Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Một số ảnh hưởng của chính sách đất nông nghiệp đến phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.71 KB, 48 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước đang phát triển, đi lên từ nông nghiệp nông thôn và
đang từng bước công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế của mình. Chính vì vậy,
ngành nông nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp
phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua các sản phẩm xuất khẩu và sự ổn định
về an ninh luơng thực trong nước và góp phần bảo tồn môi trường sinh thái trên thế
giới. Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, quyết định tính đa dạng,
quy mô và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Trong thời đại hiện nay, đất dành cho
nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp lại do sự gia tăng dân số, sự phát triển của
các ngành công nghiệp và yêu cầu mở rộng, tu bổ cơ sở hạ tầng cho đất nước. Chính
vì vậy việc quản lý và phân bổ sử dụng đất hiệu quả đang trở thành mục tiêu trọng
yếu của tất cả các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Chính vì thế, từ khi
giành được độc lập đến nay, chính sách đất đai luôn giữ một vị trí quan trọng trong
hệ thống chính sách của Đảng và nhà nước ta. Đặc biệt, nước ta còn có hơn 70% dân
số sống ở nông thôn nên chính sách đất đai còn mang ý nghĩa về chính trị xã hôi.
Cho đến trước những năm 1980, nông nghiệp Việt Nam ở trong thời kỳ bao
cấp và tập thể hóa. Hầu hết đất đai được sở hữu bởi tập thể (sử dụng trong các hợp
tác xã) và chỉ có khoảng 5% sở hữu bởi các hộ gia đình. Hệ thống sở hữu này dẫn
đến sự suy giảm trong sản xuất lúa gạo và gây ra thiếu hụt lương thực một cách
nghiêm trọng. Những chính sách mới kể từ năm 1981, đánh dấu bước chuyển hóa từ
cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, mang lại những hiệu quả đáng kể
cho nông nghiệp Việt Nam. Việt Nam không những ổn định an ninh lương thực mà
còn trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Bên cạnh những hiệu quả đáng kể, chính sách đất nông nghiệp vẫn còn nhiều
vấn đề cần phải xem xét một cách thấu đáo hơn. Đặc biệt là từ khi đổi mới quản lý
kinh tế đến nay, việc nhà nước can thiệp vào việc phân bổ và sử dụng đất nông
nghiệp cho phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều
lúng túng. Trên thực tế đã nảy sinh nhiều hiện tượng phức tạp ảnh hưởng đến năng
suất và sự phát triển của nền nông nghiệp như là nông dân mất đất, phản đối chính


sách đền bù giải phóng mặt bằng của nhà nước, thị trường quyền sử dụng đất hoạt
động không hiệu quả. Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã và đang nỗ lực đổi mới chính
Nguyễn Thị Cẩm Nhung Lớp Kinh tế nông nghiệp 48
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
sách đất nông nghiệp thông qua Luật đất đai năm 1993, Luật đất đai năm 2003,
nhưng cho đến nay chính sách đất đai vẫn còn nhiều nội dung cần phải hoàn thiện.
Từ những thực tiễn trên, chuyên đề “Một số ảnh hưởng của chính sách đất
nông nghiệp đến phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam” đưa ra những thông tin
về tài nguyên đất nông nghiệp, tổng hợp những nghiên cứu đánh giá những ảnh
hưởng và tồn tại của một số chính sách đất nông nghiệp đã được ban hành, từ đó nêu
ra một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện chính sách. Do hạn chế về thời gian và
bản thân đối tượng nghiên cứu trải rộng cả về không gian lẫn thời gian nên phương
pháp nghiên cứu chủ yếu của chuyên đề là tổng hợp tư liệu từ các công trình đã có về
lĩnh vực này kết hợp phân tích chính sách của Đảng và nhà nước trên lập trường phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tổng quan về nông nghiệp, đất đai và chính
sách đất đai ở Việt Nam. Tuy nhiên, nội dung chủ yếu vẫn là thực trạng của một số
chính sách đất đai từ khi đổi mới đến nay và ảnh hưởng cúa các chính sách đó đến
đời sống của nông dân và sự phát triển của nông nghiệp nông thôn Việt Nam từ đó
đưa ra những giải pháp kiến nghị chính sách.
Do hạn chế về thời gian và bản thân đối tượng nghiên cứu trải rộng cả về
không gian lẫn thời gian nên phương pháp nghiên cứu chủ yếu của chuyên đề là tổng
hợp tư liệu từ các công trình đã có về lĩnh vực này kết hợp phân tích chính sách của
Đảng và nhà nước trên lập trường phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa.
3. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của chuyên đề được thể hiện
trong ba phần.Phần I nêu tổng quan về nông nghiệp, tài nguyên đất đai và chính sách

đất đai ở Việt Nam. Phần II nêu ảnh hưởng của một số chính sách đất đai đến phát
triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam. Phần III đề xuất các quan điểm và giải pháp
tiếp tục đổi mới chính sách đất đai ở Việt Nam trong thời gian tới.
Nguyễn Thị Cẩm Nhung Lớp Kinh tế nông nghiệp 48
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NÔNG NGHIỆP, ĐẤT ĐAI VÀ
CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM
I. Một số khái niệm
1. Nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để
trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao
động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên vật liệu cho công
nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng
trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp và thủy
sản.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều
nước, đặc biệt trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển.
Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông nghiệp
thuộc dạng nào cũng rất quan trọng:
• Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra hạn chế chủ yếu phục vụ cho nhu cầu
của chính gia đình người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp sinh
nhai.
• Nông nghiệp chuyên sâu là lĩnh vực nông nghiệp được chuyên môn hóa trong
tất cả các khâu của quá trình sản xuất bao gồm sử dụng máy móc trong trồng trọt,
chăn nuôi hoặc trong chế biến sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có
đầu vào rất lớn bao gồm việc sử dụng các hóa chất tiêu diệt sâu bệnh và cỏ dại;
nghiên cứu lai tạo giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phầm đầu ra chủ yếu
phục vụ cho mục đích thương mại hay xuất khẩu. Đây chính là mục tiêu lâu dài cho

