Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn một số giải pháp duy trì và nâng chuẩn phổ cập giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.77 KB, 18 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: ……………
1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp duy trì và nâng chuẩn phổ cập
giáo dục
2. Lĩnh vực áp dụng
Bài viết này thuộc lĩnh vực Phổ cập giáo dục
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
- Công tác phổ cập giáo dục là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước;
- Việc hoàn thành chỉ tiêu đạt chuẩn quốc gia công tác phổ cập giáo dục
Tiểu học, THCS, Trung học đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính
trị, sự phối kết hợp của các ban ngành, đoàn thể với trường học đặc biệt là sự
hưởng ứng, ủng hộ tích cực của nhân dân;
- Giáo viên chuyên trách phổ cập có vai trò hết sức quan trọng trong
việc tham mưu cho nhà trường, Ban chỉ đạo CMC&PCGD (BCĐ
CMC&PCGD) hoàn thành công tác này. Thực tế cho thấy, giáo viên chuyên
trách nhiệt tình, tích cực trong công tác, phát huy tốt vai trò tham mưu và nắm
vững cách thiết lập hồ sơ sổ sách thì việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục
ở địa phương mới đạt kết quả cao.
* Những ưu, khuyết điểm của giải pháp đã, đang được áp dụng tại
cơ quan, đơn vị:
Với những giải pháp trên trong quá trình thực hiện công tác PCGD
trong những năm qua đã đạt được kết quả hết sức khả quan, như xã nhà đã đạt
và duy trì nhiều năm liền về công tác phổ cập THCS, và Trung học. Có những
thuận lợi và khó khăn như sau:


- Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, và các ban ngành


đoàn thể, và giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn trong nhà trường.
- Học sinh đa số ngoan hiền và ham thích học tập.
- Trường đã có trang thiết bị phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và học
tập.
- Một số học sinh mê chơi, học yếu, không ham học.
- Một số gia đình nghèo, không quan tâm đến việc học của con em
mình.
- Học sinh nhà xa, điều kiện đi lại khó khăn. Một số phụ huynh còn đi
làm ăm xa phó thác việc học con em mình cho giáo viên.
- Một số em thuộc diện hộ nghèo nên dụng cụ học tập chưa đầy đủ
trong học tập.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
a) Mục đích của giải pháp
Đề tài được thực hiện nhằm nêu lên một số gợi ý để giải quyết những
công việc vướng mắc mà giáo viên làm công tác PCGD thường gặp phải
trong quá trình làm việc. Qua đó, góp phần thực hiện một số mục tiêu:
- Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân;
- Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn;
b) Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp
b.1) Công tác tư tưởng, tổ chức, chính trị
- Hệ thống các văn bản chỉ đạo của các cấp rất nhiều nhưng nhà trường
đã nghiên cứu, triển khai quán triệt các văn bản đến với từng cán bộ, giáo
viên, học sinh và nhân dân nắm bắt và thực hiện tốt;
- Ban chỉ đạo CMC&PCGD ở địa phương và sự phối hợp hoạt động là
nhân tố quan trọng, các đoàn thể và ban ngành thể hiện sự phối hợp nhịp
nhàng, sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, cụ thể, phân công cho cán bộ, giáo


