Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu marketing dịch vụ vận tải đường sắt tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (887.26 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

VŨ THỊ HẢI ANH

NGHIÊN CỨU MARKETING
DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT

Chuyên ngành: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ VẬN TẢI
Mã số: 62.84.01.03

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2017


Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học Giao thông vận tải

Tập thể hướng dẫn khoa học:
1. GS.TSKH Nguyễn Hữu Hà
2. TS Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Phản biện 1: TS. Phạm Công Trịnh
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thanh Chương
Phản biện 3: TS. Huỳnh Cường

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Trường
họp tại: Trường Đại học Giao thơng vận tải
vào hồi

giờ



ngày

tháng

năm 2017

Có thể tìm luận án tại: Trung tâm Thơng tin Thư viện Trường Đại học
Giao thông vận tải


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Vận tải là một bộ phận không thể thiếu trong sự tồn tại và phát triển kinh
tế - xã hội của mỗi vùng, miền, quốc gia, khu vực và trên thế giới. Vận tải
đóng vai trị quan trọng giúp hoạt động phân phối và lưu thơng hàng hóa diễn
ra một cách nhanh chóng và kịp thời; vận tải đáp ứng nhu cầu đi lại của con
người.
Vận tải đường sắt từ khi ra đời cho đến nay ln có vai trị hết sức quan
trọng và là bộ phận không thể tách rời của mạch máu giao thông của cả nước.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong thời gian qua, vận tải
đường sắt đã có những thay đổi rõ rệt cả về số lượng phương tiện cũng như
chất lượng phục vụ. Tuy nhiên, kết quả của sự đầu tư mạnh cho đường bộ,
đường hàng không là thị phần vận tải đường bộ và hàng không tăng lên rõ
rệt.
Hiện nay, các doanh nghiệp vận tải đường sắt đang đứng trước những
bước thách thức, khó khăn bởi sự gia tăng các điều kiện thuận lợi trong việc
cạnh tranh với các loại hình doanh nghiệp vận tải khác. Một trong những biện
pháp để vượt qua được những khó khăn, thách thức của thị trường vận tải là

các doanh nghiệp vận tải đường sắt phải tìm ra những biện pháp cần thiết để
thu hút và hấp dẫn được khách hàng của mình. Lý thuyết marketing được
nghiên cứu và ứng dụng phổ biến trong các ngành kinh doanh dịch vụ, trong
đó có ngành vận tải. Khoa học về nghiên cứu marketing sẽ giúp cho doanh
nghiệp vận tải đường sắt thấu hiểu được khách hàng và thị trường vận tải, là
một trong những điều kiện để doanh nghiệp vận tải đường sắt tồn tại và phát
triển trên thị trường vận tải.
Các lý thuyết về marketing dịch vụ nói chung và nghiên cứu marketing
dịch vụ nói riêng cịn khá mới mẻ nhất là đối với lĩnh vực vận tải. Trong khi
đặc điểm riêng của dịch vụ vận tải bằng đường sắt lại rất khác so với các
ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ thông thường khác, một số vấn đề lý
luận chung của marketing chưa thật phù hợp với lĩnh vực dịch vụ nói chung
và dịch vụ vận tải đường sắt nói riêng.
Chính vì những lý do trên, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề
tài: “Nghiên cứu marketing dịch vụ vận tải đường sắt”. Đây là vấn đề có tính
thời sự, cấp bách, có ý nghĩa sâu sắc về mặt lý luận và thực tiễn đối với sự
phát triển của các doanh nghiệp vận tải đường sắt (VTĐS) hiện nay và trong
tương lai.
2. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa và làm sâu sắc thêm các vấn đề lý luận cơ bản về nghiên
cứu marketing dịch vụ VTĐS; ứng dụng nghiên cứu marketing trong nghiên


2

cứu 7 biến số marketing dịch vụ VTĐS.
Nghiên cứu tìm ra những nguyên nhân dẫn đến thành công và những hạn
chế trong hoạt động nghiên cứu marketing dịch vụ VTĐS trong thời gian qua.
Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp giải pháp thiết thực, khoa học gắn với
liền với nội dung và quy trình nghiên cứu marketing dịch vụ VTĐS ở Việt

Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động nghiên cứu marketing dịch vụ VTĐS
và ứng dụng nghiên cứu marketing trong nghiên cứu 7 biến số marketing dịch
vụ VTĐS.
Phạm vi nghiên cứu
Về khơng gian: Tồn bộ hoạt động nghiên cứu marketing tại các doanh
nghiệp VTĐS Việt Nam.
Về thời gian: Sử dụng kết quả SXKD của Đường sắt Việt Nam (ĐSVN)
trong nhiều năm, tập trung chi tiết số liệu từ năm 2011 đến nay và các số liệu
dự báo.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về ý nghĩa khoa học: Luận án đã hệ thống hóa và làm phong phú thêm cơ
sở lý luận về nghiên cứu marketing dịch vụ VTĐS.
Trong bối cảnh hiện nay, việc tính tốn giá cước, giá thành VTĐS cần
phải có những điều chỉnh sau khi ĐSVN tái cơ cấu. Luận án đề xuất các
nguyên tắc xác định giá cước VTĐS, điều chỉnh cách tính giá thành VTĐS
phù hợp với tình hình mới hiện nay.
Về ý nghĩa thực tiễn: Ý nghĩa thực tiễn của đề tài thể hiện ở chỗ đưa ra
các giải pháp hoàn thiện nghiên cứu marketing dịch vụ VTĐS ở Việt Nam.
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU MARKETING DỊCH VỤ VẬN TẢI
ĐƯỜNG SẮT
1.1. Phân tích, đánh giá các cơng trình nghiên cứu ở ngoài nước
Nghiên cứu của các tác giả Stephen L. Vargo, Robert F. Lusch đã cung
cấp một đánh giá toàn diện và phân tích nguồn gốc của marketing dịch vụ,
thực hành và chiến lược marketing. Bằng cách sử dụng các mơ hình khoảng
cách về chất lượng dịch vụ như là một khung cấu thành cấu trúc của tài liệu
cung cấp các công cụ dùng để xây dựng một cách tuần tự từng khoảng cách
trong mơ hình.

Nhóm tác giả Christopher Lovelock, Paul Patterson, Jochen Wirtz nổi
tiếng bởi những lập luận có căn cứ và minh chứng chắc chắn, tin cậy. Các
quan điểm và kỹ thuật marketing dịch vụ hiện đại được thể hiện trong bối
cảnh ở Úc và châu Á - Thái Bình Dương.


