GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI
VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM AM HẢI PHÒNG
3.1. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với
khách hàng cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Nam Am - Hải Phòng
3.1.1. Tăng cường vốn để mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động cho
vay đối với khách hàng cá nhân
Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại là nhận tiền gửi và cho vay,
chính vì thế quy mô và chất lượng tín dụng chịu ảnh hưởng rất lớn từ quy mô, kỳ
hạn và lãi suất nguồn vốn. Lượng vốn huy động được càng lớn thì khả năng đáp
ứng các khoản tín dụng trung và dài hạn càng cao. Trong quá trình hoạt động của
mình các Ngân hàng thương mại luôn tìm mọi cách để thu hút ngày càng nhiều vốn
từ các nguồn khác nhau, và chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Nam Am - Hải Phòng cũng không phải là một ngoại lệ. Hiện nay, nguồn vốn
cho vay của chi nhánh không phải là nhỏ, tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao nhất
trong hoạt động kinh doanh, chi nhánh cần có một cơ cấu nguồn hợp lý, chi phí
thấp, thị trường ổn định và vững chắc. Để thực hiện mục tiêu này, chi nhánh có thể
thực hiện những biện pháp nhằm đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, cải tiến
và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và có kế hoạch cụ thể nhằm thu hút
khách hàng đến với mình.
Nguồn vốn Ngân hàng có thể được huy động bằng nhiều hình thức khác nhau:
Huy động vốn từ dân cư là biện pháp cơ bản và lâu dài, mang lại sự tăng
trưởng nguồn ổn định và vững chắc. Vì thế chi nhánh cần nghiên cứu, triển khai
nhiều hình thức huy động đa dạng, phong phú về hình thức huy động như: các loại
hình tiết kiệm: tiết kiệm hưu trí, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm dự thưởng...Mở rộng
huy động vốn bằng USD. Bên cạnh việc phát triển các hình thức huy động, chi
nhánh cũng cần phải từng bước giúp người dân tiếp cận với các dịch vụ và sản
phẩm của mình như sản phẩm tiền gửi, sản phẩm thanh toán...., đồng thời hướng
dẫn họ sử dụng một cách thuận tiện và an toàn nhất, đặc biêt là đối với những
khách hàng thu nhập cao và ổn định. Để cho ra đời những sản phẩm tốt nhất phục
vụ khách hàng, Ngân hàng cần nghiên cứu khảo sát công nghệ Ngân hàng bán lẻ,
Ngân hàng điện tử...
Tăng cường nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế
Bên cạnh nguồn vốn huy động từ dân cư thì một nguồn khác cũng hết sức
quan trọng của ngân hàng trong việc thực hiện hoạt động tín dụng trung và dài hạn
là nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế, tài chính. Thông qua giao dịch với các
đối tác, bằng việc củng cố các mối quan hệ, chi nhánh có thể huy động được nguồn
vốn lớn, uy tín và chi phí đầu vào rẻ. Chi nhánh cũng cần chú trọng mở rộng hình
thức hoạt động, linh trong thời hạn và lãi suất, có những dịch vụ miễn phí hay chế
độ ưu ái với các đối tượng này.
Đẩy mạnh các hoạt động vay vốn từ các trung tâm điều hành và các Ngân
hàng khác. Tìm kiếm các nguồn tài trợ, uỷ thác của các chính phủ, các tổ chức phi
chính phủ các tổ chức kinh tế, khi họ muốn chuyển vốn để thực hiện các hoạt động
phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá... trong nước.
3.1.2. Mở rộng cho vay, nâng cao doanh số hoạt động cho vay đối với khách
hàng cá nhân
Hiện nay, khách hàng chủ yếu của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Nam Am - Hải Phòng là các cá nhân vay vốn sản xuất kinh doanh,
các hộ nông dân. Đối tượng này chiếm một tỉ lệ khá lớn. Tuy nhiên, cuộc sống của
người dân trên địa bàn ngày càng phát triển nên những nhu cầu về mua sắm, học
tập,... cũng ngày càng tăng lên. Chính vì vậy, việc mở rộng cho vay sẽ đáp ứng
được những nhu cầu này của người dân, đồng thời việc đa dạng hóa các hình thức
cho vay vừa mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, vừa nâng cao chất lượng của
hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân do phân tán được rủi ro. Để có thể
thực hiện được điều này, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Nam Am - Hải Phòng có thể áp dụng một số hình thức đa dạng hóa các hoạt
động cho vay đối với khách hàng cá nhân như:
- Cho vay tiêu dùng thông qua các khoản vay bằng thẻ tín dụng. Hiện tại dịch
vụ thẻ tại Ngân hàng chưa được chú trọng nhiều, loại hình thẻ cũng chưa phong
phú, chủ yếu mới chỉ có thẻ gửi tiền và rút tiền đơn thuần. Trong thời gian tới, khi
giao dịch không dùng tiền mặt ngày càng được khuyến khích thì chi nhánh nên
hướng tới các hoạt động cho vay qua thẻ tín dụng, cho vay theo hạn mức tín dụng.
- Đối với một số khoản vay để mua nhà, mua ôtô hay các khoản vay để trang
trải cho các khoản học phí của sinh viên, chi nhánh nên cân nhắc điều kiện của
khách hàng để áp dụng hình thức cho vay trả góp, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho
khách hàng.
