Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN hệ THỐNG bài tập GIÚP học SINH học tốt PHẦN ĐỘNG học CHẤT điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.17 KB, 10 trang )

A. Lí do chọn đề tài
Phần Cơ học trong Vật lí THPT là một nội dung khó, đặc biệt là đối với học sinh
lớp 10 vì bắt đầu cấp THPT, bắt đầu bộ môn vật lí là phần Cơ học. Ngay những tiết học
đầu tiên, học sinh phải nghiên cứu về nhiều dạng chuyển động (chuyển động thẳng đều,
chuyển động thẳng nhanh dần đều, chuyển động thẳng chậm dần đều, chuyển động tròn
đều) trong chương Động học chất điểm.
Qua thời gian giảng dạy, tôi nhận thấy, việc học sinh phân biệt, ghi nhớ công thức
và vận dụng vào giải bài tập về những dạng chuyển động trong chương Động học chất
điểm gặp khá nhiều khó khăn. Ngoài hệ thống lí thuyết và công thức từng dạng chuyển
động, nếu tiến hành hệ thống bài tập từ dễ đến khó, từ từng dạng chuyển động cụ thể
đến dạng chuyển động tổng hợp thì học sinh ghi nhớ và vận dụng tốt hơn. Đó là lí do
tôi thực hiện đề tài “HỆ THỐNG BÀI TẬP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHẦN
ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM”.
B. Nội dung
I. Chuyển động thẳng đều
Bài 1. Một người đi thẳng đều từ A đến B với vận tốc 30km/h, lúc 6g30 người đó đang
ở A.
a. Viết phương trình chuyển động.
b. Xác định vị trí của người này lúc 8g.
Bài 2. Phương trình chuyển động của chất điểm theo trục Ox có dạng x = 5 + 60t với
x(m) và t(h). Chất điểm đó chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu và từ vị trí nào?
Bài 3. Một chất điểm có phương trình chuyển động là x = 4t – 10 với x(m) và t(h).
a. Chất điểm đó chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu và từ vị trí nào?
b. Tính quãng đường vật đi được sau 2 giờ.
Bài 4. Hai vị trí A và B cách nhau 10km, hai ôtô chạy đều cùng chiều từ A đến B, lúc
ôtô thứ nhất qua A với vận tốc 54km/h thì ôtô thứ hai qua B với vận tốc 48km/h.
a. Viết phương trình chuyển động của hai ôtô.
b. Tìm vị trí và thời điểm hai ôtô gặp nhau.
Bài 5. Một chiếc xe chuyển động thẳng đều từ A vào lúc 6 giờ và đi đến B. Quãng
đường AB = 120km và xe đến B lúc 8 giờ 30 phút. Tính vận tốc của xe.



Bài 6. Một chiếc xe chạy thẳng đều từ A đến B mất khoảng thời gian là t, tốc độ của xe
trong nửa đầu của khoảng thời gian là 60km/h và trong nửa sau là 40km/h. Tính tốc độ
trung bình của xe trên đoạn đường AB.
Bài 7. Lúc 14g, một ôtô chuyển động thẳng đều qua A với vận tốc 15m/s. Cùng lúc, một
xe máy qua B chuyển động thẳng đều với vận tốc 36km/h và ngược chiều ôtô qua A.
AB = 45km. Xác định vị trí và thời điểm 2 xe gặp nhau.
Bài 8. Hai chiếc xe cùng lúc qua A và B, xe thứ nhất qua A với vận tốc không đổi là
12m/s để đi đến B, xe thứ hai qua B với vận tốc không đổi là 8m/s để đi đến A. AB =
42km. Tìm vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau.
Bài 9. Hai vị trí A và B cách nhau 20km. Hai xe đồng thời qua A và B, chuyển động
thẳng đều cùng chiều từ A đến B. Sau 2 giờ hai xe gặp nhau. Biết xe đi từ A có vận tốc
20km/h. Tính vận tốc của xe đi từ B.
Bài 10. Hai xe đồng thời chuyển động thẳng đều qua A và B, AB = 40km. Nếu hai xe
chuyển động cùng chiều thì sau 2 giờ hai xe đuổi kịp nhau, nếu chuyển động ngược
chiều thì sau 24 phút hai xe gặp nhau. Tính vận tốc của mỗi xe.
Bài 11. Cho 4 vật chuyển động trên trục Ox theo các phương trình sau (với đơn vị x
(m), t (s), v (m/s)):
(1) x1 = 1 + 2t
(2) x2 = -3 + 4t
(3) x3 = 5 – 8t
(4) x4 = - 6 – 4t
a. Nêu đặc điểm của chuyển động.
b. Vật (1) gặp vật (3) tại vị trí nào và ở thời điểm nào?
c. Tìm quãng đường mỗi vật đi được sau 50s kể từ lúc xuất phát.
Bài 12. Chọn mốc thời gian lúc xuất phát. Lập phương trình chuyển động thẳng đều của
các vật, biết:
a. Vị trí xuất phát nằm ở phần dương của trục Ox ,cách gốc tọa độ 30m và chuyển động
theo chiều dương với tốc độ 4m/s.
b. Vật chuyển động ngược chiều dương trục tọa độ với tốc độ 40m/s và xuất phát cách

