Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

Thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 216 trang )

Tr−êng
Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
--------

--------

!"#"#

Ng−êi h−íng dÉn khoa häc:

H

Néi 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện dưới sự hướng
dẫn của PGS. TS. Đào Thị Phương Liên và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực
trong học thuật.
Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2017
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Người thực hiện luận án

PGS. TS. Đào Thị Phương Liên

Nguyễn Doãn Hoàn


LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành chương trình đào tạo Tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính
trị, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện của Trường Đại học
KTQD, Ban Giám hiệu và các thầy, cô trong Khoa Lý luận chính trị , các Trưởng, Phó
phòng ban và các bạn đồng nghiệp nơi tôi công tác tại Huyện ủy Thạch Thất, thành
phố Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đào Thị Phương Liên đã tận tình hướng
dẫn, động viên và giúp tôi các phương pháp tiếp cận khoa học trong quá trình thực
hiện Luận án Tiến sỹ này.
Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo tham gia giảng dạy chương trình đào tạo Tiến
sĩ kinh tế - Đại học Kinh tế Quốc dân đã cung cấp cho tôi những kiến thức, phương
pháp tiếp cận toàn diện vấn đề quản lý.
Tôi xin cảm ơn các đồng nghiệp, các cơ quan Thống kê, Sở Lao động Thương
binh và Xã hội Hà Nội... đã cung cấp những số liệu chính xác để phục vụ cho mục
đích nghiên cứu của luận án tiến sĩ này.
Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2017
Người thực hiện luận án

Nguyễn Doãn Hoàn


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................ 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu có liên quan đến chủ đề Luận án ............................... 6

1.1.1. Những nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến chủ đề Luận án ............. 6
1.1.2 Những khoảng trống và câu hỏi nghiên cứu .................................................. 12
1.2. Về phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 13
1.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 13
1.2.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ................................................................ 15
1.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 16
1.2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu ..................................................................... 18
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 19
Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU NHẬP CỦA
LAO ĐỘNG DI CƯ LÀM THUÊ TRONG KHU VỰC PHI CHÍNH THỨC TẠI
CÁC ĐÔ THỊ ........................................................................................................... 20
2.1. Một số vấn đề về khu vực phi chính thức và lao động di cư làm thuê trong
khu vực phi chính thức ......................................................................................... 20
2.1.1. Một số vấn đề về khu vực phi chính thức ..................................................... 20
2.1.2. Lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức tại các đô thị. ........... 24
2.2. Những vấn đề cơ bản về thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu
vực phi chính thức tại đô thị. ................................................................................ 27
2.2.1. Thu nhập của người lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức. ........ 27
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu
vực phi chính thức tại đô thị .................................................................................. 36
2.3. Kinh nghiệm đảm bảo thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi
chính thức tại đô thị của một số quốc gia và bài học rút ra cho thành phố Hà Nội .. 44
2.3.1. Kinh nghiệm đảm bảo thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực
phi chính thức tại một số nước Châu Mỹ Latin ...................................................... 44
2.3.2. Một số bài học rút ra cho thành phố Hà Nội ................................................. 49


Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 50
Chương 3 THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ LÀM THUÊ
TRONG KHU VỰC PHI CHÍNH THỨC TRÊN ĐỊA BÀN NỘI THÀNH HÀ NỘI... 51

3.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội ảnh hưởng đến
thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức. ................ 51
3.1.1. Khái quát chung về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà
Nội. ....................................................................................................................... 51
3.1.2. Tình hình lao động di cư từ các địa phương vào thủ đô Hà Nội những năm
gần đây .................................................................................................................. 52
3.1.3. Khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội. ................................ 54
3.1.4. Tình hình lao động làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội
thành Hà Nội. ........................................................................................................ 55
3.2. Phân tích thực trạng thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực
phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội ..................................................... 70
3.2.1. Thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa
bàn Hà Nội theo các yếu tố cấu thành .................................................................... 70
3.2.2. Thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa
bàn Hà Nội theo đặc điểm của người lao động di cư qua điều tra khảo sát ............. 73
3.3. Đánh giá chung về thực trạng thu nhập của lao động di cư làm thuê trong
khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội....................................... 90
3.3.1. Những kết quả đạt được ............................................................................... 90
3.3.2. Những bất cập liên quan đến thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu
vực phi chính thức trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................................. 98
3.3.3. Nguyên nhân của những bất cập liên quan đến thu nhập của lao động di cư
làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn thành phố Hà Nội ................. 100
Tiểu kết Chương 3 ................................................................................................. 109
Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THU NHẬP CHO
LAO ĐỘNG DI CƯ LÀM THUÊ TRONG KHU VỰC PHI CHÍNH THỨC
TRÊN ĐỊA BÀN NỘI THÀNH HÀ NỘI .............................................................. 111
4.1. Căn cứ đề xuất phương hướng và giải pháp đảm bảo thu nhập cho lao động
di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội .. 111
4.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 ....... 111
4.1.2. Dự báo xu hướng lao động di cư vào Hà Nội và những vấn đề đặt ra đối với

lao động di cư làm việc trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội
tầm nhìn đến năm 2030 ....................................................................................... 113


4.2. Quan điểm, phương hướng đảm bảo thu nhập cho lao động di cư làm thuê
trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội........................... 116
4.2.1. Quan điểm đảm bảo thu nhập cho lao động di cư làm thuê trong khu vực phi
chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội............................................................. 116
4.2.2. Phương hướng đảm bảo thu nhập cho lao động di cư làm thuê trong khu vực
phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội ....................................................... 122
4.3. Những giải pháp chủ yếu để đảm bảo thu nhập của người lao động di cư
làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn Hà Nội ............................ 125
4.3.1. Nâng cao năng lực bản thân người lao động di cư ...................................... 126
4.3.2. Cải thiện điều kiện làm việc và mối quan hệ chủ thợ đối với lao động di cư làm thuê
trong khu vực phi chính thức để tăng tiền công, tiền thưởng cho người lao động .......... 127
4.3.3. Tạo cơ chế để nguồn cung và nguồn cầu về lao động di cư làm thuê trong khu
vực phi chính thức dễ dàng tương tác và gặp nhau trên thị trường lao động ......... 129
4.3.4. Tăng cường vai trò của Nhà nước trong hoàn thiện luật pháp, cơ chế chính
sách và phối hợp giữa các cơ quan chức năng ...................................................... 131
4.3.5. Tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội để đảm bảo thu nhập cho lao động
di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức ........................................................ 135
4.3.6. Tăng cường quan hệ tương tác giữa khu vực chính thức và khu vực phi chính
thức, đặc biệt là phát triển kinh tế tư nhân nhằm tạo cơ hội việc làm và thu nhập ổn
định cho lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức ........................... 136
Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 137
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 138
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....................................................................................... 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 141
PHỤ LỤC