3

Tác giả Milla Laisi: Tồn cầu hóa ngày càng tăng gây áp lực lên ngành
giao thông. Do sáp nhập và mua lại, số lượng lớn các nhà máy sản xuất được
chuyển tới các nước có chi phí thấp. Vì vậy, nhu cầu về dịch vụ vận tải đã
phải đối mặt với sự gia tăng đáng kể. Bên cạnh đó, tầm quan trọng của các
giá trị xanh đã tăng lên, các nước trên toàn thế giới đang dành sự quan tâm
rất lớn đến phát thải khí nhà kính, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Passenger Rail Franchizing - British Experience: Dịch vụ vận tải hành
khách bằng đường sắt đã được nhượng quyền thương mại trong giai đoạn
1995-1997 và nhiều trong số đó đã được nhượng quyền lần thứ hai. Bài học
kinh nghiệm của Anh sẽ cung cấp một cơ hội tuyệt vời để nghiên cứu tác
động của nhượng quyền kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng đường
sắt.
Tác giả Arne Beck: Dịch vụ vận tải hành khách đường sắt tại thị trường
châu Âu đã được điều tiết ở mức độ cao trong một số thập kỷ. Tuy nhiên,
trong những năm gần đây, những nỗ lực đã được tăng cường để làm cho phân
khúc thị trường này cạnh tranh hơn, một phần là để đáp ứng với tình trạng
bấp bênh của ngân sách nhà nước và một phần để lên kế hoạch thị trường
châu Âu duy nhất của Ủy ban châu Âu cho vận tải đường sắt. Những nỗ lực
tự do hóa mạnh mẽ nhất cho đến nay đã được nhìn thấy ở Áo, Đức, Ý và
Anh.
Tại Nhật Bản, các tác giả Masatake Matsuda và Shoji Sumita với các
công trình nghiên cứu đã có nhiều nghiên cứu về phương pháp tiếp cận và

những thành công của Nhật Bản trong q trình chuyển đổi của Đường sắt
Nhật Bản.
1.2. Phân tích, đánh giá các cơng trình nghiên cứu ở trong nước
Tác giả Lưu Văn Nghiêm (2008): Marketing dịch vụ là phương pháp tổ
chức quản lý thơng qua q trình phát hiện và vận dụng những quy luật thuộc
các lĩnh vực kinh tế - xã hội… nhằm thỏa mãn nhu cầu của các thành viên
tham gia đồng thời thực hiện những mục tiêu đã xác định, phù hợp với tiến
trình phát triển của thực tại khách quan trong phạm vi nguồn lực kiểm sốt
được.
Các tác giả Bùi Xn Phong, Trần Văn Bính, Cao Minh Trường đã đề cập
đến các vấn đề thuộc về lý luận cơ bản của tổ chức sản xuất kinh doanh vận
tải đường sắt hướng đến mục tiêu đạt hiệu quả cao nhất trong lĩnh vực kinh
doanh vận tải của ngành đường sắt như cải tiến phát triển công nghệ phục vụ
chạy tàu, xây dựng giá cước vận tải đường sắt, cải tiến cơ chế quản lý sản
xuất vận tải …
Tác giả Nguyễn Hữu Hà với rất nhiều công trình nghiên cứu về VTĐS đã
phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải đường sắt và thị
phần vận tải đường sắt trên thị trường vận tải trong điều kiện chuyển đổi từ


4

cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa; phân tích vai trị của hoạt động marketing trong q
trình tổ chức cơng tác sản xuất kinh doanh vận tải và xây dựng lý luận cơ bản
về tổ chức hoạt động marketing trong ngành vận tải…
Tác giả Lê Thu Sao (2011, 2012) đã hoàn thiện lý luận về nhu cầu vận
tải trong điều kiện kinh tế thị trường; hội nhập quốc tế trong kinh doanh vận
tải đường sắt; văn hóa doanh nghiệp; tổ chức chạy tàu hàng cố định theo thời
gian; sử dụng kỹ thuật phân tích SWOT để xác định các điểm mạnh, điểm

yếu, cơ hội và nguy cơ của vận tải đường sắt, từ đó xác định phương thức và
các biện pháp thực hiện chiến lược kinh doanh vận tải đường sắt cho Tổng
công ty Đường sắt Việt Nam phù hợp với các yêu cầu của kinh tế thị trường
và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tác giả Lê Tiến Dũng (2014) đã nghiên cứu các giải pháp marketing áp
dụng vào công tác vận chuyển hành khách trên đường sắt nhưng khơng đề
cập tới quy trình nghiên cứu marketing áp dụng cho dịch vụ VTĐS cả về lý
luận lẫn thực tiễn
Tác giả Đinh Quang Toàn (2015) đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và làm
sâu sắc thêm chính sách marketing dịch vụ, ứng dụng cho vận tải hành khách
bằng đường hàng không.
1.3. Khoảng trống khoa học và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
1.3.1. Khoảng trống khoa học
Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả trên trong lĩnh vực marketing
nói chung và nghiên cứu marketing nói riêng, có những cơng trình chỉ nghiên
cứu về mặt lý thuyết, có những cơng trình nghiên cứu thực tế và có những
cơng trình đi từ nghiên cứu lý thuyết cho đến vận dụng vào các trường hợp
nghiên cứu trong thực tế. Các cơng trình nghiên cứu cũng được nghiên cứu
ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới và môi trường kinh doanh khác nhau
tại mỗi nước. Tuy nhiên, không thể áp dụng cứng nhắc vào điều kiện thực tế
của các doanh nghiệp VTĐS ở Việt Nam. Do vậy, cần nghiên cứu và vận
dụng sáng tạo các lý thuyết chung về marketing và nghiên cứu marketing để
đảm bảo phù hợp với môi trường kinh doanh và điều kiện kinh doanh của các
doanh nghiệp ở Việt Nam. Đặc biệt hơn nữa là phù hợp với các đặc thù của
lĩnh vực vận tải đường sắt Việt Nam hiện nay.
Các cơng trình đã đề cập đến lý luận marketing trong các doanh nghiệp
VTĐS. Tuy nhiên, các lý luận về marketing được đề cập đến vẫn tản mát,
chưa tập trung thành hệ thống lý luận về nghiên cứu marketing trong doanh
nghiệp VTĐS. Các biến số marketing về dịch vụ vận tải, giá cước, phân phối,
giao tiếp khuếch trương, nhân viên phục vụ và các yếu tố cơ sở vật chất phục

vụ hoạt động vận tải cũng đã được đề cập đến trong một số các cơng trình
nghiên cứu. Nhưng các biến số này chưa được tập trung nghiên cứu dưới