viên đảm nhiệm. Vì vậy trong quá trình triển khai thực hiện luôn đạt hiệu quả

cao;
- Nguồn nhân lực chủ chốt sau đội ngũ giáo viên nhà trường là lực
lượng ở các ấp. Khi Ban chỉ đạo CMC&PCGD họp và giao nhiệm vụ xuống
cơ sở rất cụ thể, chặt chẽ. Sự hướng dẫn, kiểm tra, động viên khuyến khích và
nhắc nhở kịp thời nên việc thực hiện công tác PCGD luôn được duy trì, và
tiến hành thường xuyên.
b.2) Công tác điều tra, cập nhật số liệu
- Công tác điều tra, cập nhật số liệu thể hiện tốt sự phối hợp giữa nhà
trường và các ấp, tổ nhân dân tự quản (tổ NDTQ) dẫn đến số liệu trùng khớp,
chính xác. Cán bộ, giáo viên dưới sự hướng dẫn của từng ấp, tổ NDTQ, nên
các hộ ở các vùng giáp ranh giữa các ấp thường không bị bỏ sót, hoặc điều tra
không bị trùng lặp. Thêm vào đó từng xóm, ấp có sổ theo dõi tình hình nhân
khẩu trên địa bàn cũng là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả điều tra đạt kết
quả cao;
- Điều tra xong giáo viên phụ trách PCGD tham mưu Ban giám hiệu
phân công từng nhóm giáo viên rà soát thật chính xác các phiếu điều tra với
sổ phổ cập đang theo dõi và nhập vào chương trình PCGD (Hệ thống thông
tin điện tử Quản lý PCGD-Chống mù chữ) để lưu trữ lâu dài;
- Trong quá trình điều tra có nhiều đối tượng có đến hai, ba giấy khai
sinh, mà ngày tháng năm sinh, tên và chữ lót không trùng nhau. Hoặc các
thông tin cá nhân của một đối tượng điều tra giữa các loại hồ sơ có liên quan
không trùng nhau. Ban chỉ đạo CMC&PCGD xã đã nắm bắt vấn đề này và đã
tham mưu với Ủy ban nhân dân (UBND) xã chỉ đạo các cơ quan, ban ngành
có liên quan phối hợp để điều chỉnh để mỗi đối tượng chỉ có một hồ sơ thông
tin cá nhân thống nhất.
b.3) Công tác giáo dục phổ thông
- Mặc dù ở địa phương, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, song hiện
nay nguyên nhân chính các em bỏ học không phải do hoàn cảnh gia đình khó



khăn không có điều kiện cho các em đến trường, mà hầu hết là do ảnh hưởng
những mặc trái của xã hội, bị bạn bè xấu rủ rê làm ảnh hường trực tiếp đến
nhận thức của các em trong học tập; ham chơi, trốn học nhiều lần dẫn đến bỏ
học;
- Để đạt được chuẩn phổ cập giáo dục điều kiện đầu tiên là không có trẻ
nào trong độ tuổi từ 11 đến 14 tuổi bỏ học ở Tiểu học. Điều này thật khó, bởi
vì học sinh có thể bỏ học với nhiều lý do vì vậy nếu các trường giữa các cấp
học không có sự phối hợp trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục thì khó giữ
vững chuẩn phổ cập đã đạt. Hơn nữa, nếu các trường phối hợp theo kiểu cho
lên lớp đều (vì lưu ban là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến học sinh
bỏ học) mà không quan tâm nhiều đến chất lượng, học sinh cứ học xong lớp 5
đều được công nhận hoàn thành chương trình Tiểu học. Do đó khi lên học cấp
THCS các em mất kiến thức cơ bản, dẫn đến học yếu, chán học rồi bỏ học.
c) Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp
c.1) Kiện toàn bộ máy tổ chức, lấy công tác cán bộ làm yếu tố then
chốt
- Trong mọi hoạt động, công tác cán bộ là yếu tố quyết định sự thành
công hay thất bại. Do vậy, để có thể hoàn thành tốt công tác PCGD trên địa
bàn xã, nhà trường tham mưu cùng Đảng ủy, UBND xã kiện toàn lại Ban chỉ
đạo CMC&PCGD do đồng chí Chủ tịch UBND hoặc Phó Chủ tịch phụ trách
Văn hóa xã hội trực tiếp làm Trưởng ban; Hiệu trưởng trường Mẫu giáo, Tiểu
học và THCS làm Phó trưởng ban (trong đó Hiệu trưởng trường THCS làm
Phó ban trực);
- Về phía nhà trường: thành lập các Tiểu ban phụ trách PCGD cấp
trường do Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo và điều hành. Mỗi thành viên trong
Tiểu ban phụ trách 1 ấp cùng một số giáo viên khác. Phân công nhiệm vụ rõ
ràng, ấp nào bao nhiêu giáo viên phụ trách, phân công tổ trưởng. Những giáo
viên phụ trách phải nắm rõ từng đối tượng trên địa bàn mình, theo dõi, cập



