Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Hoạt động chẩm điểm tín dụng khách hàng thể nhân tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.37 KB, 30 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

-------------------------

LÊ THỊ THANH TÂN

HOẠT ĐỘNG CHẨM ĐIỂM TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG
THỂ NHÂN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG
QUỐC GIA VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60.34.01.02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2017


Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG THỊ VIỆT ĐỨC

Phản biện 1: …………………………………………………
Phản biện 2: ………………………………………………...

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc
sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc:....... giờ ...... ngày ....... tháng ......năm ..........

Có thể tìm hiểu luận văn tại:


- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, nền kinh tế đã đạt đến trình độ
cao của kinh tế hàng hóa, hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan
trọng, đóng vai trò là hệ thống thần kinh, hệ thống tuần hoàn của toàn
bộ nền kinh tế quốc dân. Trong các hoạt động kinh doanh của ngân
hàng thì cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu và chứa đựng
nhiều rủi ro nhất. Lưạ chọn khách hàng cho vay luôn là một quyết
định quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Khi đưa ra
quyết định lựa chọn không phù hợp có thể dẫn đến rủi ro rất lớn do
khách hàng không trả được nợ. Khi xem xét quyết định cho vay
ngân hàng thường căn cứ vào tài sản đảm bảo, phương án sản xuất
kinh doanh, tình hình tài chính, khả năng trả nợ… Các ngân hàng
luôn cố gắng tìm cách giảm thiểu rủi ro liên quan đến các hoạt động
cho vay này như: sàng lọc và giám sát khách hàng vay, thiết lập mối
quan hệ khách hàng lâu dài, quy định các hạn mức tín dụng, tài sản
thế chấp…Mặc dù vậy không một ngân hàng, tổ chức nào có thể dự
đoán hết được những rủi ro có thể xảy ra. Hoạt động kinh doanh tiền
tệ ngày càng khó khăn, rủi ro của nó ngày một lớn, đòi hỏi phải có
những biện pháp phòng ngừa, hạn chế các rủi ro để bảo đảm an toàn
cho toàn hệ thống ngân hàng thương mại. Trong xu thế đó, việc chấm
điểm tín dụng khách hàng là một việc cần được thực hiện trong hoạt
động tín dụng ngân hàng. Vì kết quả chấm điểm hay xếp hạng khách
hàng đi vay đã cho thấy phần nào mức độ rủi ro của khách hàng vay,
kết quả chấm điểm hay xếp hạng càng thấp thì rủi ro cho vay càng
1



lớn chính vì vậy để hạn chế rủi ro, các ngân hàng thương mại thường
lựa chọn những khách hàng có kết quả chấm điểm hay xếp hạng ở
một mức độ nào đó.
Tùy thuộc vào điểm tín dụng hay thứ hạng xếp hạng của khách
hàng mà ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng những sản phẩm
tín dụng khác nhau. Những khách hàng có điểm tín dụng hay thứ
hạng tín nhiệm cao sẽ được ngân hàng cung cấp không giới hạn các
sản phẩm tín dụng như cho vay ngắn hạn theo hạn mức, cho vay
trung hạn và dài hạn,…
Căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng, ngân hàng sẽ đưa ra
các chính sách đảm bảo tiền vay khác nhau như không cần tài sản
đảm bảo, đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay, đảm bảo bằng
tài sản của khách hàng vay hoặc của bên thứ ba và các ưu đãi khác.
Nắm bắt được vấn đề này, trong các năm vừa qua các ngân
hàng đã có hệ thống chấm điểm, xếp hạng nội bộ. Tuy nhiên, các
thông tin về quan hệ tín dụng của khách hàng chưa đầy đủ, nhiều chỉ
tiêu mang tính cảm tính. Mỗi ngân hàng đều có các thang điểm
riêng, không thống nhất với nhau, do đó, khó đánh giá khách hàng
một cách khách quan và chính xác.
Trong bối cảnh đó, Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia
Việt Nam (CIC) là tổ chức công đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu và
thực hiện hoạt động chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng. Hệ
thống chấm điểm của CIC đưa ra một kết quả chung để các ngân hàng
để so sánh với bảng chấm điểm nội bộ của mình, là tài liệu tham khảo
nhanh chóng, kịp thời cho yêu cầu cấp tín dụng của ngân hàng.
2


