Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Đề cương bài giảng khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
KHOA CÔNG NGHỆ CNHH&KTMT
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
------&&&------

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
KHOA HỌC KỸ THUẬT BẢO HỘ LAO ĐỘNG
HỆ ĐÀO TẠO: ĐHCQ, ĐHVLVH, CĐCQ
(Tài liệu lưu hành nội bộ)

Nhóm giáo viên biên soạn:
1. Phạm Thị Kim Thanh
2. Nguyễn Thị Chúc
3. Nguyễn Thị Nguyệt

HƯNG YÊN, NĂM 206


MỤC LỤC
1.1. Khái niệm chung về khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động................................................. 3
1.1.1. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động ......................................................... 3
1.1.1.1. Mục đích .................................................................................................................... 3
1.1.1.2. Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động ...................................................................... 3
a. Ý nghĩa chính trị ................................................................................................................ 3
1.1.2. Phạm vi công tác bảo hộ lao động ............................................................................... 3
1.1.2.1. Lao động, khoa học lao động, vị trí giữa lao động và kỹ thuật ................................. 3
1.1.2.2. Đối tượng nghiên cứu và đối tượng thể hiện trong hệ thống lao động...................... 4
1.1.2.3. Con người là người mang lại năng suất trong hệ thống lao động ............................. 4
1.1.2.4. Sự chịu tải và những căng thẳng trong lao động ....................................................... 4
1.1.3. Những nội dung chủ yếu của công tác BHLĐ ............................................................. 5
1.1.3.1. Kỹ thuật an toàn......................................................................................................... 5


1.1.3.2. Vệ sinh lao động ........................................................................................................ 5
1.1.3.3. Chính sách, chế độ bảo hộ lao động: ......................................................................... 6
1.1.4. Mối quan hệ giữa bảo hộ lao động với môi trường ...................................................... 6
1.2. Luật pháp chế độ chính sách bảo hộ lao động ................................................................. 8
1.2.1. Quá trình xây dựng và phát triển hệ thống luật pháp, chế độ chính sách bảo hộ lao
động ở Việt Nam .................................................................................................................... 8
1.2.2. Những nội dung về an toàn vệ sinh lao động trong bộ luật lao động. .......................... 8
1.2.2.1. Biện pháp kỹ thuật vệ sinh ........................................................................................ 8
1.2.2.2. Biện pháp phòng hộ cá nhân...................................................................................... 8
1.2.2.3. Biện pháp tổ chức lao động khoa học........................................................................ 9
1.2.2.4. Biện pháp y tế bảo vệ sức khỏe ................................................................................. 9
1.2.3. Những vấn đề có liên quan đến công tác BHLĐ trong bộ luật lao động...................... 9
1.2.3.1. Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi .................................................................... 9
1.2.3.2. Bảo hộ lao động đối với lao động nữ ...................................................................... 12
1.2.3.3. BHLĐ đối với lao động chưa thành niên................................................................. 14
1.2.3.4. BHLĐ đối với lao động là người tàn tật .................................................................. 16
1.2.4. Khen thưởng, xử phạt về BHLĐ ................................................................................ 17
1.2.4.1.Khen thưởng về bảo hộ lao động.............................................................................. 17
1.2.4.2. Xử phạt những vi phạm về bảo hộ lao động............................................................ 17
1.3. Kỹ thuật vệ sinh lao động .............................................................................................. 17
1.3.1.Những vấn đề chung về kỹ thuật vệ sinh lao động. ..................................................... 17
1.3.1.1. Đối tượng và nhiệm vụ của vệ sinh lao động. ......................................................... 17
1.3.1.2. Các bệnh nghề nghiệp.............................................................................................. 19
1.3.1.3. Các biện pháp đề phòng tác hại nghề nghiệp .......................................................... 20
1.3.1.4. Các biến đổi sinh lý của cơ thể người lao động....................................................... 21
1.3.1.5. Vấn đề tăng năng suất lao động và chống mệt mỏi ................................................. 22
1.3.2. Vi khí hậu trong sản xuất............................................................................................ 23
1.3.2.1. Khái niệm ................................................................................................................ 23
1.3.2.2. Các yếu tố vi khí hậu ............................................................................................... 23
1.3.2.3. Điều hòa thân nhiệt ở người .................................................................................... 24

1.3.2.4. Ảnh hưởng của vi khí hậu đối với cơ thể người ...................................................... 25
1.3.2.5. Các biện pháp phòng chống vi khí hậu xấu ............................................................. 26
1.3.3. Tiếng ồn và rung động trong sản xuất ....................................................................... 28
1.3.3.1. Những khái niệm chung về tiếng ồn và rung động.................................................. 28
1.3.3.2. Ảnh hưởng của tiếng ồn và rung tới người lao động ............................................... 29
1.3.4. Phòng chống bụi trong sản xuất ................................................................................. 32
1.3.5. Thông gió trong công nghiệp...................................................................................... 33
1.3.5.1. Mục đích của thông gió ........................................................................................... 33
1.3.6. Chiếu sáng trong sản xuất........................................................................................... 34
1


1.3.6.1. Một số khái niệm về ánh sáng và sinh lý của mắt ................................................... 34
1.3.6.2. Các dạng chiếu sáng trong sản xuất......................................................................... 35
1.3.7. Phòng chống phóng xạ ............................................................................................... 37
1.3.7.1. Các chất phóng xạ và tia phóng xạ. ......................................................................... 37
1.3.7.2. Tác hại của tia phóng xạ và phương pháp phòng ngừa ........................................... 37
CHƯƠNG 2: CHỨC NĂNG &YÊU CẦU ĐỐI VỚI QUẦN ÁO CHUYÊN DỤNG ............ 39
2.1. HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ THỂ NGƯỜI TRONG CÁC MÔI TR ƯỜNG ................... 39
2.1.1. SỰ LIÊN HỆ GIỮA CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG TRONG CƠ THỂ NGƯỜI. ..... 39
2.1.2. SỰ TRAO ĐỔI CHẤT ................................................................................................... 40
2.1.3. ĐẶC ĐIỂM VỀ HOẠT ĐỘNG CƠ THỂ CỦA LAO ĐỘNG NGÀNH MAY CÔNG
NGHIỆP ................................................................................................................................... 41
2.2. Chức năng của quần áo trong bảo hộ lao động.............................................................. 42
2.3. Yêu cầu .............................................................................................................................. 43
2.3.1. Yêu cầu chung đối với quần áo .................................................................................. 43
2.3.2. Yêu cầu đối với quần áo chuyên dụng ....................................................................... 44
2.4. ĐẶC TÍNH CỦA VẬT LIỆU TẠO QUẦN ÁO ............................................................... 46
2.4.1. VẬT LIỆU TỪ XƠ THIÊN NHIÊN .............................................................................. 46
2.4.2. VẬT LIỆU TỪ XƠ HÓA HỌC ..................................................................................... 46