5

dạng mơ hình marketing 7P cho dịch vụ VTĐS. Việc nghiên cứu phân tích
mức độ hài lịng của khách hàng sử dụng dịch vụ VTĐS dưới góc độ
marketing dịch vụ 7P; nghiên cứu nguyên tắc và cách xác định giá cước trong
tình hình mới hiện nay cũng chưa được đề cập đến trong cơng trình nghiên
cứu nào. Đây là khoảng trống mà đề tài định hướng nghiên cứu.
1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
(1). Xác định vai trò, nguyên tắc, quy trình nghiên cứu marketing trong
doanh nghiệp VTĐS; hệ thống hóa và làm phong phú thêm cơ sở lý luận về
nghiên cứu marketing ứng dụng trong mơ hình marketing dịch vụ 7P cho dịch
vụ VTĐS;
(2). Phân tích, đánh giá thực trạng nghiên cứu marketing dịch vụ vận tải
của TCT ĐSVN hiện nay;
(3). Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu làm cơ sở phân hạng hành khách
đi tàu;
(4). Sử dụng các biến số của mơ hình marketing dịch vụ 7P để đề xuất mơ
hình phân tích, đánh giá mức độ hài lòng của hành khách và chủ hàng hiện
nay của các doanh nghiệp VTĐS;
(5). Đề xuất các giải pháp hoàn thiện nghiên cứu marketing dịch vụ VTĐS
ở Việt Nam hiện nay và trong tương lai; đề xuất nguyên tắc, cách xác định
giá cước trong tình hình mới hiện nay; đề xuất phần biến số S2 – An toàn cho
hàng hóa trong mơ hình “7P + S”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng 2 nguồn số liệu:
i) Nguồn số liệu thứ cấp từ các báo cáo, trang thông tin của Tổng công ty

(TCT) ĐSVN và các thông tin của các cơng trình, đề tài nghiên cứu trước;
ii) Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra đánh
giá mức độ hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ VTĐS dưới góc độ
marketing dịch vụ 7P. Sử dụng phần mềm SPSS để phân tích, đánh giá kết
quả khảo sát
Các phương pháp sử dụng gồm: Phương pháp thống kê; phương pháp
phân tích, tổng hợp; điều tra xã hội học.
Ngồi ra, trong luận án cịn sử dụng các phương pháp của tốn kinh tế;
mơ hình hóa, … để nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ của luận án.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU MARKETING DỊCH VỤ
VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT
2.1. Marketing vận tải
2.1.1. Sản phẩm vận tải
Quá trình vận chuyển hàng hóa và hành khách trong khơng gian và theo


6

thời gian tạo nên sản phẩm vận tải (SPVT). SPVT cũng có giá trị và giá trị
sử dụng. Giá trị của SPVT là lượng lao động xã hội cần thiết kết tinh trong
sản phẩm đó, giá trị sử dụng của SPVT là khả năng đáp ứng nhu cầu di
chuyển.
2.1.2. Doanh nghiệp vận tải
Doanh nghiệp vận tải là một đơn vị kinh tế được thành lập để thực hiện
các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải nhằm mục đích sinh lời, thỏa
mãn nhu cầu vận tải của xã hội với mục đích cơng ích [25].
2.1.3. Marketing vận tải
Marketing là q trình xã hội nhờ đó các tổ chức hoặc cá nhân có thể thỏa
mãn nhu cầu và mong muốn thông qua việc tạo ra và trao đổi những thứ có

giá trị với những người khác.
Marketing vận tải là quá trình thu nhận, tìm hiểu, đánh giá và thỏa mãn
nhu cầu vận tải của khách hàng bằng hệ thống các chiến lược, chính sách và
chương trình marketing vào tồn bộ q trình cung ứng và tiêu dùng dịch vụ
thơng qua các nguồn lực của doanh nghiệp vận tải.
2.2. Nghiên cứu marketing dịch vụ vận tải đường sắt
2.2.1. Vai trò và nguyên tắc nghiên cứu marketing dịch vụ VTĐS
Nghiên cứu marketing dịch vụ vận tải đường sắt là quá trình thu thập, xử
lý, phân tích và tổng hợp một cách có mục đích, có hệ thống những thơng tin
marketing về việc xác định hoặc đưa ra các giải pháp cho những vấn đề liên
quan đến dịch vụ vận tải đường sắt.
Quá trình nghiên cứu marketing trong doanh nghiệp VTĐS được thực
hiện thông qua đánh giá, thu thập thông tin từ các nhóm yếu tố mơi trường
bên ngồi (gồm có các biến số có thể kiểm sốt, nhóm khách hàng của doanh
nghiệp VTĐS và các biến số khơng thể kiểm sốt) và các nhóm yếu tố mơi
trường bên trong doanh nghiệp VTĐS (cụ thể là các bộ phận marketing, các
nhân viên phụ trách marketing).
Nguyên tắc nghiên cứu marketing dịch vụ vận tải đường sắt
Nguyên tắc hệ thống
Nguyên tắc linh hoạt
Nguyên tắc đồng bộ
Nguyên tắc so sánh
Nguyên tắc chủ đích của mục tiêu
Nguyên tắc phân hóa đa dạng
Nguyên tắc hiệu quả kinh tế
2.2.2. Quy trình nghiên cứu marketing dịch vụ vận tải đường sắt


