Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

4g lte và phương án triển khai tại tỉnh Hòa Bình (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.49 KB, 26 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG
---------------------------------------

TẠ NGỌC NINH

4G LTE VÀ PHƢƠNG ÁN TRIỂN KHAI TẠI TỈNH HÕA BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT VIỄN THÔNG
MÃ SỐ: 60.52.02.08

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
(Theo định hướng nghiên cứu)

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI TRUNG HIẾU

HÀ NỘI - 2017


Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI TRUNG HIẾU

Phản biện 1: …………………………………………………………………
Phản biện 2: …………………………………………………….……………..

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện
Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: ....... giờ ....... ngày ....... tháng ....... .. năm ...............
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông




MỞ ĐẦU
Công nghệ 4 G- LTE đang được nghiên cứu và phát triển rộng rãi trên thế giới, cung cấp
cho người sử dụng truyền tải dữ liệu với tốc độ vượt trội so với công nghệ thứ 3 (3 G). Tốc
độ đạt được trong điều kiện lý tưởng có thể lên đến 1 cho đến 1.5 Gb/Giây, cho phép phát
triển thêm nhiều dịch vụ mới. Sự phát triển của 4G LTE cũng đóng một vài trò quan trong
trong kỷ nguyên Internet kết nối vạn vật ( IoT), Kỷ nguyên Interner kết nối vạn vật cho phép
kết nội mọi thiết bị, từ ô tô đến các thiết bị đeo trên người, thiết bị chăm sóc sức khỏe, giúp
hiện hóa ngôi nhà thông minh, thành phố thông minh.
Tính đến hết năm 2016 số lượng thuê bao 4G LTE đạt 1.5 tỷ với tốc độ mỗi ngày có
thêm hai triệu thuê bao mới. Hiện tại trên thế giới đã có 521 mạng 4G LTE được thương
mại hóa tại 170 quốc gia. Tất cả các con số này cho thấy tình hình triển khai 4 G LTE trên
thế giới đã đạt độ chín muồi. Đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam triển khai 4G. Hiện
Bộ thông tin truyền thông đã chính thức cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông 4G cho
bốn doanh nghiệp đó là: Tập đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel, Tập đoàn Bưu Chính Viễn
Thông Việt Nam VNPT, Tổng công ty viễn thông Mobifone, Công ty viễn thông toàn cầu
Gmobile số lượng giấy phép sẽ tăng dần và các doanh nghiệp đang tập trung vào phát triển
mạng lưới 4G LTE.
Vì vậy mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu công nghệ 4 G LTE và phương
án triển khai hệ thống 4 G LTE tại tỉnh Hòa Bình.

-1-


CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ 4G – LTE
1.1

Tổng quan về công nghệ 4G-LTE


1.1.1 Giới thiệu về 4G-LTE
4G-LTE là thế hệ thứ tư của chuẩn UMTS do 3GPP phát triển. UMTS thế hệ thứ ba
dựa trên WCDMA đã được triển khai trên toàn thế giới. Để đảm bảo tính cạnh tranh cho hệ
thống này trong tương lai, tháng 11/2004 3GPP đã bắt đầu dự án nhằm xây dựng và xác
định bước phát triển về lâu dài cho công nghệ di động UMTS với tên gọi Long Term
Evolution (LTE).
Các mục tiêu của công nghệ này là:
Tốc độ đỉnh tức thời với băng thông 20Mhz:
- Tải lên: 50 Mbps.
- Tải xuống: 100 Mbps.
- Dung lượng dữ liệu truyền tải trung bình của một người dùng trên 1Mhz so với
mạng HSDPA Rel.6:
+Tải lên: gấp 2 đến 3 lần.
+Tải xuống: gấp 3 đến 4 lần.
- Các chỉ tiêu trên phải đảm bảo trong bán kính vùng phủ sóng 5km, giảm chút ít
trong phạm vi đến 30km. Từ 30-100km thì không hạn chế.
Độ dài băng thông linh hoạt: có thể hoạt động với các băng tần 1.25Mhz, 1.6 Mhz,
10Mhz, 15Mhz và 20Mhz cả chiều lên và chiều xuống. Hỗ trợ cả hai trường hợp độ dài
băng lên và băng xuống bằng nhau hoặc không.
Để đạt được mục tiêu này, sẽ có rất nhiều kĩ thuật mới được áp dụng, trong đó nổi bật
nhất là kĩ thuật vô tuyến OFDMA (đa truy cập phân chia theo tần số trực giao), kĩ thuật
anten MIMO (Multiple Input Multiple Output). Ngoài ra hệ thống này sẽ chạy hoàn toàn
trên nền IP (all-IP Network), và hỗ trợ cả hai chế độ FDD và TDD.

-2-


1.1.2 Các dịch vụ của 4G-LTE
Qua việc kết nối của đường truyền tốc độ rất cao, băng thông linh hoạt, hiệu suất sử
dụng phổ cao và giảm thời gian trễ gói, 4G-LTE hứa hẹn sẽ mang tới nhiều dịch vụ đa dạng