Tuy nhiên, thay đổi trong chính sách nợ xấu và cung cấp thông

tin tín dụng cho Ngân hàng Nhà Nước (Thông tư 03/2013/TT-NHNN
thay Quyết định 51/2007/QĐ-NHNN, thông tư 02/2013/TT-NHNN
thay thế Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN) đặt ra yêu cầu hoạt động
chấm điểm tín dụng thể nhân của CIC có những thay đổi đề phù hợp
hơn. Trên thực tế chấm điểm, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nói
chung, nghiệp vụ chấm điểm tín dụng thể nhân nói riêng cũng đã được
được một số tác giả nghiên cứu nhưng chưa đi sâu và chưa có những
thay đổi cho phù hợp với những thay đổi trong chính sách của Ngân
hàng Nhà Nước. Vì ý nghĩa quan trọng của nghiệp vụ chấm điểm tín
dụng thể nhân và vì những yêu cầu thay đổi trong tình hình mới, luận
văn chọn nghiệp vụ chấm điểm và xếp hạng tín dụng thể nhân làm đối
tượng nghiên cứu. Đề tài hy vọng sẽ hữu ích trong việc hoàn thiện
nghiệp vụ này tại Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam.
2. Tổng quan nghiên cứu
Việc chấm điểm tín dụng khách hàng là một việc cần được
thực hiện trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Trên thực tế, đã có
một số sách xuất bản liên quan tới chủ đề này như: Tín dụng và Thẩm
định Tín dụng Ngân hàng của TS. Nguyễn Minh Kiều (chủ biên) (2006),
Tiền tệ - Ngân hàng của TS. Tô Kim Ngọc (chủ biên) (2008). Một số
ngân hàng lớn cũng có các tài liệu nghiên cứu hướng dẫn hoạt động
chấm điểm tín dụng khách hàng như: tài liệu nội bộ xếp hạng tín
dụng của BIDV, tài liệu nội bộ xếp hạng tín dụng của Vietinbank, tài
liệu nội bộ chấm điểm khách hàng thể nhân của Trung tâm thông tin
tín dụng quốc gia Việt Nam, tài liệu hội thảo về hoạt động chấm
3


điểm, xếp hạng tín dụng giữa Ngân hàng Trung Uơng Pháp với CIC,
… Tuy nhiên, hầu như chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về hoạt
động chấm điểm tín dụng khách hàng thể nhân để phù hợp với những

thay đổi trong chính sách nợ xấu và cung cấp thông tin cho NHNN
(Theo thông tư 03/2013/TT-NHNN và thông tư 02/2013/TT-NHNN).
Đề tài lựa chọn theo luận văn này dự định đi sâu nghiên cứu
thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động chấm
điểm tín dụng khách hàng.
Một số vấn đề cơ bản cần giải quyết trong luận văn thạc sĩ này là:
- Một số vấn đề mang tính lý luận cơ bản về chấm điểm, xếp
hạng tín dụng khách hàng thể nhân.
- Thực trạng hoạt động chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng
thể nhân tại Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia Việt Nam.
- Giải pháp hoàn thiện hoạt động chấm điểm tín dụng khách
hàng thể nhân tại Trung tâm thông tin tín dụng Quốc Gia Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nghiệp vụ chấm điểm tín dụng
thể nhân tại các tổ chức trong nước và trên thế giới.
- Phân tích thực trạng chấm điểm tín dụng thể nhân và đưa ra
các giải pháp hoàn thiện hoạt động chấm điểm tín dụng thể nhân tại
Trung tâm thông tin tín dụng Quốc Gia Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: nghiệp vụ chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách
hàng cá nhân
4


- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: hoạt động chấm điểm tín dụng khách hàng thể
nhân tại Việt Nam
+ Thời gian: đề tài lấy mốc thời gian 2012 – 2015 để đánh giá
thực trạng và từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động

chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích số liệu để làm rõ
hiện trạng học như: phương pháp thu thập, thống kê; phương pháp
phân tích, phương pháp tổng hợp và có sử dụng hệ thống bảng biểu,
sơ đồ để minh họa. Cụ thể luận văn thu thập thông tin thứ cấp từ kho
dữ liệu của Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam rồi từ đó
phân tích, đánh giá nghiệp vụ chấm điểm tín dụng thể nhân và đưa ra
đề xuất nhằm hoàn thiện công tác này.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục các tài liệu tham
khảo, phụ lục, đề tài nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về hoạt động chấm điểm, xếp
hạng tín dụng khách hàng thể nhân.
Chương 2: Thực trạng hoạt động chấm điểm, xếp hạng tín
dụng khách hàng thể nhân tại Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc
Gia Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động chấm điểm tín
dụng khách hàng thể nhân tại Trung tâm thông tin tín dụng Quốc Gia
Việt Nam.
5


