Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.07 KB, 9 trang )

ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
I. Vai trò của nhà nước trong công cuộc xây đựng nền kinh tế thị trường định
hướng Xã hội Chủ nghĩa
Cuộc chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi không
chỉ cải cách kinh tế mà cả cải cách chính trị. Cũng vì thế mà cải cách chính sách Nhà
nước trở thành vấn đề cấp thiết ở tất cả các nước đang thực hiện sự chuyển đổi thể
chế kinh tế. Mục đích của cải cách là xây dựng một thể chế nhằm đảm bảo những
lĩnh vực cần thiết phải có sự điều tiết của Nhà nước cũng như những lĩnh vực có thể
hạn chế sự can thiệp đó. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích một số lĩnh
vực quan trọng, không thể không có sự điều tiết của Nhà nước trong quá trình xây
dựng thể chế kinh tế mới.
Thế kỷ XX đã chứng kiến cuộc đua tranh giữa hai hệ thống kinh tế, nói đúng hơn
là hai giải pháp vĩ mô đối lập nhau: nền kinh tế chỉ huy dựa trên sự kiểm soát tập
trung của Nhà nước và nền kinh tế thị trường dựa vào thành phần kinh tế tư nhân.
Thế nhưng, chỉ đến cuối thế kỷ XX thì câu trả lời cho sự phân tranh nói trên mới trở
nên rõ ràng: mô hình của nền kinh tế chỉ huy đã thất bại trong việc duy trì tăng
trưởng, trong việc tạo ra sự phồn vinh và thậm chí cả trong việc nâng cao đời sống
nhân dân. Trong khi đó, nền kinh tế thị trường lại tỏ ra thành công ở nhiều nước từ
Tây Âu đến Bắc Mỹ và cả Châu Á nữa. Tuy nhiên, mô hình kinh tế thị trường vẫn là
cái gì đó chưa thuyết phục và chưa được mọi nước chấp nhận một cách dễ dàng.
Vấn đề đặt ra là, nếu thị trường và hệ thống thị trường là hiệu quả thì sao Nhà
nước vẫn phải can thiệp vào các hoạt động của nó? Tại sao không thực hiện một
chính sách để tư nhân được hoàn toàn tự do kinh doanh? Trả lời vấn đề này, có thể
khẳng định rằng, Nhà nước không thể thay thế cho thị trường nhưng nó có thể tác
động một cách có hiệu quả đến mọi hoạt động của nền kinh tế thị trường.
Lịch sử đã chứng minh rằng, các nền kinh tế thị trường thành công nhất đều không
thể phát triển một cách tự phát nếu thiếu sự can thiệp và hỗ trợ của Nhà nước. Các
nền kinh tế thị trường nguyên thuỷ dựa trên cơ sở sản xuất và trao đổi giản đờn có
thể hoạt động một cách có hiệu quả mà không cần sự can thiệp của Nhà nước. Tuy
1


nhiên, vì nền kinh tế tăng trưởng dưới tác động bên ngoài ngày một phức tạp nên sự
can thiệp của Nhà nước xuất hiện như một tất yếu cho sự hoạt động có hiệu quả của
nền kinh tế thị trường. Trong các nền kinh tế thị trường đã Phát triển, Nhà nước có 3
chức năng kinh tế rõ rệt là: can thiệp, quản lý và điều hoà phúc lợi. Mặc dù còn có
những hạn chế nhất định, song sự điều tiết của Nhà nước vẫn là một trong các hoạt
động của nền kinh tế thị trường. Theo đó, thị trường tự do với đúng nghĩa của nó
không thể tồn tại, ngoại trừ trong các lý thuyết kinh tế.
Quả thực, không thể phủ nhận vai trò của Nhà nước trong các lĩnh vực như: ổn
định kinh tế vĩ mô thông qua chính sách tài chính và tiền tệ, củng cố an ninh quốc
phòng, cung cấp hàng hoá công cộng, chống ô nhiễm môi trường, phát triển giáo dục
tăng thu nhập và nâng cao phúc lợi xã hội, tạo dựng một bộ khung xã hội được sự
điều hành của luật pháp, định hướng cạnh tranh một cách có hiệu quả bằng cách giảm
độc quyền…
1. Vai trò của Nhà nước trong quốc phòng và trong việc sản xuất, tiêu dùng các hàng
hoá công cộng.
Quốc phòng là một ví dụ chứng tỏ vai trò tối quan trọng của Nhà nước. Điều đó
được quyết định bởi quốc phòng là một kiểu hàng hoá hoàn toàn khác hẳn với các
loại hàng hoá vật thể khác ở chỗ, người ta không trả tiền cho mỗi đơn vị sử dụng mà
mua nó như một tổng thể nhằm mục đích bảo vệ an ninh của cả một quốc gia. Ở đây,
bảo vệ cho một cá nhân không có nghĩa là giảm bảo vệ cho người khác, bởi tất cả
mọi người tiêu thụ các dịch vụ quốc phòng một cách đồng thời.
Các loại hàng hoá kiểu như vậy được gọi là hàng hoá công cộng, bởi không một
doanh nghiệp tư nhân nào có thể bán quốc phòng của toàn dân cho các công dân riêng
lẻ và coi đó là nghề kinh doanh thu lãi. Đơn giản là không thể có chuyện dịch vụ
quốc phòng lại được đem rao bán cho những người cần hoặc không thực hiện bảo vệ
an ninh quốc gia, cho những người từ chối chi trả kinh phí cho quốc phòng. Hơn nữa,
hàng hoá công cộng là thứ hàng hoá không thể định giá chính xác được, cho nên tư
nhân không thể cung cấp. Đấy là nguyên nhân chính giải thích vì sao quốc phòng
phải do Nhà nước điều hành và chi phí cho quốc phòng phải được lấy từ nguồn tài
chính công, từ ngân sách Nhà nước có được thông qua thuế.

