Trường ĐH Kinh tế quốc dân Tiểu luận triết học
ĐỂ CƯƠNG CHI TIẾT
Sinh viên: Đặng Thanh Thúy – Lớp CH 17E
1
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Tiểu luận triết học
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực tế khách quan sau hơn 20 năm đổi mới cho thấy nước ta thành
công trong việc chuyển đổi từ thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan
liêu, bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ
nghĩa (XHCN). Ðây là một bước chuyển biến đặc biệt, chưa từng có kinh
nghiệm trong lịch sử xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực. Những thành tựu
trong phát triển kinh tế, ổn định xã hội, cải thiện mức sống và nâng cao vị thế
quốc gia; trong giữ vững độc lập, tự chủ, tự quyết định các vấn đề đối nội và
đối ngoại của Việt Nam ... đã khẳng định sự lựa chọn đường lối phát triển đất
nước là đúng đắn và chứng tỏ sự sáng suốt, nhạy bén của Đảng ta trong việc
đề ra đường lối chiến lược xây dựng đất nước, có những quyết sách đúng đắn
phù hợp với từng thời kỳ.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta cũng cần thẳng thắn
thừa nhận rằng, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của nước ta hiện
nay vẫn trong tình trạng sơ khai, chưa đạt tới trình độ của một nền kinh tế thị
trường hiện đại. Chính vì thế, việc tiếp tục nghiên cứu tìm ra hướng đi đúng
đắn cho nền kinh tế, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước, phù hợp với
khu vực thế giới và thời đại là hết sức cần thiết trong điều kiện hiện nay. Điều
đó cũng có nghĩa là phải phân tích các yếu tố kinh tế trong tổng thể các mối
quan hệ, trong sự vận động, phát triển không ngừng. Nhận thức được tầm
quan trọng của việc việc vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể của triết học Mác
- Lênin vào quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, em
đã chọn đề tài “ Quan điểm lịch sử cụ thể với quá trình xây dựng và phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện
nay” làm đề tài cho tiểu luận của mình.
Sinh viên: Đặng Thanh Thúy – Lớp CH 17E
2
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Tiểu luận triết học
Tuy nhiên, do vốn hiểu biết, kiến thức còn hạn hẹp nên tiểu luận không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, em kính mong nhận được sự góp ý và
hướng dẫn của thầy giáo và các bạn để tiểu luận của em có kết quả tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Đặng Thanh Thúy – Lớp CH 17E
3
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Tiểu luận triết học
NỘI DUNG
Để có thể vận dụng tốt quan điểm lịch sử cụ thể vào việc phân tích quá
trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam, trước hết chúng ta cần hiểu rõ về quan điểm này.
1. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN.
1.1. Cơ sở lý luận của Quan điểm lịch sử cụ thể
Quan điểm lịch sử cụ thể bắt nguồn từ cơ sở lý luận là 2 nguyên lý cơ
bản của phép biện chứng duy vật: nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và
nguyên lý về sự phát triển.
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến khẳng định rằng các sự vật, hiện
tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa qui định, tác động qua
lại, chuyển hóa lẫn nhau. Cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng
là tính thống nhất vật chất của thế giới. Các sự vật, hiện tượng trong thế giới
chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua sự vận động, sự tác động qua lại
lẫn nhau. Bản chất, tính quy luật của sự vật, hiện tượng cũng chỉ bộc lộ thông
qua sự tác động qua lại giữa các mặt trong bản thân chúng hay sự tác động
của chúng với sự vật, hiện tượng khác.
Mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng không chỉ có tính khách quan
mà còn mang tính phổ biến. Tính phổ biến của mối liên hệ thể hiện ở việc bất
cứ sự vật, hiện tượng nào cũng có mối liên hệ với sự vật, hiện tượng khác.
Không có sự vật, hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ. Trong thời đại hiện
nay, không có một quốc gia nào không có quan hệ, không có liên hệ với các
quốc gia dân tộc khác về mọi mặt của đời sống xã hội. Chính vì thế, hiện nay
trên thế giới đã và đang xuất hiện xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhiều vấn đề đã và đang trở thành vấn đề toàn
cầu như: đói nghèo, bệnh hiểm nghèo, môi trường sinh thái, dân số kế hoạch
hóa gia đình, chiến tranh và hòa bình… Tính phổ biến của mối liên hệ còn
Sinh viên: Đặng Thanh Thúy – Lớp CH 17E
4
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Tiểu luận triết học
được thể hiện ở chỗ: mối liên hệ biểu hiện dưới những hình thức riêng biệt, cụ
thể tùy theo điều kiện nhất định nhưng dù dưới hình thức nào, chúng cũng chỉ
là biểu hiện của mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất.
