Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Hoàn thiện công tác kế toán tại công ty cổ phần may 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.21 KB, 43 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn 10 năm chuyển đổi cơ chế quản lý, thực hiện công cuộc đổi mới
của Đảng, nền kinh tế đã đạt được những thành tựu to lớn. Hoà nhịp với sự phát
triển mãnh mẽ của các ngành kinh tế khác, ngành công nghiệp Dệt-May đã có những
tiến bộ vượt bậc, nhanh chóng trở thành ngành sản xuất mũi nhọn, thu hút được công
nhân nhất, có giá trị xuất khẩu cao đã góp một phần đáng kể cho nên kinh tế quôc gia.
Trong thành quả chung của ngành có sự đóng góp nhỏ bé của Công ty cổ phần may
10, là một công ty được chuyển đổi từ một doanh nghiệp Nhà nước thuộc công ty
Dệt- May Việt Nam tháng 1/2005. Hiện nay Công ty cổ phần May 10 là một trong
những doanh nghiệp đứng đầu của ngành Dệt-May Việt Nam, sản xuất tăng nhanh,
nộp Ngân sách Nhà nước luôn vượt chỉ tiêu hàng năm.
Được sự giúp đỡ của chú bác, anh chị trong công ty cùng thầy giáo hướng
dẫn- Ths. Trương Anh Dũng em đã hoàn thành báo cáo thực tập giai đoạn một. Bài
báo cáo của em gồm ba phần:
Phần 1: Tổng quan về Công ty cổ phần may 10
Phần 2: Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần may 10
Phần 3: Đánh giá khái quát về công tác kế toán tại Công ty cổ phần may 10
Do thời gian có hạn và sự hiểu biết còn hạn chế nên trong bản báo cáo này em
không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong thầy giúp đỡ và chỉ bảo cho em
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 3/3/2009
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Phượng
1
PHẦN I :TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN MAY 10
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cô phần May 10
• Tên công ty : Công ty cổ phần May 10
• Tên giao dịch quốc tế : Garment 10 Joint Stocks Company.
• Tên viết tắt : GARCO 10
• Trụ sở chính : 25 phường Sài Đồng – Quận Long Biên - Hà Nội


• Điện thoại: 04.38276923 - 38276396
• Fax: 04.38276925
• Email:
Website:
• Tổng giám đốc: Nguyễn Thị Thanh Huyền – 0913233024
• Cơ cấu vốn góp :
 Tập đoàn dệt may Việt Nam : 51 %
 Các cổ đông khác : 49 %
• Cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước : Tập đoàn
dệt may Việt Nam- VINATEX.
• Vốn điều lệ : 54.000.000.000 đồng.
Từ một xưởng may quân trang (X10) thuộc ngành quân nhu được thành lập
tại các chiến khu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp để phục vụ công cuộc giải
phóng đất nước, bước sang giai đoạn xây dựng kinh tế trong thời bình, năm 1993
theo quyết định số 216 của Bộ Công Nghiệp , Xưởng May 10 được chuyển thành
công ty May 10 ,được cấp giấy chứng nhận kinh doanh số 106286 ngày 7/4/1993
và được Nhà nước giao làm hàng may gia công xuất khẩu.
Tháng 1 năm 2005, công ty May 10 được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà
nước thành công ty cổ phần May 10 thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam theo
quyết định số 105/2004/QĐ-BCN ngày 02/10/2004 của Bộ Công Nghiệp với số
vốn điều lệ ban đầu là 54 tỷ đồng và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
2
doanh lần đầu số 0103006688 và thay đổi đăng ký kinh doanh lần 3 vào
24/12/2007.
Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, Công Ty Cổ Phần May 10 đã
trở thành một trong những công ty hang đầu trong chuyên ngành may mặc, luôn
đạt những thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất và Công ty đã được Nhà
nước Việt Nam tặng những phần thưởng cao quý như: Anh hùng Lực lượng vũ
trang Nhân dân (năm 2005), Anh hùng lao động,…và nhiều Huân chương các loại
khác.

