CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: ……………………..
1. Tên sáng kiến: Tạo hứng thú cho học sinh khi học các bài Dân ca trong
chương trình Âm nhạc bậc Trung học cơ sở.
2. Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục
3. Mô tả bàn chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Dân ca dưới góc độ văn hóa dân tộc là một bộ phận không thể tách rời trong
tổng thể của nền Văn hóa dân gian, Văn học dân gian, Dân tộc học, Xã hội học và Âm
nhạc. Qua việc học tập các làn điệu dân ca, giúp cho các em học sinh nhận thức được
vẻ đẹp của nghệ thuật dân gian, có tình cảm yêu quý, trân trọng âm nhạc dân gian, âm
nhạc dân tộc, biết gìn giữ, tôn tạo và phát huy các di sản văn hóa dân tộc do ông ta
cha đã gầy dựng.
Mọi người chúng ta, ngay từ khi mới lọt lòng mẹ đến lúc trưởng thành đều
được nghe và hát những bài dân ca. Lúc còn được bế trên tay mẹ, được bà bồng trong
lòng, chúng ta đã được nghe những làn điệu êm dịu, nhẹ nhàng trìu mến của những
bài hát ru. Dân ca gắn bó với mỗi con người, là tiếng nói của mỗi dân tộc. Trải qua
bao biến cố thăng trầm của lịch sử, dân ca vẫn có sức sống bền chặt trong lòng mỗi
người dân Việt Nam, là nhịp cầu thời gian để ta trở về với cội nguồn của ông cha, dân
tộc.
Sau hơn 20 năm đổi mới, bộ mặt đất nước ta có nhiều thay đổi đáng kể. Kinh tế
phát triển kéo theo sự phát triển của văn hoá, xã hội… bên cạnh những giá trị tích cực
do nền kinh tế thị trường mang lại thì những hạn chế tiêu cực vẫn tồn tại và len lỏi
mọi ngóc nghách của đời sống. Tình trạng xuống cấp về mặt đạo đức ở một số bộ
phận thanh, thiếu niên đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, bên cạnh đó hầu hết
con trẻ hiện nay gần như quên hẳn các trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca vốn rất
1
phong phú và đa dạng mà ông cha ta đã để lại. trong đó hiện tượng lớp trẻ đang có xu
hướng lãng quên các trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca, bởi lẽ, các em được tiếp
xúc nhiều với luồng văn hóa ngoại lai, nhất là luồng văn hóa Phương Tây. Thực tế cho
thấy, một bộ phận học sinh bậc Trung học cơ sở ngày nay thích nghe và thích hát
những bài hát trẻ trung, sôi động, thậm chí là nhạc ngoại ... hơn là thưởng thức
những làn điệu dân ca, thậm chí không mấy mặn mà với các bài hát dân ca, và còn có
quan niệm rằng: nghe dân ca là không sành điệu, lỗi thời…Tất cả những suy nghĩ lệch
lạc của các em có một phần là các em không hứng thú trong khi học các bài dân ca.
Điều đó đặt ra một yêu cầu cấp thiết là giáo viên giảng dạy âm nhạc phải làm sao giúp
cho lớp trẻ hôm nay nhận ra được những giá trị tinh thần vô cùng to lớn kết tinh trong
các làn điệu dân ca, từ chổ hiểu được các giá trị, các em trở nên say sưa học tập, biết
trân trọng, yêu quý các giá trị những làn điệu dân ca này và có ý thức, trách nhiệm giữ
gìn và bảo tồn những di sản tinh thần to lớn đó.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1. Mục đích của giải pháp:
Mục đích của việc dạy và học môn âm nhạc trong nhà trường phổ thông là giáo
dục văn hoá âm nhạc cho học sinh nhằm trang bị cho các em những kiến thức sơ giản
các kỹ năng nhằm tạo điều kiện cho khả năng cảm thụ, hiểu và thể hiện nghệ thuật âm
nhạc, khơi dậy ở các em những khả năng sáng tạo trong hoạt động âm nhạc, củng cố
thêm về tình cảm đạo đức, về niềm tin thị hiếu nghệ thuật và nhu cầu âm nhạc.
