Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

skkn một vài biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.49 KB, 19 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: ......................................
1. Tên sáng kiến: Một vài biện pháp bồi dưỡng Học sinh giỏi Ngữ văn THCS
2. Lĩnh vực: Giáo dục
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
- Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học nhằm thực
hiện mục tiêu đổi mới giáo dục toàn diện.
- Thực hiện theo Quyết định của PGD&ĐT về việc tham gia cuộc thi: “Học sinh giỏi”
HS Văn hay chữ tốt
- Thực hiện theo kế hoạch hoạt động mỗi năm học của trường về việc bồi dưỡng học
sinh giỏi các môn. Trong đó có môn Ngữ văn ( học sinh giỏi văn - học sinh “ Văn hay
chữ tốt” để dự thi cấp trường và chọn ra đội tuyển bồi dưỡng dự thi cấp huyện, tỉnh hàng
năm đạt kết quả.
- Đầu mỗi năm học, Ban giám hiệu trường tổ chức cho GV bộ môn tự lựa chọn HS vào đội
tuyển trong số HS mình dạy dựa vào kết quả học tập (HS giỏi NV ở HS các lớp 6, 7, 8). Riêng
HS lớp 9 nhà trường tổ chức cho HS thi vòng trường sau mời tất cả GV bộ môn dạy bồi
dưỡng họp chọn đội tuyển cho bộ môn mình phụ trách. (Chọn mỗi môn 1- 6 HS đủ số lượng
theo qui định ).
- Sau khi chọn đội tuyển, GV tiến hành bồi dưỡng:
+ Số tiết: khối 6, 7, 8 - 3 tiết / tuần, khối 9 - 6 tiết / tuần.
+ Cách thức: Ôn lí thuyết kết hợp thực hành luyện tập.
+ Nội dung: Theo định hướng chung của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT.
+ Phương pháp: GV cung cấp mở rộng thêm kiến thức, ra bài tập cho HS làm. GV chữa bài
(GV soạn giáo án lên lớp và được tổ, BGH trường phê duyệt)
1



* Những ưu, khuyết điểm của giải pháp đã – đang được áp dụng tại cơ quan, đơn vị:
- Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn THCS nói chung và công tác này ở tại
trường của bản thân tôi nói riêng vẫn luôn được quan tâm đây là công tác mũi nhọn vì
chất lượng của đội tuyển học sinh giỏi cấp THCS không chỉ là nền tảng của đội tuyển học
sinh giỏi cấp THPT mà còn là yếu tố nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn nói chung.
Thực tế cho thấy số học sinh đạt giải môn Ngữ văn các cấp ở mỗi năm chưa chưa cao,
các giải đạt được còn chênh lệch. Điều này có nguyên nhân từ phía giáo viên và học
sinh. Trước tiên là từ phía giáo viên. Do phải bám sát việc thực hiện theo phân phối
chương trình, giáo viên ít có điều kiện đầu tư về chiều sâu cho nội dung nâng cao trong
giờ chính khóa; thời gian tập trung bồi dưỡng cho HSG chưa nhiều. Kế hoạch và chương
trình dạy bồi dưỡng, sưu tầm tài liệu là do giáo viên tự tìm tòi nghiên cứu theo kinh
nghiệm của bản thân mình. Về phía HS, những học sinh được chọn chưa thật sự có năng
khiếu, mức học chưa giỏi, do phải học nhiều môn, các em chú trọng đến danh hiệu học
sinh giỏi cuối cấp nên việc đầu tư thời gian tự bồi dưỡng môn NV không được nhiều,
quyết tâm học tập để đạt giải của các em cũng chưa cao.
- Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn là công tác nhằm phát hiện tài năng, nâng cao
năng lực cảm thụ văn chương cho HS. Vì vậy đây là công việc diễn ra thường xuyên hàng
năm, là một công tác “mũi nhọn” ở các nhà trường. Bên cạnh, một khó khăn lớn đối với
môn Ngữ văn các trường là đa số những HS giỏi đều thích thi các môn tự nhiên. Cho nên
thường có trường hợp học sinh có năng khiếu văn nhưng không chịu bồi dưỡng văn mà
theo học môn khác. Hiện nay tám môn học được tổ chức cho học sinh thi HSG nên học
sinh có nhiều lựa chọn, do vậy mà số lượng học sinh chọn môn Ngữ văn giảm dần. Điều
này có ảnh hưởng không ít đến chất lượng của đội tuyển Ngữ văn.
- Một khó khăn nữa của GV bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn là vấn đề định hướng
bồi dưỡng, nhất là cách thức, nội dung, phương pháp bồi dưỡng. Kinh nghiệm của mỗi cá
nhân và những bài viết, những chuyên đề về vấn đề này cũng còn quá ít. Chính từ những
lý do này mà GV rất lo lắng khi được phân công BD. Giáo viên phải không ngừng nghiên
cứu vận dụng kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp dạy học để có cách hướng dẫn phù