2.4.3. VẬT LIỆU PHA TRỘN ................................................................................................. 49
Chương 3 : KỸ THUẬT AN TOÀN ........................................................................................ 51
3.1. Khái niệm chung về các yếu tố nguy hiểm và biện pháp phòng ngừa .......................... 51
3.1.1. Các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương ..................................................................... 51
3.1.2. Các biện pháp và kỹ thuật an toàn .............................................................................. 52
3.2. An toàn điện .................................................................................................................. 55
3.2.1. Những khái niệm cơ bản về an toàn điện ................................................................... 55
3.2.2. Các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn điện....................................................... 58
3.3. An toàn hóa chất ............................................................................................................ 62
3.3.1. Nguyên tắc và biện pháp cơ bản trong phòng ngừa tác hại hóa chất ......................... 62
3.3.2. An toàn trong tổ chức quản lý hóa chất tại doanh nghiệp .......................................... 63
3.4. Phòng chống cháy nổ..................................................................................................... 65
3.4.1. Ý nghĩa vai trò của quá trình cháy và vấn đề phòng cháy nổ. .................................... 65
3.4.2. Những kiến thức cơ bản về cháy nổ ........................................................................... 65
3.4.3. Những nguyên nhân gây ra cháy nổ trực tiếp ............................................................. 66
3.4.4. Các biện pháp, nguyên lý và phương pháp phòng chống chát nổ ở cơ quan, xí nghiệp.
.............................................................................................................................................. 67
3.5. Hoạt động bảo hộ lao động trong doanh nghiệp............................................................ 69
3.5.1. Bộ máy tổ chức quản lý công tác bảo hộ lao động tại doanh nghiệp. ........................ 69
3.5.2. Nội dung công tác BHLĐ tại doanh nghiệp. .............................................................. 70

2


CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN KHOA HỌC KỸ THUẬT BẢO HỘ LAO ĐỘNG

1.1. Khái niệm chung về khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động
1.1.1. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động
1.1.1.1. Mục đích
- Đảm bảo an toàn thân thể của người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất hoặc

không để xảy ra tai nạn.
- Bảo đảm người lao động khoẻ mạnh không bị mắc bệnh nghề nghiệp, hoặc các
bệnh tật khác do điều kiện xấu xảy ra.
- Bồi dưỡng phục hồi kịp thời hoặc duy trì sức khoẻ, khả năng lao động cho
người lao động.
1.1.1.2. Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động
a. Ý nghĩa chính trị
- Bảo hộ lao động (BHLĐ) thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực vừa
là mục tiêu của sự phát triển.
- BHLĐ tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khoẻ, tính mạng và đời sống
người lao động.
- Nếu công tác BHLĐ không được thực hiện tốt, điều kiện lao động của người
lao động còn quá nặng nhọc, độc hại, để xảy ra nhiều tai nạn nghiêm trọng thì uy tín
của nhà nước, doanh nghiệp sẽ bị giảm sút.
b. Ý nghĩa xã hội
BHLĐ đảm bảo cho xã hội trong sáng, lành mạnh, mọi người được sống khoẻ
mạnh, làm việc có hiệu quả cao và có vị trí xứng đáng trong xã hội đồng thời làm chủ
thiên nhiên, làm chủ khoa học kỹ thuật.
c. Lợi ích kinh tế
- Năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt luôn luôn hoàn thành tốt kế
hoạch sản xuất và công tác tốt.
- Do vậy phúc lợi tập thể được tăng lên có thêm những điều kiện để cải thiện đời
sống vật chất và tinh thần của cá nhân và của tập thể.
Ngược lại nếu để môi trường làm việc quá xấu, tai nạn lao động hoặc ốm đau xảy
ra nhiều sẽ gây rất nhiều khó khăn trong sản xuất.
1.1.2. Phạm vi công tác bảo hộ lao động
1.1.2.1. Lao động, khoa học lao động, vị trí giữa lao động và kỹ thuật
Lao động của con người là một sự cố gắng bên trong và bên ngoài thông qua một
giá trị nào đó để tạo nên những sản phẩm tinh thần, những động lực và những giá trị
vật chất cho cuộc sống con người

3


Lao động được thực hiện trong một hệ thống lao động và nó được thể hiện với
việc sử dụng những tri thức về khoa học an toàn
Khoa học lao động là một hệ thống phân tích, sắp xếp, thể hiện những điều kiện
kỹ thuật, tổ chức và xã hội của quá trình lao động với mục đích đạt hiệu quả cao.
Khi đưa kỹ thuật vào trong các hệ thống sản xuất hiện đại sẽ làm thay đổi những
tác động với con người, chẳng hạn như về mặt tâm lý
Sự phát triển của kỹ thuật có ý nghĩa đặc biệt do nó tác động trực tiếp đến lao
động. Tương quan thay đổi giữa con nguời và kỹ thuật không bao giờ dừng lại, chính
nó là động lực cho sự phát triển, đặc biệt qua các yếu tố: sự chuyển đổi các giá trị
trong xã hội, sự phát triển dân số, công nghệ mới, cấu trúc sản xuất thay đổi.
1.1.2.2. Đối tượng nghiên cứu và đối tượng thể hiện trong hệ thống lao động
Hệ thống lao động là một mô hình lao động, nó bao gồm con người và trang bị (ở
đây phải kể đến khả năng kỹ thuật). Mục đích của việc trang bị hệ thống lao động là để
hoàn thành những nhiệm vụ nhất định.
Một hệ thống lao động khi hoạt động sẽ có sự liên quan, trao đổi với môi trường
xung quanh (chẳng hạn về vị trí, không gian, điều kiện xây dựng, môi trường), xuất
hiện những tác động về tổ chức xã hội, các hiện tượng vật lý và hoá học. Sự liên quan
và trao đổi này dẫn đến vấn đề bảo vệ môi trường cho một phạm vi nào đó, đồng thời
nó cũng tác động đến sức khoẻ của người lao động
1.1.2.3. Con người là người mang lại năng suất trong hệ thống lao động
- Khả năng tạo ra năng suất lao động.
- Điều chỉnh hành động là một đặc thù của hành động của con người.
1.1.2.4. Sự chịu tải và những căng thẳng trong lao động
Sự chịu tải trong lao động là tổng thể các điều kiện bên ngoài và các yêu cầu
trong hệ thống lao động, những yếu tố đó có thể làm thay đổi tình trạng vật lý hay tâm
lý của con người cũng như sự ổn định của quá trình (chẳng hạn tuổi thọ). Sự chịu tải
đó có thể là tốt hay xấu. Nó tác động đến con người và cả quá trình.