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHXHTN

Bảo hiểm xã hội tự nguyện

BHYTTN

Bảo hiểm y tế tự nguyện

BHTNg

Bảo hiểm thất nghiệp

CNH

Công nghiệp hóa

ĐTH

Đô thị hóa


EIS

Việc làm trong khu vực phi chính thức

FE

Lao động làm việc chính thức

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HĐH

Hiện đại hóa

ILO

Tổ chức lao động quốc tế

IE

Lao động làm việc phi chính thức

KTPCT

Kinh tế phi chính thức

KVCT


Khu vực chính thức

KVPCT

Khu vực phi chính thức

KTXH

Kinh tế xã hội



Lao động

NCS

Nghiên cứu sinh

NLĐ

Người lao động

NSNN

Ngân sách nhà nước

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế


PCT

Phi chính thức

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

XDCB

Xây dựng cơ bản


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân bổ phiếu khảo sát và phỏng vấn như sau ......................................... 17
Bảng 1.2. Thang đánh giá Likert ............................................................................. 18
Bảng 2.1: Quan niệm về việc làm trong khu vực phi chính thức của một số quốc gia
trên thế giới ............................................................................................. 28
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu chủ yếu bình quân đầu người của Hà Nội........................ 51
Bảng 3.2. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn Hà Nội theo giá hiện hành phân theo
khu vực kinh tế ....................................................................................... 52
Bảng 3.3. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn Hà Nội theo giá hiện hành phân theo
loại hình kinh tế ĐV tính % .................................................................... 52
Bảng 3.4: Di cư vào thành phố Hà Nội 2004-2014 ................................................. 53
Bảng 3.5. Địa bàn của những người nhập cư đến Hà Nội ........................................ 54

Bảng 3.6. Tình hình lao động trong các hộ kinh doanh chính thức và phi chính thức
trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2007 - 2009............................. 54
Bảng 3.7: Cơ cấu hộ sản xuất kinh doanh và việc làm theo nhóm ngành kinh tế...... 55
Bảng 3.8: Biến động mức thu nhập bình quân và trung vị của lao động theo nhóm
ngành và vị thế công việc ........................................................................ 56
Bảng 3.9: Số lượng, tỷ lệ lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức và
giúp việc gia đình trên địa bàn Hà Nội theo mẫu điều tra ........................ 63
Bảng 3.10: Về giới và độ tuổi của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính
thức và giúp việc gia đình trên địa bàn Hà Nội theo theo mẫu điều tra .... 64
Bảng 3.11: Trình độ học vấn và đào tạo của lao động di cư làm thuê trong khu vực
phi chính thức trên địa bàn Hà Nội theo mẫu điều tra .............................. 65
Bảng 3.12: Số lượng, tỷ lệ lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức và giúp
việc gia đình trên địa bàn Hà Nội theo thời gian làm việc theo mẫu điều tra.67
Bảng 3.13: Số lượng lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức và giúp
việc gia đình trên địa bàn Hà Nội theo tình trạng độc hại của công việc
theo mẫu điều tra ..................................................................................... 68
Bảng 3.14: Số lượng lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức và phục
vụ gia đình trên địa bàn Hà Nội theo tình trạng thay đổi công việc theo
mẫu điều tra ............................................................................................ 69
Bảng 3.15: Số lượng lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức và giúp
việc gia đình trên địa bàn Hà Nội theo tình trạng ký kết hợp đồng làm việc
theo mẫu điều tra ..................................................................................... 70


Bảng 3.16. Thu nhập bình quân chung của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi
chính thức trên địa bàn Hà Nội qua điều tra............................................. 71
Bảng 3.17: Thu nhập bình quân của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính
thức trên địa bàn Hà Nội theo ngành nghề làm việc theo mẫu điều tra ..... 72
Bảng 3.18: Thu nhập bình quân chung của lao động di cư theo giới tính làm thuê trong
khu vực phi chính thức trên địa bàn Hà Nội theo mẫu điều tra ................ 73

Bảng 3.19: Thu nhập bình quân của lao động di cư theo giới tính làm thuê trong khu
vực phi chính thức trên địa bàn Hà Nội làm việc trong từng ngành nghề
theo điều tra ............................................................................................ 75
Bảng 3.20: Thu nhập bình quân chung của lao động di cư theo độ tuổi làm thuê trong khu
vực phi chính thức trên địa bàn Hà Nội làm việc theo mẫu điều tra ............. 76
Bảng 3.21: Thu nhập bình quân của lao động di cư theo độ tuổi làm thuê trong khu
vực phi chính thức trên địa bàn Hà Nội làm việc trong từng ngành nghề
theo mẫu điều tra ..................................................................................... 78
Bảng 3.22: Thu nhập bình quân chung của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi
chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội theo trình độ văn hoá .............. 79
Bảng 3.23: Ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến thu nhập bình quân của lao động di
cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn Hà Nội (tính theo
từng ngành nghề) .................................................................................... 80
Bảng 3.24: Thu nhập bình quân chung của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi
chính thức trên địa bàn Hà Nội theo trình độ đào tạo ............................... 81
Bảng 3.25: Thu nhập bình quân của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức
trên địa bàn Hà Nội theo trình độ đào tạo................................................... 83
Bảng 3.26: Thu nhập bình quân chung của lao động di cư làm thuê theo thời gian làm
việc trong khu vực phi chính thức ........................................................... 84
Bảng 3.27: Thu nhập bình quân của lao động di cư làm thuê theo thời gian làm thuê
trong khu vực phi chính thức của từng ngành nghề ................................ 85
Bảng 3.28 Thu nhập bình quân chung của lao động di cư làm thuê theo môi trường
làm việc trong khu vực phi chính thức..................................................... 86
Bảng 3.29. Thu nhập bình quân chung của lao động di cư làm thuê theo tình trạng
thay đổi chỗ làm việc trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành
Hà Nội .................................................................................................... 87
Bảng 3.30. Thu nhập bình quân của lao động di dân làm thuê theo tình trạng thay đổi
chỗ làm việc trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội
theo ngành nghề ...................................................................................... 88



