Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

skkn phương pháp giúp học sinh tự nghiên cứu bài “ôn tập văn học dân gian việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.19 KB, 26 trang )

Phương pháp giúp học sinh tự nghiên cứu bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam”

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị
quyết Trung ương 4 khóa VII (1 – 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12 –
1996), được thể chế hóa trong luật giáo dục (12 – 1998), được cụ thể hóa trong các
chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4 – 1999). Trong điều
24.2 của Luật giáo dục đã ghi: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng
lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho
học sinh.
Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của ngành giáo dục trong những năm gần đây,
đòi hỏi người dạy phải thay đổi từ phương pháp dạy học truyền thống sang phương
pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh có một quá trình tự học, tự nghiên cứu
bài học một cách hiệu quả nhất. Giữa hai phương pháp dạy học này có nhiều sự
khác nhau, trong đó điều khác biệt cơ bản nhất là vai trò của người giảng dạy: người
thầy không còn truyền tải kiến thức một chiều mà cần có phương pháp định hướng
kiến thức để học sinh chủ động tự nghiên cứu bài học. Chúng ta biết rằng, phương
pháp dạy học tích cực bao gồm 4 đặc trưng quan trọng:
- Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh.
- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
- Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác.
- Có sự kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của học sinh.

So sánh giữa hai phương pháp: Dạy học truyền thống và dạy học tích cực
Xuất phát từ thực tế giảng dạy các bài ôn tập văn học việt nam: thời gian
ngắn, nội dung kiến thức rộng và sâu, hệ thống câu hỏi dàn trải theo giai đoạn văn
Nguyễn Thị Dung - Nguyễn Thị Mỹ Diễm


Trang 1


Phương pháp giúp học sinh tự nghiên cứu bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam”

học nên học sinh soạn bài rất thụ động. Hồ Chí Minh từng nói “ Trong cách học
phải lấy tự học làm gốc” – tự học, tự nghiên cứu là một phương pháp giúp học sinh
tìm hiểu và lĩnh hội tri thức hiệu quả nhất, nhưng các em chỉ là học sinh THPT cần
có sự dìu dắt và định hướng của giáo viên một cách rõ ràng, theo từng bước, từng
quá trình cụ thể (Khác với quá trình tự học, tự nghiên cứu theo tín chỉ của sinh viên
trong các trường ĐH, CĐ).
Từ hai yêu cầu trên, nhóm nghiên cứu mong muốn học sinh có thể áp dụng
phương pháp tự học, tự nghiên cứu đối với những kiểu bài ôn tập văn học Việt Nam.
Đặc biệt, giúp học sinh có phương pháp tự nghiên cứu bài ôn tập văn học dân gian ,
nhóm nghiên cứu tập trung làm rõ phương pháp thực hiện, đó là các bước chuẩn bị
bài học theo các quá trình: chuẩn bị lâu dài, chuẩn bị câu hỏi liên quan đến bài ôn
tập, kiểm tra việc thực hành trên lớp, kiểm tra kĩ năng hình thành văn bản tổng kết
nhằm giúp học sinh thích thú và yêu mến bộ phận văn học dân gian. Đó chính là lí
do chọn đề tài của người viết.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Nhằm giúp học sinh tự nghiên cứu bài ôn tập văn học dân gian Việt Nam và
những bài tổng kết văn học khác.
Trong quá trình tự nghiên cứu, học sinh cần có phương pháp tự học tốt và đạt
được những yêu cầu sau:
- Ôn tập, củng cố những kiến thức văn học dân gian đã được học.
- Vận dụng kiến thức văn học dân gian để giải quyết tình huống thực tế.
- Có kĩ năng làm việc nhóm, hình thành văn bản tổng kết tri thức, trình bày
một vấn đề.
- Tích hợp kiến thức lịch sử địa phương.
- Có thái độ yêu thích các tác phẩm VHDG.

3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 10 bậc trung học phổ thông.
4. Giới hạn đề tài:
Bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam” – chương trình Ngữ văn 10 ban cơ bản.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Dựa vào thực tế giảng dạy, rút kinh nghiệm, tìm ra phương pháp phù hợp với
từng đối tượng học sinh. Tham khảo sách giáo khoa và các tài liệu có liên quan đến
phương pháp dạy học.

Nguyễn Thị Dung - Nguyễn Thị Mỹ Diễm

Trang 2


Phương pháp giúp học sinh tự nghiên cứu bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam”

II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
Thông qua những đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực đặt ra
một số vấn đề mà người dạy cần quan tâm: Mối quan hệ giữa các đặc trưng rất chặt
chẽ và gần gũi, có một số kĩ thuật mà người dạy đã thực hiện trong phương pháp
dạy học truyền thống như: các hoạt động của học sinh thông qua các câu hỏi gợi
dẫn, đàm thoại; mỗi học sinh phải làm việc cá nhân (soạn bài và làm bài) trước khi
trao đổi, thảo luận; người dạy có sự đánh giá khách quan thông qua nhận xét và cho
điểm. Nhưng trong phương pháp dạy học tích cực có một đặc trưng mới đó là luôn
chú trọng cách rèn luyện phương pháp tự học của học sinh. Vì tự học có vị trí và vai
trò quan trọng: tự học là mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học, bồi dưỡng năng lực
tự học là phương cách tốt nhất để tạo ra động lực mạnh mẽ cho quá trình học tập, tự
học giúp cho mọi người chủ động học tập suốt đời. Bằng con đường tự học mỗi học
sinh sẽ tiếp thu lượng kiến thức nhiều hơn đã cố định trong sách giáo khoa. Nếu rèn