gốc tọa độ 50m.
Bài 13. Lúc 7h sáng, xe thứ nhất chuyển động thẳng đều từ A đến B, AB = 100km, với
vận tốc 50km/h. Cùng lúc đó xe thứ hai từ B chuyển động thẳng đều để đến A với vận


tốc 40 km/h. Chọn mốc thời gian lúc 7h sáng. Chọn trục Ox trùng với AB, gốc O tại A,
chiều dương từ A đến B.
a. Lập phương trình chuyển động của hai xe. Xác định vị trí và thời điểm chúng gặp
nhau.
b. Xác định thời điểm hai xe cách nhau 20km.
Bài 14. Lúc 8h sáng, một ôtô chuyển động thẳng đều với tốc độ v=50km/h từ đìa điểm
A cách gốc tọa độ 120km. ôtô chuyển động cùng chiều dương trục 0x và theo chiều lại
gần gốc tọa độ.
a. Lập phương trình chuyển động của ôtô với điều kiện:
- Chọn gốc thời gian là lúc 8h sáng.
- Chọn gốc thời gian là lúc 7h sáng.
- Chọn gốc thời gian là lúc 9h sáng.
b. Xác định thời điểm ôto đi qua gốc tọa độ.
c. Xác định thời gian cần thiết để ôtô thực hiện độ dời 240km.
Bài 15. Một người từ A về B với tốc độ không đổi 40km/h. Cùng lúc đó người thứ hai
đi từ B về A với vận tốc 60km/h, AB =60km.
a. Viết phương trình chuyển động của hai người.
b. Hai người gặp nhau ở vị trí nào? Khi gặp nhau mỗi người đi được quãng đường bao
nhiêu?
II. Chuyển động thẳng biến đổi đều (Chuyển động thẳng nhanh dần đều, chuyển
động thẳng chậm dần đều, sự rơi tự do)
Bài 1. Tính gia tốc của chuyển động trong mỗi trường hợp sau:
a. Xe rời bến chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 1 phút vận tốc đạt 54 km/h.
b. Đoàn xe lửa đang chạy thẳng đều với vận tốc 36km/h thì hãm phanh và dừng lại sau
10 phút.

c. Xe chuyển động thẳng nhanh dần đều sau 1 phút vận tốc tăng từ 18 km/h lên 72
km/h.
d. Tàu hỏa xuất phát sau 1 phút đạt vận tốc 36km/h.
e. Tàu hỏa đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 54km/h thì hãm phanh và dừng lại
sau 10s.
f. Ôtô đang chạy đều với vận tốc 30km/h thì tăng tốc đều lên 60km/h sau 10s.


