Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Hướng dẫn học sinh THCS sử dụng thí nghiệm hóa học để giải các bài tập định tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.38 KB, 13 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ GIẢI PHÁP
Mã số: ……………………………………………………………………
1. Tên sáng kiến: Hướng dẫn học sinh THCS sử dụng thí nghiệm hóa học
để giải các bài tập định tính.
2. Lĩnh vực áp dụng: Dạy và học môn hóa học ở trường THCS.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Hoá học là môn khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng trong nhà trường
phổ thông, môn hóa học này cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ
thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về môn hoá học. Hình thành cho các em một
kĩ năng, thói quen làm việc khoa học, đồng thời biết vận dụng kiến thức để góp
phần giải quyết một số vấn đề đơn giản của cuộc sống thực tiễn, rèn cho học
sinh khả năng tư duy sáng tạo, trực quan nhanh nhạy, những phẩm chất cần thiết
như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mĩ, chính xác và yêu thích khoa học.
Như chúng ta đã biết những biến đổi hóa học của các phản ứng hóa học
có kèm theo hiện tượng như kết tủa hay làm kết tủa tan ra, bay hơi, tự bốc cháy,
biến đổi màu sắc, gây tiếng nổ, biến đổi màu chất chỉ thị... Qua thực tế nhiều
năm giảng dạy để góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nói chung
và dạy học môn hóa học nói riêng nhầm nâng cao chất lượng dạy học. Việc
nghiên cứu cải tiến các thí nghiệm hóa học theo hướng đơn giản hơn, dễ thực
hiện hơn, tiết kiệm hóa chất mang tính thực tế làm học sinh hứng thú hơn tiếp
thu bài giảng tốt hơn từ đó vận dụng làm được các bài tập định tính.
Thí nghiệm hóa học giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy
học. Ở trường THCS lần đầu tiên học sinh làm quen với bộ môn hóa học. Vậy
trong quá trình dạy học, việc tạo cho các em tiếp xúc với các dụng cụ, hóa chất
rèn luyện kĩ năng thực hành cơ bản trong thí nghiệm hóa học mang tính cấp thiết
Học hóa học mà không có thí nghiệm biểu diễn mà chỉ có tranh ảnh làm
cho học sinh dễ nhàm chán nên việc trao đổi thảo luận nhóm nêu hiện tượng,


1


giải thích, kết luận và viết phương trình hóa học minh họa gặp nhiều khó khăn
khó vận dụng vận dụng làm được các bài tập định tính.
Để đáp ứng các yêu cầu trên tôi xin trân trọng giới thiệu sáng kiến kinh
nghiệm: “Hướng dẫn học sinh THCS sử dụng thí nghiệm hóa học để giải các bài
tập định tính”.
* Những ưu, nhược điểm chính
+ Ưu điểm:
- Thí nghiệm hóa học giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong một bộ phận
không thể tách rời của quá trình dạy học. Thí nghiệm giữ vai trò quan trọng
trong nhận thức, phát triển giáo dục của cả quá trình dạy học. Thông qua thí
nghiệm học sinh nắm kiến thức một cách hứng thú, vững chắc và sâu sắc hơn.
- Thí nghiệm hóa học giúp học sinh tích lũy tư liệu về các chất và tính
chất của chúng, giúp học sinh dễ hiểu bài và hiểu bài một cách sâu sắc, giúp học
sinh học tập kinh nghiệm, tư duy sáng tạo để tìm tòi khám phá ra các chất và
những tính chất của chúng, giúp nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học và
phát triển tư duy của học sinh.
- Thí nghiệm hóa học biểu diễn do tự tay giáo viên làm, các thao tác rất
mẫu mực sẽ là khuôn mẫu cho học trò học tập và bắt chước, để rồi sau đó học
sinh làm thí nghiệm theo đúng cách thức đó. Thí nghiệm hóa học giúp hình
thành những đức tính của người lao động mới: thận trọng, an toàn, thành công,
tiết kiệm, trật tự, gọn gàng…
- Ngoài ra, thí nghiệm hóa học còn giúp giáo viên tiết kiệm thời gian trên
lớp mỗi tiết học, giúp giáo viên điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh,
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh thuận lợi và có hiệu suất cao hơn.
Do đó chúng góp phần to lớn vào quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh
nâng cao hiệu quả lao động của thầy và trò.
- Nói tóm lại sử dụng các thí nghiệm hoá học trong quả trình dạy - học

giúp cho giáo viên thể hiện được đúng phương pháp bộ môn, học sinh phát huy
được tính tích cực chủ động sáng tạo trong nhận thức của bản thân từ đó đó vận
dụng làm được các bài tập định tính dễ dàng hơn.
2