Hiện nay, bên cạnh những tiến bộ của xã hội cũng như sự phát triển công nghệ
thông tin thì các em tiếp xúc với rất nhiều thể loại âm nhạc khác nhau. Chính sự hòa
nhập và phát triển đó mà đại đa số các em đang dần đánh mất những tinh hoa âm nhạc
của dân tộc, một trong những tinh hoa đó là dân ca Việt Nam. Vì thế, vai trò của giáo
viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở nhà trường phổ thông phải thật sự là cầu nối vô
cùng quan trọng để giúp học sinh yêu thích hơn khi học các bài, các làn điệu Dân ca
Việt Nam, từ đó góp phần giáo dục cho các em có tình cảm, đạo đức trong sáng, lành
2
mạnh, hướng tới những điều thiện cũng như cái đẹp trong cuộc sống, biết giữ gìn và
phát triển những tài sản quý giá của ông cha để lại cho dân tộc.
Muốn làm được điều đó, đòi hỏi giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc phải biết
khơi gợi hứng thú học tập của học sinh trong quá trình giảng dạy các bài dân ca. Kết
hợp tốt các phương pháp trong quá trình dạy học, khai thác triệt để phương tiện, kích
thích tư duy, tính sáng tạo của học sinh, từ đó giúp học sinh hứng thú khi học tập các
bài dân ca.
3.2.2. Nội dung của giải pháp:
Để học sinh yêu thích và say mê khi học các bài dân ca, giáo viên phải tạo cho
học sinh hứng thú học tập làm cho quá trình học tập của các em trở nên tự giác tạo
nên niềm vui trong sáng và bổ ích. Bất kỳ môn học nào cũng có khả năng gây hứng
thú học tập đối với học sinh. Bản thân nghệ thuật âm nhạc nói chung và học hát luôn
là nguồn cảm hứng, là sự kích thích sự say mê học tập của học sinh nhưng không phải
dạy như thế nào cũng gây được hứng thú cho học sinh. Trước đây, việc giảng dạy một
bài Dân ca cho học sinh đa phần là giáo viên chỉ giới thiệu sơ nét về bài dân ca rồi
tiến hành dạy cho các em trình bày bài dân ca là chủ yếu (do có rất ít về nguồn tư
liệu)
Ngày nay, việc đổi mới phương pháp dạy học, để học sinh tự chủ động chiếm
lĩnh kiến thức, giáo viên là người hướng dẫn điều khiển việc tạo hứng thú học tập cho
các em, đây là yếu tố rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học
nhất là việc giảng dạy các bài dân ca. Phải kết hợp tốt các phương pháp, khai thác triệt
để các phương tiện trong quá trình giảng dạy, kết hợp khai thác Công nghệ thông tin
vào tiết học, đồng thời kích thích khả năng tư duy, phát huy tính sáng tạo của các em
trong quá trình học tập. Làm được điều đó mới góp phần to lớn vào việc giúp các em
yêu thích, bảo tồn và phát huy kho tàng quí báu mà ông cha ta đã dày công gầy dựng.
Để tiết học hát những bài dân ca thêm sinh động, góp phần xây dựng và phát
triển năng lực âm nhạc, sự yêu thích dân ca của học sinh, giúp các em có ý thức trong
3
việc gìn giữ và phát triển những bài Dân ca. Giáo viên cần phải có những phương
pháp phù hợp nhằm tác động trực tiếp đến đối tượng để đạt hiệu quả cụ thể:
a. Giáo viên cần thực hiện đúng qui trình dạy hát:
Về qui trình dạy hát thì có người chi làm 6 bước, có người chia làm 7 bước và
có người chia làm 8 bước, tuy nhiên trong quá trình dạy hát cần đảm bảo các bước
như sau:
- Bước 1: Giới thiệu bài hát.
- Bước 2: Tìm hiểu bài hát
- Bước 3: Nghe hát mẫu
- Bước 4: Khởi động giọng
- Bước 5: Tập hát từng câu
- Bước 6: Hát cả bài
- Bước 7: Củng cố, kiểm tra.
Để thực hiện tốt các qui trình trên cần phải vận dụng linh hoạt các phương pháp
trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên để học sinh hát tốt, yêu thích các bài Dân ca giáo
viên cần chú trọng và nghiên cứu thật kỹ các bước để kích thích, lôi cuốn học sinh.
Phải gây hứng thú cho học sinh ngay phần giới thiệu bài: Phần giới thiệu của
giáo viên sinh động sẽ có tác dụng gây hứng thú cho học sinh, đồng thời, giáo viên
cũng nên hạn chế việc giới thiệu dài dòng, giới thiệu và phân tích sâu về tác giả làm
cho sự giới thiệu đó đi xa trọng tâm của bài, gây sự mất tập trung và hứng thú của các
em và nó sẽ làm mất nhiều thời gian trong quá trình luyện tập. Do đó, phải giới thiệu
bài ngắn gọn, xúc tích, kích thích sự tìm tòi, được khám phá của học sinh qua nội
dung bài hát. Nên có thông tin về vùng, miền và giới thiệu thêm 1-2 bài dân ca khác
cùng địa phương hoặc cùng dân tộc. Giáo viên không chỉ nêu tên bài mà phải cho học
sinh nghe trích giai điệu hoặc cả bài.
