Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Khảo sát tập đoàn giống lúa indica và japonica

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 47 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Như Quỳnh - Lớp CT46B

Phần I
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cây lúa (Oryza Sativa L.) là một trong những cây lương thực chính của
loài người. Gần một nửa dân số thế giới sử dụng lúa làm nguồn lương thực
chính.
Đối với Việt Nam, cây lúa luôn giữ vị trí trung tâm trong nông nghiệp và
kinh tế. Hỡnh ảnh đất Việt thường được mô tả như là một chiếc đũn gánh
khổng lồ với hai đầu là hai vựa thóc lớn là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng
sông Cửu Long. Đây là hai vùng có mật độ dân cư và thâm canh sản xuất nông
nghiệp thuộc loại cao nhất thế giới. Điều kiện thời tiết khí hậu và địa lý thích
hợp đó tạo một môi trường lý tưởng cho sản xuất lúa gạo tại hai vùng này.
Trong thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80, cơ chế kế hoạch hoá sản xuất tập
trung đó khiến nghành lúa gạo lâm vào cảnh trỡ trệ, năng suất lúa giảm và tài
nguyên tự nhiên phục vụ sản xuất không được khai thác hết. Từ năm 1986,
Việt Nam bắt đầu đổi mới kinh tế. Sản xuất lúa gạo tăng mạnh bắt đầu từ cuối
thập kỷ 80, Việt Nam chuyển từ một nước nhập khẩu lương thực thành một
nước xuất khẩu gạo quan trọng trên thế giới vào cuối những năm 90.
Song thành công đó cũng không thể không nói đến việc đổi mới giống
lúa. Hiện nay công tác chọn và cải tạo giống là công việc quan trọng hàng đầu
của chiến lược phát triển nông nghiệp nước ta. Đặc biệt khi đời sống ngày
càng tăng thỡ những yêu cầu về năng suất và phẩm chất cũng tăng theo. Tuy
vậy, để tạo ra một giống mới đũi hỏi rất nhiều yếu tố cấu thành mà những
thông tin về vật liệu khởi đầu là rất quan trọng .
Indica và japonica là hai nhóm lúa trồng đươc phân loại theo điều kiện
sinh thái (Kato1930). Việc khảo sát hai tập đoàn này sẽ cung cấp cho chúng ta



1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Như Quỳnh - Lớp CT46B

thêm một số thông tin, đăc biệt là mối quan hệ giữa năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất. Vỡ vậy, chúng tôi triển khai đề tài: "Khảo sát tập đoàn
giống lúa indica và japonica".
1.2. Mục đích và yêu cầu
- Tỡm mối quan hệ giữa năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
- Cung cấp một số thông tin cho chọn giống

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Như Quỳnh - Lớp CT46B

Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU CƠ BẢN VỀ CÂY LÚA

2.1.1. Nghiên cứu về nguồn gốc và phân loại cây lúa
* Nguồn gốc cây lúa
Lúa là cây trồng có lịch sử lâu đời. Theo các tài liệu khảo cổ của Trung
Quốc, Ấn Độ, Việt Nam... cây lúa đó có mặt từ 3 - 4 nghỡn năm trước Công

Nguyên. Ở Trung Quốc vùng Triết Giang đó xuất hiện cây lúa khoảng 5
nghỡn năm, ở hạ lưu sông Dương Tử khoảng 4 nghỡn năm trước đây [4]. Ở
Việt Nam cây lúa được coi là cây trồng "bản địa", nó không phải là loại cây từ
nơi khác đưa vào (Bùi Huy Đáp, 1985). Việt Nam là cái nôi lớn sinh ra nghề
trồng lúa của loài người, nhiều tác giả khi nghiên cứu về nguồn gốc cây lúa ở
nước ngoài và trong nước đó xác định đó là vùng bán đảo Đông Dương, Miến
Điện và Thái Lan [2].
Lúa trồng hiện nay có nguồn gốc từ lúa dại, xác định trực tiếp tổ tiên
của lúa trồng châu Á (Oryza satiza L.) vẫn có nhiều ý kiến khác nhau. Một số
tác giả như Samphath và Rao (1951) cho rằng O. sativa có nguồn gốc từ lúa
dại Rufipogon. Tác giả Chtterjce (1951) cho rằng O.sativa tiến hoá từ lúa dại
hàng năm: O.nivara. Theo Sato và cộng sự năm 1958 cho tằng kiểu trung gian
giữa O.rufipogon và O.nivara giống với tổ tiên lúa trồng hiện nay hơn cả .
Theo nghiên cứu của Ting (1933), Saphath và Rao năm (1951) về xuất
xứ của lúa trồng châu Á cho rằng O. sativa có nguồn gốc từ Trung Quốc và
Ấn Độ. Theo kết luận của Chang (1976) thỡ O. sativa xuất hiện đầu tiên tại
Hymalaya, Miến Điện, Lào, Việt Nam và Nam Trung Quốc [7]. Từ các trung
tâm này lúa Indica phát tán đến lưu vực sông Hoàng Hà và sông Dương Tử
rồi sang Nhật Bản, Triều Tiền và từ đó biến thành chủng Japonica, Sinica. Lúa

3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Như Quỳnh - Lớp CT46B

Javanica được hỡnh thành ở Indonexia và là sản phẩm của quá trỡnh chọn lọc
tự nhiên [7].
Tại Việt Nam, qua các kết quả khảo cổ về nguồn gen cây lúa cho thấy

