Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

ương quan của chất lượng quản trị và hành chính công PAPI đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.18 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

-------------

PHẠM CHÍ HIẾU

TƯƠNG QUAN CỦA CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ
VÀ HÀNH CHÍNH CÔNG PAPI ĐỐI VỚI
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÁC TỈNH THÀNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
-------------

PHẠM CHÍ HIẾU

TƯƠNG QUAN CỦA CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ
VÀ HÀNH CHÍNH CÔNG PAPI ĐỐI VỚI
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÁC TỈNH THÀNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60340402



Hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ VIỆT PHÚ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017


-i-

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử
dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu
biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh
tế TP. Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2017
Tác giả

Phạm Chí Hiếu


-ii-

LỜI CẢM ƠN
Tập luận văn này là sản phẩm của sự kết hợp hài hòa giữa kiến thức lý thuyết và thực tế mà
tôi tích lũy được trong quá trình học tập tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Để
hoàn thành, ngoài nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của nhiều cá
nhân và tổ chức.
Đầu tiên, xin dành lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy Lê Việt Phú, người đã dành nhiều thời
gian và công sức trực tiếp hướng dẫn tôi suốt quá trình thực hiện luận văn, bắt đầu từ việc
lựa chọn vấn đề nghiên cứu, thiết lập mô hình và các giả thuyết nghiên cứu cho tới những

công việc cuối cùng để hoàn thành luận văn.
Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn thầy Vũ Thành Tự Anh và thầy Phạm Duy Nghĩa
đã có những nhận xét quý báu giúp định hướng nghiên cứu định tính cho bài luận văn thêm
tính thuyết phục.
Ngoài ra, tôi xin cảm ơn chị Đỗ Thị Thanh Huyền, cán bộ UNDP phụ trách PAPI và anh
Lê Đặng Trung từ công ty RTAnalysis đã hỗ trợ để cung cấp bộ dữ liệu PAPI cấp cơ sở
làm tiền đề để phân tích kết quả đánh giá.
Tôi xin cảm ơn thầy Đinh Công Khải, thầy Cao Hào Thi, và thầy Lê Việt Phú và anh
Hoàng Văn Thắng đã cung cấp những kiến thức phục vụ nghiên cứu trong môn phương
pháp định lượng.
Cảm ơn anh Trương Minh Hòa và thư viện của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
đã giúp tôi có được bộ dữ liệu quý giá. Tôi cũng dành lời cảm ơn tới tập thể cán bộ, giảng
viên, nhân viên tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbight cùng với các thành viên trong
khóa MPP8 đã song hành cùng tôi trong suốt gần 2 năm vừa qua.
Phạm Chí Hiếu

Học viên lớp MPP8, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright


-iii-

TÓM TẮT
Trong định hướng phát triển của Việt Nam nhằm hướng đến thịnh vượng, sáng tạo, công
bằng và dân chủ, việc nâng cao và cải thiện chất lượng thể chế, hay quản trị và hành chính
công hiện nay là tất yếu. Trong quá trình đó, một hệ thống đánh giá trung thực, khách quan
để làm thước đo chất lượng thể chế vô cùng quan trọng. Hiện nay, với sự hợp tác của
Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) cùng Trung tâm Nghiên cứu phát triển
hỗ trợ cộng đồng (CECODES) và Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Chỉ số Hiệu quả Quản trị và
Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) đã được triển khai rộng khắp 63 tỉnh thành, là đại diện
cho phản ánh của người dân đối với dịch vụ hành chính công cấp cơ sở tại địa phương từ

2011 đến nay.
Kết quả tổng hợp sau năm năm đã có những phản ánh khá bất ngờ khi những địa phương
có kinh tế phát triển mạnh như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa Vũng Tàu hay
Bình Dương lại rơi vào nhóm có chỉ số thấp và giảm điểm. Ở góc khác, nhóm địa phương
ít nổi bật về kinh tế hơn vẫn giữ vững điểm cao về quản trị hành chính công là Đà Nẵng,
Hà Tĩnh, Quảng Trị, Nam Định và Long An.
Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá liệu thang đo của bộ chỉ số PAPI có thật sự
phản ánh chất lượng quản trị và hành chính công ở các địa phương từ phía người dân hiện
nay không. Kết quả cho thấy những phát hiện chính như sau: (i) Chỉ số PAPI đại diện cho
chất lượng thể chế, đã không phản ánh tương quan đồng nhất với tăng trưởng kinh tế của
các tỉnh trong thời gian qua (ii) Kết quả phân tích mẫu khảo sát cho thấy sự khác biệt về
nhân khẩu học và đặc điểm của người khảo sát giữa nhóm tỉnh thành có điểm PAPI cao và
nhóm tỉnh thành có điểm PAPI thấp. Cụ thể những người được khảo sát là chủ hộ/nam/học
vấn cao/dân tộc Kinh/thành thị/có trực thuộc đoàn thể hay là Đảng viên, hoặc đang công
tác tại chính quyền địa phương/đảng bộ địa phương/ mặt trận tổ quốc địa phương sẽ có
điểm trả lời cao hơn nhóm còn lại. Cơ cấu mẫu khảo sát cho thấy tỉnh thành nào có tỷ lệ
cá nhân thuộc các đối tượng trên càng nhiều thì điểm đánh giá PAPI càng cao. Ngoài ra,
nhóm tỉnh thành có điểm PAPI cao có tỷ lệ người khảo sát cảm nhận tình trạng kinh tế khả
quan cao hơn hai nhóm tỉnh thành còn lại.
Như vậy các tổ chức thực hiện PAPI cần cải thiện vai trò đánh giá của Chỉ số PAPI với sứ
mệnh chỉ số này đại diện tiếng nói người dân. Đầu tiên, cần được phổ biến hơn để nhiều


-iv-

người được biết và tiếp cận rộng rãi. Quan trọng hơn, cơ cấu mẫu khảo sát cần được thực
hiện cân bằng và tương đồng ở các địa phương để kết quả thu được phản ánh thật sự đúng
đắn và khách quan nhất.