luyện cho học sinh có được phương pháp, kĩ năng tự học, biết linh hoạt vận dụng
những điều đã học vào thực tiễn thì sẽ tạo cho học sinh lòng ham học, nhờ đó kết
quả học tập sẽ ngày càng được nâng cao.
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, chúng tôi phân biệt hai khái niệm: tự học
và tự nghiên cứu. Thế nào là tự học? Có nhiều khái niệm khác nhau nhưng theo tác
giả Nguyễn Kỳ ở Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 7/ 1998 cũng bàn về khái niệm tự
học: “Tự học là người học tích cực chủ động, tự mình tìm ra tri thức kinh nghiệm
bằng hành động của mình, tự thể hiện mình. Tự học là tự đặt mình vào tình huống
học, vào vị trí nghiên cứu, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề, thử nghiệm
các giải pháp…Tự học thuộc quá trình cá nhân hóa việc học”. Khi đã hình thành
phương pháp và kĩ năng tự học thành thạo, khi đó người học thường đặt ra những
câu hỏi, những vấn đề mới mẻ từ đó đi đến có đề tài nghiên cứu, bắt buộc người học
tự nghiên để chinh phục kiến thức.
Như vậy, “Tự nghiên cứu là quá trình người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả,
giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới
và tạo ra sản phẩm ban đầu hay sản phẩm thô có tính chất cá nhân”(Theo Diệp Thị
Thanh – Trường đại học ngoại ngữ, đại học Đà Nẵng). Chúng ta thấy rằng, quá trình
tự học là bước đầu tiên giúp học sinh tự nghiên cứu một vấn đề trong chương trình
phổ thông. Để quá trình này diễn ra thành công, người dạy cần trao chìa khóa cho
Nguyễn Thị Dung - Nguyễn Thị Mỹ Diễm

Trang 3


Phương pháp giúp học sinh tự nghiên cứu bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam”

người học đúng thời điểm và nội dung phù hợp - Người dạy truyền cảm hứng cho
người học giúp họ thích thú và có thời gian tự nghiên cứu.
Trong chương trình ngữ văn 10 có duy nhất một bài ôn tập về bộ phận văn
học dân gian, thời gian học sinh tiếp nhận bộ phận văn học này khoảng 10 tuần

(Theo phân phối chương trình giảng dạy của trường THPT Lương Thế Vinh). Do
đó, người dạy cần chú trọng và đầu tư phương pháp để bài giảng cô động, súc tích
giúp học sinh không nhầm lẫn các phạm vi kiến thức đã được lĩnh hội trong các bài
văn học sử trước đó như: Tổng quan văn học Việt Nam, khái quát văn học dân gian.
Đồng thời giúp học sinh hiểu được vị trí, vai trò của một bài tổng kết văn học
(Thuộc một bộ phận văn học), đạt được những kiến thức nền tảng, yêu thích văn
học dân gian, có khả năng tự nghiên cứu một khía cạnh, một vấn đề phù hợp với
học sinh khối 10.
Tóm lại, tự học và tự nghiên cứu là một trong những yêu cầu cần thiết để học
sinh lĩnh hội kiến thức, để làm được điều này người dạy học cần có kĩ năng và nghệ
thuật riêng. Người dạy cần vận dụng, kết hợp hài hòa tất cả các phương pháp để
giúp học sinh tự nghiên cứu. Người dạy có nhiều định hướng, yêu cầu học sinh tự
nghiên cứu bài học bằng các hình thức: dạy cách lập kế hoạch học tập, dạy cách
nghe giảng và ghi chép theo tinh thần tự học, dạy cách học bài, dạy cách nghiên
cứu. Còn đối với học sinh đầu cấp, bài “ôn tập văn học dân gian” là bước khởi đầu
cho quá trình tự nghiên cứu, tự tìm hiểu về những điều thú vị của văn học Việt Nam,
là nguồn động lực giúp các em tiếp tục nghiên cứu ở những bài tổng kết tiếp theo
của chương trình Ngữ Văn bậc THPT.
2. Phương pháp thực hiện:
Trong quá trình giảng dạy, phương pháp mà chúng tôi đưa ra giúp học sinh tự
nghiên cứu bài “ôn tập văn học dân gian” là hình thành các bước tự học theo quá
trình cụ thể:
- Bước 1: Định hướng kiến thức về văn học dân gian Việt Nam thông qua
những bài học cụ thể: Tổng quan văn học Việt Nam, khái quát văn học dân gian Việt
Nam, các tác phẩm được học trong chương trình. Ở mỗi bài học, GV chọn một hoặc
một số câu hỏi để HS tự nghiên cứu theo cá nhân (theo nhóm)

Nguyễn Thị Dung - Nguyễn Thị Mỹ Diễm

Trang 4



Phương pháp giúp học sinh tự nghiên cứu bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam”

- Bước 2: Gợi dẫn câu hỏi để học sinh tự nghiên cứu: Nội dung kiến thức liên
quan trực tiếp đến bài “ôn tập văn học dân gian Việt Nam”.
- Bước 3: Kiểm tra kiến thức trên lớp: GV cho HS trả lời các câu hỏi thông qua
hình thức trò chơi “ Em yêu văn học dân gian” nhằm rèn luyện kĩ năng trình bày
vấn đề, kĩ năng sống.
- Bước 4: Kiểm tra bài thu hoạch về văn học dân gian Việt Nam: GV hướng
dẫn HS viết văn bản tổng kết, sau đó thu lại bài viết của học sinh để kiểm tra đánh
giá.
Theo trình tự các bước tiến hành, người dạy vừa định hướng kiến thức giúp
học sinh tự tìm hiểu vấn đề vừa kiểm tra đánh giá bài học theo hướng tích cực qua
các quá trình: GV đặt câu hỏi HS tự nghiên cứu chuẩn bị kiến thức liên quan đến
văn học dân gian => GV đặt câu hỏi HS nghiên cứu trực tiếp kiến thức bài “Ôn tập
VHDG Việt Nam” => GV kiểm tra kiến thức trên lớp thông qua tổ chức trò chơi
(Tích hợp nhiều kĩ năng sống) => GV kiểm tra bài viết ở nhà (Tích hợp kĩ năng
hình thành văn bản tổng kết tri thức).
2.1 Định hướng kiến thức về văn học dân gian Việt Nam
Nhằm giúp học sinh hình thành và hệ thống kiến thức văn học từ đầu cấp
học, chúng tôi tập trung định hướng các kiến thức liên quan đến VHDG, có nghĩa là
người dạy nhấn mạnh đến các phạm vi kiến thức VHDG để HS ấn tượng, hiểu được
vị trí và tầm quan trọng của bộ phận văn học này. Trong chương trình ngữ văn 10,
nhóm nghiên cứu hệ thống có 3 dạng bài có thể định hướng kiến thức về VHDG:
Tổng quan văn học Việt Nam, khái quát VHDG và các bài học cụ thể. GV giúp HS
tự nghiên cứu bằng các câu hỏi – câu hỏi dạng này khó hơn và cần thời gian tìm
hiểu nhiều hơn so với câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa. Các câu hỏi
ở bước này sẽ được thực hiện trong từng bài dạy cụ thể, các câu hỏi ở bước 2 sẽ
giúp học sinh tìm hiểu kiến thức trực tiếp trong bài ôn tập. Trong mỗi bài học, kết