có 5 loại lúa dại mọc ở vùng Tây Bắc, Nam trung bộ, Tây Nguyên và Đồng
bằng sông Cửu Long đó là các loài:
O.granulata, O.nivara, O.ojjicinalis, O.ridleyi, O. rufipogon [7].
* Phân loại lúa trồng: Về phân loại lúa trồng O.sativa cũng tồn tại
nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, trên cơ sở nghiên cứu kết quả trước
đây, các nhà khoa học Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) thống nhất xếp lúa
trồng châu Á (O. sativa) thuộc họ hoà thảo (Graminae) tộc Oryzae, có bộ
NST2n= 24 (Nguyễn Văn Hiển, 2000 [7]).
Theo quan điểm sinh thái học, Morinagal (1954) chia O.sativa thành
các kiểu sinh thái là: Aus, Boro, Bulu, Amam và Jereh. Với quan điểm này loài
phụ Japonica gần gũi với nhóm Aus, Bulu.
Theo Kato và cộng sự (1928) thỡ lúa trồng châu Á được chia thành 2
loài phụ là indica và japonica.
Cũn theo Gutchin (1938) chia lúa trồng thành 3 loài phụ là indica,
japonica và brevis. Trong đó brevis có hạt ngắn dưới 4mm. Indica có dạng hạt
thóc dài, tỷ lệ dài/rộng ≥ 3,1 mm cũn japonica có dạng hạt to, dày và tỷ lệ
dài/rộng từ 1,5: 1 - 2,9 [7].
Theo Đinh Dĩnh (1958) chia lúa trồng thành 2 nhóm là: lúa indica và
japonica. Japonica có nguồn gốc ở Bắc Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Âu dạng
hạt bầu thích hợp ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới. Cũn lúa tiên có nguồn gốc ở
Ấn Độ, Nam Trung Quốc Đông Nam châu Á. Jenning (1967) thỡ cho rằng các
giống lúa thuộc loài phụ indica thường cao cây lá nhỏ, màu xanh nhạt bông
xoè, hạt đài, vỏ trấu mỏng, chịu phân kém, dễ lốp đổ, năng suất thấp, gạo nở
nhiều, cơm khô và thích nghi với vùng nhiệt đới ẩm. Trong khi đó, các giống

4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Nguyễn Như Quỳnh - Lớp CT46B

thuộc loài phụ japonica thường thấp cây, phiến lá to màu xanh đậm, bông
chụm, hạt ngắn, vỏ trấu dày thích nghi với điều kiện thâm canh cao, chịu phân
tốt cho năng suất cao nhưng gạo ít nở, cơm dẻo.
Trên cơ sở của những nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học thuộc
Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) đó thống nhất chia lúa trồng châu Á
thành 3 loài phụ dựa vào vùng sinh thái địa lý thành 3 loài phụ là: indica,
japonica và javanica [7].
Theo quan điểm canh tác học, cây lúa trồng trải qua quá trỡnh thuần
hoá của người nông dân sẽ thích nghi dần với từng vùng sinh thái cụ thể mà
nó được gieo trồng đồng thời cũng xuất hiện các biến dị do điều kiện canh tác
gây nên. Từ đó hỡnh thành nên các nhóm lúa đặc trưng cho từng vùng sinh
thái nhất định. Theo quan điểm này có 4 nhóm chính sau [7]:
- Lúa cạn (Upland rice) được trồng trên đất cao không giữ nước cây lúa
hoàn toàn nhờ vào nước trời.
- Lúa có nước tưới (Irrigated orfloodedrice) được trồng trên những
cánh đồng chủ động về nước trong suốt quá trỡnh sống của cây.
- Lúa nước sâu (Rainfed louland rice) được canh tác trên những cánh
đồng thấp không có khả năng rút nước khi gặp mưa lớn hoặc lũ. Tuy nhiên,
thời gian ngập nước không quá 10 ngày và mức nước ngập không quá 50cm.
- Lúa nổi (Deep water or flooting rice) là loại lúa được gieo trồng trong
mùa mưa, khi mưa lớn lúa đó đẻ nhánh, nước dâng cao lúa vươn nhanh
khoảng 10cm\ 1 ngày, để ngoi theo, vươn lên mặt nước.
Tại Việt Nam, tồn tại cả 4 nhóm giống lúa này. Nhóm lúa cạn được
trồng ở vùng núi và trung du Bắc bộ, Trung bộ, và Tây Nguyên. Lúa nước
thường được canh tác ở vùng sông Hồng, đồng bằng ven biển miền Trung và
đồng bằng sông Cửu Long.
Ngoài 4 nhóm trên, ở Việt Nam cũn có 1 số giống thích nghi với các


5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Như Quỳnh - Lớp CT46B

tiểu vùng sinh thái chuyên biệt khác như: lúa chịu mặn, lúa chịu hạn ..., các
giống lúa này được trồng chủ yếu tại vùng duyên hải Bắc và Nam trung Bộ.
Các vùng đó thường xuyên bị nước biển xâm nhập nhưng vẫn có nguồn nước
ngọt thau rửa nên vẫn có thể canh tác lúa.
Lê Huy Bá [1] cho rằng các giống lúa chịu phèn được canh tác chủ yếu
trên vùng đất nhiễm phèn (Acid sylphate soid) của đồng bằng sông Cửu Long,
Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên... Đặc trưng của các giống lúa này là
có khả năng chịu được các độc tố AL2(SO4)3, Fe2(SO4)3 và độ pH thấp (< 5,0).
2.1.2. Nghiên cứu về các tính trạng đặc trưng của cây lúa
Cây lúa là cây đa dạng về kiểu hỡnh, mỗi giống có những đặc điểm
riêng mà ta có thể dựa vào đó để nhận biết như: chiều cao cây, kích thước lá,
màu sắc thân lá, dạng bông, dạng hạt, màu sắc hạt, thời gian sinh trưởng....
(Nguyễn Văn Hiển, 1992)[6]. Việc nghiên cứu đặc điểm hỡnh thái, đặc điểm
nông học, khả năng chống chịu... của các giống lúa đó được tiến hành từ lâu
và thu được nhiều kết quả có ý nghĩa.
* Thời gian sinh trưởng.
Nghiên cứu về thời gian sinh trưởng của các giống lúa Yoshida (1997)
[13] cho rằng các giống lúa có thời gian sinh trưởng quá ngắn thỡ không thể
cho năng suất cao, vỡ thời gian sinh trưởng dinh dưỡng bị hạn chế. Ngược lại,
những giống có thời gian sinh trưởng quá dài thỡ cũng cho năng suất thấp vỡ
dễ bị lốp đổ, các giống có thời gian sinh trưởng từ 120 - 135 ngày có khả
năng cho năng suất cao hơn nhiều. Với giống có thời gian sinh trưởng dài thỡ
lượng chất khô sản xuất ra lớn nhưng tỷ lệ hạt/rơm rạ lại thấp, riêng các giống

có thời gian sinh trưởng từ 130 - 150 ngày, tỷ lệ hạt trên rơm rạ đạt cao nhất.
Như vậy, mối quan hệ giữa thời gian và năng suất hạt trong 1 ngày đêm
là rất quan trọng.

