Mùa hoa quả vào tháng 7 - 10.
Bộ phận dùng là lá (thu hái vào thời kỳ ra hoa) và các bộ phận trên mặt đất.
Tinh dầu cất từ lá và các bộ phận trên mặt đất đã được tinh chế [1].

Thành phần hóa học
Bạc Hà tím Việt Nam trồng ở Mondovi cho hàm lượng tinh dầu là 1,82% (1980), 3%
(1981 - 1982) bao gồm 32 thành phần trong đó đã được xác định:
α - pinen 0,41%

(-)

β - pinen 0,72%
myrcen 0,47%

menthol 10,1%
menthyl acetat 1,6%

(-)

pulegon 24,9%

limonen 4,5%


piperiton 4%

p. cymol 0,09%

piperiton oxyd 16%

octanol 3 - 3,2%

piperitenon oxyd 21,5%

menthol 5,8%
Tinh dầu Mentha arvensis di thực vào Việt Nam (NV. 74) chứa sabinen, myrcen, α pinen, limonen, cineol, methylheptenon, menthon, isomenthol, menthyl acetat,
neomenthol, menthol, isomenthon, pulegon.


Tinh dầu là hoạt chất chính với hàm lượng 0,5% (Dược điển Việt Nam II, tập 3), 0,8%
(Dược điển Nhật Bản X), 1% (Dược điển Liên Xô X, Dược điển Pháp IX).
Tinh dầu là chất lỏng không màu hay màu vàng nhạt, có mùi Bạc Hà đặc biệt, vị cay,
sau mát.
Với tinh dầu Bạc Hà giàu menthol (trên 70%), có thể chiết xuất một phần menthol, tinh
dầu còn lại vẫn đạt tiêu chuẩn Dược điển [1].

Công dụng
Bạc Hà trị ngoại cảm phong nhiệt, phát sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, ngạt mũi, ho,
viêm họng sưng đau, mắt đỏ, ngứa nổi mề đay, bụng đau, đầy trướng, tiêu hóa kém,
nôn mửa. Thường dùng phối hợp với nhiều thuốc khác.
Bạc Hà dùng làm cho thuốc thơm dễ uống và chữa đau bụng đi ngoài.
Tinh dầu Bạc Hà và menthol có tác dụng sát khuẩn, xoa bóp nơi sưng đau, như khớp
xương, thái dương khi nhức đầu.
Cây khô Bạc Hà dùng làm thuốc chống co thắt, gây trung tiện, tống hơi trong ruột ra,

làm dễ tiêu, làm lạnh, gây tác dụng kích thích, điều kinh, lợi tiểu.
Nước hãm lá Bạc Hà dùng điều tri thấp khớp và chứng ăn không tiêu. Tinh dầu Bạc Hà
đã loại menthol được dùng làm thơm nước súc miệng, kem đánh răng và các Dược
phẩm.
Liều dùng:
- Lá và toàn cây Bạc Hà: ngày uống từ 4 - 8g dưới dạng thuốc hãm.
- Tinh dầu và menthol: một lần 0,02 - 0,2ml, một ngày 0,06 - 0,6ml [1].

Menthol


Menthol thiên nhiên là L-menthol được chiết từ tinh dầu bạc hà châu Âu hay tinh dầu
bạc hà châu Á, nhưng chủ yếu là tinh dầu bạc hà châu Á. Cho tới chiến tranh thế giới
thứ hai (1939 - 1945) nguồn menthol chủ yếu vẫn là menthol thiên nhiên. Nhưng trong
chiến tranh thế giới thứ hai, tại những nước châu Âu, châu Mỹ người ta không mua
được menthol thiên nhiên hoặc chỉ mua được với giá rất đắt nên người ta đã đặt vấn đề
điều chế menthol bằng con đường tổng hợp. Nhưng những nguyên liệu để điều chế
menthol vẫn phải chiết từ cây cỏ, cụ thể là những chất như thymol, menthon, các
menthenon như pulegon trong loài bạc hà Mentha pulegium Lin. và piperiton trong một
số tinh dầu bạch đàn.
Những năm gần đây, một số nước châu Âu đã bắt đầu nghiên cứu để di thực cây bạc hà
châu Á làm nguồn nguyên liệu chế biến menthol [2].