-v-

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii
TÓM TẮT .............................................................................................................................iii
MỤC LỤC ............................................................................................................................. v
CHƯƠNG 1:

MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1

1.1.

Bối cảnh nghiên cứu ................................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 5

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 5

1.4.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 6

1.5.

Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 6


1.6.

Bố cục nghiên cứu ................................................................................................... 6

CHƯƠNG 2:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................... 7

2.1.

Thể chế và quản trị công ......................................................................................... 7

2.2.

Thể chế là điều kiện để tăng trưởng kinh tế ............................................................ 8

2.3.

Tăng trưởng là điều kiện để thể chế tốt hơn.......................................................... 10

2.4.

Đo lường thể chế trong mô hình tăng trưởng ........................................................ 10

CHƯƠNG 3:

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 13

3.1.


Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 13

3.2.

Mô hình nghiên cứu .............................................................................................. 13

3.3.

Nguồn dữ liệu ........................................................................................................ 18

3.4.

Mô hình hồi quy .................................................................................................... 18

3.4.1.

Phương trình hồi quy 1 .................................................................................. 19

3.4.2.

Phương trình hồi quy 2 .................................................................................. 19

3.4.3.

Biến phụ thuộc ............................................................................................... 20


-vi-


3.4.4.
3.5.

Biến độc lập ................................................................................................... 20

Phân tích cơ cấu bảng hỏi và đặc điểm mẫu khảo sát của từng nhóm địa phương
20

CHƯƠNG 4:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 21

4.1.

Mô tả chung của mẫu nghiên cứu ......................................................................... 21

4.2.

Kết quả kiểm định các mô hình giả thuyết ............................................................ 22

4.3.

Kết quả phân tích bảng hỏi.................................................................................... 26

4.3.1.

Mô tả bảng hỏi PAPI ..................................................................................... 26

4.3.2.


Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học đến điểm đánh giá PAPI ..... 32

4.4. So sánh đặc điểm của từng nhóm địa phương điểm PAPI cao và nhóm giảm/thấp
điểm PAPI ........................................................................................................................ 34
CHƯƠNG 5:

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................ 43

5.1.

Tóm tắt kết luận .................................................................................................... 43

5.2.

Khuyến nghị .......................................................................................................... 44

5.3.

Hạn chế của đề tài ................................................................................................. 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 46
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 49
Sơ lược chỉ số PCI ........................................................................................................... 49
Bảng kết quả kiểm định và hồi quy các mô hình ............................................................. 50
Danh mục các chỉ số thành phần của từng mục nội dung của đánh giá PAPI ................. 55


-vii-

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Điểm trung bình PAPI toàn quốc qua 5 năm (2011-2015) .................................... 2
Hình 1.2: Sự thay đổi về tổng sản lượng trên địa bàn so với năm trước ở từng tỉnh thành
trên toàn quốc......................................................................................................................... 3
Hình 1.3: Sự thay đổi điểm số PAPI so với năm trước ở từng tỉnh thành trên toàn quốc ..... 4
Hình 2.1: Mô hình thể chế kinh tế tác động đến hoạt động kinh tế và phân phối nguồn lực 9
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 13
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu tương quan yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ...... 14
Hình 3.3: Nội dung và chỉ số thành phần của PAPI ............................................................ 17
Hình 4.1: Tỉ lệ Nam/Nữ trong mẫu điều tra của PAPI (2010-2016) ................................... 33
Hình 4.2: Tỉ lệ thành phần dân tộc trong mẫu điều tra của PAPI (2010-2016) ................... 33
Hình 4.3: Xu hướng PAPI ở những địa phương có điểm cao nhất (2011-2015) ................. 35
Hình 4.4: Xu hướng PAPI ở những địa phương có điểm sụt giảm (2011-2015)................. 35


-viii-

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Ba mô hình của nghiên cứu ................................................................................. 14
Bảng 3.2: Các chỉ số thành phần của Chỉ số PAPI .............................................................. 16
Bảng 3.3: Sự tương đồng của WGI và PAPI ....................................................................... 18
Bảng 4.1: Thống kê mô tả về tăng trưởng kinh tế, vốn và lao động các tỉnh ...................... 21
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các thành phần vốn đầu tư trên địa bàn ..................................... 22
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy OLS ........................................................................................... 22
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy sau cùng .................................................................................... 25
Bảng 4.5: Cấu trúc thành phần bảng hỏi .............................................................................. 26
Bảng 4.6: Bảng hỏi chi tiết để chấm điểm nội dung thành phần PAPI –Phần nội dung Tham
gia của người dân cấp cơ sở ................................................................................................. 29
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy các yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởng đến kết quả điểm PAPI ở
các tỉnh (2011-2015) ............................................................................................................ 32
Bảng 4.8: Bảng tỷ lệ % cá nhân tham gia khảo sát có tham gia đoàn thể và đảm nhiệm

công tác tại địa phương ........................................................................................................ 36
Bảng 4.9: Bảng kiểm định các yếu tố bao gồm cả tình trạng kinh tế đối với điểm đánh giá
PAPI ..................................................................................................................................... 38
Bảng 4.10: Bảng thống kê tỷ lệ % tình trạng kinh tế gia đình hiện tại của người được khảo
sát theo từng nhóm tỉnh thành.............................................................................................. 39
Bảng 4.11: Bảng thống kê tỷ lệ % tình trạng kinh tế trước đây 5 năm so với hiện nay của
người được khảo sát theo từng nhóm tỉnh thành ................................................................. 40
Bảng 4.12: Bảng thống kê tỷ lệ % tình trạng kinh tế dự kiến 5 năm tới so với hiện nay của
người được khảo sát ............................................................................................................. 40