6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Như Quỳnh - Lớp CT46B

Nguyễn Hữu Tề và cs (1997) cho rằng thời gian sinh trưởng của cây lúa
được tính thừ khi nảy mầm cho đến khi chín, thời gian này thay đổi tuỳ thuộc
vào giống và điều kiện ngoại cảnh. Các giống ngắn ngày có thời gian sinh
trưởng từ 90 - 110 ngày. Giống trung ngày từ 110 đến 130 ngày, giống dài
ngày có thời gian sinh trưởng > 130 ngày.
Các giống chiêm cũ ở miền Bắc do ảnh hưởng của nhiệt độ thấp thời
gian sinh trưởng từ 180 - 200 ngày. Ở miền Nam, các giống địa phương có
thời gian sinh trưởng kéo dài, thời gian sinh trưởng có thể 200 - 240 ngày, lúa
nổi đến 270 ngày.
Thời gian sinh trưởng của cây lúa cũn phụ thuộc vào thời vụ, kỹ thuật
chăm sóc và điều kiện ngoại cảnh. Trong điều kiện miền Bắc nước ta, cùng
một giống lúa nếu gieo trồng trong vụ xuân sẽ có thời gian sinh trưởng dài
hơn vụ mùa, trong cùng 1 vụ nếu gieo cấy sớm hoặc muộn thỡ thời gian sinh
trưởng cũng thay đổi. Trong sản xuất hiện nay, người nông dân cần có các
giống ngắn ngày không phản ứng với quang chu kỳ để có thể trồng nhiều vụ
trong năm nhằm tăng hệ số sử dụng đất từ đó tăng sản lượng và tăng thu nhập
trên một đơn vị diện tích.
Tuỳ theo giống và môi trường trồng, cây lúa thường cần từ 3 - 6 tháng
từ nẩy mầm đến trưởng thành. Trong thời gian này cây lúa hoàn thành cơ bản

hai thời kỳ sinh trưởng phân biệt kế tiếp nhau là:sinh trưởng dinh dưỡng và
sinh trưởng sinh thực.
Thời kỳ sinh trưởng sinh thực được chia ra giai đoạn trước trỗ và sau trỗ.
Tiềm năng năng suất được quyết sơ khởi trong giai đoạn trước trỗ. Cũn năng
suất sau cùng được quyết định phần lớn ở giai đoạn sau trỗ. Theo Yoshida
(1979) thỡ giai đoạn này khá ổn định khoảng 60 ngày.
Cũn thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng thỡ biến động và tỷ lệ thuận với
thời gian sinh trưởng của giống.

7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Như Quỳnh - Lớp CT46B

* Khả năng đẻ nhánh
Trong quá trỡnh sinh trưởng, nhánh lúa được hỡnh thành từ các mắt
đốt trên thân. Theo Yoshida (1979), khi lá thật thứ 4 xuất hiện thỡ bắt đầu
xuất hiện nhánh thứ nhất. Theo Bùi Đáp (1979) [3] khi nghiên cứu về đặc
tính đẻ nhánh cho biết: "Nhánh không bao giờ phát triển khi lá tương ứng với
nó chưa phát triển xong, nhánh không phát triển nữa khi lá bị khô". Đặc tính
đẻ nhánh cũn phụ thuộc vào giống. Những giống có thời gian sinh trưởng dài
thỡ đạt số nhánh tối đa trước khi hỡnh thành bông (làm đũng), cũn đối với
giống ngắn ngày hiện nay thỡ hai quá trỡnh này đồng thời diễn ra. Nghiên
cứu vấn đề này, tác giả Vũ Tuyên Hoàng và cs cho biết "những giống lúa đẻ
sớm tập trung sẽ cho năng suất cao hơn và ngược lại."
Ngoài ra lúa sạ thường đẻ nhánh sớm hơn lúa cấy vỡ sự sinh trưởng của
nó không bị chững lại do sự tổn thương khi nhổ bật rễ. Tuy nhiên, mỗi cây lúa
sạ thường cho 2 - 5 nhánh trong khi mỗi cây lúa cấy thường cho từ 10 - 30

nhánh. Như thế, sự ra nhánh không quan trọng lắm ở lúa sạ. Cũn đối với lúa
cấy việc cấy nông hay sâu ảnh hưởng lớn tới sự đẻ nhánh.
* Thân lúa
Thân gồm nhiều mắt và lóng. Thân được chia làm hai phần, một phần
dưới mặt đất và phần kia vươn lóng khi lúa làm đốt.
Tổng số mắt trên thân chính bằng số lá đó phát triển cộng thêm 2 vỡ ta
cần tính cho mắt của lá không hoàn toàn và mắt cổ bông. Chỉ một số lóng ở
ngọn dài ra, số cũn lại ngắn và dày đặc. Lóng trên cùng dài nhất, và các lóng
giảm chiều dài khi khoảng cách của chúng kể từ gốc giảm. Số lóng vươn dài
(trên 1 cm) biến động từ 3 - 8 lóng thay đổi tuỳ theo giống và môi trường.
Sau trỗ bông, tổng chiều dài các lóng chiếm phần lớn chiều cao cây.
Đường kính ngoài của lóng từ 2 – 9 mm thay đổi tuỳ theo vị trí lóng,
loại thân (thân chính hay nhánh) về điều kiện môi trường. Nghiên cứu cho

8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Như Quỳnh - Lớp CT46B

thấy, đường kính và chiều dày của lóng gốc có quan hệ chặt chẽ với số hoa
phân hoá và khả năng chống đổ của giống.
Sự vươn lóng liên hệ mật thiết với thời gian sinh trưởng (Hosoda và
Iwasaki, 1969). Ở những giống chín sớm và chín vừa sự vươn lóng thường
bắt đầu cùng với phân hoá đũng. Cũn những giống chín muộn nó bắt đầu
trước khi phân hoá đũng. Ở những giống mẫn cảm với quang chu kỳ, quang
chu kỳ kéo dài, sẽ làm tăng số và chiều dài tổng cộng của các lóng. Ở các
giống không mẫm cảm với quang chu kỳ không ảnh hưởng tới sự vươn lóng.
Điều kiện môi trường bất thường như sạ sâu và nước sâu làm vươn