hơn. Đối với khách hàng, sẽ có thêm nhiều ứng dụng về dòng dữ liệu lớn, tải về và chia sẻ
video, nhạc và các nội dung đa phương tiện. Tất cả các dịch vụ sẽ cần lưu lượng lớn hơn để
đáp ứng đủ chất lượng dịch vụ, đặc biệt là với mong đợi của người dùng về đường truyền
TV độ rõ nét cao. Đối với khách hàng là doanh nghiệp, truyền các tập tin lớn với tốc độ cao,
chất lượng video hội nghị tốt…4G-LTE sẽ mang đặc tính của “Web 2.0” vào không gian di
động.
1.1.3 Các ứng dụng đã tạo nên ƣu điểm của 4G-LTE
4G-LTE mang lại nhiều ứng dụng hơn và có chất lượng cao hơn so với 3G nhờ những
ưu điểm trong công nghệ:
- Hiệu suất phổ của 4G-LTE cao.
- OFDM ở DL: Chống nhiễu đa đường, hầu hết dữ liệu người sử dùng.
- SC-FDMA ở UL: PAPR thấp. Người dùng trực giao trong miền tần số.
- Tốc độ dữ liệu cao: Phát nhiều dòng dữ liệu độc lập song song qua các anten riêng lẻ
từ đó sẽ tăng tốc độ dữ liệu (sử dụng MIMO).
- Độ trễ thấp: Do thời gian cài đặt và thời gian trì hoãn chuyển tiếp ngắn. Trễ HO
(chuyển giao) và thời gian ngắt ngắn: TTI ngắn, trạng thái RRC đơn giản.
- Giá thành rẻ: Cấu trúc mạng đơn giản, giảm các thành phần của mạng.
- Chất lượng dịch vụ cao: Sử dụng các tần số cấp phép để đảm bảo chất lượng dịch vụ:
LTE sử dụng các dải tần số khác nhau: 2100 MHZ, 1900 MHZ, 1700 MHZ, 2600 MHZ,
900 MHZ, 800 MHZ, 700 MHZ. Luôn luôn thử nghiệp giảm thời gian trễ trong điều khiển
định tuyến và giảm độ trễ khứ hồi (roundtrip delay).
- Tần số tái sử dụng linh hoạt.
- Giảm nhiễu liên cell với tần số tái sử dụng lớn hơn 1.
- Sử dụng hai dải tần số: Dải 1: hệ số tái sử dụng lớn hơn 1 dẫn đến công suất phát
cao hơn và dải 2: phổ còn lại. Các user ở cạnh cell: Sử dụng dải 1 nên SIR tốt. Các user ở
trung tâm cell: sử dụng toàn bộ băng nên tốc độ dữ liệu cao.
- Dung lượng và vùng bao phủ của WCDMA UL bị giới hạn bởi can nhiễu: can nhiễu
bên trong cell và can nhiễu liên cell. Nhưng đối với LTE thì do tính trực giao nên can nhiễu

-3-



trong cùng một cell có thể không xét đến và giảm can nhiễu inter-cell bằng tái sử dụng cục
bộ, thêm các anten có thể triệt can nhiễu.
1.2. Mục tiêu thiết kế mạng 4G-LTE
Những yêu cầu cho LTE được chia thành 7 phần khác nhau như sau:
- Tiềm năng và dung lượng.
- Hiệu suất của hệ thống.
- Các vấn đề liên quan đến việc triển khai trong thực tế
- Kiến trúc và sự dịch chuyển (migration).
- Quản lí nguồn tài nguyên vô tuyến.
- Độ phức tạp.
- Những vấn đề chung gặp phải.
1.3 Tình hình triển khai 4G LTE trên thế giới và tại Việt Nam
Tính đến hết năm 2016 hiện có 170 quốc gia triển khai hệ thống 4G và có 1,5 tỷ
người đã có kết nối 4G.
Tại Việt Nam Ngày 18/10/2016 Bộ thông tin truyền thông đã cấp phép triển khai
mạng di động 4G cho 4 doanh nghiệp là: Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, Tập đoàn
Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng công ty viễn thông Mobifone, Công ty viễn
thông toàn cầu Gmobile.
Ngày 18/04/2017 Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel chính thức khai trương mạng
4G trên toàn quốc với 36,000 trạm thu phát sóng 4G, phủ sóng 95 % dân số.
Hai nhà mạng còn lại là Vinaphone và Mobifone đều đã tiến hành thử nghiệp mạng
4G - LTE tại một số tỉnh thành phố và gấp rút triển khai mạng lưới để sớm chính thức cung
cấp dịch vụ.

-4-


CHƢƠNG 2: KIẾN TRÖC HỆ THỐNG THÔNG TIN 4G – LTE

2.1. Kiến trúc mạng LTE
2.1.1. Kiến trúc cơ bản hệ thống
Mạng truy nhập vô tuyến RAN ( Radio Access Network): Mạng truy nhập vô tuyến của
LTE được gọi là E-UTRAN và một trong nhưng đặc điểm chính của nó là tất cả các dịch vụ kể
cả dịch vụ thời gian thực, sẽ được hỗ trợ qua những kênh gói được chia sẻ. Phương án này sẽ
làm tăng hiệu suất phổ, làm cho dung lượng hệ thống trở nên cao hơn. Mạng được chia thành
hai phần: Mạng truy nhập vô tuyến và mạng lõi. Những chức năng như điều chế, nén, chuyển
giao lại thuộc về mạng truy nhập. Còn những chức năng khác như tính cước hoặc quản lý di
động là thuộc về mạng lõi. Với LTE, mạng truy nhập là E-TRAN và mạng lõi là EPC. Mục
đích chính của LTE là tối thiểu hóa số nút. Vì vậy, người phát triển đã chọn một cấu trúc đơn
nút. Trạm gốc mới phức tạo hơn Node B trong mạng truy nhập vố tuyến WCDMA/HSPA, vậy
nên được gọi là E Node B ( Enhance NodeB)
Những eNodeB có tất cả những chức năng cần thiết cho mạng truy nhập vô tuyến LTE,
kể cả những chức năng liên quan đến quản lý tài nguyên vô tuyến. Giao diện vô tuyến được sử
dụng trong E- UTRAN bây giờ chỉ còn là S1 và X2.
Trong đó S1 là giao diện vô tuyến kết nối giữa e Node B và mạng lõi. S1 chia làm hai
loại là S1_ U là giao diện giữa eNodeB và SAE_GW và S1-MME là giao diện giữa eNodeB
và MME. X2 là giao diện giữa các eNode B với nhau.

Cấu trúc cơ bản của LTE
-5-


Mạng lõi: Mạng lõi mới là sự mở rộng hoàn toàn của mạng lõi trong hệ thống 3G, và nó
chỉ bao phủ miền chuyển mạch gói. Vì vậy, nó có một cái tên mới: Evolved Packet Core (EPC).
Cùng một mục đích như E-UTRAN, số nút trong EPC đã được giảm đi. EPC chia luồng dữ liệu
người dùng thành mặt phẳng người dùng và mặt phẳng điều khiển. Một nút cụ thể được định nghĩa
cho mỗi mặt phẳng, cộng với Gateway chung kết nối mạng LTE với internet và những hệ thống
khác. EPC gồm có một vài thực thể chức năng.
MME( Mobility Management Entity): Chịu trách nhiệm xử lý những chức năng mặt bằng