nhật số liệu. Thực tế cho thấy, khi các giáo viên trong trường được phân công
nhiệm vụ cụ thể, họ sẽ có trách nhiệm hoàn thành công việc được giao;
- Đối với các Hội, Đoàn thể trong xã dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, nhà
trường chủ động xây dựng Quy chế phối hợp hoạt động. Trong Quy chế quy
định rõ trách nhiệm của từng bên trong công tác vận động và duy trì sĩ số học
sinh trong nhà trường để cuối năm đưa kết quả công tác vào tiêu chuẩn đánh
giá xếp loại thi đua cho các hội, đoàn thể.
c.2) Xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện công tác PCGD
Để thực hiện công tác PCGD có hiệu quả, việc xây dựng kế hoạch hoạt
động rất cần thiết. Trên cơ sở kết quả điều tra trình độ học vấn và nắm bắt các
đối tượng, nhà trường tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã, xây dựng kế hoạch
thực hiện với những giải pháp trước mắt và lâu dài. Sau đó đưa ra thảo luận
trong Ban chỉ đạo CMC&PCGD và Hội đồng giáo viên nhà trường, khi đã
thống nhất hoàn toàn sẽ bắt tay vào triển khai thực hiện.
c.3) Duy trì sĩ số học sinh các lớp trong trường phổ thông là giải
pháp hữu hiệu nhất
Nếu như việc duy trì sĩ số ở các trường phổ thông không thực hiện tốt
thì công tác PCGD sẽ không bao giờ hoàn thành. Quán triệt tư tưởng này, toàn
thể Hội đồng sư phạm nhà trường đã đưa các chỉ tiêu duy trì sĩ số vào công
tác thi đua, quy định rõ việc vận động học sinh bỏ học ra lớp như: Nếu học
sinh bỏ học 2 ngày không phép thì giáo viên chủ nhiệm đến nhà tìm hiểu, vận
động, nếu học sinh chưa ra lớp thì giáo viên chủ nhiệm đến nhà lần thứ hai,
sau đó thông báo cho lãnh đạo ấp cùng đi, lần thứ ba nhà trường cử Đoàn-Đội
và cán sự lớp đến vận động, cuối cùng BCĐ CMC&PCGD xã trong đó có nhà
trường và các hội, đoàn thể đến nhà vận động. Với quy định chặt chẽ như vậy
số lượng học sinh bỏ học sẽ giảm rất nhiều, góp phần tích cực vào công tác
PCGD của xã;
- Ban chỉ đạo CMC và PCGD và nhà trường đóng vai trò nòng cốt
trong việc tham mưu với Đảng ủy, Ủy ban nhân dân và các đoàn thể, địa



phương cùng phối hợp với các trường THPT, TT GDTX nắm tình hình học
sinh bỏ học, hỏng tốt nghiệp thường xuyên đến gia đình để tìm hiểu hoàn
cảnh, và xác minh số đối tượng trên, nếu còn ở địa phương thì vận động các
em trở lại lớp;
- Nhà trường tổ chức phân luồng cho học sinh sau tốt nghiệp trung học
cơ sở bằng cách hướng nghiệp cho những học sinh không có điều kiện tiếp
tục học ở các trường cấp 3, thì có thể tham gia học nghề tại các Trường dạy
nghề trong tỉnh. Đây là bước tạo tiền đề vững chắc cho công tác phổ cập
Trung học ở những năm tiếp sau.
c4) Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm (GVCN):
- Theo tôi người mà học sinh gần gũi sau cha mẹ là GVCN, nên tôi
tham mưu với giáo viên chủ nhiệm điều tra cơ bản các mặt sau:
- Thông qua GVCN năm học cũ nắm bắt lại những em học sinh cá biệt;
- Đến thăm hỏi gia đình một số em để nắm bắt tình hình chung của lớp;
- Đưa ra nội qui của lớp dựa trên nội qui của trường nhấn mạnh những
điều cấm đối với học sinh trong điều lệ trường phổ thông;
- Những buổi sinh hoạt chủ nhiệm: Phổ biến tình hình chung của
trường, nhắc nhở vi phạm cụ thể của từng học sinh, sau đó trò chuyện, tôi kể
cho các em nghe những kinh nghiệm cuộc sống, những điều cần tránh, trả lời
thắc mắc tâm lý tuổi mới lớn của các em;
- Xử lí vi phạm bảo đảm tính công bằng, có bài bản sư phạm và đảm
bảo tính khoa học;
- Khen thưởng động viên kịp thời khi học sinh tiến bộ;
- Xây dựng ý thức tự học, tự rèn luyện.
c5) Tổ chức điều tra nắm hoàn cảnh của từng học sinh
- Cho học sinh làm lý lịch, ghi rõ họ tên, nghề nghiệp của cha mẹ, hoàn
cảnh sống của gia đình, công việc thường ngày của học sinh phải làm ở nhà
và gia đình có mấy anh chị em đang học tập, đồng thời điều tra nắm chất
lượng học tập và hạnh kiểm ở năm trước;