Tính chất
Tùy theo nguồn gốc thiên nhiên hay tổng hợp mà menthol có những tính chất khác
nhau. Menthol thiên nhiên thường ở dạng tả truyền, menthol tổng hợp thường ở dạng tả
truyền hoặc racemic.
Menthol thiên nhiên
Menthol là alcol bậc 2, terpenic.
Menthol thiên nhiên là những tinh thể không màu, bóng, hình sáu cạnh dài, mỏng, mùi

vị đặc biệt giống mùi tinh dầu bạc hà [2].
Tỷ trọng 0,890; độ chảy 41 – 430; độ sôi 212 0C; chỉ số khúc xạ nD25 = 1,458; năng suất
quay cực trong ethanol 10% [α]D18 = -500.


Menthol hầu như không tan trong nước, rất tan trong cồn, ete, acid acetic, ete dầu hỏa
cũng tan nhưng ít hơn trong dầu mỡ, trong dầu parafin (1 trong 4 phần), rất khó tan
trong glycerin.
Menthol tương kỵ với butylchloral hydrat, camphor, phenol, chloralhydrat, exalgine, β
- naphtol, resorcinol, thymol khi nghiền lẫn. Menthol cũng tương kỵ với KMnO 4, crom
trioxyd, pyrogallol [3].
Menthol có thể cho este dễ dàng với acid phosphoric (D: 1,75), cho các este với công
thức 3(C10H23O)PO4H3 kết tinh trong ete dầu hỏa. Phosphat L-menthol chảy ở 74 0C,
vững bền ở nhiệt độ thường. Có thể dùng các este phosphoric để tách và tinh chế
những menthol đồng phân; cũng có thể chuyển thành campho sulphonat menthol.
Những este menthol và acid hữu cơ rất dễ xà phòng hóa.
Dưới tác dụng của những chất khử nước như acid phosphoric, clorua kẽm menthol
chuyển thành menthen.
Dùng acid cromic để oxi hóa sẽ chuyển thành ceton: menthon.
Menthol không cho màu với những phản ứng màu của phenol, đặc biệt không cho màu
với clorua feric [2].
Menthol tổng hợp
Menthol tổng hợp khác menthol thiên nhiên mặc dù cùng thành phần hóa học. Về mặt
độc tính, chúng ta thấy menthol tổng hợp hoặc không khác hoặc hơi độc hơn menthol
thiên nhiên: đối với chuột bạch menthol thiên nhiên và menthol racemic không khác
nhau những đối với chuột nhắt thì racemic độc hơn rõ rệt. Do đó người ta cho có thể
dùng menthol tổng hợp thay cho menthol thiên nhiên trong chữa bệnh [2].

Công dụng



Menthol có tác dụng kích thích dạ dày, giảm đau cục bộ, sát trùng, chống ngứa.
Menthol được dùng rộng rãi trong công nghiệp kẹo, nước uống, công nghiệp thuốc
đánh răng và trong Dược phẩm.
Tiếp xúc với da menthol gây một cảm giác mát và tê tại chỗ do hiện tượng bay hơi. Vì
vậy thường được dùng xoa vào nơi đau nhức hay ngứa.
Trên niêm mạc menthol cũng cho hiện tượng như vậy và đôi khi có tác dụng kích
thích. Trên niêm mạc họng, do phản xạ menthol có thể gây hiện tượng ức chế làm
ngừng thở và ngừng tim. Do đó nhiều tai biến đã xảy ra đối với trẻ em do nhỏ dung
dịch 1% menthol trong dầu vào mũi.
Menthol còn là một chất sát trùng, dùng ngoài, dùng xông, đắp (dung dịch 1 - 5%), bôi
trong một số bệnh mũi, họng. Nhưng dùng liều quá cao có thể gây kích ứng và không
được dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ con.
Người ta còn cho uống với liều 0,1 - 0,3g một ngày để làm dịu đau bụng, chống nôn.
Menthol được dùng cho cả người và thú y [2].