Công ty cũng đã đạt được nhiều giải thưởng :Giải thưởng Chất lượng Việt
Nam, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái Bình Dương, và Công ty May 10 là
một trong số những doanh nghiệp đầu tiên của Tổng Công ty Dệt may Việt Nam
đã nghiên cứu và áp dụng mã số mã vạch trong quản lý, kinh doanh từ năm 2000.
1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty cổ phần May 10 là một doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần
hoá,có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập, chuyên sản xuất và kinh doanh
hàng may mặc phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra thị
trường quốc tế.
1.2.1 Các ngành nghề kinh doanh của công ty
+ Sản xuất kinh doanh các loại quần áo thời trang và nguyên phụ liệu
ngành may.
+ Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp thực phẩm
và công nghiệp tiêu dùng khác.
+ Kinh doanh văn phòng, bất động sản, nhà ở cho công nhân.
+ Đào tạo nghề.
+ Xuât nhập khẩu trực tiếp.
+ Giáo dục mầm non, chăm sóc và nuôi dạy trẻ,…
+ Sản xuất và mua bán nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng vật
liệu,hoá chất, thuốc nhuộm và các sản phẩm cuối cùng của ngành dệt, may.
+ Sản xuất, mua bán nguyên vật liệu bông xơ, nguyên phụ liệu, bao bì
cho sản xuất và chế biến bông, dịch vụ kỹ thuật
3
+ Xuất nhập khẩu và kinh doanh : hàng dệt may, thiết bị phụ tùng
ngành dệt may; phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm,…
1.2.2 Các sản phẩm chủ yếu của công ty
Là các sản phẩm hàng may mặc như : sơ mi nam, nữ; bộ trang phục tuổi
teen; fashion week thu đông; veston nam;váy;quần nam;quẩn nữ; veston
nữ,jacket.Trong đó Sơmi và Veston là hai sản phẩm mũi nhọn của Công ty CP
May 10 đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Kết quả một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của
công ty trong mấy năm trở lại đây
STT Chỉ tiêu Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
So sánh
2007/2006
Giá trị %
1 Kim ngạch xuất khẩu
(Nghìn USD)
97,63
2
99,25
4
1,622 1.66
2 Sản lượng sản xuất
(SP)
15,35
8
18,12
5
2,767 18.02
3 Tổng số lao động
(Người)
7,632 8,542 910 11.92
4 Thu nhập bình quân
(Tr.đồng/người/tháng)

1,520 1,632 176 12.09
4
5
1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý và phân cấp quản lý tại công ty cổ phần
May 10
1.3.1 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty
Bộ máy quản lý của công ty May 10 được tổ chức theo kiểu trực tuyến-
chức năng. Nhờ đó hoạt động quản lý được gọn nhẹ, hợp lý, và có hiệu quả hơn.
Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty cổ phần may 10 (phụ lục)
• Cấp quản trị bao gồm: Hội đồng quản trị, ban Giám đốc
 Hội đồng quản trị
Về nhiệm vụ:
• Đề ra các chiến lược, kế hoạch phát triển, kế hoạch kinh doanh
• Giám sát, chỉ đạo ban điều hành trong công việc điều hành hàng ngày
Về Quyền hạn:
• Quyết định các phương án đầu tư và dự án đầu tư quy mô lớn vượt quá
thẩm quyền của ban điều hành
• Bổ nhiễm, miễn nhiệm, chấm dứt hợp đồng với ban điều hành và các
cấp quản lý khác
• Quyết định giải pháp phát triển thị trường, việc mở các văn phòng đại diện
• Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty
 Ban Giám đốc: bao gồm Tổng giám đốc, 2 phó tổng giám đốc, 1
giám đốc điều hành
 Tổng giám đốc: là người điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước
công ty và pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
 Phó tổng giám đốc: là người giúp việc cho Tổng giám đốc đồng thời
được tổng giám đốc uỷ quyển giải quyết công việc khi đi vắng; v à đi ều điều hành
ở khối khu v ực
 Phó tổng giám đốc 1 : chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về điều
hành hoạt động của các phòng ban như phòng kỹ thuật, phòng cơ điện, ban đầu tư