- Tôi đã nắm bắt tình hình cụ thể ngay từ đầu năm để kịp thời tìm ra
giải pháp. Việc làm này giúp tôi hiểu rõ hơn hoàn cảnh của từng em, nhằm có
biện pháp giáo dục thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục;
c6) Làm công tác quan hệ với gia đình và xã hội
- Liên lạc thường xuyên với phụ huynh học sinh của lớp sẽ giúp cho
giáo viên nắm bắt rõ hơn về thời gian biểu của các học sinh cũng như các thói
quen, sở thích và tính cách của từng học sinh. Một khi hiểu rõ học sinh của
mình hơn thì giáo viên sẽ có nhiều giải pháp hơn để giúp học sinh của mình
chuyên cần hơn trong việc học tập cũng như duy trì tính chuyên cần của các
em. Khi có học sinh bỏ học thì giáo viên cần phải thông báo ngay cho Ban
giám hiệu nhà trường đồng thời sắp xếp thời gian gặp trực tiếp phụ huynh để
trao đổi các thông tin cùng nhau tìm các giải pháp phối hợp tốt hơn đưa học
sinh trở lại trường. Học sinh sẽ trở nên chuyên cần, tích cực học tập hơn nếu
sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình có hiệu quả đáng kể. Đối với những
phụ huynh học sinh tích cực quan tâm đến tình hình học tập của con em học
sinh sẽ tích cực ủng hộ nhà trường nhằm tìm giải pháp tốt nhất duy trì sĩ số
học sinh trong nhà trường để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
- Trong các kỳ họp phụ huynh bản thân tôi luôn lắng nghe nắm bắt
nguyện vọng của phụ huynh, thông báo những khoản đóng góp; luôn chú ý
đến gia đình nghèo, kiến nghị lên cấp trên các khoản đóng góp, vận động các
em trong lớp, các nhà hảo tâm, chính quyền hỗ trợ tập vở, sách giáo khoa; tổ
chức thăm hỏi, động viên các gia đình gặp hoàn cảnh không may, những việc
làm nhỏ bé đó tuy giá trị vật chất không đáng là bao nhưng đã tạo được tình
cảm gắn bó, các em biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau với tinh thần đoàn kết
tương trợ lẫn nhau; làm sẵn sổ liên lạc, lấy chữ ký và chữ viết của phụ huynh
làm mẫu, gửi sổ liên lạc về gia đình nắm bắt ưu nhược điểm của con em
mình – đưa ý kiến nhận xét và yêu cầu đến Ban giám hiệu nhà trường.
- Hiện nay trong môi trường giáo dục đã có không ít những trường hợp

học sinh thường xuyên vì các đam mê và nghiện ngập đã bỏ học nhất là trò


chơi trên Internet dẫn tới thường xuyên nghỉ học tình hình học tập sa sút và
bỏ học. Trong quá trình theo dõi những năm học vừa qua tôi cũng đã gặp một
số trường hợp vì sự lôi cuốn của các trò chơi game đã thu hút dẫn đến bỏ học.
Để hạn chế những trường hợp trên tôi luôn theo dõi nắm bắt kịp thời các ảnh
hưởng của các tác động xã hội này từ đó có thể tìm hiểu để đề ra các biện
pháp ngăn chặn tác động này đặc biệt là phải tìm hiểu cụ thể nguyên nhân để
từ đó phối hợp cùng với các lực lượng xã hội nhanh chóng kìm chế sự tác
động tiêu cực đến học sinh để các em đi học thường xuyên hơn góp phần duy
trì sĩ số học sinh.
C7) Phối hợp tốt với giáo viên bộ môn
- Việc phối hợp với các giáo viên bộ môn là hết sức quan trọng nhằm
theo dõi sĩ số học sinh qua đó có kế hoạch điều chỉnh cũng như động viên các
em bỏ học giúp các em học tập tốt hơn. Mặt khác có những em học sinh thích
học môn này, lại không thích môn kia vì những lý do khác nhau do vậy tôi
luôn tìm hiểu cặn kẽ các nguyên nhân từ các giáo viên bộ môn để cùng với
giáo viên bộ môn đề ra các biện pháp thích hợp nhằm giúp các em có thể có
kết quả học tập tốt hơn từ đó các em sẽ hứng thú học tập và đi học đều đặn
hơn. Hơn nữa thông qua việc phối hợp với các giáo viên bộ môn trong trường
để phát hiện về năng khiếu cũng như sở thích cũng như những hạn chế của
từng học sinh để từ đó phát hiện và bồi dưỡng kịp thời giúp các em phát triển
một cách hoàn thiện hơn.
- Phải có những qui định rõ ràng về cách làm việc của thầy, những yêu
cầu đối với trò, phân công cụ thể công việc cho từng cán bộ lớp như truy bài,
kiểm tra bài tập đầu giờ, hình thành thói quen ý thức tự giác học tập, tự rèn
luyện.
- Giáo viên phải tạo không khí thoải mái trong từng tiết dạy muốn đạt
mục đích này giáo viên phải chuẩn bị bài giảng chu đáo, tâm lí khi bước vào