điều khiển, liên quan đến quản lý thuê bao và quản lý phiên.
Gateway dịch vụ ( serving gateway): Là vị trí kết nối của giao tiếp dữ liệu gói với EUTRAN. Ngoài ra nó còn hoạt động như một nút định tuyến đến nhưng có kỹ thuật 3GPP khác.
P-Gateway ( Packet Data Network - Gateway): Là điểm cuối cho những phiên hướng về
mạng dữ liệu gói ở bên ngoài. Nó cũng là Router đến mạng Internet.
PCRF ( Policyand Charging Rules Function): Điều khiển việc tạo ra bảng giá và
cấu hình hệ thống con đa phương tiện IPIMS ( the IPMultimedia Sub system) cho mỗi
người dùng.
HSS ( Home Subsriber Server) : Là nơi lưu trữ dữ liệu của thuê bao cho tất cả dữ liệu
của người dùng. Nó chính là cơ sở dữ liệu trung tâm của các nhà mạng.
Các miền dịch vụ bao gồm IMS ( IP Multimedia Sub- System:) Dựa trên các dịch
vụ của nhà khai thác, IMS không dựa trên các nhà khai thác và các dịch vụ khác. IMS là
một kiến trúc mạng nhằm tạo sự thuận tiện cho việc phát triển và phân phối các dịch vụ
đa phương tiện đến người dùng, bất kể là họ đang kết nối thông qua mạng truy nhập nào.
2.1.2. Thiết bị ngƣời dùng UE
UE là thiết bị mà người dùng đầu cuối sử dụng để liên lạc. Thông thường nó là các
thiết bị cầm tay như điện thoại thông minh hoặc một thẻ dữ liệu như các thiết bị vẫn đang sử
dụng hiện tại trong mạng 2G và 3G. UE cũng chứa các Modun nhận dạng thuê bao toàn cầu
(USIM). Nó là một Modun riêng biệt với phần còn lại của UE, thường được gọi là thiết bị
đầu cuối (TE). USIM là một ứng dụng được đặt vào một thẻ thông minh có thể tháo rời
được, được gọi là thẻ mạch tích hợp toàn cầu (UICC). USIM được sử dụng để nhận dạng và
xác thực người dùng để lấy khóa bảo mật nhằm bảo vệ cho việc truyền tải dữ liệu trên giao
diện vô tuyến.

-6-


2.1.3 E-UTRAN NodeB ( eNodeB)
eNodeB là một trạm gốc vô tuyến kiểm soát tất cả các chức năng vô tuyến liên quan
với nhau trong phần cố định của hệ thống.
Chức năng của eNodeB hoạt động như một cầu nối giữa 2 lớp là UE và EPC, nó là

điểm cuối của tất cả các giao thức vô tuyến về phía UE, và tiếp nhận dữ liệu giữa các kết nối
vô tuyến và các kết nối IP cơ bản tương ứng về phía EPC.
2.1.4. Thực thể quản lý tính di động MME
Thực thể quản lý tính di dộng (MME) là thành phần có chức năng điều khiển chính
trong EPC.
MME còn có một kết nối logic trực tiếp tới UE, và kết nối này được sử dụng như là
kênh điều khiển chính giữa UE và mạng.
Dưới đây là các chức năng chính của MME trong cấu hình kiến trúc cơ bản hệ thống:
- Xác thực và bảo mật
- Quản lý tính di động

- Quản lý hồ sơ thuê bao và dịch vụ kết nối
2.1.5 Cổng phục vụ S – GW
Trong cấu hình kiến trúc cơ bản hệ thống 4G-LTE, chức năng cao cấp của S-GW là
quản lý đường hầm UP và chuyển mạch.
S-GW là một phần của hạ tầng mạng, nó được duy trì ở các phòng điều hành trung
tâm của mạng.
S-GW có một vai trò rất nhỏ trong các chức năng điều khiển. Hầu như nó chỉ chịu
trách nhiệm về nguồn tài nguyên của riêng nó, và nó cấp phát chúng dựa trên các yêu cầu từ
MME, P-GW hoặc PCRF, từ đó mà các hành động được thiết lập, sửa đổi hoặc xóa sạch các
phần tử mang cho UE.
2.1.6 Cổng mạng dữ liệu gói P - GW
Là tuyến biên giữa EPS và các mạng dữ liệu gói bên ngoài. Nó là nút cuối di động ở
mức cao nhất trong hệ thống, và nó thường hoạt động như là điểm IP của các thiết bị cho
UE.

-7-


Nó thực hiện các chức năng chọn lọc lưu lượng và lọc theo yêu cầu bởi các dịch vụ

được đề cập.
Tương tự như S-GW, các P-GW được duy trì tại các phòng điều hành tại một vị trí
trung tâm của mạng.
2.1.7 Chức năng chính sách và tính cước tài nguyên PCRF
Là phần tử mạng chịu trách nhiệm về chính sách và điều khiển tính cuớc (PCC).
Nó tạo ra các quyết định về cách xử lý các dịch vụ về QoS, và cung cấp thông tin cho PCEF
được đặt trong P- GW, và nếu được áp dụng cho cả BBERF được đặt trong S-GW, để cho
việc thiết lập các phần tử mạng được thích hợp và việc lập chính sách.
Các thông tin PCRF cung cấp cho PCEF được gọi là các quy tắc PCC. PCRF sẽ gửi
các quy tắc PCC bất cứ khi nào một phần tử mạng mới được thiết lập. PCRF có khả năng
cung cấp các quy tắc PCC dựa trên yêu cầu, hoặc từ P-GW và cũng như S-GW trong trường
hợp PMIP, giống như trong trường hợp kết nối và cũng dựa trên yêu cầu từ chức năng ứng
dụng (AF) nằm trong các dịch vụ tên miền.
2.1.8 Máy chủ thuê bao thƣờng trú HSS
HSS là kho dữ liệu thuê bao cho tất cả dữ liệu người dùng thường xuyên. Nó cũng
ghi lại vị trí của người sử dụng ở mức độ của nút điều khiển mạng tạm trú, chẳng hạn như
MME. Nó là một máy chủ cơ sở dữ liệu và được duy trì tại các phòng điều hành trung tâm.
HSS lưu trữ bản gốc của hồ sơ thuê bao, trong đó chứa các thông tin về các dịch vụ được áp
dụng đối với thuê bao của người sử dụng, bao gồm thông tin về các kết nối PDN được cho
phép, và liệu có chuyển tới một mạng tạm trú riêng được hay không. HSS cũng lưu giữ
những nhận dạng của các P-GW được sử dụng.
2.2. Một số đặc tính của kênh truyền
Sau đây chúng ta tìm hiểu một số đặc tính của kênh truyền ảnh hưởng đến việc
truyền tín hiệu, các đặc tính này bao gồm trải trễ, fading, dịch tần Doppler, ảnh hưởng của
dịch tần Doppler đối với tín hiệu OFDM, nhiễu MAI, và cách khắc phục nhiễu MAI.
2.2.1 Trải trễ đa đƣờng
Tín hiệu nhận được nơi thu gồm tín hiệu thu trực tiếp và các thành phần phản xạ. tín
hiệu phản xạ đến sau khi tín hiệu thu trực tiếp vì nó phải truyền qua một khoảng dài hơn, và
-8-



như vậy nó sẽ làm năng lượng thu được trải rộng theo thời gian. Khoảng trải trễ (delay
spread) được định nghĩa là khoảng chênh lệch thời gian giữa tín hiệu thu trực tiếp và tín
hiệu phản xạ thu được cuối cùng. Trong thông tin vô tuyến, trải trễ có thể gây nên nhiễu
xuyên ký tự nếu như hệ thống không có cách khắc phục.