7


Bước 2
• Xác
định mục
tiêu
nghiên
cứu
MKT
Bước 1

• Lập kế
hoạch
nghiên
cứu
MKT

Bước 4
• Tổ
chức thu
thập dữ
liệu

Bước 3

• Xử lý
phân tích
thơng tin

• Báo
cáo kết
quả

nghiên
cứu

Bước 5

Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu marketing dịch vụ vận tải đường sắt
2.2.3. Cơ sở lý luận về ứng dụng nghiên cứu marketing trong nghiên cứu
7 biến số marketing dịch vụ VTĐS
Nghiên cứu sản phẩm của doanh nghiệp VTĐS (P1) là nghiên cứu các cấp
độ dịch vụ, từ đó hồn thiện các dịch vụ hiện có bằng cách bổ sung các yếu
tố hữu hình và vơ hình vào thành phần các cấp độ dịch vụ cung ứng. Ngoài
ra, việc nghiên cứu dịch vụ còn giúp doanh nghiệp VTĐS cải tiến, phát triển
và cho ra đời các dịch vụ mới, nghiên cứu sự chấp nhận của khách hàng với
những dịch vụ mới mà doanh nghiệp VTĐS cung ứng.
Nghiên cứu giá cước VTĐS (P2) bao gồm: Nghiên cứu co giãn cầu phụ
thuộc giá; nghiên cứu giá cạnh tranh; nghiên cứu giá mua và chi phí
marketing phân phối; nghiên cứu thủ pháp phân hóa giá và tương quan giáchất lượng... Ngoài ra, nghiên cứu các phương pháp tính tốn giá cước, giá
thành VTĐS có vai trị vơ cùng quan trọng. Đây là cơ sở để các doanh nghiệp
VTĐS xác định chính sách giá trong điều kiện cạnh tranh gay gắt với các loại
hình vận tải khác trên thị trường.
Nguyên tắc xác định giá cước vận tải đường sắt
Căn cứ vào giá thành vận tải đường sắt
Căn cứ vào chính sách giá và sự điều tiết vĩ mô của nhà nước
Phù hợp với điều kiện cụ thể của thị trường vận tải
Yếu tố cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vận tải
Đặc điểm của công tác vận tải
Điều chỉnh linh hoạt theo các điều kiện khai thác cụ thể và các diễn biến
trên thị trường vận tải
Nghiên cứu hệ thống phân phối sản phẩm VTĐS (P3): Sản phẩm vận tải
không phải là sản phẩm vật chất cụ thể mà được tính bằng T-Km và HK-Km.

Do đặc trưng của dịch vụ VTĐS là quá trình cung ứng dịch vụ và quá trình
sử dụng dịch vụ VTĐS được diễn ra một cách đồng thời nên các doanh nghiệp


8

VTĐS sử dụng kênh phân phối trực tiếp. Vì vậy, nghiên cứu tình hình phân
phối dịch vụ VTĐS tập trung vào loại kênh phân phối này.
Nghiên cứu giao tiếp – khuếch trương sản phẩm VTĐS (P4): Nghiên cứu
giao tiếp – khuếch trương tác động như thế nào đối với khách hàng của doanh
nghiệp VTĐS. Các chương trình giảm giá, khuyến mại, các chương trình
quảng cáo, hình ảnh của doanh nghiệp VTĐS và các hoạt động xúc tiến khác.
Nghiên cứu yếu tố con người (P5) trong dịch vụ VTĐS là nghiên cứu về:
trình độ chun mơn, kỹ năng giao tiếp, các chế độ đãi ngộ đối với người lao
động. Trên cơ sở đó có các giải pháp tác động nhằm nâng cao chất lượng
phục vụ của người lao động.
Nghiên cứu quy trình phục vụ (P6): Quy trình phục vụ khách hàng của
doanh nghiệp VTĐS gồm có: quy trình phục vụ hành khách và quy trình phục
vụ chủ hàng. Quy trình phục vụ hành khách được nghiên cứu theo quá trình
đi lại của hành khách bằng đường sắt. Quy trình phục vụ chủ hàng được
nghiên cứu theo trình tự tác nghiệp hàng đi, hàng đến.
Nghiên cứu các yếu tố hữu hình phục vụ dịch vụ VTĐS (P7) được chia
thành 2 nhóm: Nghiên cứu nhóm các yếu tố thuộc về kết cấu hạ tầng đường
sắt và nghiên cứu nhóm các yếu tố phương tiện vận tải.
Mối tương quan giữa các biến số trong mơ hình marketing 7P cho dịch vụ
VTĐS: Có mối tương quan giữa loại sản phẩm mà hành khách được cung
ứng với giá vé mà hành khách phải chi trả với hành trình chạy tàu và mức độ
an tồn trong suốt hành trình của hành khách. Loại sản phẩm định vị cho
phân khúc cao cấp yêu cầu những lợi ích cao hơn với chi phí sản xuất và dịch
vụ cao hơn và ngược lại một sản phẩm hướng đến khách hàng bình dân sẽ

cần có chi phí thấp hơn để có lợi nhuận khi bán giá thấp.
2.2.4. Hệ thống các yếu tố phản ánh mức độ hài lòng của khách hàng sử
dụng dịch vụ VTĐS
Trên cơ sở phân tích các đặc điểm của dịch vụ, các mơ hình chất
lượng dịch vụ cũng như các thang đo về chất lượng dịch vụ, tác giả đã đề
xuất các yếu tố quyết định sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ VTĐS:
+ Kết quả thu được của khách hàng sử dụng dịch vụ VTĐS là khách hàng
được di chuyển từ nơi này đến nơi khác (dịch vụ cốt lõi và các dịch vụ bổ
sung khác) – biến số sản phẩm;
+ Chi phí mà khách hàng phải trả (cước phí) – biến số giá cước;
+ Để được cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp VTĐS hành khách đi tàu
phải mua vé, chủ hàng phải kí kết hợp đồng vận chuyển - biến số phân phối;
+ Những kỳ vọng của khách hàng về dịch vụ VTĐS chủ yếu được hình
thành từ kinh nghiệm của những lần sử dụng dịch vụ trước đó, ý kiến của
người khác về dịch vụ họ được cung ứng, thông tin và hứa hẹn của doanh
nghiệp VTĐS - biến số giao tiếp – khuếch trương.


9

+ Trong quá trình khách hàng được di chuyển từ nơi này đến nơi khác
phải có sự tham gia của yếu tố con người (nhân viên phục vụ) - biến số con
người;
+ Doanh nghiệp VTĐS phải xây dựng các quy trình phục vụ hành khách
và chủ hàng để cung ứng dịch vụ VTĐS cho khách hàng – biến số quy trình
dịch vụ;
+ Để tạo ra được dịch vụ cung ứng cho khách hàng cần có hệ thống
phương tiện vận tải, cơ sở hạ tầng và các yếu tố phụ trợ khác – biến số yếu
tố hữu hình.
Kết luận chương 2