lớp phải tự tin, phải hiểu từng đối tượng mà mình giáo dục và phải quan tâm
đến sỉ số lớp, báo với GVCN những học sinh thường xuyên nghỉ học của bộ


môn, hạn chế tối đa việc đuổi học sinh ra khỏi lớp, thường xuyên quan tâm
đến học sinh yếu, chọn những nội dung dễ để em trả bài. Mỗi học sinh ba câu
từ dễ đến khó, dành cơ hội trả bài cho học sinh ngoan nhưng học yếu hai lần,
khuyến khích học sinh tự suy nghỉ trả lời những câu hỏi xây dựng bài, trả lời
những câu hỏi khó đúng giáo viên có thể cho điểm 10 hoặc điểm cộng đồng
thời giáo viên phải có sự đối xử công bằng giữa các em với nhau, mỗi giáo
viên tự trao đổi từ ngữ khi giao tiếp với phụ huynh luôn là tấm gương cho học
sinh noi theo. Những công việc này phải được thường xuyên và duy trì suốt
năm học;
- Tổ chức đoàn đội là một tổ chức mạnh để các em học sinh tham gia và
rèn luyện ý thức. Hàng ngày các em chấm cờ đỏ theo dõi số học sinh nghĩ học
ở các lớp. Giáo viên tổng phụ trách luôn là người sát cánh cùng giáo viên chủ
nhiệm lớp trong các hoạt động của các chi đội. Vì vậy phong trào của trường
ngày càng có nhiều tiến bộ vượt bậc;
c.8) Đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng học tập
- Nhà trường luôn ý thức nâng cao chất lượng giáo dục. Hưởng ứng
thực hiện cuộc vân động “Hai không” với 4 nội dung, “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” do ngành giáo dục phát động, không ngừng thực
hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,
trường tổ chức dạy đủ các môn học, nâng cao chất lượng giảng dạy ở các môn
bằng cách:
+ Đưa cán bộ, giáo viên dự đầy đủ các lớp tập huấn về chuyên môn và
tham gia tốt các họat động chuyên môn cụm do Phòng Giáo dục và Đào tạo
hướng dẫn và thực hiện;
+ Không ngừng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh
làm trung tâm, có đồ dùng dạy học trực quan, tăng cường các tiết thực hành,

khắc phục tình trạng đọc chép;
+ Không ngừng đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn tránh nội dung chung
chung và thống kê hình thức mà đi vào xây dựng tiết khó, tiết ôn tập, kiểm