2.2.2. Fading
Fading là sự biến đổi cường độ tín hiệu của sóng mang cao tần tại anten thu do có sự
thay đổi không đồng đều về chỉ số khúc xạ của khí quyển, các phản xạ của đất và nước trên
đường truyền sóng vô tuyến phải đi qua.
2.2.2.1 . Rayleigh fading
Fading Rayleigh là loại Fading sinh ra do hiện tượng đa đường (Multipath Signal) và
xác suất mức tín hiệu thu bị suy giảm so với mức tín hiệu phát đi tuân thủ theo phân bố
Rayleigh.
2.2.2.2 .Fading chọn lọc tần số và fading phẳng
Băng thông kết hợp: là một phép đo thống kê của dải tần số mà kênh xem như là
phẳng. Nếu trải trễ thời gian đa đường là D(s) thì băng thông kết hợp Wc(Hz) sẽ xấp xỉ
bằng:
Wc 1/2D
- Trong fading phẳng, băng thông kết hợp của kênh lớn hơn băng thông của tín hiệu.
Do đó, sẽ làm thay đổi đều tín hiệu sóng mang trong một dải tần số.
- Trong fading chọn lọc tần số, băng thông kết hợp của kênh nhỏ hơn băng thông của
tín hiệu. Do đó sẽ làm thay đổi tín hiệu sóng mang với mức thay đổi phụ thuộc vào tần số.
2.2.3. Dịch tần Doppler
Hệ thống truyền vô tuyến chịu sự tác động của dịch tần Doppler. Dịch tần Doppler là
hiện tượng mà tần số thu được không bằng tần số của nguồn phát do sự dịch chuyển tương
đối giữa nguồn phát và nguồn thu. Cụ thể là: khi nguồn phát và nguồn thu chuyển động
hướng vào nhau thì tần số thu được sẽ lớn hơn tần số phát đi, khi nguồn phát và nguồn thu

-9-



chuyển động ra xa nhau thì tần số thu được sẽ bị giảm đi. Khoảng tần số dịch chuyển trong
hiện tượng Doppler tính theo công thức dưới đây:
f   f 0

v
c

Trong đó Δf: là khoảng tần số dịch chuyển, f0 là tần số của nguồn phát, v là vận tốc
tương đối giữa nguồn phát và nguồn thu, c là vận tốc ánh sáng. Đối với LTE, để khắc phục
hiện tượng dịch tần Doppler, người ta chọn khoảng cách giữa các sóng mang là đủ lớn (Δf0=
15 KHz).
2.2.4. Nhiễu MAI đối với LTE
Đối với LTE, ở đường lên sử dụng kỹ thuật SC-FDMA, nó cũng nhạy cảm với dịch
tần. Các user khác nhau luôn có dịch tần số sóng mang CFO (Carrier Frequency Offset). Khi
tồn tại nhiều CFO thìtính trực giao giữa các sóng mang bị mất đi. Nhiễu liên sóng mang
(ICI: Inter Carrier Interference) và MAI (Multi Access Interference) tạo ra đã làm giảm chất
lượng của tín hiệu thu được. Một phương pháp triệt ICI cũng như MAI, là dựa trên các ký
hiệu hoa tiêu khối (block type pilots).
Các user khác nhau giao tiếp với trạm gốc tại các khe thời gian khác nhau. Phương
pháp này lấy trực tiếp thành phần nhiễu bằng cách lợi dụng các ký hiệu hoa tiêu khối, vì vậy
nó không cần sử dụng ước lượng CFO nhiều lần. Sau đó, ma trận can nhiễu có thể được
khôi phục lại và ảnh hưởng của các CFO có thể được triệt tiêu dễ dàng bằng cách sử dụng
phương pháp đảo ma trận.
2.2

Kỹ thuật sử dụng trong mạng LTE
LTE sử dụng kỹ thuật OFDMA cho truy cập đường xuống và SC-FDMA cho truy


cập đường lên. Kết hợp đồng thời với MIMO, các kỹ thuật về lập biểu, thích ứng đường truyền
và yêu cầu tự động phát lại lai ghép.
2.3.1. Kỹ thuật truy nhập theo tần số trực giao OFDMA
Là một công nghệ đa sóng mang phát triển dựa trên nền kĩ thuật OFDMA. Trong
OFDMA, một số các sóng mang con, không nhất thiết phải nằm kề nhau, được gộp lại thành
một kênh con ( sub-channel) và các user khi truy cập vào tài nguyên sẽ được cấp cho một
hay nhiều kênh con để truyền nhận tùy theo nhu cầu lưu lượng cụ thể.
2.3.2. Kỹ thuật truy nhập SC – FDMA
-10-


Kỹ thuật truy nhập SC- FDMA là truy cập đa phân chia theo tần số mạng đơn (Single
Carrer Frequency Division Multiple Access). Nguyên nhân SC-FDMA tốt hơn cho đường
lên là do kỹ thuật này có tỷ lệ công suất đỉnh trên trung bình tốt hơn OFDMA.

2.3.3. Kỹ thuật MIMO
MIMO là một phần không thể thiếu của 4G-LTE để đạt được các yêu cầu đầy tham
vọng về thông lượng và hiệu quả sử dụng phổ. MIMO cho phép sử dụng nhiều anten ở
máy phát và máy thu. Với hướng DL, MIMO 2x2 (2 anten ở thiết bị phát, 2 anten ở thiết
bị thu) được xem là cấu hình cơ bản, và MIMO 4x4 cũng được đề cập và đưa vào bảng
đặc tả kỹ thuật chi tiết. Hiệu năng đạt được tùy thuộc vào việc sử dụng MIMO như thế
nào. Trong đó, kỹ thuật ghép kênh không gian (spatial multiplexing)và phát phân tập (transmit
diversity) là các đặc tính nổi bật của MIMO trong công nghệ LTE.