lóng ngay ở giai đoạn sinh trưởng sớm.
* Rễ lúa
Cây lúa phát triển 1 rễ mầm (rễ của phôi) các rễ của mầm phụ và những
rễ của mắt (rễ bất định). Sau khi nẩy mầm, một rễ mầm mọc và dài tối đa
khoảng 15 mm. Có thể hoạt động đến giai đoạn lá thứ 7.
Hệ thống rễ lúa cơ bản gồm rễ ở mắt. Mỗi mắt thường phát triển từ 5 25 rễ. Các rễ phát triển thẳng từ vùng mắt của thân được gọi là rễ sơ cấp,
đường kính của rễ sơ cấp từ 0,5 đến hơn 1 mm. Khi sự sinh trưởng tiếp diễn,
rễ sơ cấp cho ra rễ thứ cấp...
Sự hỡnh thành lông hút bị ảnh hưởng nhiều bởi môi trường quanh rễ.
Điều kiện hiếu khí ở đất cao giúp hỡnh thành lông hút, điều khiện khử ở đất
ngập nước gây hại cho sự hỡnh thành lông hút. Lông hút của lúa có đường
kính khoảng từ 5 - 10µm và dài từ 50 - 200 µm. Phần lớn các giống lúa có rễ
mọc sâu tối đa 1m hoặc lớn hơn ở đất cao hoặc xốp. Trong điều kiện thực tế
rễ lúa phát triển ở độ sâu khoảng 40cm. Chiều dài tổng cộng của rễ tăng lên
khi thân sinh trưởng và đạt tối đa ở thời kỳ trước trỗ.
* Lá lúa
Một lá lúa điển hỡnh gồm bẹ lá, phiến lá, thỡa lỡa và tai lá. Sự hiện

9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Như Quỳnh - Lớp CT46B

diện của tai lá phát triển thường được dùng để phân biệt giữa lúa với các cây
khác trong họ Hoà thảo. Ở từng thời gian, cây lúa gồm những lá có tuổi hoạt
động sinh lý khác nhau. Trước khi hỡnh thành bông cây lúa khoảng 4 - 5
ngày/1 lá về sau 7-8 ngày/1 lá/thân chính. Vận tốc ra lá bị ảnh hưởng bởi
nhiệt độ: nhiệt độ tăng làm ra lá nhanh. Thời gian sống của từng lá sau khi dài

khác nhau nhiều. Những lá trên có thời gian sinh trưởng lâu hơn các lá dưới,
lá đũng có thời gian sống dài nhất. Theo Kwan - Longlai và Chin - Ri HOU
[11] thỡ những lá phía dưới của indica nhanh già hơn japonica. Theo Tanaka
(1954) cho thấy trọng lượng lá tăng nhanh, đạt tối đa và giảm xuống. Ở giai
đoạn sinh trưởng sớm của lá, sự tăng trọng lượng kết hợp với sự vươn dài.
Sau khi hoàn tất sự dài trọng lượng tiếp tục tăng vỡ sự tích luỹ protein và tinh
bột tăng và tăng chất vách tế báo như hemicellose. Trọng lượng lá giảm vào
giai đoạn cuối của sinh trưởng vỡ protein, đường và tinh bột được vận
chuyển lên lá trên.
Tanaka (1961) đó gọi những lá trên cùng là các trung tâm hoạt động
sinh lý. Theo Yoshida thỡ bất kỳ bất kỳ lá nào cũng là trung tâm hoạt động
sinh lý ở một vài thời điểm trong vũng đời của cây và các trung tâm này di
chuyển lên trên khi sinh trưởng tiếp diễn.
Song vai trũ của các lá ở mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây lúa là khác
nhau. Ở giai đoạn chín sữa, lá đũng vận chuyển chủ yếu chất đồng hoá vào
bông trong khi các lá thấp hơn vận chuyển phần lớn chất đồng hoá vào rễ
(Tanaka1960). Nhưng mối liên hệ này được xem là không cố định cho các lá
riêng lẻ. Theo King và cs (1967) nếu vỡ lý do nào đó, những lá thấp không
hoạt động theo chức năng hoặc chết các lá cao có thể cung cấp chất đồng hoá
cho rễ. Nghiên cứu về lá người ta dùng chỉ số LAI để phân tích sinh trưởng
đồng ruộng và xem xét khả năng quang hợp.
Chỉ số diện tích lá(LAI) được định nghĩa:

10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Như Quỳnh - Lớp CT46B


Tổng diện tích của lá xanh
LAI = -----------------------------------------------------------------Diện tích đất nơi lá được lấy mẫu
Đơn vị: m2 lá/m2 đất
* Bông lúa
Những thành phần chính của bông là: gốc bông, trục bông, gié cấp 1,
gié cấp 2 và hoa.
Trục bông kéo dài từ gốc đến chóp. Nó có 8 - 10 mắt cách khoảng 2 – 4
cm, từ mắt rễ sẽ phát triển những gié cấp 1. Thường chỉ có 1 nhánh sơ cấp
mọc từ gốc bông nhưng trong các điều kiện thuận lợi như thời tiết phù hợp,
đất đai phỡ nhiêu, từ gốc bông có thể mọc ra 2 hoặc 3 nhánh sơ cấp.
Quá trỡnh phân hoá đũng bắt đầu khoảng 30 ngày trước trỗ: nó tương
ứng với thời gian lúc lá thứ tư kể từ ngọn bắt đầu mọc dài ra. Đây là quá trỡnh
biến đổi phức tạp về hỡnh thái và sinh lý. Việc phân chia các bước phân hoá
đũng cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Matsushima (Nhật Bản) chia quá trỡnh
phân hoá đũng thành 21 bước. Một số tác giả khác chia thành 5 - 7 bước. Đào
Thế Tuấn chia thành 5 bước. Song hiện nay phần lớn mọi người đều tuân theo
8 bước phân hoá đũng của Đinh Dĩnh (Trung Quốc)[4]. Nắm được các bước
phân hoá đũng chúng ta sẽ có hướng tác động theo cách có lợi cho ruộng lúa
như: bón phân, tưới nước...
Đũng lúa sau khi đó phân hoá hỡnh thành xong thỡ trỗ ra ngoài do sự
vươn dài của lóng trên cùng, thường mất khoảng 5 - 6 ngày thỡ trỗ xong.
Trỡnh tự nở hoa: từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong. Trong ngày, hoa
nở rộ từ 8 - 9 giờ sáng khi có điều kiện nhiệt độ thích hợp, đủ ánh sáng quang
mây gió nhẹ. Những ngày mùa hè nắng to có thể nở hoa sớm vào 7 - 8 giờ
sáng. Ngược lại nếu trời âm u thiếu ánh sáng hoặc rét, hoa phơi màu muộn hơn
vào 12 - 14h. Sau quá trỡnh nở hoa là quá trỡnh phát triển của phôi, nội nhũ.

