Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tạo hứng thú học tập cho học sinh qua một số trò chơi trên lớp bộ môn tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.22 KB, 4 trang )

CHUYÊN ĐỀ
TẠO SỰ HỨNG THÚ TRONG HỌC TẬP CHO HỌC SINH QUA MỘT SỐ TRÒ
CHƠI NGÔN NGỮ TRÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS – BTCX TRÀ DON
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. Cơ sở khoa học.
Thực hiện nghị quyết số 40/2000/QH 10 ngày 9/12/2001 của QH về đổi mới chương
trình giáo dục phổ thông và bắt đầu từ năm học 2008 – 2009 Bộ GD & ĐT có kế hoạch
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dạy và học. Điều đó đòi hỏi
giáo viên phải có sự hiểu biết về tin học và cách ứng dụng nó vào trong giảng dạy sao
cho có hiệu quả, nhất là các em người địa phương khi lần đầu tiếp cận với cách giảng
dạy khá mới mẽ này nhất là môn Tiếng Anh. Đó là vấn đề cần suy nghĩ của tất cả giáo
viên.
Như chúng ta đã biết, Tiếng Anh với tư cách là môn tiếng nước ngoài (foreign
language) là môn văn hoá cơ bản, bắt buộc trong chương trình giao dục phổ thông.
Tiếng Anh ở trường phổ thông cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp mới để tiếp
thu những tri thức khoa học kĩ thuật tiên tiến tìm hiểu các nền văn hoá đa dạng và
phong phú trên thế giới, dễ dàng hội nhập với cộng đồng quốc tế. Hơn nữa môn Tiến
Anh ở trường phổ thông còn góp phần phát triển tư duy (trước hết là tư duy ngôn ngữ)
và hỗ trợ cho việc dạy học Tiếng Việt. Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục
khác, môn Tiếng Anh góp phần hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, giúp
cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở trường phổ thông. Hiện nay, Tiếng
Anh là phương tiện giao tiếp được nhiều người biết đến và sử dụng thông thạo nhưng
không phải bất kì người nào củng có thể sử dụng nó một cách dể dàng. Để sử dụng nó,
đòi hỏi chúng ta phải tuân theo một số phương pháp chung, mà đặc biệt là trong việc
dạy – học ngoại ngữ và mỗi người cần có phương pháp riêng nào đó để việc dạy và học
Tiếng Anh trở nên dễ dàng hơn và có hiệu qủa tốt nhất.
II. Cơ sở thực tiễn
Trường THCS – BTCX Trà Don nói riêng và các các Trường THCS nằm trên địa bàn
huện Nam Trà My nói chung, đa số học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Do
đời sống kinh tế gia đình và điều kiện học tập của con em ở cấp Tiểu học gặp rất nhiều
khó khăn nên học sinh lên lớp 6 mà vẫn chưa sử dụng thành thạo tiếng phổ thông. Vì


vậy, việc nhận thức về vai trò và tầm quan trọng củ việc học Tiếng Anh của học sinh
chưa cao. Vấn đề tiếp cận và chất lượng học tập môn Tiếng Anh trở thành vấn đề được
quan tâm.
Chúng ta đều biết rằng, Tiếng Anh là một môn học quan trọng bắt buộc ở hầu hết các
trường trung học, tuy nhiên chúng ta không phủ nhận rằng Tiếng Anh là môn học khó
đòi hỏi người học phải có động cơ, niềm đam mê và sự hứng thú mới có thể tiếp thu và
học tập tốt được. Vậy động cơ, niềm đam mê và sự hứng thú ở đâu mà có? Vai trò của
người học (ở đây là học sinh) đóng vai trò quyết định nhưng ta không thể không nhắc
đến vai trò cực kỳ quan trọng của của giáo viên ngoại ngữ. Là người truyền đạt, điều
khiển lớp học và tạo sự hứng ths cho học sinh. Để quản lý tổ chức điều khiển mọi sinh
hoạt, hoạt động của lớp, giáo viên càn phải có năng lực chuyên môn tốt, có kinh


nghiệm làm công tác giáo dục, quản lý học sinh, có tinh thần trách nhiệm nhiệt tình
trong công tác và có uy tín đối với học sinh và tập thể hội đồng sư phạm. Để hướng học
sinh nâng cao phát triển toàn diện năng lực toàn diện,. Sau đây tôi xin đi sâu vào
chuyên đề: “Tạo sự hứng ths trong học tập cho học sinh qua một số trò chơi ngôn ngữ
trên lớp ở trường THCS – BTCX Trà Don”
Chuyên đề đề cập đến hình thức tổ chức dạy học mang tính thiết thực nhất về PPDH
môn Tiếng Anh và một tiết dạy minh hoạ cho phương pháp dạy học này. Chúng tôi
không có tham vọng đây sẽ là phương pháp tối ưu triệt để mà thông qua chuyên đề này,
các giáo viên bộ môn Tiếng Anh sẻ thảo, luận trao đổi và tìm ra phương pháp phù hợp
để vận dụng vào việc tổ chức dạy học trên lớp của mình ngày càng hiệu quả hơn.
Chúng tôi hy vọng và tin tưởng chuyên đề sẻ trở thành tài liệu tham khảo tốt cho các
bạn đồng nghiệp và những ai quan tâm đến giáo dục huyện nhà.
B. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG THCS- BTCX
TRÀ DON
I. Giáo viên
1. Thuận lợi
- Hầu hết giáo viên đều đạt trình độ chuẩn, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, có tinh thần

trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục.
- Thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn ngiệp vụ và không ngừng học tập để
nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.s
- Giáo viên ó điều kiện tiếp xúc, gần gũi với học sinh nên có nhiều cơ hội tìm hiểu tâm
tư nguyện vọng và nhu cầu học sinh trong việc học môn Tiếng Anh
2. Khó khăn
- Phương pháp dạy học chưa thiết thực và chư phù hợp với đối tượng học sinh, còn
nặng về hình thức và mang tính rập khuôn. Giáo viên còn tâm lý ngại vận dụng nhiều
phương pháp tích cực và chưa kết hợp hài hoà giữa các phương pháp với nhau.
- Giáo viên còn nặng thuyết minh, diễn giảng; nhưng thuyết minh các vấn đề còn lúng
túng...
- Nêu vấn đề giải quyết vấn đề chưa rõ ràng.
- Giáo viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Giáo viên đã có
kinh nghiệm thì lại không có điều kiện đầu tư, học hỏi thêm kinh nghiệm của đồng
nghiệp để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
- Giáo viên gạp nhiều khó khăn trong công tác giảng dạy như dạy trái môn, lương thấp
(đối với giáo viên hợp đồng)
II. Học sinh
1. Thuận lợi
2. Khó khăn
- 100% học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số, nhiều em chưa đọc thông viết
thạo tiêng phổ thông (Kinh) ở khối lớp 6 đầu cấp. Vì vậy việc tiếp thu Tiếng Anh qua
Tiếng Việt hết sức hạn chế.
VD: Khi học Tiếng Anh học sinh nhất định sẽ gặp những từ và cấu trúc mới, sự khác
nhau về chữ viết và cách phát âm.


- Trong cách đọc và cách phát âm, học sinh tiếp thu các mẩu phát âm chưa thật chính
xác.
●Học sinh chưa phát âm được một số âm, đặc biệt một số âm không có trong Tiếng

Việt
VD: Âm /z/ trong từ zoo
Âm /w/ trong từ worry
●Học sinh không phát âm hoặc nuốt phụ âm cuối của từ:
VD: Âm /k/ trong từ week /wi:k/
Âm /t/ trong từ short / sә: t/
Âm /f/ trong từ beef / bi:f/
●Học sinh nhầm giữa các nguyên âm ngắn và dài
VD: /i/ ngắn, /i:/ dài
Big /bis/
Pice /pi: s/
●Phát âm từ Tiếng Anh giống như từ Tiếng Việt
VD: Từ go /go/
- vacation /vei’kei n/
- kilo /’ki lә/
- Học sinh hầu như chưa thuộc và nắm vững cấu trúc những từ và cấu trúc ngữ pháp đã
học vì vậy mà gặp khó khăn trong quá trình tiếp thu bài mới
VD: Ở lớp 6
Unit 2: C1 đã học từ Teacher (giáo viên)
Unit 3: C1 lặp lại từ Teacher (giáo viên) nhưng học sinh không hiểu nghĩa của từ.
Unit 2: C1 đã học cấu trúc This is/ That is.
Unit 4: A1 gặp lại cấu trúc này học sinh vẫn không nắm được cấu trúc để vận
dụng.
- Đa số học sinh chưa mạnh dan trình bày ý kiến và bảo vệ ý kiến của mình, chưa tích
cực trong việc làm việc theo hình thức cá nhân, theo nhóm...
III. Sách giáo khoa
1.Thuận lợi
- Sách giáo khoa Tiếng Anh THCS từ lớp 6 đến lớp 9 được biên soạn theo quan điểm
chủ điểm. Các chủ điểm được lựa chọn phù hợp với khả năng, nhận thức, tâm lí lứa
tuổi củng như nhu cầu sử dụng Tiếng Anh của học sinh. Các chủ điểm được phát triển

thành chủ đề cụ thể, liên tục tái sử dụng và mở rộng tạo điều kiện cho học sin luôn củng
cố và phát triển những nội dung và kĩ năng ngôn ngữ đã học.
VD: Lớp 6 chủ điểm 1: Personal information, lớp 7,8,9 cũng lặp lại chủ điểm này ở
phần chủ điểm thứ nhất nhưng ở mức độ cao hơn, khó hơn.
- Từ vựng trong bộ sách được giới thiệu một cách tự nhiên theo các chủ đề nhằm đạt
được mức độ ngữ cảnh cao, giúp học sinh dể tiếp thu và nhớ lâu.
- Các bài luyện tập từ vựng luôn được phối hợp với các bài tập ngữ pháp và thông qua
4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.


- Các bài tập và hoạt động trên lớp nhăm giúp các em tích luỹ được nhiều kiến thức đã
có để diễn đạt các mặt khác nhau trong đời sông của mình.
VD: Lớp 9: Unit 5 học về phương tiện truyền thông (The media) học sinh áp dụng vào
trong cuộc sống: reading newspaper, listen to radio, watching tv....
2.Khó khăn
- Phần giới thiệu ngữ liệu hoặc nội dung chính quá nhiều và phong phú, đa dạng làm
cho học sinh chưa bắt kịp
VD: Nội dung chính của chủ điểm mới thường được thực hiện thông qua các hoạt
động: Nghe- nhắc lại( Listen and repeat), nghe- đọc (Listen and read), đọc (read) dưới
hình thức một bài hội thoại, một bàs đọc hay một tình huống được minh hoạ bằng tranh
phối hợp với một số từ vựng có



×