ngành nông nghiệp nước ta.
2. Đất đai
Đất theo nghĩa thông thường nhất là phần mỏng nằm trên bề mặt của Trái Đất
mà không bị nước bao phủ. Trong kinh tế học, đất bao gồm các tài nguyên có nguồn
Nguyễn Thị Cẩm Nhung Lớp Kinh tế nông nghiệp 48
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
gốc tự nhiên, chẳng hạn như vị trí địa lí của khu vực đất đai, các tài nguyên khoáng
sản dưới lòng đất, và thậm chí các thành phần của phổ điện tử. Trong kinh tế học cổ
điển, nó được coi là một trong các yếu tố sản xuất, các yếu tố khác như là tư bản và
sức lao động.
Vì đất không được sinh ra, thị trường đất đai phản ứng đối với việc đánh thuế
khác hẳn so với thị trường lao động và thị trường hàng hóa do con người sản xuất ra.
Thuế giá trị đất hoàn thiện một cách lý tưởng có thể không ảnh hưởng tới chi phí cơ
hội trong việc sử dụng đất, thay vì thế nó có thể làm giảm giá trị của quyền sở hữu
đất hợp pháp.
Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, Quỹ đất nông nghiệp
của Việt Nam không lớn, mức ruộng đất bình quân đầu người thấp, bị phân chia
manh mún v.v… Để nâng cao hiệu quả sử dụng ruộng đất cần phải tiến hành đánh
giá đất đai theo số lượng, chất lượng và các chính sách quản lý sử dụng đất đai một
cách có hiệu quả.
3. Chính sách đất đai
Có nhiều quan niệm về khái niệm “chính sách”. Một nghiên cứu của Đại học
Kinh tế Quốc dân cho rằng: “chính sách là hệ thống quan điểm, chủ trương, biện
pháp và quản lý được thể chế hóa bằng pháp luật của nhà nước để giái quyết các vấn
đề kinh tế xã hội của đất nước”. Theo từ điển giải thích thuật ngữ hành chính: “chính
sách là sách lược và kế hoạch cụ thể đạt được mục đích nhất định dựa và đường lối
chính trị chung và tình hình thực tế. Những quan niệm trên đề cập đến khái niệm
chính sách theo nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng cơ bản nhất thì phạm trù chính
sách phải làm rõ: nó là cái gì, ai là người tạo ra nó, nó tác động đến ai, đến cái gì. Và

từ đó có thể hiểu rằng: Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương
diện nào đó của chính phủ nó bao gồm các mục tiêu và chính phủ muốn đạt được và
cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển
toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội - môi trường.
Trên cơ sở quan niệm như vậy, chính sách đất đai trong nông nghiệp nông
thôn là tổng thể quan điểm, chủ trương, đường lối, phương pháp và công cụ mà nhà
nước sử dụng để tác động vào lĩnh vực đất nông nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu
mà nhà nước mong muốn.
II. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
Nguyễn Thị Cẩm Nhung Lớp Kinh tế nông nghiệp 48
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp. Nó
không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà là tổng hợp các ngành kinh tế - sinh
học – kĩ thuật. Hiểu theo nghĩa hẹp thì nông nghiệp bao gồm các ngành trồng trọt,
chăn nuôi và ngành dịch vụ trong nông nghiệp (dịch vụ cung cấp giống, dịch vụ tài
chính…). Hiểu theo nghĩa rộng thì nông nghiệp còn bao gồm những ngành nông
nghiệp đơn thuần, lâm nghiệp và thủy sản (thường được hiểu theo nghĩa rộng nông –
lâm – ngư)
Sản xuất nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con
người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt
hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Hiện tại cũng như trong
tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài
người, không ngành nào có thể thay thế được. Trên 40% số lao động trên thế giới
đang tham gia vào hoạt động nông nghiệp. Đảm bảo an ninh lương thực là mục tiêu
phấn đấu của mỗi quốc gia, góp phần ổn định chính trị, phát triển nền kinh tế.
1. Ngành nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho con người
Sản xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và ổn định
đời sống kinh tế xã hội của đất nước.Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản,

giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết các nước trên thế giới, nhất là
ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Ở Việt Nam hơn 70%
dân số sống bằng nghề nông nghiệp (theo số liệu của Tổng cục thống kê số lao động
làm trong ngành nông nghiệp và lâm nghiệp là 21,950.4 và ngành thủy sản là 1684.3
trên 4,4915.8 lao động đang làm việc tại thời điểm 1\7\2008- chiếm khoảng 52% số
lao động cả nước), đóng góp 326,505 tỷ đồng vào tống sản phẩm trong nước theo giá
thực tế năm 2008 (1,477,717 tỷ đồng).
2. Ngành nông nghiệp cung cấp yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu
vực đô thị
Theo xu hướng có tính quy luật của mọi quốc gia trong quá trình công nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước, nông nghiêp là nơi cung cấp các yếu tố đầu vào như lao
động và các nguyên vật liệu cho công nghiệp và thủ công nghiệp. Trong giai đoạn
đầu của công nghiệp hóa, phần lớn dân cư và lao động sống bằng nông nghiệp và tập
trung sinh sống chủ yếu tại nông thôn. Vì vậy, nông thôn là nơi dự trữ nguồn nhân
Nguyễn Thị Cẩm Nhung Lớp Kinh tế nông nghiệp 48
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
lực dồi dào cho đô thị và các ngành công nghiệp. Quá trình công nghiệp hóa hiện đại
hóa, đô thị hóa phát triển một mặt tạo ra nhu cầu lớn về lao động, mặt khác làm cho
năng suất lao động của nông nghiệp và lao động xã hội tăng nhanh. Lực lượng lao
động được giải phóng nhiều bổ sung cho công nghiệp và đô thị.
Nông nghiệp còn là ngành sản xuất là cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
đặc biệt là công nghiệp chế biến. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, sản phẩm
nông nghiệp của nước ta phải qua chế biến mới có thể cạnh tranh trên thị trường quốc
tế.
Nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh tế trong đó
có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu vào công nghiệp hóa. Vì đây là khu vực lớn
nhất xét về mặt lao động và sản phẩm quốc dân. Vốn được tạo ra từ nhiều nguồn như
tiết kiệm của nhân dân vào việc phát triển ngành phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp,
nguồn thu ngoại tệ thông qua xuất khẩu nông sản nhằm đáp ứng yêu cầu rất quan

trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
3. Nông nghiệp và nông thôn còn là thị trường tiêu thị sản phẩm rộng lớn của
công nghiệp và dịch vụ
Thị trường nông thôn nước ta rất rộng lớn chiếm tới 80% dân số cả nước,
nhưng còn đang ở dạng tiềm năng. Chính vì vậy mà sản phẩm công nghiệp bao gồm
tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất được tiêu thụ trước hết từ thị trường nông thôn.
Sự thay đổi trong cầu của khu vực nông nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức sản
xuất của khu vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thu
nhập cho dân cư nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm nhu
cầu về sản phẩm công nghiệp tăng, thúc đẩy công nghiệp phát triển, từng bước nâng
cao chất lượng sản phẩm của nông nghiệp và cạnh tranh với thế giới.
4. Nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của cong người ngày càng được nâng
cao thì nhu cầu về các sản phẩm thiết yếu cũng ngày càng tăng về số lượng và chất
lượng đặc biệt là các loại lương thực, thực phẩm. Nông nghiệp được coi là ngành
đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn. Các loại nông lâm thủy sản dễ ra nhập thị
trường quốc tế hơn là hàng công nghiệp. Vì thế ở các nước đang phát triển, nguồn
xuất khẩu để có ngoại tệ dựa vào nông nghiệp là chủ yếu. Xu hướng chung là các
nước trong quá trình công nghiệp hóa, ở giai đoạn đầu giá trị xuất khẩu nông lâm
Nguyễn Thị Cẩm Nhung Lớp Kinh tế nông nghiệp 48
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thủy sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu sau đó sẽ giảm dần do
sự phát triển của nền kinh tế.
Bảng 1. Tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp trên tổng
kim ngạch xuất khẩu của cả nước (tỷ USD)
Năm Kim ngạch XK nông nghiệp Kim ngạch XK cả nước
2005 5.8 30
2006 7.1 40
2007 11.5 72

2008 16 70
Nguồn: Tổng cục thống kê.
5. Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường
Một trong những mục tiêu cơ bản của phát triển kinh tế bền vững là đảm bảo
cân bằng ba yếu tố kinh tế - xã hội – môi trường. Các nhân tố tự nhiên là tiền đề cơ
bản ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp. Do đó, nông nghiệp và nông
thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển bền vững của môi trường vì sản
xuất nông nghiệp gắn liền trực tiếp với môi trường tự nhiên: đất đai, khí hậu, thời
tiết, thủy văn. Nông nghiệp sử dụng nhiều hóa chất như phân bón hóa học, thuốc trừ
sâu bệnh… làm ô nhiễm đất và nguồn nước. Dư lượng độc tố trong sản phẩm tăng
ảnh hưởng đến sức khỏe của cong người. Nếu rừng bị tàn phá, đất đai sẽ bị xói mòn,
thời tiết khí hậu, thủy văn thay đổi xấu sẽ đe dọa đời sống của con người. Quá trình
canh tác dễ gây ra xói mòn ở các triền dốc thuộc vùng đồi núi và khai hoang mở rộng
diện tích đất rừng… Vì thế, trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp cần tìm
những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường.
Nguyễn Thị Cẩm Nhung Lớp Kinh tế nông nghiệp 48
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
III. Vai trò và đặc điểm của tài nguyên đất đai
Tốc độ tăng trưởng và phát triển nông nghiệp trước hết phụ thuộc vào số
lượng và chất lượng các yếu tố nguồn lực được huy động vào sản xuất nông nghiệp.
Có rất nhiều yếu tố nguồn lực ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bao gồm nhóm
yếu tố về kinh tế xã hội và yếu tố tự nhiên như đất đai, khí hậu, thời tiết … trong đó
đất đai đóng vai trò tiên quyết, là cơ sở đầu tiên để tiến hành các hoạt động trồng trọt
chăn nuôi. Quỹ đất, tính chất đất và độ phì của đất có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu,
năng suất và sự phân bố cây trồng, vật nuôi. Đất nào, cây ấy. Kinh nghiệm dân gian
đã chỉ rõ vai trò của đất đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
Đất đai nói chung là cơ sở của tự nhiên có trước cả lao động và là điều kiện
của của lao động vì thế về mặt sở hữu nó đương nhiên là tài sản quốc gia và thuộc sở
hữu toàn dân, tham gia vào mọi quá trình sản xuất, trờ thành tư liệu sản xuất chung