2


hợp nhất thu hút học sinh theo học bồi dưỡng môn Ngữ văn một cách tự giác, có niềm vui
và hứng thú trong khi học. Bằng tấm lòng yêu thương, sự nhiệt tình, tận tâm để từ đó
học sinh cảm nhận được mà ra sức học tâp và đạt được kết quả cao.
Những ưu, khuyết điểm trên là tình hình thực tế mà tôi tìm hiểu được thông qua trao
đổi, gặp gỡ trực tiếp với GV bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn ở tại trường và các
trường bạn.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
3. 2.1. Mục đích của giải pháp
Đề tài được thực hiện nhằm nêu lên một số biện pháp để giải quyết những khó khăn
mà GV Ngữ văn THCS thường gặp phải trong việc tuyển chọn và BD HSG. Qua đó, góp
phần thực hiện một số mục tiêu:
- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân.
- Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
- Nâng cao chất lượng đội tuyển HSG môn NV nói riêng và chất lượng môn NV nói
chung.
3.2.2. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã, đang
được áp dụng:
- Tổng hợp, khái quát và phân tích rõ tình hình, đặc điểm của HS có năng khiếu
môn Ngữ văn để từ đó đề xuất giải pháp tuyển chọn được những HS có năng khiếu để
tiến hành bồi dưỡng.
- Định hướng cụ thể và có kế hoạch về nội dung, phương pháp, cách thức tiến hành
tuyển chọn và BD HSG môn NV sao cho hợp lí và đạt kết quả cao trong điều kiện cho
phép của tất cả các trường THCS.
- Thực hiện quan điểm giáo dục hướng đến người học, đánh giá kết quả giáo dục phải
hướng tới việc sau khi học, HS có thể áp dụng kiến thức, kĩ năng được học trong nhà
trường vào cuộc sống chứ không chỉ đánh giá từng đơn vị kiến thức, kĩ năng riêng lẻ. Do
đó phải có cách đánh giá dựa trên năng lực. Như vậy, hướng ôn tập, bồi dưỡng theo

hướng phát triển tư duy sáng tạo cho HS, GV soạn những câu hỏi yêu cầu tư duy sáng

3


tạo, năng lực vận dụng linh hoạt các tri thức, kĩ năng đã học để giải quyết hợp lý những
vấn đề đặt ra trong thực tiễn được tăng cường.
3.2.3. Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp
3.2.3.1 Phát hiện và chọn học sinh giỏi Ngữ văn
3.2.3.1.1. Thế nào là học sinh giỏi văn?
Học sinh giỏi văn trước hết phải là những HS có niềm đam mê, yêu thích văn
chương, biết phát hiện điều “ mới mẽ”, chi tiết “tâm đắc” trong tác phẩm để suy nghĩ,
cảm thụ. Niềm đam mê ấy thể hiện thường xuyên, liên tục bằng tinh thần tự học, tự rèn,
thông qua sự chuẩn bị bài cẩn thận chu đáo trước khi đến lớp, trong giờ học tham gia
xây dựng bài, đặc biệt phải thể hiện rõ ý thức học tập để chiếm lĩnh kiến thức thông qua
các bài thực hành rèn luyện kỹ năng mà GV hướng dẫn. Sự đam mê sẽ giúp các em chịu
khó tìm tòi học hỏi bằng cách tìm thêm tài liệu, đọc sách, báo, nghe đài, ...để mở mang
kiến thức. Và quan trọng hơn là nó giúp HS phát huy được trí tưởng tượng, sự liên tưởng
từ cái hay, cái đẹp của tác phẩm để sống sâu sắc hơn với những cái mình đã đọc, đã học.
HSG NV là những HS vốn có năng khiếu, chất văn thể hiện qua cách diễn đạt, cách
nói có hình ảnh, lời nói dễ đi vào lòng người, tiếp thu nhanh, có trí nhớ bền vững, có khả
năng phát hiện vấn đề và biết sáng tạo, sắc sảo và chặt chẽ trong tư duy, tinh tế trong cảm
thụ và trong cách thể hiện.
HSG NV phải có vốn tri thức phong phú và hệ thống, thuộc và cảm nhận nhiều thơ
văn trong và ngoài chương trình qua sự tìm đọc, tích luỹ; phải có sự hiểu biết nhiều về
con người và xã hội.
Một trong những biểu hiện không thể thiếu của HSG NV là rất giàu cảm xúc và
thường nhạy cảm trước mọi vấn đề, trước cuộc sống. Sự nhạy cảm ở các em luôn gắn liền
sự thông minh, nhạy bén và nhất là thông minh trong lựa chọn sử dụng ngôn ngữ để diễn
đạt.

HSG NV là những HS có vốn từ tiếng Việt khá dồi dào, biết trau dồi sử dụng chính
xác chúng trong những trường hợp khác nhau. Thường những em HSG NV đều có khả
năng diễn đạt
riêng.

mượt mà, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, diễn đạt hàm súc và có bản sắc

Học sinh giỏi văn thường có khả năng lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ diễn đạt rõ
4


ràng, mạch lạc, nắm chắc các yêu cầu khi viết một đoạn văn, bài văn nhất là kỹ năng làm
bài văn nghị luận.
3.2.3.1.2. Phát hiện học sinh giỏi văn

Việc phát hiện học sinh giỏi văn có tính chất quyết định đến chất lượng đội tuyển học
sinh giỏi nên có ý nghĩa rất quan trọng. Giáo viên dạy Ngữ văn cần quan sát để nắm bắt
kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của các em. Một phần, học sinh giỏi Ngữ văn bộc lộ khả năng
văn học qua những kỹ năng này. Các em nói năng rành mạch, diễn đạt lưu loát những ý
nghĩ, quan điểm của bản thân. Hoặc thông qua bài viết, dù là đoạn văn hay bài văn thì đối
với học sinh có năng khiếu văn cách viết, cách diễn đạt, cách lập luận thường rõ ràng,
mạch lạc, có cảm xúc riêng dễ dàng thu hút người đọc. Thông qua đó, giáo viên có thể
phát hiện ra những học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng.Việc phát hiện và BD HSG NV
cần được tiến hành từ đầu lớp 6. Cơ sở của việc tuyển chọn của tôi là:
Trước tiên là, tìm hiểu kết quả của HS ở cấp Tiểu học qua điểm tổng kết, điểm thi
cuối kì (chủ yếu ở lớp 5) qua kết quả cuộc thi “ Viết đúng, viết đẹp”, tìm hiểu thêm ở
giáo viên đã trực tiếp giảng dạy học sinh ở tiểu học để biết được khả năng học tâp của
học sinh.
Tiếp theo, giáo viên xem những bài viết đầu tiên của HS (đặc biệt là hs lớp 6) như
một điểm xuất phát để bắt đầu cuộc hành trình phát hiện năng khiếu của HS. Trong chấm