- Hệ thống hóa và làm phong phú thêm cơ sở lý luận về nguyên tắc, quy
trình nghiên cứu marketing dịch vụ VTĐS.
- Hệ thống hóa và làm phong phú thêm nội dung nghiên cứu marketing
dịch vụ VTĐS (sản phẩm vận tải, giá cước, phân phối, giao tiếp – khuếch
trương, lao động, quy trình phục vụ và các yếu tố hữu hình).
- Đề xuất nguyên tắc xây dựng giá cước vận tải đường sắt.
Chương 3
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠNG TÁC NGHIÊN
CỨU MARKETING CỦA TỔNG CÔNG TY ĐSVN
3.1. Tổng quan về đường sắt Việt Nam
3.1.1. Mơ hình cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
3.1.2. Ngành nghề kinh doanh của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
3.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
3.2. Phân tích, đánh giá nội dung nghiên cứu marketing dịch vụ VTĐS
3.2.1. Dịch vụ vận tải đường sắt
Hoạt động nghiên cứu sản phẩm vận chuyển hành khách bằng đường sắt
và vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt không được doanh nghiệp VTĐS
thực hiện một cách thường xuyên và liên tục. Những sản phẩm cải tiến, sản
phẩm mới được thiết kế trên cơ sở học tập kinh nghiệm của các nước trên thế
giới, vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam; so sánh với sản
phẩm của đối thủ cạnh tranh ở đây là đường bộ và đường hàng không (trong
vận chuyển hành khách), đường biển (trong vận chuyển hàng hóa) và kinh
nghiệm của nhà quản lý điều hành.
3.2.2. Giá cước vận tải đường sắt
Nghiên cứu tính tốn giá vé hành khách và cước hàng hóa của doanh
nghiệp VTĐS được xác định trên cơ sở giá thành VTĐS và mức giá của các
đối thủ cạnh tranh (vận tải đường bộ ở cự ly ngắn và trung bình, vận tải hàng
khơng ở cự ly dài). Nhưng trong những năm gần đây, do sự thay đổi của cơ
cấu tổ chức mà việc tính tốn giá thành VTĐS không được thực hiện thường



10

xuyên, liên tục nên giá cước được xây dựng chủ yếu thông qua điều chỉnh
giá cước cũ.
3.2.3. Phân phối dịch vụ vận tải đường sắt
Nghiên cứu phân phối dịch vụ VTĐS được thực hiện một phần bằng công
cụ “Tổng đài bán vé và chăm sóc khách hàng”. Hệ thống bán vé điện tử do
FPT xây dựng đã được đưa vào triển khai giai đoạn 1 năm 2014, giai đoạn 2
năm 2015 và giai đoạn 3 năm 2016 giúp người dân có thể chủ động tìm kiếm
vé tàu, chỗ ngồi phù hợp trong thời gian ngắn từ đó đưa ra kế hoạch đi lại phù
hợp. Ngoài ra, hệ thống cũng giúp ngăn chặn nạn đầu cơ vé do tồn bộ thơng
tin về vé tàu với một kho vé duy nhất đã được đưa lên mạng internet, đồng thời
hỗ trợ VNR có thể nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu, tình hình vé bán thực
tế.
3.2.4. Truyền thông dịch vụ vận tải đường sắt
Hoạt động truyền thông trong marketing giúp đưa doanh nghiệp đến gần
hơn với người tiêu dùng, khách hàng. Trong các công cụ của truyền thông, các
doanh nghiệp VTĐS sử dụng 3 cơng cụ chủ yếu là: kích thích tiêu thụ, quan hệ
công chúng và quảng cáo.
3.2.5. Nhân viên phục vụ dịch vụ vận tải đường sắt
Nghiên cứu về nhân viên phục vụ, doanh nghiệp VTĐS cũng có những hoạt
động phát phiếu điều tra để thu thập thông tin về chất lượng nhân viên phục vụ
trên tàu dưới ga nhưng chưa chuyên sâu. Thiết lập “Đường dây nóng” ở tất cả
các chi nhánh đường sắt trên cả nước, “Hịm thư góp ý” hoặc “Chuyên mục
trao đổi khách hàng” trên website của công ty CP VTĐS để tiếp nhận những
thông tin, phản ánh của hành khách, chủ hàng về thái độ phục vụ của nhân
viên, chất lượng dịch vụ ...
3.2.6. Yếu tố quy trình phục vụ dịch vụ vận tải đường sắt
Hiện nay, quy trình phục vụ hành khách trên tàu hay dưới ga đều đã được

ngành quy định rõ ràng. Để phục vụ hành khách đi tàu, doanh nghiệp VTĐS
phải áp dụng rất nhiều các quy trình: quy trình bán vé, quy trình bán vé đi
ngay, quy trình kiểm sốt vé và quy trình trả lại vé, quy trình phục vụ hành
khách tại ga, quy trình phục vụ hành khách đi tàu…
Hình thức vận chuyển hàng hố từ kho đến kho, hay tổ chức đại lý vận tải
mới chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ nên hầu hết các chủ hàng vẫn phải đến ga
để làm thủ tục vận chuyển cho các lơ hàng của mình.
3.2.7. Yếu tố hữu hình trong dịch vụ vận tải đường sắt
Phương tiện vận tải đường sắt: Đầu máy, toa xe
Hiện trạng kết cấu hạ tầng đường sắt: Mạng lưới đường, ga và kiến trúc
nhà ga, đường ngang, thiết bị thơng tin tín hiệu đường sắt
3.3. Ứng dụng nghiên cứu marketing trong nghiên cứu 7 biến số
marketing dịch vụ VTĐS


11

3.3.1. Mục tiêu nghiên cứu marketing dịch vụ VTĐS
Nhằm cung cấp thơng tin cần thiết để phân tích ngun nhân, mức độ ảnh
hưởng của các biến số trong mơ hình marketing dịch vụ VTĐS đến mức độ
hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ VTĐS.
3.3.2. Phương pháp, công cụ và kích thước mẫu nghiên cứu marketing
dịch vụ VTĐS
Phương pháp nghiên cứu đề tài sử dụng là phương pháp điều tra. Cụ thể
là điều tra mức độ hài lòng của hành khách và chủ hàng dưới góc độ
marketing dịch vụ 7P.
Luận án sử dụng phiếu điều tra đánh giá mức độ hài lòng của hành khách
và chủ hàng theo 7 biến số marketing dịch vụ VTĐS làm công cụ nghiên cứu.
3.3.3. Tổ chức thu thập thông tin nghiên cứu marketing dịch vụ VTĐS
3.3.4. Mơ hình nghiên cứu marketing 7P cho dịch vụ VTĐS