Bảng 3.31. Thu nhập bình quân chung của lao động di cư làm thuê theo tình trạng
hợp đồng lao động làm việc trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội
thành Hà Nội theo ngành nghề ............................................................... 89
Bảng 3.32: Thu nhập bình quân của lao động di dân làm thuê theo tình trạng hợp đồng
lao động trong từng ngành nghề của khu vực phi chính thức trên địa bàn
nội thành Hà Nội. .................................................................................... 89
Bảng 3.33: Chi tiêu của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa
bàn Hà Nội theo mẫu điều tra .................................................................. 90
Bảng 3.34: Chi tiêu của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa
bàn Hà Nội theo ngành nghề (theo mẫu điều tra) ..................................... 91
Bảng 3.35: Đánh giá của lao động theo ngành nghề về biến đổi đời sống sau khi họ
thực hiện di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn Hà Nội
theo mẫu điều tra. (Điểm đánh giá từ 1-5, trong đó 5 là cao nhất)............ 93
Bảng 3.36: Biến đổi thu nhập của gia đình có lao động di cư làm thuê trong khu vực
phi chính thức trên địa bàn Hà Nội theo mẫu điều tra .............................. 94
Bảng 3.37: Đánh giá của lao động theo ngành nghề về biến đổi điều kiện sống của gia
đình sau khi họ thực hiện di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức và
giúp việc gia đình trên địa bàn Hà Nội (theo mẫu điều tra Điểm đánh giá
từ 1-5, trong đó 5 là cao nhất) ................................................................. 95
Bảng 3.38: Đánh giá của lao động theo ngành nghề về tác động của việc họ thực hiện
di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn Hà Nội đến việc
phụ thêm chi phí cho sinh hoạt của gia đình (theo mẫu điều tra).............. 96
Bảng 3.39. Biến đổi thu nhập tác động đến sự phát triển chung của xã hội (điểm đánh
giá từ 1-5, trong đó 5 là cao nhất) ............................................................ 97
Bảng 3.40: Lao động và thu nhập của hộ gia đình có người di cư .............................. 98
Bảng 3.41. So sánh thu nhập của người lao động trong khu vực chính thức và phi
chính thức ở Hà Nội ................................................................................ 99
Bảng 3.42. Cơ cấu thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức
ở Hà Nội qua điều tra .............................................................................. 99

Bảng 3.43: Đánh giá về trình độ, kỹ năng, thái độ và sức khỏe của người lao động
làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn Hà Nội (điểm đánh giá
từ 1-5, trong đó 5 là cao nhất) ............................................................... 101
Bảng 3.44. Đánh giá về điều kiện làm việc và quan hệ chủ thợ (điểm từ 1 đến 5 trong
đó, 5 là tốt nhất) .................................................................................... 103
Bảng 3.45: Đánh giá nhu cầu lao động phi chính thức trên địa bàn Hà Nội (điểm đánh
giá từ 1-5, trong đó 5 là cao nhất) .......................................................... 105


Bảng 3.46. Ý kiến đánh giá về môi trường chính sách, tổ chức quản lý của nhà nước
đối với khu vực phi chính thức .............................................................. 106
Bảng 4.1. Mức độ khó khăn của lao động di cư làm thuê ở thành phố hiện nay
(điểm từ 1 đến 5, trong đó 5 là khó khăn nhất) ...................................... 115
Bảng 4.2. Nhìn nhận, đánh giá về hiện tượng lao động di cư đến Hà Nội làm việc
trong khu vực phi chính thức ................................................................. 117
Bảng 4.3. Thứ tự ưu tiên cho việc hoàn thiện các yếu tố tăng thu nhập của lao động
di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức (Điểm từ 1 đến 5, trong đó 5
là ưu tiên cao nhất) ................................................................................ 125


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1:

Phân bố % thanh niên di cư đến khu vực phi chính thức ở Hà Nội theo
tiện nghi sinh hoạt tại nơi ở hiện tại......................................................... 58

Hình 3.2.

Phân bố % thanh niên di cư thông báo về điều kiện môi trường sống tại
nơi cư trú hiện tại. ................................................................................... 59



1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài luận án
Dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), tình
trạng di cư từ nông thôn ra thành phố làm việc đang ngày càng có xu hướng gia tăng
cả trong khu vực chính thức (KVCT) và khu vực phi chính thức (KVPCT). Năm 2010,
khu vực kinh tế phi chính thức (KTPCT) cả nước ta chiếm trên 11 triệu việc làm trong
tổng số việc làm cả nước - chiếm khoảng 1/4 tổng việc làm chính và 1/2 số việc làm
phi nông nghiệp. Nếu cộng thêm cả những việc làm phụ thì KTPCT có trên 12,4 triệu
việc làm. Theo ước tính, Việt Nam có khoảng 8,4 triệu hộ SXKD PCT, trong đó 7,4
triệu người coi việc làm PCT của mình là chính và 1 triệu hộ coi đó là việc làm thứ hai
(Đặng Tiến, 2010).
Người lao động di cư ra thành phố làm việc trong KVPCT làm nhiều công việc
khác nhau, nhìn chung là thu nhập thấp, việc làm bấp bênh không ổn định, gần như
không có bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp
(BHTNg) và phần lớn vẫn chưa được hưởng lợi từ những chính sách đặc thù. Năm
2010 trên 50% số lao động làm việc tại khu vực này thu nhập thấp hơn 1,4 triệu
đồng/người/tháng, trong khi có tới 30% số lao động phải làm việc trên 60 giờ/tuần,
phần lớn người lao động phải làm việc từ 49 giờ đến 52 giờ/tuần (Đặng Tiến, 2010).
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để cải thiện điều kiện tăng thu nhập của người lao
động di cư ra thành phố làm thuê trong khu vực này?
Cho đến nay, ở nước ta đã có nhiều nghiên cứu có liên quan đến vấn đề lao
động, việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động làm việc trong khu vực phi
chính thức. Tuy nhiên, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các yếu tố tác động đến
thu nhập của đối tượng này hầu như vẫn chưa được thực hiện một cách thỏa đáng.
Nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi phải làm sáng tỏ.
Hà Nội là một trong số những thành phố có lực lượng lao động di cư làm

việc trong khu vực phi chính thức rất lớn. Năm 2010 tại thành phố Hà Nội thì khu
vực KTPCT là nguồn cung cấp việc làm cho số lượng lớn người lao động và lực
lượng lao động này chiếm khoảng 30% tổng số lao động của thành phố. Nếu loại bỏ
hoạt động nông nghiệp thì tại Hà Nội, có 300.000 hộ SXKD phi chính thức với
470.000 lao động (Minh Bắc, 2010). Người lao động di cư làm việc trong KVPCT
ở Hà Nội cũng nằm trong tình trạng chung là thu nhập thấp, việc làm bấp bênh,
không tiếp cận được sự hỗ trợ các chính sách trợ giúp của nhà nước, không tham


2

gia BHXH, BHYT và BHTNg,... Nhà nước hầu như chưa quản lý đối với khu vực
này, vì thế thiếu các chính sách phát triển và đảm bảo quyền lợi cho người lao động
trong khu vực phi chính thức nói chung cũng như đối với lao động làm thuê trong
khu vực phi chính thức nói rêng. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Thu nhập của lao
động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà
Nội” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở lý luận về thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi
chính thức tại các đô thị, luận án phân tích thực trạng và đề xuất quan điểm, phương
hướng và giải pháp đảm bảo thu nhâp của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi
chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội.

