Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.26 KB, 73 trang )

1

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Lời mở đầu............................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1- ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HỊA BÌNH GIAI ĐOẠN 2005 – 2008 VÀ KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NĂM 2009......................................................................................9
1.1. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN CỦA XÃ
HỊA BÌNH.............................................................................................................9
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên..............................................9
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..........................................................................12
1.1.3. Đánh giá chung về các nguồn lực phát triển.............................................12
1.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA
BÀN XÃ HỊA BÌNH GIAI ĐOẠN 2005-2008 VÀ DỰ KIẾN THỰC HIỆN
NĂM 2009............................................................................................................13
1.2.1. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế giai đoạn 2005-2008 và dự kiến
thực hiện năm 2009..............................................................................................13
1.2.2. Đánh giá thực trạng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật.............21
1.2.3. Đánh giá thực trạng phát triển các ngành giáo dục, y tế, văn hóa - thể thao
.............................................................................................................................24
1.2.4. Thực trạng an ninh quốc phòng.................................................................29
1.2.5. Thực trạng sử dụng đất của xã...................................................................29
1.2.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của xã giai đoạn
2005 -2008...........................................................................................................33
CHƯƠNG 2 - QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
XÃ HỊA BÌNH ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020........35
2.1. DỰ BÁO VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ
- XÃ HỘI XÃ HỊA BÌNH GIAI ĐOẠN 2009-2015 VÀ 2015-2020.................36
2.1.1. Bối cảnh phát triển kinh tế xã hội trong thập kỷ tới..................................36


2.1.2. Dự báo về xu thế đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa.................37
2.1.3. Dự báo về tiến bộ khoa học và công nghệ mới..........................................38
2.1.4. Dự báo về khả năng khai thác các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế
xã hội trên địa bàn................................................................................................39
2.1.5. Dự báo về quy mô dân số và phát triển nguồn nhân lực............................40
2.2. NHỮNG THẾ MẠNH, HẠN CHẾ VÀ THÁCH THỨC CHỦ YẾU CỦA XÃ
HỊA BÌNH THỜI KỲ TỪ 2009-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020. .41
2.2.1. Những thế mạnh chủ yếu...........................................................................41
2.2.2. Những thách thức đối với xã Hịa Bình trong thập kỷ tới.........................42
2.3. CÁC QUAN ĐIỂM QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI XÃ HỊA BÌNH.....................................................................................43


2

2.3.1. Quan điểm 1: Quy hoạch tổng thể và định hướng chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của xã nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành
phố.......................................................................................................................43
2.3.2. Quan điểm 2: Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật phải đi trước phù hợp với
xu thế cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa..................................................................44
2.3.3. Quan điểm 3: Phát triển và tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững......44
2.3.4. Quan điểm 4: Phát triển toàn diện kinh tế - văn hóa – xã hội....................45
2.3.5. Các mục tiêu trong quy hoạch là định hướng cho công tác chỉ đạo của các
nhà quản lý và là cơ sở thu hút kêu gọi các nhà đầu tư.......................................46
2.4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020..........................................46
2.4.1. Phương hướng và mục tiêu tổng quát........................................................46
2.4.2. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2015, tầm nhìn đến năm
2020.....................................................................................................................46
2.4.3. Mục tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đến năm 2015, định hướng đến năm
2020.....................................................................................................................47

2.5. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC
KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020........48
2.5.1. Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp..................................................48
2.5.2. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp..................................................54
2.5.3. Quy hoạch phát triển ngành Thương mại và dịch vụ.................................56
2.5.4. Quy hoạch phát triển Giáo dục..................................................................59
2.5.5. Quy hoạch phát triển Y tế..........................................................................60
2.5.6. Quy hoạch phát triển Văn hóa, Thể thao...................................................61
2.5.7. Quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật............................62
CHƯƠNG 3- NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ HỊA
BÌNH ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020...............................65
3.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phương án quy hoạch............................65
3.2. Huy động các nguồn lực, tạo vốn đầu tư..........................................................66
3.3. Tìm kiếm và mở rộng thị trường......................................................................67
3.4. Sử dụng linh hoạt các chính sách và cơng cụ quản lý về đất đai để thúc đẩy
chuyển đổi kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai.......68
3.5. Thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới..........................................68
3.6. Nâng cao trình độ đội ngũ lao động và chất lượng nguồn nhân lực.................69
3.7. Cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực và hiệu quả bộ máy quản lý..............70
3.8. Một số kiến nghị với thành phố và cấp trên.....................................................70
KẾT LUẬN............................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................73


3


4


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Cơ cấu sử dụng đất của xã Hịa Bình năm 2009...............................11
Bảng 1.2. Giá trị sản xuất và cở cấu giá trị sản xuất trên địa bàn qua các năm
.............................................................................................................................. 13
Bảng 1.3. Kết quả hoạt động sản xuất nơng nghiệp và lâm nghiệp...................16
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng chính qua các năm...........17
Bảng 1.5. Quy mô đàn gia súc gia cầm qua các năm..........................................17
Bảng 2.1. Dự kiến giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trong giai đoạn quy
hoạch.................................................................................................................... 52
Bảng 2.2. Phương án 1 - Phương án tăng trưởng ngành nông-lâm nghiệp trong
điều kiện không thuận lợi...................................................................................52
Bảng 2.3. Phương án 2 - Phương án tăng trưởng ngành nơng-lâm nghiệp trong
điều kiện trung bình............................................................................................53
Bảng 2.4. Phương án 3 - Phương án tăng trưởng ngành nông-lâm nghiệp trong
điều kiện thuận lợi...............................................................................................53
Bảng 2.5. Các phương án tăng trưởng ngành công nghiệp................................55
Bảng 2.6. Các phương án quy hoạch ngành thương mại và dịch vụ.................57

Lời mở đầu

1. Tính cấp thiết của chuyên đề

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là khâu trung tâm của công
tác kế hoạch hóa kinh tế quốc dân, thể hiện ý đồ nhất quán về phát triển kinh


5

tế xã hội trong thời kỳ dài hạn, là sự cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, là căn cứ để xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm của địa phương.

Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cũng là căn cứ để hoạt động giữa các
ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế trên địa bàn, tránh sự chồng chéo,
phát huy được thế mạnh của từng ngành, từng lĩnh vực, tạo sức mạnh tổng
hợp của địa phương trong phát triển kinh tế xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, từ năm 2005 Thị xã Hịa Bình( nay là
TP.Hịa Bình) đã tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã
hội của Thị xã đến năm 2015. Đến năm 2008 Thành Phố đã thực hiện rà soát
điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Thành
Phố đến năm 2015 và định hướng đến 2020. Các định hướng phát triển kinh
tế xã hội chung của Thành Phố theo các phương án quy hoạch đã được đặt ra
có thể trở thành hiện thực khi các mục tiêu và định hướng đó được triển khai
thực hiện cụ thể trên phạm vi từng xã trong toàn huyện. Chính vì vậy, Ủy ban
Nhân dân Thị xã Hịa Bình đã ra chủ trương và chỉ đạo các xã tiến hành xây
dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn đến năm 2015
và định hướng đến năm 2020.
Hịa Bình là một xã nằm giáp TP.Hịa Bình, qua điều tra, nghiên cứu cho
thấy xã Hịa Bình có vị trí khá thuận lợi. Nằm tiếp giáp với TP.Hịa Bình, tuy
kinh tế ở đây cịn gặp nhiều khó khăn do trình độ dân trí cịn chưa cao dẫn
đến việc sử dụng các nguồn lực sẵn có vẫn cịn chưa hợp lý, việc quy hoạc
tổng thể kinh tế xã hội chưa được cán bộ quan tâm đứng mức do đó khơng sử
dụng được hết tiềm năng của xã. Để người dân cũng như kinh tế xã hội trong
xã đi lên thì xã cần tiến hành quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội một cách khoa
học dựa trên cơ sở có sự tham gia của người dân và việc quan tâm chỉ đạo của
Thành phố. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội xã Hịa Bình được
triển khai thực hiện sẽ một mặt chỉ ra định hướng khai thác các tiềm năng thế
mạnh thúc đẩy phát triển nhanh mạnh, vững chắc kinh tế xã hội của xã Hòa


6


Bình trong những năm tới, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã
hội chung của Thành phố theo đúng mục tiêu định hướng đã đặt ra.
Xuất phát từ thực tiễn đó tơi tiến hành thực hiện chun đề tốt nghiệp:
“Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội xã Hịa Bình, TP.Hịa
Bình, Tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2009-2015, định hướng đến năm 2020.
2. Mục tiêu của chuyên đề
Mục tiêu tổng quát
- Đánh giá đúng các tiềm năng lợi thế, các cơ hội và thách thức của xã
Hịa Bình trong q khứ, hiện tại và tương lai.
- Xác định đúng hướng phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nhanh
trên cơ sở khai thác hợp lý có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của xã phù
hợp với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phương án Quy hoạch
tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hịa Bình đến năm 2015,
định hướng đến năm 2020; đồng thời xác định bước đi và đề xuất các giải
pháp thực hiện phương án quy hoạch khoa học và có tính khả thi.
- Tránh các mâu thuẫn và những chồng chéo trong quá trình phát triển,
đảm bảo phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững.
Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đúng thực trạng và các nguồn lực trong q trình phát triển
kinh tế xã hội xã Hịa Bình.
- Xác định các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển của xã trong
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hịa Bình.
- Xây dựng các luận chứng phương án phát triển các ngành, lĩnh vực chủ
yếu đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 làm căn cứ cho việc xây dựng
các kế hoạch phát triển 5 năm và hàng năm.
- Xác định hướng đầu tư, các trọng điểm đầu tư và dự kiến danh mục các
dự án đầu tư cho mỗi giai đoạn 5 năm trong cả kỳ.
- Xây dựng các giải pháp phát triển kinh tế xã hội cũng như thực hiện
quy hoạch.



7

3. Yêu cầu cần đặt ra của đề tài.
Đề tài phải được nghiên cứu toàn diện trên địa bàn xã; kế thừa sử dụng
thơng tin trong các quy hoạch có liên quan đã được phê duyệt, tránh trùng lặp,
mâu thuẫn.
Các đề xuất về nội dung và giải pháp thực hiện quy hoạch phải mang tính
khoa học, tính khả thi, luận giải rõ ràng và phù hợp quy hoạch phát triển
chung của Thành phố.
Quy hoạch xác định và cụ thể hóa các mục tiêu đến năm 2015, định hướng
đến 2020 trên tất cả các mặt kinh tế xã hội.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội xã Hóa Bình
tập trung triển khai trong phạm sau đây:
- Phạm vi khơng gian: Trong phạm vi địa giới hành chính của xã Hịa
Bình.
- Phạm vi thời gian: Quy hoạch được rà soát và điều chỉnh trong khoảng
thời gian đến năm 2015, đặt trong tầm nhìn đến năm 2020.
- Phạm vi các ngành và lĩnh vực: Xác định mục tiêu, phương hướng và
các phương án quy hoạch của tất cả các ngành và lĩnh vực chủ yếu của kinh tế
- xã hội trên địa bàn xã Hịa Bình.
5. Phương pháp thực hiện điều chỉnh quy hoạch
- Điều tra thống kê thu thập thông tin về thực trạng kinh tế xã hội, về khả
năng nguồn lực và các điều kiện cho sự phát triển.
- Thu thập thông tin kinh tế - xã hội từ phịng thống kê và các ban có liên
quan.
- Nghe báo cáo, trao đổi và tổ chức hội thảo về tình hình phát triển kinh
tế - xã hội tại xã.
- Thu thập các thông tin kinh tế - xã hội từ các nguồn khác để đối chiếu,

so sánh và lựa chọn những tài liệu đáng tin cậy nhất phục vụ cho công tác quy
hoạch.


8

- Sử dụng các phương pháp chuyên dụng trong quá trình rà sốt, điều
chỉnh bổ sung quy hoạch như: Phương pháp chuyên khảo; Các phương pháp
dự đoán và dự báo; Phương pháp cân đối; Phương pháp chuyên gia.


9

CHƯƠNG 1- ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HỊA BÌNH GIAI ĐOẠN 2005 – 2008 VÀ
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NĂM 2009
1.1. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN
CỦA XÃ HỊA BÌNH
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài ngun thiên nhiên
a. Vị trí địa lý và diện tích
Xã Hịa Bình nằm ở phía Tây Bắc Thành phố Hịa Bình, cách trung tâm
Thành phố 5km với tổng diện tích tự nhiên là 2151,45 ha. Nằm giáp với
thành phố Hịa Bình nên xã có điều kiện để phát triển kinh tế, hơn thế nữa
trong xã cịn có đường nối giữa Thành phố Hịa Bình và Huyện Đà Bắc nên
có điều kiện có thể phát triển các ngành dịch vụ, nâng cao đời sống của nhân
dân.