2.1.3. Cây Húng Chanh
Tên Việt Nam: Húng Chanh
Tên khoa học: Coleus amboinicus Lour.
Họ: Hoa Môi (Lamiaceae).

Hình thái học
Cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 50cm. Thân mọc đứng hay ngả, phần sát gốc hóa gỗ.
Lá mọc đối, dày, mọng nước, hình trứng rộng, gốc hình nêm, đầu hơi nhọn hoặc tù, dài
3 - 6cm, rộng 2 - 5cm, mép khía răng tròn.


Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành thành bông dày, các vòng mang hoa rất sít
nhau; hoa nhỏ màu tím hồng; đài hình chuông ngắn, có lông, chia 5 răng, răng trên
hình trứng rộng, răng dưới và răng bên gần bằng nhau; tràng cong, có ống hình phễu,

mặt ngoài có lông, mặt trong nhẵn, môi dưới dài bằng ống tràng, môi trên ngắn, có 3
thùy, thùy trên rộng, thùy 2 bên hình mũi mác; nhị 4 và thò ra ngoài tràng hoa.
Quả bế tư, nhỏ, hình cầu, màu nâu.
Toàn cây có lông rất nhỏ và mùi thơm như chanh.
Mùa hoa quả vào tháng 3 - 5 [1].

Thành phần hóa học
Lá Húng Chanh chứa tinh dầu, trong đó thành phần chính là carvacrol: 40,40% theo
Malik M.Shafiq và cs, 60,1% (Bos R. và cs, 1983) và 64% (Pino J. và cs, 1990; CA.
103, 3760d; CA. 99, 181332x; CA. 115, 134434n).
Tuy nhiên, cũng có tác giả chứng minh thành phần chính trong tinh dầu là thymol
41,30% (Baslas R.K và cs, 1981; CA. 94, 145161).
Lá cây Húng Chanh mọc ở Pnom Penh (Campuchia) chứa 0,03% tinh dầu, trong đó có
carvacrol 61,45%, γ - terpinen 9,91%, α - terpinen 8,03% (Nang Sothy và cs, 1989).
Lá Húng Chanh mọc ở Hà Nội chứa 0,002 - 0,003% tinh dầu, trong đó carvacrol
39,5%, γ - terpinen 19,0%, α - terpinen 16,8% (N.X.Dũng và cs, 1990) [1].

Công dụng
Lá Húng Chanh được dùng chữa cảm cúm, ho, hen, viêm họng, ho ra máu, sốt cao, sốt
không ra mồ hôi được, nôn ra máu, chảy máu cam. Thường dùng lá tươi với liều 10 16g mỗi ngày, dạng thuốc sắc, xông hoặc giã nát vắt lấy nước uống. Trong thuốc xông,


lá Húng Chanh thường được dùng phối hợp với nhiều loại lá khác có tinh dầu như Sả,
Hương Nhu, Hoắc Hương, v.v…Cũng có thể dùng lá phơi âm can với liều 4 - 8g mỗi
ngày.
Dùng ngoài, lá tươi Húng Chanh giã nát, đắp lên vết thương để chữa rết và bọ cạp cắn.
Ở Ấn Độ, lá Húng Chanh được dùng chữa các bệnh về tiết niệu. Nước ép lá trộn với
đường là một thuốc gây trung tiện mạnh. Húng Chanh được dùng trong chứng khó tiêu,
tuy có ý kiến cho rằng thuốc có độc. Nước sắc lá được dùng chữa ho và hen mạn tính
[1].


Tinh dầu Húng Chanh
Tinh dầu cất từ toàn cây Húng Chanh tươi. Mỗi tấn cây tươi cho từ 0,2 – 0,3L tinh dầu.
Tinh dầu không màu, mùi thơm, có thể có những tinh thể carvacrol kết tinh [2].

Tính chất
Tinh dầu Húng Chanh có tỉ trọng d250 0,9325. Năng suất quay cực αD25 +4024, chỉ số
nD25 1,4925.
Chỉ số acid 3,6; chỉ số xà phòng hóa 6,5 và chỉ số xà phòng sau acetyl hóa là 156,8 [2].