2.2. Nhiệm vụ
Thứ nhất, tổng quan những nghiên cứu đã được công bố ở trong và ngoài nước
liên quan đến thu nhập của lao động di cư làm việc trong khu vực phi chính thức tại
các đô thị, chỉ ra khoảng trống nghiên cứu về lý luận, về không gian, thời gian, trên cơ
sở đó xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận án.

Thứ hai, luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về thu nhập của lao động di
cư làm thuê trong khu vực phi chính thức và các yếu tố tác động đến thu nhập của lao
động di cư ra thành phố làm thuê trong khu vực phi chính thức.
Thứ ba, phân tích thực trạng thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu
vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội hiện nay, chỉ ra những ưu điểm, hạn
chế và nguyên nhân của những hạn chế về thu nhập của lao động di cư làm thuê trong
khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội.
Thứ tư, đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm đảm bảo thu nhập
hợp pháp của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn thành
phố Hà Nội.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là thu nhập của lao động di cư làm thuê
trong khu vực phi chính thức tại đô thị.


3

Lao động di cư vào làm việc tại các đô thị có hai loại: làm những công việc
hợp pháp và công việc bất hợp pháp, nên thu nhập trong khu vực này cũng được hình
thành từ những hoạt động hợp pháp và từ hoạt động bất hợp pháp: buôn bán hàng cấm,
mại dâm, kinh doanh trốn thuế ... Phạm vi nghiên cứu của Luận án là thu nhập của lao
động di cư làm thuê ở những ngành nghề hợp pháp.
Đến lượt nó, lao động di cư làm thuê trong các ngành nghề hợp pháp cũng có
hai loại.
Loại thứ nhất, di cư ổn định là lao động di cư cùng cả gia đình ra thành phố
sinh sống, mua hoặc thuê nhà ở là làm việc dài hạn ở thành phố. Luận án không nghiên
cứu thu nhập của loại lao động này.
Loại thứ hai, là di cư tạm thời, tức những lao động có gia đình sống ở nông

thôn, còn bản thân người lao động làm trong khu vực phi chính thức ở thành phố
quanh năm, thời vụ hoặc di cư con lắc. Loại di cư tạm thời cũng có 2 nhóm:
+ Nhóm 1: làm tự do, không làm thuê cho ai cả, ví dụ đó có thể là dịch vụ xe
ôm, đạp xích lô, bán hàng rong, buôn đồng nát, thậm chí làm chủ một cửa hàng buôn
bán nhỏ ....). Thu nhập của những lao động ấy không thuộc phạm vi nghiên cứu của
Luận án này.
+ Nhóm 2: làm thuê trong khu vực phi chính thức và được chủ trả công. Luận
án nghiên cứu thu nhập của nhóm này.
Tóm lại, đối tượng nghiên cứu của Luận án là thu nhập của lao động di cư làm
thuê trong khu vực phi chính thức tại đô thị.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính
thức tại đô thị bao gồm:
(i) Tiền công.
(ii) Tiền thưởng và các khoản thu nhập thêm khác của lao động di cư.
(iii) Các khoản trợ cấp, trợ giúp của nhà nước, các tổ chức xã hội.


4

Người lao động di cư ra thành phố làm thuê ở nhiều lĩnh vực. Luận án này đề
cập đến người lao động làm thuê trong bốn lĩnh vực là:
i)

Xây dựng và phục vụ xây dựng;

ii)

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sửa chữa ô tô, xe máy;


iii)

Phục vụ trong các cửa hàng, cửa hiệu;

iv)

Giúp việc gia đình.

Các yếu tố tác động đến thu nhập của người lao động di cư ra thành phố làm
thuê trong khu vực phi chính thức có thể nhóm thành bốn nhóm chính là:
i)

Nhóm yếu tố liên quan đến cung cầu lao động;

ii)

Nhóm yếu tố liên quan đến điều kiện làm việc và quan hệ chủ - thợ;

iii)

Nhóm yếu tố liên quan đến bản thân người lao động;

iv)

Nhóm yếu tố liên quan đến chính sách và sự hỗ trợ của nhà nước;

v)

Nhóm yếu tố quan hệ giữa khu vực chính thức và PCT;


Về không gian, nghiên cứu tại bốn quận nội thành Hà Nội là Hai Bà Trưng,
Hoàng Mai, Thanh Xuân và Hà Đông.
Về thời gian, số liệu thu thập thực trạng trong những năm 2010-2015; đề xuất
giải pháp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.

4. Những đóng góp mới của Luận án
Về lý luận, luận án xây dựng được khung lý thuyết về thu nhập của lao động di
cư làm thuê trong khu vực PCT trên cơ sở làm rõ sự biến đổi của thu nhập và các nhân
tố tác động đến sự biến đổi đó. Luận án làm rõ thu nhập của lao động làm thuê trong
khu vực phi chính thức bao gồm tiền công, các khoản thu nhập khác mà chủ sử dụng
lao động trả cho người lao động như tiền thưởng, ... và các khoản thu nhập từ trợ giúp
của nhà nước và xã hội. Sự biến đổi của thu nhập chịu sự tác động của năng lực bản
thân người lao động, điều kiện làm việc và quan hệ chủ thợ, quan hệ cung cầu lao
động trên thị trường, cơ chế chính sách và vai trò tổ chức quản lý của nhà nước đối
với khu vực PCT và tác động của sự phát triển khu vực chính thức đến khu vực PCT.
Về thực tiễn, từ các số liệu thông tin từ điều tra khảo sát, luận án phân tích thực
trạng thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực PCT trên địa bàn nội thành
Hà Nội; so sánh thu nhập giữa các nhóm đối tượng lao động, cũng như thu nhập của
các ngành nghề; từ đó chỉ ra những mặt được và những vướng mắc, khó khăn cần tháo


5

gỡ về thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực PCT trên địa bàn nội thành
Hà Nội. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp
nhằm đảm bảo thu nhập hợp pháp của lao động di cư làm thuê trong khu vực PCT trên
địa bàn nội thành Hà Nội.