Bài 2. Một bi lăn trên một mặt phẳng nghiêng với gia tốc 0, 2m / s 2 . Sau bao lâu kể từ lúc
thả, viên bi đạt vận tốc 1m/s?
Bài 3. Một đoàn tàu bắt đầu rời ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau khi chạy
được 1km thì đoàn tàu đạt vận tốc 36km/h. Tính vận tốc của đoàn tàu sau khi chạy được
3km kể từ khi đoàn tàu bắt đầu rời ga.
Bài 4. Khi ôtô đang chạy với vận tốc 12m/s trên một đoạn đường thẳng thì người lái xe
tăng tốc cho xe chạy nhanh dần đều. Sau 15s, ôtô đạt vận tốc 15m/s.
a) Tính gia tốc của ôtô.
b) Tính vận tốc của ôtô và quãng đường đi được sau 30s kể từ lúc tăng ga.
Bài 5. Một người đi xe đạp lên dốc chậm dần đều. Vận tốc lúc bắt đầu lên dốc là
18km/h và vận tốc cuối là 3m/s. Tính gia tốc và thời gian lên dốc.
Bài 6. Một đoàn tàu rời ga chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 1 phút tàu đạt tốc độ
40 km/h. Tính quãng đường tàu đi được trong thời gian đó. Và sau bao lâu tàu đạt tốc
độ 60 km/h?
Bài 7. Một xe máy bắt đầu chuyển động chậm dần đều từ vận tốc 60 km/h với gia tốc
0,3 m/s2.
a. Tìm vận tốc của xe sau 15s; sau bao lâu xe dừng lại?
b. Tìm quãng đường vật đi được trong giây thứ 4.
Bài 8. Một ô tô đang chạy với vận tốc 72 km/h thì tài xế phát hiện chướng ngại vật cách
đó 150m liền hãm phanh, cho xe chuyển động chậm dần đều với gia tốc 1m/s 2. Hỏi xe
có va vào vật không? nếu có tính vận tốc lúc va chạm.
Bài 9. Một ô tô đang chạy với vận tốc 36 km/h thì tài xế phát hiện chướng ngại vật cách

đó 100m liền hãm phanh, cho xe chuyển động chậm dần đều với gia tốc 1m/s 2. Hỏi xe
có va vào vật không? nếu có tính vận tốc lúc va chạm.
Bài 10. Một ô tô đang chạy với vận tốc 72 km/h thì tài xế phát hiện chướng ngại vật
cách đó 150m liền hãm phanh, cho xe chuyển động chậm dần đều với gia tốc a. Tìm
điều kiện của a để xe không va vào chướng ngại vật.
Bài 11. Một người đi xe đạp đi qua A chậm dần đều với vận tốc đầu là 18 km/h, cùng
lúc người khác cũng đi xe đạp qua B nhanh dần đều với vận tốc đầu là 3,6 km/h. Độ lớn
gia tốc của 2 xe đều là 0,2 m/s 2. Khoảng cách ban đầu của 2 xe là 120m. Tìm thời điểm,
vị trí và vận tốc mỗi xe khi chúng gặp nhau.


Bài 12. Hai xe máy cùng xuất phát tại A và B cách nhau 400 m và cùng hướng A đến B.
Xe A chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 2,5 cm/s 2 còn xe B với gia tốc 2 cm/s 2.
Xác định vị trí, thời điểm chúng gặp nhau và vận tốc mỗi xe khi đó.
Bài 13. Lúc 7g, một ôtô chuyển động thẳng đều từ TPHCM đi Bình Thuận với vận tốc
54km/h. Sau đó 45 phút, một xe máy xuất phát từ Đồng Nai cách TPHCM 60km
chuyển động thẳng đi Bình Thuận với gia tốc 0,02m/s2.
a. Lập phương trình tọa độ của 2 xe.
b. Xác định vị trí và thời điểm 2 xe gặp nhau
Bài 14. Một xe đạp đang đi với vận tốc 7,2km/h thì xuống dốc và chuyển động thẳng
nhanh dần đều với gia tốc 0, 2m / s 2 . Cùng lúc đó, một ôtô lên dốc với vận tốc ban đầu
72km/h và chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc 0, 4m / s 2 . Chiều dài dốc là
570m. Xác định quãng đường hai xe đi được cho tới khi gặp nhau.
Bài 15. Lúc 8h, một ôtô đi qua điểm A trên một đường thẳng với vận tốc 10m/s,
chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc 0, 2m / s 2 . Cùng lúc đó, tại điểm B cách A
560m, một xe thứ hai bắt đầu khởi hành đi ngược chiều với xe thứ nhất, chuyển động
thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0, 4m / s 2 . Xác định:
a. Thời gian hai xe đi được để gặp nhau.
b. Thời điểm hai xe gặp nhau.
c. Vị trí hai xe gặp nhau.