4
*Ví dụ 1: Khi dạy bài hát Vui bước trên đường xa (Theo điệu Lí con sáo Gò
Công – Dân ca Nam Bộ). Đặt lời mới – Hoàng Lân. GV có thể cho HS nghe bài hát
gốc (Lí con sáo Gò Công) để HS biết được nguồn gốc của bài hát và biết phân biệt
giữa lời cũ và lời mới.
Ngoài ra giáo viên có thể cho học sinh nghe thêm một vài bài dân ca Nam bộ
khác để học sinh cảm nhận được tính đặc trưng của Dân ca Nam bộ.
*Ví dụ 1: Khi dạy bài hát Đi cấy (Dân ca Thanh Hóa)
Giáo viên giới thiệu về quê hương Thanh Hóa anh hùng, là nơi sinh ra nhiều vị
anh hùng dân tộc như: Bà Triệu, Lê Lai, Lê Lợi…Bài hát Đi cấy nằm trong tổ khúc
Múa đèn gồm mười bài hát nói về cuộc sống lao động của nhân dân Thanh Hóa. Giáo
viên có thể cho học sinh nghe một số bài dân ca hay bài hát ca ngợi người dân Thanh
Hóa. Với cách trình bày như vậy chắc chắn từng ngày học sinh sẽ có những cảm nhận
mới trong mỗi lần học hát và nghe hát. Dẫn đến học sinh có sự tò mò, hưng phấn với
tiết học hát.
Phương pháp đặt câu hỏi:
Ở các tiết học hát thì phần tìm hiểu bài trước khi đi vào nội dung chính là học
hát thì giáo viên nên đưa ra một số câu hỏi phù hợp nhằm củng cố kiến thức về nhạc
lý cơ bản, phân tích các kí hiệu mới trong bài hát. Đặc biệt, Dân ca Việt Nam thường
dùng nhiều dấu luyến, nốt hoa mỹ, dấu chấm dôi…Do đó để học sinh tìm hiểu để các
em biết và khi tập hay trình bày các em sẽ có chú ý để thể hiện tốt.
Phương pháp tập từng câu.
Chủ yếu hướng dẫn học sinh hát theo lối móc xích. Nếu trong bài có những
quãng khó hoặc luyến từ 3 – 4 nốt nhạc thì khi học đến những chổ này, giáo viên phải
đàn nhiều lần để học sinh nghe, hát chính xác (như Bài Lí cây đa, Đi cắt lúa…).
Khi dạy các bài Dân ca, tốt nhất giáo viên nên hát mẫu từng câu một đến 2 lần
sau đó đàn lại giai điệu cho học sinh tập hát theo. Vì chỉ có giáo viên hát mẫu học sinh
5
mới cảm nhận và có thể bắt chước cách phát âm, nhả chữ, ngân giọng hay những
tiếng có luyến…trong khi đó tiếng đàn không thể hiện rõ những chi tiết ấy.
Phương pháp luyện tai nghe:
Sau khi nghe giáo viên hát mẫu, giáo viên đàn lại giai điệu câu nhạc (tập từng
câu) hay giai điệu cả bài (sau khi tập tất cả các câu) học sinh lắng nghe và hát lại câu
hát, bài hát. Phương pháp này giúp các em luyện tai nghe và hình thành phản xạ
nhanh với âm thanh trong âm nhạc. Học sinh có thể nghe giáo viên đàn mà ghép từng
câu hát theo lối móc xích. Giáo viên phải sử dụng nhạc cụ để cho học sinh tự nghe –
nhẩm – và hát lại câu hát hay bài hát. Đây là yếu tố giúp học sinh chủ động, tích cực
trong học tập.
Phương pháp sáng tạo:
Sau khi tập hoàn chỉnh một bài Dân ca, để học sinh trình bày bài hát kết hợp gõ
đệm, vận động hay đặt lời mới cho bài Dân ca là một yêu cầu phải được quan tâm
thích đáng. Vì chỉ có yêu cầu này của giáo viên mới kích khích sự tìm tòi, khám phá
của học sinh. Các em sẽ có dịp thể hiện năng khiếu của chính mình dưới sự hướng
dẫn của giáo viên. Việc làm này sẽ khiến các em thêm phần thích thú vì được thể hiện
mình đồng thời trao đổi, học hỏi từ các bạn cùng lớp.