• Địa hình
Địa hình trong xã chủ yếu là đồi núi, bị chia cắt bởi nhiều khe vực. Độ cao
trung bình từ 300-450m. Do đó tạo điều kiện để phát triển các cây lâm nghiệp

thông qua các dự án trồng rừngcủa nhà nước. Phủ xanh diện tích đất rừng còn
lại chưa sử dụng bằng việc trồng rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

• Khí hậu – Thủy văn
Nằm trong khu vực ơn đới gió mùa. Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt, đó là
mùa mưa và mùa khơ. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, cịn mùa khơ thì từ
tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình vào khoảng 23 0c, nhiệt độ
cao nhất là tháng 7 hàng năm.
Lượng mưa hàng năm khá cao, khoảng 1859mm. Vào mùa mưa, thì lượng
mưa chiếm tới 92% lượng mưa cả năm. Do nằm gần vùng lòng hồ sơng Đà
nên xã chịu ảnh hưởng của tiền khí hậu lịng hồ sơng Đà. Độ ẩm hàng năm là
85%.


10

Trong xã có nhiều con suối nhỏ, trong đó có 3 con suối chính cung cấp
nước cho xã là suối Voi, suối Thẳng, suối Cang. Hướng chảy của các con suối
này là hướng Tây Nam. Vào mùa khơ thì ngồi các con suối cung cấp nước ra
thì xã cịn được cung cấp đủ nước từ nhà máy nước của Thủy điện Sông Đà
bằng các ống dẫn nước đến từng hộ dân. Vào mùa mưa, do lượng mưa hàng
năm khá cao, hơn nữa với địa hình tồn núi rất dễ xãy ra tình trạng lũ quét
ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.
Các nguồn tài ngun


Tài ngun đất: Xã Hịa Bình có tổng diện tích đất tự nhiên là

2151,45ha, là loại đất feralit màu đỏ nâu, tỷ lệ đá lẫn cao, độ sâu tầng đất
trung bình phù hợp cho việc canh tác các loại cây lấy gỗ và cây ăn quả ngắn

ngày và dài ngày. Cơ cấu sử dụng đất hiện tại năm 2009 của xã được thể hiện
qua bảng 1.1


11

Bảng 1.1. Cơ cấu sử dụng đất của xã Hòa Bình năm 2009
Stt
1
1.1

1.2

1.3
2
2.1
2.2

2.3
2.4
3
3.1
3.2

Loại đất
Đất nơng nghiệp
Đất sản xuất nơng nghiệp
a. Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng lúa
Đất trồng cây hàng năm khác

b. Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp
a. Đất rừng sản xuất
Đất rừng phịng hộ
Đất rừng đặc dụng
Đất ni trồng thủy sản
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất chuyên dùng
Đất trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp
Đất sản suất kinh doanh phi NN
Đất có mục đích cơng cộng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
Đất chưa sử dụng
Đất bằng chưa sử dụng
Đất đồi núi chưa sử dụng
Tổng cộng


Mã đất
NNP
SXN
CHN
LUA
HNK
CLN
LNP
RSX
RPH

RDD
NTS
PNN
OTC
CDG
CTS
CSK
CCC
NTD
SMN
CSD
BCS
DCS

Diện tích
(ha)
1186,45
247,46
95,59
86,62
8,97
151,87
934,24
436,5
497,74
0,00
4,44
92,81
16,88
29,68

0,31
0,31
29,06
1,44
44,81
872,5
20,37
852,13
2151,4

Tỷ lệ
(%)
55,14
11,51
4,45
4,03
0,42
7,06
43,42
20,29
23,13
0,00
0,21
4,31
0,78
1,38
0,01
0,01
1,35
0,07

2,08
40,55
0,95
39,61

100,00
5
Nguồn: Phịng tài ngun mơi trường TP Hồ Bình

Tài ngun nước: Trong xã có nhiều khe suối, với 3 con suối chính

đó là suối Voi, suối Cang, suối Thẳng. Đây là nguồn cung cấp nước chính của
người dân. Ngồi các con suối cung cấp nước chính thì người dân cịn lấy
nước từ các giếng khơi để phục vụ sinh hoạt và sản xuất.


Tài nguyên rừng: Là một xã miền núi nên diện tích rừng ở đây

tương đối lớn, với diện tích đất rừng là 934,24 ha nên tiềm năng về rừng là rất
lớn, cung cấ các lâm sản của rừng cho người dân trong xã cũng như cho


12

Thành phố. Tuy nhiên hệ động vật ở đây không được phong phú vì đa số diện
tích là rừng trồng, chỉ có một số các loại động vật như: Chim, Sóc, Cầy.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Theo số liệu của phịng Thống kê Thành phố Hịa Bình, tính đến cuối năm
2008 xã có 510 họ dân với 2072 nhân khẩu trong đó nam là 1066 người chiếm
51,45%, nữ là 1006 người chiếm 48,55%. Tỷ lệ tăng dân số của xã là 1,2%, số

người trong độ tuổi lao động là 1468 người chiếm 70,85% tổng số dân trong
xã. Đây được xem là 1 điều kiện khá tốt trong việc cung ứng nguồn nhân lực
để phát triển kinh tế xã hội của xã.
Tuy nhiên, trong xã vẫn còn nhiều hạn chế gây cản trở cho quá trình phát
triển như: trình độ dân trí cịn thấp, nhận thức chưa cao, số người trong độ
tuổi lao động nhiều nhưng lại thiếu những lao động có trình độ nên chưa áp
dụng được trình độ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, do đó năng suất lao
động cịn chưa cao. Để khắc phục tình trạng này thì xã cần phải chú trọng hơn
nữa trong cơng tác Giáo dục nhằm nâng cao dân trí cho người dân để có thể
cung cấp cho xã nguồn lao động có trình độ và tay nghề cao trong tương lai.
Bên cạnh đó, xã Hịa Bình cịn là địa phương có tỷ lệ số hộ được hưởng
lương và trợ cấp xã hội là khá cao, chiếm khoảng hơn 50% tổng số hộ. Đây có
thể xem là nguồn lực trực tiếp, có vai trị quan trọng trong việc tạo nguồn vốn
cho phát triển kinh tế - xã hội của xã.
1.1.3. Đánh giá chung về các nguồn lực phát triển
Từ các phân tích về thực trạng điều kiện tự nhiên và xã hội của xã Hịa
Bình ở trên có thể thấy các thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn xã thời kỳ quy hoạch là cơ bản, bao gồm các yếu tố: vị trí địa lý,
hệ thống giao thơng, đất đai cịn chưa sử dụng nhiều, nguồn lao động rồi
dào… Nhưng bên cạnh đó cũng cịn tồn tại một số khó khăn, thách thức như:


13

về cơ bản xã vẫn là địa phương thuần nông, trình độ dân trí cịn thấp, nhiều hủ
tục lạc hậu còn tồn tại…
1.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HỊA BÌNH GIAI ĐOẠN 2005-2008 VÀ DỰ
KIẾN THỰC HIỆN NĂM 2009
1.2.1. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế giai đoạn 2005-2008 và dự

kiến thực hiện năm 2009.
a. Khái quát chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
xã Hịa Bình.
Xã Hịa Bình là được coi là một trong những xã thuần nông của Thành
phố, hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ còn
chậm phát triển và lạc hậu, chủ yếu là hoạt động tiểu thủ cơng nghiệp hộ gia
đình bằng phương pháp thủ cơng máy móc cơng nghệ chưa được áp dụng
nhiều trong sản xuất. Để có một nhận xét chung về thực trạng phát triển kinh
tế xã hội trên địa bàn xã trong những năm gần đây cần xem xét về cơ cấu kinh
tế của xã qua bảng 1.2 dưới đây.

Bảng 1.2. Giá trị sản xuất và cở cấu giá trị sản xuất trên địa bàn qua các
năm
Chỉ tiêu

Năm

Năm

Năm

Năm

2005
2006
2007
2008
1. Giá trị sản xuất theo giá hiện hành (triệu đồng)
Tổng giá trị sản xuất
9.581,00 1.0731,00 13.471,90 15.844,30

Tiểu thủ công nghiệp
2.864,30 3.150,00
4.200,00 5.040,00


14

Nông-lâm nghiệp
Thương mại và Dịch vụ
2. Cơ cấu ngành(%)
Tổng giá trị sản xuất
Tiểu thủ công nghiệp
Nông-lâm nghiệp
Thương mại và Dịch vụ

5.935,70
781,00

6.731,00
851,00

7.952,60
1.319,50

9.304,30
1.500,00

100,00
29,89
61,95

8,16

100,00
100,00
100,00
29,35
31,17
31,80
62,72
59,02
58,72
7,93
9,79
9,46
Nguồn: Phịng thống kê TP.Hịa Bình

Và báo cáo thực hiện chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của xã Hòa Bình
Trong tổng giá trị sản xuất năm 2005, ngành nơng lâm nghiệp chiếm gần
62%, thương mại và dịch vụ chiếm phần rất nhỏ bé 8,16%, tiểu thủ công
nghiệp cũng khá khiêm tốn khi chiếm 29,89%. Bước sang năm 2006 cơ cấu
đó gần như ít biến động mà cịn có điều đặc biệt là ngành thương mại và dịch
vụ và ngành tiểu thủ công nghiệp không những không tăng trong cơ cấu các
ngành kinh tế của xã mà còn giảm đi. Điều này thể hiện lên một điều là cơ sở
vật chất phục vụ cho sản xuất của ngành tiểu thủ cơng nghiệp cịn lạc hậu và
thơ sơ, chủ yếu là sản xuất bằng thủ công nên năng suất bị phụ thuộc vào
người sản xuất, máy móc chưa được đưa vào sử dụng rộng dãi cho sản xuất
nên năng suất cũng đạt rất kém. Đồng thời sự sụt giảm trong cơ cấu của
ngành thương mại cũng cho thấy trong năm 2006 các loại hình kinh doanh về
thương mại và dịch vụ cũng chưa thực sự có những định hướng kinh doanh
sao cho hiệu quả nên lợi nhuận thu được của ngành là không tốt hơn nhiều so

với năm 2005 mặc dù lợi nhuận vẫn lớn hơn. Ngược lại với ngành tiểu thủ
cơng nghiệp và thương mại và dịch vụ thì ngành nông lâm nghiêp của xã
trong năm 2006 lại phát triển khá ổn mặc dù thời tiết cũng không mấy thuận
lợi cho sản xuất, nhưng năng suất lại vẫn được duy trì, mặt khác do trong năm
2006 xã đã gieo trồng được nhiều hơn so với năm 2005 nên cũng góp phần
nâng cơ cấu của ngành lên.


15

Đến năm 2008 sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã Hịa Bình đã có
những dấu hiệu dịch chuyển theo hướng tích cực. Cụ thể ngành nơng lâm
nghiệp đã giảm 3,7% và đồng thờ cả ngành tiểu thủ công nghiệp và thương
mại – dịch vụ cùng tăng. Mặc dù cơ cấu ngành nông lâm nghiệp chỉ giảm 3,7
% nhưng vì xã Hịa Bình là một xã miền núi thuần nông nên việc giảm đi
3,7% cũng đã cho thấy được những cố gắng đáng ghi nhận của người dân
trong xã nói riêng và của Ủy ban Nhân dân xã Hịa Bình nói chung. Đây là
dấu hiệu cho thấy xã Hịa Bình cũng đã bắt đầu có những chính sách và định
hướng đúng đắn cho công cuộc phát triển kinh tế sao cho hợp với thời kỳ mới
và để tránh bị tụt hậu so với các địa phương khác trong thành phố
b. Thực trạng phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp
Sản xuất nông nghiệp được coi là một trong những thế mạnh của xã Hịa
Bình so với những ngành nghề khác trong nền kinh tế chung của xã vì là một
xã miền núi nên việc sản xuất nông nghiệp được chú trọng rất nhiều, một mặt
có thể cung cấp lương thực thực cho nhân dân trong xã và cung cấp cho các
địa phương khác trong thành phố, mặt khác đất đai ở đây phần lớn là đồi núi
nên thích hợp cho việc trồng các loại cây lương thực khác như: ngô, sắn, đậu
đỗ…và các loại cây ăn quả ngắn hạn, dài hạn. Đặc biệt một nguồn thu khác
không kém phần quan trọng là ngành trồng rừng khai thác gỗ, nó đã góp phần
giải quyết cơng ăn việc làm cho người nơng dân nhằm tạo thêm thu nhập, là

nguồn nguyên liệu đốt của người dân, đồng thời cũng là cơ sở cho ngành chế
biến gỗ phát triển bền vững.
Trong giai đoạn từ năm 2005-2008 mặc dù tỷ trọng ngành nông lâm
nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế của xã đã giảm đáng kể nhưng nó vẫn thể
hiện tầm quan trọng và vẫn được xã chú trọng quan tâm đặc biệt. Trong việc
chỉ đạo sản xuất nông nghiệp xã chỉ tập chung vào 2 lĩnh vực chính là trồng
trọt và chăn ni.