2.3.4. Mã hóa Turbo
Để sửa những bit bị lỗi do sự thay đổi kênh và nhiễu, mã hóa kênh được sử dụng. Với
kênh chia sẻ hướng xuống của LTE (DL-SCH), sử dụng một bộ mã hóa Turbo với tốc độ
1/3, theo sau là một bộ so khớp tốc độ để thích ứng với tốc độ mã. Trong mỗi khung con
chiều dài 1ms, một hoặc hai từ mã có thể được mã hóa và truyền đi.
2.3.5. Thích ứng đƣờng truyền

Thích ứng đường truyền giải quyết vấn đề liên quan đến cách thiết lập các thông số
truyền dẫn của đường truyền vô tuyến để xử lý các thay đổi chất lượng đường truyền vô
tuyến. Nó sử dụng điều chế thích nghi (Adaptive Modulation). Phương pháp này cho phép
hệ thống điều chỉnh nguyên lý điều chế tín hiệu theo tỉ lệ tín hiệu trên nhiễu (SNR) của
đường truyền vô tuyến. Khi đường truyền vô tuyến có chất lượng cao, nguyên lý điều chế
cao nhất được sử dụng làm tăng thêm dung lượng hệ thống. Trong quá trình suy giảm tín
hiệu, hệ thống LTE có thể chuyển sang một nguyên lý điều chế thấp hơn để duy trì chất
lượng và sự ổn định của đường truyền. Đặc điểm này cho phép hệ thống khắc phục được
hiệu ứng fading lựa chọn thời gian. Đặc điểm quan trọng của điều chế thích nghi là khả

-11-


năng tăng dải sử dụng của nguyên lý điều chế ở mức độ cao hơn, do đó hệ thống có tính
mềm dẻo.
2.3.6. HARQ với kết hợp mềm
Do tính chất ngẫu nhiên của các thay đổi chất lượng đường truyền vô tuyến, không
bao giờ có thể đạt được thích ứng chất lượng kênh vô tuyến tức thời một cách hoàn hảo.
HARQ vì thế rất hữu ích.
HARQ với kết nối mềm được sử dụng trong LTE, cho phép đầu cuối di động yêu cầu
truyền lại nhanh chóng những khối vận chuyển bị lỗi, và cung cấp một công cụ cho thích
ứng tốc đồ ngầm định. Giao thức bên dưới là nhiều xử lý hybrid ARQ dừng và chờ (stopand-wait) song song nhau. Trong ARQ, đầu thu sử dụng một mã phát hiện lỗi để kiểm tra
gói dữ liệu có bị lỗi hay không. Đầu phát được thông báo bằng NAK hoặc ACK. Nếu gói dữ
liệu bị lỗi và có thông báo NAK, gói đó sẽ được truyền lại.
2.4.

Thủ tục truy nhập trong LTE

2.4.1. Thủ tục tìm ô
Dò tìm ô là thủ tục mà theo đó thiết bị dầu cuối tìm thấy một ô mạng để có khả năng

kết nối tới.
Thủ tục dò tìm ô cung cung cấp sự ước tính các thông số cần thiết để thu nhận thông
tin của hệ thống trên kênh quảng bá, có chứa các thông số còn lại cần thiết cho việc truy
nhập vào hệ thống.
Như một phần của thủ tục dò tìm ô, đầu cuối thu được nhận dạng của ô và đánh giá định
thời khung của ô được nhận dạng. Ngoài ra, thủ tục dò tìm ô cũng cung cấp việc đánh giá các
thông số cần thiết cho việc tiếp nhận thông tin hệ thống trên kênh quảng bá (broadcast), bao
gồm các thông số còn lại được yêu cầu cho truy cập hệ thống.
2.4.2. Truy cập ngẫu nhiên
Một yêu cầu cơ bản cho bất kỳ một hệ thống di động tế bào nào là khả năng cho thiết
bị đầu cuối yêu cầu thiết lập một kết nối. Ðiều này thường được gọi là truy nhập ngẫu nhiên
và phục vụ hai mục đích chính của 4G-LTE, cụ thể là thiết lập đồng bộ hướng lên và thiết
lập một nhận dạng cho thiết bị đầu cuối duy nhất.
2. 4.3 Tìm gọi

-12-


Tìm gọi được sử dụng để thiết lập một kết nối được khởi đầu bởi mạng. Một thủ tục
tìm gọi hiệu quả phải cho phép đầu cuối ngủ để máy thu không phải thực hiện xử lý trong
hầu hết thời gian vả chỉ thức giấc trong các khoảng thời gian ngắn quy định trước để giám
sát thông tin tìm gọi từ mạng.

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG ÁN TRIỂN KHAI 4G LTE TẠI TỈNH HÕA BÌNH
3.1. Khái quát về quá trình triển khai mạng 4 G LTE
Triển khai mạng LTE cũng bao gồm ba bước: Khởi tạo, quy hoạch và xây dựng
mạng, vận hành và tối ưu hóa mạng.

Khái quát về quá trình quy hoạch mạng LTE
Dưới đây là một số nội dung chi tiết trong các bước này.

3.1.1 Quy hoạch mạng
Quá trình quy hoạch mạng vô tuyến được tiến hành trên cơ sở yêu cầu của các thông
số được thiết lập và là công việc phức tạp nhất trong việc quy hoạch mạng. Công việc quy
hoạch mạng vô tuyến bao gồm: định cỡ mạng, quy hoạch lưu lượng & vùng phủ chi tiết và
tối ưu mạng.
-13-