Phương pháp cảm nhận bài hát:
Bài hát, hay bài dân ca là phương tiện để giáo dục âm nhạc. Đối tượng mà học
sinh lĩnh hội ở đây chính là bài hát (bản nhạc bởi cái hay, cái đẹp của chúng gắn liền
với chính nội dung và hình thức của tác phẩm. Để thấy được cái hay, cái đẹp đó các
em phải có những kĩ năng và tri thức nhất định khi nghe, cảm thụ, đánh giá hoặc tái
tạo. Ví dụ khi dạy bài hát Vui bước trên đường xa (Theo điệu Lí con sáo Gò Công –
Dân ca Nam Bộ). Học sinh sẽ trả lời qua phần gợi mở của giáo viên như: Nội dung
bài hát nói lên điều gì? Giai điệu bài hát như thế nào? Qua bài hát này bản thân em
học tập được điều gì? Em sẽ phải làm gì để xứng với những điều mà nội dung bài hát
6
muốn chuyển tải tới? Và có thể HS trả lời chưa được trôi chảy hoặc ý tứ chưa được
sâu sắc, song qua nhận xét và khắc hoạ của giáo viên thì học sinh từ chỗ hiểu nội
dung bài hát còn mơ hồ sẽ hiểu sâu sắc hơn và đặc biệt là sẽ có trách nhiệm hơn trong
việc học tập cũng như rèn luyện, giữ gìn và tôn tạo giá trị nghệ thuật của các bài Dân
ca nói chung.
Phối hợp các phương pháp trong tiết học:
Ngoài các phương pháp cơ bản trên, khi dạy giáo viên phải biết kết hợp các yếu
tố khác như việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong tiết học hát mà đặc biệt là các
bài Dân ca để các em khắc sâu thêm về bài hát. Cụ thể như khi dạy các em bài Lí kéo
chài (Dân ca Nam bộ - Đặt lời mới Hoàng Lân) giáo viên có thể kết hợp cho học sinh
xem một số tranh, ảnh, video clip nói về cuộc sống của người dân Nam bộ đặc biệt là
nghề chài, lưới…Từ đó học sinh biết được, cảm nhận được cuộc sống của người dân
chài.
Rèn luyện, hướng dẫn các em biết tự tin khi trình bày một bài Dân ca, tạo niềm
tin cho các em để các em thể hiện khả năng của mình thông qua các hoạt động ngoại
khóa trong nhà trường, tham gia các buổi Hội diễn của trường cũng là một trong số
các phương pháp để phát huy tất cả những nét đẹp của Dân ca Việt Nam, giúp các em
có cái nhìn thật sâu sắc về giá trị của các bài Dân ca, giúp các em yêu thích hơn.
Trong quá trình giảng dạy cần đưa vào một số trò chơi vừa nâng cao hiệu quả
bài học, vừa tạo hứng thú cho học sinh. Thực tế cho thấy nếu trong một tiết học, giáo
viên dành ít thời gian tổ chức trò chơi cho học sinh thì học sinh rất hào hứng học tập.
Trong âm nhạc có rất nhiều trò chơi nhưng giáo viên phải biết tổ chức trò chơi phù
hợp với từng bài học cụ thể. Khi tổ chức trò chơi cùng một nội dung nhưng giáo viên
phải biết linh hoạt thay đổi phương pháp tổ chức trò chơi để tránh rơi vào nhàm chán.
Trong bất kỳ phương pháp nào giáo viên cũng nên chú trọng sự động viên, đóng góp
ý kiến của cá nhân, của tập thể. Có thể học sinh làm chưa thuần thục nhưng giáo viên
phải biết động viên, khích lệ để các em không cảm thấy nặng nề trong tiết học âm
7
nhạc nói chung hay học hát nói riêng. Cho học sinh tự đánh giá cũng là cách để các
em nhận ra được những cái đúng, cái hay và những cái còn hạn chế trong quá trình
luyện tập để các em phấn đấu.
Thường xuyên phát triển hứng thú của HS trong giờ học hát đặc biệt là
dạy các bài Dân ca
Việc gây hứng thú cho học sinh trong giờ học không chỉ một lần mà phải rèn
luyện thường xuyên từ phút đầu đến phút cuối giờ học. Hơn nữa phải làm cho mức độ
hứng thú ngày càng tăng đến lúc các em không để ý thời gian trôi đi nhanh chóng và
đến khi giờ học kết thúc học sinh còn luyến tiếc. Đối với tiết học những bài Dân ca,
giáo viên cần phải tạo không khí vui tươi, sinh động.