Tuy nhiên, song song với việc đa dạng hóa các hình thức cho vay, chi nhánh
luôn phải chú trọng hiệu quả của các khoản vay. Bởi lẽ, nếu chỉ quan tâm mở rộng
các khoản vay mà quên việc nâng cao hiệu quả các khoản vay thì không những
không nâng được lợi nhuận mà ngược lại còn có thể gây nên những thiệt hại nặng
nề cho bản thân chi nhánh.
3.1.3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư
Bất kì một khoản vay nào của khách hàng muốn được Ngân hàng chấp nhận
thì đều phải trải qua một quá trình xem xét, thẩm định thật kĩ càng rồi mới quyết
định cho vay, lãi suất vay, thời hạn vay, phương thức thanh toán nợ vay...Quá trình
này có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng tín dụng. Để tăng hiệu quả của công
tác này, đảm bảo an toàn cho các khoản vay, trong khi xét duyệt cán bộ tín dụng
cần đặc biệt chú ý đến các điều kiện cơ bản sau:
- Coi trọng tính pháp lý của các chủ thể vay vốn
- Đánh giá chính xác năng lực sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính của
khách hàng, xem xét khả năng thực hiện dự án và hoàn trả tín dụng.
- Thẩm định các dự án đầu tư một cách chi tiết, đầy đủ. Nếu cần thiết, có thể
tư vấn cho khách hàng thay đổi một số thông số cho phù hợp.
Đối với chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Am -
Hải Phòng, công tác thẩm định cần phải được hoàn thiện và đổi mới ở một số khâu,
cụ thể như:
Tăng cường thu thập thông tin từ nhiều nguồn đảm bảo độ khách quan và
chính xác. Cán bộ Ngân hàng có thể thu thập thông tin từ những nguồn cơ bản như
từ hồ sơ giấy tờ của khách cung cấp; qua việc xem xét thực tế, ngoài ra có thể còn
thu thập từ các nguồn khác.
Xây dựng tính cụ thể trong công việc. Thẩm định dự án đầu tư là một
công việc khá phức tạp với nhiều công việc rất cụ thể liên quan đến nhiều ngành
nhiều lĩnh vực, điều đó đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải có khả năng vừa bao quát
công việc mặt khác cũng phải nắm khá chi tiết các thông tin, không thể xem xét
qua loa lấy lệ. Có như vậy mới có thể đánh giá một cách tổng thể, khách quan mọi
mặt của doanh nghiệp và dự án mà doanh nghiệp đưa ra. Đảm bảo cho cán bộ tín
dụng đi đến những quyết định đúng đắn nhất, đảm bảo lợi ích của cả hai phía.
Nâng cao trình độ thẩm định dự án của cán bộ tín dụng
Yếu tố nhân lực trong thẩm định dự án đầu tư là vô cùng quan trọng, nó đòi
hỏi người cán bộ không những vững vàng về chuyên môn mà con nhạy bén, năng
động và chính xác trong công việc. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Nam Am - Hải Phòng cần phải làm tốt hơn nữa công tác đào tạo
cán bộ trong Ngân hàng từ ban lãnh đạo tới nhân viên về trình độ và kiến thức
thẩm định dự án. Đánh giá cán bộ và chỉ ra những thiếu sót của họ một cách trung
thực, thẳng thắn. Đề nghị với Ngân hàng cấp trên mở các lớp đào tạo nâng cao
nghiệp vụ cho cán bộ của mình.
3.1.4. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát
Để nâng cao chất lượng tín dụng nói chung, hạn chế rủi ro một cách tối đa,
mỗi ngân hàng đều phải có phòng ban hay một nhóm người làm công tác kiểm tra,
kiểm soát các hoạt động của mình, phải tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát
nhằm phát hiện kịp thời những vi phạm và sai sót để có các biện pháp xử lý nhanh
chóng và hiệu quả. Để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng
cá nhân, chi nhánh cần phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm
soát trong hoạt động tín dụng theo các hướng sau:
Phòng quản trị rủi ro kết hợp cùng các phòng ban khác:
- Lập kế hoạch thực hiện phòng ngừa rủi ro, đánh giá mức độ an toàn trong
hoạt động tín dụng, rà soát các quyết định cho vay xem có sai sót và vi phạm gì
không.
- Giúp ban Giám đốc thực hiện công tác kiểm toán nội bộ theo đúng quy chế
kiểm toán nội bộ và giải quyết các đơn thư khiếu nại liên quan đến nghiệp vụ tín
dụng. Lập kế hoạch định kì hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy
trình nghiệp vụ, quy chế cho vay theo đúng quy định về pháp luật Ngân hàng và
quy định của Ngân hàng Nhà nước, điều lệ tổ chức và hoạt động, các quy định của
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Làm đầu mối phối hợp
với các đoàn thanh tra, cơ quan pháp luât, cơ quan kiểm toán đối với hoạt động của
chi nhánh
- Hoàn thiện, củng cố, tăng cường cán bộ có kinh nghiệm, có năng lực trong
công tác kiểm tra, kiểm soát.
- Kiến nghị, bổ sung, chỉnh sửa các văn bản quy định của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nếu phát hiện sơ hở, bất hợp lý, dẫn đến
không an toàn cho hoạt động của chi nhánh.
3.1.5 Tăng cường công tác quản lý nợ và xử lý nợ quá hạn