Định cỡ mạng: Pha quy hoạch ban đầu (định cỡ mạng) cung cấp một sự đánh giá ban
đầu nhanh nhất về kích cỡ của mạng và dung lượng của các thành phần. Định cỡ mạng phải
thực hiện được các yêu cầu của nhà khai thác như:
- Định hướng kinh doanh, số lượng khách hàng, mạng lưới hiện tại.
- Vùng phủ, dung lượng và chất lượng dịch vụ của mạng 4G cần triển khai.
Quy hoạch chi tiết: Trong phần quy hoạch chi tiết, mật độ site đã định cỡ được cụ thể
bằng số lượng trạm và tọa độ chi tiết trên bản đồ số để giới hạn về mặt vật lý các thông số
của mạng. Ngoài ra việc tối ưu có thể được thực hiện bằng cách điều khiển nhiễu dưới dạng
anten phù hợp, cấu hình site, sự chọn lựa vị trí, hay đặt nghiêng anten. Sử dụng thêm các bộ
lặp Repeater, Smallcell.
Vận hành và tối ưu hóa mạng: Khi mạng đi phát sóng, Ta sẽ có đo kiểm lại chất
lượng sóng như driver test lại địa bàn vùng phủ để hiệu chỉnh an ten, thay đổi công suất
phát, bổ sung trạm nhằm mục đích xóa điểm đen, xử lý các lỗi lắp đặt trạm phát sóng như
chéo cell, thay đổi các khai báo.
Một số dự báo cần lƣu ý trong quy hoạch mạng
- Dự báo nhu cầu dịch vụ/thuê bao:
- Dự báo lưu lượng:
- Dự phòng cho tương lai:
3.1.3 Các mô hình truyền sóng
3.1.3.1 Các mô hình truyền sóng ngoài trời
- Mô hình Hata-Okumura
+ Các biểu thức toán học được sử dụng trong mô hình Hata-Okumura để xác định

tổn hao trung bình Lp:
Lp= A + Blgfc – 13,82lghb – a(hm) + (44,9 – 6,55lghb)lgr + Lother (dB)
 26.21, f  (150  1500) Mhz
33.9, f  (1500  2000) Mhz

B= 

+ Dải thông số sử dụng được cho mô hình Hata là:
150fc ≤ 2000 Mhz; 30 ≤ hb ≤ 200 m; 1 ≤ hm ≤ 10 m; 1 ≤ r ≤ 20 km.
-14-


a(hm) tính như sau:
 Đối với thành phố nhỏ và trung bình:
a(hm) = (1,11lgfc -0,7)hm – (1,56lgfc – 0,8) dB
 Đối với thành phố lớn:
a(hm) = 8,29 (lg1,54hm)2 – 1,1 dB

; fc ≤ 200 Mhz

hay: a(hm) = 3,2 (lg11,75hm)2 - 4,97 dB ; fc ≥ 400 Mhz
 Đối với vùng ngoại ô: Với vùng ngoại ô hệ số hiệu chỉnh suy hao so với vùng
thành phố là:



Lp= Lp(Thành phố) – 2 lg

 
fc

28

2



 5,4 (dB)

 Đối với vùng nông thôn:
Lp= Lp(thành phố) – 4,78(lgfc)2 +18,33(lgfc) – 40,49 dB
- Mô hình Walfish-Ikegami [5]
Mô hình Walfisch-Ikegami dựa vào giả thiết rằng sự truyền lan sóng được truyền
trên mái nhà bằng quá trình nhiễu xạ. Các tòa nhà nằm trên đường thẳng giữa máy phát và
máy thu.
Các biểu thức sử dụng cho mô hình này như sau:
Lp= Lf + Lrts + Lmsd
hay Lp = Lf khi Lrts + Lmsd ≤ 0
+ Tổn hao không gian tự do Lf được xác định:
Lf = 32,4 +20lgr + 20lgfc

(dB)

+ Nhiễu xạ mái nhà - phố và tổn hao phân tán tính như sau:
Lrst = (-16,7) -10lgW + 10lgfc + 20lg∆hm + Lori (dB)
+ Tổn hao các vật che chắn:
Lmsd = Lbsh + ka + kdlgr + kf lgfc – 9lgb
+ Dải thông số cho mô hình Walfisch-Ikegami phải thỏa mãn:

-15-



800 ≤ fc ≤ 2000 Mhz; 4 ≤ hb ≤ 50 m; 1 ≤ hm ≤ 3 m; 0,02 ≤ r ≤ 5 km
Có thể sử dụng các giá trị mặc định sau cho mô hình:
b = 20 ÷ 50m; W = b/2; Ф = b/2.
Nóc nhà = 3m cho nóc nhà có độ cao và 0m cho nóc nhà phẳng.
Hr = 3 × (số tầng) + nóc nhà
3.1.3.2 Các mô hình truyền sóng trong nhà
- Mô hình cho môi trƣờng nhiều tầng
Các biểu thức toán học được sử dụng trong mô hình để xác định tổn hao trung bình:
Lp(R) = L (R0) + 10 × n(nhiều tầng)lg(

R
)
R0

- Mô hình Motley-Keenan
Các biểu thức toán học được sử dụng trong mô hình để xác định tổn hao trung bình:
L(dB) = 32.5 + 20×lgf + 20lgR + k ×F(k) + p×W(k) + D(R-db)
Toàn bộ các tham số trên ta có thể tính được bằng sơ đồ logic của toà nhà thiết kế.
- Mô hình IMT-2000
Biểu thức toán học được sử dụng trong mô hình Mô hình IMT-2000để xác định tổn
hao trung bình Lp:
Lp = 37 + 30lgR + 18,3F[(F+2)/(F+1)-0,46] (dB)
3.1.4 Tính toán quỹ đƣờng lên và đƣờng xuống
Gồm có tính toán quỹ đường lên cho LTE và tính toán quỹ đường xuống cho LTE.
3.1.5 Bán kính cell và số lƣợng e-nodeB
3.1.5.1 Bán kính cell
+ Mô hình Hata-Okumura:
L’ = A + Blgfc – 13,82lghb – a(hm) + Lother
X = (44,9 – 6,55lghb)


(3.29)
(3.30)

-16-


RHata  10

(

PLHata  69,55 26,16lg( f ) 13,82lg( hb )  a ( hm )  K
)
44,9  6,55lg( hb )

Kết quả khảo sát độ phủ của Mobifone tại Sân Golf Phoenix xã Lâm Sơn huyện
Lương Sơn tỉnh Hòa Bình với độ cao Anten tại trạm là 35 m, sử dụng băng tần 1800 MHZ.
Khảo sát cho thấy trong điều kiện không bị che chắn bán kính phủ sóng của eNodeB xa nhất
đạt 5.4 km ( trong điều kiện địa hình không bị che chắn).
+ Mô hình Walfisch-Ikegami:
- NON-LOS:
L’ = 32,4 +20lgfc + Lbsh + ka + kflgfc – 9lgb + Lrts
X = (20 + kd)
- LOS:
L’ = 42.6 +20lgfc(3.32)
X = 26
+ Mô hình toà nhà:
- Nhiều tầng:
L’ = L(R0)-10× n × lg(R0)
X= 10 × n