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHẤM ĐIỂM,
XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG THỂ NHÂN
1.1. Khái quát chung về tín dụng ngân hàng, chấm điểm, xếp
hạng tín dụng khách hàng thể nhân
1.1.1. Tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng vốn giữa ngân

hàng với các chủ thể kinh tế khác trong xã hội, trong đó, ngân hàng
giữ vai trò vừa là người đi vay, vừa là người cho vay [5].
1.1.2. Khái niệm về thông tin tín dụng
Theo từ điển Cambridge, thông tin tín dụng (credit
information) là thông tin về khả năng trả nợ của một cá nhân hay một
công ty, thường do các tổ chức tín dụng đánh giá trước khi thông qua
một khoản vay [21].
Theo thông tư số 03/2012/TT-NHNN quy định về hoạt động
thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chương I,
điều 3: thông tin tín dụng là các thông tin về khách hàng vay và
những thông tin liên quan đến khách hàng vay tại tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
1.1.3. Khái niệm về chấm điểm, xếp hạng tín dụng
 Khái niệm về chấm điểm tín dụng
Chấm điểm tín dụng là một quy trình đánh giá khả năng thực
hiện các nghĩa vụ tài chính của một khách hàng đối với một ngân hàng.
 Khái niệm về chấm điểm tín dụng khách hàng cá nhân
Chấm điểm tín dụng cá nhân là một quy trình đánh giá khả
6


năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của một khách hàng cá nhân
đối với ngân hàng nhằm xác định rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng
của Ngân hàng cho vay thông qua việc phân tích, đánh giá, cho điểm
và tổng hợp điểm từ các tiêu thức thuộc hạng mục rủi ro tài chính, và
rủi ro phi tài chính.
 Khái niệm về xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân
Xếp hạng tín dụng khác hàng cá nhân là việc đưa ra những ý
kiến đánh giá về rủi ro tín dụng, chất lượng tín dụng, khả năng và
thiện ý của chủ thể đi vay tại một thời điểm nhất định trong việc đáp

ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn, dựa trên tất
cả các số liệu kiểm tra, phân tích, hồ sơ lưu trữ về khả năng trách
nhiệm tín dụng của cá nhân.
 Khái niệm về hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng
khách hàng cá nhân
Là hệ thống tiếp nhận các nguồn dữ liệu về chỉ tiêu tài chính và
phi tài chính của khách hàng cá nhân, xử lý chúng theo phương pháp
dựa vào một thang điểm thống nhất, chấm điểm, xếp hạng khách hàng
nhằm mục đích đo lường rủi ro tín dụng đối với từng khách hàng.
1.1.4. Mục đích, ý nghĩa của việc chấm điểm, xếp hạng tín dụng
khách hàng thể nhân
 Mục đích
Giúp ngân hàng kiểm soát mức độ tín nhiệm khác hàng, thiếp
lập hạn mức cho vay phù hợp với từng nhóm khách hàng.
 Ý nghĩa
Đối với tổ chức tín dụng: Chấm điểm, xếp hạng tín dụng
7


giúp các tổ chức tín dụng lượng hóa tương đối chính xác khả năng
thanh toán của khách hàng trước khi cung cấp các dịch vụ như: thẻ
tín dụng, các khách hàng vay tiêu dùng,…
Giúp tổ chức tín dụng đưa ra các quyết định cho vay nhanh
và chính xác, đảm bảo việc thu hồi nợ, qua đó, giảm thiểu rủi ro…
Đối với khách hàng: Việc chấm điểm cá nhân giúp các khách hàng
xác định mức độ tín nhiệm mà các tổ chức tín dụng có thể đánh giá về
mình, nâng cao ý thức trong việc quản lý và sử dụng vốn vay ngân hàng,
có kế hoạch điều chỉnh các hoạt động nhằm tăng độ tín nhiệm cảu mình
đối với các tổ chức tín dụng.
Đối với xã hội: Nâng cao nhận thức của xã hội về thông tin tín

dụng, góp phần nâng cao văn hóa tín dụng của xã hội, đồng thời nâng
cao khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng vay.
1.2. Một số nội dung về chấm điểm, xếp hạng tín dụng
1.2.1. Các phương pháp áp dụng
Phương pháp phân tích thống kê
Phương pháp so sánh
Phương pháp loại trừ
Phương pháp chuyên gia
Phương pháp khảo sát thực tế
1.2.2. Quy trình chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân
 Thu thập thông tin
 Phân tích các chỉ tiêu và cho điểm
 Đưa ra kết quả xếp hạng
 Phê chuẩn và công bố kết quả xếp hạng
8