• Ngành trồng trọt


16

Giảm diện tích canh tác và tăng cường thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất
cây trồng, thay đổi cơ cấu cây trồng, tăng giá trị sản phẩm là xu thế chung của
ngành trồng trọt của cả nước. Xã Hịa Bình cũng khơng nằm ngồi xu thế đó.
Mặc dù diện tích đất canh tác lúa của xã từ năm 2005-2008 đã có xu hướng
giảm xuống những nó lại được thay thế vào đó là việc mở rộng diện tích đất
canh tác cho các loại cây lương thực khác nhằm phục vụ cho nhu cầu của
người dân cũng như để kinh doanh bằng chính sản phẩm của các loại cây
lương thực đó như: Cây ngô, Cây sắn, Cây đậu… Mặt khác, đối với công tác
trồng rừng phủ xanh đất đồi hoang, xã đã khuyến khích khai hoang mở rồng
những phần đất cịn chưa sử dụng nhằm phục vụ cho việc trồng rừng và trồng
các loại cây ăn quả khác.
Bảng 1.3. Kết quả hoạt động sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp
Năm

Năm

Năm


Năm

Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
1. Giá trị sản xuất theo giá hiện hành(triệu đồng)
Tổng giá trị sản xuất
5.935,70 6.731,00 7.952,60 9.304,30
Trồng trọt
3.406,50 4.358,80 5.190,70 6.253,30
Chăn nuôi
2.529,20 2.372,20 2.762,53 3.051,00
2. Cơ cấu ngành(%)
Tổng giá trị sản xuất
100,00
100,00
100,00
100,00
Trồng trọt
57,39
64,75
65,26
67,2
Chăn ni
42,61
35,24
34,74

32,8
Nguồn: Phịng thống kê TP. Hịa Bình
Qua bảng 1.3 ta nhận thấy, việc khuyến khích khai hoang mở rộng diện
tích đất canh tác phục vụ cho việc trồng các loại cây đã giúp thu nhập bình
quân hàng năm tăng dần đều và tương đối ổn định mặc dù có những năm thời
tiết khơng thuận lợi. Điều đó cho thấy xã đã có những phương án dự phịng để
khắc phục việc thời tiết khơng thuận lợi để có thể giữ nguyên được thu nhập
của cả ngành. Xem bảng 1.4 diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng chính
qua các sẽ làm rõ thêm vấn đề này.
Vấn đề cơ bản có thể nêu lên qua bảng 1.4 là :
+ Diện tích trồng lúa có xu hướng giảm dần mặc dù năm 2006 đã tăng lên


17

+ Diện tích trồng ngơ và sắn có xu hướng tăng giảm thuận nghịch với
nhau.
+ Về năng suất cây trồng của xã Hịa Bình, nhìn chung đã đạt được đến
tầm cao và tương đối ổn định( so với các xã miền núi trong tỉnh nói riêng và
cả nước nói chung)
Tóm lại, về trình độ thâm canh trong ngành trồng trọt của xã Hịa Bình là
tương đối cao, tuy nhiên trong những năm tiếp theo cần áp dụng những loại
giống lai mới có năng suất cao hơn vào cơng tác gieo trồng để có thể nâng cao
năng suất gieo trồng lên nữa.
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng chính qua các năm
Chỉ tiêu

Đơn vị

Diện tích gieo trồng lúa

Năng suất bình qn
Sản lượng cả năm
Diện tích gieo trồng ngơ
Năng suất bình qn
Sản lượng cả năm
Diện tích trồng sắn
Năng suất bình qn
Sản lượng cả năm

tính
Ha
tạ/ha
tấn
Ha
tạ/ha
tấn
Ha
tạ/ha
tấn

Năm

Năm

Năm

Năm

2005
2006

2007
2008
94,4
95,1
94,4
92,9
47,5
49,7
48
49
449,3
472,6
438,7
455,2
26
21,25
25
32,33
25,5
26
28
29
66,3
55,25
62,5
93,75
29
51
35
30

82
90
88
85
237,8
459
3080
2550
Nguồn: Phịng Thống kê TP.Hịa Bình

• Ngành chăn ni
Các hoạt động chăn ni trâu bị, lợn, gia cầm, dê, ong được thực hiện tại
các gia đình với quy mô nhỏ lẻ, không tập trung được nhiều, số trang trại
trong xã cịn rất ít. Trong giai đoạn 2005-2008 ngành chăn ni có nhiều biến
động khơng ổn định do nhiều nguyên nhân khách quan( xem bảng 1.5 dưới
đây).
Bảng 1.5. Quy mô đàn gia súc gia cầm qua các năm
Đơn vị tính: con
Loại gia súc gia cầm

Năm

Năm

Năm

Năm

2005


2006

2007

2008


18

Đàn trâu
Đàn bò
Đàn lợn
Gia cầm
Đàn dê
Đàn ong

549
185
850
8500
205
156

506
522
527
253
261
158
994

1205
1057
5000
8509
7317
205
209
213
156
122
143
Nguồn: Phòng Thống kê TP.Hịa Bình