-ix-

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Từ tiếng Anh

Từ tiếng Việt

ADB

Asian Development Bank

Ngân hàng Phát triển Châu Á

CECODES

Center for Community Support

and Development Study

Trung tâm Nghiên cứu phát
triển hỗ trợ cộng đồng

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FE

Fixed Effects

Hiệu ứng cố định

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GRDP

Gross Regional Domestic Product Tổng sản phẩm trên địa bàn
Mặt Trận Tổ quốc

MTTQ
OLS


Ordinary Least Squares

Hồi quy bình phương tối
thiểu thông thường

PAPI

Public Administration
Performance Index

Chỉ số Hiệu quả Quản trị và
Hành chính công cấp tỉnh

PCI

Provincial Competitiveness Index

Chỉ số Năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh

PPS

Probability Proportion to Size

Xác suất theo quy mô dân số

RE

Random Effects


Hiệu ứng ngẫu nhiên

UNDP

United Nations Development
Programme

Chương trình Phát triển Liên
Hiệp Quốc

VCCI

Vietnam Chamber of Commerce
and Industry

Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam

VIF

Variance inflation factor

Hệ số phóng đại phương sai


-1-

CHƯƠNG 1:
1.1.


MỞ ĐẦU

Bối cảnh nghiên cứu

Với khoảng 2.8 triệu cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan hành chính
nhà nước, rõ ràng lĩnh vực công là một trong những ngành thâm dụng lao động nhất tại
Việt Nam so với so với số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm ước tính Quý 2
năm 2016 của Tổng Cục Thống kê là 53.24 triệu người, tức chiếm 5.26%. Bộ máy hành
chính nhà nước nếu tính đến quy mô và phạm vi ảnh hưởng thì chắc chắn có tầm ảnh
hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày của người dân và hoạt động của doanh nghiệp.
Xét trên bình diện toàn cầu, thể chế và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ hai chiều. Báo
cáo của European Commission & DG Enterprise (2012) ghi rõ “Chất lượng thể chế, hành
chính công là vấn đề then chốt cho năng suất kinh tế và an sinh xã hội. Có nhiều bằng
chứng rằng các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao thì thể chế công hiệu quả và
hiệu năng nhất. Ngược lại, đẩy mạnh thể chế và khả năng phục vụ của quản trị hành chính
công làm giảm gánh nặng hành chính, cải thiện chất lượng pháp luật để từ đó thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và tạo việc làm”.
Tại Việt Nam, cùng với phát triển kinh tế xã hội, vai trò của quản trị và hành chính công
đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển con người đang thu hút sự nghiên cứu. Việt Nam
đã thực hiện cải cách hành chính kể từ năm 1990. Một trong những thước đo cho cải cách
hành chính là Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI).
Đối với các tỉnh thành của Việt Nam, chỉ số phát triển con người (HDI) có tương quan
thuận với Chỉ số PAPI (CECODES, TCMT, BDN, & UNDP, 2012).
PAPI là khảo sát xã hội học lớn nhất tại Việt Nam tập trung tìm hiểu hiệu quả công tác
điều hành, thực thi chính sách, cung ứng dịch vụ công dựa trên đánh giá và trải nghiệm của
người dân với dữ liệu được thu thập thường niên. Từ 2009 đến 2016, PAPI thu thập và
phản ánh trải nghiệm của gần 89.000 người dân được chọn ngẫu nhiên từ 63 tỉnh, thành
phố. Nội dung đánh giá của PAPI dựa trên ba quá trình có tác động lẫn nhau, đó là: xây
dựng chính sách, thực thi chính sách và giám sát việc cung ứng các dịch vụ công

(CECODES, VFF-CRT, & UNDP, 2016).


-2-

PAPI là thang đo chất lượng thể chế từ đánh giá của người dân. Bộ chỉ tiêu PAPI gồm sáu
trục nội dung phân hạng năng lực quản trị hành chính cấp tỉnh ở các địa phương với kỳ
vọng đây là một tham khảo để các tỉnh thành thúc đẩy bộ máy hành chính phát triển. Nhìn
chung phản ứng của khảo sát PAPI đã nhận được phản ứng tích cực của các địa phương
trong thời gian đầu triển khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của chính PAPI vào năm 2015,
điểm chỉ số ở các nội dung ở phạm vi cả nước có dấu hiệu sụt giảm. Vậy có phải sau năm
năm triển khai, bộ chỉ số PAPI đã không còn hấp dẫn cũng như là động lực thúc đẩy cải
thiện chất lượng hành chính của các tỉnh? Có thể lý giải rằng trong thực tế, chính quyền địa
phương ngoài việc cải thiện chất lượng quản trị và chất lượng hoạt động còn nhiều mục
tiêu khác nhau cần theo đuổi, trong đó gồm kinh tế, thất nghiệp-việc làm, môi trường, y tế,
giáo dục…Trong đó, các mục tiêu về kinh tế thường được chú trọng nhiều nhất và là yếu tố
tác động trực tiếp hay gián tiếp đến các mục tiêu khác. Do đó, việc sự chú ý của các tỉnh có
lẽ đã không còn tập trung cải thiện hành chính nữa nếu như những cải cách thay đổi không
thật sự có tác động tích cực đến các mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Hình 1.1: Điểm trung bình PAPI toàn quốc qua 5 năm (2011-2015)
8.00
7.00
6.00
5.00
4.00
3.00
2.00
1.00
0.00