quả đạt được ở mỗi câu hỏi sẽ được kiểm chứng trong quá trình giảng dạy, trong
phạm vi nghiên cứu, chúng tôi sẽ thể hiện rõ trong bài “ Ôn tập VHDG Việt Nam”
được trình bày ở phần phụ lục.
Bài 1: Tổng quan văn học Việt Nam:

Nguyễn Thị Dung - Nguyễn Thị Mỹ Diễm

Trang 5


Phương pháp giúp học sinh tự nghiên cứu bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam”

Những kiến thức học sinh cần đạt được: Những bộ phận hợp thành, tiến trình
phát triển của văn học Việt Nam và tư tưởng, tình cảm của người Việt Nam trong
văn học.
Như vậy, trong bài học này có 3 nội dung mà học sinh cần nắm chắc, hiểu rõ
vấn đề để phân tích và áp dụng trong các bài học tiếp theo đó là: Các bộ phận hợp
thành của văn học Việt Nam, quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam, con
người Việt Nam qua văn học. Trong các vấn đề trên, người dạy tập trung nhấn
mạnh đến những đơn vị kiến thức liên quan đến bộ phận văn học dân gian, tức là
nội dung văn học dân gian là một bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam. Ở các
cấp học trước, các em đã tiếp cận bộ phận văn học dân gian nên sẽ rất gần gũi với
các tác phẩm trong nhà trường. Vì thế, nhiệm vụ của người dạy là củng cố những
kiến thức đã học và khơi gợi những kiến thức mới, các câu hỏi gợi ra theo các mức
độ từ đơn giản đến phức tạp:
Câu 1: Trình bày những hiểu biết của em về văn học dân gian? So sánh VHDG và
văn học viết?
Câu 2: Văn học dân gian có vị trí như thế nào trong quá trình phát triển văn học
nước nhà?
(Hai câu hỏi trên, HS tự trả lời và gạch chân trong sách giáo khoa)

Câu 3: Câu hỏi định hướng tự nghiên cứu: Hãy làm sáng tỏ nhận định “ Văn
học dân gian đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con
người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng”
Hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu:
Mục đích

Hình thức nghiên cứu Nội dung nghiên cứu

Kết quả đạt được

Liên hệ,
tích hợp
trong từng
bài học cụ
thể

-Sau khi kết thúc bài
học, học sinh thảo
luận nhóm ở nhà, viết
bài thu hoạch.

-Đa số học sinh hiểu
được các mối quan hệ
giữa VHDG và con
người Việt Nam

-Thời gian
cứu: 1 tuần.

-Con người Việt Nam

có quan hệ chặt chẽ
với VHDG qua 4
phương diện: thế giới
tự nhiên, quốc gia
dân tộc và ý thức về
bản thân.

nghiên - Từng mối quan hệ: - Các ví dụ phù hợp với
có ví dụ cụ thể (chú ý

Nguyễn Thị Dung - Nguyễn Thị Mỹ Diễm

Trang 6


Phương pháp giúp học sinh tự nghiên cứu bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam”

tích hợp VHDG ở địa yêu cầu
phương)
- GV thu bài, chấm
-Trong các ví dụ tìm
trả, nhận xét, rút kinh - Đặt câu hỏi thắc được có sự khác nhau
nghiệm.
mắc về những vấn đề theo vùng miền? Giải
chưa rõ.
thích tính dị bản.
Bài 2: Khái quát văn học dân gian Việt Nam
Những kiến thức học sinh cần đạt được: Khái niệm VHDG, các đặc trưng cơ
bản của VHDG, những thể loại chính của VHDG, những giá trị chủ yếu của VHDG.
Đây là bài học có kiến thức trọng tâm về VHDG, người dạy cần định hướng giúp

học sinh tự nghiên cứu một số vấn đề.
Câu 1: Nêu khái niệm văn học dân gian?
Câu 2: Vì sao VHDG tồn tại hai đặc trưng cơ bản: Tính truyền miệng và tính tập
thể?
Câu 3: Nêu những giá trị cơ bản của VHDG Việt Nam? Tìm ví dụ cụ thể.
(Ba câu hỏi trên, HS tự trả lời và gạch chân trong sách giáo khoa)
Câu 4: Câu hỏi định hướng tự nghiên cứu. Trong 12 thể loại của VHDG, em ấn
tượng với thể loại nào nhất?
Hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu:
Mục đích

Hình thức nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu

Kết quả đạt được

Nắm rõ
từng thể
loại, có
sự
so
sánh với
các
thể
loại còn
lại trong
VHDG.

-Trước khi tìm hiểu -Nêu được khái niệm -HS đều thực hiện tốt,

bài học, HS làm việc của thể loại VHDG thông hiểu và nêu
cá nhân.
mà HS chọn
được ví dụ cụ thể.
-Thời gian nghiên - So sánh với các thể - HS so sánh về: dung
cứu: dựa vào phần dặn loại còn lại của lượng và nội dung
dò tiết học trước đó.
VHDG
của các tác phẩm.
- HS trình bày một số
thể loại trong tiết học.
Đặc biệt những thể
loại không được học
trong nhà trường.