1.2.3. Một số mô hình chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng
thể nhân
 Nghiên cứu của Stefanie Kleimeier về mô hình điểm số tín
dụng cá nhân áp dụng cho các ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam.
 Mô hình điểm số tín dụng cá nhân của công ty xếp hạng
tín dụng Fico (Mỹ).
 Mô hình điểm số tín dụng VantageScore
 Hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân cuả NH Đầu Tư Phát
Triển Việt Nam – Ngân hàng BIDV.
 Hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng cá
nhân của NHTMCP Công Thương Việt Nam.
 Hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng cá nhân của E&Y.
 Bài học kinh nghiệm rút ra từ các mô hình chấm điểm, xếp

hạng tín dụng thể nhân.
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động chấm điểm, xếp hạng
khách hàng thể nhân
1.3.1. Nguồn thông tin đầu vào
1.3.2. Sự hợp lý của quy trình
1.3.3. Sự hợp lý của việc lựa chọn các chỉ tiêu chấm điểm, xếp hạng
1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến chấm điểm, xếp hạng khách hàng
thể nhân
1.4.1. Nhân tố khách quan
Những thay đổi trong cơ cấu, thủ tục, chính sách
1.4.2. Nhân tố chủ quan
 Chất lượng nguồn thông tin
9


 Trình độ hiện đại hoá công nghệ ngân hàng
 Năng lực và trình độ của cán bộ
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1: Giới thiệu những vấn đề cơ bản về chấm điểm, xếp
hạng tín dụng khách hàng thể nhân đã đưa ra những khái niệm về tín
dụng ngân hàng, bản chất của tín dụng; khái niệm về thông tin tín
dụng, chấm điểm tín dụng thể nhân, xếp hạng tín dụng; khái niệm về
hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng thể nhân; mục đích, ý nghĩa
của việc nghiên cứu. Bên cạnh đó, chương này còn đề cập đến quy
trình thực hiện chấm điểm, xếp hạng tín dụng, các tiêu chí đánh giá
chất lượng chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân. Đồng
thời, chương này cũng nghiên cứu cách chấm điểm, xếp hạng tín
dụng khách hàng thể nhân của một số tổ chức trong và ngoài nước để
có thêm những bài học kinh nghiệm củng cố thêm về mặt lý luận và
làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá chất lượng chấm điểm, xếp

hạng tín dụng khách hàng thể nhân của CIC sẽ được trình bày trong
những chương sau của luận văn.

10


Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHẤM ĐIỂM, XẾP HẠNG
TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG THỂ NHÂN TẠI TRUNG TÂM
THÔNG TIN TÍN DỤNG QUỐC GIA VIỆT NAM
2.1. Khái quát về Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam
2.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của Trung Tâm Thông Tin Tín
Dụng Quốc Gia Việt Nam
- Tiền thân là Phòng Thông tin Phòng ngừa Rủi ro trực thuộc
Vụ Tín dụng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thành lập vào
tháng 9/1992;
- Đến tháng 4/1995 Phòng Thông tin Phòng ngừa Rủi ro được
đổi tên thành Trung tâm Thông tin tín dụng trực thuộc Vụ Tín dụng;
- Tháng 2/1999, CIC trở thành tổ chức sự nghiệp thuộc Ngân
hàng Nhà nước theo Quyết định số 68/1999/QĐ-NHNN9 ngày
27/2/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trên cơ sở tổ chức lại
CIC thuộc Vụ Tín dụng;
- Tháng 12/2008 CIC được thành lập lại theo Quyết định số
3289/QĐ-NHNN ngày 31/12/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước và trở thành tổ chức Sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước thực
hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, tự bảo đảm toàn
bộ chi phí hoạt động thường xuyên
- Tháng 3/2014 Cơ cấu lại và đổi tên thành Trung tâm Thông
tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam theo Quyết định số 342/QĐ –
NHNN ngày 26/2/2014 của thống đốc NHNN.