2011
2012
2013
2014
1. Tham
2. Công
3. Trách
4. Kiểm 5. Thủ tục 6. Cung
gia người khai minh nhiệm giải soát tham
hành
ứng dịch
dân cấp cơ
bạch
trình với
nhũng chính công vụ công
sở
người dân trong khu
vực công

Nguồn: Báo cáo PAPI 2015

2015


-3-

Hình 1.2: Sự thay đổi về tổng sản lượng trên địa bàn so với năm trước ở
từng tỉnh thành trên toàn quốc
Ha Noi

Ha Giang
Cao Bang
Bac Kan
Tuyen Quang
Lao Cai
Dien Bien
Lai Chau
Son La
Yen Bai
Hoa Binh
Thai Nguyen
Lang Son
Quang Ninh
Bac Giang
Phu Tho
Vinh Phuc
Bac Ninh
Hai Duong
Hai Phong
Hung Yen
Thai Binh
Ha Nam
Nam Dinh
Ninh Binh
Thanh Hoa
Nghe An
Ha Tinh
Quang Binh
Quang Tri
Thua Thien-Hue

Da Nang
Quang Nam
Quang Ngai
Binh Dinh
Phu Yen
Khanh Hoa
Ninh Thuan
Binh Thuan
Kon Tum
Gia Lai
Dak Lak
Dak Nong
Lam Dong
Binh Phuoc
Tay Ninh
Binh Duong
Dong Nai
Ba Ria-Vung Tau
TP. Ho Chi Minh
Long An
Tien Giang
Ben Tre
Tra Vinh
Vinh Long
Dong Thap
An Giang
Kien Giang
Can Tho
Hau Giang
Soc Trang

Bac Lieu
Ca Mau

-10000

2012
2013
2014
2015

Đơn vị tính:
tỷ đồng
0

10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê các tỉnh


-4-

Hình 1.3: Sự thay đổi điểm số PAPI so với năm trước ở từng tỉnh thành
trên toàn quốc
Ha Noi
Ha Giang
Cao Bang
Bac Kan
Tuyen Quang
Lao Cai
Dien Bien

Lai Chau
Son La
Yen Bai
Hoa Binh
Thai Nguyen
Lang Son
Quang Ninh
Bac Giang
Phu Tho
Vinh Phuc
Bac Ninh
Hai Duong
Hai Phong
Hung Yen
Thai Binh
Ha Nam
Nam Dinh
Ninh Binh
Thanh Hoa
Nghe An
Ha Tinh
Quang Binh
Quang Tri
Thua Thien-Hue
Da Nang
Quang Nam
Quang Ngai
Binh Dinh
Phu Yen
Khanh Hoa

Ninh Thuan
Binh Thuan
Kon Tum
Gia Lai
Dak Lak
Dak Nong
Lam Dong
Binh Phuoc
Tay Ninh
Binh Duong
Dong Nai
Ba Ria-Vung Tau
TP. Ho Chi Minh
Long An
Tien Giang
Ben Tre
Tra Vinh
Vinh Long
Dong Thap
An Giang
Kien Giang
Can Tho
Hau Giang
Soc Trang
Bac Lieu
Ca Mau

2012
2013
2014

2015

Đơn vị tính:
Điểm
-8

-6

-4

-2

0

2

4

6

Nguồn: Báo cáo PAPI 2011-2015
Tổng quan ở các địa phương trong giai đoạn 2011-2015 cho thấy tình hình kinh tế ở hầu
hết các tỉnh đều có tăng trưởng dương và có sự gia tăng so với năm trước đó. Tuy nhiên,


-5-

điểm số PAPI chỉ báo cho chất lượng quản trị và hành chính công lại có sự gia tăng và sụt
giảm không đồng đều ở từng địa phương qua các năm. Do đó, từ những xu hướng thay đổi
trong kết quả thu thập được của bộ khảo sát PAPI, nghiên cứu đặt ra câu hỏi: bộ chỉ số

PAPI hiện tại có phải ánh đúng là thang đo đánh giá chuẩn xác đối với chất lượng quản trị
và hành chính công hiện nay hay không? Để thực hiện mục tiêu này, nghiên cứu sẽ chia
làm hai mục tiêu cụ thể. Thứ nhất, nếu xem PAPI đại diện cho thể chế và quản trị công thì
quản trị và hành chính công có tác động đến tăng trưởng như thế nào? Thứ hai, thực tế
thực hiện PAPI để đo lường hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh diễn ra như thế
nào?
Vì thế, nghiên cứu này tập trung tìm hiểu để trả lời hai vấn đề về (1) tác động của quản trị
và hành chính công (PAPI là đại diện) đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam như thế nào và
(2) thước đo PAPI hiện nay đã phản ánh đúng và đủ vai trò đánh giá từ phía người dân đối
với nền hành chính công cấp cơ sở ở địa phương hay không. Đối với vấn đề thứ nhất, vì số
liệu không sẵn có nên mối quan hệ giữa quản trị hành chính công và tăng trưởng kinh tế
chỉ được nghiên cứu theo một chiều quản trị và hành chính công ảnh hưởng đến tăng
trưởng. Về vấn đề thứ hai, nghiên cứu phân tích bộ dữ liệu cấp cơ sở về đánh giá người
dân đối với quản trị và hành chính công cấp tỉnh thành mà PAPI thu thập được.

