Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

skkn kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu kém môn ngữ văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.77 KB, 15 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số……………
1.Tên sáng kiến: Kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu- kém môn Ngữ văn 9
2.Lĩnh vực áp dụng: chuyên môn
3.Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1 Tình trạng giải pháp đã biết
- Xuất phát từ một thực trạng là học sinh yếu-kém của học sinh lớp 9 ngày

càng tăng. Đặc biệt là môn Ngữ Văn. Do đó, làm thế nào để có thể giúp cho học
sinh nắm vững được những kiến thức cơ bản của môn học, nhất là đối với học sinh
yếu. Ở các em có sự khác biệt nhau về: khả năng tiếp thu bài, phong cách nhận
thức, sức khoẻ.v.v... Cần xem xét những học sinh này với những đặc điểm vốn có
của các em để tìm ra những biện pháp nhằm dẫn dắt các em đạt đến kết quả tối đa,
tránh cho các em bị rơi vào những khó khăn thường trực trong học tập. Đó chính là
điều mà bản thân tôi muốn trao đổi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để
giúp đỡ đối tượng học sinh yếu, kém;
- GV bộ môn dựa trên số điểm khảo sát chất lượng đầu năm lập danh sách
HS yếu- kém và trình lãnh đạo trường phê duyệt. Sau khi lập danh sách,GV tiến
hành phụ đạo.
*Những ưu, khuyết điểm của giải pháp đã – đang được áp dụng tại cơ
quan, đơn vị
Thứ nhất: HS yếu hiện nay luôn được xã hội quan tâm và tìm giải pháp để
khắc phục tình trạng này. Để đưa nền giáo dục nước nhà phát triển toàn diện thì
người giáo viên không những chỉ biết dạy mà còn phải biết nghiên cứu những
phương pháp tối ưu nhất, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và hạ thấp dần
tỉ lệ học sinh yếu, kém. Vấn đề nêu trên cũng là khó khăn với không ít giáo viên nói
GV: Nguyễn Văn Phi


1

Trường THCS Đồng Khởi


chung, đối với bản thân nói riêng. Điều ngược lại, nếu giải quyết được những vấn
đề này cũng là góp phần xây dựng trong bản thân tôi một phong cách và phương
pháp dạy học hiện đại, giúp cho học sinh có hướng tư duy mới trong việc lĩnh hội
kiến thức;
Thứ hai: Việc vận dụng sự đổi mới công tác dạy và phụ đạo học sinh yếukém không chỉ là trách nhiệm mà còn là bổn phận, nghĩa vụ của người thầy nói
chung, của bản thân tôi nói riêng. Mặc khác, nếu quan tâm hơn đến việc giúp đỡ
học sinh yếu, kém thì sẽ làm cho các em tự tin hơn khi đến lớp, công tác duy trì sĩ
số mới được đảm bảo, góp phần làm nên thắng lợi của công tác phổ cập giáo dục
THCS ở địa phương;
Thứ ba: Kết quả bài viết của các em chưa đạt cao, học sinh chưa rèn luyện
được kĩ năng hoàn thành một bài viết. Học sinh chưa thấy được điểm yếu ,điểm
mạnh trong bài viết của mình một cách toàn diện và cụ thể, chưa tự mình phát hiện
ra được cái lỗi mắc để tự sửa chữa. Bài viết của các em HS yếu- kém thường mắc
những lỗi như sau :
- Không xác định nội dung, yêu cầu của đề bài, không biết hướng triển khai
bài viết như thế nào cho họp lí;
Từ những lí do nêu trên, bản thân tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Phụ đạo học
sinh yếu- kém” để tiếp tục áp dụng vào thực tế của học sinh lớp 9.
3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1 Mục đích của giải pháp:
Đề tài được thực hiện nhằm nêu lên một số gợi ý để giải quyết những vướng
mắc mà giáo viên văn thường gặp phải trong việc phụ đạo HS yếu- kém rèn luyện
kĩ năng viết văn.Qua đó, góp phần thực hiện một số mục tiêu:
- Nâng cao nghiệp vụ cho bản thân;
- Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ chuyên

môn;