của mọi ngành, tham gia vào mọi ngành.
Nguồn lực đất đai rất có hạn, trong điều kiện nước ta, mức diện tích tự nhiên
theo đầu người thấp hơn thế giới 6 lần (0,55ha/3,36ha) xếp vào hàng thứ 135, thuộc
nhóm các nước có bình quân đất đai thấp nhất thế giới. Trong đó bình quân đất nông
nghiệp nước ta đạt 0,1ha/người, bằng 1\3 mức bình quân thế giới. Đất tham gia và
sản xuất nông nghiệp được gọi là ruộng đất hay đất nông nghiệp, với tư cách không
chỉ là yếu tố sản xuất thông thường mà còn là yếu tố sản xuất tích cực và là tư liệu
sản xuất không thể thay thế được vì:
- Ruộng đất là sản phẩm của tự nhiên có trước lao động và là điều kiện của lao
động nhưng cũng là sản phẩm lao động của con người.
-Ruộng đất vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động và chính sự kết
hợp giữa đối tượng lao động và tư liệu lao động đã làm cho ruộng đất trở thành tư
liệu lao động chủ yếu không thể thay thế được. Nó vừa là địa bàn để bố trí sản xuất
vừa là nơi dự trữ và cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển cây trồng và vật
nuôi phát triển thông qua độ phì của đất.
Khác với các tư liệu sản xuất khác, ruộng đất – tư liệu sản xuất chủ yếu trong
nông nghiệp có những đặc điểm như sau:
- Ruộng đất vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động. Khi
con người khai phá đất để đưa vào sản xuất thì quá trình đó biến đất từ không tốt
Nguyễn Thị Cẩm Nhung Lớp Kinh tế nông nghiệp 48
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thành tốt, từ sản phẩm ít thành nhiều sản phẩm. Từ đó ruộng đất trở thành sản phẩm
của con người.
- Ruộng đất có giới hạn về mặt diện tích nhưng sức sản xuất là không có giới
hạn. Số lượng diện tích đất đưa vào sử dụng chỉ có giới hạn tuyệt đối và giới hạn
tương đối. Bởi không phải mọi loại đất đai đều được đưa vào sản xuất nông nghiệp.
Ở nước ta diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 28% tổng diện tích đất tự nhiên và
có xu hướng ngày càng giảm
- Ruộng đất có vị trí cố định và không đồng đều gắn với đặc điểm tự nhiên

kinh tế xã hội từng vùng, từng địa phương nên có chất lượng khác nhau ở mỗi nơi.
- Ruộng đất là tư liệu sản xuất không bị hao mòn và đào thải trong quá trình
sản xuất, nếu được sử dụng hợp lí thì càng ngày càng tốt lên. Các tư liệu sản xuất
khác trong quá trình sản xuất đều bị hao mòn và phải thau thế nhưng đất đai nếu biết
sử dụng hợp lí thì còn mang lại nhiều sản phẩm hơn. Tuy vậy sử dụng đất đai hợp lí
còn phụ thuộc nhiều yếu tố như trình độ tổ chức sản xuất, trình độ khoa học kĩ thuật
và các chính sách của chính phủ về ruộng đất.
IV. Tổng quan về chính sách đất đai ở Việt Nam
1. Khái niệm và đặc điểm của chính sách đất đai trong phát triển nông nghiệp
nông thôn
a. Khái niệm
Chính sách đất đai là một bộ phận trong hệ thống chính sách phát triển nông
nghiệp, nông thôn. Đất đai với những đặc điểm về nguồn gốc hình thành, về vai trò
trong các hoạt động kinh tế xã hội đòi hỏi những yêu cầu về sử dụng khác với những
yếu tố kinh tế khác. Từ những đặc điểm của yếu tố đất đai đã nêu trên đòi hỏi phải có
những chính sách can thiệp phù hợp với những quy luật vận động đất đai. Từ những
điểm cơ bản trên có thể hiểu chính sách đất đai trong nông nghiệp nông thôn là tổng
thể các biện pháp kinh tế và phi kinh tế của nhà nước tác động đến quá trình vận
động của đất đai và tạo các môi trường cho đất đai vận động nhằm khai thác đất đai
một cách hợp lí và có hiệu quả, gắn khai thác sử dụng với bảo vệ, nâng cao chất
lượng đất đai phục vụ cho sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp và phát triển kinh
tế nông thôn, với những điều kiện nhất định và trong những thời hạn nhất định.
Như vậy chính sách đất đai khác với các chính sách khác của nông nghiệp,
Nguyễn Thị Cẩm Nhung Lớp Kinh tế nông nghiệp 48
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nông thôn ở chỗ đối tượng mà nó tác động và mục đích của sự tác động đó. Không
thể hiểu đối tượng tác động của chính sách đất đai chỉ đơn thuần là đất đai mà phải
cụ thể và trực diện hơn là sự vận động của yếu tố đất đai trong quá trình tham gia vào
các hoạt động kinh tế xã hội. Sự vận động đó có quy luật nhất định, con nhừng muốn

sử dụng đất có hiệu quả phải tuân theo.
b. Đặc điểm:
Chính sách đất đai khác với những chính sách khác của nông nghiệp và nông
thôn do dối tượng mà nó tác động và mục đích của những tác động đó. Chính sách
đất đai trong nông nghiệp có ba đặc điểm lớn:
− Chính sách đất đai tác động đến một loại tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông
nghiệp là đất đai. Tài nguyên đất đai mang đặc trưng là có giới hạn, cố định theo
vùng, chịu ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết, khí hậu và có độ phì khác nhau. Vì vậy
chính sách đất nông nghiệp phải được thiết kế phù hợp với các đặc tính của các loại
đất theo từng vùng.
− Chính sách đất đai liên quan đến vấn đề nông dân, dân tộc và truyền thốnglịch
sử. Quan hệ đất đai đã có từ lâu đời và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau tùy
theo trình độ phát triển của từng quốc gia. Chính sách đất đai hiện đại phải hóa giải
các quan hệ ruộng đất sẵn có theo chế độ kinh tế - xã hội mà nhà nước xây dựng.
Đồng thời chính sách đất đai cũng liên quan đến thái độ chính trị, văn hóa của nông
dân và sự ủng hộ của họ đối với nhà nước.
− Chính sách đất đai liên quan đến đất đai với tư cách là hàng hóa đặc biệt. Bản
thân thị trường đất đai đã có đặc tính không hoàn hảo do nhiều nguyên nhân như
cung đất nhìn chung cố định, giá trị sử dụng đất không mất đi mà còn có thể tăng lên
nếu sử dụng và đầu tư đúng cách. Ở Việt Nam, chỉ có quyền sử dụng đất mới là hàng
hóa.
Tóm lại, chính sách đất đai trong nông nghiệp vừa mang tính chất đặc thù của
chính sách công tác động đến nguồn lực quan trọng nhất của sự sống và phát triển
đồng thời mang tính giai cấp chính trị và xã hội sâu sắc.
Nguyễn Thị Cẩm Nhung Lớp Kinh tế nông nghiệp 48
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2. Vai trò của chính sách đất đai
Ở Việt Nam, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp ( khoảng 20% diện
tích đất tự nhiên của cả nước). Trong những năm gần đây, do quá trình đô thị hóa, đất