phát triển và ban thiết kế thời trang
 Phó tổng giám đốc 2 : chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc v ề các
hoạt động của các phòng ban như Phòng QA, ban nghiên cứu tổ chức sản xuất,
6
trường công nhân kỹ thuật may và thời trang và 11 xí nghiệp sản xuất và 2 cơ sở
liên doanh
 Giám đốc điều hành :chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về hoạt
động của các phòng ban như phòng kế hoạch, phòng kho vận, ban Y tế môi
trường và lao động và các xí nghiệp dịch vụ
• Các phòng ban chức năng
 Phòng kinh doanh : chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường, nghiên
cứu sản phẩm, xây dựng chiến lược Marketing nhằm chiếm lĩnh thị trường ; điều
hành, giám sát, tổ chức công tác cung cấp vật tư theo yêu cầu của sản xuất; tổ chức
tiêu thụ sản phẩm;xây dựng và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch sản xuất của công
ty
 Phòng kế hoạch xuất khẩu : làm nhiệm vụ giao dịch, đàm phán, ký
kết hợp đồng đối ngoại, dự thảo hợp đồng, tổ chức thực hiện các hợp đồng đã
ký.Bộ phận này trực tiếp phiên dịch ghi nội dung các buổi đàm thoại làm thủ tục
nhập hang, hoàn chỉnh chứng từ trong thanh toán quốc tế theo đúng quy định.
 Phòng kỹ thuật: với nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho tổng giám
đốc quản lý công tác kỹ thuật công nghệ,nghiên cứu và ứng dụng các thiết bị hiện
đại cũng như các công nghệ tiên tiến để áp dụng vào sản xuất đồng thời nhận các
chỉ tiêu từ phòng kế hoạch làm căn cứ để thiết kế xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật an
toàn để giảm nhẹ cường độ lao động
 Phòng chất lượng (QA): có nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ việc thực hiện
quy trình công nghệ, chất lượng sản phẩm và nguyên liệu đồng thời quản lý chất
lượng sản phẩm theo hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 và ký chất lượng sản
phẩm đạt tiêu chuẩn
 Ban đầu tư và phát triển: trực thuộc tổng giám đốc, Với nhiệm vụ về
xây dựng cơ bản ,lập dự án đẩu tư,thiết kế,thi công và giám sát thi công các công

trình xây dựng cơ bản ,bảo dưỡng các công trình xây dựng cơ bản,vật kiến trúc của
công ty cùng với các vấn đề liên quan đến quy hoạch, đầu tư và phát triển công ty.
 Phòng tài chính kế toán: với nhiệm vụ tham mưu cho tổng giám đốc và
giám đốc về công tác tài chính kế toán của công ty,tăng cường hiệu quả kinh doanh và
7
đảm bảo tuân thủ các quy định của chế độ, chính sách của nhà nước, đề xuất các biện
pháp nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính tại công ty.
 Ban tổ chức hành chính : là đơn vị tồng hợp có nhiệm vụ giải quyết
về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty và công tác hành chính xã hội đồng
thời có chức năng tham mưu và giúp việc cho tổng giám đốc về công tác với cán
bộ công nhân viên,lao động tiền lương,y tế,…
 Quản lý và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ hành chính như làm tư
vấn pháp lý cho Giám đốc trong quản lý hành chính, tổ chức quản lý các văn
phòng đại diện của công ty
 Trường Công nhân kỹ thuật may thời trang : với chức năng đào tạo,
bồi dưỡng các cán bộ quản lý,các công nhân kỹ thuật các ngành nghề phục vụ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đồng thời ký hợp đồng với các trường
đại học tổ chức các khoá học về kỹ thuật may, quản trị doanh nghiệp,…
• Các xí nghiệp sản xuất thành viên: với chức năng tổ chức sản
xuất hoàn chỉnh sản phẩm may từ khâu nhập nguyên vật liệu qua quá trình sản
xuất đưa sản phẩm vào nhập kho thành phẩm với sự hỗ trợ của các phòng ban
khác.
Ngoài ra còn có các ban Marketing, thiết kế thời trang, Nghiên cứu tổ chức
sản xuất, bảo vệ quân sự, xí nghiệp dịch vụ.Các đơn vị này căn cứ theo chức năng
nhiệm vụ của bộ phận mình phối hợp thực hiện với các đơn vị khác trong công ty
đảm bảo hiệu quả hoạt động chung của toàn công ty
1.3.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất
1.3.2.1 Đặc điểm về sản phẩm
1.3.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất
Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000-