tra, thực hành, góp ý chân thành cho đồng nghiệp về các vấn đề khó trong
giảng dạy và chủ nhiệm;
- Đảm bảo thực hiện dạy học tự chọn có hiệu quả và tăng cường dạy
phụ đạo cho học sinh yếu kém;
- Không ngừng động viên đội ngũ giáo viên trong việc học nâng chuẩn
về trình độ chuyên môn và tin học, ngoại ngữ thông qua chương trình bồi
dưỡng thường xuyên hàng năm;
- Việc giảng dạy và học tập trong nhà trường phổ thông có tác động rất
lớn đến công tác phổ cập. Vì vậy, song song với việc thực hiện nhiệm vụ phổ
cập, hội đồng sư phạm nhà trường quán triệt và đề ra nhiều giải pháp nâng
cao chất lượng giảng dạy và học tập, phấn đấu xây dựng nhà trường ngày
càng phát triển hơn nữa, làm sao để trong suy nghĩ và nhận thức của mọi
người dân, nhà trường là nơi trẻ em nào cũng muốn đến và cần phải đến để
học tập;
- Chú trọng đến vấn đề dạy phụ đạo học sinh yếu, kém, tăng cường bồi
dưỡng cho học sinh khá, giỏi. Tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất
lượng giáo dục, đặc biệt là công tác bàn giao chất lượng học sinh. Không còn
học sinh ngồi nhầm lớp;
- Bằng nhiều hình thức như: thực hiện chuyên đề giảng dạy, tổ chức các
phong trào thi đua thao giảng, hội giảng, dự giờ, thi làm đồ dùng dạy học và
sử dụng có hiệu quả, đổi mới phương pháp giảng dạy,... Tất cả đã tạo thành
một phong trào lớn xuyên suốt năm học giúp giáo viên ngày một nâng cao
năng lực sư phạm góp phần tích cực vào việc duy trì sĩ số và đào tạo nguồn
nhân lực cho địa phương.
c.9) Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên

Cùng với việc đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng
học tập và xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, nhà trường rất chú trọng
đến việc xây dựng đội ngũ giáo viên. Các nội dung bồi dưỡng của giáo viên
thực hiện theo văn bản hướng dẫn của cấp trên (cử giáo viên tham gia các lớp


tập huấn, thao giảng cụm…). Hầu hết giáo viên tham gia đầy đủ, trên cơ sở đó
nhà trường tạo mọi điều kiện để giáo viên hoàn thành nhiệm vụ;
Lãnh đạo nhà trường tổ chức xây dựng kế hoạch và chỉ đạo bồi dưỡng
giáo viên cụ thể dưới nhiều hình thức (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, bồi
dưỡng thường xuyên, tự rèn luyện, tự bồi dưỡng) với nhiều hoạt động như:
lên kế hoạch cụ thể việc cử, chọn giáo viên được ưu tiên tham gia các lớp
nâng chuẩn, tập huấn (xét trên nhu cầu, tinh thần phấn đấu của từng giáo viên,
năng lực …) để có kế hoạch hỗ trợ, tạo điều kiện để giáo viên hoàn thành tốt
nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng (phải tạo được sự cạnh tranh lành mạnh trong
tiêu chí xét chọn giáo viên); chỉ đạo cho các tổ chuyên môn hoạt động tích
cực; lên kế hoạch cụ thể và công khai các hoạt động chuyên môn đến tất cả
giáo viên trong toàn trường để giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch cá
nhân; không chú trọng nhiều đến số lượng giờ giáo viên dự giờ lẫn nhau mà
quan tâm nhiều đến việc rút kinh nghiệm gì sau mỗi lần dự giờ; lãnh đạo nhà
trường thường xuyên theo sát và tham gia vào các hoạt động chuyên môn
cùng giáo viên để nắm chắc chất lượng, năng lực giảng dạy của từng giáo
viên để có sự đánh giá, nhận xét khách quan, chính xác từ đó có những ý kiến
tư vấn, thúc đẩy kịp thời, hiệu quả; gắn các nhiệm vụ giáo dục vào các tiêu
chí thi đua giữa các giáo viên (kể cả nhiệm vụ phổ cập giáo dục); khuyến
khích giáo viên phát huy tinh thần tự học, tự rèn, tự bồi dưỡng.
c.10) Công tác xây dựng cơ sở vật chất trường lớp
- Ngoài hệ thống trường lớp, xã có Trung tâm học tập cộng đồng hoạt
động gắn các đoàn thể và khối Ủy ban nhân dân, góp phần giải quyết nhu cầu
học tập của người dân trong xã;

- Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở học sinh về vệ sinh môi trường.
Thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh cảnh quan, xử lý rác; xây dựng nhà trường
xanh, sạch, đẹp;
- Bảo quản tốt cơ sở vật chất nhà trường; quản lý, chăm sóc tốt cây
cảnh;