nông nghiệp có xu hướng giảm trừ các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.
Bảng 2.Tình hình sử dụng đất từ 1996 -2005
Chỉ tiêu
Giai đoạn
1996 – 2000
Giai đoạn 2001
– 2005
Giai đoạn
2006 – 2010
( dự kiến)
1. Tổng số đất nông, lâm nghiệp chuyển
sang đất chuyên dùng và đất ở (hecta)
42.937,07 138.276,53 331.430
2. Diện tích một số loại đất (hecta)
- đất chuyên dùng tổng số 76.954,9 176.922,54
- đất ở 18.798,31 28.371,56
- đất nông nghiệp 2.3.732,5 199.236,47
- đất lâm nghiệp 782.946,99 1.350.160,59
Nguồn: Phòng tài nguyên đất – Cục quản lý công sản, H, 2006
Tình hình trên diễn ra trong khi quy mô dân số cả nước tiếp tục tăng, nhất là ở
khu vực nông nghiệp, nông thôn.Vì vậy đất nông nghiệp bình quân trên dân số nông
nghiệp đã ở mức thấp lại có xu hướng giảm ở tất cả các vùng tính trên phạm vi cả
nước. Trong giai đoạn 1996 – 2000 có hơn 42 nghìn ha đất nông nghiệp chuyển đổi
sang đất chuyên dụng và nhà ở, nhưng đến giai đoạn 2000 – 2005 con số đã lên tới
138 nghìn ha gấp 3 lần so với thời kỳ trước. Và con số ước tính tiếp tục tăng đến 331
nghìn ha. Đây là một tình trạng đáng báo động cho nông nghiệp nông thôn nước ta.
Bắt đầu từ thời kỳ trước Đổi mới, hầu hết đất nông nghiệp đều thuộc quyền sở
hữu của tập thể như hợp tác xã và các doanh nghiệp thuộc nhà nước. Chính sách đất
đai không hợp lí và chế độ bao cấp đã tách rời người nông dân ra khỏi ruộng đất và
kết quả là hiệu quả sử dụng đất rất thấp.

Chính sách đất đai luôn là trung tâm của hệ thống các chính sách phát triển
nông nghiệp, nông thôn. Một chính sách đất đai hợp lí có vai trò hết sức quan trọng
trong việc hoàn thiện các chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn khác. Cụ thể:
Nguyễn Thị Cẩm Nhung Lớp Kinh tế nông nghiệp 48
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
− Chính sách đất đai hợp lí sẽ tạo động lực để sử dụng đầy đủ, hợp lí và có hiệu
quả đất đai trong điều kiện đất đai bình quân đầu người thấp, chất lượng có xu hướng
giảm sút.
− Thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Hiện
nay, nông nghiệp nông thôn còn mang tính thuần nông, chăn nuôi chưa phát triển cân
đối với trồng trọt, nhiều tiềm năng chưa được khai thác, ngành công nghiệp và dịch
vụ phát triển chậm. Mục tiêu đặt ra đến năm 2010 tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm
xuống còn 15 – 16%, công nghiệp và xây dựng tăng lên 40 – 43%, dịch vụ tăng 40 –
41% GDP cả nước. Để đạt được mục tiêu trên cần giải quyết rất nhiều vấn đề, trong
đó sự đổi mới và hoàn thiện Luật đất đai và các chính sách về đất đai là một trong
những vấn đề cơ bản và cấp bách
− Chính sách đất đai có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển nền nông
nghiệp nước ta từ sản xuất nhỏ lẻ thành một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo
cơ chế thị trường. Trong quá trình chuyển đổi từ những năm gần đây, chính sách đất
đai của nước ta đã có những chuyển biến tích cực, đưa người nông dân quay về với
đất đai, yên tâm đầu tư, khai thác, bảo vệ và nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng
đất. Tuy vậy, hiện nay đất đai vẫn còn trong tình trạng hết sức manh mún và nhiều
nơi chưa được khai thác đầy đủ và hợp lí.
− Chính sách đất đai hợp lí là một trong những biện pháp chủ yếu và quan trọng
để giải quyết các vấn đề tranh chấp đất đai, tuy đã được hạn chế những vẫn còn xảy
ra ở nông thôn nước ta.
3. Sơ lược về lịch sử phát triển chính sách đất đai
a. Thời kì trước Đổi mới (trước Cách mạng tháng Tám đến 1992)
• Thời kì 1945 - 1981