5. Kết cấu Luận án

Gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, các phụ lục và 4
chương.
Chương 1: Tổng quan và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thu nhập của lao động di cư
làm thuê trong khu vực phi chính thức tại các đô thị
Chương 3: Thực trạng thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi
chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội
Chương 4: Phương hướng và giải pháp nhằm đảm bảo thu nhập của lao động di
cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội


6

Chương 1
TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu có liên quan đến chủ đề Luận án
1.1.1. Những nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến chủ đề Luận án
Đã có nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đã công bố các công trình về di dân và
hiện trạng về việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động di dân làm việc tại
các thành phố nói chung, khu vực phi chính thức nói riêng, Có thể nêu lên một số công
trình như sau:
Trước hết là những nghiên cứu về khu vực phi chính thức
Đã có nhiều nghiên cứu về khu vực PCT. Nghiên cứu của Hart (1973) đã đưa ra
thuật ngữ “Khu vực kinh tế phi chính thức” để mô tả một khu vực kinh tế truyền thống
ở các nền kinh tế đang phát triển. Nguyên gốc, sự phân biệt giữa khu vực kinh tế chính
thức và PCT là dựa trên sự phân biệt giữa lao động được trả lương và lao động tự làm.
ILO (2002) đã đưa ra khái niệm rộng rãi hơn khi coi Kinh tế phi chính thức bao gồm
Khu vực KTPCT và Việc làm PCT.
Ở Việt Nam, năm 2007, Viện Khoa học Thống kê và Đơn vị nghiên cứu Phát
triển, Thể chế và Phân tích Dài hạn (DIAL) đã thiết kế một lược đồ điều tra để thu

thập thông tin về khu vực KTPCT và việc làm phi chính thức ở Việt Nam. Lược đồ
này được xây dựng có sự tham khảo các khuyến nghị của các tổ chức quốc tế, có điều
chỉnh cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Thứ hai, nghiên cứu về lao động phi chính thức
Theo cơ quan Thống kê Liên hợp quốc đã đưa ra khái niệm về lao động làm
thuê của khu vực phi chính thức ở một số quốc gia. Braxin coi đó là lao động làm thuê
không có sổ lương; Mehicô coi đó là lao động làm thuê không tiếp cận được các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe của nhà nước và tư nhân qua công việc của họ; Theo quan niệm
của Parama, đó là lao động làm thuê không có hợp đồng lao động, cộng với lao động
làm thuê có hợp đồng lao động nhưng không được trả bảo hiểm xã hội trực tiếp (không
bao gồm lao động làm thuê đã nghỉ hưu hoặc được hưởng trợ cấp không được tiếp tục
thanh toán bảo hiểm xã hội)”; Mali coi đó là lao động làm thuê không được người chủ
đóng bảo hiểm xã hội, và không có trong danh sách được thưởng năm và trả chi phí
ốm đau; Cộng hoà Moldova gọi đó là lao động làm thuê mà người chủ không phải
đóng bảo hiểm xã hội, hoặc là không được thưởng năm (hoặc hoa hồng), hoặc những


7

người không được trả chi phí khi bị ốm hoặc bị tai nạn; Liên bang Nga gọi đó là lao
động làm thuê không hợp đồng; Nhật Bản quan niệm đó là lao động làm thuê không
được đăng ký bất kỳ loại bảo hiểm xã hội nào; Ấn Độ coi đó là lao động làm thuê
không được hưởng bảo hiểm xã hội, thưởng năm hoặc trả chi phí khi bị ốm” (Tổ chức
Lao động Quốc tế - ILO, 2007).
Thứ ba, nghiên cứu về việc làm phi chính thức và việc làm của lao động khu
vực phi chính thức
Hội nghị Thống kê lao động quốc tế 15 và 17 xác định năm loại việc làm theo
tình trạng công việc là lao động tự làm, chủ sử dụng lao động, lao động gia đình, lao
động làm công và thành viên của nhà sản xuất theo ba loại đơn vị sản xuất kinh doanh là
khu vực kinh tế chính thức, khu vực kinh tế phi chính thức và hộ gia đình. Theo đó đã

xác định rõ các dạng việc làm phi chính thức. (Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, 2002)
Theo Linh trúc (2004), tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, lực
lượng lao động tham gia vào nền kinh tế phi chính thức chiếm một phần khá lớn. Tại
Việt Nam, việc làm trong khu vực phi chính thức phần lớn những việc làm mới đã
được tạo ra từ khu vực kinh tế phi chính thức. Họ gồm những lao động (LĐ) làm việc
trong các DN phi chính thức (quy mô sản xuất nhỏ hoặc không phù hợp với quy định
pháp luật); trong các doanh nghiệp chính thức nhưng công việc không được sự bảo vệ
của xã hội, luật lao động; người làm việc trong hộ gia đình (giúp việc nhà) và lao động
ăn lương trong nhiều khu vực, kể cả khu vực Nhà nước, nhưng công việc không ổn định.
Dễ nhận ra nhất là những người làm việc tự do (buôn bán, khuân vác, dịch vụ đơn giản)
hay tự nguyện làm công cho người khác mà không hề được ký hợp đồng lao động.
Nghiên cứu của Roxana Maurizio về Lao động phi chính thức và nghèo đói ở
Châu mỹ La tinh. Trường hợp của Argentina, Brazin, Chile và Peru (Jean-Pierre, Đỗ
Hoài Nam và cộng sự, 2013) đã phân tích một số đặc điểm của lao động làm việc phi
chính thức (IE) và việc làm trong khu vực phi chính thức (EIS) tại bốn quốc gia là
Argentina, Brazil, Chile và Peru.
Thứ tư, nghiên cứu về di dân tìm làm việc phi chính thức tại các đô thị
Công trình Life earnings and Rural-Urban Migration (Kiếm sống và di cư nông
thôn thành thị) của tác giả: Robert.E. Lucas, Jr tháng 6/2002 đã nghiên cứu thực trạng
di dân ở các nước Brazil, Philippin, Hàn Quốc, Mexico và phương thức kiếm sống của
dân di cư ở các nước này.
Công trình The earnings experience of rural-urban migrants in Korea (Kinh
nghiệm kiếm sống của người dân di cư nông thôn thành thị ở Hàn Quốc) của các tác