Nguyễn Thị Dung - Nguyễn Thị Mỹ Diễm

- HS so sánh hình
ảnh, chi tiết, thể loại
…của VHDG với văn
học viết khá phong
Trang 7


Phương pháp giúp học sinh tự nghiên cứu bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam”

- Chứng minh VHDG phú.
là nguồn sữa nuôi
dưỡng tinh thần của
nhân dân, là cơ sở

cho VH viết sau này.
- Đặt câu hỏi thắc
mắc về vấn đề chưa - Nhiều tác phẩm văn
học viết nhắc lại hoàn
rõ.
toàn hình ảnh, thể loại
của VHDG. Như vậy
có phải là sáng tạo
trong sáng tác nghệ
thuật? GV giải thích:
Mối quan hệ giữa
VHDG và văn học
viết.
Bài 3: Các tác phẩm được học trong chương trình.
Trong chương trình tìm hiểu bộ phận VHDG, học sinh không được tiếp cận
hết 12 thể loại của bộ phận văn học này. Do đó, trong mỗi bài học giáo viên vận
dụng tích cực các hình thức truyền đạt kiến thức, giúp học sinh tự nghiên cứu ở một
khía cạnh nhất định.
Thể loại

Hình thức nghiên cứu Nội dung nghiên cứu

Kết quả đạt được

Sử thi

Học sinh tự tìm hiểu Tìm hiểu về truyền Kiến thức phong phú,
cá nhân, trình bày thống Tây Nguyên.
trình bày được vấn
trong vở soạn văn

đề.

Truyền
thuyết

Kịch hóa một đoạn Sự việc học sinh tâm Chuẩn bị chưa cẩn
trích (Dựa vào nội đắc.
thận, tâm lí học sinh
dung sách giáo khoa,
chưa tự tin.
tập theo nhóm)

Truyện cổ Kịch hóa một đoạn Sự việc học sinh tâm Chọn sự việc hấp dẫn,
tích
trích (Dựa vào nội đắc.
học sinh chuẩn bị và
dung sách giáo khoa,
thực hiện khá tốt,
tập theo nhóm)
truyền cảm hứng tốt
Nguyễn Thị Dung - Nguyễn Thị Mỹ Diễm

Trang 8


Phương pháp giúp học sinh tự nghiên cứu bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam”

cho bài học
Truyện
cười


Học sinh tìm hiểu
theo nhóm (4 người).
Trình bày trước lớp

Tìm hiểu cách phân Thông hiểu nội dung
loại và mục đích của và mục đích hai tác
truyện cười thông qua phẩm.
hai tác phẩm.

Ca dao

Học sinh tìm hiểu Nghiên cứu về nội
theo nhóm (4 người). dung và nghệ thuật
Trình bày trước lớp
của ca dao, tìm những
hình ảnh ca dao có
trong văn học viết.

Truyện
thơ

Tìm hiểu và tự rèn Tìm đầy đủ văn bản Phát hiện năng khiếu
luyện kĩ năng đọc và truyện thơ. So sánh một số học sinh.
ngâm truyện thơ
truyện thơ dân gian và
truyện thơ trong văn
học viết.

So sánh tốt, hiểu được

mối quan hệ giữa
VHDG và văn học
viết.

Tóm lại, ở bước đầu tiên này – tập trung vào ba dạng bài từ khái quát đến cụ
thể, mỗi dạng bài người dạy đều có thể khơi gợi những vấn đề khác nhau giúp học
sinh hình thành kĩ năng tự nghiên cứu. Các vấn đề nghiên cứu cần đa dạng về hình
thức thực hiện và phong phú về nội dung tìm hiểu để hỗ trợ học sinh trong việc lĩnh
hội kiến thức. Theo chúng tôi, mục đích lớn nhất từ hệ thống câu hỏi này là định
hướng nội dung trong bài ôn tập và giúp học sinh có cái nhìn tổng thể về VHDG
như GS.Đinh Gia Khánh nhận định “Văn học dân gian vừa là cuốn bách khoa của
đời sống, vừa là một phương tiện giáo dục những phẩm chất tốt đẹp nhất của con
người như tình yêu Tổ quốc, lòng dũng cảm, tinh thần lạc quan, lòng ngay thẳng, ý
thức về điều thiện và tinh thần đấu tranh chống điều ác. Đối với các bộ môn khoa
học xã hội, văn học dân gian là nguồn tài liệu vô giá cho việc nghiên cứu đời sống
và thế giới quan nhân dân trong các thời kì lịch sử khác nhau. Nói tóm lại, có thế
coi văn học dân gian như là một bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống của nhân dân
lao động, được ghi lại bằng một phương thức nghệ thuật độc đáo. Cho nên văn học
dân gian của mỗi dân tộc là một trong những thành tựu văn hóa, thành tựu nghệ
thuật quan trọng nhất làm cho cơ sở cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa
và nghệ thuật của dân tộc đó” (Văn học dân gian Việt Nam, NXBGD 1997, Tr 49).
2.2 Định hướng câu hỏi để học sinh tự nghiên cứu

Nguyễn Thị Dung - Nguyễn Thị Mỹ Diễm

Trang 9


Phương pháp giúp học sinh tự nghiên cứu bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam”


Sau khi hình thành kiến thức nền ở bước 1 thì bước 2 sẽ định hướng trực tiếp
cho học sinh những kiến thức trọng tâm trong bài ôn tập vì thời gian chỉ có 1 tiết
nên người dạy cần chọn lọc những kiến thức vừa củng cố vừa nâng cao. Điều quan
trọng là giúp học sinh tự hệ thống hóa kiến thức mà mình đã tìm hiểu. Người dạy
gợi dẫn một số câu hỏi, thảo luận theo nhóm sau:
Nhóm

Hình thức nghiên cứu Nội dung nghiên cứu

Kết quả đạt được

Nghiên cứu cá nhân, Tìm hiểu: các bộ phận của Thực hành
thực hiện trong vở VHVN; các nội dung cơ nghiêm túc, sáng
soạn văn
bản của VHDG: khái tạo.
niệm, đặc trưng, thể loại,
giá trị của VHDG.
Trả lời tất cả các câu hỏi
trong sách giáo khoa.
1

Thảo luận nhóm.
Thực hành diễn
xướng.

2

Tìm hiểu thể loại ca dao, Dẫn vào bài mới
dân ca ba miền.
sôi nổi, truyền

cảm hứng cho
người học

Thảo luận nhóm

Tìm hiểu về các thể Trả lời các câu
loại:thần thoại, truyện ngụ hỏi và có sự giải
Ghi chép thông tin,
ngôn, tục ngữ, câu đố, vè, thích.
trình bày
chèo (sân khấu) vì đây là
các thể loại không được
tiếp cận trong chương
trình THPT.
Mỗi thể loại tìm các ví dụ
cụ thể.