Đàn trâu có xu hướng giảm nhưng khơng ổn định vì hiện nay ít dùng trâu
vào việc cày kéo nhờ có máy móc đảm nhiệm khâu làm đất và vận tải, mặt
khác hàng năm số lượng trâu chết rét vào những năm mùa đơng có nhiệt độ
thấp là tương đối nhiều. Đàn bị nhìn chung có xu hướng tăng nhưng cũng
khơng ổn định. Ngun nhân đàn bị tăng là do nhu cầu thị trường bị lấy thịt
nhưng quy mơ nhỏ lẻ trong các hộ gia đình. Năm 2008 số đàn bò giảm mạnh
do nhu cầu về thịt giảm mạnh vì giá cả tăng vọt, nên người dân có xu hướng
tiết kiệm nhiều hơn và việc chi tiêu cho ăn uống cũng từ đó giảm đi. Đàn lợn
có xu hướng tăng lên nhưng đến cuối năm 2007 đầu năm 2008 số lượng đàn
lợn cũng đã giảm xuống do dịch bệnh và nhu cầu thịt lợn cũng giảm xuống.
Đàn gia cầm thì tăng giảm khơng ổn định, ngun nhân chính là do chịu ảnh
hưởng của dịch cúm gia cầm H5N1 nên số lượng gia cầm thay đổi thất
thường. Đàn dê và đàn ong thì ổn định hơn do khơng phải chịu nhiều những
dịch bệnh và nhu cầu lấy thịt và lấy mật cũng ổn định nên nói chung khơng có
biến động về số lượng. Nếu xem xét trong giai đoạn từ 2005-2008 thì năm
2007 là năm được mùa nhất của ngành chăn ni ở xã Hịa Bình.


• Ngành sản xuất lâm nghiệp
Ngành sản xuất lâm nghiệp là 1 ngành cho doanh thu là khơng đồng đều,
thời gian để có thu nhập là tương đối dài nhưng nguồn lợi nhuận từ việc sản
xuất lâm nghiệp là rất lớn vì vậy ngành vẫn được rất chú trọng trong xã, mặt
khác do đặc thù về địa hình là 1 xã miền núi nên lâm nghiệp được xem như là
1 thế mạnh của vùng. Theo số liệu thống kê được thì trong 6 tháng đầu năm
2005 đã có 17,3 ha diện tích rừng trồng sản xuất cho khai thác, tổng giá trị


19

tiền cho thu từ cây gỗ( keo, bạch đàn) ước đạt 433.280.000 đồng. Đến cuối
năm 2005 phần diện tích rừng đã khai thác ngay lập tức đã được nhân dân
trong xã trồng lại toàn bộ và một phần đất mới được khai hoang cũng được
đưa vào sản xuất ln. Nhìn chung trong giai đoạn 2005-2008 hàng năm
doanh thu từ việc trồng và khai thác rừng của xã là vào khoảng gần 1tỷ đồng,
đây là con số rất khả quan và trong tương lai khi mà các loại giống cây mới
được đưa vào trồng thì chắc chắn giá trị cho thu sẽ cịn lớn hơn nữa.
c. Thực trạng phát triển cơng nghiệp
Các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp của xã bao gồm những nghề
có tính truyền thống như: Chổi chít, chế biến lâm sản, tăm tre, may mặc…
Thu nhập mà ngành mang lại nhìn chung cịn tăng chậm nhưng lại rất ổn định.
Tuy tỷ trọng của ngành trong cơ cấu kinh tế của xã thấp hơn rất nhiều so với
ngành nơng-lâm nghiệp nhưng lại đóng vai trị rất quan trọng. Bởi vì nó đã
giải quyết được một lượng lớn việc làm cho người dân trong xã sau những
mùa vụ bận dộn với mức thu nhập tương đối ổn định vào khoảng 700.000
đồng/người/tháng( số liệu năm 2008). Theo số liệu từ ban kinh tế xã thống kê
được thì đến cuối năm 2008 ngành tiểu thủ công nghiệp của xã đã giải quyết
cho gần 600 người có việc làm. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng vì xã Hịa
Bình là 1 xã thuần nông miền núi nên điều kiện để phát triển cơng nghiệp bị

hạn chế rất nhiều. Hình thức sản suất của ngành tiểu thủ công nghiệp phần lớn
là bằng thủ cơng nên địi hỏi một lượng lao động lớn để kịp làm ra sản phẩm
cung ứng cho thị trường. Tuy lượng lao động trong ngành tiểu thủ công
nghiệp chiếm 1 tỷ lệ rất lớn nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, không
được đào tạo sâu về chuyên môn, chủ yếu là họ tự học hỏi của nhau nên việc
ứng dụng các loại máy móc tiên tiến vào việc sản xuất là rất chậm và khó
khăn. Trong khoảng thời gian tới nếu xã muốn tiếp tục duy trì và đẩy nhanh
tốc độ phát triển của ngành thì khơng chỉ đầu tư cho mở rộng quy mô sản xuất
mà còn phải đầu tư mở những lớp dạy nghề cho người dân đặc biệt là đối với
ngành chế biến lâm sản, đây là một thế mạnh của xã vì có nguồn nguyên liệu


20

sẵn có và rất rồi dào nên xã cần phải đầu tư thêm cho lĩnh vực này để tạo ra
những chuyển biến tích cực trong cơng tác phát triển ngành công nghiệp trong
tương lai. Trong bản quy hoạch kinh tế xã hội của Nước ta đến năm 2020 đã
nêu rõ mục tiêu của Việt Nam đến năm 2020 trở thành một nước cơng nghiệp,
vì vậy ngay từ bây giờ xã cần có những bước đi và định hướng đúng đắn để
nền cơng nghiệp lên 1 tầm cao mới đó là cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa
tồn diện.
Trong xã hiện tại mới chỉ có một vài cơ sở sản xuất tập trung như: các
xưởng chế biến gỗ, xưởng sản xuất tăm tre với quy mô khoảng 20-30 nhân
công làm việc trong 1 xưởng, còn phần lớn người dân nhận sản phẩm về làm
tại nhà để vừa có thể tiết kiệm được thời gian đi lại vừa làm ra được nhiều sản
phẩm hơn. Nhưng hình thức này chỉ được vận dụng trong việc sản xuất tăm
tre và làm chổi chít, cịn với nghề chế biến gỗ thì địi hỏi kỹ thuật cao và cần
được giám sát nên chỉ có thể làm việc tại các xưởng chế biến gỗ được những
người có vốn đầu tư.
Nhìn chung, giai đoạn từ 2005-2008 ngành tiểu thủ công nghiệp của xã