11



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Như Quỳnh - Lớp CT46B

* Quá trỡnh chín của hạt lúa
Giai đoạn chín đặc trưng bởi sự sinh trưởng hạt - sự tăng kích thước và
trọng lượng, sự đổi màu của hạt và sự già hoá của lá. Người ta chia quá trỡnh
chín thành 3 thời kỳ: chín giữa, chín sáp và chín hoàn toàn. Trước trỗ giẽ, một
lượng lớn tinh bột và đường tích luỹ trong thân và bẹ lá. Cacbohydrat tích luỹ
này được vận chuyển vào hạt lúc chín. Sự già hoá bắt đầu từ những lá thấp lên
trên khi cây trưởng thành. Sự già hoá của lúa indica nhanh hơn japonica và ở
vùng ấm nhanh hơn vùng lạnh. Thời gian chín phụ thuộc phụ chủ yếu vào
nhiệt độ và sự chênh lệch nhiệt độ ngày - đêm. Đa số các giống lúa chín
nhanh ở nhiệt độ cao và có sự chênh lệch nhiệt độ ngày - đêm lớn.
2.2. YÊU CẦU CỦA CÂY LÚA ĐỐI VỚI ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH

2.2.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến cây lúa ngay từ khi nẩy
mầm đến khi chín.
Bảng 1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa
Nhiệt độ tới hạn (oC)

Giai đoạn sinh trưởng
Thấp

Cao

Tối thích

10


45

20 - 35

12- 13

35

25 -30

16

35

25 - 28

Mọc dài của lá

7 - 12

43

31

Đâm chồi

9 -16

33


25 - 31

15 - 20

38

-

Trỗ

22

35

30 - 33

Chín

12- 18

30

20 - 25

Nảy mầm
Mọc và hoàn chỉnh của mạ
Ra rễ

Phân hóa đũng


* Theo Yoshida (1977)

12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Như Quỳnh - Lớp CT46B

Nhiệt độ ảnh hưởng nhiều đến vận tốc sinh trưởng ngay sau sự nẩy
mầm. Ở nhiệt độ khoảng 21 - 31oC, vận tốc sinh trưởng hầu như tăng tuyến
tính theo sự tăng nhiệt độ. Giai đoạn 3 - 5 tuần sau gieo, nhiệt độ chỉ ảnh
hưởng nhẹ đến vận tốc đẻ nhánh và vận tốc sinh trưởng chồi. Trong giai đoạn
sinh dục, số gié hoa trên cây tăng khi nhiệt độ hạ thấp. Như vậy, nhiệt độ tối
thích dường như chuyển từ cao xuống thấp khi sự sinh trưởng tiến từ giai
đoạn sinh dưỡng sang giai đoạn sinh dục. Nhiệt độ tối thích cho sự chín của
lúa japonica ở Nhật Bản là 20 - 22oC trong khi đó các giống indica thích nghi
tốt hơn với nhiệt độ cao.
2.2.2. Nước
Nhu cầu nước thay đổi theo chu kỳ sinh trưởng, giống và điều kiện
thâm canh. Theo Goutchin, ruộng lúa không cần lớp nước mặt mà chỉ cần
đảm bảo độ ẩm 90%. Ngược lại Erughin cho rằng ruộng lúa cần tưới nước
ngập. Ở ta, đại bộ phận ruộng lúa đều tưới ngập. Tuy nhiên, cũng có những
giống lúa có khả năng chịu hạn (lúa cạn, lúa đồi nương), chúng hoàn toàn sinh
trưởng phụ thuộc vào nước trời, tất nhiên năng suất không cao. Bên cạnh đó
cũn có những giống lúa chịu nước sâu ở đồng bằng sông Cửu Long, những
giống lúa nổi cổ truyền có thể chịu sâu đến 3m trong mùa lũ.
Nhu cầu nước của cây lúa qua các giai đoạn sinh trưởng không giống
nhau:

Hạt lúa khi bảo quản thường giữ độ ẩm dưới 13% khi hút nước đạt 22%
thỡ có thể hoạt động và nẩy mầm tốt ở độ ẩm đạt 25 - 28%. Khả năng hút
nước nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào giống và nhiệt độ nước.
+ Thời kỳ mạ: từ sau gieo đến mũi chông thường giữ cho ruộng đủ ẩm,
mạ chóng ngồi và mọc nhanh. Trong điều kiện đó, rễ lúa được cung cấp oxy

13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Như Quỳnh - Lớp CT46B

thuận lợi nên phát triển tốt và quá trỡnh phân giải độ nhũ cũng thuận lợi. Thời
kỳ mạ 3 - 4 lá đến nhổ cấy có thể giữ ẩm hoặc giữ lớp nước nông. Thời kỳ ở
ruộng cấy: sau cấy đến thời kỳ bén rễ, đẻ nhánh hữu hiệu, làm đũng, trỗ bông
và chín. Cây lúa rất cần nước. Nếu ruộng bị khô hạn các quá trỡnh sinh
trưởng gặp trở ngại rừ rệt. Để lúa sinh trưởng thuận lợi và đạt năng suất cao
cần cung cấp đủ nước. Ngược lại, nếu mức nước ruộng quá cao, ngập úng
cũng không thuận lợi: lúa đẻ nhánh khó cây vươn dài, yếu ớt, dễ bị đổ và sâu
bệnh.
2.2.3. Ánh sáng
Thời gian chiếu sáng và bóng tối trong 1 ngày đêm (quang chu kỳ), có
tác động rừ rệt đến quá trỡnh phân hoá đũng và trỗ bông. Nếu không có điều
kiện chiếu sáng phù hợp, cây lúa không thể ra hoa kết quả được. Đó cũng là
phản ứng với quang chu kỳ cây lúa. Có thể chia các cây hàng năm ra 3 loại
theo đặc tính phản ứng với quang chu kỳ khác nhau:
- Loại phản ứng với ánh sáng ngày dài yêu cầu thời gian chiếu sáng
trên 13 h/1 ngày.
- Loại phản ứng với ánh sáng ngày ngắn yêu cầu thời gian chiếu sáng