bài, giáo viên không chỉ chú trọng những bài có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, đầy đủ...mà
còn quan tâm đến những bài có thể có chỗ chưa sâu, nhưng có chỗ sáng tạo, độc đáo, sâu
sắc... phải sửa kỹ, phê kĩ, thật sự nghiêm túc khi đánh giá và có sổ ghi nhận. Tuy nhiên,
một bài viết không thể đánh giá được quá trình nhưng đó là sự khởi đầu để định hướng
phát hiện, bổ sung ở những bài viết tiếp theo vì việc tuyển chọn HSG không chỉ dừng lại
ở một số bài viết mà phải theo dõi cả quá trình học tập và rèn luyện.
- Sau là tổ chức cuộc thi “Văn hay chữ tốt” vòng trường. Qua đó tuyển chọn nhằm chuẩn
bị lực lượng kế thừa cho những năm sau. Áp dụng những biện pháp trên, hằng năm nhà
trường đều có được đội tuyển học sinh năng khiếu, đội tuyển “Văn hay chữ tốt ” để dự thi
các cấp.
5


3.2.3.2 Bồi dưỡng học sinh giỏi văn
3. 2.3.2.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi
Sau khi đã phát hiện và thành lập được đội tuyển HSG, giáo viên dạy bồi dưỡng lập
kế hoạch và tiến hành bồi dưỡng ( Củng cố kiến thức cơ bản, cung cấp kiến thức mở
rộng, hướng dẫn tự học và rèn kỹ năng). Các bước trên càng thực hiện sâu sát thì sẽ
đem lai kết quả cao. Chọn đề tài “Một vài biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ
văn”, tôi muốn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn với
các đồng nghiệp để cùng tìm ra biện pháp bồi dưỡng hay góp phần nâng cao và giữ vững
chất lượng học sinh giỏi môn Ngữ văn. Trong phạm vi SKKN này tôi trình bày, trao đổi
một vài kinh nghiệm trong việc rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản, kĩ năng làm văn nghị
luận theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo thể hiện trong
việc xác định các tình huống và những ý tưởng (đặc biệt là những ý tưởng được gửi gắm
trong những tác phẩm văn học); có cách cảm nhận riêng, độc đáo về nhân vật, hình ảnh,
ngôn từ của tác phẩm; có cách trình bày, diễn đạt mang đậm sắc thái cá nhân…
3.2.3.2.2. Xây dựng nội dung BD HSG
- Về kiến thức: Ôn tập và hệ thống lại các kiến thức đã học, mở rộng nâng cao để
học sinh hiểu sâu hơn những vấn đề đã tiếp thu trên lớp. Tăng cường thực hành để học

sinh luyện kĩ năng viết. Nội dung cụ thể là:
a. Văn bản: Nắm lại phần đọc - hiểu văn bản để củng cố kiến thức về nội dung lẫn
nghệ thuật của các văn bản đã học. Nhưng chủ yếu đi sâu vào chương trình lớp 8 và 9.
Bên cạnh đó còn giới thiệu mở rộng thêm các tác phẩm trong cùng giai đoạn có liên quan,
nghiên cứu các bài đọc thêm trong chương trình. Nắm lại toàn tác phẩm khi học các trích
đoạn trong tác phẩm đó. Cung cấp cho học sinh nắm vững tác giả, hoàn cảnh ra đời của
từng tác phẩm để vận dụng kiến thức đã học vào một tình huống (vận dụng hiểu biết về
tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời … để phân tích, lý giải giá trị nội dung, nghệ thuật của
bài thơ; cảm nhận được ý nghĩa của một số hình ảnh, chi tiết đặc sắc trong văn bản,…VD:
Viết đoạn văn phân tích khổ thơ cuối của bài thơ Đồng chí.)

6


b. Tiếng Việt: Hệ thống lại kiến thức về từ vựng, nghĩa của từ, cấp độ khái quát
nghĩa của từ,trường từ vựng, sự phát triển từ vựng, các biện pháp tu từ, kiến thức về câu
phân theo cấu tạo và mục đích nói.
c. Tập làm văn: Nắm được phương pháp làm văn ở từng thể loại, từng dạng bài như:
Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận. Rèn kĩ năng tạo lập văn bản, kĩ năng
phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, cách lập luận, tìm lý lẽ, chọn dẫn chứng, phân bố cục, cách
dùng từ trong từng văn bản cụ thể.
- Về kĩ năng: Tập trung nhiều thời gian để HS viết bài, chủ yếu xoáy sâu vào những
kiểu bài: Tự sự, thuyết minh, nghị luận dưới nhiều dạng:
+ Xây dựng những câu chuyện có đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận,
thuyết minh, sử dụng tốt các ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
+ Cảm nhận một bài ca dao, bài thơ, một đoạn trích trong truyện ngắn
+ Giới thiệu một tác phẩm văn học, một thể loại văn học, một danh lam thắng cảnh,
một phương pháp(cách làm), di tích địa phương.v.v..
+ Trình bày ý kiến về một hiện tượng xã hội, một quan điểm, một nhận định, v.v..
+ Phân tích một tác phẩm văn học, một hình tượng thơ, một vấn đề trong văn bản tự