GV: Nguyễn Văn Phi

2

Trường THCS Đồng Khởi


- Nâng cao chất lượng môn Ngữ văn nói riêng và chất lượng hiệu quả đào tạo
của nhà trường nói chung.
3.2.2 Nội dung áp dụng giải pháp
a. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã,
đang được áp dụng:
Để nghiên cứu đề tài này một cách khoa học và đạt kết quả cao, tôi đã vạch
ra các nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu điều kiện, hoàn cảnh học tập của học sinh. Đi sâu vào các nội
dung có liên quan đến việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học của học sinh,
cũng như việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phụ đạo học sinh yếu- kém môn
Ngữ văn lớp 9;
Tìm hiểu và phân tích thực trạng của những hạn chế trong quá trình tự học
của học sinh;
Định hướng cụ thể và có hệ thống về nội dung, phương pháp, cách thức tiến
hành tuyển chọn HS yếu- kém;
Trên cơ sở xác định được những nguyên nhân chính, bản thân đề ra những
giải pháp tích cực nhằm giúp đỡ học sinh lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng.
b. Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp:
b.1 Giáo viên xây dựng môi trường học tập thân thiện
Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần thiết để những biện pháp đạt
hiệu quả cao. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười… giáo viên tạo sự gần

gũi, cảm giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập,
trong cuộc sống của bản thân mình;
Tôi luôn tạo cho lớp học có một bầu không khí thoải mái, nhẹ nhàng, không
đánh mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, không để cho học sinh cảm
thấy sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu và tôn trọng mình;
b.2 Giáo viên phân loại các đối tượng học sinh

GV: Nguyễn Văn Phi

3

Trường THCS Đồng Khởi


Tôi luôn xem xét, phân loại những học sinh yếu, kém đúng với những đặc
điểm vốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc điểm
chung và riêng của từng em. Một số khả năng thường hay gặp ở các em là: Sức
khoẻ kém, khả năng tiếp thu bài chậm, lười học, thiếu tự tin, nhút nhát…;
Ngoài ra, giáo viên có thể tổ chức phụ đạo cho những học sinh yếu kém khi
các biện pháp giúp đỡ trên lớp chưa mang lại hiệu quả cao. Có thể tổ chức phụ đạo
từ 2 đến 3 tiết trong một tuần. Tuy nhiên, việc tổ chức phụ đạo phải kết hợp với
hình thức vui chơi nhằm lôi cuốn các em đến lớp đều đặn và tránh sự quá tải, nặng
nề.
b.3 Giáo dục ý thức học tập cho học sinh
Giáo viên phải giáo dục ý thức tự giác học tập của học sinh tạo cho học sinh
sự hứng thú trong học tập, từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Trong
mỗi tiết dạy giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được
ứng dụng và tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn. Từ đây, các em sẽ ham
thích và say mê khám phá tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức;
Trong quá trình dạy, giáo viên luôn tìm ra các phương pháp giảng dạy thích

hợp, có trọng tâm, bằng phương pháp trực quan sinh động, giảng dạy vấn đáp, chơi
trò chơi văn học, thi đua, trò chơi tiếp sức … phối hợp đang xen nhau tạo hứng thú
cho các em tiếp thu bài tốt hơn;
Khi phụ đạo, cho các em làm việc nhóm. Đôi lúc tổ chức cho các em thi tìm
nhanh kiến thức;
c) Xây dựng kế hoạch phụ đạo HS yếu-kém
Sau khi đã Phát hiện và lập danh sách HS yếu- kém,công việc tiếp theo
là xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch phụ đạo (Bao gồm: cung cấp kiến thức
bị hỏng, hướng dẫn tự học và rèn luyện kỹ năng). Các khâu trên càng thực hiện chu
đáo bao nhiêu, kết quả càng tốt bấy nhiêu. Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm
này tôi chỉ xin tập trung trình bày, trao đổi một vài kinh nghiệm trong việc rèn