3

4

Thảo luận nhóm
HS Soạn powerpoit

Tìm hiểu các lễ hội dân Thể hiện kĩ năng
gian ở địa phương
soạn powerpoint,
tìm hiểu các lễ
hội


Thảo luận nhóm

Tìm hiểu các tác phẩm Kể, liên hệ, tích

Nguyễn Thị Dung - Nguyễn Thị Mỹ Diễm

Trang 10


Phương pháp giúp học sinh tự nghiên cứu bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam”

Tìm hiểu thông tin VHDG ở đại phương
trình bày

hợp được nhiều
câu chuyện hay
mang tính giáo
dục cao

2.3 Kiểm tra kiến thức trên lớp
Dựa vào phần nội dung đã chuẩn bị của học sinh trong quá trình ôn tập, giáo
viên sẽ đặt ra những câu hỏi giúp học sinh thể hiện những hiểu biết của mình và
giúp giáo viên kiểm tra kiến thức và thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Các
câu hỏi kiểm tra cần dựa vào: kiến thức cơ bản, mở rộng và chuyên sâu. Nhóm
nghiên cứu chỉ gợi dẫn một số câu hỏi trọng tâm, phần tiến hành chi tiết sẽ được thể
hiện ở phần phụ lục.
Câu 1: Trình bày một số bài dân ca? Em có nhận xét như thế nào về phần lời
của bài dân ca đó?
 Tìm hiểu mối quan hệ giữa ca dao và dân ca.
Câu 2: Tìm hiểu một số tác phẩm văn học viết có sử dụng chất liệu VHDG?

 Liên hệ giáo dục học sinh.
Câu 3: Tìm hiểu một số thể loại VHDG không được học trong chương trình?
 Giúp học sinh tìm hiểu toàn diện các thể loại VHDG.
Câu 4: Nêu một số lễ hội ở Bình Thuận? Thuyết trình về một lễ hội mà nhóm
thấy tâm đắc nhất.
 Thể hiện sự hiểu biết về các lễ hội dân gian, so sánh với các vùng miền
khác nhau.
Câu 5: Kể tên các tác phẩm VHDG ở địa phương mà em đã học? Em ấn
tượng nhất tác phẩm nào? Vì sao?
 So sánh với VHDG đã học, liên hệ giáo dục học sinh.
Thông qua tất cả các câu hỏi mà giáo viên gợi dẫn, mục đích cần đạt được ở
bước này là: Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng giao tiếp: biết trình bày vấn đề,
tiếp thu ý kiến và thể hiện chính kiến của cá nhân. Trong thực tế giảng dạy, chúng
tôi nhận thấy sự tồn tại lớn nhất của học sinh là rất khó khăn khi diễn đạt một vấn
đề ở dạng nói. Như vậy, người dạy học cần kiểm tra kiến thức và các kĩ năng giao
tiếp của học sinh một cách hiệu quả nhất.
2.4 Kiểm tra bài thu hoạch

Nguyễn Thị Dung - Nguyễn Thị Mỹ Diễm

Trang 11


Phương pháp giúp học sinh tự nghiên cứu bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam”

Trong chương trình ngữ văn 12, Bộ GD&ĐT có đưa bài: Văn bản tổng kết ở
chương trình học kì II. Cùng với quan niệm “ học đi đôi với hành”, giúp học sinh tự
kiểm tra kiến thức một cách dễ dàng hơn, người dạy giới thiệu và hướng dẫn học
sinh thực hành dạng bài này sau khi học xong bài “ Ôn tập VHDG Việt Nam”.
Mục đích của bài học văn bản tổng kết:

- Nắm được đặc điểm và yêu cầu của văn bản tổng kết.
- Viết được một văn bản tổng kết có nội dung và yêu cầu đơn giản.
Trong thực tế giảng dạy, nhóm nghiên cứu thiết nghĩ rằng: Bài học này nên
giới thiệu và hướng dẫn cho học sinh ngay từ chương trình bộ môn ở lớp 10, điều
này sẽ hỗ trợ và hình thành kĩ năng viết văn bản cho học sinh tốt hơn. Vì lẽ đó,
nhóm nghiên cứu mạnh dạn đưa phần kiến thức này vào bài học để định hướng cho
học sinh viết bài thu hoạch. Chúng tôi xin hệ thống những kiến thức chung về văn
bản tổng kết.
- Khái niệm: Văn bản tổng kết là văn bản được hình thành sau mỗi hoạt động
thực tiễn hoặc hoạt động học tập, nghiên cứu.
- Văn bản tổng kết được chia thành hai loại: Văn bản tổng kết thực tiễn và
văn bản tổng kết tri thức.
+ Văn bản bản tổng kết thực tiễn nhằm nhìn nhận, đánh giá trung thực, khách
quan kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm khi kết thúc một công việc. Văn
bản loại này thường có các nội dung: Mục đích, yêu cầu, những hoạt động chính,
bài học kinh nghiệm…thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính.
+ Văn bản tổng kết tri thức nhằm tổng kết các tri thức hoặc các thành tựu
nghiên cứu đã đạt được. Văn bản loại này thường trình bày khái quát các tri
thức và thành tựu nghiên cứu đã đạt được…thuộc phong cách ngôn ngữ khoa
học.
Như vậy, mục đích của bước 4 là hoàn chỉnh quá trình tự nghiên cứu của học
sinh bằng cách giúp học sinh lĩnh hội kĩ năng viết văn bản tổng kết tri thức và tổng
kết kiến thức văn học dân gian. Chúng tôi nghĩ rằng, nội dung học sinh soạn bài mới
là theo định hướng các câu hỏi trong sách giáo khoa, còn bài thu hoạch của văn bản
tổng kết tri thức là theo định hướng của giáo viên giảng dạy. Tùy vào đối tượng học
sinh, giáo viên có thể linh hoạt đưa ra mục đích và nội dung cần tổng kết, qua đó