sự.v.v..
+ Dạng tổng hợp: Nghị luận lập luận theo cách giải thích và chứng minh, phân tích
đoạn văn, đoạn thơ để chứng minh nhận định, phân tích một vấn đề trong tác phẩm văn
học và nêu cảm nghĩ, thuyết minh mang yếu tố nghệ thuật và miêu tả
+ Một số dạng đề mở thuộc nhiều thể loại khác nhau như các hiện tượng xảy ra trong
cuộc sống hằng ngày, những vấn đề mang tính thời sự cũng được thường xuyên cho các
em nghị luận.
3.2.3.2.3. Định hướng phương pháp – cách thức bồi dưỡng HSG
Trước đây, lớp BD HSG tiến hành vào đầu năm học lớp 9. Thời gian bồi dưỡng là 4
tiết/ tuần. Ngoài ra còn dành thời gian cho các em đến thư viện đọc sách, tìm tư liệu, thời
gian học thuộc lòng những bài thơ, đoạn văn phục vụ cho bài làm văn.
Sau mỗi phần ôn luyện thì tiến hành kiểm tra để đánh giá kết quả qua thời gian ôn tập,
nắm được sự tiến bộ, điểm hạn chế của HS để điều chỉnh cách thức ôn cũng như phương
7


pháp học của HS. Mỗi lần phát bài kiểm tra GV phân tích rất kĩ những ưu khuyết điểm
từng bài để HS rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
Từ năm học 2008- 2009 nhà trường thống nhất với tổ chuyên môn chọn HSG từ cuối
năm lớp 8 và tiến hành bồi dưỡng trong hè chuẩn bị thi chọn vào đầu năm lớp 9. Đến
nay đã tiến hành tuyển chọn và bồi dưỡng từ lớp 6. Bước đầu dạy 3 tiết /tuần và riêng
năm lớp 9 là 6 tiết/ tuần. Sự điều chỉnh này giúp GV BD có điều kiện theo dõi sát và
nắm vững tình hình học tập cũng như tổ chức được các hoạt động học tập khác nhau để
kích thích sự tìm tòi học hỏi ở các em hơn. Bên canh GV lập sổ theo dõi học sinh ghi
nhận cụ thể từng HS về việc nắm kiến thức ở từng bài, từng phần; Kĩ năng viết của từng
em. Giáo viên phải theo dõi sát từng đối tượng học sinh kịp thời củng cố kiến thức và
sửa chữa cách viết cho các em.
+ Giáo viên hướng dẫn HS đọc tài liệu tham khảo một cách có chọn lọc, có hệ thống
theo chủ đề nhất định. Khi đọc sách, đọc các bài văn tham khảo cần hướng dẫn học sinh
biết rút ra những tư tưởng chính trong mỗi đoạn, ghi chép lại những câu văn hay, tóm tắt

được những ý tưởng chủ đạo phù hợp với thực tiễn để có thể vận dụng trong quá trình học
tập bộ môn vào sổ tay văn học. Tự học, tự đọc thường xuyên có hệ thống, khoa học, hợp
lý sẽ làm tăng khả năng tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh, giúp học sinh luôn chủ
động trong lĩnh hội tri thức, biến tri thức đọc được từ sách vở thành những giá trị đích
thực của bản thân để hình thành những phẩm chất, năng lực mới giúp các em đạt hiệu
quả cao trong quá trình học tập bộ môn.
+ Tổ chức cho các em học tập lẫn nhau: mỗi tuần / 1 tiết các em cùng thảo luận theo
từng chủ đề mà GV đã cho, sau đó thống nhất trình bày cho GV sửa chữa
+ Nêu và giải đáp thắc mắc: mỗi tuần, GV dành ra một đến hai tiết để HS tao đổi và
đưa ra những vấn đề chưa rõ hoặc còn vướng mắc mà nhóm không thống nhất để GV
giảng giải thêm. Từ đó giúp các em khắc sâu kiến thức bài học. Trong buổi học này, GV
cũng sẽ gợi ý để HS nêu thắc mắc nhiều hơn và khích lệ để các em tìm hướng giải quyết.
+ Kiểm tra một bài sau 6 tiết để GV nắm được kết quả học tập của HS và kịp thời uốn
nắn sửa chữa những sai sót để các em rút kinh nghiệm.
3.2.3.2.4 – Định hướng bồi dưỡng, rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản
8


- Kĩ năng cơ bản của môn Ngữ văn mà học sinh cần đạt được chính là những kĩ năng
vận dụng từ ngữ để đọc hiểu và tạo lập văn bản. Các kĩ năng này không chỉ hình thành
trong giờ học một phân môn cụ thể mà được rèn luyện, phát triển tổng hợp trong các giờ
Đọc – hiểu, Tiếng Việt và Tập làm văn. Do đó, việc bồi dưỡng năng lực học tập môn Ngữ
văn là GV soạn những bài tập tổng hợp, trong đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa việc tiếp
nhận và tạo lập văn bản. Chẳng hạn như từ một ngữ liệu (có thể lấy ngữ liệu đã học hoặc
chưa học nhưng cùng đề tài, thể loại …, hạn chế sử dụng các văn bản, các tình huống quá
quen thuộc với học sinh) có thể kiểm tra năng lực đọc – hiểu, sử dụng ngôn ngữ hoặc tạo
lập văn bản như sau:
- Những yếu tố ngoài văn bản (tác giả, tác phẩm, …) (theo hướng mới: không đặt
nặng kiểm tra kiến thức mà cần hỏi những hiểu biết khái quát hơn).
- Từ ngữ (giải nghĩa), chi tiết (hiểu, xác định)

- Giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm
- Phân tích, cảm nhận… tác phẩm.
Ví dụ 1: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện theo yêu cầu:
“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”
(Tế Hanh, Quê hương)
a. Hãy giải thích nghĩa của các từ sau: “tuấn mã, trường giang, trai tráng, rướn”
b. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của hai dòng thơ sau:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
c. Viết đoạn văn ngắn phân tích giá trị tu từ của đoạn thơ trên
Ví dụ 1: Đọc đoạn thơ sau:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
9