2002, trách nhiệm xã hội SA 8000 cùng với hệ thống quản lý môi trường ISO
14000 do vậy mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều phải được tổ
chức va quản lý một cách khoa học chặt chẽ .Mặc dù sản xuất kinh doanh nhiều
loại sản phẩm và tại nhiểu phân xưởng khác nhau nhưng để hoàn thành môt sản
phẩm may mặc thường phải tuân thủ cung một quy trình công nghệ với rất nhiều
8
công đoạn trong đó mỗi công đoạn đều có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo nên
một quy trinh công nghệ theo kiểu phức tạp liên tục
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất một sản phẩm (Phụ lục )
Nội dung các khâu công việc
a. Khâu lập kế hoạch sản xuất
Đây là khâu đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ quy trình.Lập kế hoạch
căn cứ vào mục tiêu sản xuất của kỳ tiếp theo và kêt quả thực tế sản xuất của kỳ
này. Kế hoạch sản xuất sau khi được lập sẽ được gửi tới các bộ phận có liên quan
đổng thời đôn đốc các bộ phận này chuẩn bị các điều kiện cho quá trình sản xuất
để quá trình sản xuất diễn ra theo đúng kế hoạch.
b. Khâu chuẩn bị sản xuất
Dựa trên kế hoạch sản xuất đã đề ra tại khâu trên tiến hành xây dựng các thông
số tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết, chuẩn bị các loại máy móc thiết bị. nguyên vật liệu,
nhiên liệu sản xuất,….Khâu này bao gồm chủ yếu các bước công việc sau
 Đo đếm vải
 Phân khổ
 Phân bàn
 Trải bàn
 Xoa phấn, đục dấu
c. Khâu cắt
Thực hiện cắt các loại nguyên vật liệu theo các mẫu đã có sẵn
d. Khâu thêu, in :Bao gồm in các loại hoa văn và hoạ tiết trên sản phẩm
may mặc với các yêu cầu về vị trí, hình dáng, kích thước và nội dung theo thiết kế
đã có sẵn

e. Khâu may : Bao gồm các công việc : lắp ráp sản phẩm từ các chi tiết
tạo ra từ các công đoạn trên, thùa cúc và đính thêm các trang trí phụ khác theo yêu
cầu của từng đơn hàng
f. Khâu giặt sản phẩm: Khâu này chỉ được thực hiện khi khách hàng có
yêu cầu
9
g. Khâu là gấp sản phẩm :Thực hiện là, ép và gấp sản phẩm cùng
với các loại phụ liệu khác
h. Khâu đóng gói :Bao gồm các công việc Bỏ túi nilông ; xếp sản
phẩm vào hộp; Xếp gói, đóng kiện; sau đó chuyển kho thành phẩm theo từng lô
hàng
Cùng với các khâu trên luôn tiến hành kiểm tra kịp thời nhằm phát hiện ra
những sai hỏng, loại bỏ các sản phẩm sai hỏng và có những điều chỉnh kịp thời
trước khi chuyển sang khâu tiếp theo.
1.3.2.3 Tổ chức sản xuất
Bao gồm các xí nghiệp sau :
 XÍ NGHIỆP MAY 1
Sản phẩm chủ yếu: Sơ mi các loại
 XÍ NGHIỆP MAY 2
Sản phẩm chủ yếu: Sơ mi các loại
 XÍ NGHIỆP MAY 5
Sản phẩm chủ yếu: Sơ mi các loại
 XÍ NGHIỆP VESTON 1
Sản phẩm chủ yếu: Veston
 XÍ NGHIỆP VESTON 2
Sản phẩm chủ yếu: Veston
 XÍ NGHIỆP VESTON 3
Sản phẩm chủ yếu: Veston
 XÍ NGHIỆP MAY VỊ HOÀNG
Sản phẩm chủ yếu: Quần Âu, Jacket