+ Nhược điểm:
- Thí nghiệm hoá học góp phần làm nổi bật mặt định tính của các hiện
tượng, khái niệm và quá trình hoá học cũng như mối quan hệ và liên hệ giữa
chúng còn một số tình huống khác do khách quan kết quả chưa thật sự chính
xác. Do vậy giáo viên phải nghiên cứu chuẩn bị bài giảng, dụng cụ hóa chất vất
vả cho các nhóm học sinh hay cho cá nhân học sinh.
- Giờ dạy trên các dãy lầu việc chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hóa chất cho liên
tục khoảng 3,4 tiết dạy thật sự khó khăn cho chuyển từ lớp này sang lớp khác.
- Chưa có phòng đạt chuẩn nên các yếu tố khách quan làm ảnh hưởng
không nhỏ đến kết quả thí nghiệm. Bên cạnh đó các hóa chất chưa thật sự
nguyên chất tinh khiết, các thiết bị cũ độ chính xác chưa cao từ đó ảnh hưởng
không nhỏ đến vận dụng giải các bài tập định tính...
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
+ Mục đích của giải pháp
- Ở trường THCS lần đầu tiên học sinh làm quen với bộ môn hoá học. Vì
vậy trong quá trình dạy – học, việc tạo điều kiện cho các em tiếp xúc với các
dụng cụ thí nghiệm, hoá chất và tìm hiểu những thao tác cơ bản trong thí nghiệm
hoá học mang tính cấp thiết.
- Nói tóm lại sử dụng các thí nghiệm hoá học trong quá trình dạy - học
giúp cho giáo viên thể hiện được đúng phương pháp bộ môn, học sinh phát huy
được tính tích cực chủ động sáng tạo trong nhận thức của bản thân.
- Bản thân môn hoá học có nhiều khả năng góp phần đạt được mục đích
trên. Song muốn phát huy trí lực của học sinh, giúp học sinh rút ra tri thức mới
từ những tri thức cũ, nhớ nhanh nhớ lâu-giảm nhẹ lao động. Cần thấy đối với bộ

môn này là phải thực hiện tốt nguyên tắc thí nghiệm. Nói một cách khác đúng
hơn sử dụng thí nghiệm như thế nào để giúp học sinh rút ra được kiến thức cơ
bản, mà đối với học sinh THCS đây là vấn đề hết sức cần thiết.
+ Nội dung của giải pháp những tính mới điểm khác biệt của giải pháp
- Trong giảng dạy bộ môn hoá học, việc sử dụng thí nghiệm là hết cần
thiết. Vấn đề đặt ra là người giáo viên sử dụng phương pháp này như thế nào để
3


đạt hiệu quả tốt nhất.
- Từ thí nghiệm hóa học giáo viên yêu cầu học sinh khẳng định tính chất
của các chất kết hợp bảng tính tan mà đưa ra các dạng bài tập định tính phù hợp
với từng đối tượng học sinh nâng cao chất lượng phát hiện các học sinh năng
khiếu qua từng bài tập định tính nâng cao trong các tiết học cụ thể như sau:
Bài 3: Tính chất hóa học của axit
Thí nghiệm: Cho vào đáy ống nghiệm một ít đồng (II) oxit CuO, thêm 1-2
ml dung dịch axit clohiđric HCl rồi lắc nhẹ.
Nêu hiện tượng quan sát, giải thích và viết phương trình hóa học xảy ra.
Học sinh quan sát thảo luận phát biểu:
- Hiện tượng: Bột CuO màu đen bị hòa tan, tạo thành dung dịch có màu
xanh lam.
- Giải thích: Vì CuO đã tác dụng với HCl tạo thành muối đồng tan.
- Phương trình hóa học: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Vận dụng kiến thức làm bài tập định tính sau: Nêu hiện tượng quan sát và
viết phương trình hóa học xảy ra khi cho đồng (II) oxit vào dung dịch axit
sunfuric.
Từ kiến thức lí thuyết học sinh dễ dàng thực hiện như sau:
- Hiện tượng: Bột CuO màu đen bị hòa tan, tạo thành dung dịch có màu
xanh lam.
- Phương trình hóa học: CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