Để xác định mức độ hài lòng của hành khách đi tàu theo 7 biến số
marketing dịch vụ VTĐS (HLHK), nghiên cứu đề xuất mơ hình phân tích
quan hệ giữa 7 yếu tố đến mức độ thỏa mãn tổng thể hành khách đi tàu, đặc
trưng bởi các hệ số βHKi (i=0 7).
Đối với hành khách đi tàu:
HLHK = -0,355 + 0,157 SPHK + 0,185 GV + 0,188 HTBV+ 0,08 GTKT +
0,171 NVHK+ 0,091 QTHK + 0,143 PTNG
Để xác định mức độ hài lịng của chủ hàng dưới góc độ marketing dịch
vụ VTĐS (HLCH), nghiên cứu đề xuất mô hình phân tích quan hệ giữa 7
yếu tố đến mức độ thỏa mãn tổng thể của chủ hàng, đặc trưng bởi các hệ số
βHHi (i=0 7).
Đối với chủ hàng:
HLCH = 0,197+ 0,147 SPHH + 0,168 CHH + 0,116 HTPP+ 0,088 GTKT +
0,140 NVHV+ 0,147 QTCH + 0,134 PTKB
Kết luận chương 3
Kết quả phân tích thực trạng cơng tác nghiên cứu marketing trong doanh
nghiệp VTĐS trên 2 phương diện: quy trình nghiên cứu marketing và nội
dung nghiên cứu marketing theo 7 biến số marketing dịch vụ cho thấy:
- Công tác nghiên cứu marketing tại các doanh nghiệp VTĐS chưa được
quan tâm đúng mức, chưa xứng tầm với vai trò và ý nghĩa của công tác nghiên
cứu marketing trong một doanh nghiệp kinh doanh trong nền KTTT;
- Tại các doanh nghiệp VTĐS chưa có các phịng, ban hay cán bộ chun
trách thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu marketing;
- Hệ thống thông tin quản lý khách hàng mới được xây dựng, chưa hoàn
chỉnh để đưa vào khai thác một cách hiệu quả nhất;
- Giá cước VTĐS giai đoạn 2011 – 2016 đã mang tính cạnh tranh cao so


12


với đường bộ ở cự ly ngắn và trung bình, so với cước hàng không ở cự ly dài.
Song trong những năm gần đây, do sự thay đổi của cơ cấu tổ chức mà việc
tính tốn giá thành VTĐS khơng được thực hiện thường xuyên, liên tục nên
giá cước được xây dựng chủ yếu thông qua điều chỉnh giá cước cũ.;
- Hình ảnh, đồng phục, tác phong của nhân viên phục vụ hành khách trên
tàu, dưới ga đã được cải thiện đáng kể. Chương trình “4 Xin – 4 Ln” đã có
những đóng góp nhất định, góp phần cải thiện đáng kể hình ảnh của nhân
viên ga tàu. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng phục vụ ngày càng tốt hơn
nhằm thu hút, lôi kéo hành khách quay trở lại sử dụng phương tiện vận tải
đường sắt, cần phải giảm khoảng cách chất lượng phục vụ giữa nhân viên
trên tàu với tiếp viên hàng không;
- Doanh nghiệp VTĐS đã tự đóng mới toa xe khách, toa xe hàng, lắp ráp
đầu máy trong nước. Các trang thiết bị trên các toa xe khách đã được đầu tư,
đổi mới nâng cao chất lượng phục vụ hành khách. Tuy nhiên, hầu hết các
thiết bị đường sắt quan trọng, thiết bị thông tin tín hiệu, thiết bị thi cơng bảo
trì nhập ngoại chiếm phần lớn;
- Mức độ hài lòng của khách hàng dưới góc độ marketing dịch vụ dựa vào
đánh giá định tính từ thông tin phản hồi của khách hàng. Đây là cung cấp căn
cứ quan trọng để phân tích và định hướng cho các giải pháp hoàn thiện các
biến số marketing nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng sử dụng dịch vụ
VTĐS. Nhìn chung, một số biến số phản ánh loại dịch vụ vận tải được cung
ứng (SPHK, SPHH), giá cước (GV, CHH), hệ thống bán vé (HTBV), quy
trình phục vụ chủ hàng (QTCH) được đánh giá mức độ ảnh hưởng cao hơn;
biến số giao tiếp – khuếch trương được đánh giá có ảnh hưởng thấp nhất đối
với mức độ hài lòng tổng thể của khách hàng. Kết quả này phù hợp với tình
hình thực tế hoạt động của các doanh nghiệp VTĐS.
Chương 4
ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN NGHIÊN CỨU MARKETING
DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT CHO TỔNG CÔNG TY ĐSVN
4.1. Định hướng chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đường sắt đến năm

2020, tầm nhìn 2030
4.2. Giải pháp hoàn thiện nghiên cứu marketing dịch vụ VTĐS
4.2.1. Đề xuất mơ hình marketing dịch vụ 7P phân tích mức độ hài lòng
của khách hàng sử dụng dịch vụ VTĐS
Các giả thuyết của mơ hình:
P1: Sự đa dạng của dịch vụ VTĐS cung cấp càng nhiều, khách hàng càng
dễ dàng lựa chọn loại dịch vụ được cung ứng thì sự hài lịng càng cao
P2: Tính cạnh tranh về giá vé, giá cước càng cao thì khách hàng càng hài
lịng


13

P3: Sự sẵn có các loại vé, mức độ dễ dàng ký kết hợp đồng, thuận tiện
trong thanh toán làm gia tăng sự hài lòng của khách hàng
P4: Mức độ tiếp cận các chương trình giảm giá, khuyến mại, quảng cáo
càng dễ dàng thì khách hàng càng hài lịng
P5: Nhân viên phục vụ càng tốt thì khách hàng càng hài lịng
P6: Quy trình phục vụ càng chuẩn thì khách hàng càng hài lịng
P7: Các yếu tố hữu hình càng tốt thì sự hài lịng càng cao
Thang đo sử dụng của mơ hình:
Mơ hình sử dụng thang đo định tính theo thứ tự tăng dần từ 0 đến 10, trong
đó 0 là khách hàng “Hồn tồn khơng hài lịng” và 10 là khách hàng “Hồn
tồn hài lịng” với dịch vụ được cung ứng.
Phương pháp phân tích gồm 3 bước:
Bước 1: Sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha kiểm định mức độ phù
hợp của các biến thành phần của biến tổng HLHK, HLCH.
Bước 2: Sử dụng phương trình hồi quy phân tích mức độ hài lịng của
khách hàng sử dụng dịch vụ VTĐS
Bước 3: Sử dụng phân tích ANOVA để kiểm định sự phù hợp của mơ

hình hồi quy.
Ý nghĩa của mơ hình nghiên cứu:
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, doanh nghiệp VTĐS sẽ đo lường được
mức độ ảnh hưởng của từng nhóm yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách
hàng sử dụng dịch vụ VTĐS trong các giai đoạn nhất định.