11


2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng
Quốc gia Việt Nam
 Chức năng của Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc
gia Việt Nam
Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) là tổ
chức sự nghiệp công lập trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
thực hiện chức năng đăng ký tín dụng quốc gia; thu nhận, xử lý, lưu
trữ, phân tích, dự báo thông tin tín dụng; phòng ngừa và hạn chế rủi
ro tín dụng; chấm điểm, xếp hạng tín dụng pháp nhân và cá nhân trên
lãnh thổ Việt Nam phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân
hàng Nhà nước, cung ứng sản phẩm dịch vụ thông tin tín dụng theo
quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.
 Nhiệm vụ của Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc gia
Việt Nam
Tổ chức khai thác, thu thập, mua thông tin tín dụng từ các
nguồn trong, ngoài nước; cung cấp kịp thời, đầy đủ, trung thực các
sản phẩm thông tin tín dụng cho Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức
tín dụng và các tổ chức khác theo quy định của Thống đốc và của
pháp luật.
2.1.3. Sản phẩm dịch vụ của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia
Việt Nam
 Sản phẩm – dịch vụ cho Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan
quản lý khác
 Sản phẩm – dịch vụ cho Tổ chức tín dụng
 Sản phẩm – dịch vụ cho các Tổ chức tự nguyện
12



 Sản phẩm – dịch vụ cho khách hàng vay
 Số lượng báo cáo tín dụng

Biểu đồ 2.1: Số lượng báo cáo tín dụng qua các năm
(Nguồn: Phòng Nghiên cứu phát triển - CIC)
 Cơ sở dữ liệu

Biểu đồ 2.2: Số lượng hồ sơ khách hàng qua các năm
(Nguồn: Phòng Nghiên cứu phát triển - CIC)
13


2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tín Tín dụng Quốc gia
Việt Nam
Sơ đồ bộ máy tổ chức của CIC.
Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban trong bộ máy quản lý
2.2. Thực trạng hoạt động chấm điểm, xếp hạng tín dụng
khách hàng thể nhân tại Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia
Việt Nam
2.2.1. Giới thiệu nghiệp vụ chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng
thể nhân tại Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam
Nghiệp vụ chấm điểm thể nhân được nghiên cứu từ cuối năm
2009. Sau một năm, nghiệp vụ được áp dụng thí điểm từ tháng
12/2010 và triển khai chính thức từ tháng 2/2011.
 Quy trình chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng thể
nhân được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1. Thu thập thông tin
Bước 2: Kiểm soát và cập nhật thông tin khách hàng.
Bước 3: Thực hiện chấm điểm tín dụng khách hàng cá nhân.

Bước 4: Đánh giá của chuyên gia
Bước 5: Báo cáo chấm điểm
2.2.2. Tổ chức thực hiện nghiệp vụ
Nghiên cứu, xây dựng quy trình.
Cung cấp sản phẩm
2.2.3. Phương pháp chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân
được sử dụng tại Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam
Chấm điểm theo mô hình điểm số là một phương pháp khoa
14


học kết hợp sử dụng dữ liệu nghiên cứu thống kê logic và áp dụng
mô hình toán học để phân tích, tính điểm cho các chỉ tiêu đánh giá
trong mô hình.
Bên cạnh đó còn sử dụng phương pháp chuyên gia đánh giá về
thực trạng khách hàng. Ưu điểm đó là tận dụng được kinh nghiệm và
tri thức chuyên sâu của các chuyên gia trong ngành.
2.2.4. Các loại dữ liệu được sử dụng trong chấm điểm, xếp hạng tín
dụng khách hàng thể nhân
Dữ liệu được sử dụng để chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách
hàng thể nhân tại CIC được lấy trong kho dữ liệu tại Trung tâm, dữ liệu
này là dữ liệu do các tổ chức tín dụng báo cáo (kho dữ liệu K3 – kho
thông tin về dư nợ khách hàng của CIC).
2.2.5. Các chỉ tiêu sử dụng để chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách
hàng thể nhân
 Chỉ tiêu Tổng dư nợ
 Chỉ tiêu số lượng TCTD khách hàng đang có dư nợ
 Chỉ tiêu nhóm nợ hiện tại cao nhất
 Chỉ tiêu kỳ hạn trả nợ
 Chỉ tiêu số tháng xuất hiện nợ không đủ tiêu chuẩn trong

năm gần nhất
 Chỉ tiêu số năm có nợ xấu trong quan hệ tín dụng trong 3
năm gần nhất
 Chỉ tiêu số TCTD có nợ xấu trong 3 năm gần nhất
 Chỉ tiêu số năm có quan hệ tín dụng với TCTD
 Chỉ tiêu số lần vay nợ trong vòng 3 năm gần nhất
15