Nguyễn Thị Dung - Nguyễn Thị Mỹ Diễm

Trang 12



Phương pháp giúp học sinh tự nghiên cứu bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam”

hình thành kĩ năng viết văn bản tổng kết. Hai nội dung này sẽ trình bày rõ trong
phần phụ lục.
3. Kết quả đạt được và khả năng ứng dụng:
So với nhiều năm trước đây, học sinh không thích thú khi tiến hành ôn tập
phần văn học dân gian vì thầy cô chủ yếu là ôn lại kiến thức đã biết, phương pháp
truyền thống làm học sinh không hứng thú. Tuy nhiên, khi nhóm nghiên cứu tiến
hành theo các bước đã trình bày: học sinh đã biết thể hiện mình trong hoạt động cá
nhân và trao đổi nhóm, bắt buộc học sinh phải tìm kiếm kiến thức (được học hoặc
chưa biết), tự tin trong hoạt động giao tiếp…
Chúng tôi nghĩ rằng, học sinh có thể tự nghiên cứu một vấn đề trong phạm vi
trường THPT là điều không dễ khi xã hội đang tràn ngập thông tin như hiện nay.
Nhưng điều mà các em có thể làm tốt là tiếp nhận kiến thức và biết cách vận dụng
vào thực tế cuộc sống khi có thầy cô gợi dẫn rõ ràng, kịp thời. Chính vì lẽ đó, đề tài
này có thể áp dụng cho tất cả các bộ môn, thuộc dạng bài ôn tập, tổng kết là rất phù
hợp. Tùy vào đặc trưng từng bộ môn, người dạy có thể linh hoạt các bước nhưng
điều quan trọng: Xác định nội dung để học sinh tự nghiên cứu, thời gian chuẩn bị
hợp lí, rèn luyện các kĩ năng thực hành và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh hiệu
quả nhất.
III. KẾT LUẬN:
Thông qua đề tài nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn học sinh tiếp thu và
vận dụng các kĩ năng tự nghiên cứu một bài học, đặc biệt là dạng bài ôn tập VHDG.
Trong quá trình tự nghiên cứu, học sinh sẽ rèn luyện được các kĩ năng cơ bản:
thảo luận nhóm, trình bày một vấn đề, hình thành văn bản tổng kết…từ đó giúp học
sinh có nhiều kiến thức về VHDG nói riêng, kiến thức xã hội nói chung để giải
quyết các tình huống thực tiễn. Đặc biệt, học sinh có thể hình thành và nuôi dưỡng
tình yêu văn học dân gian trong cuộc sống hiện đại.

Hàm Thuận Nam: ngày 28 tháng 3 năm 2017
Người viết
Nguyễn Thị Dung - Nguyễn Thị Mỹ Diễm

Trang 13


Phương pháp giúp học sinh tự nghiên cứu bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam”

Nguyễn Thị Dung………………..
Nguyễn Thị Mỹ Diễm……………

Nguyễn Thị Dung - Nguyễn Thị Mỹ Diễm

Trang 14


Phương pháp giúp học sinh tự nghiên cứu bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam”

IV. PHỤ LỤC
1. Giáo án giảng dạy bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam”
Tiết 35:

ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: Nắm được một cách có hệ thống các tri thức về đặc trưng, thể loại, giá
trị của các tác phẩm VHDG qua các tác phẩm đã học.
2.Kĩ năng: Nhận biết một cách có ý thức về các tác phẩm VHDG.
3.Thái độ: Yêu thích các tác phẩm VHDG.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1.Giáo viên:
1.1. Dự kiến, biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học: GV đặt câu hỏi gợi
mở, nêu vấn đề, định hướng trao đổi thảo luận nhóm.
1.2. Phương tiện dạy học: sgv, sgk, trình chiếu powerpoint, chuẩn kiến thức kĩ năng
10.
2.Học sinh: Trả lời các câu hỏi đã chuẩn bị ở bước 2, trình bày ý kiến về các vấn đề
liên quan, xử lí tình huống nâng cao kĩ năng sống.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản cần đạt

*HĐ1: GV dẫn vào bài
Thưởng thức tiết mục hát dân ca nhằm tạo
hứng thú cho người học (Tích hợp câu 1
mà học sinh đã thực hiện ở bước 2)
GV gợi dẫn: Em có nhận xét như thế nào
về phần lời của các bài dân ca?
=>Một số bài ca dao trở thành phần lời của
các bài dân ca dao, lời ca dao thường ngắn,
theo thể lục bát hoặc lục bát biến thể, ngôn
ngữ gần gũi với lời nói hàng ngày, giàu
hình ảnh so sánh, ẩn dụ và có lối diễn đạt
bằng một số công thức mang đậm sắc thái
Nguyễn Thị Dung - Nguyễn Thị Mỹ Diễm


Trang 15


Phương pháp giúp học sinh tự nghiên cứu bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam”

dân gian.

I.Ôn tập chung:

*HĐ2: GV hướng dẫn HS hệ thống -VHVN gồm: VHDG + VH viết
kiến thức cơ bản của phần VHDG.
-VHDG:
Văn học Việt Nam bao gồm những bộ
+ Kiến thức chung: Khái niệm, đặc
phận nào?
trưng, thể loại, giá trị của VHDG.
GV giới thiệu những đơn vị kiến thức mà
+ Những tác phẩm đã được học.
HS sẽ củng cố và tìm hiểu trong bài học.
+ VHDG địa phương.
II.Trò chơi ”Em yêu VHDG”
Câu 1: VHDG còn được gọi là?
*HĐ3: GV hướng dẫn HS tham gia trò
chơi “ Em yêu VHDG”
a.VH truyền miệng
-GV chia lớp thành 4 nhóm, ngồi theo hình b.VH truyền miệng hay VH bình dân
thức dễ thảo luận. Các nhóm trưởng lần
lượt chọn các câu hỏi, thời gian suy nghĩ là c. VH nói
15 giây, các nhóm giành quyền trả lời d.VH chữ Nôm
nhanh.