14

P7
PTKB (4)
PTNG (4)

βHK7
P5

P6

βHH7
NVHK (4)

QTHK (3)
βHH5

NVHV (4)

βHK5

QTCH (4)
βHK6

βHH6

P1

P2

P3

SPHK (4)

GV (4)

HTBV (4)

SPHH (3)

CHH (4)

HTPP (3)

P4

GTKT (4)

βHK2
βHH1

βHK3

βHK4

βHH2
βHK1

βHH3
βHH4

Mức độ hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ VTĐS

Hình 4.1: Mơ hình marketing dịch vụ 7P phân tích mức độ hài lịng
của khách hàng
4.2.2. Giải pháp phân hạng hành khách đi tàu thống nhất


15

Cơ sở dữ liệu hành khách đi tàu là dữ liệu về hành khách đã từng sử dụng
phương tiện vận tải bằng đường sắt. Dữ liệu này bao gồm:
- Thông tin cơ bản (thông tin cá nhân): tên, địa chỉ, ngày sinh, số điện
thoại, số chứng minh thư;
- Đặc điểm nhân khẩu: Tuổi, giới tính, tình trạng hơn nhân, trình độ giáo
dục, thu nhập, số lượng thành viên trong gia đình;
- Hành vi đi lại: tần suất đi lại bằng tàu hỏa, những thay đổi về loại dịch
vụ vận tải sử dụng. Tần suất đi lại bằng tàu hỏa được theo dõi thông qua bảng
thống kê các mác tàu theo tuyến (bảng 4.1). Loại dịch vụ hành khách sử dụng
được theo dõi qua bảng thống kê các loại chỗ trên tàu (bảng 4.2)
- Mục đích đi lại của hành khách được phân chia thành: đi công tác, đi du
lịch, đi thăm người thân,
- Các dịch vụ thường sử dụng tại ga: điện thoại, ngân hàng, ăn uống, giải
khát, mua sắm,…
- Loại phương tiện hành khách sử dụng để đi đến ga và rời khỏi ga: xe cá

nhân, xe buýt, xe taxi, xe ôm và loại khác.
- Thái độ của hành khách đối với dịch vụ vận tải được cung ứng: cảm xúc,
khen chê, mong muốn của hành khách đối với sản phẩm doanh nghiệp VTĐS
cung ứng;
- Yếu tố quyết định lựa chọn phương tiện vận tải bằng đường sắt: Yếu tố
thuộc về doanh nghiệp; yếu tố thuộc về hành khách.
Căn cứ vào số lượt đi lại và chi phí đi lại của hành khách trong một năm
để xếp hạng hành khách thành các hạng: kim cương, vàng, bạc và hành khách
thường xuyên đi tàu. Hành khách hạng “kim cương”, “vàng”, “bạc” và hành
khách thường xuyên đi tàu sẽ được chiết khấu trên giá vé tương ứng.
Để thu thập được các thơng tin trên về hành khách đi tàu có thể kết hợp
với phiếu điều tra đánh giá mức độ thỏa mãn của hành khách dưới góc độ
marketing dịch vụ VTĐS. Nhưng do số lượng mẫu của phiếu điều tra ở
chương 3 hạn chế nên các doanh nghiệp VTĐS phải tổ chức lấy thông tin của
hành khách đi tàu thông qua các hình thức khác như khi hành khách mua vé
tàu (đặc biệt là với những hành khách mua vé tàu qua mạng) và những hành
khách đến ga tìm hiểu về giờ tàu, giá vé,… Đối với hành khách mua vé tàu
qua mạng, tác giả đề xuất xây dựng bảng hỏi để thu thập thông tin về hành
khách. Nếu hành khách nào trả lời đầy đủ các câu hỏi trong bảng hỏi này sẽ
được tặng 1 voucher dùng để mua vé tàu.
4.2.3. Giải pháp điều chỉnh cách tính giá thành vận tải đường sắt phù
hợp với tình hình mới hiện nay
1. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm vận tải đường sắt
Chi phí sản xuất là tồn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hố
và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ dùng vào sản


16

xuất sản phẩm được biểu hiện bằng tiền.

Giá thành sản xuất sản phẩm được xác định bao gồm những chi phí về lao
động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác được dùng để sản xuất hồn
thành một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định (giá thành toàn bộ
- Tổng giá thành).
Giá thành toàn bộ = CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong
kỳ - CPSX dở dang cuối kỳ (4.1)
Do đặc điểm của sản xuất VTĐS là thường xuyên, liên tục, ít chịu
ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, SPVT dở dang đầu kỳ và cuối kỳ là tương
đương nhau. Nên chi phí dở dang đầu kỳ và cuối kỳ là tương đương nhau:
Giá thành sản xuất SPVT = CPSX phát sinh trong kỳ (4.2)
Giá thành SPVT tiêu thụ = CPSX phát sinh trong kỳ + Chi phí QLDN (4.3)
Vậy:
Giá thành đơn vị SPVT =
C=

CPSX phát sinh trong kỳ + CPQLDN trong kỳ

∑E
∑ PL

Sản lượng vận tải

(4.4)

(đồng/sản phẩm vận tải) (4.5)

Trong đó: ∑E: Tổng chi phí về vận tải cho 1 loại vận chuyển bao gồm:
lương, bảo hiểm, vật liệu, nhiên liệu, khấu hao TSCĐ, dịch vụ mua ngồi và
chi phí khác;
∑PL: Sản lượng vận tải của 1 loại vận chuyển tương ứng (TKm hoặc HK

Km)
2. Điều chỉnh cách tính giá thành vận tải đường sắt phù hợp với tình hình
mới hiện nay
Trước năm 2016 các công ty VTĐS là đơn vị hạch toán phụ thuộc
TCT ĐSVN. Kết quả SXKD VTĐS được hạch tốn tập trung tại TCT.Trên
cơ sở chi phí SXKD VTĐS, TCT tiến hành tính giá thành VTĐS.
Từ 1/1/2016, 2 cơng ty VTĐS được cổ phần hóa, thực hiện chế độ
hạch tốn độc lập (TCT có cổ phần chi phối). Các đơn vị trực thuộc TCT hiện
nay là:
1. Các chi nhánh đầu máy (cung cấp sức kéo);
2. Chi nhánh khai thác vận tải quản lý các ga (làm công tác tổ chức
chạy tầu tại ga)
3. Trung tâm điều hành vận tải (Điều hành vận tải trên tuyến)
Vì vậy, các cơng ty cổ phần VTĐS phải chủ động tính tốn giá thành
VTĐS căn cứ vào chi phí SXKD VTĐS. Hiện nay, tính giá thành bằng
phương pháp tỷ suất chi gặp khó khăn do hệ thống khoản mục chi chưa phù
hợp với cơ cấu tổ chức SXKD VTĐS hiện tại.
Chi phí vận tải gồm 3 phần: Phần thứ nhất trả cho TCT (E2), phần thứ hai