Nhảy trên đường vàng
Cháu làm liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang cá

Thích hơn ở nhà
(Lượm, Tố Hữu)
a. Tìm các từ láy trong đoạn thơ. Nêu hiệu quả sử dụng của các từ láy đó.
b. Xác định các biện pháp tu từ và tác dụng của chúng trong đoạn thơ.
c. Từ đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 10 câu) trình bày cảm nhận của em về
tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống kẻ thù xâm lược.
Ví dụ 3: Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong câu “Giấy đỏ buồn không thắm, mực
đọng trong nghiên sầu”. Việc sử dụng phép tu từ đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội
dung câu thơ.
Giáo viên hướng dẫn cụ thể cho HS biết cách phát hiện phép tu từ, cách phân tích
giá trị của biện pháp tu từ… Biện pháp tu từ là cách thức sử dụng từ, ngữ cố định một
cách sáng tạo để diễn đạt nội dung một cách nghệ thuật. Ngoài chức năng nhận thức,
phép tu từ sẽ tạo nên hình tượng nghệ thuật làm tăng tính biểu cảm và truyền cảm cho
thơ văn. Những biện pháp tu từ thường gặp như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ…. Muốn xác
định chính xác các biện pháp tu từ trước hết các em phải nắm vững khái niệm, đặc diểm
tác dụng của các biện pháp tu từ để làm cơ sở xác định.
- Yêu cầu về nội dung:
+ Xác định chính xác câu thơ, câu văn trích trong tác phẩm nào, của tác giả nào, nội
dung thể hiện là gì; biện pháp tu từ được sử dụng trong câu đó là biện pháp gì.
+ Phân tích hiệu quả tu từ của biện pháp tu từ trong việc thể hiện nội dung.
+ Đánh giá câu thơ, câu văn đó.
Yêu cầu về hình thức: như yêu cầu về hình thức chung của đoạn văn câu mở đoạn, các
câu phát triển đoạn, câu kết đoạn.
2.3.2.5. Định hướng rèn luyện kỹ năng làm văn.
* Cách lựa chọn hướng ra đề

10


Thực tế giảng dạy giúp tôi ý thức sâu sắc rằng, việc ra đề là khâu quan trọng đầu tiên

của quá trình phát hiện, kiểm tra, đánh giá và lựa chọn HSG. Đề đúng và hay sẽ phân hoá
được trình độ HS, giúp người thầy xác định đúng điểm mạnh, điểm yếu của mỗi HS từ đó
có thể đánh giá khách quan, chính xác, công bằng năng lực, sự cố gắng vươn lên của HS;
đồng thời tạo được niềm tin và hứng thú học tập cho HS khi các em hiểu được năng lực
của mình. Ngược lại, đề thiếu chính xác, sáo mòn không những không đánh giá được
chính xác về năng lực HS mà còn làm giảm thiểu hứng thú học văn, tính độc lập sáng tạo
của HS.
Cập nhật hướng ra đề thi HSG các cấp trong những năm qua, chúng tôi nhận thấy, đề
thường hướng vào đánh giá năng lực cảm thụ văn chương của HS. Phạm vi thường xoay
quanh những vấn đề cốt lõi của chương trình và rải đều ở tất cả các kiểu văn bản, thể loại
văn học và giai đoạn văn học. Từ nhận thức đó, trong quá trình ra đề rèn luyện kỹ năng
cho học sinh, chúng tôi thường tập trung vào một số dạng đề cơ bản. Ở đây xin trình bày
về việc rèn luyện cho các em các kĩ năng phần cảm thụ tác phẩm văn học và thuyết minh
về thể loại văn học.
a. Đề kiểm tra khả năng cảm thụ tác phẩm văn học và giới thiệu tác phẩm văn học.
Dạng đề này phải gắn với những tác phẩm hay có trong chương trình.
Ví dụ:
Đề 1: “Nguyễn Du là một bậc thầy về ngôn ngữ . Chưa có ở đâu tiếng Việt lại đẹp đẽ,
trong trẻo, giàu có, hoàn hảo như trong Truyện Kiều”.
Ý kiến của em về nhận xét trên.
Đề 2: Nhận xét về nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình"của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, có
ý kiến cho rằng:
" Thiên nhiên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là thiên nhiên biết xúc động, biết
cảm nhận được mọi tâm trạng con người. Nó hiện lên như một người bạn tri kỷ, cùng
chịu đựng nỗi đau, cùng chia sẻ niềm vui với con người. "
Dựa vào những hiểu biết của em về Truyện Kiều, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đề 3:
“ Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
11



Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
(Trích “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải – Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục).
a) Đề xuất luận điểm nêu vấn đề bằng một câu khái quát.
b) Thuyết phục người đọc vấn đề trên bằng một bài văn nghị luận
Đề 4: Viết bài văn thuyết minh về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
Qua dạng đề này có thể kiểm tra được kiến thức cơ bản của HS về tác phẩm: nắm hệ
thống chi tiết, hình ảnh; hiểu khái quát giá trị nội dung - nghệ thuật của tác phẩm; năng
lực chọn lựa và cảm thụ tác phẩm nghệ thuật ở nhiều cấp độ khác nhau: chỉnh thể tác
phẩm - hình tượng - chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ...
b. Đề kiểm tra kiến thức về lý luận văn học và cảm thụ tác phẩm
Dạng đề này yêu cầu HS phải bao quát được những vấn đề cơ bản của lí luận văn học
và soi sáng nó vào những tác phẩm văn học cụ thể (nhưng ở mức sơ giản nhất theo yêu
cầu của cấp THCS).
Ví dụ:
1. Nhà văn Nguyễn Đình Thi viết: "Tác phẩm văn học lớn hấp dẫn người ta bởi cách
nhìn mới, tình cảm mới, về những việc, những điều mà ai cũng biết cả rồi" (Trích: Nhà
văn nói về tác phẩm - NXBVH, 1998, Tr 260) . Em hãy nêu suy nghĩ của mình về ý kiến
trên và phân tích sức hấp dẫn của một tác phẩm văn học để làm sáng tỏ.
2. Trong bài tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi viết:
“ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại.
Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.
Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình
góp vào đời sống chung quanh”.