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu này xác định mục tiêu chung cần giải quyết là đánh giá chất lượng thang đo
chỉ số PAPI hiện nay trong việc phản ánh chất lượng quản trị và hành chính công cấp tỉnh.
Chi tiết hơn, nghiên cứu đặt ra hai mục tiêu cụ thể:
(1) Thứ nhất, đo lường ảnh hưởng hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh đến
tăng trưởng kinh tế các tỉnh thành tại Việt Nam;
(2) Thứ hai, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng bộ chỉ số dựa trên phân
tích bộ dữ liệu chi tiết và cơ cấu mẫu điều tra.

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu


Để thực hiện các mục tiêu chính đánh giá về chỉ số PAPI, nghiên cứu đi sâu phân tích vào
hai mục tiêu cụ thể về mối quan hệ chỉ số PAPI với tăng trưởng kinh tế các tỉnh thành và
cấu trúc bảng câu hỏi cũng như cơ cấu mẫu khảo sát . Do đó, hai câu hỏi nghiên cứu được


-6-

đặt ra gồm: (1) Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh thông qua bộ chỉ số PAPI có
tác động đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh thành Việt Nam hay không? và (2) Cơ cấu mẫu
thu thập và bảng câu hỏi chi tiết của PAPI có phản ánh trải nghiệm thực tiễn của người dân
hay không?

1.4.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh thành và
tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh thành tại Việt Nam. Vì giới hạn của dữ
liệu nên phạm vi nghiên cứu tập trung phân tích tương quan của quản trị và hành chính
công PAPI với tăng trưởng kinh tế các tỉnh thành và sự đo lường của PAPI giai đoạn 20112015.

1.5.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này kết hợp hai cách tiếp cận định tính và định lượng để trả lời các câu hỏi
nghiên cứu. Với cách tiếp cận định lượng, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tăng
trưởng dữ liệu bảng của 63 tỉnh thành trong giai đoạn 2011-2015 để trả lời câu hỏi thứ
nhất. Dữ liệu nghiên cứu rút trích từ Niên giám Thống kê các tỉnh và dữ liệu chỉ số PAPI.

Với cách tiếp cận định tính, đề tài dùng phương pháp trích lục thông tin từ thống kê mô tả
dữ liệu thu được từ bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp từ người dân cấp cơ sở ở các tỉnh của
PAPI (2011-2015) để trả lời câu hỏi thứ hai.

1.6.

Bố cục nghiên cứu

Báo cáo luận văn sẽ bao gồm 5 chương như sau:
Chương 1 Giới thiệu
Chương 2 Cơ sở lý thuyết
Chương 3 Thiết kế nghiên cứu
Chương 4 Kết quả nghiên cứu
Chương 5 Kết luận và khuyến nghị


-7-

CHƯƠNG 2:
2.1.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Thể chế và quản trị công

Douglas North (1990) định nghĩa thể chế là những ràng buộc mà con người đặt ra nhằm
điều chỉnh những tương tác của con người. Đó là những “luật chơi” chính thức và phi
chính thức ràng buộc các tương tác trong xã hội, hỗ trợ tăng trưởng và phát triển kinh tế
trong dài hạn. Thể chế tạo ra một hệ thống thưởng, phạt cho các ứng xử của các tổ chức, cá
nhân, do đó có thể hạn chế hoặc thúc đẩy hành vi của các chủ thể này theo các chiều hướng

khác nhau. Những kích thích đó quyết định loại hình, phạm vi và tầm mức của các hoạt
động làm ra của cải, nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn lực, và nâng cao phúc lợi xã hội.
Thể chế có quan trọng không? Các học giả tìm cách trả lời câu hỏi này và nhận ra sự khác
biệt về chất lượng thể chế dẫn tới sự khác nhau về phát triển ở các quốc gia (North, 1990;
Acemoglu, Johnson, & Robinson, 2005). Kinh tế học thể chế ra đời nhằm khắc phục những
hạn chế của kinh tế học tân cổ điển. Kinh tế học tân cổ điển giả định rằng trong nền kinh
tế, thông tin là hoàn hảo, chi phí giao dịch kinh tế bằng không. Tuy nhiên thực tế thông tin
thị trường thường không hoàn hảo và có sự bất cân xứng thông tin cho các chủ thể khi
tham gia giao dịch trong nền kinh tế nên sự tương tác giữa các chủ thể sẽ phát sinh chi phí
giao dịch.
Thể chế là một phạm trù rất rộng nên để đo lường thể chế, các nhà nghiên cứu đưa ra một
số khái niệm đại diện như chất lượng thực thi luật pháp (Becker & Stigler, 1974), pháp
định và sự hiệu quả của quản trị công (North, 1991), chất lượng chính phủ trung ương
(Schleifer & Vishny, 1993), chất lượng điều chỉnh của luật pháp (Johnson, Kaufmann, &
Zoido-Lobatón, 1998), tự do chính trị (Mendez & Sepulveda, 2006). Knack & Keefer
(1995) sử dụng bốn thành phần để đo lường thể chế gồm tham nhũng, chất lượng bộ máy
hành chính, tuân thủ luật pháp và bảo vệ quyền tài sản.
Quản trị công là cách thức mà quyền lực được thực thi trong việc quản lý các nguồn lực
kinh tế và xã hội của một quốc gia. Quản trị công tốt được coi là khả năng đạt được mục
tiêu chính sách đề ra, phù hợp với các nguyên tắc và giá trị của sự liêm chính, luật pháp,
minh bạch, trách nhiệm giải trình, tính hiệu quả và hiệu năng và các vấn đề khác
(European Commission, 2015).