Sự căng thẳng trong lao động là tác động của sự chịu tải lao động đối với con
người, nó phụ thuộc vào tính chất và khả năng của mỗi cá thể.
Tác động của sự chịu tải trong lao động dẫn đến sự căng thẳng trong lao động.
Kết quả của nó có thể là tích cực hay tiêu cực. Kết quả tích cực là tạo ra năng suất lao
động, con người sẽ được rèn luyện, trưởng thành, có nhiều kinh nghiệm hơn, nhận
thức đúng đắn về cuộc sống và lao động, có thu nhập cao hơn để cải thiện cuộc sống.
Mặt tiêu cực của nó là sự đảo ngược. Nó có thể làm giảm năng suất lao động. Khi
yêu cầu vượt quá giới hạn cho phép nào đó sẽ gây ra căng thẳng trong lao động, dẫn
đến mệt mỏi về tâm lý, buồn chán, bão hoà tâm lý, sốc.
4


1.1.3. Những nội dung chủ yếu của công tác BHLĐ
Công tác BHLĐ bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Kỹ thuật an toàn.
- Vệ sinh lao động.
- Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động.
1.1.3.1. Kỹ thuật an toàn
Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức kỹ thuật
nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người
lao động.
Để đạt được mục đích phòng ngừa tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản
xuất đối với người lao động, phải quán triệt các biện pháp đó ngay từ khi thiết kế,
xây dựng hoặc chế tạo các thiết bị máy móc, các quá trình công nghệ. Trong quá
trình hoạt động sản xuất phải thực hiện đồng bộ các biện pháp về tổ chức kỹ thuật, sử
dụng các thiết bị an toàn và các thao tác làm việc an toàn thích ứng.
Tất cả các biện pháp đó được quy định cụ thể tại các quy phạm, tiêu chuẩn và
các văn bản khác về lĩnh vực kỹ thuật an toàn.
Nội dung kỹ thuật an toàn chủ yếu gồm những vấn đề sau đây:
- Xác định vùng nguy hiểm.

- Xác định các biện pháp an toàn về quản lý, tổ chức và thao tác đảm bảo an toàn.
- Sử dụng các thiết bị an toàn thích ứng : Thiết bị che chắn, thiết bị phòng ngừa,
thiết bị tín hiệu, báo hiệu, trang bị bảo hộ cá nhân…
1.1.3.2. Vệ sinh lao động
Là hệ thống các biện pháp phòng ngừa và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật
nhằm ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động.
Để ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố có hại phải tiến hành một loạt các công việc
cần thiết. Trước hết phải nghiên cứu sự phát sinh và tác động của các yếu tố đó với
cơ thể con người, trên cơ sở đó xác định giới hạn cho phép của các yếu tố có hại
trong môi trường lao động, xây dựng các biện pháp vệ sinh lao động.
Nội dung chủ yếu của vệ sinh lao động gồm:
- Xác định khoảng cách về an toàn vệ sinh.
- Xác định các yếu tố có hại cho sức khỏe.
- Biện pháp về tổ chức, tuyên truyền, giáo dục ý thức và kiến thức về vệ sinh
lao động, theo dõi quản lý sức khỏe, tuyển dụng lao động.
- Biện pháp về sinh học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.

5


Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh: kỹ thuật thông gió, điều hòa nhiệt độ, chống
bụi, khí độc; kỹ thuật chống tiếng ồn và rung sóc; kỹ thuật chiếu sáng; kỹ thuật
chống bức xạ, phóng xạ, điện từ trường…
Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh phải được quán triệt ngay từ khâu thiết kế xây
dựng các công trình nhà xưởng, tổ chức nơi sản xuất, thiết kế chế tạo các máy móc
thiết bị, quá trình công nghệ.
Trong quá trình sản xuất phải thường xuyên theo dõi sự phát sinh các yếu tố có
hại, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.
1.1.3.3. Chính sách, chế độ bảo hộ lao động:
Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động chủ yếu bao gồm: các biện pháp kinh tế

xã hội, tổ chức quản lý và cơ chế quản lý công tác bảo hộ lao động.
Các chính sách bảo hộ lao động nhằm đảm bảo thúc đẩy thực hiện việc thực
hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn, biện pháp vệ sinh lao động như chế độ trách
nhiệm của cán bộ quản lý, của tổ chức bộ máy làm công tác bảo hộ lao động: kế
hoạch hóa công tác bảo hộ lao động, các chế độ việc tuyên truyền, huấn luyện, chế
độ thanh tra, kiểm tra, chế độ khai báo điều tra, kiểm tra, chế độ khai báo điều tra,
thống kê, báo cáo tai nạn lao động…
Những nội dung của công tác bảo hộ lao động kể trên là rất lớn, bao gồm nhiều
công việc thuộc nhiều lĩnh vực công tác khác nhau. Hiểu được nội dung của công tác
bảo hộ lao động sẽ giúp cho người quản lý đề cao trách nhiệm và có biện pháp tổ
chức thực hiện công tác bảo hộ lao động đạt được kết quả tốt nhất.
1.1.4. Mối quan hệ giữa bảo hộ lao động với môi trường
Để có thể tạo nên một môi trường phù hợp với người lao động đòi hỏi sự tham
gia của nhiều ngành khoa học, dựa trên 4 yếu tố cơ bản sau:
- Ngăn chặn và hạn chế việc lan truyền các yếu tố nguy hiểm và có hại từ nguồn
phát sinh.
Biện pháp tích cực nhất là thay đổi công nghệ sản xuất, nghĩa là sử dụng công
nghệ sạch với các nguyên liệu và nhiên liệu sạch, thiết kế và trang bị dây chuyền sản
xuất mà không làm ô nhiễm môi trường.
- Thu hồi và xử lý các yếu tố gây ô nhiễm.

6


Hình 1.1 : Nguồn nước bị ô nhiễm nặng
- Xử lý các chất thải ra để không làm ô nhiễm môi trường.

Hình 1.2 : Hệ thống xử lý nước thải
- Trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân


Hình 1.3 : Trang phục bảo hộ lao động

7


1.2. Luật pháp chế độ chính sách bảo hộ lao động
1.2.1. Quá trình xây dựng và phát triển hệ thống luật pháp, chế độ chính sách bảo
hộ lao động ở Việt Nam
Trong thời kỳ đầu, ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, mặc dù còn
ở chiến khu Việt Bắc, trong điều kiện còn vô cùng khó khăn, tháng 3 năm 1947, Hồ
Chủ Tịch đó ký Sắc lệnh số 29SL. Đó là Sắc lệnh đầu tiên của nước ta về lao động
trong đó có những điều khoản liên quan đến BHLĐ.
Sau Đại hội Đảng lần thứ 3 để phục vụ cho việc đẩy mạnh xây dựng kinh tế ở
miền Bắc Hội đồng chính phủ đó ban hành Điều lệ tạm thời về BHLĐ kèm theo nghị
định 181-CP ngày 18-12-1964. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên của nước ta quy định
tương đối toàn diện những vấn đề về BHLĐ đó có tác dụng tích cực đối với việc đảm
bảo an toàn vệ sinh lao động trong một thời gian tương đối dài hơn một phần tư thế kỷ.
Để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới ngày 10-9-1991 Hội đồng Nhà nước đó
quyết định ban hành pháp lệnh BHLĐ. Pháp lệnh quy định nội dung về BHLĐ và
trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước, các ngành, các cấp, tổ chức xã hội,
người sử dụng lao động và người lao động... Lần đầu tiên quyền được đảm bảo điều
kiện làm việc an toàn vệ sinh của người lao động được pháp luật công nhận và bảo vệ .
Ngày 23-6-1994 Quốc hội đó thông qua Bộ luật Lao động của nước ta trong đó
có chương 9 về ATLĐ, VSLĐ. Đây là văn bản có tính pháp lý cao nhất của nước ta
về BHLĐ. Sau đó Chính phủ đó ban hành nghị định 06/CP ngày 20-1-1995 quy định
chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về ATVSLĐ cùng với hàng loạt thông tư,
chỉ thị, quy phạm an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh mới được ban hành hoặc điều chỉnh,
sửa đổi tạo thành hệ thống luật pháp chế độ chính sách BHLĐ của nước ta
1.2.2. Những nội dung về an toàn vệ sinh lao động trong bộ luật lao động.
Cần cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ như: cơ giới hóa, tự động hóa, dùng các