Thành phần hóa học
Trong tinh dầu có 65,2% phenol trong đó có 43,1% carvacrol, 6,4% eugenol, 3,2%
secquiterpen chưa xác định được [2].


Tác dụng dược lý
Tinh dầu Húng Chanh có tác dụng kháng khuẩn rất mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn
Staphyllococcus 209P, Salmonella typhi, Shigella flexneri, Shigella sonnei, Shigella
dysenteria (Shiga), Subtilis, Coli pathogene, Coli bothesda, streptococcus,
Pneumococcus, Diphteri và Bordet Gengou [2].

Công dụng
Húng chanh được nhân dân dùng làm gia vị với tên rau tầng dầy lá hay tần dầy lá.
Ngoài ra còn dùng chữa cảm cúm, ho hen.
Muốn chữa ho, người ta hái 5 - 7 lá húng chanh rửa sạch, ngâm nước muối sau đó dùng
nhai và ngậm.
Có thể dùng tinh dầu Húng Chanh chế kẹo ngậm ho [2].

2.1.4. Cây Gừng.
Tên Việt Nam: Gừng

Tên khoa học: Zingiber officinale Roscoe
Họ: Gừng (Zingiberaceae)

Hình thái học


Cây thảo, sống lâu năm, cao 40 - 80cm. Thân rễ nạc, mọc bò ngang, phân nhiều nhánh.
Lá mọc so le thành hai dãy, hình mác thuôn, thắt lại ở gốc, đầu nhọn, dài 15 - 20cm,
rộng 2cm, không cuống, có bẹ nhẵn, lưỡi bẹ nhỏ dạng màng, hai mặt nhẵn, mặt trên
màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt.
Cụm hoa dài 5cm, mọc từ gốc trên một cán dài khoảng 20cm do nhiều vảy lợp hình
thành, những vảy phía dưới ngắn, càng lên trên càng dài và rộng hơn; lá bắc hình trái
xoan, màu lục nhạt, mép viền vàng; đài có 3 răng ngắn; tràng có ống dài gấp đôi đài, 3
thùy bằng nhau, hẹp và nhọn; 1 nhị, nhị lép không có hoặc tạo thành thùy bên của cánh
môi, cánh môi màu vàng, có viền tía ở mép, dài 2cm, rộng 1,5cm, chia thành 3 thùy
tròn, các thùy bên ngắn và hẹp hơn; bầu chẵn.
Quả nang (rất ít gặp).
Toàn cây, nhất là thân rễ, có mùi thơm, vị cay nóng.
Mùa hoa quả vào khoảng tháng 5 - 8.
Bộ phận dùng: Thân rễ, thu hái và mùa đông.
Có thể cất tinh dầu từ Gừng với hiệu suất 1 - 2,7% hoặc điều chế nhựa dầu Gừng từ bột
Gừng khô với các dung môi hữu cơ, hiệu suất 4,2 - 6,5% [1].

Thành phần hóa học
Gừng chứa 2 - 3% tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon
sesquiterpenic: β - zingiberen (35%), ar-curcumenen (17%), β - farnesen (10%) và một
lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như geraniol, linalol, borneol.
Nhựa dầu Gừng chứa 20 - 25% tinh dầu và 20 - 30% các chất cay. Thành phần chủ yếu
của nhóm chất cay là gingeron, shogaol và gingerol, trong đó gingerol chiếm tỷ lệ cao
nhất. Đó là một chất lỏng, màu vàng, tan trong cồn 50 o, ether, chloroform, benzen, tan

vừa trong ether dầu hỏa nóng.


Ngoài ra, trong tinh dầu Gừng còn chứa α - camphen, β - phelandren, eucalyptol và các
gingerol [1].