 XÍ NGHIỆP MAY ĐÔNG HƯNG
Sản phẩm chủ yếu: Quần Âu, Jacket
 XÍ NGHIỆP MAY HƯNG HÀ
Sản phẩm chủ yếu: Quần Âu, Jacket
 XÍ NGHIỆP MAY THÁI HÀ
10
Sản phẩm chủ yếu: Jacket, Sơ mi
 XÍ NGHIỆP MAY PHÙ ĐỔNG
Sản phẩm chủ yếu: Jacket, Sơ mi
 XÍ NGHIỆP MAY BỈM SƠN
Sản phẩm chủ yếu: Jacket, Quần Âu
 XÍ NGHIỆP MAY HÀ QUẢNG
Sản phẩm chủ yếu: Jacket, Sơ mi
11
PHẦN II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY CỔ PHÂN MAY 10
2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Xuất phát từ đặc điểm của tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty, đặc
điểm tổ chức quản lý và vai trò của công tác kế toán cùng mức độ chuyên môn hóa
và trình độ cán bộ, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức hợp lý theo hình
thức kế toán tập trung với phòng kế toán tài chính. phòng tài chính kế toán được
biên chế 15 cán bộ trong đó có 14 cán bộ có trình độ đại học và được trang bị đầy
đủ các thiết bị(máy tính,máy in,máy fax,…)
2.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (phụ lục)
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
Dựa trên quy mô sản xuất, đặc điểm tổ chức quản lý của công ty cùng mức
độ chuyên môn hóa và trình độ cán bộ, phòng tài chính kế toán được biên chế 15
lao động, và được tổ chức theo phần hành kế toán như sau:
 Trưởng phòng tài chính kế toán ( Kế toán trưởng):là người được cấp
trên bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và phụ trách về toàn bộ công

tác tài chính của công ty đồng thời giúp việc cho tổng giám đốc về các công việc
liên quan đến công tác tài chính kế toán.
 Phó phòng tài chính kế toán: bao gồm hai phó phòng với nhiệm vụ
chủ yếu sau
 Phó phòng thứ nhất: với nhiệm vụ theo dõi các công tác kế toán tổng
hợp, lập và kiểm tra các báo cáo tài chính của công ty theo từng kỳ kế toán
 Phó phòng thứ hai: phụ trách các kế hoạch tài chính và phát triển
phần mềm kế toán của công ty.
 Kế toán nguyên vật liệu: với nhiệm vụ ghi chép, tính toán, phản ánh
trung thực kịp thời số lượng và chất lượng nguyên vật liệu nhập kho, xuất kho và
tồn kho, kiểm tra tình hình chấp hành định mức tiêu hao nguyên vật liệu; phân bổ
hợp lý giá trị nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ vào các đối tượng tập hợp chi
phí sản xuất kinh doanh.
12
 Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: với nhiệm vụ tổ chức ghi
chép,phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian và kết quả lao
động, tính lương và các khoản trích theo lương và phân bổ chi phí nhân công theo
đúng đối tượng sử dụng lao động; theo dõi tình hình thanh toan tiền lương, tiền
thưởng,các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động
 Kế toán kho thành phẩm và tiêu thụ nội địa:phản ánh kịp thời,chính
xác tình hình nhập kho, xuất kho thành phẩm nội địa, tính chính xác các khoản
giảm trừ và thanh toán với ngân sách các khoản phải nộp, các chi phí phát sinh
trong quá trình tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả hoạt động tiêu thụ nội
địa;theo dõi phần tiêu thụ gửi tại các cửa hang đại lý.
 Kế toán tài sản cố định: với nhiệm vụ ghi chép,phản ánh tổng hợp
chính xác,kịp thời số lượng,giá trị tài sản cố định hiện có,tình hình tăng giảm và
hiện trạng tài sản cố định theo phạm vi của toàn doanh nghiệp và theo bộ phận sử
dụng đồng thời tính toán và phân bổ khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất
kinh doanh
 Kế toán tiền mặt và thanh toán: với nhiệm vụ phản ánh tình hình thu,