+ Mô hình Motley- Keenan:
L’ = 32.5 + 20×lgf + k×F(k) + p×W(k) + D – db
X= 1+10a/20
Với a = 20lgR
+ Mô hình IMT-2000
- Toà nhà :
L’ = 37 + 18. 3F[(F+2 ) / ( F+1 ) - 0,46]
M = 30
Sau khi tính được kích thước bán kính cell, dễ dàng tính được diện tích vùng phủ với

-17-


chú ý diện tích vùng phủ phụ thuộc vào cấu hình phân đoạn trạm gốc. Diện tích vùng phủ
đối với một cell có cấu trúc lục giác đều được tính như sau:
S = K. r2
Trong đó: S là diện tích vùng phủ, r là bán kính cực đại cell, K là hằng số.
Bảng 3.1. Các giá trị K sử dụng cho tính toán vùng phủ sóng

Cấu hình trạm

K

Ommi
(vô hướng)
2.6

2 – sector

3 – sector


6 – sector

1.3

1.95

2.6

3.1.5.2 Số lƣợng e-nodeB

Trong đó dung lượng site là bội số của thông lượng cell (cell throughput), nó tùy thuộc
vào cấu hình của cell trên site.
- Tính toán thông lượng cell
+ Để tính toán cell throughput trước tiên ta xét tốc độ bit đỉnh (peak bit rate). Tương ứng với mỗi
mức MCS (điều chế và mã hóa) cùng với có kết hợp MIMO hay không sẽ tạo ra các tốc độ bit
đỉnh khác nhau. Tốc độ bit đỉnh được tính theo công thức sau:

- Tính toán toàn bộ tốc độ dữ liệu(overalldatarate)
toàn bộ tốc độ dữ liệu được tính toán theo công thức sau:
Overalldatarate = Số user x Tốc độ bit đỉnh x Hế số OBF
3.2

Một số đặc điểm của tỉnh Hòa Bình
Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam có diện tích 4662 km2

và dân số khoảng 850 nghìn dẫn. Tỉnh Hòa Bình phân chia thành 2 vùng:

-18-



- Vùng núi cao nằm về phía Tây Bắc thuộc các huyện Đà Bắc, Mai Châu, và một số
xã thuộc huyện Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Cao Phong, Tân Lạc, chiếm khoảng 44,8% diện tích toàn
tỉnh.
- Vùng núi thấp nằm ở phía Đông Nam độ cao trung bình từ 100 – 200m, chiếm
khoảng 55,2% diện tích toàn tỉnh.
3.2

Hiện trạng mạng Mobifone Hòa Bình
Cơ cấu tổ chức của Mobifone trên địa bàn tỉnh Hòa Bình bao gồm:
- Chi nhánh Mobifone Hòa Bình thuộc Công ty dịch vụ Mobifone khu vực 4, Tổng

công ty viễn thông Mobifone.
- Tổ Viễn thông Hòa Bình thuộc Đài viễn thông Nam Định - Trung tâm Mạng lưới
Mobifone miền Bắc - Tổng công ty viễn thông Mobifone.
Mạng lưới Mobifone trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện nay được chia thành 2 mục
chính: Hạ tầng mạng di động và hạ tầng truyền dẫn.
Hạ tầng mạng di động gồm tổng đài di động BSC Hòa Bình trong khu vực Tp Hòa
Bình.Tổng đài BSC này hiện đang điều khiển 163 trạm BTS 2G. Về thiết bị mạng 3G hiện
tại Mobifone Hòa Bình đang có 48 trạm Node B, 1 thiết bị tổng đài truyền dẫn Mux gom
đường truyền của 48 Node B về RNC đặt tại Hà Nội.
Hạ tầng truyền dẫn hiện tại của MobiFone chủ yếu sử dụngcác tuyến truyền dẫn
quang thuê của VNPT Hòa Bình với 141 tuyền quang nối từ tổng đài trung tâm đến trạm
gốc và 21 tuyến truyền dẫn Viba nối tổng đài trung tâm đến trạm gốc.
3.4 Phƣơng án triển khai 4G-LTE của Mobifone tại Hòa Bình
Diện tích tỉnh Hòa Bình là 4600 km2 áp dụng công thức Hata Okumura ( 3.28) ta có
bán kính R= 5.4 km. Theo công thức tính diện tích vùng phủ (3.36) ta có:
S = K. r2

Với hệ số K =1.3 ( Cấu hình trạm 2- sector)


và bảng kê 3.1 ta cần tổng số lượng trạm eNodeB cần triển khai là 121 trạm để phủ hiện tích
tỉnh Hòa Bình. Trong quá trình vận hành khai thác hệ thống 2G và 3G để đảm bảo chất
lượng sóng tốt nhất cho khách hàng đặc biệt sóng trong nhà ta sẽ triển eNodeB thêm tại các
điểm thành phố Hòa Bình, các đường quốc lộ các khu du lịch của tỉnh Hòa Bình với số
lượng eNodeB là 47 do vậy ta sẽ triển khai tổng số 168 trạm eNode B.
-19-


Trên cơ sở về dân cư, doanh thu tại doanh nghiệp và hiệu quả đầu tư, Phương án triển
khai 4G - LTE tại tỉnh Hòa Bình được chia thành 2 giai đoạn:
3.4.2 Phƣơng án triển khai tại tỉnh Hòa Bình giai đoạn 1
Ở giai đoạn 1 sẽ triển khai hệ thống 4G _LTE các vị trí là khu vực thành phố, thị trấn,
khu du lịch và những xã có đông dân cư và toàn bộ tuyến đường quốc lộ 6 và đường Hồ Chí
Minh cụ thể.
- Số trạm phủ sóng đường Hồ Chí Minh và đường quốc lộ 6 là:
Áp dụng công thức tính bán kính eNodeB đường truyền ngoài trời mô hình HataOkumura tại mục 3.1.5.1 ta có bán kính eNodeB là 5.4 km. Do vậy đường quốc lộ 6 có 103
km sẽ cần 10 trạm eNodeB, đường Hồ Chí Minh có 73 km sẽ cần 7 trạm và tổng cần 17 trạm
eNodeB để phủ sóng hết 2 tuyến đường.
- Số trạm phủ sóng khu vực tp Hòa Bình và các thị trấn.
Do thực tế triển khai các dịch vụ 2G, 3G nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của khách
hàng sử dụng dịch vụ ngoài trời cũng như trong nhà được tốt thì sẽ triển khai mỗi phường
của thành phố Hòa Bình và thị trấn sẽ triển khai một trạm eNodeB. Như vậy sẽ cần 15 trạm
eNodeB cho khu vực tp Hòa Bình và 10 trạm eNodeB cho thị trấn các huyện.
- Số trạm phủ sóng khu vực lê hội, du lịch tại Hòa Bình
Tất cả các khu du lịch và lễ hội sẽ triển khai 01 trạm eNodeB cụ thể các lễ hội, điểm
du lịch và sân Golf như sau:
+ Lễ Hội Mường Bi tại xã Phong Phú huyện Tân Lạc.
+ Khu chùa Tiên tại xã Cố Nghĩa huyện Lạc Thủy.
+ Lễ hội cam Cao Phong tại nhà văn hóa huyện Cao Phong.