GV: Nguyễn Văn Phi

4

Trường THCS Đồng Khởi


luyện kỹ năng làm văn (mà chủ yếu là kĩ năng phần cảm thụ văn học) cho HS yếukém.
d) Xây dựng nội dung trọng tâm phụ đạo HS yếu-kém
- Về kiến thức: Ôn tập và hệ thống lại các kiến thức đã học,nhắc lại những
kiến thức tiếp thu trên lớp. Tăng cường thực hành ( ở phân môn TLV) để học sinh
luyện kĩ năng viết tốt hơn.Nội dung cụ thể là:
+ Tiếng Việt: Hệ thống lại kiến thức về từ vựng, nghĩa của từ, cấp độ khái
quát nghĩa của từ,trường từ vựng, sự phát triển từ vựng, các biện pháp tu từ, kiến
thức về câu phân theo cấu tạo và mục đích nói.( chương trình 6,7,8,9 );
+ Tập làm văn: Nắm được phương pháp làm văn ở từng thể loại, từng dạng
bài như: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận. Rèn kĩ năng tạo lập văn
bản, kĩ năng phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, cách lập luận, tìm lý lẽ, chọn dẫn chứng,

phân bố cục, cách dùng từ trong từng văn bản cụ thể;
+ Văn bản: Nắm lại phần đọc - hiểu văn bản để củng cố kiến thức về nội
dung lẫn nghệ thuật của các văn bản đã học.
- Về kĩ năng: Tập trung nhiều thời gian để học sinh viết bài, chủ yếu xoáy
sâu vào những kiểu bài: Tự sự, thuyết minh, nghị luận dưới nhiều dạng:
+ Xây dựng những câu chuyện có đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị
luận, thuyết minh, sử dụng tốt các ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội
tâm;
e) Định hướng phương pháp - Hướng dẫn cụ thể HS rèn luyện kĩ năng
làm văn
e1. Yêu cầu của kiểu bài:
* Phân tích: Nói tới phân tích tức là nói tới việc mổ xẻ, chia tách đối tượng
ra thành các phương diện, các bộ phận khác nhau để tìm hiểu, khám phá, cắt nghĩa.
Cái đích cuối cùng là nhằm để tổng hợp, khái quát, chỉ ra được sự thống nhất. Như
vậy, phân tích là yêu cầu phân tích tác phẩm để nêu ra nhận xét của nguời viết
(người nói);
GV: Nguyễn Văn Phi

5

Trường THCS Đồng Khởi


* Suy nghĩ: Là nhận xét, nhận định, phân tích về tác phẩm của người viết ở
góc nhìn nào đó về chủ đề, đề tài, hình tượng nhân vật, nghệ thuật…;
* Cảm nhận: Là cảm thụ của người viết về một hay nhiều ấn tượng mà tác
phẩm để lại sâu sắc trong lòng người đọc về nội dung hay nghệ thuật hoặc cả nội
dung và nghệ thuật;
Như vậy, từ việc phân tích chỉ định về phương pháp, từ suy nghĩ nhấn mạnh
tới nhận định, phân tích, từ cảm nhận lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết.

nếu học sinh không hiểu thì đề bài yêu cầu gì đi nữa thì học sinh yếu- kém đều
phân tích được.
e2. Hướng dẫn học sinh yếu- kém cách làm và viết đoạn văn nghị luận
văn học:
Hướng dẫn học sinh chi tiết viết bài văn phải có bố cục đầ đủ gồm ba phần:
mở bài, thân bài, kết bài;
Đối với HS yếu, muốn cảm thụ được bài thơ thì HS phải xác định được bố
cục. Phân tích theo lối cắt ngang ở từng đoạn thơ, khổ thơ;
Từ văn bản thơ, học sinh tiến hành chia đoạn và tìm những ý chính của mỗi
đoạn. đối với từng khổ thơ, đoạn thơ, câu thơ vẫn có thể chia tách ra thành các ý
nhỏ được. sau khi tìm được ý chính câu mỗi đoạn thì biến những ý chính ấy thành
các luận điểm;
Ban đầu tập cho học sinh phân tích một câu, rồi đến hai câu. Từ hai câu rồi
đến một khổ thơ, từ khổ thơ (đoạn thơ) rồi đến bài thơ.
Ví dụ: Khổ thơ đầu của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồn cùng gió khơi.
Giáo viên tâp cho học sinh phân tích câu thơ thứ nhát, rồi đến câu thơ thứ
hai. Phân tích một lượt hai câu (một và hai). Trong khi hướng dẫn học sinh phân
GV: Nguyễn Văn Phi