Công dụng
Gừng tươi chữa cảm mạo, phong hàn, nhức đầu, ngạt mũi, ho có đờm, nôn mửa, bụng
đầy trướng. Dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, tăng bài tiết, sát trùng, hành thủy, giải
độc ngứa do Bán Hạ, cua cá, chim, thú độc.
Còn dùng làm thuốc xoa bóp và đắp ngoài chữa sưng phù và vết thương.
Vỏ Gừng có vị cay mát chữa phù thũng.
Theo kinh nghiệm cổ truyền ở Trung Quốc Gừng được dùng làm thuốc chống độc, an
thần, chống viêm, kích thích ăn ngon miệng và làm dễ tiêu. Được chỉ định trong bệnh
thấp khớp mạn tính, nhức đầu kiểu đau dây thần kinh và co cứng, hen phế quản, viêm
phế quản, buồn nôn, nôn. Thân rễ được dùng làm thuốc chống cảm lạnh và chống
nhiễm khuẩn trong các chứng ho và sổ mũi [1].

2.1.5. Cây Cam Thảo
Tên Việt Nam: Cam Thảo Bắc.
Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis Fisch.
Họ: Đậu (Fabaceae).

Hình thái học


Cây thảo, sống lâu năm, cao 0,3 - 1m. Rễ dài, có màu vàng nhạt. Thân có lông mềm,
ngắn. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, gồm 9 - 17 lá chét hình trứng, mép lá nguyên.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành bông, hoa màu tím nhạt; tràng hoa hình cánh bướm.
Quả đậu, cong hình lưỡi liềm, dài 3 - 4cm, rộng 6 - 8mm, màu nâu đen, có lông dày,

chứa 2 - 8 hạt nhỏ, dẹt, màu nâu bóng.
Mùa hoa vào khoảng tháng 6 - 7 và mùa quả vào khoảng tháng 8 - 9.
Loài Cam Thảo Âu (Glycyrrhiza glabra L.) cũng được dùng với công dụng tương tự.
Khác với Cam Thảo Bắc ở chỗ lá chét thuôn dài, hoa màu lơ nhạt, quả rất dẹt, thẳng
hoặc hơi cong, dài 2 - 3cm, rộng 3 - 4mm, nhẵn bóng hoặc có lông ngắn, số hạt ít hơn.
Bộ phận dùng: Rễ phơi khô hoặc sấy khô. Dược Điển Việt Nam I, tập 2 công nhận 2
loài Glycyrrhiza uralensis và G. glabra. Dược Điển Trung Quốc 1997 (bản tiếng Anh)
công nhận 3 loài G. uralensis, G. inflata và G. glabra.
Có 2 dạng dùng:
- Cam Thảo sống.
- Cam Thảo chích: sau khi sấy khô, đem tẩm mật (cứ 1kg Cam Thảo phiến, dùng 200g
mật, thêm 200g nước sôi), rồi sao vàng thơm.

Thành phần hóa học
Glycyrrhiza glabra L.
Chất vô cơ 4 - 6%, carbohydrat (glucose và saccharose) 3 - 5%, manitol, tinh bột 25 30%, lipid 0,5 - 1%, asparagin 2 - 4%, nhựa 5%. Có chủng loại có chất đắng
glycyramarin, coumarin, umbeliferon, herniarin, acid ferulic, acid hydroxycinamic [1].
Glycyrhizin (còn gọi là acid glycyrhizic) là bột tinh thể trắng, ít tan trong nước lạnh,
tan trong nước nóng, nếu để nguội sẽ tạo thành gel, tan trong cồn loãng, không tan
trong ether, cloroform. Nếu cho vào nước lắc thì tạo bọt. Độ ngọt gấp 60 lần


saccharose, nhưng nếu phối hợp với mía độ ngọt lại tăng lên và có thể gấp 100 lần.
Glycyrhizin gồm 2 phân tử acid glucuronic và 1 phân tử acid glycyrhetic (acid
glycyrhetinic). Acid glycyrhetic có nhiều đồng phân và là acid 18β - glycyrhetic. Ở
trong cây, glycyrhizin tồn tại dưới dạng muối Ca và Mg. Trên thị trường, glycyrhizin
thương phẩm là amoni glycyrhizat. Đó là những vảy đen, bóng, tan trong nước, vị
ngọt. Hàm lượng glycyrhizin là 6 - 12% (tính theo dược liệu khô) [1].
Các chất khác là acid desoxyglycyrhetic II, acid 18α - hydroxyglycyrhetic, acid
liquiritic, glycyrhetol, glabrolid, deoxyglabrolid, isoglabrolid. Các hợp chất flavonoid