12


( Ngữ văn 9, Tập hai,NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr. 12-13)
Bằng những hiểu biết của mình về truyện ngắn Làng (Kim Lân), em hãy làm sáng
tỏ “điều mới mẻ”, “ lời nhắn nhủ” mà nhà văn muốn đem “góp vào đời sống”.
Với dạng đề này có thể đánh giá được kiến thức của HS về những vấn đề lí luận văn
học cơ bản: đặc trưng văn học, đặc trưng thể loại, phong cách nghệ thuật, giá trị và chức
năng của văn học, vai trò của văn học đối với đời sống v.v...đồng thời củng cố kiến thức
cơ bản về tác phẩm văn học, gắn lí luận văn học với việc cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác
phẩm. Qua lí luận văn học, HS có căn cứ khoa học để hiểu sâu hơn tác phẩm và ngược lại,
qua tác phẩm, HS hiểu và biết khái quát nâng cao thành những vấn đề lí luận văn học cơ
bản.
c. Đề rèn luyện kỹ năng so sánh văn học
Đây là một trong những dạng đề khó, nhưng HS dễ có cơ hội để phát huy năng khiếu
và sở trường riêng của một HSG. Nó đòi hỏi HS vừa nắm được những vấn đề cụ thể, chi
tiết, vừa biết khái quát tổng hợp và lý giải vấn đề. Có thể so sánh tác phẩm cùng đề tài,
cảm hứng trong một giai đoạn văn học, của một tác giả hoặc khác giai đoạn, khác tác
giả...
Ví dụ: Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về hình ảnh người nông dân trước Cách
mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp qua hai tác phẩm “Lão Hạc” của Nam
Cao và “Làng” của Kim Lân.
d. Đề nghị luận về một vấn đề xã hội lấy đề tài từ các văn bản
Củng cố kiến thức văn bản cho học sinh, giúp các em hiểu thêm về ý nghĩa của văn
chương trong đời sống xã hôi. Khẳng định tính giáo dục, tính tư tưởng của tác phẩm, và
bồi đắp thêm tình cảm cho học sinh với văn học, tình cảm với cuộc sống, con người xung
quanh. Rèn luyện kĩ năng làm văn, khả năng liên hệ và đánh giá một vấn đề văn học
mang tính xã hội. Trước hết học sinh hiểu và phải trình bày được những ý hiểu của mình
về nội dung mà tác phẩm đề cập đến. Đây là ý phụ trong bài viết nhưng không thể thiếu

và cũng không làm quá kĩ dễ lạc sang kiểu bài nghị luận văn học. Học sinh bằng sự phân
tích để đi đến khái quát nội dung xã hội cần nghị luận. Nội dung chính của bài viết là các
em cần trình bày những hiểu biết của bản thân về vấn đề xã hội được nhắc đến trong văn
13


bản bằng vốn kiến thức thực tế trong cuộc sống, thực trạng của vấn đề với các mặt tốt xấu, đúng - sai, cũ - mới… Từ đó bày tỏ thái độ, quan điểm và đưa ra những giải pháp,
liên hệ mở rộng vấn đề , giải quyết vấn đề sâu sắc và thuyết phục.
Ví dụ1: Từ lẽ sống mà nhà thơ Thanh Hải gửi gắm trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ,
hãy liên hệ và trình bày suy nghĩ của em về quan điểm sống của thanh niên hiện nay.
Ví dụ 2: Viết bài văn nghị luận trình bày điều tác động của tác phẩm đã học đối với em để chia
sẻ với mọi người.
* Rèn luyện kỹ năng phân tích đề
Xét đến cùng, việc dạy HS làm bài, rèn luyện kỹ năng nghị luận văn học là một trong
những khâu quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến kết quả thi HSG. Đây là khâu yếu nhất
của HS (kỹ năng phân tích đề, lập dàn ý, dựng đoạn, liên kết đoạn, đưa dẫn chứng, phân
tích dẫn chứng...).
Trước hết, trong thời gian BD, GV cần cho HS làm quen với nhiều dạng đề thi HSG,
đặc biệt là những dạng đề có cách diễn đạt có thể gây ngộ nhận hoặc có thể hiểu yêu cầu
đề không thấu đáo. Có thể lấy ví dụ đề 2 mục a...Bằng những hiểu biết của mình về truyện
ngắn Làng (Kim Lân), em hãy làm sáng tỏ “điều mới mẻ”, “lời nhắn nhủ” mà nhà văn
muốn đem “góp vào đời sống”.
HS khi phân tích đề đã nhận diện bản chất của đề rất khác nhau. Một số em cho rằng
yêu cầu của đề là chỉ ra điều mới mẽ của cuộc sống được phản ánh qua tác phẩm Tiếng
nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi. Chỉ có một số ít là hiểu đúng và chính xác yêu cầu
đề là phải chỉ ra những nét mới mẽ nhưng phải "riêng" trong cách cảm nhận và lối thể
hiện hình tượng người nông dân sau cách mạng tháng Tám: Tình yêu làng quê hòa
quyện với tình yêu đất nước và tinh thần kháng chiến. Tình cảm ấy được nhà văn gửi
gắm qua hình tượng ông Hai.
Điều mới mẻ thể hiện trong nghệ thuật xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động

diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng... Muốn đạt được yêu cầu đó, bài
làm phải dựa vào truyện ngắn Làng mà tiêu biểu là nhân vật ông Hai.
14