2.2.6. Tính tổng hợp điểm và đưa ra kết quả xếp hạng tín dụng
khách hàng thể nhân
Bảng 2.2: Tiêu chí chấm điểm khách hàng cá nhân
Số điểm

Số điểm

tối đa

tối thiểu

I.1. Tổng dư nợ

60

40

I.2.Số lượng các TCTD hiện đang còn nợ

60


40

I.3.Nhóm nợ cao nhất hiện tại

160

-30

I.4.Kỳ hạn trả nợ gốc

40

30

120

0

120

0

120

20

III.1.Số năm có QHTD với TCTD

30


20

III.2.Số lần vay nợ mới trong 3 năm gần nhất

40

30

750

150

Tiêu chí
Chấm điểm tín dụng (chiếm 100%)
I. Số dư nợ và tình trạng nợ

II. Lịch sử trả nợ
II.1.Số tháng xuất hiện nợ không đủ tiêu chuẩn
trong 1 năm gần nhất
II.2.Số năm có nợ xấu trong QHTD trong 3
năm gần nhất
II.3. Số TCTD có nợ xấu trong 3 năm gần nhất
III. Lịch sử quan hệ tín dụng

Tổng cộng

( Nguồn: Phòng Cấp tin Miền Nam – CIC )

16



Bảng 2.3: Xếp hạng khách hàng
Điểm từ 150 - 321

Khoảng cách 171

Rủi ro rất cao (E)

Điểm từ 322 - 430

Khoảng cách 108

Rủi ro cao (D)

Điểm từ 431 - 569

Khoảng cách 138

Rủi ro Trung bình
(C)

Điểm từ 570 - 679

Khoảng cách 109

Rủi ro thấp (B)

Điểm từ 680 - 750

Khoảng cách 70


Rủi ro rất thấp (A)

( Nguồn: Phòng Cấp tin Miền Nam – CIC )
2.2.7. Hiện trạng triển khai sản phẩm
Báo cáo “Chấm điểm tín dụng khách hàng cá nhân” không
phải là sản phẩm truyền thống của CIC. Đây là sản phẩm mới, tiên
phong, đón đầu xu hướng. Vì vậy, quảng bá sản phẩm này đến TCTD
và khách hàng cá nhân vẫn chưa đạt được hiệu quả mong muốn.
2.2.8. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động chấm điểm, xếp hạng khách
hàng thể nhân
 Nguồn thông tin đầu vào
 Sự hợp lý của quy trình
 Sự hợp lý của việc lựa chọn các chỉ tiêu chấm điểm, xếp
hạng tín dụng khách hàng thể nhân
2.3. Đánh giá hoạt động chấm điểm, tín dụng khách hàng thể
nhân tại Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam
2.3.1. Những điểm đã đạt được
Sản phẩm xếp hạng chấm điểm cá nhân giúp cho việc đa dạng
hoá sản phẩm của CIC, giúp cho CIC đạt được mục tiêu hoàn thiện
cung cấp thông tin ra.Chất lượng xếp hạng chấm điểm tín dụng cá
17


nhân tại CIC đã được xã hội, các tổ chức và chính các khách hàng
thừa nhận.
Sản phẩm chấm điểm tín dụng cá nhân nguồn thông tin toàn
diện về khách hàng cá nhân một cách độc lập, khách quan và trung
thực, đồng thời đưa ra đánh giá sát nhất về khả năng trả nợ của khách
hàng cũng như mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng đó giúp các