+ Khu nghỉ dưỡng Bản Lắc tại xã Chiềng Châu huyện Mai Châu.
+ Sân Golf Phoenix tại xã Lâm Sơn huyện Lương Sơn
Như vậy sẽ cần 5 trạm eNodeB phụ vụ khu du lịch, lễ hội và sân golf
- Triển khai các xã có đông dân cư.
Do chi phí đầu tư thiết bị 4G - LTE, chi phí thuê kênh truyền rất lớn và tỉnh Hòa Bình
là tỉnh miền núi nhiều khu vực thưa dân cư do vậy giai đoạn 1 sẽ triển khai các xã có dân cư
trên 3000 nhân khẩu. Và trong bảng kê tại phụ lục 01 sẽ có 73 xã tương ứng với triển khai 73
eNodeB tại các xã trên.
Khi triển khai hệ thống 4 G_LTE chúng ta sẽ ưu tiên sử dụng chung hạ tầng viễn
thồng với hệ thống 2G, 3G cũ để giảm thời gian, chi phí đầu tư và tăng tính hiệu quả sử
-20-


dụng. Với những khu vực chưa có hạ tầng viễn thông cũ, chúng ta sẽ triển khai xây dựng
trạm mới tại trung tâm dân cư của xã như gần ủy ban nhân dân xã, Bữu điện xã.
Từ hai tiêu chí đánh giá trên ta sẽ xây dựng được vị trí chi tiết đặt hệ thống trạm
eNodeB giai đoạn 1 theo phụ lục 02.
Từ tọa độ các trạm trong phụ lục 02. Nhập tọa độ các vị trí triển khai và sử dụng ứng
dụng tạo bản đồ trên với một điểm tương ứng với một eNodeB
trên bản đồ thực địa.

Hình 3.4 Bản đồ thực địa triển khai eNodeB giai đoạn 1 tỉnh Hòa Bình

3.4.3 Phƣơng án triển khai tại tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2
Trong giai đoạn 1 chúng ta đã phủ sóng 4G - LTE cho 120 vị trí đặt eNodeB là khu
vực thành phố, thị trấn, khu du lịch, các xã có đường quốc lộ chạy qua và nhưng xã có dân
cư đông nơi có khách hàng sử dụng máy điện thoại hỗ trợ 4G_LTE nhiều và khách hàng có
tỷ lệ doanh thu cao.
Giai đoạn 2 chúng ta sẽ triển khai 48 xã của tỉnh Hòa Bình là nhưng xã có dân cư
thưa có số lượng khách hàng có thu nhập thấp và nhu cầu sử dụng dịch vụ 4G ít hơn.

Khi triển khai hệ thống 4 G_LTE giai đoạn 2 chúng ta vẫn sẽ ưu tiên sử dụng chung
hạ tầng viễn thồng với hệ thống 2G, 3G cũ để giảm thời gian, chi phí đầu tư và tăng tính
hiệu quả sử dụng. Với những khu vực chưa có hạ tầng viễn thông cũ, chúng ta sẽ triển khai

-21-


tại trung tâm dân cư của xã như gần : Ủy ban nhân dân xã, Bữu điện xã.
Từ những tiêu đánh giá trên ta sẽ xây dựng được tọa độ đặt hệ thống trạm 4G-LTE
giai đoạn 2 theo phụ lục 03.
Từ tọa độ các trạm. Chúng ta nhập tọa độ các vị trí triển khai eNodeB trong bảng trên
sử dụng trang web để có bản đồ thực địa các vị trí triển
khai eNodeB.

Hình 3.5 Bản đồ thực địa triển khai eNodeB giai đoạn 2 tỉnh Hòa Bình
Sau khi triển khai 2 giai đoạn phủ sóng 4 G LTE mạng lưới 4G LTE đã phủ sóng
toàn bộ các xã, phường tại tỉnh Hòa Bình chúng ta có sơ đồ thực địa như sau:

-22-


Hình 3.6 Bản đồ thực địa triển khai eNodeB 2 giai đoạn tỉnh Hòa Bình

KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI

Sau quá trình tìm hiểu và nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp, với sự nỗ lực của
bản thân, cùng với sự hướng dẫn tận tình của PGS. Bùi Trung Hiếu, sự trợ giúp của đồng
nghiệp, người thân và toàn thể các bạn cho đến nay tôi đã hoàn thành đồ cơ bản đáp ứng
được các yêu cầu đặt ra.
 Luân văn đạt được các kết quả đạt sau.

-

Luận văn đã tìm hiểu được khái quát chung về hệ thống mạng 4G - LTE với các tính

năng, dịch vụ mới và mục tiêu thiết kế hệ thống mạng 4G - LTE.
-

Luận văn đã tìm hiểu về kiến trúc mạng 4G - LTE, Một số đặc tính của kênh truyền,

các kỹ thuật sử dụng trạm mạng 4G - LTE và thủ tục truy cập trong LTE.
-

Luận văn đã xây dựng chi tiết phương án triển khai cho nhà mạng Mobifone tại tỉnh

Hòa Bình với 2 giai đoạn.


Trên cơ sở nghiên cứu triển khai hệ thống 4G - LTE tại tỉnh Hòa Bình, là

người nhiều năm công tác tại tỉnh này, tiếp theo đây tôi sẽ tập trung nghiên cứu tiếp tục một
số vấn đề nhằm tối ưu hoạt động khai thác mạng di động của Mobifone, cụ thể:
-23-


×