-8-

Với thách thức giảm đói nghèo trên toàn cầu, Ngân hàng Thế giới đánh giá phải nhận dạng
được nguyên nhân gốc rễ và có hành đồng phù hợp để phát triển bền vững. Trong những
trở ngại cho tăng trưởng và phát triển ở các nước đang phát triển thì thể chế kém và quản
trị công tồi là những trở ngại lớn (World Bank, 2000). Một số quốc gia có thể chế yếu kém

vì ở các quốc gia đó không có luật lệ, luật lệ không tối ưu hoặc luật tốt nhưng thực thi kém
(Aron, 2000). Chẳng hạn tại các quốc gia Châu Phi đều có Hiến pháp nhưng nhiều nơi
Hiến pháp không có hiệu lực.
Ở cấp độ toàn cầu, World Bank sử dụng bộ chỉ số Worldwide Governance Indicators WGI
(Kaufmann, Kraay, & Mastruzzi, 2010) để đánh giá chất lượng quản trị công của các nước
trên thế giới. WGI hướng đến đánh giá ở mức vĩ mô và quản trị cấp quốc gia. Tại Việt
Nam, để phản ánh tiếng nói của người dân và khu vực doanh nghiệp tư nhân đối với quản
trị công cấp tỉnh, hai chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (chỉ số PAPI) và
Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (chỉ số PCI) được công bố hàng năm kể từ năm 2009
(chỉ số PAPI) và 2005 (chỉ số PCI). Cả PAPI và PCI đều có mục tiêu đánh giá chính quyền
cấp tỉnh dựa trên tính hiệu quả của quản trị và hành chính công nhằm thúc đẩy năng lực
cạnh tranh giữa các tỉnh.

2.2.

Thể chế là điều kiện để tăng trưởng kinh tế

Có một câu hỏi kinh điển về tăng trưởng và phát triển là: tại sao một số quốc gia lại nghèo
hơn các quốc gia khác? Các mô hình tăng trưởng cổ điển của Solow (1956), Cass (1965)
giải thích sự khác nhau về thu nhập bình quân đầu người là do sự khác nhau của tích lũy
các yếu tố (ví dụ do sự khác nhau về tỷ lệ tiết kiệm (Solow) hoặc sở thích (Cass) hoặc do
các yếu tố ngoại sinh như năng suất các yếu tố tổng hợp). Trong những mô hình này có
nhắc đến thể chế nhưng sự tăng trưởng không được giải thích là do sự thay đổi của thể chế.
Mặc dù các lý thuyết cổ điển đã lý giải được cơ chế phát triển kinh tế nhưng theo North &
Thomas (1973), những yếu tố trong mô hình cổ điển không phải là nguồn gốc của tăng
trưởng. Theo quan điểm của North & Thomas nguồn gốc cơ bản để giải thích sự tăng
trưởng là sự khác nhau về thể chế. Ủng hộ quan điểm này, Acemoglu, Johnson, &
Robinson (2005) cho rằng thể chế kinh tế là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế vì nó định
hình khen thưởng cho các tác nhân kinh tế quan trọng trong xã hội và nó ảnh hưởng đến
việc đầu tư vào tài sản, vốn con người, công nghệ, sản xuất. Hơn nữa thể chế kinh tế cũng



-9-

tác động đến sự phân phối nguồn lực trong tương lai. Nói cách khác thể chế kinh tế không
những ảnh hưởng đến quy mô của cái bánh tăng trưởng mà nó còn chia cái bánh này cho tổ
chức, cá nhân trong xã hội. Giải thích này có thể tóm tắt thành mô hình sau:

Hình 2.1: Mô hình thể chế kinh tế tác động đến hoạt động kinh tế và phân
phối nguồn lực

Thể chế kinh tết

kết quả hoạt động kinh tết
phân phối nguồn lựct+1

Trong đó t đại diện cho thời hiện tại còn t+1 đại diện cho thời tương lai.
Nguồn: Acemoglu, Johnson, & Robinson (2005)
Bằng chứng ủng hộ quan hệ nhân quả giữa thể chế và kết quả hoạt động của nền kinh tế
được ghi nhận trong một số nghiên cứu (Acemoglu, Johnson, Robinson, & Thaicharoen,
2003; Malesky & Taussig, 2009; European Commission, 2015; Ngân hàng Thế giới & Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, 2016), chẳng hạn giữa thực thi quyền sở hữu tài sản với tăng trưởng
kinh tế, giữa chất lượng các cơ sở giáo dục với kết quả giáo dục.
Ở một số quốc gia, nhất là các quốc gia trước kia là thuộc địa của Châu Âu thì theo đuổi
chính sách kinh tế vĩ mô không phù hợp, tình hình kinh tế vĩ mô không ổn định (lạm phát
cao, thâm hụt ngân sách lớn, tỷ giá hối đoái méo mó) dẫn tới tăng trưởng kinh tế chậm.
Phân tích lịch sử các quốc gia này Acemoglu, Johnson, Robinson, & Thaicharoen (2003)
lý giải các quốc gia theo đuổi chính sách kinh tế kém cũng đồng thời có thể chế kém trong
đó có thể chế chính trị khi không có biện pháp hữu hiệu để kìm chế chính trị gia, kiểm soát
thực thi quyền tài sản cho nhà đầu tư, lan tràn tham nhũng và bất ổn chính trị. Ở cấp vi mô,

thể chế ảnh hưởng đến quyết định thành lập doanh nghiệp, trong đó quyền tài sản có ảnh
hưởng lớn nhất (Malesky & Taussig, 2009).
Một thành phần đại diện cho thể chế là tham nhũng. Tham nhũng được định nghĩa là sự
lạm dụng quyền lực và tài sản công cho lợi ích riêng (World Bank, 1997). Phần lớn kết quả
nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tham nhũng ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng (Knack
& Keefer, 1995; Kaufmann & Wei, 2000; Leite & Weidmann, 1999; Méon & Sekkat,
2005; Mauro, 1995). Ví dụ Mauro (1995) sử dụng dữ liệu 58 quốc gia trong thời gian