tăng đều( mặc dù chậm) và ít có biến động. Tuy nhiên, như đã nêu ở trên
trong khoảng thời gian tới xã cần phải vạch ra những định hướng phù hợp và
có sự đầu tư thích đáng cho ngành công nghiệp để xã không bị tụt hậu so với
các địa phương khác trong tỉnh.
d. Thực trạng phát triển thương mại và dịch vụ
Hoạt động thương mại và dịch vụ của xã chủ yếu là kinh doanh buôn bán,
kinh doanh ăn uống phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân địa phương.
Trong năm 2008, số lao động làm việc trong lĩnh vực này chiếm 3,05% tổng
số lao động của địa phương nhưng giá trị của ngành chiếm 9,46% tổng giá trị
sản xuất của địa phương(bảng 2). Đăc điểm hoạt động của ngành thương mại
và dịch vụ là đòi hỏi vốn tương đối lớn cộng với truyền thống, kinh nghiệm
và vị trí địa lý thích hợp nên chúng ta có thể rễ dàng nhận thấy những khó
khăn đối với ngành thương mại và dịch vụ của xã. Trong giai đoạn tới để cho


21

ngành có điều kiện được phát triển thì vấn đề đầu tin mà xã cần phải thực hiện
đó là đầu tư nâng cấp, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật sao cho đồng
bộ và hiện đại hơn. Có như vậy thì các nhà đầu tư mới có thể xem xét đến
những lợi thế mà vùng có được để đầu tư thích hợp.
Hiện tại trên địa bàn xã chưa có doanh nghiệp nào kinh doanh về lĩnh vực
thương mại – dịch vụ, chủ yếu là các hoạt động kinh doanh buôn bán lẻ của
các hộ cá thể nằm trên các trục đường lớn đặc biệt trên tuyến đường nối trung
tâm thành phố với Huyện Đà Bắc. Điều kiện quan trọng để thực hiện việc trao
đổi hang hóa ở địa phương là chợ, xã Hịa Bình có 1 chợ nằm ở trung tâm của
xã với cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ. Tuy nhiên chủ yếu là bán lẻ phục vụ
tiêu dùng của nhân dân địa phương, hàng hóa được sản xuất từ các trang trại
được các chủ buôn mua tại vườn, tại ao nên người dân thường ra những cửa
hàng bán lẻ các sản phẩm mình cần là có thể mua được mà khơng nhất thiết

đến chợ.
Nhìn chung tốc độ tăng trưởng ngành thương mại và dich vụ của xã Hịa
Bình trong giai đoạn từ năm 2005-2008 là rất chậm nhưng ổn định. Đây là
thực tế rất rễ dàng nhận thấy đối với một xã miền núi như xã Hịa Bình. Vì
vậy, trong thời gian tới ngành cần được quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa đặc
biệt là về cơ sở hạ tầng. Có như vậy thì mới có thể nâng cao lợi nhuận của
ngành trong tổng giá trị sản xuất của xã trong giai đoạn tiếp theo.
1.2.2. Đánh giá thực trạng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật
a. Mạng lưới đường giao thơng
Trên địa bàn xã Hịa Bình có tuyến quốc lộ nối thành phố Hịa Bình với
huyện Đà Bắc chạy qua với chiều dài là 3,5 km. Đây là tuyến đường giao
thông quan trọng, thuận lợi cho việc giao lưu của xã với trung tâm thành phố
và các địa phương lân cận thuộc huyện Đà Bắc. Tuyến đường này hiện tại
đang được đầu tư cải tạo. Trong tương lai đây sẽ là tuyến đường quan trọng,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của thành phố Hịa Bình nói


22

chung và xã Hịa Bình nói riêng. Tuy vậy hiện nay xã vẫn chưa khai thác
được nhiều thế mạnh của tuyến đường này đi qua xã.
Các tuyến đường liên xã đi sang phường Hữu Nghị, Tân Hịa và xã n
Mơng đã được rãi nhựa với tổng chiều dài 2 km, có chiều rộng mặt đường là 3
m. Đây là những tuyến đường chính phục vụ cho việc sản xuất và giao lưu đi
lại với các xã khác trong thành phố. Tuy nhiên, các tuyến đường này còn hẹp
chưa đảm bảo giao thông thuận tiện nên trong thời gian tới xã cần có kế hoạch
mở rộng và nâng cấp để thuận tiện hơn cho việc đi lại.
Theo thống kê, đến cuối năm 2008 tồn xã đã thực hiện bê tơng hóa mặt
đường liên thơng được 4.249 m với tổng kinh phí được nhà nước hỗ trợ là
479.005.000 đồng. Trong đó kinh phí hỗ trợ của tỉnh là 302.482.000 đồng,

kinh phí thành phố hỗ trợ là 176.523.000, còn lại là nhân dân tự đóng góp.
Hệ thống giao thơng nội đồng của xã chủ yếu là đường đất, một phần đã
được rãi đá để chống sói mịn vào mùa mưa. Tuy vậy vào mùa mưa những
tuyến đường giao thơng nội bộ này cịn gặp rất nhiều khó khăn trong phục vụ
sản xuất và đi lại của nhân dân.
Nhìn chung, hệ thống giao thơng của xã Hịa Bình hiện tại là khá đầy đủ
tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu ra bên ngoài và bên trong xã. Tuy vậy,
chất lượng của các tuyến đường cần phải được nâng cấp và cải tạo nhanh
chóng để có thể kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất cũng như sinh hoạt của
nhân dân trong xã
b. Hệ thống cấp, thoát nước sinh hoạt
Hệ thống cấp nước: Hiện tại trong xã đã có 1 trong tổng số 5 thơn của xã
đã có cơng trình nước sạch đến tận hộ gia đình. Những thơn cịn lại hiện nay
nhân dân đang sử dụng chủ yếu là nước giếng khơi và nước được dẫn từ suối
về. Những thôn này cũng đã có dự án cung cấp nước sạch và dự kiến đến hết
năm 2011 tồn bộ các hộ gia đình trong xã sẽ được sử dụng nước máy sinh
hoạt do nhà máy nước Sông Đà cung cấp.


