Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Thông tư 34 2016 TT-NHNN quy định việc cung cấp thông tin giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.64 KB, 5 trang )

Công ty Luật Minh Gia
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
--------

/>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 34/2016/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2016

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VIỆC CUNG CẤP THÔNG TIN GIỮA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ BẢO
HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 68/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ, quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ, quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định việc cung cấp thông tin giữa
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định nguyên tắc, phạm vi, nội dung và phương thức cung cấp thông tin giữa Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.


Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Ngân hàng Nhà nước.
2. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
3. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi.
Điều 3. Nguyên tắc cung cấp, sử dụng và quản lý thông tin
1. Bảo đảm tính trung thực, khách quan, kịp thời, đầy đủ và chính xác.
2. Việc cung cấp, sử dụng, quản lý và bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.
3. Bên được cung cấp thông tin sử dụng thông tin phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ
được giao.
4. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không được cung cấp cho bên thứ ba thông tin được Ngân hàng Nhà
nước cung cấp, trừ trường hợp cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật hoặc theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Phạm vi cung cấp thông tin

1

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 1900 6169


Công ty Luật Minh Gia

/>
1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được cung cấp, khai thác các thông tin, báo cáo quy định chi tiết tại
Phụ lục 02 kèm theo Thông tư này. Khi cần thiết Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có văn bản đề nghị Ngân
hàng Nhà nước xem xét, cung cấp thông tin, báo cáo khác chưa được quy định tại Phụ lục 02 kèm
theo Thông tư này để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo quy định

của Luật Bảo hiểm tiền gửi.
2. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam báo cáo Ngân hàng Nhà nước các thông tin được quy định chi tiết tại
Phụ lục 01 kèm theo Thông tư này. Khi cần thiết, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cung cấp thông tin, báo
cáo khác chưa được quy định tại Phụ lục 01 kèm theo Thông tư này theo yêu cầu bằng văn bản của
Ngân hàng Nhà nước.
Điều 5. Phương thức cung cấp thông tin
1. Cung cấp thông tin, báo cáo bằng văn bản và điện tử áp dụng đối với các thông tin, báo cáo quy
định bằng văn bản và điện tử quy định tại Phụ lục 01 và Phụ lục 02 kèm theo Thông tư này.
2. Đối với các chỉ tiêu báo cáo thống kê của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mà Bảo hiểm tiền gửi
Việt Nam được cung cấp tại Mục I Phụ lục 02 kèm theo Thông tư này, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
được khai thác trực tiếp theo phương thức do Cục Công nghệ tin học hướng dẫn.
Điều 6. Nối mạng và quy trình cung cấp thông tin bằng điện tử
1. Trụ sở chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nối mạng truyền tin với Ngân hàng Nhà nước (Cục
Công nghệ tin học) và phải có phương án dự phòng để đảm bảo nhận và gửi thông tin báo cáo với
Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
2. Trường hợp hệ thống truyền dữ liệu có sự cố, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nhận và gửi báo cáo
điện tử với Ngân hàng Nhà nước (Cục Công nghệ tin học) trực tiếp thông qua vật mang tin.
Điều 7. Tra soát và điều chỉnh thông tin
1. Khi bên được cung cấp thông tin phát hiện sai sót hoặc bất hợp lý về thông tin được cung cấp, bên
được cung cấp thông tin có văn bản tra soát gửi bên cung cấp thông tin đề nghị tra soát hoặc làm rõ.
2. Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị tra soát, bên cung cấp thông tin tiến hành
rà soát, kiểm tra thông tin và trả lời bên đề nghị tra soát.
3. Khi có sự điều chỉnh thông tin đã cung cấp, bên cung cấp thông tin chủ động gửi lại thông tin đã
được điều chỉnh cho bên được cung cấp thông tin trong phạm vi 2 ngày làm việc kể từ ngày thông tin
đã cung cấp được điều chỉnh.
4. Bên cung cấp thông tin có trách nhiệm giải thích, làm rõ thông tin khi có yêu cầu của bên được
cung cấp thông tin.
Điều 8. Thời hạn gửi thông tin

1. Thời hạn gửi thông tin, báo cáo được quy định cụ thể tại Phụ lục 01, Phụ lục 02 kèm theo Thông tư

này.
2. Nếu ngày quy định cuối cùng của thời hạn gửi thông tin, báo cáo trùng với ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết
hoặc ngày nghỉ cuối tuần, thì ngày gửi thông tin, báo cáo là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày đó.
3. Trường hợp thông tin, báo cáo gửi bằng văn bản, ngày gửi thông tin, báo cáo thực tế được tính là
ngày ghi trên dấu của bưu điện nơi tiếp nhận thông tin, báo cáo gửi đi. Trường hợp thông tin, báo cáo
gửi qua kênh báo cáo điện tử, ngày gửi thông tin, báo cáo là ngày truyền file báo cáo thành công.
4. Trường hợp khẩn cấp hoặc đột xuất, đơn vị phải gửi thông tin, báo cáo bằng văn bản qua fax. Sau
khi gửi thông tin, báo cáo qua fax, đơn vị báo cáo có trách nhiệm gửi thông tin, báo cáo chính thức