Lịch sử Cách mạng giải phóng dân tộc và lịch sử phát triển kinh tế Việt Nam
có mối quan hệ chặt chẽ với những chính sách về đất đai. Những vấn đề mâu thuẫn,
tồn đọng về sở hữu đất đai, tiếp cận và quản lý đất đã diễn ra trong suốt thời kỳ
kháng chiến chống Pháp, chiến tranh chống Mỹ và thời kỳ sau độc lập 1975.
Trước Cách mạng tháng Tám, đất nông nghiệp chủ yếu chia thành hai loại
thuộc sở hữu công cộng và tư hữu. Từ hệ lụy của chế độ phong kiến, nông thôn Việt
Nam phân hóa thành hai tầng lớp địa chủ và nông dân. Địa chủ chiếm khoảng 2%
Nguyễn Thị Cẩm Nhung Lớp Kinh tế nông nghiệp 48
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tống dân số nhưng chiếm hữu trên 50% diện tích đất nông nghiệp trong khí đó 59%
hộ nông dân không có đất và phải đi làm thuê cho địa chủ.
Sau cách mạng tháng Tám 1945 cho đến khoảng 1952, chính phủ lâm thời đã
đưa ra những chính sách về ruộng đất như phân chia lại ruộng và giảm thuế cho nông
dân. Sau khi kết thúc chiến tranh với Pháp năm 1954, miền Bắc tiến hành cải cách
ruộng đất cơ bản với khẩu hiệu “người cày có ruộng”, công hữu hóa ruộng đất của
địa chủ chia lại cho những người không có hoặc có ít đất, đem lại lợi ích cho 73%
người dân ở nông thôn. Miền Bắc tiếp tục bước tiếp theo của cải cách ruộng đất với
sở hữu tập thể đất nông nghiệp dưới hình thức các hợp tác xã từng khâu (bậc thấp) và
hợp tác xã toàn phần (bậc cao). Từ năm 1961 - 1975 có khoảng 20.000 hợp tác xã bậc
cao ra đời với sự tham gia của 80% hộ nông dân. Ở miền Nam, chính phủ của chính
quyền Sài Gòn cũ thực hiện chương trình cải cách điền địa với khẩu hiệu “ruộng đất
về tay người cày” thông qua việc quản lý thuê đất, quy định mức hạn điền (1956) và
chương trình phân chia lại đất đai (1970) mang lại 1.3 triệu ha đất được chia cho hơn
1 triệu nông dân hoàn tất vào năm 1974.
Từ năm 1975, đất nước hoàn toàn giải phóng và chính phủ Việt Nam xúc tiến
quá trình tập thể hóa mở rộng trên quy mô cả nước. Thời kì này, Việt Nam phải chịu
hậu quả nặng nề từ chiến tranh kéo dài, thêm vào đó là hậu quả của những chính sách
trong thời kì kế hoạch hóa tập trung và thời kì kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Sản
xuất giảm do người dân thiếu động cơ làm việc, sản lượng tăng hàng năm kém

(khoảng 2%) cùng với tốc độ gia tăng dân số cao (2.2 – 2.35% / năm) làm cho đa số
dân cư trở nên đói nghèo và chính phủ phải nhập khẩu hơn 1 triệu tấn lương thực
trong suốt những năm sau chiến tranh.
Nguyễn Thị Cẩm Nhung Lớp Kinh tế nông nghiệp 48
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 3. Tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp và sản lượng một số cây trồng
chủ yếu (%)
Thời kì
Tổng sản lượng
nông nghiệp
Lúa Mía Đậu tương Chè Cà phê Cao su
1976-1980 2.0 -0.4 9.9 11.6 5.1 8.8 0.6
1981-1985 5.5 6.3 8.8 9.5 7.4 23.4 2.4
1986-1988 2.2 3.1 7.1 0.4 -0.4 29.0 -0.3
1989-1993 4.8 4.7 3.3 6.6 5.7 35.1 17.6
1994-1999 6.7 5.9 18.2 3.0 9.0 22.0 14.1
2000-2003 4.6 2.4 1.8 11.8 11.7 8.7 6.2
1981-1988 (TB) 4.5 4.6 5.3 6.5 5.0 28.9 1.9
1989-2003(TB ) 5.4 4.4 8.4 7.5 7.9 23.3 14.6
Với giá cố định năm 2004. Nguồn: niên giám thống kê 1999, 2000, 2001 và 2004
Nhìn từ số liệu bảng trên ta thấy rõ do những hậu quả nặng nề của chiến tranh
tổng sản lượng nông nghiệp tăng 2% nhưng mức tăng đáng kể lại ở các sản phẩm
công nghiệp như mía tăng 11.6%. Tốc độ tăng trưởng của cây lúa trong giai đoạn
1976 – 1980 là – 0.4 dẫn đến tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng kéo dài cho
đến cả những năm sau.
• Thời kì 1981 – 1988
Khởi đầu cho công cuộc chuyển đổi ở Việt Nam là Chỉ thị 100 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng hay còn gọi là Khoán 100 ra đời năm 1981 với mục đích là khoán
sản phẩm đến người lao động. Dưới chính sách Khoán 100, hợp tác xã giao đất cho