17

chi trả cho lệ phí CSHT đường sắt (E3) và phần cịn lại là chi phí tại cơng ty
cổ phần (E1).
Phần chi phí của cơng ty cổ phần (E1): Một phần dùng để chi phí chung
cho tồn cơng ty và chi tại cơ quan cơng ty (E11) và phần cịn lại (E12) dùng
để chi cho các chi phí ở cấp dưới (chi nhánh VTĐS, chi nhánh toa xe và chi
nhánh đồn tiếp viên đường sắt) gồm chi phí sản xuất chung (ESXchung), chi
phí vật liệu trực tiếp (Evậtliệu) và chi phí nhân cơng trực tiếp (Enhâncơng). Các
chi phí SXKD VTĐS cịn được chi tiết hóa theo hệ thống 56 khoản mục chi

của VTĐS.
Tồn bộ chi phí SXKD VTĐS của CTCP được minh họa qua sơ đồ sau:

A

Các CP tại
CQ công ty
D
BB C C

Chi trả cho Tổng cơng ty

Evật
G liệu

Enhâncơng

ESXchung
Lệ phí
CSHT

H D

Các CP ở cấp dưới
CP trực tiếp chi tại CTCP

E1

E2


Hình 4.3: Chi tiết nội dung chi phí vận tải của CTCP
Trong 3 phần chi phí trên, Cơng ty cổ phần chỉ chủ động được phần
chi phí tại cơng ty cổ phần. Phần chi trả về cho TCT do TCT quy định tỷ lệ
và phần lệ phí CSHT đường sắt do Nhà nước quy định, hai phần chi phí này
CTCP khơng chủ động được.
Từ cơng thức (4.5), ta có:
Zđơn vị =

E1 + E2 + E3
Sản lượng vận tải

= Z1 + (Z2 + Z3) (4.6)

Gọi E là chi phí SXKD VTĐS của CTCP VTĐS: E = E1 + E2 + E3 (4.7)
Gọi Z là giá thành VTĐS: Z = Z1 + Z2 + Z3 (4.8)
Z1, Z2, Z3 là giá thành tương ứng với chi phí E1, E2, E3. Các chi phí E2, E3
CTCP khơng chủ động được. Vì vậy, trong phạm vi đề tài luận án, luận án
tập trung nghiên cứu phần chi phí CTCP chủ động được (E1). Muốn hạ giá
thành thì CTCP phải giảm được chi phí E1.
Theo phương pháp trực tiếp, phần Z1 tính theo cơng thức sau:
klq

Z1 =

lq

E1 + E1
Sản lượng vận tải

klq


=

E1

Sản lượng vận tải

lq

+

E1

Sản lượng vận tải

= Z1klq + Z1lq (4.9)

Doanh thu vận tải còn lại là doanh thu sau khi đã trả phần E2 và E3:

I


18

Nếu E1 < doanh thu vận tải còn lại → CTCP có lợi nhuận;
Nếu E1 = doanh thu vận tải còn lại → CTCP hòa vốn;
Nếu E1 > doanh thu vận tải còn lại → CTCP bị lỗ.
Vậy theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp, CTCP phải chi tiêu một cách hợp
lý, hiệu quả và tiết kiệm các khoản chi để đạt được mục tiêu giảm chi phí, hạ
giá thành.

Trong luận án, tác giả đề xuất điều chỉnh phương pháp tính giá thành
VTĐS cho phù hợp với tình hình hiện nay. Phương pháp này, tác giả dựa trên
lý luận chung về tính giá thành sản phẩm và phù hợp với cách hạch tốn chi
phí hiện nay nên có căn cứ khoa học và đảm bảo tính khả thi. Theo cách tính
tốn này, để tính giá thành vận tải (phần Z1), hệ thống chỉ tiêu lựa chọn gồm
có:
1. Đồn tàu.Km: là chỉ tiêu phản ánh sự tiêu hao chi phí cho công tác
phục vụ trên tàu;
2. Xe km: là chỉ tiêu phản ánh sự tiêu hao chi phí của các chi nhánh toa
xe;
3. Số xe xếp: là chỉ tiêu phản ánh sự tiêu hao chi phí liên quan đến cơng
tác hàng hoá ở trạm vận tải.
Số hành khách lên tàu là chỉ tiêu phản ánh sự tiêu hao chi phí về công
tác hành khách phục vụ hành khách và hành lý ở các ga do trạm vận tải thực
hiện công việc.
Nội dung phương pháp tính giá thành VTĐS:
1. Phân khai chi phí sản xuất vận tải của cơng ty theo 3 loại vận chuyển:
vận chuyển hàng hoá, hành khách địa phương và hành khách thống nhất theo
nguyên tắc:
+ Những chi phí liên quan trực tiếp đến loại vận chuyển nào được phân
thẳng cho loại vận chuyển đó;
+ Những chi phí liên quan đến nhiều loại vận chuyển, phải thông qua chỉ
tiêu trung gian để phân khai
2. Phần chi phí có liên quan đến các chỉ tiêu nào (đã trình bày ở phần trên)
mà CTCP VTĐS dùng để thanh toán với các chi nhánh trực thuộc CTCP thì
sẽ quy nạp cho chỉ tiêu đó. Việc quy nạp chi phí dựa trên ngun tắc chi phí
liên quan trực tiếp đến chỉ tiêu nào thì quy nạp thẳng vào chỉ tiêu đó. Cịn chi
phí liên quan đến nhiều chỉ tiêu, thông qua chỉ tiêu trung gian đặc trưng phản
ánh chi phí đối với các chỉ tiêu đó để phân bổ.
3. Trên cơ sở tổng các chi phí của mỗi chỉ tiêu, đem chia cho số lượng chỉ

tiêu thực hiện trong kỳ ta sẽ được chi phí cho mỗi chỉ tiêu (chi phí đơn vị).
4. Tính tốn số lượng chỉ tiêu cần thiết để hồn thành việc vận chuyển
1TKm hàng hố (hay 1 HKKm) thơng qua việc xây dựng các cơng thức tính
tốn [38].



×