chất không độc hoặc ít độc thay cho những hợp chất có tính độc cao.
1.2.2.1. Biện pháp kỹ thuật vệ sinh
Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh như: cải tiến hệ thống thông gió, hệ thống chiếu
sáng… nơi sản xuất cũng là những biện pháp góp phần cải thiện điều kiện làm việc.
1.2.2.2. Biện pháp phòng hộ cá nhân
Đây là một biện pháp bổ trợ nhưng trong nhiều trường hợp khi biện pháp cải tiến
quá trình công nghệ, biện pháp kỹ thuật vệ sinh thực hiện chưa được thì nó đóng vai
trò chủ yếu trong việc đảm bảo an toàn cho công nhân trong sản xuất và trong phòng
bệnh nghề nghiệp.

8


Dựa theo tính độc hại trong sản xuất, mỗi người công nhân sẽ được trang bị dụng
cụ phòng hộ thích hợp.
1.2.2.3. Biện pháp tổ chức lao động khoa học
Thực hiện việc phân công lao động hợp lý theo đặc điểm sinh lý của công nhân,
tìm ra những biện pháp cải tiến làm cho lao động bớt nặng nhọc, tiêu hao năng lượng ít
hơn, hoặc làm cho lao động thích nghi được với con người và con người thích nghi
được với công cụ sản suất mới, vừa có năng suất lao động cao hơn lại an toàn hơn.
1.2.2.4. Biện pháp y tế bảo vệ sức khỏe
Bao gồm việc kiểm tra sức khỏe công nhân, khám tuyển không chọn người mắc
một số bệnh nào đó vào làm việc những nơi có những yếu tố bất lợi cho sức khỏe, và
sẽ làm cho bệnh nặng thêm, hoặc dễ đưa đến mắc bệnh nghề nghiệp. Khám định kỳ
cho công nhân tiếp xúc với các yếu tố độc hại nhằm phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp
và những bệnh mãn tính khác để kịp thời có biện pháp giải quyết. Theo dõi sức khỏe
công nhân một cách liên tục như vậy quản lý, bảo vệ được sức lao động, kéo dài được
tuổi đời, đặc biệt là tuổi nghề cho công nhân. Ngoài ra cũng phải giám định khả năng
lao động và hướng dẫn luyện tập phục hồi lại khả năng lao động cho một số công nhân
mắc tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các bệnh mãn tính đó được điều trị.

Thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn lao động và cung cấp đầy đủ thức ăn, nước
uống đảm bảo chất lượng cho công nhân làm việc với các chất độc hại.
1.2.3. Những vấn đề có liên quan đến công tác BHLĐ trong bộ luật lao động
1.2.3.1. Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi
a. Thời giờ làm việc
Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong
01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc
tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong
01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.
3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm
các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
Điều 105. Giờ làm việc ban đêm
Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

9


Điều 106. Làm thêm giờ
1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình
thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao
động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp
ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc
bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng
số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày;

không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một
số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300
giờ trong 01 năm;
c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao
động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.
Điều 107. Làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệt
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất
kỳ ngày nào và người lao động không được từ chối trong các trường hợp sau đây:
1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh
trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn,
dịch bệnh và thảm họa.
b. Thời gian nghỉ ngơi
Điều 108. Nghỉ trong giờ làm việc
1. Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định tại Điều
104 của Bộ luật này được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc.
2. Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất
45 phút, tính vào thời giờ làm việc.
3. Ngoài thời gian nghỉ giữa giờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người
sử dụng lao động quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào nội quy lao động.
Điều 109. Nghỉ chuyển ca
Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang
ca làm việc khác.

10


Điều 110. Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc

biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người sử dụng lao động có trách
nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào
ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao
động.
Điều 111. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì
được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục
do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc
lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc
nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với
Bộ Y tế ban hành.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham
khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.
3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng
năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ,
đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03
trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính
cho 01 lần nghỉ trong năm.
Điều 112. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm
của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng
thêm tương ứng 01 ngày.
Điều 113. Tạm ứng tiền lương, tiền tàu xe đi đường ngày nghỉ hằng năm

1. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng trước một khoản tiền ít nhất
bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
2. Tiền tàu xe và tiền lương những ngày đi đường do hai bên thoả thuận.
Đối với người lao động miền xuôi làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên
giới, hải đảo và người lao động ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo làm
11


việc ở miền xuôi thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền tàu xe và tiền lương
những ngày đi đường.
Điều 114. Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ
1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa
nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng
tiền những ngày chưa nghỉ.
2. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính
theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh
toán bằng tiền.
1.2.3.2. Bảo hộ lao động đối với lao động nữ
Một số quy định trong Bộ Luật Lao động :
Điều 153. Chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ
1. Bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ.
2. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc
làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm
việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà.
3. Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề
nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động
nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà
cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình.
4. Có chính sách giảm thuế đối với người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao
động nữ theo quy định của pháp luật về thuế.

5. Mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề dự
phòng và phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ.
6. Nhà nước có kế hoạch, biện pháp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều
lao động nữ.
Điều 154. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với lao động nữ
1. Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và
các chế độ khác.
2. Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những
vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ.
3. Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc.
4. Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ,
mẫu giáo cho lao động nữ.