-10-

1960-1985 ước tính nếu tăng một độ lệch chuẩn cải thiện chỉ số tham nhũng thì tăng 0.8
điểm phần trăm trong tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người.

2.3.

Tăng trưởng là điều kiện để thể chế tốt hơn

Phần lớn các phân tích nhất trí tham nhũng, quản trị công tồi là trở ngại cho phát triển kinh
tế và an sinh xã hội (World Bank, 2000). Tuy nhiên cũng có quan điểm tăng trưởng kinh tế
là tiền đề để thể chế tốt hơn (Wilson, 2015; Bai, Jayachandran, Malesky, & Olken, 2013).
Chẳng hạn một nghiên cứu về mối quan hệ hai chiều giữa thể chế và tăng trưởng kinh tế
cấp tỉnh tại Trung Quốc của Wilson (2015) cho kết quả khá thú vị. Theo đó chất lượng thể
chế không tốt ở các tỉnh Trung Quốc lại không ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế, mà ngược
lại, sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế đã thúc ép chính quyền địa phương cải tổ và thay
đổi để đáp ứng các yêu cầu kinh tế mới. Bai, Jayachandran, Malesky, & Olken (2013) xem
xét tăng trưởng và tham nhũng tương tác như thế nào trong điều kiện doanh nghiệp có thể
dễ dàng lựa chọn địa điểm đầu tư để giảm gánh nặng hối lộ cho quan chức. Cụ thể khi
doanh nghiệp mở rộng quy mô và có năng suất cao hơn, chi phí để thay đổi địa điểm và
thiết lập nhà máy mới sẽ nhỏ hơn. Và điều này cho doanh nghiệp động lực di chuyển nhà

máy nếu họ đối mặt với sự đòi hối lộ quá đáng của quan chức. Nói cách khác, khi doanh
nghiệp có năng suất cao hơn, họ sẽ tìm địa phương ít tham những và môi trường kinh
doanh thân thiện hơn. Để tăng tính tự chủ trong lựa chọn địa điểm cho doanh nghiệp thì sự
dễ dàng trong việc xin và chuyển quyền sử dụng tài sản là điều kiện cần. Vì trong môi
trường mà quyền tài sản được tăng cường thì quan chức phải đối mặt với lựa chọn đòi hối
lộ với rủi ro nếu đòi hối lộ quá nhiều sẽ khiến doanh nghiệp di chuyển nhà máy sang địa
điểm khác. Nghĩa là sự cạnh tranh giữa các tỉnh để giữ chân và thu hút doanh nghiệp là cơ
chế kiểm soát tham nhũng. Kết quả khảo sát cho thấy khi doanh nghiệp tăng quy mô lao
động (đại lượng đại diện cho tăng trưởng) làm giảm mức hối lộ. Cụ thể quy mô lao động
của doanh nghiệp tăng 10% thì dẫn đến giảm 0.23 điểm phần trăm tỷ lệ hối lộ tính theo
doanh thu của doanh nghiệp (Bai, Jayachandran, Malesky, & Olken, 2013).

2.4.

Đo lường thể chế trong mô hình tăng trưởng

Mô hình tăng trưởng Solow về tăng trưởng sản lượng dựa trên lao động và vốn có thể viết
ở hai dạng sau


-11-

Y = A KαL1-α

(1)

Trong đó Y là sản lượng kinh tế (đầu ra)
K là vốn và L là lao động cùng là các yếu tố đầu vào
A là hệ số tăng trưởng có thể bao gồm các yếu tố khác (công nghệ,…)
Với giả định thị trường cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng kinh tế là tổng tỷ lệ tăng của các yếu

tố công nghệ, lao động và vốn.

gY = g A + aL g L + aK g K

(2)