6

Trường THCS Đồng Khởi


tích lưu ý cho học sinh không thể cắt ngang câu 3 vì câu thơ thứ 3 và câu thư 4
cùng nói về hoàn cảnh đoàn thuyền ra khơi, còn câu 1 và 2 là cảnh thiên nhiên khi

đoàn thuyền ra khơi. Cho nên để tách thành các ý nhỏ chỉ cắt câu thơ 1 và 2 ở khổ
thơ trên;
Phân tích nghệ thuật cũng là nhằm biểu đạt nội dung, một ý tưởng nào đấy
mà tác giả muốn gửi gắm;
Lưu ý là tránh diễm nôm các câu thơ thành văn xuôi.Khi tiến hành diễn
thành văn xuôi, thuật lại ý, tứ của câu chỉ trong trường hợp cái ý, tứ ấy rất mơ hồ,
mỗi HS hiểu một cách khác nhau.
e3. Hướng dẫn cụ thể chi tiết ở từng phần:
* Mở bài:
Giáo viên trình bày quy trình ở đoạn văn phần mở bài về nhân vật văn học và
về đoạn thơ, bài thơ để học sinh nhận biết qua đối chiếu sau:
Về nhân vật văn học
Về đoạn thơ, bài thơ
(1) Giới thiệu tác giả -> (2) Tên tác (1) Giới thiệu tác giả -> (2) Tên tác
phẩm -> (3) Thời điểm, hoàn cảnh sáng phẩm -> (3) Thời diểm, hoàn cảnh sáng
tác -> (4) Nhân vật chính -> (5) Nêu ý tác -> (4) Trích ở đâu -> (5) Nêu nhận
kiến, đánh giá sơ bộ của mình về nhân xét, đánh giá swo bộ về nội dung, nghệ
vật.

thuật của đoạn thơ, bài thơ.
Như vậy, nhìn vào phần mở bài của hai kiểu bài, học sinh sẽ thấy cả hai đề

có (1), (2), (3) giống nhau nhưng bắt đầu khác nhau từ (4) và (5). Điều này giúp
học sinh dễ nhớ.
Giáo viên lưu ý cho học sinh mở bài theo trình tự như thế nhưng cách trình
bày trên là không bắt buộc, điều bắt buộc về nội dung phải có là (2) và (5) ở mỗi
phần;
Về giới thiệu tác giả, mỗi tác giả học sinh phải thuộc ít nhất một câu.
* Ví dụ minh họa phần mở bài:
Đề 1: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lạng lẽ Sa Pa”

của Nguyễn Thành Long.
GV: Nguyễn Văn Phi

7

Trường THCS Đồng Khởi


Nguyễn Thành Long là một cây truyện ngắn. truyện ngắn “Lạng lẽ Sa Pa”
được sáng tác vào mùa hè năm 1970, trong một chuyến đi lên Lào Cai của tác giả.
Nhân vật chính trong truyện là anh thanh niên. Dù được miêu tả nhiều hay ít, trực
tiếp hay gián tiếp, anh thanh niên vẫn hiện lên trong lòng nguwoif đọc với bao vẻ
đẹp đáng yêu, đáng khâm phục. (Câu cuối có thẻ viết: Anh thanh niên nỏi bật
những phẩm chất tốt đẹp của con người trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội
và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ).
Đề 2: Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Tỉnh.
Hữu Thỉnh vốn rất gắn bó với cuộc sống nông thôn. Ông có nhiều bài thơ
hay về con người và cuộc sống nông thôn, về mùa thu. Bài thơ “Sang thu” được
Hữu Thỉnh sáng tác gần cuối năm 1977, giới thiệu lần đầu tiên trên báo Văn nghệ.
Bài thơ là những cảm nhận, suy tư của nhà thơ về sự biến chuyển của đất trời từ hạ
sang thu.
Từ hai đề trên, giáo viên cho học sinh đối chiếu với phần mở bài ở tùng kiểu
bài thì học sinh dễ dàng viết đoạn mở bài. Cách mở bài này dành cho đối tượng học
sinh từ trung bình trở xuống.
* Thân bài:
* Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc trích:
Giáo viên hướng cho học sinh viết đoạn theo cách trình bày nội dung đoạn
văn theo lối diễn dịch hoặc quy nạp. Giáo viên cho học sinh nắm cách trình bày nội
dung diễn dịch hoặc quy nạp bằng sơ đồ để học sinh dễ nhận biết hơn.
Diễn dịch:


(1) (câu chủ đề nêu luận điểm)

(2)

(3)

(4) …

Các câu (2), (3), (4) là các câu nêu các ý chi tiết, cụ thể để làm sáng tỏ câu
chủ đề. Như vậy, các câu (2), (3), (4) có thể là dẫn chứng, là nhận xét, đánh giá của
người viết.
GV: Nguyễn Văn Phi

8

Trường THCS Đồng Khởi


Đoạn văn thực hiện như sau: (1) Câu chủ đề luận điểm -> (2) Dẫn chứng lấy
từ tác phẩm (chọn 1 hoặc 2 dẫn chứng) -> phân tích, nhận xét, đánh giá từ dẫn
chứng để làm sáng tỏ ý đã nêu ở câu chủ đề. Các câu này phải viết thành đoạn văn.
*Ví dụ: (1) Anh thanh niên là người rất khiêm tốn. (2) Khi ông họa sĩ muốn
vẽ chân dung của anh. (3) anh hào hứng giới thiệu về những con người đáng để vẽ
hơn mình. (4) Đó là ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa vượt qua bao khó khăn vất vả
để tạo ra những củ su hào to hơn, ngon hơn cho nhân dân, anh cán bộ khí tượng
dưới trung tâm suốt mười một năm chuyên tâm nghiên cứu và thiết lập bản đồ rét.
(5) Anh thấy đóng góp của mình bình thường nhỏ bé so với những con người ấy.
(6) Anh thấy thấm thía sự hi sinh thầm lặng của những con người ngày đêm làm
việc lo nghĩ cho đất nước ở nơi mảnh đất nghĩa tình Sa Pa này.

Như vậy:

Câu (1) là câu chủ đề luận điểm;
Câu (2) là câu chuyển để đưa dẫn chứng;
Câu (3), (4) là dẫn chứng gián tiếp từ tác phẩm;
Câu (5) và (6) là những câu phân tích, nhận xét từ dẫn chứng

của người viết;
Cái khó là học sinh không biết phân tích, nhận xét nên giáo viên cho học
sinh đặt câu hỏi để trả lời. như: Vì sao anh lại giới thiệu những con người khác ở Sa
Pa? Anh nghĩ điều gì mà giới thiệu như vậy? Học sinh trả lời đúng, nghĩa là học
sinh đã biết nhận xét, đánh giá;
Học sinh xác định được đặc điểm, tính cách của nhân vật theo trình tự diễn
biến của truyện thì học sinh lần lượt viết được đoạn văn ở phần thân bài.
* Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
Đối với HS yếu-kém,đầu tiên, giáo viên phải hình thành cho học sinh quy
trình xây dựng đoạn khi phân tích một đoạn thơ, khổ thơ như sau:
(1) Nhận xét khái quát về nội dung của đoạn thơ, khổ thơ ấy (câu này gọi là
câu dẫn) -> (2) Dẫn chứng đoạn thơ, khổ thơ -> (3) Giảng giải, cắt nghĩa (từ, ngữ,
câu thơ) -> (4) Liên hệ, mở rộng, so sánh -> (5) Nhận xét cách sử dụng nghệ thuật
GV: Nguyễn Văn Phi