2

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 1900 6169


Công ty Luật Minh Gia

/>
bằng văn bản theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. Ngày gửi thông tin, báo cáo thực tế được tính là
ngày chuyển thông tin, báo cáo qua fax.
Điều 9. Khai thác thông tin tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
1. Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước (ngoài các đơn vị nhận báo cáo quy định tại Phụ lục 01
kèm theo Thông tư này) có nhu cầu khai thác các thông tin báo cáo của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
phải đăng ký bằng văn bản với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng để tổng hợp, trình Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
2. Các đơn vị, cá nhân được phép khai thác các thông tin báo cáo chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng
thông tin báo cáo, số liệu thống kê đúng mục đích và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo mật
thông tin.
Điều 10. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan cung cấp thông tin cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo

quy định tại Thông tư này; Đầu mối tiếp nhận yêu cầu bằng văn bản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
để trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với các thông tin, báo cáo khác quy định tại Khoản 1
Điều 4 Thông tư này;
b) Tiếp nhận các kiến nghị bằng văn bản về thực hiện Thông tư này, phối hợp với các đơn vị liên quan
để trả lời cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; Theo dõi việc xử lý kiến nghị của các đơn vị liên quan;
c) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện cung cấp thông tin của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo
quy định tại Thông tư này;
d) Bảo quản, lưu trữ và quản lý các báo cáo bằng văn bản do đơn vị mình trực tiếp nhận từ Bảo hiểm
tiền gửi Việt Nam theo các quy định hiện hành về quản lý lưu trữ hồ sơ, tài liệu trong ngành ngân
hàng.
2. Trách nhiệm của Cục Công nghệ tin học
a) Là đơn vị đầu mối tổ chức tiếp nhận và cập nhật đầy đủ, kịp thời các mẫu biểu báo cáo điện tử vào
hệ thống báo cáo do Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam truyền qua mạng hoặc gửi qua vật mang tin. Trường
hợp báo cáo bị sai về tên, cấu trúc file dữ liệu, các tiêu chí kiểm tra kỹ thuật và thiếu mẫu biểu báo
cáo, phải yêu cầu Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam báo cáo chỉnh sửa và gửi lại theo đúng quy định; Phản
hồi kịp thời về tình trạng dữ liệu cho đơn vị báo cáo. Trường hợp xảy ra sự cố đường truyền dữ liệu
của Ngân hàng Nhà nước, phải thực hiện ngay biện pháp để khắc phục sự cố;
b) Phối hợp với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong việc đảm bảo kết nối, duy trì, và bảo đảm tính an
toàn, bảo mật mạng truyền tin giữa Ngân hàng Nhà nước và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;
c) Chủ trì và phối hợp với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xử lý
vướng mắc liên quan đến chương trình tin học báo cáo thống kê trong quá trình thực hiện các quy
định tại Thông tư này;
d) Hướng dẫn việc cấp phát, quản lý mã khóa, chương trình ký điện tử dùng trong hệ thống báo cáo
cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;
đ) Chủ trì xây dựng, phối hợp với Vụ Dự báo, thống kê và các đơn vị liên quan hướng dẫn các quy
định về tên, cấu trúc file dữ liệu của báo cáo điện tử và hướng dẫn Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam lập,
gửi mẫu biểu báo cáo điện tử qua hệ thống báo cáo để thực hiện Thông tư này;
e) Đầu mối triển khai, hướng dẫn để Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tiếp cận các chỉ tiêu báo cáo thống
kê quy định tại Mục I Phụ lục 02 kèm theo Thông tư này.


3

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 1900 6169


Công ty Luật Minh Gia

/>
3) Các đơn vị khác thuộc Ngân hàng Nhà nước:
a) Cung cấp thông tin cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo quy định tại Thông tư này;
b) Phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng hướng dẫn và trả lời kịp thời cho Bảo hiểm
tiền gửi Việt Nam về các vướng mắc liên quan đến trách nhiệm của mình trong việc thực hiện Thông
tư này;
c) Bảo quản, lưu trữ và quản lý các báo cáo bằng văn bản do đơn vị mình trực tiếp nhận từ Bảo hiểm
tiền gửi Việt Nam theo các quy định hiện hành về quản lý lưu trữ hồ sơ, tài liệu trong ngành ngân
hàng.
Điều 11. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố
1. Cung cấp thông tin về các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc thẩm quyền
quản lý cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo quy định tại Thông tư này.
2. Phối hợp với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xử lý các vướng mắc liên quan đến trách nhiệm của mình
trong việc thực hiện Thông tư này.
3. Bảo quản, lưu trữ và quản lý các báo cáo bằng văn bản do đơn vị mình trực tiếp nhận từ Bảo hiểm
tiền gửi Việt Nam theo các quy định hiện hành về quản lý lưu trữ hồ sơ, tài liệu trong ngành ngân
hàng.
Điều 12. Trách nhiệm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước theo quy
định tại Thông tư này.
2. Bảo quản, lưu trữ, cung cấp số liệu thống kê tổng hợp và báo cáo bằng văn bản theo quy định của
pháp luật và chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Chương III


TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/02/2017.
2. Bãi bỏ Thông tư số 03/2006/TT-NHNN ngày 25/4/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về
việc hướng dẫn một số nội dung tại Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ về
bảo hiểm tiền gửi và Nghị định số 109/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ về bảo hiểm
tiền gửi.
Điều 14. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Cục trưởng Cục Công nghệ tin học, Vụ
trưởng Vụ Dự báo, thống kê, Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan
thuộc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
và các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.

Nơi nhận:

KT.THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC

- Như Điều 14;

4

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 1900 6169


Công ty Luật Minh Gia

/>

- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Lưu: VP, Vụ PC, TTGSNH4 (5b).

Nguyễn Kim Anh

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

Phu luc

5

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 1900 6169



×