Kết hợp việc giới thiệu di sản vào bài học
Giáo viên phải biết kết hợp với những Di sản của Việt Nam trong quá trình giới
thiệu các bài dân ca có liên quan để học sinh hứng thú học tập và trên cơ sở đó biết
trân trọng và phát huy vốn quý do ông cha ta tạo nên như: Nhã nhạc cung đình Huế,
Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Ca trù, Đờn ca tài tử nam bộ….
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh khi học các bài Dân ca trong
chương trình Âm nhạc bậc Trung học cơ sở mà tôi đang trình bày nói chung không
nặng tính lí luận mà chủ yếu đi vào thực tế giảng dạy. Do đó, mọi giáo viên làm công
tác giảng dạy Âm nhạc đều có thể áp dụng ngay trong công việc của bản thân tại bất
kì đơn vị nào, hoặc rút tỉa trong đó một vài điểm mà mình tâm đắc để thực hiện.
Trong quá trình thực dạy, qua từng tiết, từng bài, từng học kì, từng năm học, giáo viên
có thể vận dụng linh hoạt và sáng tạo cao hơn để việc truyền thụ kiến thức Âm nhạc
gần gũi hơn với học sinh, làm được việc đó là giáo viên đã một phần đóng góp vào
chủ trương của Đảng, Nhà nước và Bộ giáo dục và Đào tạo đưa các làn điệu dân ca,
trò chơi dân gian vào trường học và coi đó là một trong năm tiêu chí xây dựng
“Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp:
8
Qua các tiết dạy, khi áp dụng các phương pháp trên ở các lớp được phân công
giảng dạy tôi nhận thấy rằng:
- Đa số học sinh nắm, trình bày được bài hát và có nhiều sáng tạo trong việc trình
bày bài hát thêm sinh động.
- Qua mỗi bài Dân ca giúp các em khắc sâu kiến thức, cảm nhận được cái hay,
cái đẹp và chất trí tuệ trong các bài dân ca.
- Giúp các em mở rông thêm một số kiến thức âm nhạc, từ đó các em phát huy
khả năng sáng tạo như đặt lời mới cho bài Dân ca có hiệu quả.
- Đa số HS không còn cảm thấy nhàm chán trong những tiết học các bài Dân ca.
- Qua khảo sát thực tế tại đơn vị.
Mức độ hứng thú của học sinh đối với việc học hát Dân ca
Các mức độ hứng thú của học sinh
Khối
Tổng số
HS
Rất thích
Thích
Thích vừa
Không thích
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
6
145
75
51.7%
59
40.6%
11
7.7%
0
0
7
112
55
49.1%
40
35.7%
17
15.2%
0
0
9
116
50
43.1%
54
46.5%
12
10.4%
0
0
Tổn
g
373
180
48.2%
153
38.7%
41
10.8%
0
0
Đối chiếu kết quả khảo sát ở bảng trên ta thấy, số lượng học sinh rất thích khi
học các bài dân ca khi áp dụng phương pháp trên chiếm trên 50%; đặc biệt là không
có học sinh nào không thích học các bài Dân ca.
Quá trình giảng dạy Âm nhạc mà trong đó thường xuyên có nội dung dạy hát,
đặc biệt là dạy các bài Dân ca, nếu người giáo viên âm nhạc luôn có ý thức về yêu cầu
giáo dục thẩm mỹ qua môn học của mình chắc chắn chúng ta sẽ có những suy nghĩ để
9
cải tiến, sáng tạp làm cho tiết học thêm sinh động, hấp dẫn và mang đến cho học sinh
những xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ âm nhạc thật sự. Điều đó rất quan trong vào việc
làm đẹp tâm hồn của các em. Vì thế, muốn đẩy mạnh giáo dục thẩm mĩ để nâng cao
năng lực thẩm mĩ âm nhạc cho học sinh, giúp các em yêu thích các làn điệu Dân ca thì
không cách nào khác ngoài việc nâng cao chất lượng giờ dạy âm nhạc qua tất cả các
yếu tố như: Nội dung, phương pháp, phương tiện…và nhất là phải tạo ra môi trường
âm nhạc sinh động, làm cho học sinh vừa là người học vừa là người cảm thụ, sáng tạo
có thế chúng ta mới góp phần vào mục tiêu giáo dục thẩm mĩ cho các em. Có sự yêu
mến, ham thích học sinh mới cảm thụ, trân trọng và gìn giữ phát triển những bài Dân
ca do ông cha ta để lại.
3.5. Tài liệu kèm theo: Không.
Mỏ Cày Nam, ngày 9 tháng 4 năm 2015
10