dưới 13h/1 ngày.
- Loại phản ứng trung tính với ánh sáng có thể trồng trong bất kỳ điều
kiện ngày ngắn hay dài.
Cây lúa thuộc nhóm cây ngày ngắn, thời gian chiếu sáng từ 9 - 10h/1 ngày
có tác dụng rừ rệt đối với việc xúc tiến quá trỡnh làm đũng và trỗ bông. Tuy
nhiên mức độ phản ứng quang chu kỳ cũn phụ thuộc vào giống và vùng trồng.
Các giống lúa trồng ở vùng ôn đới thường là những giống chín sớm chịu được
nhiệt độ thấp và ít mẫn cảm với độ dài ngày các giống nhiệt đới mẫn cảm với

14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Như Quỳnh - Lớp CT46B

nhiệt độ hơn độ dài ngày. Tuy nhiên những giống dài ngày lại phản ứng khá chặt
chẽ với quang chu kỳ. Ở nước ta, các giống lúa mùa địa phương chuyển sang
cấy vào vụ chiêm xuân sẽ không ra hoa, chúng chỉ ra hoa được trong điều kiện
ngày ngắn của vụ mùa. Ngược lại, các giống lúa ngắn ngày có phản ứng yếu
hoặc không phản ứng với quang chu kỳ nên có thể gieo vào mọi thời vụ trong
năm. Thời gian sinh trưởng của chúng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ. Ngoài thời
gian chiếu sáng, cường độ ánh sáng có ảnh hưởng đến quá trỡnh phân hoá đũng.
Ánh sáng yếu dưới 100 lux làm chậm quá trỡnh phân hoá đũng.
Bảng 2. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến quá trỡnh sinh trưởng

Loại bức sạ

Bước sóng


Ánh sáng nhìn thấy

380 - 720 ηm

Tác dụng
Đối với quang hợp

Tia tử ngoại

< 290 ηm

Có tác hại với cây trồng

Tia hồng ngoại

> 720 ηm

Sinh nhiệt, xúc tiến kéo dài sinh
trưởng

*Theo Yoshida(1976)
Ở miền Bắc nước ta, do có mùa đông lạnh, trời âm u nên cường độ ánh
sáng không đều trong năm. Từ tháng 1 đến tháng 4 nhất là vào khoảng từ
tháng 2 đến tháng 3 cường độ bức sạ các tỉnh phía Bắc giảm rừ rệt. Đây là
thời kỳ đầu của vụ lúa chiêm xuân, kết hợp với ảnh hưởng của nhiệt độ, mạ
xuân sinh trưởng kém và thường bị trắng lá do quá trỡnh hỡnh thành diệp lục
gặp trở ngại. Lúa xuân thời kỳ sau cấy và bắt đầu đẻ nhánh, do trời âm u kéo
dài nên đẻ nhánh kém. Vào thời kỳ cuối, tháng 4 đến tháng 5 trở đi trời
chuyển nắng ấm lúa xuân sinh trưởng thuận lợi. Tổng kết những vụ lúa chiêm


15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Như Quỳnh - Lớp CT46B

xuân được mùa ở miền Bắc, Đào Thế Tuấn nhận thấy cường độ ánh sáng 45
ngày cuối vụ có liên quan chặt chẽ với năng suất lúa.
2.3. NĂNG SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT

Năng suất có thể chia ra làm nhiều thành phần có phương trỡnh là:
NSLT = A*B*C*D . 10-4
Trong đó:
NSLT: Năng suất lý thuyết (tạ/ha)
A: số bông/m2
B: số hạt chắc/ bông
C: tỷ lệ hạt chắc/ bông
D: trọng lượng 1000 hạt (g)
10-4: hệ số chuyển đổi
Trong các yếu tố trên thỡ số bông trên đơn vị diện tích có tính quyết
định và hỡnh thành sớm nhất, yếu tố này phụ thuộc nhiều vào mật độ cấy, khả
năng đẻ nhánh, khả năng chịu đạm. Các giống lúa thấp cây, lá đứng, đẻ khoẻ
và chịu đạm có thể cấy dày để tăng số bông trên đơn vị diện tích [4]. Số
hạt/bông bằng hiệu số của số hoa phân hoá trừ đi số hoá thoái hoá. Yếu tố này
phụ thuộc nhiều vào đặc tính giống và điều kiện ngoại cảnh.
Tỷ lệ hạt chắc là một yếu tố cấu thành năng suất. Giống có tỷ lệ hạt
chắc cao sẽ cho năng suất cao. Tỷ lệ hạt chắc được quyết định trực tiếp bởi 3
thời kỳ là giảm nhiễm, trỗ và chín sữa. Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hạt chắc
thấp, tỷ lệ lép cao là do, trong thời kỳ trên nhiệt độ, độ ẩm không khí thấp quá

thấp hoặc quá cao làm mất sức nẩy mầm của hạt phấn hoặc trước đó vũi nhị
phát triển không hoàn toàn, tế bào hạt phấn bị hại... do vậy để có tỷ lệ hạt
chắc cao phải bố trí gieo cấy sao cho khi lúa làm đũng, trỗ bông và chín gặp
điều kiện thuận lợi [4].
Khối lượng 1000 hạt cũng là một trong các yếu tố quan trọng cấu thành