chi và tồn quỹ tiền mặt cũng như tình hình tăng giảm và số dư của tiền gửi ngân
hang và các khoản tiền đang chuyển
 Kế toán công nợ: có nhiệm vụ theo dõi, vào sổ và lập các báo cáo về
tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả,các khoản nợ phải thu
 Kế toán tiêu thụ xuất khẩu: với nhiệm vụ theo dõi và hạch toán kho
thành phẩm xuất khẩu, tính chính xác các khoản giảm trừ và thanh toán với ngân
sách các khoản phải nộp, các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ thành phẩm
và xác định kết quả hoạt động tiêu thụ xuất khẩu.
 Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: với nhiệm vụ tập hợp các
chi phí có liên quan đến sản xuất sản phẩm để tính ra tổng giá thành và giá thành
đơn vị sản phẩm.
 Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của công ty, hàng ngày
căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi hợp lệ để nhập, xuất quỹ, ghi sổ quỹ. Cuối ngày,
đối chiếu với sổ quỹ của kế toán vốn bằng tiền.
13
2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán, chính sách kế toán
2.2.1 Chế độ kế toán
Công ty may 10 là công ty cổ phần có quy mô lớn nên hiện đang áp dụng
chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006
của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, các Quyết định, thông tư hướng dẫn sữa đổi, bổ sung
Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006.
Công ty áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng
dẫn Chuẩn mực do Nhà nước ban hành.
2.2.2 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
 Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01 đến 31/12 hàng năm ; kỳ kế toán:
là một tháng
 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán và nguyên tắc, phương pháp
chuyển đổi các đồng tiền khác
 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ )
 Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: các nghiệp

vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao
dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.Tại thời điểm cuối năm các khoản
mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do
Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam công bố vào ngày kết thúc niên độ kế toán.
Chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ gí do đánh giá lại số
dư các khoản mục tiền tệ tại thời điểm cuối năm được kết chuyển vào doanh thu
hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính.
 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho
 Phương pháp hạch toán tổng hợp hàng tồn kho: phương pháp kê
khai thường xuyên .
 Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc, trong trường hợp giá trị
thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể
thực hiện được.Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến, và
các chi phí khác có liên quan trực tiếp phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa
điểm và trạng thái hiện tại.
14
 Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia
quyền
 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm cuối năm và là
số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện
được chúng.
 Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định hữu hình :
Tài sản cố định hữu hình được ghi nhận theo giá gốc.Trong quá trình sử
dụng, tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo
nguyên giá , hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại.Phương pháp khấu hao tài sản cố
định: theo phương pháp khấu hao đường thẳng và thời gian khấu hao được ước
tính như sau :
 Nhà cửa, vật kiến trúc : 5.0-25 năm
 Máy móc, thiết bị : 3.5-07 năm
 Phương tiện vận tải : 5.0-10 năm

 Thiết bị văn phòng : 3.0-05 năm
 Các tài sản khác : 3.0-10 năm
 Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: theo phương pháp khấu trừ
 Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu thương mại và phải thu
khác: ghi nhận khi phát sinh hợp đồng và phải lập dự phòng các khoản phải thu
theo quy định của nhà nước
 Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu
 Doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn các điều kiện sau :
 Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc
hàng hoá đã được giao cho người mua
 Công ty không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở
hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá
 Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
 Công ty đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch
bán hàng
15
 Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
 Doanh thu cung cấp dịch vụ
Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó
được xác định một cách đáng tin cậy.Trường hợp việc cung cấp dịch vụ liên quan
đến nhiều kỳ kế toán thì doanh thu được ghi nhân trong kỳ theo kết quả phần công
việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán của kỳ đó.Kết quả của giao
dịch cugn cấp dịch vụ được xác định khi thoả mãn các điều kiện sau :
 Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
 Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó
 Xác định được phần công việc hàon thành vào ngày lập bảng cân đối
kế toán
 Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch đó và chi phí hoàn
thành giao dich cung cấp dịch vụ đó