TCTD kiểm soát mức độ tín nhiệm khách hàng, tiết kiệm thời gian và
chi phí thẩm định khách hàng và giúp các TCTD thiết lập hạn mức
cho vay phù hợp với từng nhóm khách.
2.3.2. Những hạn chế, tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân
 Hạn chế
- Một số bản báo cáo thông tin trả lời đi chưa được nhanh khi
vướng mắc về thông tin tài sản đảm bảo, hay dư nợ chưa được cập nhật.
- Các thông tin dùng để chấm điểm khách hàng thể nhân chủ
yếu được thu thập từ các TCTD nên việc chấm điểm hiện tại có thể bị
sót một số lượng lớn khách hàng khi những khách hàng này thay đổi
thông tin pháp lý nhưng không cung cấp cho các TCTD hoặc hết dư
nợ không có nghĩa vụ phải cung cấp.
- Các chỉ tiêu dùng để chấm điểm còn chưa bổ sung các thông
tin về việc sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng (dư nợ thẻ, hạn mức,
lịch sử nợ quá hạn, …) nên việc chấm điểm hiện tại chưa thể hiện
chính xác thực tế của khách hàng.
- Đây là sản phẩm cung cấp thông tin toàn diện về khách hàng
cá nhân, nhưng hiện tại một số chỉ tiêu để chấm điểm khách hàng còn
chưa được đưa vào quy trình làm chỉ tiêu chấm điểm như: Các chỉ
18


tiêu về thông tin thẻ tín dụng của khách hàng; số lần gia hạn nợ, điều
chỉnh kì hạn nợ, loại vay; mục đích sử dụng vốn vay, thu nhập của
khách hàng vay,…
- Các TCTD phản hồi họ muốn sản phẩm Chấm điểm tín dụng cá
nhân cung cấp được nhiều thông tin chi tiết hơn, cụ thể hơn; đa dạng hóa
các mẫu sản phẩm chấm điểm tín dụng cá nhân để có nhiều lựa chọn
phù hợp với nhu cầu riêng của TCTD.
 Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan
 Hiện tại Nhà nước chưa có các chỉ tiêu khung hoặc định
hướng chung cho chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng thế nhân
tại Việt Nam.
 Nghiệp vụ XHTD khách hàng cá nhân còn khá mới mẻ tại
Việt Nam nên có rất ít các đối tượng quan tâm tìm hiểu.
 Số lượng khách hàng thay đổi thông tin pháp lý (thay đổi
chứng minh thư, hộ chiếu, thay tên đổi họ) tăng nhanh nhưng việc
khách hàng không khai báo với các TCTD hoặc đã tất toán nên
không có nghĩa vụ phải khai báo làm cho nguồn thông tin pháp lý của
các TCTD cung cấp vẫn thiếu sót những thông tin này.
Nguyên nhân chủ quan
 Về chuẩn mực của dữ liệu dùng để chấm điểm tín dụng
 Cơ sở dữ liệu phục vụ chấm điểm tín dụng cá nhân
 Năng lực trình độ của người thực hiện xếp hạng tín dụng

19


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận văn đã khái quát về quá trình hình thành
và phát triển cũng như kết quả hoạt động của CIC và phân tích thực
trạng thực hiện hoạt động chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng
thể nhân nói trong thời gian qua. Luận văn đã đi sâu nghiên cứu
phương pháp chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại
CIC; qua đó phân tích kết quả đã đạt được, tìm ra những vướng mắc,
tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện. Cùng với đó phần này của
luận văn cũng đã làm rõ các nguyên nhân chủ quan và khách quan có
thể tác động đến phương pháp và kết quả chấm điểm, xếp hạng khách
hàng thể nhân, qua đó, làm cơ sở cho việc đề ra các đề xuất nhằm

hoàn thiện hoạt động chấm điểm tín dụng khách hàng thể nhân sẽ
được trình bày trong chương 3 của luận văn.