16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Như Quỳnh - Lớp CT46B

năng suất lúa. Yếu tố này chủ yếu phụ thuộc vào giống mà ít chụi tác động
của ngoại cảnh. Giai đoạn từ khi lúa trỗ cho đến khi chín sữa có ảnh hưởng
quyết định đến khối lượng 1000 hạt, nếu trong thời gian này cây lúa gặp điều
kiện nhiệt độ thuận lợi, đủ nước, không bị sâu bệnh phá hoại, không đổ ngó
và bộ lá lúa nhất là lá đũng phát triển tốt thỡ khối lượng 1000 hạt sẽ đạt tối đa.
Nghiên cứu về năng suất cá thể, Vũ Tuyên Hoàng và cs cho rằng lúa có
bông to, hạt to sẽ cho năng suất cao. Cũn Nguyễn Văn Hiển và Trần Thị Nhàn
(1978) khi nghiên cứu về độ thoát cổ bông cho biết những giống lúa có độ
thoát cổ bông hoàn toàn thường cho tỷ lệ hạt chắc cao và ngược lại.
Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng suất thực chất là mối quan
hệ giữa cá thể và quần thể [9]. Mối quan hệ này có 2 mặt khi số bông tăng lên
trong một phạm vi nào đó thỡ khối lượng bông không giảm hoặc giảm ít nên
năng suất cuối cùng tăng, đó là mối quan hệ thống nhất. Nhưng khi số bông
tăng quá cao sẽ làm cho khối lượng bông giảm nhiều, lúc đó năng suất sẽ
giảm, đó là mối quan hệ mâu thuẫn. Vỡ vậy, trong kỹ thuật trồng trọt cần phải
điều tiết mối quan hệ này sao cho có lợi nhất cho năng suất.


17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Như Quỳnh - Lớp CT46B

Phần III
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. VẬT LIỆU THÍ NGHIỆM GỒM 30 GIỐNG LÚA CÓ TRIỂN VỌNG

3.1.1. Địa điểm thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí tại khu thí nghiệm thuộc khoa Nông học Trường Đại học Nông nghiệp I.
3.1.2. Thời gian thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí vào vụ Mùa, từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2004
3.1.3. Bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên hoàn chỉnh và không nhắc lại.
- Diện tích 1 ô thí nghiệm là 2 m2
- Tổng diện tích các ô thí nghiệm là 60 m2
- Tổng diện tích khu thí nghiệm là 160 m2
- Sơ đồ thí nghiệm

Dải bảo vệ

8

26

23 24


34

2

52 66 1034 SS
6

40

19

10

30

27

16

65

43

2

59

TN135

Dải bảo vệ


- Cấy hàng cách hàng là 20 cm
- Cấy cây cách cây là 12.5 cm
3.1.4. Điều kiện thí nghiệm
- Thời gian gieo mạ từ ngày 15/6/2004
- Thời gian cấy 1/7/2004

18

17 1019 10222

22

1

1

77

10196

14

21

67

41

Dải bảo

vệ

Dải bảo vệ


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Như Quỳnh - Lớp CT46B

- Số dảnh cấy 1 dảnh
- Đất làm kỹ, san phẳng, xung quanh kết hợp với dải bảo vệ
- Phân bón:
+ Lượng bón cho 1 ha
120 KgN + 90P205 + 90K20
+ Cách bón

Thời kỳ Bón lót % (gam/1 ô thí

Bón thúc % (gam/1 ô

Bón đón đũng %

nghiệm)

thí nghiệm)

(gam/1 ô thí nghiệm)

Đạm


33 (11,5)

33 (11,5)

34 (12)

Lân

100 (70)

0

0

Kali

50 (12)

0

50 (12)

Phân

+ Bón thúc sau cấy 1 tuần
+ Bón thúc đũng trước trỗ 15 ngày
- Phũng trừ sâu bệnh và chế độ chăm sóc là đồng đều giữa các ô thí
nghiệm.
- Chế độ nước: giữ mức nước sau cấy 3 - 4cm, thời kỳ lúa đẻ nhánh 3 5 cm, sau cấy tháo cạn nước dần.


3.2. CÁC CHỈ TIÊU THEO DếI

3.2.1. Khí hậu vụ mùa năm 2004
3.2.2. Thời kỳ mạ
Mỗi giống lấy ngẫu nhiên 20 cây mạ để đo các chỉ tiêu
- Ngày gieo
- Tuổi mạ khi cấy

19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Như Quỳnh - Lớp CT46B

- Chiều cao cây mạ (đo từ cổ rễ đến lá dài nhất )
- Chiều rộng gan mạ (đo ở phần phần rộng nhất ở gần cổ rễ)
3.2.3. Thời kỳ lúa đẻ nhánh
- Số nhánh/khóm
- Ngày bắt đầu đẻ (10% số cây đẻ nhánh)
- Ngày đẻ nhánh rộ (50% số cây đẻ nhánh)
- Ngày bắt đầu chín, chín hoàn toàn (tính thời gian sinh trưởng từ khi
gieo đến khi thu hoạch)
3.2.4. Các chỉ tiêu theo dừi
- Chỉ tiêu sinh trưởng: Theo dừi ngẫu nhiên 10 cây / giống
+ Chiều cao cây (đo từ gốc lúa đến lá dài nhất trên khóm)
+ Chiều cao cuối cùng (đo từ gốc rạ đến đầu mút bông dài nhất)
+ Số nhánh đẻ
- Chỉ tiêu về sinh lý
+ Chỉ số diện tích lá và trọng lượng chất khô ở thời kỳ trỗ 50%

(đo diện tích lá bằng máy GA5 )
3.2.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa
Mỗi ô thí nghiệm lấy ngẫu nhiên 10 khóm để theo dừi các chỉ tiêu
- Số bông/khóm
- Số hạt chắc/bông (đếm tất cả các bông trong 10 khóm )
- Trọng lượng 1000 hạt (cân hai lần, mỗi lần cân 500 hạt nếu chênh
lệch giữa hai lần cân không quá 5% thỡ lấy tổng của hai lần cân ấy)
- Chiều dài bông (đo từ cổ bông tới đầu mút của bông )
- Chiều dài cổ bông (đo từ cổ bông đến cuống lá đũng)
- Đường kính gốc (dùng thước Panme )

20


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Như Quỳnh - Lớp CT46B

- Năng suất lý thuyết (NSLT)
- Công thức
NSLT = A * B * C * D * 10-4
Đơn vị (tạ/ha)
A: số bông/m2
B: số hạt chắc/bông
C: tỷ lệ hạt chắc/bông
D: trọng lượng 1000 hạt (g)
10-4: hệ số chuyển đổi
- Năng suất sinh vật học đơn vị tạ/ha (thu tất cả rơm rạ của 10 khóm
đem sấy ở 80 oC trong 48 h)
- Năng suất thực thu (thu từng ô thí nghiệm phơi và làm sạch hạt lép

cân toàn bộ trọng lượng của ô ở độ ẩm 14%)
- Hệ số kinh tế
Năng suất kinh tế (năng suất hạt khô)
K = -------------------------------------------------------------------------------------------------Năng suất sinh vật học (năng suất toàn bộ cây lúa)

21


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Như Quỳnh - Lớp CT46B

Phần IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Nhận xét chung về thời tiết khí hậu vụ Mùa năm 2004
Theo dừi khí hậu vụ mùa năm 2004 chúng tôi nhận thấy: về cơ bản
thời tiết trong vụ này tương đối thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát
triển.