nhóm người lao động và họ chịu trách nhiệm ba khâu của sản xuất. Sản xuất dưới sự
quản lí của hợp tác xã, cuối vụ nông dân được trả thu nhập bằng thóc dựa trên sản
lượng sản xuất ra và ngày công tham gia ba khâu của quá trình sản xuất. Đất đai vẫn
thuộc sở hữu của nhà nước và chịu sự quản lí của hợp tác xã. Sự ra đời của Khoán
100 đã mang lại những chuyển biến đáng kể trong nền kinh tế. Cụ thể là sản xuất lúa
gạo tăng 6.3%/ năm trong thời kì 1981-1985. Tuy vậy đầu năm 1985, tốc độ tăng sản
xuất bắt đầu giảm còn 2.2%/ năm thời kì 1986-1988 và dẫn tới thiếu hụt lương thực
trên 21 tỉnh thành của miền Bắc. Ở miền Nam, mâu thuẫn cũng gia tăng trong khu
Nguyễn Thị Cẩm Nhung Lớp Kinh tế nông nghiệp 48
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
vực nông thôn đặc biệt là mối quan hệ đất đai trên sự “cào bằng” về phân chia và
điều chỉnh đất đai.
Chính từ những thực tiễn trên đòi hỏi một cải cách mới trong chính sách đất
đai. Nghị quyết 10 tháng 4 năm 1988 đã ra đời trong bối cảnh đó, được biết đến dưới
cái tên Khoán 10. Lần đầu tiên, hộ nông dân được coi như một đơn vị kinh tế tự chủ
và được giao quyền sử dụng đất trong khoảng từ 10-15 năm. Bắt đầu từ thời kì này,
tư liệu sản xuất được sở hữu cá thể và nông dân miền Nam được nhận lại đất đã từng
sở hữu trước năm 1975. Tuy vậy, Khoán 10 chưa giải quyết được các vấn đề về sở
hữu đất đai như thừa kế, mua bán và các hệ thống quản lí mà trước đây hợp tác xã
đảm nhân. Điều này tạo cơ sở cho Luật Đất đai ra đời năm 2003.
Như vậy chính sách đất đai giai đoạn 1981-1992 chủ yếu: Thể hiện tinh thần
đổi mới nhưng rất thận trọng, thực hiện từng bước chậm, chủ yếu là thăm dò và thí
điểm do những điều kiện khó khăn của đất nước vẫn còn những hậu quả nặng nề từ
sau chiến tranh. Những quy định đổi mới chủ yếu được điều chỉnh trong nông nghiệp
và các đơn vị hợp tác xã, đối với cá nhân chưa có những quyền lợi đảm bảo về quyền
sử dụng đất lâu dài của nông hộ và quyền quyết định nuôi trồng theo cá nhân mỗi hộ.
b. Thời kì sau đổi mới từ 1993 đến nay
Trước những kết quả khả quan của “Khoán 100” và “Khoán 10”, Hội nghị lần
thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VII ra Nghị quyết về Tiếp tục đổi mới và

phát triển kinh tế-xã hội nông thôn. Nghị quyết là cơ sở cho việc thông qua Luật Đất
đai, Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa IX ngày 14-
07- năm 1993. Luật Đất đai 1993 thực chất là thể chế hóa chính sách đất đai cho phù
hợp với yêu cầu kinh tế-xã hội đặt ra.
Như vậy, Luật Đất đai năm 1993 khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và
nguyên tắc giao đất sử dụng ổn định lâu dài cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân. Đồng
thời giao quyền sử dụng đất và kèm theo các quyền khác như: quyền chuyển đổi,
quyền thừa kế, quyền thế chấp, quyền cho thuê, quyền chuyển nhượng nhằm tăng
cường tính tự chủ và lợi ích kinh tế được đảm bảo về mặt pháp lý cho những người
sử dụng đất.
Tuy nhiên, kinh tế thị trường phát triển kéo theo các quan hệ xã hội trở nên
phức tạp hơn, nhu cầu sử dụng và mua bán quyền sử dụng đất (thực chất là mua bán
đất đai) trở nên thường xuyên đã làm phát sinh rất nhiều vấn đề mà Luật Đất đai năm
Nguyễn Thị Cẩm Nhung Lớp Kinh tế nông nghiệp 48
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1993 khó giải quyết. Vì thế, năm 1998 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật
Đất đai được ban hành và năm 2001 tiếp tục sửa đổi một số điều của Luật Đất đai.
Luật sửa đổi lần này là chú trọng đến khía cạnh kinh tế của đất đai và vai trò quản lý
nhà nước đối với đất đai. Điều đó được thể hiện bởi những qui định về khung giá các
loại đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tính giá trị tài sản khi giao đất hoặc khi nhà
nước bồi thường, qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất…
Năm 2003, Luật Đất đai lại tiếp tục sửa đổi cho phù hợp với nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa được ban hành và có hiệu lực ngày 01-07- 2004,
thể hiện trong Điều 61, 62, 63 của Luật Đất đai đã thừa nhận quyền sử dụng đất
trong thị trường bất động sản.
Như vậy, chính sách giai đoạn 1993 đến nay đã có những ưu điểm như quyền
sử dụng đất lâu dài của cá nhân đã được thừa nhận và đảm bảo thực hiện; đồng thời,
có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Bên cạnh đó vẫn còn có những

hạn chế như chính sách thiếu tầm chiến lược, không có khả năng dự báo dài hạn, thay
đổi thường xuyên thể hiện tính đối phó và xử lý tình huống.
Nguyễn Thị Cẩm Nhung Lớp Kinh tế nông nghiệp 48
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN II: ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI
ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VIỆT NAM
Việt Nam đã đạt được sự tiến bộ đáng kể trong việc giảm đói nghèo ở khu vực
nông thôn trong vòng 20 năm qua do mở rộng thị trường và cải cách ruộng đất trong
nông nghiệp, đi cùng với sự giảm đói nghèo là sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc
dân. Tuy nhiên, những vấn đề còn tồn tại là làm thế nào để gia tăng mức sống cơ bản
và phát triển toàn diện khi vực nông thôn. Hiện nay có rất nhiều mảnh ruộng nhỏ kém
năng suất bị cưỡng ép sử dụng, những mảnh ruộng này thường trong tình trạng manh
mún hoặc không liền kề với nhau, và có rất ít hoặc không có người dân muốn đầu tư
sức lao động và các yếu tố nguồn lực khác như máy móc công nghệ vào những mảnh
ruộng này. Số lượng người nông dân nghèo tăng lên do mất đất, đây chính là kết quả
của chính sách tích tụ ruộng đất tại khu vực nông thôn, “những người nông dân mất
đât” họ làm thuê cho những điền chủ hoặc chờ đợi lời hứa của chính phủ về nguồn
thu nhập phi nông nghiệp từ những dự án xây dựng khu công nghiệp mới tại địa
phương. Nông dân thiếu sự đào tạo đầy đủ để có thể nắm bắt những cơ hội từ những
việc phi nông nghiệp và có ít cơ hội tiếp cận để ủng hộ những chính sách và chương
trình của chính phủ. Chính điều đó làm cho những mảnh ruộng của các nông hộ
nghèo đối mặt với những rủi ro đáng kể từ những dao động bất thường từ những
hàng hóa thông thường, giá cả của yếu tố đầu vào, thay đổi giới hạn của thương mại
trong nông nghiệp. Những người nông dân có năng lực và đầu óc kinh doanh cũng e
ngại đầu tư vào làm ăn trên những mảnh ruộng manh mún vì không chắc chắn vào sự
thay đổi của luật Đất đai về giới hạn và thời hạn sử dụng đất, quyền sử dụng đất một
trong những rào cản ngăn cản họ tiếp cận với tín dụng ngân hàng và kêu gọi đầu tư.
I. Chính sách phân chia đất và tích tụ đất đai
Luật Đất đai năm 1993 ra đời đã giải quyết hầu hết những khó khăn còn tồn