12


Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm,
làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng
sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được
chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn
hưởng đủ lương.
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con
dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án
tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao

động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của
pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý
kỷ luật lao động.
5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời
gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm
việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Điều 156. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của
lao động nữ mang thai
Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có
thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào
thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.
Điều 157. Nghỉ thai sản
1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con,
người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo
quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu,
lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với
người sử dụng lao động.
13


4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu
có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi
làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao

động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.
Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử
dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định
của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Điều 158. Bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản
Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời
gian theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 157 của Bộ luật này; trường hợp việc làm
cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương
không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.
Điều 159. Trợ cấp khi nghỉ để chăm sóc con ốm, khám thai, thực hiện các
biện pháp tránh thai
Thời gian nghỉ việc khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai
bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai, chăm sóc con dưới 07 tuổi ốm đau, nuôi
con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy
định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Điều 160. Công việc không được sử dụng lao động nữ
1. Công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con theo danh mục do
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
2. Công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước.
3. Công việc làm thường xuyên dưới hầm mỏ.
1.2.3.3. BHLĐ đối với lao động chưa thành niên
Điều 161. Lao động chưa thành niên
Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi.
Điều 162. Sử dụng người lao động chưa thành niên
1. Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên vào
những công việc phù hợp với sức khoẻ để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân
cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt
lao động, tiền lương, sức khoẻ, học tập trong quá trình lao động.
2. Khi sử dụng người lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải lập
sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả

những lần kiểm tra sức khoẻ định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm
quyền yêu cầu.

14


Điều 163. Nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên
1. Không được sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ theo
danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
2. Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới
18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần.
Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và
20 giờ trong 01 tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
3. Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được làm thêm giờ, làm việc vào ban
đêm trong một số nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội.
4. Không được sử dụng người chưa thành niên sản xuất và kinh doanh cồn, rượu,
bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần và các chất gây nghiện khác;
5. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để người lao động chưa thành niên và
người dưới 15 tuổi tham gia lao động được học văn hoá.
Điều 164. Sử dụng lao động dưới 15 tuổi
1. Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi
làm các công việc nhẹ theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy
định.
2. Khi sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi thì người sử dụng lao động
phải tuân theo quy định sau đây:
a) Phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật
và phải được sự đồng ý của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi;
b) Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến giờ học tại trường học của trẻ em;

c) Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với
lứa tuổi.
3. Không được sử dụng lao động là người dưới 13 tuổi làm việc trừ một số công
việc cụ thể do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
Khi sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc thì người sử dụng lao động phải tuân
theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 165. Các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa
thành niên
1. Cấm sử dụng người chưa thành niên làm các công việc sau đây:
a) Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;
b) Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;
c) Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;
d) Phá dỡ các công trình xây dựng;
15


đ) Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;
e) Lặn biển, đánh bắt cá xa bờ;
g) Công việc khác gây tổn hại cho sức khoẻ, an toàn hoặc đạo đức của người chưa
thành niên.
2. Cấm sử dụng người chưa thành niên làm việc ở các nơi sau đây:
a) Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;
b) Công trường xây dựng;
c) Cơ sở giết mổ gia súc;
d) Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, phòng
tắm hơi, phòng xoa bóp;
đ) Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sức khoẻ, sự an toàn và đạo đức của người
chưa thành niên.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định danh mục tại điểm g khoản 1
và điểm đ khoản 2 Điều này.

1.2.3.4. BHLĐ đối với lao động là người tàn tật
Điều 176. Chính sách của Nhà nước đối với lao động là người khuyết tật
1. Nhà nước bảo trợ quyền lao động, tự tạo việc làm của lao động là người
khuyết tật, có chính sách khuyến khích và ưu đãi người sử dụng lao động tạo việc làm
và nhận lao động là người khuyết tật vào làm việc, theo quy định của Luật người
khuyết tật.
2. Chính phủ quy định chính sách cho vay vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc
làm đối với người sử dụng lao động sử dụng lao động là người khuyết tật.
Điều 177. Sử dụng lao động là người khuyết tật
1. Người sử dụng lao động phải bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao
động, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lao động là người khuyết tật và
thường xuyên chăm sóc sức khoẻ của họ.
2. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến lao động là người khuyết tật
khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ.
Điều 178. Các hành vi bị cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật
1. Sử dụng lao động là người khuyết tật suy giảm khả năng lao động từ 51% trở
lên làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
2. Sử dụng lao động là người khuyết tật làm những công việc nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

16


1.2.4. Khen thưởng, xử phạt về BHLĐ
1.2.4.1.Khen thưởng về bảo hộ lao động
Tùy theo thành tích của các tập thể, cá nhân có thể được Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội xét tặng các
hình thức khen thưởng thích đáng. Đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc
sẽ được đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, cờ thi đua luân lưu của
Chính phủ, hoặc đề nghị Nhà nước tặng bằng khen Huân chương Lao động.

1.2.4.2. Xử phạt những vi phạm về bảo hộ lao động
a. Phạt các vi phạm về an toàn lao động:
Đối với người lao động: Phạt tiền 200.000đ đối với một trong các hành vi sau
đây: không tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, nội quy lao
động, không sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động đã được trang bị.
Đối với người sử dụng lao động: Có nhiều mức phạt tùy theo mức độ quy phạm,
hậu quả nghiêm trọng do sự quy phạm gây nên được quy định từ Điều 14 đến điều 18
của Nghị định. Mức phạt quy định từ 1.000.000đ đến 10.000.000đ tùy theo mức độ và
hành vi vi phạm.
b. Xử phạt các vi phạm về vệ sinh lao động:
Phạt các vi phạm về vệ sinh lao động thực hiện theo nghị định số 46/CP ngày 6
tháng 8 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực
quản lý nhà nước về y tế với mức phạt và nội dungvi phạm được quy định trong Điều
3 của Nghị định. Cụ thể, phạt từ 500.000đ đến 4.000.000đ tùy theo mức độ của từng
hành vi vi phạm.
Nếu doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh không thực hiện nghiêm chỉnh
các quy định về bảo hộ lao động gây nguy hiểm môi trường thì có thể bị xử phạt vi
phạm hành chính về bảo hộ môi trường theo nghị định số 26/CP ngày 24 tháng 6 năm
1996 của Chính phủ.
1.3. Kỹ thuật vệ sinh lao động
1.3.1.Những vấn đề chung về kỹ thuật vệ sinh lao động.
1.3.1.1. Đối tượng và nhiệm vụ của vệ sinh lao động.
Vệ sinh lao động là khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố có hại
trong sản xuất đối với sức khỏe người lao động, tìm các biện pháp cải thiện điều kiện
lao động, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp và nâng cao khả năng lao động cho người
lao động.
Trong sản xuất người lao động có thể phải tiếp xúc với những yếu tố có ảnh
hưởng không tốt đến sức khỏe, các yếu tố này gọi là những tác hại nghề nghiệp.
17