4. MỘT SỐ KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM CÁC NHÓM GIỐNG

4.1. Một số đặc điểm của các nhóm giống trong giai đoạn mạ
Trong hệ thống biện pháp kỹ thuật thâm canh cây lúa thỡ giai đoạn mạ có
vị trí đặc biệt quan trọng. Vỡ vậy tôi tiến hành theo dừi thời kỳ mạ trước khi
cấy qua bảng dưới đây.

22



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Như Quỳnh - Lớp CT46B

Bảng 3. Một số chỉ tiêu theo dừi thời kỳ mạ của các giống lúa thí nghiệm

Japonica

Indica dài ngày

Indica trung ngày

Indica ngắn ngày

Nhóm

Giống

Chiều cao cây (cm)

Chiều rộng gan mạ (cm)

24,5
35,0
31,6
32,4
25,0
20,2
26,5
17,7

25,1
26,4
32,2
25,4
28,6
26,5
29,0
31,4
30,1
31,8
32,4
25,0
29,2
25,6
29,7
31,7
35,8
29,5
30,4
33,0
27,0
33,5
34,2
32,3
32,0

0,25
0,35
0,37
0,32

0,25
0,21
0,29
0,19
0,23
0,27
0,33
0,27
0,30
0,25
0,34
0,32
0,54
0,55
0,35
0,28
0,35
0,32
0,25
0,33
0,40
0,29
0,32
0,32
0,25
0,33
0,40
0,29
0,32


Khang dân
Hương thơm 1
AIT 77
CR 203
10191
10196
10346 - LĐP
101221 - TTT
SS2
TB
R3
X 23
ĐH 60
X 21
C 71
IR 71 -1096
Lily 336
Lily 328
IAC – 440
TN13-5
TB
M 90
VN 10
Tep – lai
Hồng kông1
Ta ka na ri
TB
Suigen - 249
Kanoiku - 43
Norin 12

Toitsu
Suigen - 251
TB

23


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Như Quỳnh - Lớp CT46B

Qua bảng, ta thấy chiều cao của cây mạ ở các nhóm giống tăng theo thứ
tự: nhóm ngắn ngày - nhóm trung bỡnh - nhóm dài ngày và nhóm japonica.
Như vậy ngay từ giai đoạn đầu nhóm japonica đó có sự phát triển mạnh hơn
so với các nhóm giống cũn lại. Đây có thể do thời gian sinh trưởng của nhóm
này ngắn ngày vỡ vậy mạ có tuổi sinh lý già hơn.
4.2. Thời gian sinh trưởng phát triển của các giống lúa tham gia thí nghiệm
Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi nẩy mầm cho đến
khi chín (85% số hạt/bông chín). Tỡm hiểu về thời gian sinh trưởng của cây
lúa có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí mùa vụ, xây dựng chế độ luân canh
hợp lý, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Hiện nay, nhu cầu về các giống
ngắn ngày ở các địa phương càng trở nên cấp thiết, nếu có được giống lúa
ngắn ngày người nông dân có thể mở rộng trà Xuân muộn, Mùa sớm, Mùa
muộn để tăng số vụ trong năm. Đánh giá thời gian sinh trưởng của các giống
trong thí nghiệm chúng tôi tiến hành theo dừi thời gian qua các giai đoạn sinh
trưởng kết quả được trỡnh bày ở bảng sau.
Qua bảng số liệu chúng tôi thấy:
- Ở các nhóm giống đều có giai đoạn mạ kéo dài 15 ngày (từ ngày gieo
15/6, ngày cấy 1/7).
- Thời điểm bắt đầu trỗ

+ Ở nhóm ngắn ngày giống trỗ sớm nhất là giống 10346 - Lúa địa
phương (27/8) giống trỗ muộn nhất là 101221 - TTT (29/8).
+ Nhóm giống trung bỡnh
Các giống bắt đầu trỗ từ 3/9 kéo dài đến 18/9. Giống trỗ sớm nhất là
IR71 - 1096, giống trỗ muộn nhất là số IAC - 440.
+ Nhóm giống dài ngày
Giống trỗ sớm nhất là giống Tép - lai (21/9), giống trỗ muộn nhất là
giống VN10 (24/9).

24


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Như Quỳnh - Lớp CT46B

Bảng 4. Thời gian sinh trưởng của các dũng giống lúa thí nghiệm (ngày)

Japonica

Indica dài ngày

Indica trung bỡnh

Indica ngắn ngày

Nhóm

Giống


Gieo-Cấy

Cấy-Trỗ

Trỗ-Kết
thúc trỗ

Khang dân
Hương thơm
1
AIT 77
CR 203
10191
10196
10346 - LĐP
101221 TTT
SS2
TB
R3
ĐH 60
X 21
IR 71 -1096
Lily 336
Lily 328
IAC 440
C 71
X 23
TN13-5
TB
M 90

VN 10
Tép - lai
Hồng kông 1
Ta ka na ri
TB
Suigen - 249
Kanoiku - 43
Norin 12
Toitsu

15
15

60
60

8
6

27
28

Tổng thời
gian sinh
trưởng
103
107

15
15

15
15
15
15

59
60
59
59
58
60

8
7
7
6
7
6

30
28
30
29
30
30

110
104
109
109

109
109

15
15
15
15
15
15
15
15
15
15
15
15
15
15
15
15
15
15
15
15
15
15
15

60
60
65

63
66
62
72
66
77
66
67
77
68
82
83
80
82
80
81
57
56
60
58

6
7
6
7
6
7
7
6
7

8
6
7
7
8
6
8
7
7
7
5
6
5
7

29
29
30
29
29
29
29
28
29
30
29
29
29
32
30

31
30
30
31
29
30
28
28

110
108
116
114
116
115
123
119
128
119
117
128
119
138
138
137
139
137
138
109
110

112
113

25

Kết thúc
trỗ-Chín


×