Bài 4: Một số axit quan trọng
Thí nghiệm: Cho vào đáy ống nghiệm một ít lá đồng nhỏ, thêm 1ml axit
sunfuric đặc đun nóng nhẹ.
Nêu hiện tượng quan sát, giải thích và viết phương trình hóa học xảy ra.
Học sinh quan sát thảo luận phát biểu:
- Hiện tượng: Có khí không màu, mùi hắc thoát ra. Kim loại đồng bị hòa
tan một phần cho chất lỏng có màu xanh lam.
- Giải thích: Vì H2SO4 đặc, nóng tác dụng được với Cu tạo SO 2 và dung
dịch CuSO4 màu xanh lam.
4


t
- Phương trình hóa học: Cu +2H2SO4 (đặc, nóng) 
→ CuSO4+ SO2 ↑ + 2H2O
o

Vận dụng kiến thức làm bài tập định tính sau: Nêu hiện tượng quan sát và
viết phương trình hóa học xảy ra khi cho bạc vào axit sunfuric đặc đun nóng.
Từ kiến thức lí thuyết học sinh giỏi thực hiện báo cáo:
- Hiện tượng: Có khí không màu, mùi hắc thoát ra, có kết tủa trắng bạc.
- Phương trình hóa học:
t
2Ag + 2H2SO4 (đặc, nóng) 
→ Ag2SO4 ↓ + SO2 ↑ + 2H2O
o

Bài 8: Một số bazơ quan trọng (A. Natri hiđroxit NaOH)
Thí nghiệm: Nạp khí cacbonic vào một bình tam giác khô sạch cho 15
viên NaOH vào bình. Đậy kín miệng bằng nút cao su có kèm ống dẫn khí. Nối

ống dẫn khí với ống cao su có một đầu nhúng trong chậu nước. Kẹp ống dẫn cao
su để ngăn không cho nước bị hút vào bình khi phản ứng hóa học xảy ra.
Nêu hiện tượng quan sát, giải thích và viết phương trình hóa học xảy ra.
Cho học sinh đặt tay vào đáy bình và nhận xét.
Học sinh quan sát thảo luận phát biểu:
- Hiện tượng: Đặt tay vào thành bình ta thấy nóng lên. Phía trong thành
bình xuất hiện những giọt nước.
- Giải thích: Vì NaOH đã tác dụng với CO2 có sinh ra nước.
- Phương trình hóa học: 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
Bài 8: Một số bazơ quan trọng (B. Canxi hiđroxit Ca(OH)2)
Thí nghiệm: Cho vào ống nghiệm 1ml dung dịch Ca(OH) 2. Nhúng một
đầu ống dẫn thủy tinh L vào nước vôi trong thổi nhẹ.
Nêu hiện tượng quan sát, giải thích và viết phương trình hóa học xảy ra.
Học sinh quan sát thảo luận phát biểu:
- Hiện tượng: Dung dịch Ca(OH)2 vẫn đục.
- Giải thích: Vì Ca(OH)2 đã tác dụng với CO2 tạo ra muối không tan.
- Phương trình hóa học: Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 ↓ + H2O
Vận dụng kiến thức làm bài tập định tính sau: Nêu hiện tượng quan sát và
viết phương trình hóa học xảy ra khi cho khí cacbonic vào nước vôi trong.
Từ kiến thức lí thuyết học sinh dễ dàng thực hiện như sau:
5


- Hiện tượng: Nước vôi trong Ca(OH)2 vẫn đục.
- Phương trình hóa học: Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 ↓ + H2O
Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại
Thí nghiệm: Cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4.
Nêu hiện tượng quan sát, giải thích và viết phương trình hóa học xảy ra.
Học sinh quan sát thảo luận phát biểu:
- Hiện tượng: Có chất rắn màu đỏ bám ngoài đinh sắt, dung dịch CuSO 4