Ví dụ: nghề rèn, đúc kim loại… yếu tố tác hại nghề nghiệp chính là do nhiệt độ
cao, nghề dệt là do tiếng ồn và bụi…
Tác hại nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe ở nhiều mức độ khác nhau như:
mệt mỏi, suy nhược, giảm khả năng lao động, làm tăng các bệnh thông thường (cảm
cúm, viêm họng, dạ dày…), thậm chí còn gây ra các bệnh nghề nghiệp (bệnh phổi
nhiễm bụi ở công nhân với tiếp xúc với bụi than, bụi đá, bệnh nhiễm độc chì ở công
nhân sắp chữ, sản xuất ắc quy, bệnh nhiễm phóng xạ ở công nhân khai thác các chất
phóng xạ…).
Nội dung của vệ sinh lao động bao gồm:
- Nghiên cứu đặc điểm vệ sinh của các quá trình sản xuất.
- Nghiên cứu các biến đổi sinh lý, sinh hóa của cơ thể.
- Nghiên cứu việc tổ chức lao động, nghỉ ngơi hợp lý.
- Nghiên cứu các biện pháp để phòng tình trạng mệt mỏi trong lao động, hạn chế
ảnh hưởng của các yếu tố tác hại nghề nghiệp trong sản xuất, đánh giá hiệu quả của
các biện pháp đó.
Nhiệm vụ:
- Quy định các tiêu chuẩn vệ sinh, chế độ vệ sinh xí nghiệp, cá nhân và chế độ
bảo hộ lao động.
- Tổ chức khám tuyển và sắp xếp hợp lý công nhân vào làm ở các bộ phận sản
xuất khác nhau trong xí nghiệp.
- Quản lý theo dõi tình hình sức khỏe công nhân, tổ chức khám sức khỏe định kỳ,
phát hiện sớm nghề nghiệp.
- Giám định khả năng lao động cho công nhân, bị tai nạn lao động, mắc bệnh
nghề nghiệp và các bệnh mãn tính khác.
- Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp vệ sinh an toàn lao động trong
sản xuất.
Các tác hại nghề nghiệp có thể phân thành mấy loại sau:
*Tác hại liên quan đến quá trình sản xuất.
- Yếu tố vật lý và hóa học: vi khí hậu trong sản xuất không phù hợp như: nhiệt

độ, độ ẩm cao hoặc thấp, thoáng khí kém…
Bức xạ điện từ, bức xạ cao tần và siêu cao tần trong khoảng sóng vô tuyến, tia
hồng ngoại, tử ngoại…
Tiếng ồn và rung động.
Áp suất cao (thợ lặn, thợ làm việc trong thùng chìm) hoặc áp suất thấp (lái máy
bay, leo núi…)
Bụi và các chất độc hại trong sản xuất.
Yếu tố sinh vật: vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng và các nấm mốc gây bệnh.
18


*Tác hại liên quan đến tổ chức lao động:
- Thời gian làm việc liên tục và quá lâu, làm việc liên tục không nghỉ, làm thông ca.
- Cường độ lao động quá cao không phù hợp với tình trạng sức khỏe công nhân.
- Chế độ làm việc nghỉ ngơi bố trí không hợp lý.
- Làm việc với tư thế gò bó, không thoải mái như: cúi khom, vặn mình, ngồi
đứng quá lâu.
- Sự hoạt động khẩn trương, căng thẳng quá độ của các hệ thống và các giác quan
như hệ thần kinh, thị giác, thính giác…
*Tác hại liên quan đến điều kiện vệ sinh an toàn:
- Thiếu hoặc thừa ánh sáng, hoặc xếp bố trí hệ thống chiếu sáng không hợp lý.
- Làm việc ngoài trời có thời tiết xấu, nóng về mùa hè, lạnh về mùa đông.
- Phân xưởng chật chội và sự sắp xếp nơi làm việc lộn xộn, mất trật tự.
- Thiếu thiết bị thông gió, chống bụi, chống nóng, tiếng ồn, chống hơi, khí độc.
- Thiếu trang thiết bị phòng hộ lao động hoặc có nhưng sử dụng, bảo quản không tốt.
- Việc thực hiện quy tắc vệ sinh an toàn lao động chưa triệt để và nghiêm chỉnh.
1.3.1.2. Các bệnh nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiệp là một hiện trạng bệnh lý của người lao động phát sinh do tác
động thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao động xấu, có hại, mang tính chất đặc
trưng cho một loại nghề nghiệp, công việc hoặc có liên quan đến nghề nghiệp, công

việc đó trong quá trình lao động.
Từ khi lao động xuất hiện, con người có thể bắt đầu bị bệnh nghề nghiệp khi phải
chịu ảnh hưởng của các tác hại nghề nghiệp, nhất là trong lao động nặng nhọc (cơ khí,
hầm mỏ...). Tuy nhiên, các bệnh này thường xảy ra từ từ và mãn tính. Bệnh nghề
nghiệp có thể phòng tránh được mặc dù có một số bệnh khó cứu chữa và để lại di
chứng. Các nhà khoa học đều cho rằng người lao động bị bệnh nghề nghiệp phải được
hưởng các chế độ bồi thường về vật chất để có thể bù đắp được phần nào thiệt hại cho
họ khi mất đi một phần sức lao động do bệnh đó gây ra. Cần thiết phải giúp họ khôi
phục sức khoẻ và phục hồi chức năng trong khả năng của y học.
Các quốc gia đều công bố danh mục các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và ban
hành các chế độ đền bù hoặc bảo hiểm.
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã xếp bệnh nghề nghiệp thành 29 nhóm gồm
hàng trăm bệnh nghề nghiệp khác nhau. Đến năm 2006, Việt Nam đã công nhận 25
bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm...
1.
2.
3.
4.

Bệnh bụi phổi do silic
Bệnh bụi phổi do Amiang
Bệnh bụi phổi do bỏng
Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất của chì
19


5. Bệnh nhiễm độc Benzen và đồng đẳng của Benzen
6. Bệnh nhiễm độc thủy ngân và hợp chất của thủy ngân.
7. Bệnh nhiễm độc Mangan và các hợp chất của Mangan
8. Bệnh nhiễm độc TNT (trinitrotoluen)

9. Bệnh nhiễm các tia phóng xạ và tia X
10. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn
11. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp
12. Bệnh sạm da nghề nghiệp
13. Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc
14. Bệnh lao nghề nghiệp
15. Bệnh viêm gan do vi rút nghề nghiệp
16. Bệnh do loptospira nghề nghiệp
17. Bệnh nhiễm độc Asen và các hợp chất của Asen nghề nghiệp
18. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp
19. Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp
20. Bệnh giảm áp nghề nghiệp
21. Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp
22. Bệnh hen phế quản nghề nghiệp
23. Bệnh nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp
24. Bệnh nốt dấu nghề nghiệp
25. Bệnh loát da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp
Trong số 25 bệnh nghề nghiệp này ở Việt Nam, có tới 70% loại bệnh do nhiễm
độc mãn tính khi tiếp xúc với các hóa chất trong công việc.
1.3.1.3. Các biện pháp đề phòng tác hại nghề nghiệp
a. Biện pháp kỹ thuật công nghệ
Cần cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ như: cơ giới hóa, tự động hóa, dùng các
chất không độc hoặc ít độc thay cho những hợp chất có tính độc cao.
b. Biện pháp kỹ thuật vệ sinh
Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh như: cải tiến hệ thống thông gió, hệ thống
chiếu sáng… nơi sản xuất cũng là những biện pháp góp phần cải thiện điều kiện làm
việc.
c. Biện pháp phòng hộ cá nhân
Đây là một biện pháp bổ trợ nhưng trong nhiều trường hợp khi biện pháp cải tiến
quá trình công nghệ, biện pháp kỹ thuật vệ sinh thực hiện chưa được thì nó đóng vai

trò chủ yếu trong việc đảm bảo an toàn cho công nhân trong sản xuất và trong phòng
bệnh nghề nghiệp.