Sau khi đã xác định đúng yêu cầu đề, việc xác định thao tác nghị luận chỉ cần củng
cố và hệ thống lại. Điều cần lưu ý với HS là dù đề thi HSG có lệnh hay không có lệnh ,
HS vẫn phải vận dụng nhiều thao tác nghị luận khác nhau trong một bài làm (Phân tích,
giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh...). Điều quan trọng là xác định thao tác nào là
chính, thao tác nào là bổ trợ. Nắm chắc yêu cầu này, học sinh sẽ có cơ sở để xây dựng hệ
thống luận điểm hợp lý và khoa học cho bài viết. Thông thường, luận điểm chính của bài
viết thường nằm ở những thao tác chính. Đây cũng là trọng tâm của bài viết. Những thao
tác hỗ trợ thường gắn với những ý phụ, ý bổ sung, giúp cho nội dung bài viết hoàn chỉnh,
trọn vẹn.
* Rèn kỹ năng lập dàn ý
Bước đầu tiên trong rèn kỹ năng lập dàn ý tôi thường yêu cầu HS phải lập dàn ý sơ
lược theo yêu cầu:
+ Đề xuất được hệ thống luận điểm sẽ triển khai trong bài viết;
+ Xác định mối quan hệ giữa các luận điểm, tầm quan trọng của mỗi luận điểm trong
việc thể hiện các yêu cầu của bài;
+ Sắp xếp các luận điểm theo trình tự chặt chẽ, khoa học.
Để giúp HS thực hiện được yêu cầu trên, GV hướng dẫn các em đặt hệ thống câu hỏi
và tự trả lời:
+ Câu hỏi tìm luận điểm: Yêu cầu trọng tâm của đề là gì? Vấn đề cần giải quyết có
thể triển khai ở những khía cạnh, phương diện nào?
+ Câu hỏi xác định quan hệ và vai trò của luận điểm: Những khía cạnh, phương diện
ấy quan hệ với nhau như thế nào? Phương diện nào thể hiện tập trung và rõ nét các
yêu cầu trọng tâm của đề?
+ Câu hỏi sắp xếp luận điểm: Các khía cạnh, nội dung cần nghị luận được trình bày
như thế nào là đạt hiệu quả nhất?

Những nội dung này HS được suy nghĩ trong vòng 20-30 phút, sau đó học sinh sẽ
trình bày ngắn gọn bằng hình thức nói. Cuối cùng GV mới chữa hoàn chỉnh.
Chẳng hạn, với đề văn: “Trong kiệt tác Truyện Kiều, Nguyễn Du đã thốt lên:
“ Đau đớn thay phận đàn bà,
15


Lời rằng bạc mênh cũng là lời chung.”
Em hiểu ý nghĩa hai câu thơ trên như thế nào? Hãy tìm những “ phận đàn bà bạc
mệnh” trong thơ văn trung đại Việt Nam làm rõ ý nghĩa đó.
Ở đề trên, HS cần đề xuất được các luận điểm chính sau:
- Giải thích ý nghĩa câu thơ của Nguyễn Du (" phận đàn bà"? " bac mệnh"? Tại sao
phận đàn bà bạc mệnh cũng là lời chung ...)
- Tìm chúng cứ các nhân vật phụ nữ trong các tác phẩm thơ văn trung đại Việt Nam,
phân tích về thân phận của họ để làm rõ ý nghĩa của hai câu thơ.
- Qua đó rút ra điều gì về giá trị tác phẩm và tấm lòng của tác giả Nguyễn Du...
Ở bước này, phần làm việc của HS ở nhà là tiếp tục viết thành văn phần mở, kết bài
và các câu, đoạn chuyển ý.
Kỹ năng này nếu HS làm nghiêm túc sẽ hình thành được ở các em khả năng chủ động
và độc lập tư duy trong học tập, khắc phục dần tình trạng HS làm bài theo kiểu ngẫu
hứng, nghĩ đến đâu viết đến đó, thậm chí làm bài xong không biết mình viết gì. Tác dụng
của khâu này là giúp các em khi đọc đề thi có thể nhanh chóng hình thành hệ thống luận
điểm, định hướng kiến thức cho bài trong một khoảng thời gian ngắn (15-20 phút) đầu
giờ; bài viết của các em sẽ đủ ý và mạch lạc. Đây cũng là một trong những biểu hiện của
tính khoa học ở một bài văn HSG .
Qua thực tế thấy rất rõ, các em trong đội tuyển HSG có khả năng nhận diện đề và
lập dàn ý khá nhanh và tự tin, có ý thức rõ rệt cần phải thiết lập hệ thống luận điểm trước
khi bắt tay vào viết bài.
* Rèn luyện kỹ năng viết văn
Đây cũng là kỹ năng quan trọng bởi nhận thức đề đúng, đề xuất luận điểm hợp lý, có

kiến thức phong phú chưa đủ. Muốn có một bài viết hay, HS phải biết trình bày những
hiểu biết, những rung động, suy nghĩ của mình một cách mạch lạc, sáng sủa và có sức
thuyết phục. Hơn nữa, việc đánh giá lại căn cứ vào chính bài viết của HS.
Rèn kỹ năng viết văn cho HS, thường tiến hành theo các hình thức:
- Viết thành văn một đoạn ý:
+ Đoạn văn giải thích;
16