nhạt màu dần.
- Giải thích: Vì sắt đã đẩy Cu ra khỏi dung dịch CuSO 4, đồng sinh ra bám
vào cây đinh sắt.
- Phương trình hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu ↓
Vận dụng kiến thức làm bài tập định tính sau: Nêu hiện tượng quan sát và
viết phương trình hóa học xảy ra khi cho dây nhôm vào dung dịch Cu(NO3)2.
Từ kiến thức lí thuyết học sinh dễ dàng thực hiện như sau:
- Hiện tượng: Có chất rắn màu đỏ bám ngoài dây nhôm, dung dịch CuSO 4
nhạt màu dần.
- Phương trình hóa học: 2Al + 3Cu(NO3)2 → 2Al(NO3)3 + 3Cu ↓
Bài tập nâng cao: Nêu hiện tượng quan sát và viết phương trình hóa học
xảy ra khi cho kim loại natri vào dung dịch CuSO4.
Từ kiến thức lí thuyết học sinh giỏi thực hiện báo cáo:
- Hiện tượng: Có khí không màu thoát ra, có kết tủa màu xanh.
- Phương trình hóa học:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4
Bài tập nâng cao bồi dưỡng học sinh giỏi: Nêu hiện tượng quan sát và viết
phương trình hóa học xảy ra khi cho kim loại natri vào dung dịch AgNO3.
Từ kiến thức lí thuyết học sinh giỏi thực hiện báo cáo:
- Hiện tượng: Có khí không màu thoát ra, có kết tủa trắng sau một thời
gian tạo kết tủa màu đen.
- Phương trình hóa học:
6


2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑
AgNO3 + NaOH → AgOH ↓ + NaNO3
2AgOH → Ag2O ↓ + H2O
Bài 18: Nhôm

Thí nghiệm: Cho dây nhôm vào ống nghiệm đựng 1ml dung dịch NaOH.
Nêu hiện tượng quan sát, giải thích và viết phương trình hóa học xảy ra.
Học sinh quan sát thảo luận phát biểu:
- Hiện tượng: Có khí không màu thoát ra, nhôm tan dần.
- Giải thích: Vì nhôm đã tác dụng với dung dịch NaOH có sinh ra khí H2.
- Phương trình hóa học: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 ↑
Vận dụng kiến thức làm bài tập định tính sau: Nêu hiện tượng quan sát và
viết phương trình hóa học xảy ra khi cho nhôm vào dung dịch canxi hiđroxit.
Từ kiến thức lí thuyết học sinh dễ dàng thực hiện như sau:
- Hiện tượng: Có khí không màu thoát ra, nhôm tan dần.
- Giải thích: Vì nhôm đã tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 có sinh ra khí
hiđro H2.
- Phương trình hóa học: 2Al + Ca(OH)2+ 2H2O → Ca(AlO2)2 + 3H2 ↑
Dạng bài tập này dùng để tách nhôm ra khỏi hỗn hợp kim loại.
Bài tập nâng cao bồi dưỡng học sinh giỏi: Nêu hiện tượng quan sát và viết
phương trình hóa học xảy ra khi cho kim loại natri vào dung dịch Al2(SO4)3.
Từ kiến thức lí thuyết học sinh giỏi thực hiện báo cáo:
- Hiện tượng: Có khí không màu thoát ra, có kết tủa tạo thành và kết tủa
tan ra khi thêm Na đến dư.
- Phương trình hóa học:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑
Al2(SO4)3 + 6NaOH → 2Al(OH)3 ↓ + 3Na2SO4
NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O
Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat
Bài tập nâng cao bồi dưỡng học sinh giỏi: Nêu hiện tượng quan sát và viết
7


phương trình hóa học xảy ra khi sục từ từ khí CO2 đến dư vào cốc chứa nước vôi
trong. Tiếp tục cho dung dịch Ca(OH)2 đến dư vào sản phẩm thu được.

Từ kiến thức lí thuyết sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động học
sinh giỏi thực hiện báo cáo:
- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng, kết tủa tan dần tạo dung dịch trong
suốt, sau đó bị đục kết tủa xuất hiện.
- Phương trình hóa học:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2
Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaCO3 ↓ + 2H2O
Từ các kiến thức qua các tiết thực hành giáo viên đưa ra các dạng bài tập
nâng cao để bồi dưỡng học sinh thi giỏi tỉnh như sau:
Nêu hiện tượng quan sát và viết các phương trình hóa học xảy ra
1) Cho mẫu kim loại bari vào dung dịch NaHSO4.
2) Sục khí SO2 vào dung dịch Ca(HCO3)2
3) Thổi khí SO2 đến dư vào dung dịch KMnO4.
4) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl2.
5) Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào ống nghiệm chứa sẵn dung dịch
NaAlO2.
6) Cho từ từ đến dư khí CO2 vào ống nghiệm chứa sẵn dung dịch NaAlO2.
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời:
1) Vận dụng kiến thức thí nghiệm trong các bài 17, bài 29 trả lời.
- Hiện tượng: Có khí không màu thoát ra, xuất hiện kết tủa trắng.
- Phương trình hóa học:
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2 ↑
Ba(OH)2 + 2NaHSO4 → BaSO4 ↓ + Na2SO4 + 2H2O
2) Vận dụng kiến thức thí nghiệm trong bài 29 trả lời
- Hiện tượng: Có khí không màu thoát ra, xuất hiện kết tủa trắng.
- Phương trình hóa học:
8