8

giả Bun Song Lee (Đại học Seoul) và Joshep.M. Phillip ( Đại học Creighton), Thời
báo Kinh tế quốc tế, mùa đông năm 1997 đã phân tích kinh nghiệm thu được qua việc
nghiên cứu dân di cư Hàn Quốc, cung cấp các dữ liệu dân di cư toàn quốc năm 1983

và các chính sách về lao động, việc làm, thu nhập và các chính sách xã hội khác đối
với dân nhập cư.
Công trình với tựa đề: Social factors of migration from rural to urban areas
with special reference to developing countries: the case of Korea (Các yếu tố xã hội
của di cư nông thôn thành thị ở các nước đang phát triển: Nghiên cứu tình huống của
Hàn Quốc) của tác giả Hyung Kook Kim, tốt nghiệp Đại Học Seoul, được xuất bản tại
Pari, tháng 5/1980 đã phân tích rõ thực trạng di dân Hàn Quốc từ năm 1961 đến năm
1975, phân tích các thói quen di dân từ nông thôn ra thành thị (Seoul). Trên cơ sở đó
đã đề xuất các chính sách giải quyết thực trạng di dân từ nông thôn lên thành thị, các
chiến lược phát triển kinh tế và chính sách dịch chuyển dân số.
Công trình Rural-urban migration and the social mobility of individuas in
Republic of Korea: an analysis of life history data (Di cư nông thôn thành thị và biến
động xã hội của người dân ở Hàn Quốc: Phân tích cuộc sống dựa trên số liệu thống kê)
của Tai Hwan Kwon (Đại học quốc gia Seoul) và Kwang Hee Jun (Đại học quốc gia
Chung Nam), đăng trong Thời báo kinh tế và phát triển Hàn quốc, tháng 12/1990 trên
cơ sở nguồn dữ liệu dân di cư từ năm 1949 đến năm 1983 đã nghiên cứu ảnh hưởng
của di dân nông thôn, thành thị đến yếu tố xã hội của mỗi cá nhân; So sánh dân di cư
và dân bản địa, rút ra những kết luận về sự thành công của người dân di cư so với dân
bản địa.
Ngoài ra nhiều công trình có liên quan như Kim Kyeong-Duk, 2012 Chính sách
công nghiệp hoá nông thôn và thu nhập nông hộ ở Hàn Quốc: Tình trạng di cư nóng
từ nông thôn ra thành phố. Du Peng (1998) Dân cư trôi nổi tại các thành phố lớn: vấn
đề và những biện pháp đối phó.
Thứ năm, nghiên cứu về thu nhập của lao động phi chính thức
Cũng đã có một số công trình đưa ra phương pháp luận nghiên cứu về thu nhập
của lao động làm thuê trong khu vực phi chính thức.
Nghiên cứu của Roxana Maurizio về Lao động phi chính thức và nghèo đói ở
Châu mỹ La tinh. Trường hợp của Argentina, Brazin, Chile và Peru (Jean-Pierre, Đỗ
Hoài Nam và cộng sự, 2013) không những phân tích đặc điểm của lao động làm việc
phi chính thức (IE) và việc làm trong khu vực phi chính thức (EIS) mà còn phân tích sự

phân khúc thu nhập và tình trạng nghèo đói của lao động khu vực phi chính thức tại bốn


9

quốc gia là Argentina, Brazil, Chile và Peru; nghiên cứu cũng chỉ ra nguyên nhân của sự
phân khúc thu nhập và nguyên nhân nghèo đói gắn với trạng thái phi chính thức.
Nghiên cứu của Viện Khoa học Thống kê (2012) về Khu vực phi chính thức
trong thống kê tài khoản quốc gia: Một số vấn đề phương pháp luận thì tài khoản thu
nhập lần đầu của lao động làm thuê trong khu vực phi chính thức. Nghiên cứu này chỉ
ra, thu nhập của lao động khu vực phi chính thức gồm hai khoản: i)Tiền lương, tiền
công bằng tiền hay hiện vật; ii) Tiền thưởng, các khoản phúc lợi. (Viện Khoa học
Thống kê (2012 b).
Thứ sáu, những nghiên cứu về vai trò và những khó khăn thách thức đối với
lao động trong khu vực phi chính thức.
Theo Linh trúc (2004), tỷ lệ đóng góp 30 - 60% vào thu nhập quốc gia của NLĐ
trong các khu vực kinh tế phi chính thức cho thấy nền kinh tế này đã thực hiện được
chức năng thiết yếu là tạo ra việc làm và tăng phúc lợi cho cả nhà sản xuất lẫn người
tiêu dùng. Khu vực này sử dụng nguồn lực vốn cố định một cách hiệu quả thông qua
việc kết hợp nguồn vốn thấp với số lượng LĐ đông. Đồng thời, tiết kiệm nhu cầu vốn
lưu động bằng cách chia khâu sản xuất và tiêu thụ hàng hóa thành những quy mô nhỏ,
dễ quản lý. Mặt khác, đối với những người nghèo, dân nhập cư, không bằng cấp, hộ
khẩu, tay nghề thấp… thì việc được chấp nhận vào làm trong các DN phi chính thức là
bước khởi đầu khả thi nhất để họ có thể tạo thu nhập, học tập, nâng cao tay nghề.
Tuy nhiên, hiện nay, đối tượng LĐ này vẫn chưa được xã hội công nhận đúng
mức cả về mặt pháp lý lẫn tâm lý. Khó mà tìm thấy một công đoàn dành cho những
người bán hàng rong hay trẻ em bán vé số, đánh giày. Sự đánh giá của nhiều "người
thành phố" đối với "dân nhập cư, dân hàng rong, trẻ đường phố" vẫn có phần xem
thường, thương hại.
Đồng Bá Hướng (2007) trong bài Di dân từ nông thôn vào đô thị - hiện trạng

và thách thức cho phát triển đô thị đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử số 14/2007
(134) đã chỉ ra những khó khăn, thách thức của người lao động từ nông thôn vào làm
việc tại các đô thị, trong đó có lao động làm việc trong khu vực phi chính thức, nhất là
vấn đề về tay nghề, nhà ở và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản khác.
Theo Linh Trúc (2004) Phần lớn LĐ trong khu vực kinh tế phi chính thức đều
phải chấp nhận điều kiện làm việc kém, thu nhập thấp, không được hưởng quyền,
nghĩa vụ lao động, quỹ phúc lợi xã hội, dịch vụ công ích... cũng như không có cơ hội
để thăng tiến, tiếp cận với các nguồn lực tín dụng, khoa học kỹ thuật. Nghiêm trọng
hơn là tình trạng bóc lột, lạm dụng tình dục, sức lao động đối với phụ nữ, trẻ em. Đơn