20


Chương 3
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHẤM ĐIỂM, XẾP HẠNG TÍN
DỤNG KHÁCH HÀNG THỂ NHÂN TẠI TRUNG TÂM
THÔNG TIN TÍN DỤNG QUỐC GIA VIỆT NAM
3.1. Định hướng chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng thể
nhân từ năm 2015 - 2020
3.1.1. Định hướng phát triển của Trung tâm Thông tin Tín dụng
Quốc gia Việt Nam từ năm 2015 - 2020
 Định hướng của ngành ngân hàng
Nâng cao chất lượng kho dữ liệu, bằng việc mở rộng mức độ
bao phủ của các tổ chức tín dụng báo cáo, phát triển hệ thống trao đổi
thông tin với các tổ chức có liên quan, thiết lập cơ chế phản hồi dữ
liệu từ Ngân hàng Nhà nước/CQTTGSNH đến CIC, cải thiện độ
chính xác thông tin về tình trạng cho vay, cải thiện độ chính xác
thông tin về tình trạng pháp lý và hiện trạng của công ty, tăng cường
thu thập những báo cáo tài chính chuẩn xác, nâng cao nghiệp vụ thu
thập liên quan đến những thông tin có ảnh hưởng tới tình hình tài
chính của khách vay, bổ sung loại và mục đích của khoản vay trong
báo cáo từ các tổ chức tín dụng,
Phát triển sản phẩm và dịch vụ như báo cáo phân tích ngành,
báo cáo phân tích khoản vay chi tiết hơn, cùng với việc sử dụng thận
trọng báo cáo xếp hạng tín dụng và thông tin chấm điểm khách vay
cá nhân, báo cáo về khả năng vỡ nợ.
 Định hướng phát triển của CIC



Nâng cao năng lực hoạt động của CIC
21


Phát triển các cơ sở dữ liệu tín dụng khắp cả nước nhằm đáp
ứng cho các bên liên quan cả về chất lượng và số lượng.
Phát triển các sản phẩm và dịch vụ của CIC sẽ tăng cường năng
lực quản lý rủi ro của Ngân hàng Nhà nước cũng như của các TCTD.
Phát triển nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng công nghệ thông
tin là những điều kiện tiên quyết để thực hiện Tầm nhìn và Nhiệm vụ.
 Thúc đẩy tăng chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam
Nâng cao năng lực chấm điểm tín dụng cá nhân
“CIC đặt mục tiêu trở thành cơ quan đăng ký thông tin tín
dụng hàng đầu trong khu vực thông qua các cam kết của mình, phát
triển chuyên môn và năng lực công nghệ hiện đại để cung cấp các
sản phẩm và dịch vụ với chất lượng tốt nhất theo tiêu chuẩn quốc tế
đáp ứng nhu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức
tín dụng để tăng cường quản lý rủi ro và đảm bảo khả năng tiếp cận
tín dụng một cách công bằng đối với khách hàng vay.”
 Phát triển các cơ sở dữ liệu tín dụng khắp cả nước nhằm
đáp ứng cho các bên liên quan cả về chất lượng và số lượng.
Nâng cao chất lượng dữ liệu và tăng cường mức độ bao phủ
của dữ liệu
Phát triển hệ thống thu thập dữ liệu toàn diện
Phát triển hệ thống trao đổi thông tin với các tổ chức liên quan
Thiết lập cơ chế thông tin phản hồi từ NHNN/CQTTGSNH đến CIC
Nâng cao chất lượng thông tin
Tính chính xác về tình trạng vay

Tính chính xác về tình trạng pháp lý và đặc điểm của công ty
22


Tính xác thực của báo cáo tài chính
 Phát triển các sản phẩm và dịch vụ sẽ tăng cường năng lực
quản lý rủi ro của Ngân hàng Nhà nước cũng như của các TCTD.
Cung cấp các sản phẩm đa dạng và mở rộng các đối tượng sử dụng
Chấm điểm cho các khách vay cá nhân
 Báo cáo về khả năng vỡ nợ
 Phát triển cơ sở hạ tầng CNTT
 Phát triển nguồn nhân lực
3.1.2. Định hướng phát triển nghiệp vụ chấm điểm, xếp hạng tín
dụng khách hàng thể nhân từ 2015 đến 2020
- Xây dựng và hoàn thiện chương trình chấm điểm, xếp hạng tín
dụng khách hàng cá nhân theo hướng đi sâu vào nâng cao chất lượng
sản phẩm XHTD, đáp ứng được các yêu cầu về thông tin tham khảo
đối với các TCTD và của chính khách hàng.
- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chấm điểm, xếp hạng tín
dụng cá nhân hiện tại để có thể có được chuyên gia mạnh trong lĩnh
vực này.
- Quan tâm đẩy mạnh đầu ra của sản phẩm chấm điểm, xếp
hạng tín dụng khách hàng cá nhân, tăng cường tiếp cận khách hàng là
thể khác hàng cá nhân được xếp hạng để có thể dễ dàng thu thập các
thông tin từ phía khách hàng, giới thiệu và nâng cao uy tín của CIC
với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động chấm điểm, xếp hạng tín
dụng khách hàng thể nhân tại Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc
gia Việt Nam
23



×