9

Trường THCS Đồng Khởi


và phân tích nghệ thuật ấy (chú ý vào các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, mà ở đó, các
ý nghĩa độc đáo, tài năng nghệ thuật của tác giả được bộc lộ- lựa chọn chi tiết
không dàn trải) -> (6) Nhận xét, đánh giá về nội dung của đoạn thơ, khổ thơ (phần

này có thể về cảnh, về tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình trực tiếp hoặc nhân
vật trữ tình nhập vai);
Các câu (1), (2), (5), (6) thường bắt buộc phải có khi phân tích. Câu (3), (4)
tùy theo đoạn thơ, khổ thơ mà thực hiện.
Ví dụ : Phân tích khổ thơ:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
(Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ)
Viết đoạn:
(1) Từ cảm nhận về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, nhà thơ đã có ước
nguyện;
(2)

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”

(3) Nhà thơ muốn làm con chim hót để làm vui cho cuộc đời, muốn làm một
cành hoa để khoe sắc và tỏa ngát hương thơm làm đẹp cuộc đời, muốn làm một nốt
trầm trong bản hòa ca đẻ làm tăng ý nghĩa cuộc đời;
(4) Nhà thơ đã dùng những hình ảnh đẹp của tự nhiên như bông hoa, con
chim để nói lên ước nguyện của mình. Những hình ảnh ấy được lập lại, trở lại
mang một ý nghĩa mới: niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến có ích cho
đời;

GV: Nguyễn Văn Phi


10

Trường THCS Đồng Khởi


(4’) Nếu khi bắt đầu vào bài thơ, nhà thơ xưng tôi “Tôi đưa tay tôi hứng” thì
giờ đây, tác giả đã chuyển sang ta. Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên. Với chữ ta
vừa là số ít vừa là số nhiều, tác giả có thể nói được cái riêng biệt, cá thể, đồng thời
lại nói được cái khái quát, cái chung ;
(5) Cách sử dụng điệp ngữ “ta làm” láy di láy lại thật tha thiết, chân thành ;
(6) Nhà thơ có một ước nguyện nhỏ bé, một phương châm sống thật cao đẹp
được hòa nhập và cống hiến cho đời.
Từ đoạn văn trên, học sinh sẽ nhận thấy như quy trình trên :
Câu (1) nhận xét khái quát về nội dung của đoạn thơ, khổ thơ ấy ;
Câu (2) dẫn chứng đoạn thơ, khổ thơ ;
Câu (3) giảng giải, cắt nghĩa ;
Câu (4), (4’) là liên hệ, mở rộng, so sánh ;
Câu (5) là nhận xét cách sử dụng nghệ thuật ;
Câu (6) là nhận xét, đánh giá về nội dung ;
Đối với học sinh yếu- kém thì không thể thực hiện những câu (4), (4’) mà
dành cho học sinh khá, giỏi. Khi học sinh đã quen thì hướng dẫn cho đối tượng
trung bình, yếu thực hiện những câu (4), (4’).
* Kết bài:
Theo sách giáo khoa phần kết bài ở mỗi kiểu bài như sau:
- Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): Nhận định đánh giá
chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ
bài thơ. Phần này giáo viên cần cụ thể hơn để học sinh yếu- kém hiểu:
3. 3 Khả năng áp dụng của giải pháp:
Đề tài có thể áp dụng cho tất cả các giáo viên dạy Ngữ Văn lớp 9;

Trong giảng dạy, bên cạnh việc giúp HS nắm bắt kiến thức trọng tâm của bài
học. Không nặng tính lí luận chủ yếu đi vào thực tế, chính vì thế việc rèn luyện kĩ
năng sẽ giúp học sinh có đinh hướng trong việc tìm hiểu, phân tích tác phẩm văn
GV: Nguyễn Văn Phi