+ Đoạn văn chứng minh một luận điểm trong bài (thường là luận điểm chính);
+ Đoạn văn bình luận nâng cao.
- Viết thành bài văn hoàn chỉnh ở nhà trên cơ sở dàn ý đã được GV chữa (khoảng 2-3
bài / 1 tuần).
- Viết thành bài văn hoàn chỉnh trên lớp trong thời gian quy định (120 phút).
Yêu cầu trước hết đối với HS là phải diễn dạt lưu loát rõ ý; chữ viết sạch sẽ, dễ đọc,
không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. Từ đó nâng dần yêu cầu HS phải viết được
những đoạn văn hay, có cách dùng từ chính xác, sáng tạo, mới lạ, có giọng văn riêng, thể
hiện được dấu ấn, phong cách của người viết.
Để đạt được những yêu cầu đó, HS phải tham khảo những bài văn hay do GV lựa
chọn, định hướng; có thể học tập cách viết của các bạn của mình (những đoạn, những ý
mà GV cho là đúng và hay). Hình thức này rất có hiệu quả bởi đó là những đoạn văn, bài
văn hay do chính các em viết; Các em rất tự hào khi có được bài văn, đoạn văn hay mà
được thầy cô và bạn mình trân trọng.
Kỹ năng viết thành văn phải được tiến hành thường xuyên bằng hình thức ra đề cho
các em làm thêm ở nhà, GV tranh thủ chấm và chữa kỹ cho các em.
* Chấm và chữa bài
Đối với các em HSG, khi chấm bài GV phải chỉ ra được điểm mạnh, yếu cơ bản của
mỗi bài; theo dõi và động viên kịp thời mức độ tiến bộ của mỗi HS trong từng bài viết.
Khi chấm, GV phải chỉ ra các lỗi cụ thể về dùng từ, viết câu, tổ chức ý... phân tích cho HS
hiểu nguyên nhân và định hướng cách chữa để HS có thể tự sửa chữa các lỗi của mình. Và

để tạo hứng thú, GV có thể tổ chức hướng dẫn học sinh đọc và chữa bài cho nhau.
* Đánh giá học sinh theo định kì
Khi thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên phải kiểm tra tiến độ thực hiện và kết
quả học sinh tiếp thu kiến thức ở mức độ nào, học sinh tiến bộ ở điểm nào, còn những
điểm yếu nào cần khắc phục; kiểm tra đánh giá định kì ( 2- 3 tuẩn / 1 bài) giúp cho học
sinh đánh giá khả năng học tập của mình so với các bạn trong đội tuyển để các em phấn
đấu nhiều hơn. Giáo viên khen ngợi những em có kết quả tốt, động viên các em có kết
quả chưa cao để các em thi đua cùng nhau phấn đấu. Mặt khác kiểm tra thường xuyên
17


giúp GV tuyển chọn đúng đối tượng HS năng khiếu và qua kết quả GV đánh giá được
hiệu quả của kế hoạch, phương pháp bồi dưỡng, nếu HS không tiến bộ GV kịp thời điều
chỉnh phương pháp và từ đó có những quyết định sư phạm chính xác nhằm thúc đẩy HS
tiến bộ thực sự.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Một vài biện pháp BD HSG môn NV cấp THCS đang trình bày đã áp dụng vào thực
tế giảng dạy. Có thể những điều này không còn mới mẻ với những đồng nghiệp có bề dày
kinh nghiệm, nhưng với tôi, đó là những điều tôi tâm đắc và bước đầu đã có được những
thành công. Do đó, mọi GV làm công tác BD HSG NV THCS hầu như đều có thể áp
dụng. Trong quá trình thực dạy từng năm học, GV – bằng kinh nghiệm thực tế của mình
– có thể khái quát bổ sung thành những vấn đề mang tính ứng dụng cao hơn, để thực hiện
và đạt hiệu quả càng cao hơn.
4. Hiệu quả lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:
Qua quá trình thực hiện công tác BD HSG theo những biện pháp nêu trên, bản thân
người viết đã thu được một số hiệu quả tích cực như:
- Các giờ dạy BD HSG trở nên sinh động, hứng thú, thu hút HS.
- HS có tâm lí thoải mái, nhẹ nhàng trong học tập.
- Khả năng học tập của HS được nâng lên một bước, kiến thức của HS được bổ sung
đầy đủ, toàn diện, kĩ năng lập luận vững chắc, lời văn mượt mà trau chuốt, thuyết phục

mang tính ứng dụng cao.
Qua cách thức thực hiện như trên, những năm gần đây học sinh có sự ham thích học
văn hơn trước kia, số học sinh dự tuyển vào đội năng khiếu, đội “Văn hay chữ tốt ” ngày
càng cao và đều khắp ở các khối lớp.
Kết quả cụ thể:
- NH 2011 – 2012: có 02 HS giỏi vòng huyện, 02 HS đạt giải cấp tỉnh, 02 HS đạt giải
Văn hay chữ tốt cấp tỉnh (1KK, 1Hạng 3)

18


- NH 2012 – 2013: có 04 HS giỏi vòng huyện, 02 HS đạt giải Văn hay chữ tốt cấp
huyện 02 HS đạt giải Văn hay chữ tốt cấp Tỉnh.
- NH 2013 – 2014: có 02 HS giỏi vòng huyện, 01 HS đạt HSG tỉnh, 03 HS đạt giải
Văn hay chữ tốt cấp huyện, 01 HS đạt giải Văn hay chữ tốt cấp Tỉnh.
- NH 2014 – 2015: có 03 HS giỏi vòng huyện, 03 HS đạt giải Văn hay chữ tốt cấp
huyện, 02 HS đạt giải Văn hay chữ tốt cấp Tỉnh, 01 HS đạt giải Văn hay chũ tốt cấp khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long
Với kết quả trên có thể khẳng định việc áp dụng các giải pháp trên đã mang lại kết
quả tốt và mang tính bền vững.
- Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Không có
- Tài liệu kèm theo: Không có

* DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
-

THCS: Trung học cơ sở
BD: Bồi dưỡng
HS: Học sinh
GV: Giáo viên

HSG: Học sinh giỏi
NV: Ngữ văn
NH: Năm học

19



×