SO2 + Ca(HCO3)2 → CaSO3 ↓ + 2CO2 ↑ + H2O
3) Bằng các kiến thức đã được học học sinh giỏi dự đoán và viết phương
trình hóa học cho loại bài tập này.
- Hiện tượng: Dung dịch màu tím nhạt màu dần đến không màu.
- Phương trình hóa học:
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2H2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4
4) Bằng các kiến thức đã được học học sinh giỏi dự đoán và viết phương
trình hóa học cho loại bài tập này
- Hiện tượng: Có khí thoát ra và có kết tủa màu trắng xanh sau đó chuyển
sang màu đỏ nâu.
- Phương trình hóa học:
FeCl2 + Na2CO3 + H2O → Fe(OH)2 ↓ + CO2 ↑ + 2NaCl
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 ↓
5) Học sinh vận dụng bài này trong bài tập khác để tách chất.
- Hiện tượng: Cho HCl vừa đủ sẽ tạo kết tủa, nếu HCl dư kết tủa sẽ tan.
- Phương trình hóa học:
NaAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3 ↓ + 2NaCl
3HCl + Al(OH)3 → AlCl3 + 3H2O
6) Học sinh vận dụng bài này trong bài tập khác để tách chất.
- Hiện tượng: CO2 vừa đủ hoặc dư đều tạo kết tủa.
- Phương trình hóa học:
NaAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3 ↓ + NaHCO3
Từ các thí nghiệm hóa học biểu diễn của giáo viên sau một chương khi hệ
lại các kiến thức giáo viên viết phương trình hóa học cho các chuyển đổi nhiều
dạng từ thấp đến cao thí vụ như
Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ
Bài tập 1: Viết phương trình hóa học cho mỗi chuyển đổi sau:
(1)
(2)
(3)

(4)
→ Ca(OH)2 
→ CaCl2 
→ CaCO3 
→ CO2
CaO 

Bài giải:
9


(1) CaO + H2O → Ca(OH)2
(2) Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O
(3) CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NaCl
t
(4) CaCO3 
→ CaO + CO2 ↑
o

Bài tập 2: Viết phương trình hóa học cho mỗi chuyển đổi sau:
(1)
(2)
(3)
(4)
FeS2 
→ SO2 
→ SO3 
→ H2SO4 
→ HCl


Bài giải:
t
(1) 4FeS2 + 11O2 
→ 2Fe2O3 + 8SO2 ↓
o

o

t
→ 2SO3
(2) 2SO2 + O2 
VO
2 5

(3) SO3 + H2O → H2SO4
(4) H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2HCl
Chương 2: Kim loại
Bài tập: Viết phương trình hóa học cho mỗi chuyển đổi sau:
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
→ FeCl3 
→ Fe(OH)3 
→ Fe2O3 
→ Fe2(SO4)3 
→ FeCl3
Fe 


Bài giải:
t
(1) 2Fe + 3Cl2 
→ 2FeCl3
o

(2) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH) ↓ + 3NaCl
t
(3) 2Fe(OH)3 
→ Fe2O3 + 3H2O
o

(4) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
(5) Fe2(SO4)3 + 3BaCl2 → 3BaSO4 ↓ + 2FeCl3
Bài tập nâng cao: Có những chất: Na2O, NaOH, Na2SO4, NaCl, Na2CO3,
Na. Dựa vào mối quan hệ giữa các chất, hãy sắp xếp các chất trên thành một dãy
chuyển đổi hóa học, viết các phương trình hóa học cho chuyển đổi hóa học trên.
Bài giải:
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
Na 
→ Na2O 
→ NaOH 
→ Na2CO3 
→ Na2SO4 
→ NaCl
t

(1) 4Na + O2 
→ 2Na2O
o

(2) Na2O + H2O → 2NaOH
(3) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
(4) Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 ↑ + H2O
10