Bài 16. Một vật chuyển động có phương trình quãng đường là s = 16t − 0,5t 2
a. Xác định các đặc tính của chuyển động này: v0 ,a, tính chất chuyển động.
b. Viết phương trình vận tốc và vẽ đồ thị vận tốc của vật.
Bài 17. Chuyển động của một chất điểm được mô tả bởi phương trình x = 5 – 2t +
0,25t2 với x(m) và t(s)
a. Đây là chuyển động gì?
b. Tìm vận tốc, vị trí vật và quãng đường đi được sau 4s.
Bài 18. Một vật chuyển động thẳng có phương trình tọa độ x = t2 + 5t + 10 (m, s).
a. Xác định điều kiện ban đầu và tính chất chuyển động của vật.
b. Viết phương trình vận tốc và quãng đường của vật.
Bài 19. Cho chuyển động của các vật sau:
(1) x = 30 + 60t + 5t2


(2) x = - 32 + 30t – 4t2
(3) x = 120 – 40t + 5t2
(4) x = 30 – 20t – 12t2
a. Nêu đặc điểm của chuyển động này.Thể hiện trên trục Ox.
b. Lập phương trình vận tốc của mỗi vật. Vẽ đồ thị vận tốc theo thời gian.
c. Tìm thời điểm và vị trí hai vật (1) và (3) gặp nhau.
Bài 20. Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều theo phương trình: x = 4t 2 + 20t (cm,s)
a. Tính quãng đường vật đi được từ thời điểm t1 = 2(s) đến t 2 = 5(s) . Suy ra vận tốc trung
bình trong khoảng thời gian này.
b. Tính vận tốc lúc t = 3(s).
Bài 21. Một vật rơi tự do từ độ cao 4,9 m xuống đất. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s 2.
Tìm vận tốc của vật khi chạm đất và thời gian rơi.
Bài 22. Một vật rơi tự do, vận tốc khi chạm đất là 19,6 m/s. Tìm độ cao của vật và thời
gian rơi. Lấy g = 9,8 m/s2.
Bài 23. Một vật được thả rơi tự do, khi chạm đất vật có vận tốc là 40 m/s. Cho g = 10
m/s2. Xác định độ cao vật được thả và quãng đường vật rơi trong 2s cuối.

Bài 24. Một vật rơi tự do từ độ cao 80m . Quãng đường vật rơi được trong 2s và trong
giây thứ 2 là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2.
Bài 25. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 50m. Cho g = 10 m/s 2. Xác định vận tốc
của vật khi chạm đất và quãng đường vật rơi từ giây thứ 2 đến giây thứ 3.
Bài 26. Thả một hòn đá từ trên cao xuống. Trong giây cuối hòn sỏi rơi được quãng
đường 320 m. Tính độ cao thả vật và vận tốc khi vật vừa chạm đất. Lấy g = 10 m/s2.
Bài 27. Một vật rơi tự do ở nơi có g = 10m/s2. Thời gian rơi là 10s. Tính
a. Thời gian vật rơi 50m đầu tiên.
b. Thời gian vật rơi 50m cuối cùng.
Bài 28. Một hòn đá được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc đầu 9,8 m/s từ độ cao
39,2 m. Lấy g = 9,8 m/s2 và bỏ qua mọi lực cản. Tính thời gian đá rơi tới đất và vận tốc
khi đá chạm đất.
Bài 29. Thả một hòn đá từ miệng xuống đáy hang, sau 4 giây từ lúc thả thì nghe tiếng
đá chạm vào đáy. Tính chiều sâu của hang biết vận tốc truyền âm trong không khí là
330 m/s. Lấy g = 9,8 m/s2.


Bài 30. Hai viên bi A và B được thả rơi tự do từ cùng độ cao. Bi A rơi sau bi B một
khoảng 0,5s. Tính khoảng cách giữa hai viên bi sau thời gian 2s kể từ khi bi A bắt đầu
rơi. Lấy g = 9,8 m/s2.
III. Chuyển động tròn đều
Bài 1. Một quạt máy quay 600 vòng trong 90s, cánh quạt dài 60cm. Tính tốc độ góc và
tốc độ dài của một điểm ở đầu cánh quạt.
Bài 2. Một người ngồi trên ghế của một chiếc đu quay đang quay với tần số 5 vòng /
phút. Khoảng cách từ chỗ ngồi đến trục quay là 3 m. Tính gia tốc hướng tâm của người
đó.
Bài 3. Một vệ tinh nhân tạo ở độ cao 250 km bay quanh trái đất theo một quỹ đạo tròn,
chu kì quay của vệ tinh là 88 phút. Tính tốc độ góc và gia tốc hướng tâm của vệ tinh,
cho bán kính trái đất là 6400 km.
Bài 4. Bán kính vành ngoài của một bánh xe ôtô là 25cm. Xe chạy với vận tốc 10m/s.