10

giản vì họ ít được sự bảo vệ của công đoàn, pháp luật. Các hoạt động tương trợ về xã
hội, pháp lý cũng chưa tiếp cận sát với những đối tượng này. Họ hoạt động gần như
đơn độc, mối liên kết gần nhất, bền chặt nhất chính là giữa những người đồng cảnh
ngộ "phi chính thức" với nhau.
Theo Đặng Tiến (2010), điều kiện làm việc của NLĐ khu vực này rất khó khăn
như: Thu nhập thấp, việc làm bấp bênh không ổn định, gần như không có BHXH và
phần lớn vẫn chưa được hưởng lợi từ những chính sách đặc thù. Tuy nhiên, các chính
sách đó lại đóng góp rất lớn vào quá trình xóa đói, giảm nghèo. Kết quả điều tra LĐ
việc làm khu vực KTPCT tại TP.HCM năm 2008, điều kiện làm việc của NLĐ khó
khăn, tạm bợ, thời gian làm việc nhiều và thu nhập thấp. Không kể LĐ làm nông
nghiệp, Hà Nội hiện có 132.300 người và TP.HCM là 343.700 người đang làm việc
trong khu vực phi chính thức, chưa tính tới những người chủ đơn vị, người tự kinh
doanh... Trong đó, trên 60% không có hợp đồng với chủ sử dụng, 37% thỏa thuận
miệng giữa đôi bên và chỉ khoảng 0,5% có hợp đồng lao động ngắn hạn hoặc dài hạn.
Những lao động này phần lớn không được hưởng bất kỳ một khoản phúc lợi nào từ
hoạt động SXKD nơi mình làm việc. Chỉ có khoảng 0,6% số LĐ được chia lợi nhuận,
0,8% được trả lương cho những ngày nghỉ lễ tết... Do khu vực KTPCT không đăng ký

kinh doanh nên pháp luật LĐ và BHXH dường như vẫn chỉ đứng bên ngoài, do vậy
NLĐ làm việc nhiều nhưng thu nhập và các chế độ đãi ngộ rất thấp. Đóng góp khoảng
20% vào GDP, nhưng làm cách nào để những LĐ này tiếp cận được với các chính
sách, các dịch vụ xã hội đang là một thách thức lớn cần quan tâm.
Gần đây nhất, trong nghiên cứu của Tống Thu Huyền (2016) về giảm nghèo của
người nhập cư tại các đô thị lớn ở nước ta đã phân tích xu hướng di cư vào ba thành
phố lớn nước ta là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Theo tác giả người
lao động di cư vào các thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng có thu
nhập bình quân thấp hơn so với thu nhập của người lao động sở tại, hơn ½ số người có
thu nhập không ổn định; hơn 70% có trình độ giáo dục trung học phổ thông trở xuống,
khó khăn trong tiếp cận bảo hiểm y tế, 91,29% lao động phổ thông nhập cư là thuê
phòng trọ. Như vậy vấn đề giải quyết việc làm và gắn liền với nó là ổn định thu nhập
và đời sống (y tế, giáo dục, nhà ở) là những vấn đề cần được quan tâm đối với người
lao động nhập cư của các cấp chính quyền đô thị ở nước ta hiện nay.
Thứ bảy, những nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập
của lao động làm việc trong khu vực phi chính thức.
Phạm Quý Thọ (2000) trong đề tài Cấp bộ Ảnh hưởng của di dân từ nông thôn
ra thành thị và việc làm của dân cư trong giai đoạn CNH, HĐH đã phân tích quy mô


11

di dân từ nông thôn ra thành thị (Hà Nội), ảnh hưởng của di dân nông thôn đến việc
làm và mức sống, chỉ ra hiện trạng hoạt động kinh tế và việc làm của lao động di cư,
mức sống của người di dân từ nông thôn ra Hà Nội làm việc trong khu vực chính thức
nói chung, khu vực phi chính thức nói riêng; đồng thời đã đề xuất một số biện pháp để
điều tiết di dân nông thôn thành thị nhằm tạo việc làm và nâng cao mức sống như quy
hoạch và mở rộng phát triển kinh tế xã hội Hà Nội, hình thành và phát triển các hình
thức dịch vụ, hoàn thiện chính sách quản lý nhân khẩu.
Đặng Duy Anh (2008). Bảo trợ xã hội và di cư lao động từ nông thôn ra thành

thị, trình bày tại Hội thảo An sinh xã hội tổ chức tại trường Đại học Kinh tế quốc dân
đã đề cập đến vấn đề nhu cầu bảo trợ xã hội cho lao động di cư nông thôn thành thị,
phân tích những vấn đề có liên quan tới bảo trợ xã hội dưới góc độ lao động di cư, đề
xuất một số giải pháp như hỗ trợ việc làm, tăng tiền lương tối thiểu, giảm chi phí di cư
giúp cho lao động di cư ổn định cuộc sống, chăm sóc sức khỏe, chống tệ nạn xã hội,
hòa nhập và phát triển.
Gần đây nhất trong Nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo
nghị định thư năm 2011 về Chính sách xã hội đối với di dân nông thôn - thành thị:
Kinh nghiệm Hàn Quốc và vận dụng cho Việt Nam do Mai Ngọc Cường (2013)
Trường Đại học Kinh tế quốc dân chủ trì đã có khuyến nghị “Đối với người lao động
di cư ra làm việc trong khu vực phi chính thức tại các thành phố cần có chính sách
nâng cao năng lực tự tạo việc làm cho lao động ở khu vực phi chính thức, đặc biệt là
các lao động nhập cư làm việc trong khu vực phi chính thức; tuyên truyền, phổ biến
kiến thức pháp luật cho người lao động di cư đang làm việc trong khu vực phi chính
thức; Có chính sách hỗ trợ việc hình thành và phát triển “mạng lưới xã hội” của lao
động di cư làm việc trong khu vực phi chính thức tại các thành phố lớn trong toàn
quốc giúp người lao động nhập cư nhanh chóng “hòa nhập” tại nơi đến trong vấn đề
việc làm, thu nhập cũng như bảo hiểm xã hội và các vấn đề phúc lợi khác; thường
xuyên kiểm tra, giám sát và có các biện pháp cứng rắn đối với những người vi phạm
Luật lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động”.
Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu một số khía cạnh có liên quan đến
di dân, việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động trong khu vực phi chính
thức khác như Rolf Jensen, Donald M. Pappard JR., Vũ Thị Minh Thắng, 2009, Di cư
“Tuần hoàn” của phụ nữ ở Việt Nam: Một nghiên cứu về người bán hàng rong tại Hà
Nội; Mai Ngọc Anh (2012) Nghiên cứu thực nghiệm tình trạng thu nhập, chi tiêu của
nông hộ có lao động di cư ở một số tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam. Lê Xuân Bá (2009):
Hiện tượng di dân đến thành phố: nhận định và đề xuất chính sách. Nguyễn Đình Cử