23

Thoát nước: dọc theo các khu dân cư, 2 bên đường đã có hệ thống cống
rãnh thốt nước thải, nhưng bị lấn chiếm và không được nạo vét thường
xuyên nên hệ thống này hoạt động kém hiệu quả, không đảm bảo tiêu nước
trong mùa mưa. Hệ thống nước thải sinh hoạt đổ chung với nước thải tự nhiên
nên nhiều nơi trở thành những chỗ tù đọng, gây ô nhiễm môi trường.
c. Hệ thống diện
Hiện tại xã có 2 trạm biến áp với tổng công suất là 6350KVA, hệ thống
đường dây hạ thế dài 10.000m. Giá bán điện đến hộ gia đình là 550đ/KW.
Đến thời điểm hiện tại thì mạng lưới điện này đủ để cung cấp điện phuc vụ

cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã, nhưng trong giai đoạn tới xã
cũng cần đầu tư nâng cấp và xây mới thêm 1 số trạm biến áp để có thể đáp
ứng được nhu cầu trong sản xuất và sinh hoạt của người dân.
d. Mạng lưới thông tin bưu chính viễn thơng
Tồn xã có 200 máy điện thoại cố định, bình qn cứ 3 hộ thì có 1 hộ lắp
điện thọa cố định. Tại trung tâm xã có điểm bưu điện của xã
e. Hệ thống thủy lợi
Nước tưới cho đồng ruộng của xã được lấy từ 3 con suối chính là: suối
Voi, suối Thẳng và suối Cang. Ngồi ra vào mùa khơ khi mà lượng mưa ít thì
ngồi 3 con suối chuyên cung cấp nước ở trên xã còn được cung cấp đủ nước
từ nhà máy nước của Thủy điện Sơng Đà. Chính vì có nguồn nước từ 3 con
suối trên và từ nhà máy thủy điện Sông Đà nên vấn đề về nước tưới cho ruộng
đồng của xã đã được đảm bảo chủ động cho phần diện tích đất nông nghiệp.
Hệ thống tiêu nước theo 2 tuyến kênh mương chính là:
+ Tuyến Bai Háo
+ Tuyến Bai cuối 1
Hiện tại 2 tuyến kênh mương này đang được nâng cấp và sữa chữa lại tồn
bộ với tổng kinh phí là 141.492.910 đồng, trong đó sữa tuyến Bai Háo là
9.748.000 đồng( kinh phí được trích từ ngân sách xã), kinh phí cho sữa chữa
tuyến Bai Cuối 1 là 131.744.910 do phòng kinh tế thành phố làm chủ đầu tư.


24

Với việc tu sữa và nâng cấp 2 tuyến kênh mương tiêu nước này thì nhân dân
trong xã sẽ yên tâm hơn trong việc thoát nước vào mùa mưa sắp tới và sau này.
1.2.3. Đánh giá thực trạng phát triển các ngành giáo dục, y tế, văn hóa thể thao
a. Thực trạng phát triển lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Phát triển giáo dục đào tạo được xác định là một trong những nhiệm vụ
hàng đầu và phải đi trước một bước nhằm nâng cao dân trí cho tồn dân, đào

tạo nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Về cơ sở vật chất, xã có
hệ thống trường lớp đạt tiêu chuẩn của thành phố quy định, trang thiết bị phục
vụ cho công tác giảng dạy và học tập của các lớp là tương đối đầy đủ.
Nhờ sự giảng dạy nhiệt tình, tâm huyết của các thầy cơ giáo, sự chăm lo
của các bậc phụ huynh và tinh thần phấn đấu không ngừng của các em học
sinh, năm học 2007-2008 công tác giáo dục của xã đã đạt được nhiều thành
tích đáng phấn khởi. Có thể nói đây là kết quả khả quan nhất trong những
năm gần đây. Kết quả học và giảng dạy được được phân thành các khối:

• Khối Mầm non
Duy trì tốt mạng lưới trường lớp, làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục,
phối hợp chặt chẽ với các ban ngành chăm lo cơ sở vật chất cho nhà trường,
cùng với nhà trường vận động trẻ ra lớp đạt tiêu chuẩn.
+ Tổng số lớp Mầm non là 4 lớp
+ Tổng số trẻ đến lớp là 95 trẻ
Trong đó :

Mầm non là 23 trẻ
Mẫu giáo là 72 trẻ

Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đến trường là 96%
+ Tổng số giáo viên trong trường là 12 giáo viên
Trong đó:

Số giáo viên được xét vào diện giỏi cấp trường là 5 người
Số giáo viên được xếp loại khá của trường là 4 người
Số còn lại là đạt u cầu, khơng có giáo viên yếu kém


25


• Giáo dục bậc Tiểu học
Tổng số học sinh trong trường là 148 em. Kết quả giáo dục năm học 20072008 được phân như sau:
+ Khối lớp 1, lớp 2 và lớp 3 có
- Số học sinh loại giỏi là 19 em. Tỷ lệ đạt 23,2%
- Học sinh loại khá là 44 em . Tỷ lệ đạt 53,6%
- Học sinh trung bình là 19 em. Tỷ lệ đạt 23,2%. Khơng có học sinh học
lực loại yếu.
+ Khối lớp 4 và lớp 5
- Học sinh loại giỏi là 5 em. Tỷ lệ đạt 7,8%
- Học sinh loại khá là 31 em. Tỷ lệ đạt 48,6%
- Học sinh trung bình là 27 em. Tỷ lệ đạt 42,2% 27 em. Tỷ lệ đạt 42,2%
- Lực học yếu có 1 em. Tỷ lệ 1,6%
- Về hạnh kiểm: Loại tốt đạt 78,1%; loại khá tốt đạt 21,9%. Khơng có
học sinh loại yếu
Tỷ lệ lên lớp thẳng đối với các khối lớp 1,2,3 là 100%. Khối lớp 4 là 97%.
Khối lớp 5 hồn thành chương trình tiểu học là 100%.
Trong năm học 2007-2008 nhà trường có 1 em đạt danh hiệu học sinh giỏi
cấp thành phố, có 24 em đạt danh hiệu học sinh giỏi tồn diện và 73 em đạt
danh hiệu học sinh tiên tiến. Bên cạnh đó, trong cơng tác giảng dạy của giáo
viên, nhà trường có 2 giáo viên được đề nghị cơng nhận danh hiệu giáo viên
dạy giỏi cấp thành phố và có 3 giáo viên đạt danh hiệu giỏi cấp trường.

• Giáo dục bậc Trung học cơ sở
Tổng số học sinh trong trường là 183 em. Kết quả giáo dục của nhà trường
trong năm học 2007-2008 là:
+ Về học lực
- Loại giỏi có 12 em, đạt 6,6%



×