Sự tác động qua lại giữa các yếu tố trong một sự vật hay giữa các sự vật
làm cho sự vật vận động và phát triển. Sự tác động đó diễn ra trong hiện thực
quyết định mối liên hệ hữu cơ giữa nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và
nguyên lý về sự phát triển.
Sự phát triển theo quan điểm biện chứng là một quá trình tiến lên từ
thấp đến cao. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra
đời của cái mới thay thế cái cũ. Dù trong hiện thực khách quan hay trong tư
duy, sự phát triển không phải lúc nào cũng theo đường thẳng mà rất quanh co,
phức tạp, thậm chí có thể có những bước lùi tạm thời. Theo quan điểm biện
chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn
đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường “xoáy ốc”. Điều đó có
nghĩa là, quá trình phát triển dường như sự vật ấy quay trở về điểm khởi đầu
song trên cơ sở mới cao hơn.
Trên cơ sở khái quát sự phát triển của mọi sự vật hiện tượng tồn tại
trong hiện thực, quan điểm duy vật biện chứng khẳng định, sự phát triển là
một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến
cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự
vật.
Theo quan điểm này, sự phát triển không bao quát toàn bộ sự vận động
nói chung. Nó chỉ khái quát xu hướng chung của sự vận động – xu hướng vận
động đi lên của sự vật, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ. Sự phát triển chỉ
là một trường hợp đặc biệt của sự vận động. Trong quá trình phát triển của
mình, trong sự vật sẽ hình thành dần dần những quy định mới cao hơn về
chất, sẽ làm thay đổi mối liên hệ, cơ cấu, phương thức tồn tại và vận động,
chức năng vốn có theo chiều hướng ngày càng hoàn thiện hơn.
Sinh viên: Đặng Thanh Thúy – Lớp CH 17E
5
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Tiểu luận triết học
Quan điểm duy vật khẳng định nguồn gốc sự phát triển nằm trong bản
thân sự vật. Đó là do mâu thuẫn trong chính sự vật quy định. Nói cách khác,
đó là quá trình giải quyết liên tục mâu thuẫn trong bản thân sự vật, do đó cũng
là quá trình tự thân của mọi sự vật. Như vậy, sự phát triển bao giờ cũng mang
tính khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn, nguyện vọng, ý chí hay ý thức
của con người. Dù con người muốn hay không, sự vật vẫn luôn luôn phát triển
theo khuynh hướng chung của thế giới vật chất.
Sự phát triển cũng mang tính phổ biến. Tính phổ biến của sự phát triển
được hiểu là nó diễn ra ở mọi lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy; ở bất cứ sự
vật hiện tượng nào của thế giới khách quan. Ngay cả các khái niệm, phạm trù
phản ánh hiện thực cũng nằm trong quá trình vận động và phát triển, hoặc
đúng hơn, mọi hình thức của tư duy cũng luôn phát triển.
Ngoài tính khách quan và tính phổ biến, sự phát triển còn có tính đa
dạng và phong phú. Khuynh hướng phát triển là khuynh hướng chung của
mọi sự vật, mọi hiện tượng. Song mỗi sự vật, mỗi hiện tượng lại có quá trình
phát triển không giống nhau. Tồn tại ở không gian khác nhau, ở thời gian
khác nhau, sự vật phát triển sẽ khác nhau. Đồng thời trong quá trình phát triển
của mình, sự vật còn chịu tác động của các sự vật hiện tượng khác, của rất
nhiều yếu tố điều kiện. Sự tác động đó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát
triển của sự vật, đôi khi có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật,
thậm chí có thể làm cho sự vật thụt lùi.
1.2. Yêu cầu của quan điểm lịch sử cụ thể
Xuất phát từ cơ sở lý luận là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và
nguyên lý về sự phát triển, quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi chúng ta khi
nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý đến điều kiện, hoàn
cảnh lịch sử cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát
triển, từ đó phân tích xem những điều kiện không gian ấy có ảnh hưởng như
thế nào đến tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
Sinh viên: Đặng Thanh Thúy – Lớp CH 17E
6
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Tiểu luận triết học
Ngoài ra, quan điểm lịch sử cụ thể cũng đặt ra yêu cầu: khi nghiên cứu
một lý luận, một luận điểm khoa học nào đó cần phải phân tích nguồn gốc
xuất xứ, hoàn cảnh làm nảy sinh lý luận đó. Một luận điểm nào đó có thể là
luận điểm khoa học trong điều kiện này nhưng sẽ không là luận điểm khoa
học trong điều kiện khác. Có như vậy mới đánh giá đúng giá trị và hạn chế
của lý luận đó. Việc tìm ra điểm mạnh và điểm yếu có tác dụng trực tiếp đến
quá trình vận dụng sau này.
