Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

KTra HH chương II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.18 KB, 2 trang )

ĐỀ KIỂM TRA
ĐỀ 1:
Phần I. Trắc nghiệm (mỗi câu 0,5 đ)
Câu 1: Cho 6 điểm phân biệt và không đồng phẳng A, B, C, D, E, F trong đó ba điểm A,
B, C thẳng hàng, ba điểm D, E, F thẳng hàng. Có bao nhiêu mặt phẳng phân biệt, mỗi
mặt trong chúng đi qua bốn trong 6 điểm đã cho?
A. Không có B. Có hai
C. Có bốn D. Có sáu
Câu 2: Cho 6 điểm phân biệt, trong đó không có bốn điểm nào đồng khẳng. Có bao
nhiêu đường thẳng phân biệt, mà mỗi đường đi qua 3 trong số 6 điểm đó?
A. Không có B. Có một
C. Có hai D. Có bốn
Câu 3: Cho hình tứ diện ABCD, I và J lần lượt là trọng tâm tam giác ABC và BCD.
Đường thẳng IJ cắt bao nhiêu đường thẳng trong số các đường thẳng đi qua hai đỉnh của
tứ diện?
A. Cắt một B. Không cắt đường thẳng nào
C.Cắt hai D. Cắt bốn
Câu 4: Cho hình tứ diện ABCD, I và J lần lượt là trọng tâm tam giác ABC và BCD.
Đường thẳng a đi qua I và song song với AJ. Trong số bốn mặt phẳng: (BCD), (ACD),
(ABD), (ABC) có bao nhiêu mặt phẳng cắt đường thẳng a?
A. Một B. Không C. Hai D. Bốn
Câu 5: Chi hình tứ diện ABCD. Một điểm M không nằm trên mỗi trong bốn mặt phẳng:
(BCD), (ACD), (ABD), (ABC). Có bao nhiêu đường thẳng đi qua M và song song với hai
trong số bốn mặt phẳng đó?
A. Không B. Có hai C. Có sáu D. Có bốn
Câu 6: Cho 3 mặt phẳng đôi một cắt nhau theo 3 giao tuyến phân biệt. Một điểm M
không nằm trên mỗi mặt phẳng đó. Có bao nhiêu đường thẳng đi qua M và song song
với cả 3 mặt phẳng đó.
A. Không có B. Có một
C. Có vô số D. Có một hoặc không có
Câu 7: Cho hình lăng trụ tam giác ABC. A’B’C’, với M, N, P lần lượt là trung điểm các


cạnh AB, AA’, B’C’. Cắt hình lăng trụ bởi mặt phẳng (MNP) thì thiết diện nhận được là:
A. Hình tam giác B. Hình ngũ giác
C. Hình thang D. Hình bình hành
Câu 8: Cho hình lăng trụ tam giác ABC, A’B’C’, G là trọng tâm tam giác ABC. Gọi a là
đường thẳng đi qua G, cắt cả hai đường thằng A’B’và CC’. khi đó:
A. Đường thẳng a đi qua trung điểm cạnh A’B’
B. Đường thẳng a đi qua A’
C. Đường thẳng a đi qua B’
D. Cả 3 khẳng đònh trên đều sai
Câu 9: Cho hình hộp ABCD. A’B’C’D’, M và N lần lượt là trung điểm các cạnh AB và
A’D’. Cắt hình hộp bởi mp (DMN) thì thiết diện là:
A. Hình tam giác B. Hình bình hành
C. Hình thang D. Hình ngũ giác
Câu 10: Cho hình hộp ABCD, A’B’C’D’. Có bao nhiêu đường thẳng đi qua A cắt mp
(A’BD) và mp(B’CD’) lần lượt tại 2 điểm E và F sao cho E là trung điểm EF?
A. Không có B. Có duy nhất một
C. Có không quá hai D. Có vô số
II. Tự luận: (5 đ)
Cho hình lăng trụ tam giác BBC. A’B’C’, G là trọng tâm tam giác ABC, I là tâm
của hình bình hành BCC’B’.
1) Chứng minh rằng hai đường thẳng AA’ và IG cắt nhau
2) Giả sử AA’ và IG cắt nhau tại J. Hãy so sánh độ dài hai đoạn thẳng AA’ và JA.
3) Gọi M là trung điểm cạnh A’B’. Chứng minh rằng đường thẳng IM song song
với mp (ACC’)
4) Hãy xác đònh giao tuyến của mp (IMG) và mp(AA’C’C)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×