Tính vận tốc góc của một điểm trên vành ngoài xe.
Bài 5. Một đĩa tròn bán kính 10cm quay đều mỗi vòng hết 0,2s. Tính tốc độ dài của một
điểm nằm trên vành đĩa.
Bài 6. Một điểm trên bánh xe có đường kính 80cm quay đều 60 vòng/phút. Tính:
a. Chu kì, tốc độ góc, tốc độ dài, gia tốc hướng tâm.
b. Góc quay trong 30s.
Bài 7. Một ô tô có bánh xe bán kính 30cm quay mỗi giây được 10 vòng. Tốc độ của xe.
Bài 8. Một bánh xe có bán kính 500mm quay 100 vòng trong thời gian 2s. Tính:
a. Chu kì, tần số quay.
b. Tốc độ góc, tốc độ dài của một điểm trên vành bánh xe.
Bài 9. Một bánh xe có đường kính 500mm chạy với vận tốc 36km/h. Tính:
a. Tốc độ dài, tốc độ góc, gia tốc hướng tâm.
b. Số vòng quay trong thời gian 1s của một điểm trên vành bánh xe.
Bài 10. Một vệ tinh nhân tạo ở độ cao 220km chuyển động tròn đều quanh TĐ với chu
kì 60 phút. Cho bán kính TĐ là 6400km. Tính:
a. Tốc độ dài, tốc độ góc của vệ tinh.
b. Gia tốc hướng tâm của vệ tinh.


Bài 11. Một chất điểm chuyển động tròn đều trên đường tròn bán kính 30cm với vận tốc
1,57 m/s. Tính chu kì quay và tần số của chất điểm.
Bài 12. Một bánh xe bán kính 60cm quay đều 100 vòng trong thời gian hai giây. Tìm
a. Chu kỳ, tần số quay.
b. Vận tốc góc và vận tốc dài của một điểm trên đầu bánh xe.
Bài 13. Một máy bay bay vòng trong một mặt phẳng ngang với vận tốc 800km/h. Tính
bán kính nhỏ nhất của đường vòng để gia tốc của máy bay không quá 10 lần gia tốc rơi
tự do g =9.8m/s2.
Bài 14. Trái đất quay xung quanh mặt trời theo một quỹ đạo coi như tròn bán kính R=
1,5.108km, mặt trăng quay xung quanh trái đất theo một quỹ đạo xem như tròn bán kính
r = 3,8.105km.

a. Tính quãng đường trái đất vạch được trong thời gian mặt trăng quay đúng 1 vòng (1
tháng âm lịch)
b. Tính số vòng quay của mặt trăng quanh trái đất trong thời gian trái đất quay đúng
một vòng (1 năm). Chu kỳ quay của trái đất và mặt trăng là T TĐ= 365,25 ngày, TMT=
27,25 ngày.
Bài 15. Một sợi dây không giãn dài 1m, khối lượng không đáng kể, một đầu giữ cố định
tại O cách mặt đất 25m, đầu kia buộc chặt vài viên bi nặng. Cho bi quay tròn đều
quanh mặt phẳng thẳng đứng với vận tốc góc 20 rad/s. khi dây nằm ngang và vật đi
xuống thì dây đứt, lấy g = 10 m/s2. Tính thời gian để viên bi chạm đất và vận tốc lúc
chạm đất.
IV. Cộng vận tốc
Bài 1. Một canô chạy xuôi dòng từ A đến B cách nhau 36km mất 1h30 ’. Vận tốc của
nước là 6km/h. Tính vận tốc của ca-nô khi đi trên mặt nước tĩnh lặng.
Bài 2. Một chiếc ca nô chuyển động thẳng đều từ A đến B ở một bên bờ sông hết 1h.
Khoảng cách AB = 24km. Dòng nước chảy từ A đến B với vận tốc 6km/h. Tính:
a. Vận tốc của ca-nô so với dòng nước.
b. Thời gian ca-nô quay về từ B đến A. Biết vận tốc của ca-nô so với dòng nước không
đổi.
Bài 3. Một chiếc thuyền khi xuôi dòng từ A đến B mất 30ph, khi trở về mất 1h. Hỏi nếu
không chèo mà để thuyền trôi theo dòng nước từ A đến B sẽ mất bao lâu.