12


(2012) Di dân: Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách. Nguyễn Hữu Dũng
(2012) Hoàn thiện môi trường thể chế thực hiện chính sách xã hội trong điều kiện di
dân nông thôn - thành thị ở nước ta. Lê Bạch Dương, Khuất Thu Hồng (Đồng chủ
biên), 2008, Di dân và bảo trợ xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ sang nền kinh tế
thị trường. Đào Bích Hà, 2009, Hiện trạng công việc và đời sống của nữ nhập cư làm
giúp việc tại TP Hồ Chí Minh. Bùi Thị Hạnh, Nguyễn Thị Thiềng, 2012, Chất lượng
cuộc sống của thanh niên nông thôn di cư đến Hà Nội làm việc trong khu vực phi
chính thức. Đỗ Minh Khuê và cộng sự (2007), Những vấn đề an sinh xã hội của nhóm
dân cư lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức ở đô thị. Trịnh Duy Luân (2012)
Di dân nông thôn - đô thị ở Việt Nam hiện nay và kinh nghiệm của Hàn Quốc giai
đoạn 1960-1985. Kỷ yếu Hội thảo “Chính sách xã hội đối với di dân nông thôn-thành
thị”. Bùi Sỹ Lợi (2012) Quan điểm và phương hướng hoàn thiện chính sách xã hội
trong điều kiện di dân nông thôn-thành thị ở nước ta những năm tới. Nguyễn Đình
Long, Nguyễn Hoài Nam (2012) Vấn đề lao động nông thôn di cư ra thành thị ở nước
ta hiện nay: Thực trạng và khuyến nghị. Vũ Hoàng Ngân (2008): Một số giải pháp
nhằm nâng cao mức sống của người di cư tới Hà Nội. Lưu Bích Ngọc, Nguyễn Thị
Thiềng, 2011, Chăm sóc sức khỏe của thanh niên di cư làm việc trong khu vực phi
chính thức tại Hà Nội, Bùi Minh Quỳnh Như, 2007, Thanh thiếu niên nhập cư ở Hà
Nội: Điều kiện sống, nhận thức và hành vi của họ đối với sức khỏe sinh sản, Tạp chí
Xã hội học số 2 (98). Trần Quỳnh (1993): Người thủ đô tìm việc làm - gánh nặng quá
tải của Hà Nội, Nguyễn Nam Phương (2001): Thực trạng việc làm của người chuyển
cư từ nông thôn tới Hà Nội. Lê Châu Thành (1998) Dân nhập cư với vấn đề phát triển
đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Thị Thiềng và cộng sự, 2009, Báo
cáo nghiên cứu Thanh thiếu niên di cư làm việc trong khu vực phi chính thức tại Hà
Nội, Hà Nội - 5/2009, 213 trang. Hoàng Bá Thịnh, 2012, Lao động nữ di cư làm việc ở
khu vực phi chính thức và mức độ tiếp cận an sinh xã hội, Tham luận Hội thảo quốc tế
An sinh xã hội cho khu vực nông thôn Việt Nam - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt
Nam. Minh Bắc (2010) Chính sách nào cho khu vực kinh tế phi chính thức? Yến Hoa Hữu Tài (2013) Người lao động ở khu vực kinh tế phi chính thức: Thiệt thòi đủ điều;
Đặng Tiến (2010) Việc làm tại khu vực kinh tế phi chính thức: Hàng triệu lao động

chưa được hưởng an sinh xã hội; Linh Trúc (2004) Lao động phi chính thức - ít lợi
ích, nhiều thiệt thòi.

1.1.2 Những khoảng trống và câu hỏi nghiên cứu
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã được công bố trong nước và ngoài
nước đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau, ở các mức độ khác nhau liên quan đến


13

vấn đề việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động di cư tới làm việc tại các
thành phố, kể cả trong khu vực chính thức cũng như trong khu vực phi chính thức. Tuy
nhiên, việc phân tích vấn đề này chỉ mới nêu lên những nét chấm phá, mang tính chất
mô tả hiện trạng thu nhập thấp của người lao động làm việc trong khu vực phi chính
thức là chính. Nhưng thu nhập thấp là so với chuẩn nào? Ngành nghề nào có thu nhập
thấp? Vì sao thu nhập của họ lại thấp? Thì hầu như chưa có sự phân tích thỏa đáng. Có
thể nói cho đến nay chưa có một công trình nào đề xuất một cách có hệ thống, có tính
chất thuyết phục về các biện pháp nâng cao thu nhập cho người lao động di cư ra thành
phố làm việc trong khu vực phi chính thức. Trong khi đó, tình hình di cư ra thành phố
làm việc trong khu vực phi chính thức vẫn đang có xu hướng gia tăng, việc nghiên cứu
các yếu tố nhằm nâng cao thu nhập của đối tượng này đang đặt ra nhiều vấn đề phải
giải quyết cả về lý luận và thực tiễn. Có thể nêu lên những vấn đề sau đây đang đòi hỏi
phải có câu trả lời rõ ràng, có hệ thống và căn cứ khoa học thuyết phục hơn:
Thứ nhất, lao động di cư ra thành phố làm thuê trong khu vực phi chính thức
có những đặc điểm gì?
Thứ hai, thu nhập của lao động di cư ra thành phố làm thuê trong khu vực phi
chính thức bao gồm những bộ phận nào?
Thứ ba, những yếu tố nào tác động đến thu nhập của lao động di cư ra thành
phố làm thuê trong khu vực phi chính thức? Trong các yếu tố đó, yếu tố nào có tác
động làm tăng thu nhập, yếu tố nào làm giảm thu nhập của người lao động?

Thứ tư, thực trạng các yếu tố tác động đến thu nhập của người lao động di cư
đến Hà Nội làm thuê trong khu vực phi chính thức hiện nay như thế nào? Mức độ tác
động của các yếu tố này ra sao? Những thành tựu và hạn chế là gì? Nguyên nhân nào
hạn chế thu nhập của người lao động di cư ra thành phố làm thuê ở khu vực phi chính
thức?
Thứ năm, làm thế nào để hoàn thiện các yếu tố tác động đến thu nhập của
người lao động di cư ra thành phố Hà Nội làm thuê trong khu vực phi chính thức
những năm tới?

1.2. Về phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu được thiết kế nhằm làm rõ các yếu tố tác động đến thu
nhập của lao động làm thuê trong khu vực phi chính thức.
Thứ nhất, là thu nhập và cơ cấu thu nhập của người lao động. Đối với lao động


×