 Phần công việc cung cấp dịch vụ đã hoàn thành được xác định theo
phương pháp đánh giá công việc hoàn thành
 Doanh thu hoạt động tài chính
 Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận
được chia và các khoản doanh thu hoat động tài chính khác được ghi nhận khi thoả
mãn điều kiện
 Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó
 Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
 Cổ tức, lợi nhuận được chia được ghi nhận khi công ty được quyền
nhận cổ tức hoặc được quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn.
 Đặc điểm vận dụng chứng từ kế toán tại công ty
Chứng từ kế toán là những bằng chứng pháp lý rất quan trọng chứng minh
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và là công cụ để đối chiếu, kiểm tra. Xuất phát từ
vai trò quan trọng của các chứng từ kế toán, công ty hiện đang sử dụng những
chứng từ hợp lý phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của công ty và phù
hợp với quy định của Bộ Tài Chính.
Hệ thống chứng từ mà công ty đang áp dụng tuân thủ theo quyết định số
16
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính. Bao gồm hệ thống các
chứng từ sau (phân chia theo từng phần hành kế toán):)
 Phần hành kế toán tài sản cố định: gồm có biên bản giao nhận TSCĐ
(theo mẫu số 01-TSCĐ), thẻ tài sản cố định (theo mẫu số 02-TSCĐ), biên bản xử lý
TSCĐ (theo mẫu số 03-TSCĐ), biên bản đánh giá lại TSCĐ (theo mẫu số 04-TSCĐ),
Biên bản kiểm kê TSCĐ (theo mẫu số 05-TSCĐ), bảng tính và phân bổ khấu hao
TSCĐ (theo mẫu số 06-TSCĐ).
 Phần hành kế toán hàng tồn kho:
 Phiếu kiểm nghiệm vật tư, hoá đơn giá trị gia tăng (mẫu số 01-
GTGT), phiếu yêu cầu nhập kho, phiếu nhập kho vật tư (mẫu số 01-VT); phiếu
xuất vật tư (mẫu số 02-VT); phiếu yêu cầu lĩnh vật tư, phiếu lĩnh vật tư, , thẻ kho
(mấu số 06-VT), hợp đồng bán hàng của người bán (mẫu số 01 – BH).

 Phần hành kế toán thanh toán: Biên bản đối chiếu công nợ, giấy báo
Có, sổ bảng kê của ngân hàng kèm chứng từ gốc,phiếu thu (mẫu số 01-TT), phiếu
chi (mẫu số 02-TT), giấy đề nghị thanh toán tiền tạm ứng (mẫu số 04-TT),
 Phần hành kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thanh
toán với người lao động: Bảng thanh toán tiền lương (mẫu số 02-LĐTL), bảng kê
trích nộp các khoản theo lương (mẫu số 10-LĐTL), giấy đề nghị thanh toán tiền
tạm ứng (mẫu số 04-TT), , , Bảng thanh toán tiền làm thêm ngoài giờ (mẫu số 06-
LĐTL), bảng chấm công (mẫu số 01a – LĐTL), bảng phân bổ tiền lương và bảo
hiểm xã hội (mẫu số 11-LĐTL).
 Phần hành kế toán thành phẩm và tiêu thị thành phẩm: phiều nhập
kho thành phẩm ( mẫu số 01-VT), hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho), báo
cáo nhập - xuất - tồn kho thành phẩm và thẻ kho.
 Phần hành kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản
phẩm: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội; bảng tính và phân bổ khấu
hao TSCĐ; ; bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ; các chứng từ khác phản ánh
chi phí bằng tiền khác.
17

×