- Tiếp tục bổ sung trang thiết bị phục vụ dạy học đảm bảo cho việc đổi
mới phương pháp dạy học;
- Ngoài ra, địa phương hướng dẫn các trường thường xuyên có kế
hoạch cụ thể trong việc nâng cao chất lượng cơ sở vật chất trường lớp, trang
thiết bị giáo dục nhằm đảm bảo phục vụ việc dạy và học. Kể cả đối với cấp
Tiểu học và Mầm non;
- Bên cạnh đó, nhà trường xem việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc
gia là một tiêu chí, một giải pháp lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục
của đơn vị.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Bài viết “Một số giải pháp duy trì và nâng chuẩn phổ cập giáo dục”
đang trình bày, không nặng tính lí luận mà chủ yếu đi vào thực tế công việc.
Do đó, mọi giáo viên làm công tác phổ cập giáo dục hầu như đều có thể áp
dụng ngay trong công việc của bản thân tại bất kì đơn vị nào, hoặc có thể áp
dụng trong đó một vài điểm mà mình tâm đắc để thực hiện. Trong quá trình
thực hiện công tác PCGD, qua từng lúc, từng năm, trên địa bàn công tác, giáo
viên rút ra những kinh nghiệm thực tế của mình, có thể khái quát thành những
vấn đề mang tính ứng dụng cao hơn, cụ thể hơn để thực hiện.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp
Qua quá trình thực hiện công tác PCGD theo những kinh nghiệm nêu
trên, bản thân tôi đã thu được một số kết quả tích cực như sau:
+ Trong những năm gần đây trường đã mở được 7 lớp phổ cập THCS

với tổng số 193 học viên, trong đó có 56 học viên trong độ tuổi phổ cập
THCS (15-18 tuổi);
+ Tình hình học sinh bỏ học ở Học kì I, năm học 2014-2015 so với
cùng kỳ các năm trước như sau:
Năm học

2012-2013

Số học sinh
bỏ học

01 học sinh

Tỉ lệ

1/480 = 0,2%

Tăng (giảm) so
với năm trước

Giảm 0,87%


2013-2014
2014-2015

0 học sinh
02 học sinh

0/490 = 0%

2/515 = 0,3%

Giảm 0.20%

+ Tỉ lệ học sinh lưu ban giảm dần
Năm học

2011-2012
2012-2013
2013-2014

Số học sinh
lưu ban

2 học sinh
1 học sinh
1 học sinh

Tỉ lệ

2/466 = 0,4%
1/480 = 0,2%
1/490 = 0,2%

Tăng (giảm) so
với năm trước

Giảm 0,5%
Giảm 0,2%
Giảm 00%


3.5. Tài liệu kèm theo
- Công văn hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và
Đào tạo, kế hoạch của Ban chỉ đạo CMC&PCGD xã, và kế hoạch của nhà
trường về công tác PCGD;
- Một số công văn hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về
việc triển khai hệ thống thông tin điện tử quản lý phổ cập giáo dục, chống mù
chữ;
- Sổ tay phổ cập Giáo dục Trung học cơ sở và bậc Trung học;
- Chỉ thị 61-CT/TW ngày 28/12/2000 của Bộ chính trị về việc thực hiện
PCGD THCS trong 10 năm (2001-2010);
- Nghị quyết 41/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc Hội;
- Nghị định 88/2000/NĐCP ngày 22/12/2001 của Chính phủ về việc
thực hiện phổ cập trung học cơ sở;
- Quyết định số 26/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/07/2001 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc ban hành tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá, công nhận
PCGD THCS;
- Hướng dẫn số 712/THPT ngày 02/02/2001 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ PCGD THCS;
- Kế hoạch số 3667/THPT về việc triển khai Nghị quyết Quốc hội của
Bộ Giáo dục và Đào tạo;


- Hướng dẫn số 6170/THPT về việc kiểm tra kết quả PCGD THCS của
Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Công văn số 3420/THPT ngày 23 tháng 4 năm 2003 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc thực hiện phổ cập bậc Trung học;
- Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 03 năm 2014 về phổ cập
giáo dục, xóa mù chữ.
Bài viết của tôi đến đây là kết thúc. Trân trọng kính chào!

Bến Tre, ngày 6 tháng 4 năm 2015




PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN MỎ CÀY NAM
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ………………….

MÔ TẢ GIẢI PHÁP

Tên sáng kiến:
………………………………………..




×