(1%): Liquiritin trong đó R có thể là glucose hoặc glucose - rhamnose, isoliquiritin
trong đó R có thể là

glucose hoặc glucose - rhamnose, liquiritingenin,

isoliquiritingenin, licoflavon A, licochalcon A, licochalcon B, quercetin - 3 glucobiosid, saponaretin, genkwanin, galbranin, 5,7 - dioxy - 8(3,3’ - dimethylalyl) flavanon, pinocembrin, prunetin [1].
Các hợp chất oestrogen có nhân sterol với hàm lượng thấp. Phân đoạn không xà phòng
hóa của dịch chiết cồn có tác dụng oestrogen. Dịch chiết dầu hỏa có chứa chất có tác
dụng gây đông dục ở chuột cái đã thiến, tác dụng như là với foliculin. Ngoài ra còn có
β - sitosterol, stigmasterol [1].
Glycyrrhiza uralensis Fisch.
Rễ chứa carbonhydrat 4,7 - 10,97%; tinh bột 4,17 - 5,92%; glycyrhizin 5,49 - 10,04%.
Flavonoid có khoảng 20 chất, trong đó những chất chính là liquiritin, liquiritigenin,
isoliquiritin, isoliquiritigenin, neoliquiritin, (dl) - liquiritigenin - 7 - β - D glucopyranosid, neo - isoliquiritin (trans - isoliquiritigenin - 4 - β - D - glucopyranosyl
- 2 - β - D - apio - d (hay l) - furanosid) [1].

Công dụng


Cam Thảo sống được dùng chữa cảm, ho mất tiếng, viêm họng, mụn nhọt, đau dạ dày,
tiêu chảy, ngộ độc. Cam Thảo chích có tác dụng bổ, chữa tỳ vị hư nhược, tiêu chảy,
thân thể mệt mỏi, kém ăn. Ngày dùng 4 - 20g dưới dạng bột, thuốc hãm, nước sắc và
cao mềm [1].
Ngày nay, do kết quả nghiên cứu khoa học, Cam Thảo còn có 2 công dụng [1]:
- Chữa loét dạ dày và ruột, tác dụng giảm loét, giảm co thắt cơ trơn, giảm tiết acid
hydroclorid. Ngày uống 3 - 5g, uống liên tục trong 7 - 14 ngày, sau đó nghỉ vài ngày để
tránh phù nề.
- Chữa bệnh Addison, mỗi ngày uống 10 - 30ml cao lỏng Cam Thảo Bắc, uống liền
một tháng hay hơn. Hiện tượng phù nhẹ do thuốc sẽ mất đi sau khi ngừng thuốc.


2.3. Phát triển thuốc với sự trợ giúp của vi tính
Giai đoạn nghiên cứu và phát triển thuốc có liên quan đến hai nội dung chính: thành
lập công thức và xây dựng quy trình sản xuất. Trong đó, việc thành lập công thức là
nền tảng. Theo kinh nghiệm, công thức thường được thành lập qua bốn giai đoạn: xây
dựng tiêu chuẩn, thành lập công thức, kiểm tra chất lượng sản phẩm và sửa đổi/ hoàn
thiện công thức. Bằng con đường dò dẫm này, mối liên quan giữa các thành phần
nguyên liệu và điều kiện pha chế với tính chất sản phẩm không được xem xét một cách
hệ thống và định lượng. Từ đó, các nhà bào chế dễ mắc sai lầm trong việc lập ra chiến
lược xây dựng những thí nghiệm cần thiết để thu thập dữ liệu thực nghiệm. Ngược lại,
nhờ phần mềm thiết kế chuyên dụng, nhà bào chế có thể thu thập những dữ liệu cần
thiết qua mô hình thực nghiệm, thiết lập được “mối liên quan nhân quả” và tối ưu hóa
công thức bằng phần mềm thông minh. Bằng con đường này, nhà bào chế sẽ tìm được


×