Các nghiên cứu sử dụng mô hình tăng trưởng Solow để xác định yếu tố ảnh hưởng như thế
nào đến tăng trưởng thường dùng cách ước lượng hồi quy. Vậy thể chế hiện diện như thế
nào trong mô hình? Aron (2000) cho rằng trong mô hình (1) và (2), chất lượng thể chế tác
động thông qua yếu tố phát triển công nghệ. Mauro (1995) sử dụng các chỉ số để đo lường
chất lượng thể chế như chỉ số tham nhũng, hiệu quả bộ máy hành chính, ổn định chính trị.
Spindler (1991) sử dụng chỉ số tự do kinh tế gồm tự do tài sản, tự do lập hiệp hội, tự do di
chuyển, tự do thông tin để đại diện cho đo lường thể chế.
Tại Việt Nam, khi nghiên cứu thể chế, các tác giả sử dụng chỉ số PAPI hoặc chỉ số PCI là
đại diện. Cũng giống như chỉ số PAPI, chỉ số PCI là chỉ số đo lường và đánh giá thực tiễn
chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố tại Việt Nam (VCCI, 2016). Tuy
nhiên nếu PAPI đo lường cảm nhận của người dân về hành chính và quản trị công thì PCI
được xây dựng từ cảm nhận và đánh giá của những doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư
nhân đang hoạt động tại các địa phương. Hiệu quả của khảo sát PAPI được phát hiện như
một công cụ giám sát chính quyền địa phương để địa phương cải thiện chất lượng quản trị
công và hành chính công (Long, Nguyen, & Tran, 2017). Ở khía cạnh khác, một số nghiên
cứu chỉ ra mối tương quan giữa chỉ số PCI với hoạt động kinh tế (Tran, Grafton, &
Kompas, 2009; Malesky & Taussig, 2009; Doan & Lin, 2016). Chẳng hạn, tính cạnh tranh
cấp tỉnh có ý nghĩa kinh tế và ý nghĩa thống kê đối với sự khác nhau về kết quả hoạt động
của doanh nghiệp (Tran, Grafton, & Kompas, 2009). Sử dụng chỉ số PCI năm 2006 và dữ
liệu công ty năm 2005, các tác giả ước lượng cứ 1% điểm cải thiện quản trị công có thể
dẫn tới bình quân một ngày một công ty gia tăng giá trị xấp xỉ ba lần thu nhập GDP bình
quân đầu người/ngày. Sự cải thiện trong quản trị công đối với doanh nghiệp cụ thể là cung



-12-

cấp thông tin thị trường, dễ dàng tiếp cận quyền sử dụng đất và hỗ trợ đào tạo lao động có
ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp. Ngược lại sự yếu kém trong hệ thống
tư pháp và cải cách hành chính cản trở sự lớn mạnh của các doanh nghiệp tư nhân. Và như
vậy nghiên cứu này đưa ra hàm ý quản trị công là trở ngại chính cho sự phát triển của lĩnh
vực tư nhân ở Việt Nam. Đối với thu hút FDI, ba chỉ số thành phần trong PCI có ảnh
hưởng đến quyết định của nhà đầu tư nước ngoài là tính minh bạch, chi phí thời gian dịch
vụ hỗ trợ doanh nghiệp (Doan & Lin, 2016).
Tóm lại, quan hệ giữa thể chế và tăng trưởng kinh tế có thể xem có mối quan hệ hai chiều.
Thể chế tốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngược lại tăng trưởng kinh tế tốt tạo điều kiện
nuôi dưỡng để thể chế thay đổi theo chiều hướng tốt hơn.


-13-

CHƯƠNG 3:
3.1.

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được thực hiện gồm các bước sau:

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Mục tiêu NC
Vấn đề nghiên cứu


Nghiên cứu chính
thức
Định lượng & Định tính

Phân tích kết quả

Câu hỏi NC

Thu thập số
liệu

Nghiên cứu sơ bộ:
- Tổng quan tài liệu
- Đánh giá thực trạng

Xây dựng mô hình và
giả thuyết nghiên cứu

Kiến nghị chính sách

Nguồn: Tác giả tổng hợp
Nghiên cứu này kết hợp hai cách tiếp cận định tính và định lượng để trả lời các câu hỏi
nghiên cứu. Với cách tiếp cận định lượng, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tăng
trưởng để trả lời câu hỏi thứ nhất. Dữ liệu nghiên cứu rút trích từ Niên giám Thống kê các
tỉnh và dữ liệu chỉ số PAPI. Với cách tiếp cận định tính, đề tài dùng phương pháp trích lục
thông tin từ thống kê mô tả dữ liệu thu được từ bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp từ người
dân cấp cơ sở ở các tỉnh của PAPI (2011-2015) để trả lời câu hỏi thứ hai.

3.2.


Mô hình nghiên cứu

Tại Việt Nam, với quy chế phân cấp giữa Chính phủ và chính quyền địa phương thì chính
quyền cấp tỉnh đóng vai trò quan trọng trong quyết định về phát triển kinh tế. Giống như
nghiên cứu của Wilson (2015), luận văn lựa chọn đơn vị phân tích là cấp tỉnh thành để
nghiên cứu tác động của thể chế đến tăng trưởng kinh tế. Mô hình nghiên cứu dựa trên mô
hình tăng trưởng Solow và bổ sung yếu tố thể chế mà đại diện là chỉ số PAPI. Để tiếp cận


-14-

theo hướng so sánh các mối tương quan giữa chỉ số PAPI và tăng trưởng kinh tế, nghiên
cứu thiết lập ba mô hình trên cơ sở mô hình tăng trưởng Solow cơ bản, và mô hình có
PAPI tổng hợp cũng như PAPI thành phần

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu tương quan yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng
kinh tế
Vốn + Lao động
H1
Vốn + Lao động
Chỉ số PAPI
tổng hợp

H2

Tăng trưởng kinh tế

H3
Vốn + Lao động
Chỉ số PAPI

thành phần
Nguồn: Tác giả đề xuất

Bảng 3.1: Ba mô hình của nghiên cứu
Mô hình

Kỳ vọng

H1

Vốn và Lao động có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế

H2

Vốn và Lao động và Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh
(chỉ số tổng hợp) có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế

H3

Vốn và Lao động và Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh
(chỉ số thành phần) có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế

Tổng quan về bộ chỉ số PAPI
Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (chỉ số PAPI) là công cụ
phản ánh tiếng nói người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi
chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp (CECODES, VFF-CRT, &
UNDP, 2016). Đây là khảo sát rộng khắp 63 tỉnh thành cả nước từ 2011 đến nay, được sử



×