20


Dựa theo tính độc hại trong sản xuất, mỗi người công nhân sẽ được trang bị dụng
cụ phòng hộ thích hợp.
d. Biện pháp tổ chức lao động khoa học
Thực hiện việc phân công lao động hợp lý theo đặc điểm sinh lý của công nhân,
tìm ra những biện pháp cải tiến làm cho lao động bớt nặng nhọc, tiêu hao năng lượng ít
hơn, hoặc làm cho lao động thích nghi được với con người và con người thích nghi
được với công cụ sản xuất mới, vừa có năng suất lao động cao hơn lại an toàn hơn.
e. Biện pháp y tế bảo vệ sức khỏe
Bao gồm việc kiểm tra sức khỏe công nhân, khám tuyển không chọn người mắc
một số bệnh nào đó vào làm việc những nơi có những yếu tố bất lợi cho sức khỏe, vì
sẽ làm cho bệnh nặng thêm, hoặc dễ đưa đến măc bệnh nghề nghiệp. Khám định kỳ
cho công nhân tiếp xúc với các yếu tố độc hại nhằm phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp
và những bệnh mãn tính khác để kịp thời có biện pháp giải quyết. Theo dõi sức khỏe
công nhân một cách liên tục như vậy quản lý, bảo vệ được sức lao động, kéo dài được
tuổi đời, đặc biệt là tuổi nghề cho công nhân. Ngoài ra còn phải giám định khả năng
lao động và hướng dẫn luyện tập phục hồi lại khả năng lao động cho một số công nhân
mắc tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các bệnh mãn tính đã được điều trị.
Thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn lao động và cung cấp đầy đủ thức ăn, nước
uống đảm bảo chất lượng cho công nhân làm việc với các chất độc hại.
1.3.1.4. Các biến đổi sinh lý của cơ thể người lao động
Trong sản xuất có nhiều hình thái lao động khác nhau, nhiều nghề nghiệp khác
nhau, nhưng nghề nào cũng vậy, tính chất lao động bao hàm trên ba mặt: lao động thể
lực, lao động trí não, lao động căng thẳng về thần kinh tâm lý. Lao động thể lực ở mức
độ vận động cơ. Lao động trí não thể hiện ở mức độ suy nghĩ, tình toán, phân tích…

Tính chất lao động căng thẳng về thần kinh tâm lý có liên quan đến những tác động
đơn điệu, đều đều, gây những kích thích, hưng phấn quá mức ở một trung khu giác
quan nhất định như thính giác, thị giác hoặc gây mệt mỏi về thần kinh. Công tác của
người thợ bốc vác, nhà nghiên cứu, người lái xe tiêu biểu cho mỗi tính chất lao động
nói trên.
Thông thường để đánh giá mức độ nặng nhọc của lao động thể lực, người ta dùng
chỉ số tiêu hao năng lực cho các loại lao động khác nhau:
Tiêu hao năng lượng
Cường độ lao động

Kcal/phút

Kcal/24 giờ

Nghề tương ứng

2,5

2300 – 3000

Giáo viên, thầy thuốc

Lao động trung bình

2,5 – 5

3100 – 3900

Thợ nguội, thợ dệt


Lao động nặng

5 – 10

4000 - 4500

Thợ mỏ, thợ khuân vác

Lao động nhẹ

21


Nếu năng suất lao động bị giảm xuống, tức là đã sang thời kỳ mệt mỏi, sau khi
được nghỉ ngơi nó sẽ tăng lên và có thể đạt mức tối đa như trước. Nhưng để quá mệt
mỏi, nghỉ ngơi tăng năng suất lao động sẽ không đạt mức như cũ nữa.
Làm việc căng thẳng kéo dài sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, năng suất lao động
thường giảm, thao tác kỹ thuật sai sót nhầm lẫn, làm tăng tai nạn lao động.
Chính vì vậy, thực hiện chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý đóng vai trò rất quan
trọng trong việc nâng cao năng suất lao động.
1.3.1.5. Vấn đề tăng năng suất lao động và chống mệt mỏi
Thực hiện các nguyên tắc của lao động học (là vận động bàn tay, cánh tay, được
tiến hành cân xứng đồng thời, theo kiểu định hình công tác). Làm việc hai tay cùng một
thao tác tương tự cùng một thời gian có thể thu được số lượng sản phẩm gần gấp đôi.
Thao tác lao động cần được tiến hành một cách thoải mái nhất, ngắn nhất, tiết
kiệm nhất, cần phải hết sức tránh (trong phạm vi có thể) những thay đổi đột ngột và
những cử động lặp đi lặp lại đơn điệu.
Khi vận động càng cần nhiều nhóm cơ quan trọng tham gia và làm giãn dài các nhóm
cơ đó bao nhiêu thì các cử động càng mệt, càng chậm, càn không chính xác bấy nhiêu.
Tiến hành liên tục hợp lý các vận động theo một nhịp điệu bình thường sẽ giảm

mức chịu tải thể lực, làm bớt căng thẳng thần kinh, làm giảm mệt mỏi và tai nạn lao
động. Đồng thời cũng phải chú ý đến tư thế thoải mái bằng cách bố trí các dụng cụ và
đối tượng lao động một cách liên tục và hợp lý, phù hợp vói các quy định kỹ thuật
ngay từ trước khi làm việc, tiện cho việc sử dụng tránh lãng phí năng lượng và thời
gian đi tìm.
Khi tổ chức nơi lao động, cần nhớ rằng bất kỳ ở đâu và vào lúc nào cũng không
được để chi tiết trên mặt đất, vì sẽ làm tốn thêm một số năng lượng và thời gian vô ích
để cầm nắm và nhấc lên vị trí làm việc.
An toàn lao động là cơ sở, phải được chú ý trong cải tiến kỹ thuật, bất kỳ cải tiến
nào mà có nguy cơ gây tai nạn lao động thì phải đình chỉ ngay.
Vận dụng nguyên tắc tiết kiệm vận động phải đi đôi với an toàn, cho nên có thể
nhận thức các giải pháp dù làm tăng ít sản phẩm song không thể xảy ra tai nạn.
Thời gian lao động hàng ngày không nên quá dài, chỉ nên theo quy định 8h/ngày,
trong một số ngành nghề nặng nhọc và độc hại, thời gian lao động nên rút ngắn hơn.
Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu kéo dài thời gian làm việc quá 8h năng
suất lao động sẽ giảm.
Chế độ lao động là cách tổ chức phân phối xen kẽ giữa giờ làm việc và giờ nghỉ
ngơi. Nghỉ ngơi là điều kiện cần thiết để duy trì khả năng lao động và phục hồi sức
khỏe. Bố trí giờ nghỉ ngơi thích hợp là thiết không chỉ cho lao động thể lực mà còn cho
22


tất cả các loại lao động khác. Tổng số thời gian nghỉ cần đạt được ít nhất bằng 15%
thời gian lao động, đối với một vài lao động nặng nên đạt được 20 – 30%.
Tổ chức việc nghỉ ngơi giữa giờ nên thực hiện như sau: đối với loại lao động
trung bình cường độ trung bình nên thực hiện có thêm hai lần nghỉ, mỗi lần 10 – 15
phút vào trước và sau bữa ăn giữa giờ, đối với lao động nặng ngồi hai lần nghỉ trên nên
có thêm hai lần nghỉ ngắn 5 phút nữa.
Cần có chế độ ăn uống hợp lý, ăn uống nhiều bữa còn phòng chống được mệt
mỏi, tăng khả năng hấp thụ của bộ máy tiêu hóa