Bài 4. Hai chiếc ô tô chuyển động trên đường thẳng. Vận tốc của ô tô A là 40km/h, của
ô tô B là 20km/h. Tìm vận tốc của ô tô A đối với ô tô B trong hai trường hợp:
a. Hai chiếc đi cùng chiều
b. Hai chiếc đi ngược chiều.
Bài 5. Một ca- nô chạy xuôi dòng từ A đến B mất 2h, và mất 3h để đi từ B về A. Vận
tốc của ca-nô đối với nước là 30km/h. Tính khoảng cách AB và vận tốc của dòng nước
đối với bờ
Bài 6. Hai chiếc xe chuyển động trên cùng một đường thẳng, biết vận tốc của chúng lần

lượt là 40km/h và 60km/h. Tìm vận tốc của xe 1 so với xe hai trong hai trường hợp:
a. Chạy cùng chiều.
b. Chạy ngược chiều
Bài 7. Hai bến sông A và B cách nhau 70km. Một chiếc ca-nô chạy xuôi dòng từ A đến
B nhanh hơn 48 phút khi nó chạy ngược dòng từ B về A. Cho biết vận tốc của ca-nô so
với nước là 30km/h
a. Tính vận tốc của dòng nước.
b. Tính tổng thời gian ca-nô chạy từ A đến B rồi vòng trở lại.
Bài 8. Một chiếc thuyền buồm chạy ngược dòng sông, sau một giờ đi được 10 km. Một
khúc gỗ trôi theo dòng sông sau 1 phút trôi được 100/3 m. Tìm vận tốc của thuyền
buồm so với nước.
Bài 9. Tàu A rời ga với vận tốc 15 km/h, tàu B vào ga với vận tốc 10 km/h. hai tàu chạy
song song , tính vận tốc của tàu A đối với tàu B lấy chiều dương là chiều của tàu A .
Bài 10. Lúc trời không gió một máy bay bay từ A đấn B theo đường thẳng với vận tốc
100 m/s hết 2h 20 phút. Khi bay trở lại gặp gió thổi ngược nên trở lại hết 2 h 30 phút.
Tính vận tốc của gió.
Bài 11. Hai ô tô cùng xuất phát từ hai địa điểm A và B cách nhau 20 km trên một
đường thẳng. Nếu chúng chạy ngược chiều thì gặp nhau sau 15 phút, nếu chạy ngược
chiều thì chúng đuổi kịp nhau sau 1 giờ. Tính vận tốc của mỗi ô tô.
Bài 12. Một ca nô chạy xuôi dòng mất 2 giờ để chạy thẳng từ A đến B, khi chạy ngược
về mất 3 giờ . Biết vận tốc của ca nô đối với nước khi đứng yên là 30 km/h. Tính
khoảng cách giữa A và B , vận tốc của dòng nước với bờ sông.


Bài 13. Một chiếc ca nô chạy thẳng đều xuôi theo dòng nước từ A đến B mất 2 giờ còn
chạy ngược về phải mất 3 giờ. Nếu ca nô tat máy và thả trôi theo dòng nước từ A đến B
thì phải mất bao lâu?
Bài 14. Xe A chạy về hướng Bắc với vận tốc 40 km/h. Xe B chạy thẳng về hướng tây
với vận tốc 60 km/h. Hãy xác định vận tốc của xe B đối với xe A.
Bài 15. Một phi công muốn máy bay của mình bay về hướng tây trong khi gió thổi về

hướng nam với vận tốc 50 km/h. biết rằng khi không có gió vận tốc của máy bay là 200
km/h. Hỏi phải bay theo hướng nào và vận tốc của máy bay so với đất là bao nhiêu?
C. Kết luận
Tôi nhận thấy việc hệ thống bài tập chương Động học chất điểm, phần nào đã
mang lại hiệu quả cho việc học của học sinh, học sinh luyện tập được nhiều, ghi nhớ và
vận dụng tốt hơn.
Hệ thống bài tập này luôn được hoàn thiện dần theo từng năm học để nâng cao
hiệu quả giảng dạy hơn nữa. Tuy nhiên, tôi rất mong nhận được chia sẽ và đóng góp của
quý thầy cô và đồng nghiệp để nâng cao công tác giảng dạy hơn nữa.

Hàm Thuận Nam, ngày 26 tháng 3 năm 2017
Người thực hiện

Trần Tuyết Nga



×