(5) Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2NaCl
Trên đây chỉ là một số bài tập cơ bản nếu vận dụng tốt các thí nghiệm kết
hợp bảng tính tan thì học sinh giải tốt tất cả các dạng của loại bài tập định tính
một cách nhuần nhuyễn.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Hướng dẫn học sinh THCS sử dụng thí nghiệm hóa học để giải các bài tập
định tính sẽ nâng cao chất lượng bộ môn góp phần to lớn trong chất lượng chung
của trường, của huyện. Nên sáng kiến này áp dụng rất dễ dàng cho việc dạy học
hóa 9 trong ôn thi học kì, bồi dưỡng học sinh thi học sinh giỏi huyện, giỏi tỉnh.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp
- Đối với giáo viên: Từ thí nghiệm hóa học hướng dẫn học sinh hệ thống
lại được kiến thức, khắc sâu kiến thức trọng tâm, phân loại các dạng bài tập định
tính theo mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp các bài tập nâng cao
góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, phát hiện nhân tài để bồi dưỡng học sinh
giỏi huyện, giỏi tỉnh vì những năm học qua dạng bài tập này thường áp dụng
trong thi học kì và học sinh thi giỏi tỉnh.
- Đối với học sinh: Thí nghiệm hóa học giúp các em mở rộng, củng cố,
chính xác hoá nắm chắc kiến thức, phân tích, dự đoán được hiện tượng xảy ra từ
đó viết được các phương trình hóa học làm tốt các bài tập định tính và cả bài tập

định lượng
- Qua kết quả nhiều năm giảng dạy cho thấy: Sau khi các em được hoạt
động thí nghiệm các em nắm kiến thức một cách chắc chắn, vững vàng hơn,
ham thích học tập bộ môn. Điểm các bài kiểm tra sau cao hơn các bài trước, tỷ
lệ học sinh yếu kém và trung bình cũng giảm đáng kể so với trước luôn đạt chỉ
tiêu của trường đề ra.
- Những năm học trước khi chưa áp dụng phương pháp này trong giảng
dạy thì hầu hết các em học sinh chưa có hứng thú trong học tập bộ môn hoá học.
Theo các em hoá học là một môn không hấp dẫn các em. Nhưng khi tôi áp dụng
kinh nghiệm này trong giảng dạy thì đã phát huy được tính tích cực, chủ động,
11


sáng tạo của các em học sinh thì tôi nhận thấy kết quả học tập của các em được
nâng lên rõ rệt.
Tóm lại với bộ môn hoá học không có thí nghiệm thì khó có thể nói đến
học sinh nắm được kiến thức sâu sắc. Bởi vậy người thầy giáo phải có sự tìm tòi
có kế hoạch chuẩn bị các dụng cụ, hoá chất chuẩn bị chu đáo thí nghiệm cho bài
giảng. Tạo cho mình có được vốn kiến thức sâu, rộng, phong phú. Với phương
pháp đặc trưng bộ môn sử dụng một cách hoàn thiện, sử dụng thí nghiệm đúng
lúc, đúng phương pháp học sinh tích cực làm các bài tập định tính kết quả sẽ
nâng cao chất lượng dạy và học nâng dần chất lượng học sinh giỏi mũi nhọn cho
trường, huyện.
Kết quả chất lượng bộ môn hóa 9 cụ thể
* Năm học 2011-2012
Giỏi: 23,3 %

Khá: 26,4 %

Trung bình: 43,4%


Yếu: 6,9%

Trung bình: 43,7%

Yếu: 6,7%

Trung bình: 37.5%

Yếu: 6,5%

Trung bình: 37.2%

Yếu: 6,5%

* Năm học 2012-2013
Giỏi: 25,2 %

Khá: 24,4%

* Năm học 2013-2014
Giỏi: 26,3%

Khá: 29,7%

* Học kì I năm học 2014-2015
Giỏi: 30,1%

Khá: 26,2%


Chất lượng học sinh giỏi huyện bồi dưỡng thi tỉnh:
Năm học 2012-2013: 5/15 học sinh.
Năm học 2013-2014: 7/15 học sinh.
Năm học 2014-2015: 9/15 học sinh.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm:
- Sách giáo khoa 8, 9 xuất bản năm 2012.
- Sách giáo viên, sách hướng dẫn thiết kế bài giảng.
- Hướng dẫn thí nghiệm hóa 8, 9.
- Phương pháp tiến hành thí nghiệm hóa học ở trường THCS.
- Đề thi học kì, thi học sinh giỏi huyện, tỉnh các năm qua.
- Đề thi trường chuyên, học sinh giỏi của một số tỉnh.
12


Bến Tre, ngày 30 tháng 3 năm 2015

MỤC LỤC
1. Mô tả bản chất của sáng kiến
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp

Trang 2,3,4
3-9
10

4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp
10
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu

11


6. Tài liệu kèm theo

11

13



×