đọng của thời kì Khoán 10, nông dân được giao đất lâu dài với năm quyền: chuyển
nhượng, trao đổi, cho thuê, thừa kế và thế chấp. Nguyên tắc quan trọng nhất của việc
giao đất là sự công bằng, chính vì vậy mỗi hộ được giao nhiều mảnh với chất lượng
khác nhau ở những khu vực khác nhau gây ra tình trạng manh mún đất đai. Manh
mún đất đai nghĩa là một hộ canh tác từ hai thửa đất riêng lẻ trở lên. Đây là một đặc
Nguyễn Thị Cẩm Nhung Lớp Kinh tế nông nghiệp 48
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
điểm của của nông nghiệp ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, đặc biệt
ở các tỉnh phía Bắc. Manh mún đất đai được xem như một rào cản của quá trình sản
xuất nông nghiệp nên nước ta cũng đang có những biện pháp, chính sách khuyến
khích tập trung đất đai.
Sau cải cách, ở Việt Nam ước tính có khoảng 75 đến 100 triệu thửa đất, trung
bình mỗi hộ có từ 7 đến8 thửa và khoảng 10% số thửa ruộng có diện tích khoảng
100m2 hoặc ít hơn. Tình trang manh mún đất đai diễn ra phổ biến nhất ở Đồng bằng
sông Hồng với 90% hộ gia đình có diện tích đất nông nghiệp từ 0.2-0.5ha trong khi
đó tại đồng bằng sông Cửu Long các hộ nông nghiệp có diện tích đất lớn hơn. (bảng
4)
Nguyễn Thị Cẩm Nhung Lớp Kinh tế nông nghiệp 48
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguồn: Epprecht, M. and Robison, T.P.(Eds) 2007.
Nguyễn Thị Cẩm Nhung Lớp Kinh tế nông nghiệp 48
19
Bảng 4. Diện tích trung bình của hộ nông nghiệp (ha).
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyên nhân gây ra tình trạng manh mún đất đai ở Việt Nam
Luật Đất đai năm 1993 ra đời đã giải quyết hầu hết những khó khăn còn tồn
đọng của thời kì Khoán 10, nông dân được giao đất lâu dài với năm quyền: chuyển
nhượng, trao đổi, cho thuê, thừa kế và thế chấp. Nguyên tắc quan trọng nhất của việc

giao đất là sự công bằng, chính vì vậy mỗi hộ được giao nhiều mảnh với chất lượng
khác nhau ở những khu vực khác nhau gây ra tình trạng manh mún đất đai.
Một nguyên nhân nữa đó là do sự biến động của thị trường đất đai và ảnh
hưởng của những điều chỉnh của Chính phủ liên quan đến thị trường giao dịch đất.
Thị trường trao đổi quyền sử dụng đất ở Việt Nam rất phức tạp và vẫn chưa được
phát triển hoàn thiện. Nông dân nếu muốn sử dụng đất của họ để vay vốn ngân hàng
hoặc thực hiện những giao dịch khác đòi hỏi phải có xác nhận của chính quyền địa
phương mới được hoàn thành. Mặt khác hệ thống hành chính của nước ta tương đối
phức tạp rườm rà gây nên tâm lý e ngại cho người nông dân khiến họ không muốn sử
dụng các quyền hạn của mình khi được giao đất (quyền chuyển nhượng, trao đổi, cho
thuê, thừa kế và thế chấp).
Manh mún đất đai có thể từ chính những người nông dân khi họ cảm thấy việc
manh mún đem lại lợi ích cho họ. Nông dân có thể lựa chon mức độ manh mún mà
theo họ đó là mức độ có lợi nhất. Với tình trạng manh mún đất đai, có thể giảm thiểu
hoặc san bằng những rủi ro do thời tiết gây ra, và biến động của sản lượng sẽ giảm.
Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ nên nhìn chung lao động ở miền Bắc
thường ở trong tình trạng dư thừa. Tuy nhiên vào những lúc chính vụ nhu cầu lao
động đột nhiên tăng cao và nhờ tình trạng manh mún nông dân có thể sử dụng lao
động thời vụ hiệu quả hơn và giảm thiểu căng thẳng khi chính vụ bằng cách đa dạng
hóa cây trồng trên những mảnh ruộng khác nhau.
Với quyền chuyển nhượng và thừa kế người nông dân có thể dễ dàng chuyển
một phần ruộng đất cho con cái của họ hoặc bán một phần đi. Mặc dù vậy, cũng có
một nguyên nhân nữa là do phí để thực hiện chuyển nhượng quá cao nên nông dân
không muốn tiến hành dồn điền đổi thửa để hạn chế sự manh mún của đất đai.
Hạn chế của manh mún đất đai
Quá nhiều hộ sản xuất có quy mô các thửa đất quá nhỏ đã cản trở quá trình tổ
chức nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và hiệu quả.
Nguyễn Thị Cẩm Nhung Lớp Kinh tế nông nghiệp 48
20

×