Đồng thời, khi vận dụng một lý luận nào đó vào thực tiễn phải tính đến
điều kiện cụ thể của nơi được vận dụng và phải xem xét các sự vật – hiện
tượng trong các mối liên hệ cụ thể của chúng. Điều kiện này sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến kết quả của sự vận dụng đó.
2. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ CỤ THỂ
VÀO QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM.
2.1. Sự cần thiết vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể vào quá trình
xây dựng nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.
Trước tiên cần phải khẳng định rằng KTTT định hướng XHCN cũng là
một dạng vật chất. Nền kinh tế Việt Nam là một dạng vật chất xã hội theo sự
phân loại của triết học Mác-Lênin. Chính vì thế nền KTTT định hướng
XHCN Việt Nam cũng tồn tại, vận động và phát triển theo những nguyên lý,
quy luật của triết học Mác-Lênin, mà cụ thể là trong những điều kiện không
gian thời gian theo quan điểm lịch sử cụ thể.
Hơn 20 năm qua, kể từ khi Việt Nam bước vào thực hiện mô hình kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được
nhiều kết quả và thành tựu đáng mừng, làm thay đổi khá rõ tình hình đất
nước. Kinh tế ra khỏi tình trạng khủng hoảng, hoạt động ngày càng năng động
và có hiệu quả. Của cải xã hội ngày càng nhiều, hàng hóa ngày càng phong
Sinh viên: Đặng Thanh Thúy – Lớp CH 17E
7
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Tiểu luận triết học
phú. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Đất nước chẳng những giữ
vững được ổn định chính trị trước những chấn động lớn trên thế giới mà còn
có bước phát triển đi lên… Tuy nhiên đó chưa phải là cái đích cuối cùng của
Đảng ta và nhân dân ta, bởi nhìn chung, so với thế giới, nền kinh tế nước ta
vẫn còn chậm phát triển. Khi chúng ta vừa chuyển từ nền kinh tế tập trung
quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, từ một nền kinh tế yếu kém lạc hậu
với hệ thống sản xuất, hệ thống quản lý kinh tế với những cán bộ mang nặng
tư tưởng ỷ lại sang nền kinh tế thị trường năng động, do đó khó có thể tránh
khỏi những vấp váp sai lầm. Thêm nữa, thời điểm chúng ta bắt đầu đổi mới,
chuyển sang nền kinh tế thị trường là quá muộn so với các nước trên thế giới
và khu vực khi mà các nước tư bản như Mỹ, Nhật, Tây Âu... đã tiến hành cơ
chế thị trường và phát triển vượt xa ta mấy trăm năm. Nhờ biết lợi dụng tối đa
ưu thế của kinh tế thị trường, CNTB đã đạt được những thành tựu về kinh tế -
xã hội, phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, quản lý xã
hội đã đạt được những thành tựu về văn minh hành chính, văn minh công
cộng, con người nhậy cảm tinh tế với khả năng sáng tạo... và có cả những tiêu
cực: sự gay gắt dẫn đến tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” sự phân cách giàu
nghèo ngày càng lớn, ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt, tệ nạn xã hội...
Tuy nhiên, là nước đi sau và theo CNXH, chúng ta có cơ hội kế thừa và phát
triển những thành tựu của nhân loại mà trước hết là sử dụng văn minh của
kinh tế thị trường, loại bỏ những khuyết tật của nó để xây dựng CNXH có
hiệu quả hơn.
Việc Việt Nam lựa chọn con đường phát triển kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn vừa phù hợp với xu hướng phát
triển khách quan của thời đại, vừa là sự tiếp thu các giá trị truyền thống của
đất nước và những yếu tố tích cực trong giai đoạn phát triển đó của chủ nghĩa
xã hội kiểu cũ. Đây cũng là sự trùng hợp giữa quy luật khách quan với mong
muốn chủ quan, giữa tính tất yếu thời đại với lôgic tiến hoá nội sinh của dân
tộc, khi chúng ta chủ trương sử dụng hình thái kinh tế thị trường để thực hiện
Sinh viên: Đặng Thanh Thúy – Lớp CH 17E
8