Câu 2: VHDG gồm những đặc trưng
- Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, câu nào?
4,7,9,10 được nhân đôi số điểm.
a.Tính truyền miệng, tính tập thể
Câu 1: Lí giải cách gọi tên VHDG dựa vào
b.Tính truyền miệng, tính cá thể
khái niệm.
Câu 2: Giải thích từng đặc trưng của c.Tính truyền miệng, tính tập thể,
tính thực hành.
VHDG
d. Cả a,b,c
Câu 3: Hoàn thành bảng hệ thống các
thể loại của VHDG?
Câu 3: VHDG có bao nhiêu thể loại? Theo
em, hiện nay thể loại nào đang bị mai một
dần? Vì sao?
=>VHDG có 12 thể loại. Hiện nay các tác
phẩm sân khấu dân gian đang mất dần vị
trí vì xã hội phát triển, có nhiều loại hình
Nguyễn Thị Dung - Nguyễn Thị Mỹ Diễm

Truyện Câu
Thơ ca Sân
dân
nói dân dân
khấu
gian
gian
gian
dân

gian

Trang 16


Phương pháp giúp học sinh tự nghiên cứu bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam”

giải trí, một số bộ phận lựa chọn các hình
thức tiếp cận mang tính hướng ngoại.
Ngoài ra, các loại hình sân khấu dân gian
chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Câu 4: Em hãy kể lại một câu chuyện
dân gian ở địa phương? Nêu ý nghĩa?
Câu 4: HS kể câu chuyện chim te te –
truyện ngụ ngôn của dân tộc K’ho. Từ -Điền từ thích hợp vào câu ca dao:
hành động của chim te te, em rút ra bài
Cá Biển Lạc, gạo Đồng Kho
học cho bản thân như thế nào?
Rèn luyện kĩ năng sống:

Quân dân ..............ăn no diệt thù

+ Chim te te: Ý thức bảo vệ môi trường, ( Đáp án: Bình Thuận)
giáo dục học sinh giữ gìn vệ sinh học -Xác định thể loại của văn bản sau:
đường bằng những hành động thiết thực, ý
nghĩa: bỏ rác đúng nơi quy định, tích cực Chiều chiều trời đỏ phương Tây
tham gia lao động, trồng và chăm sóc Khi trời đỏ nhạt thì ngày sắp giông
cây…
(Đáp án: Thể loại tục ngữ)
+ Câu ca dao: thông hiểu tinh thần yêu
nước của quân dân Bình Thuận nói riêng

và nhân dân cả nước nói chung.
+ Phân biệt thể loại tục ngữ và và ca dao:
Không chỉ dựa vào hình thức mà còn phải
Câu 5: Tầm vóc sử thi của chiến thắng
dựa vào nội dung văn bản.
Mtao – Mxay thể hiện rõ nhất trong
Câu 5: GV củng cố kiến thức cơ bản: Khái mối quan hệ giữa người anh hùng
niệm sử thi, tóm tắt ngắn gọn bố cục đoạn với ?
trích chiến thắng Mtao – Mxay.
a.Khung cảnh hùng tráng trong lễ ăn
mừng chiến thắng.
b.Hình ảnh kẻ địch thủ
c.Khung cảnh thiên nhiên
d.Các lực lượng siêu nhiên
Câu 6: Hình ảnh này gợi em nhớ đến
Câ câu ca dao nào?
u 6: Liên hệ hình ảnh con cò trong văn học Đáp án:
viết? Thân phận và phẩm chất của người
Nguyễn Thị Dung - Nguyễn Thị Mỹ Diễm

Trang 17


Phương pháp giúp học sinh tự nghiên cứu bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam”

phụ nữ Việt Nam?

Con cò lặn lội bờ sông

Câu 7 (Tích hợp câu 2 học sinh đã thực Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

hiện ở bước 2): Liên hệ một số tác phẩm
Câu 7: Tìm một số câu thơ trong văn
đã được học và tìm hiểu? Em có nhận xét
học viết có sử dụng chất liệu VHDG?
như thế nào về mối quan hệ giữa VHDG
và VH viết?
HS liệt kê một số tác phẩm:
+ Cách nói “Thân em”: Thân em vừa trắng
lại vừa tròn, thân em như quả mít trên cây
(Thơ Hồ Xuân Hương)
+ Hình ảnh trong cổ tích, ca dao, truyền
thuyết…: Đất Nước bắt đầu với miếng trầu
bây giờ bà ăn. Đất Nước lớn lên khi dân
mình biết trồng tre mà đánh giặc. Tóc mẹ
thì bới sau đầu. Cha mẹ thương nhau bằng
gừng cay, muối mặn…( Đất Nước –
Nguyễn Khoa Điềm)
=>VHDG là chất liệu quan trọng trong sự
hình thành và phát triển của bộ phận văn
học viết.
Câu 8 (Tích hợp câu 3 học sinh đã thực
hiện ở bước 2): Nêu đặc điểm của thể loại Câu 8: Tìm đặc điểm của bài vè sau:
vè? Đọc một tác phẩm khác cùng thể loại
Con cá đối nằm trên cối đá
Mèo đuôi cụt nằm mút đuôi kèo
Anh mà đối được, dẫu nghèo em cũng
ưng
Con mỏ kiến, đậu trên miếng cỏ
Chim vàng lông đáp dựa vồng lang
Đây anh đối được e nàng chẳng ưng

Đáp án: Nghệ thuật nói lái của người
bình dân.
Nguyễn Thị Dung - Nguyễn Thị Mỹ Diễm

Trang 18


Phương pháp giúp học sinh tự nghiên cứu bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam”