1.3.2. Vi khí hậu trong sản xuất
1.3.2.1. Khái niệm
Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu
hẹp gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và vận động chuyển động không
khí. Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất phụ thuộc vào tính chất trong quá trình
công nghệ và khí hậu địa phương.
Về mặt vệ sinh, vi khí hậu có thể ảnh hướng đến sức khỏe, bệnh tật của công
nhân. Làm việc trong điều kiện vi khí hậu lạnh và ẩm có thể mắc bệnh thấp khớp,
viêm đường hô hấp trên, viên phổi và làm cho bệnh lao nặng thêm. Vi khí hậu lạnh và
khô làm cho rối loạn vận động mạch thêm trầm trọng, làm giảm tiết niêm dịch đường
hô hấp, gây khô niêm mạc, gây nứt nẻ da. Vi khí hậu nóng ẩm làm giảm khả năng bay
hơi mồ hôi, gây ra thăng bằng nhiệt, làm cho mệt mỏi xuất hiện sớm, nó còn tạo điều
kiện cho vi sinh vật phát triển, gây các bệnh ngoài da.
Tùy theo tính chất của quá trình sản xuất, người ta chia ra ba loại vi khí hậu sau:
- Vi khí hậu tương đối ổn định, nhiệt tỏa ra khoảng 20 kcal/m 3 không khí một
giờ, ở trong xưởng cơ khí, dệt…
- Vi khí hậu nóng tỏa nhiệt nhiều hơn 20kcal/m 3 không khí một giờ.
- Vi khí hậu lạnh, tỏa nhiệt dưới 20 kcal/m 3 không khí một giờ
1.3.2.2. Các yếu tố vi khí hậu
a. Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng trong sản xuất, phụ thuộc vào quá trình trong sản
xuất: lò phát nhiệt, ngọn lửa, bề mặt máy bị nóng, nă ng lượng điện, cơ biến thành
nhiệt, phản ứng hóa học sinh nhiệt, bức xạ nhiệt mặt trời, nhiệt do công nhân sản ra…
Chính các nguồn nhiệt này đã làm cho nhiệt độ không khí lên cao, có khi lên tới 50 –
60 0 C. Điều lệ vệ sinh quy định nhiệt độ tối đa cho phép ở nơi làm việc của công nhân
về mùa hè là 30 0 C và không được vượt quá nhiệt độ cho phép là 3-5 0 C.
b. Bức xạ nhiệt

23



Bức xạ nhiệt là những sóng điện từ bao gồm: tia hồng ngoại, tia sáng thường và
tia tử ngoại. Bức xạ nhiệt do các vật thể đen được nung nóng phát ra. Khi nung tới
500 0 C chỉ phát ra tia hồng ngoại, nung nóng đến 1800 - 2000 0 C còn phát ra tia sáng
thường và tia tử ngoại, nung nóng tiếp đến 3000 0 C lượng tử ngoại phát ra càng nhiều.
Về mặt vệ sinh, cường độ bức xạ nhiệt biểu thị bằng cal/m 2 /phút và được đo
bằng nhiệt kế cầu hoặc actinometre.
c. Độ ẩm
Độ ẩm là lượng hơi nước có trong khối không khí được biểu thị bằng gam trong
một mét khối không khí hoặc bằng sức trương hơi nước tính bằng mm cột thủy ngân.
Về mặt vệ sinh thường lấy độ ẩm tương đối là tỷ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối ở
một thời điểm nào đó so với độ ẩm tối đa để biểu thị mức ẩm hay cao thấp. Điều lệ sinh qui
định độ ẩm tương đối nơi sản xuất nên trong khoảng 75 - 85%.
d. Vận tốc chuyển động không khí
Vận tốc chuyển động không khí được biểu thị bằng m/s. Theo Sacbazan giới hạn
trên của vận tốc chuyển động không khí không vượt quá 3m/s, nếu trên 5m/s sẽ gây
kích thích bất lợi cho cơ thể.
Nhiệt độ hiệu quả tương đương là để đánh giá tác dụng tổng hợp của các yếu tố
nhiệt độ, độ ẩm và vận tốc gió của môi trường không khí đối với cảm giác nhiệt của
cơ thể con người, người ta đưa ra khái niệm về “nhiệt độ hiệu quả tương đương” ký
hiệu là t hqtd .
Nhiệt độ hiệu quả tương đương của không khí có nhiệt độ t, độ ẩm φ và vận tốc
chuyển động v là nhiệt độ của không khí bão hòa hơi nước có φ = 100% và không có
gió v = 0 mà gây ra cảm giác nhiệt giống hệt như cảm giác gây ra bởi không khí t, φ, v
đã cho.
Thông thường, điều kiện tiện nghi nhiệt độ ôn hòa dễ chịu là điều kiện  nằm
trong khoảng 50 70% và vận tốc gió 0,5m/s đối với trường hợp cơ thể ở trạng thái
tĩnh (không lao động). Trường hợp lao động, giới hạn tiện nghi nhiệt sẽ là lùi về bên
dưới một cách tương ứng với mức độ lao động và vận tốc gió cho phép có thể lên đến
3 – 4 m/s.

1.3.2.3. Điều hòa thân nhiệt ở người
Cơ thể người có nhiệt độ không đổi trong khoảng 37 0 C ± 0,5 0 C là nhờ hai quá
trình điều nhiệt do trung tâm chỉ huy điều khiển nhiệt. Để duy trì thăng bằng thân nhiệt
trong điều kiện vi khí hậu nóng, cơ thể thải nhiệt thừa bằng cách giãn mạch ngoại biên
và tăng cường độ tiết mồ hôi. Chuyển một lít máu từ nội tạng ra ngoài da thải được
2,5Kcal và nhiệt độ hạ được 3 0 C. Còn trong điều kiện vi khí hậu lạnh cơ thể tăng
cường quá trình sinh nhiệt và hạn chế quá trình thải nhiệt để duy trì sự thăng bằng
24


×