11

Trường THCS Đồng Khởi


học và tạo lập văn bản khi thực hành. Cho nên việc hướng dẫn HS cách làm văn
nghị luận về tác phẩm văn học sẽ góp phần nâng cáo chất lượng dạy và học, đáp
ứng được chuẩn kiến thức và kĩ năng trong phương pháp dạy học mới hiện nay đối
với HS yếu-kém;
Khi dạy học sinh yếu- kém cần chú ý nhiều hơn về thể văn nghị luận văn
học, GV cần chú trọng cho học sinh biết khai thác cái đẹp, cái hay của tác phẩm về
nội dung và nghệ thuật, thấy được chiều sâu tư tưởng của tác giả gửi gắm vào đấy
để từ đó giúp học sinh có kĩ năng sống phù hợp với xã hội hiện đại, sống có trách
nhiệm với mọi người, biết rung động cảm thụ để lĩnh hội kiến thức cơ bản;
Học sinh cần đọc kĩ văn bản, thuộc dẫn chứng, nắm chắc kiến thức, nắm
cách làm bài, viết bài, biết viết câu hay, ý hay qua quá trình hướng dẫn rèn luyện kĩ
năng thực hành và giúp học sinh xác định được trọng tâm kiến thức để học sinh
nắm được vấn đề đặt ra trong tác phẩm mà từ đó có cách viết, cách thể hiện cảm
xúc của mình, biết sáng tạo khi làm bài, biết xây dựng đoạn, liên kết đoạn, biết xây
dụng bố cục mạch lạc, rõ ràng, chặt chẽ. Đây là một khâu quan trọng đề cho HS
yếu- kém tạo lập được văn bản;
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh quy trình thực hành một bài viết về nghị
luận tác phẩm văn học: từ khâu mở bài, thân bài đến kết bài, từ nghị luận được một
câu thơ đến hai câu thơ rồi đến cả đoạn, các đoạn rồi viết thành bài, để từ đó giáo
viên nâng dần kĩ năng viết văn cho các em;

Kinh nghiệm trên là rút từ thực tế khi hướng dẫn HS trong giảng dạy và tiếp
tục hướng dẫn HS kĩ năng làm bài văn nghị luận. Kinh nghiệm đã giúp học sinh có
kĩ năng làm bài, gỡ bí cho học sinh yếu-kém, từng bước nâng cao chất lượng học
tập của HS ở bộ môn Ngữ văn;
Tuy nhiên, đó chỉ là kinh nghiệm mang tính chất chủ quan, rất mong sự
đóng góp ý kiến, trao đổi, bổ sung của bạn đồng nghiêp.

GV: Nguyễn Văn Phi

12

Trường THCS Đồng Khởi


3. 4 Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp:
Qua quá trình thực hiện công tác phụ đạo HS yếu- kém theo những kinh
nghiệm nêu trên, bản thân người viết đã thu được một số hiệu quả như sau:
- Các giờ dạy phụ đạo trở nên linh hoạt, ít gò bó nhưng vẫn đạt hiệu quả khá
tốt;
- HS có tâm lí thoải mái, nhẹ nhàng trong học tập;
- Khả năng học tập của HS được nâng lên một bước, kiến thức của phần lớn
HS trở nên rộng rãi và toàn diện, không xơ cứng mà trở nên mềm mại, mang tính
ứng dụng cao.
Qua cách thức thực hiện như trên, năm học 2013 – 2014, nhà trường không
hụt chỉ tiêu yếu- kém so với kế hoạch năm học đề ra .Cụ thể đạt kết quả như sau:
- NH 2013 – 2014: tỉ lệ HS yếu- kém 1,85 % - so với chỉ tiêu của trường 5%.
3. 5 Tài liệu kèm theo:
- Bồi dưỡng tiếng việt- văn học trung học cơ sở ( Tác giả Hoàng Đức Huy)
Nhà xuất bản đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh;

- Ngữ pháp tiếng việt ( Diệp Quang Ban)- Nhà xuất bản Giáo dục;
- Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn trung học cơ sở
(Tác giả Nguyễn Thúy Hồng- Nguyễn Quang Ninh)-Nhà xuất bản giáo dục;
- Tài liệu Hội thảo về nâng cao chất lượng dạy- học môn Ngữ văn cấp THCS
của Thành phồ Bến Tre ( 27/11/2013).
Mỏ cày Nam, ngày 9 tháng 4 năm 2015
.

GV: Nguyễn Văn Phi

13

Trường THCS Đồng Khởi


GV: Nguyễn Văn Phi

14

Trường THCS Đồng Khởi


GV: Nguyễn Văn Phi

15

Trường THCS Đồng Khởi




×