Câu 9 (Tích hợp câu 2 mà học sinh đã Câu 9: Giải đáp câu đố sau
thực hiện ở bước 2): Nêu đặc điểm của
Nghĩ mình gút mắc nhiều bề
thể loại câu đố? Lấy một số ví dụ đã sưu
tầm?
Sử kinh chẳng thuộc, thơ đề cũng
không
Đáp án: Quả me

u 10 (Tích hợp câu 3 mà học sinh đã Câu 10: Những hình ảnh sau em liên
thực hiện ở bước 2): Nêu một số loại hình tưởng đến bộ môn nghệ thuật nào?
sân khấu dân gian? Trình bày hiểu biết của
Đáp án: Cải lương
em về bộ môn nghệ thuật cải lương?
+Một số loại hình sân khấu dân gian:
tuồng, chèo, cải lương, múa rối…
+ Cải lương: là loại hình sân khấu phổ
biến ở Nam Bộ, hình thành trên cơ sở
dòng nhạc đờn ca tài tử và dân ca miền
đồng bằng sông Cửu Long, ra đời vào
khoảng 1918, trải qua nhiều thăng trầm,

ngày nay cải lương đã có vị trí xứng đáng
trong lòng người hâm mộ.
Đánh giá mức độ câu hỏi:
+ Câu 1,2,3,8,9: Tổng hợp kiến thức cơ
bản.
+ Câu 5,6,7: Tổng hợp kiến thức nâng cao
+ Câu 4,10: Tổng hợp kiến thức chuyên
sâu
Sau khi kết thúc 10 câu hỏi, GV nhận xét,
đánh giá và trao giải.
*HĐ 4: GV nhấn mạnh trọng tâm bài
III.Kết luận: VHDG có vị trí và vai
ôn tập và rèn luyện kĩ năng sống cho
trò quan trọng trong sự hình thành và
học sinh
phát triển của văn học dân tộc. Thông
qua trò chơi “Em yêu văn học dân
*HĐ 5: Củng cố
gian” hình thành tình yêu văn học dân
Bình Thuận là địa phương có nhiều hoạt
Nguyễn Thị Dung - Nguyễn Thị Mỹ Diễm

Trang 19


Phương pháp giúp học sinh tự nghiên cứu bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam”

động văn hóa dân gian gắn liền với đời gian đối với thanh niên.
sống tinh thần của con người nơi đây. HS
trình chiếu và thuyết trình về các lễ hội đã

chuẩn bị: Lễ hội Dinh thầy thiếm, Lễ hội
Nghinh Ông…
*HĐ 6: Dặn dò
GV hướng dẫn HS kĩ năng viết văn bản
tổng kết tri thức sau khi học xong bài “Ôn
tập VHDG Việt Nam”
+ Yêu cầu: VBTK cần đầy đủ nội dung
trong phạm vi bài học, trình bày khoa học,
rõ ràng thể hiện sự hiểu biết cá nhân về
VHDG Việt Nam.
+ Nội dung cụ thể: trình bày ở phần phụ
lục tiếp theo.
2.Văn bản tổng kết bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam”
Văn bản cần đảm bảo một số nội dung:
1.Tìm hiểu chung về VHDG:
a.Khái niệm: VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập
thể sáng tạo, nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong
đời sống cộng đồng.
b.Đặc trưng:
b.1.VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng):
Do chưa có chữ viết, nên tác phẩm VHDG được sáng tác, tồn tại, lưu hành bằng
phương thức truyền miệng.
- VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng: Thực chất của tính
truyền miệng là sự nghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng miệng cho người
khác. VHDG thường được truyền miệng theo không gian (từ vùng này qua vùng
khác) và theo thời gian (từ đời trước đến đời sau)
b.2.VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể ( tính tập thể): lúc đầu do một
người khởi xướng, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận. Sau đó, những

Nguyễn Thị Dung - Nguyễn Thị Mỹ Diễm


Trang 20


Phương pháp giúp học sinh tự nghiên cứu bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam”

người khác (địa phương khác, thời đại khác) tham gia sửa chữa, bổ sung, làm cho
tác phẩm biến đổi dần, phong phú, hoàn thiện hơn.
*Tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc trưng cơ bản chi phối xuyên suốt
quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm của VHDG. Ngoài ra, VHDG còn có các
đặc trưng sau:
- Tính biểu diễn.
- Tính dị bản.
- Tính địa phương.
c.Thể loại: gồm 12 thể loại: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện
ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.
d.Giá trị: gồm 3 giá trị
- VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc.
- VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người.
- VHDG có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho
nền văn học dân tộc.
2.Luyện tập
a.Tìm những câu ca dao có môtip “ Chiều chiều”. Em có nhận xét như thế nào về
nội dung của các bài ca dao đó?
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Chiều chiều xách giỏ hái rau
Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người quân tử khăn điều vắt vai

=>Đa số những câu có môtíp chiều chiều người ta sáng tác ra để gửi gắm nỗi nhớ,
niềm thương, nghiêng hẳn về mặt tình cảm.
b.Theo em, cần làm gì để gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của VHDG?
Học sinh có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các nội dung:

Nguyễn Thị Dung - Nguyễn Thị Mỹ Diễm

Trang 21


Phương pháp giúp học sinh tự nghiên cứu bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam”

-Tìm hiểu về các thể loại VHDG, có sự so sánh giữa các vùng miền để hiểu được
nét riêng và giá trị của VHDG.
- Yêu thích các loại hình sân khấu dân gian, tham gia các hoạt động ngoại khóa dân
gian do nhà trường và địa phương tổ chức.
- Sưu tầm các tác phẩm dân gian tại địa phương.

Nguyễn Thị Dung - Nguyễn Thị Mỹ Diễm

Trang 22


Phương pháp giúp học sinh tự nghiên cứu bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam”

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 NXB GD, 2008.
2. Sách giáo viên Ngữ Văn 10 NXB GD, 2008.
3. Sách chuẩn kiến thức kĩ năng 10 NXB GD , 2010.
4. Vũ Văn Tảo (4/2001), Học và dạy cách học, Tạp chí tự học.

5. Sở GD&ĐT Tỉnh Bình Thuận, Tài liệu hội nghị (Chuyên đề) – Tài liệu dạy học
chương trình ngữ văn địa phương THCS tỉnh Bình Thuận, 2007.
6. ThS. Nguyễn Văn Hiến (Chủ biên), Tài liệu dạy học – Chương trình ngữ văn
THCS Tỉnh Bình Thuận, 2008.

Nguyễn Thị Dung - Nguyễn Thị Mỹ Diễm

Trang 23


Phương pháp giúp học sinh tự nghiên cứu bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam”

Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
XẾP LOẠI:……….
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

Nguyễn Thị Dung - Nguyễn Thị Mỹ Diễm

Trang 24



Phương pháp giúp học sinh tự nghiên cứu bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam”

Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
XẾP LOẠI:……….
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

Nguyễn Thị Dung - Nguyễn Thị Mỹ Diễm

Trang 25


×