Hàng hoá công cộng có ba đặc tính: tính không kình địch trong tiêu dùng, tính
không loại trừ (nonexcluđability) và tính không thể không tiêu dùng mà tựu trung lại,
2
tất cả mọi người đều có nghĩa vụ và quyền lợi tiêu dùng hàng hoá công cộng như
nhau. Có nhiều ví dụ về hàng hoá công cộng, từ các biện pháp chống lũ lụt cho đến
việc phòng chống vũ khí nguyên tử, nhưng hai ví dụ có thể thấy rõ vai trò của Nhà
nước một cách trực tiếp và thường xuyên nhất, đó là xây dựng cơ sở hạ tầng và ổn
định kinh tế vĩ mô.
2. Vai trò của Nhà nước đối với các yếu tố ngoại vi
Yếu tố ngoại vi là các ảnh hưởng tốt hay không tốt do các yếu tố bên ngoài gây
nên cho hoạt động của công ty hay cho xã hội nói chung. Yếu tố ngoại vi xảy ra khi
có sự khác biệt về phí tổn hoặc lợi ích giữa cá nhân và xã hội. Tuy nhiên, các chi phí
hoặc lợi ích này (chi phí ngoại vi hoặc lợi ích ngoại vi) lại không được tính đến trong
hệ thống giá cả và thị trường. Những chi phí ngoại vi cho sản xuất bao gồm: sự tắc
nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường mà nhà máy hoặc xí nghiệp sản xuất tạo
ra... Những yếu tố này gây nên sự giảm sút về phúc lợi của những người dân sống
xung quanh hoặc có thể buộc những nhà máy khác gần đó phải tốn kém thêm chi phí
để làm sạch nước sông đã bị ô nhiễm mà mình phải sử dụng trong sản xuất. Vì phía
thứ ba không được đền bù cho những khoản chi phí ngoại vi, nên các phí tổn sản xuất
không được tính đến trong hệ thống giá. Trong nền kinh tế thị trường tự do, người ta
chỉ mưu toan sử dụng tối đa những phương tiện hay lợi nhuận riêng của mình, và
nhưng chi phí hay lợi ích ngoại vi sẽ không được phản ánh trong giá cả của các đồ
vật. Ví dụ, trường hợp một nhà máy có thể làm ra một loại sản phẩm rất rẻ nhưng lại
làm ô nhiễm môi trường, gây ra sự giảm sút về phúc lợi cho nhưng người khác. Và
do vậy, vai trò kinh tế của Nhà nước là điều chỉnh lại sự bất hợp lý này. Bằng sự can
thiệp, Nhà nước buộc tất cả những ai hưởng lợi từ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đều
phải trả toàn bộ chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ấy.
Tuy nhiên, Nhà nước không dễ dàng quyết định chính xác chi phí ấy là bao nhiêu,
vì không thể định lượng một cách chính xác tác hại mà sự ô nhiễm ấy có thể gây ra
cho xã hội. Vì những khó khăn này, Nhà nước cần phải đảm bảo chi phí giảm ô

nhiễm không được cao hơn so với chi phí mà ô nhiễm gây ra cho xã hội. Nếu không
các nguồn lực sẽ không được phân bố hiệu qua.
Trong các lợi ích ngoại vi, cần chú ý tới giáo dục bởi đây là lĩnh vực cần phải có
sự quan tâm và hỗ trợ của Nhà nước. Ngoài ra, trong chừng mực một sán phẩm nào
đó có thể tạo ra được lợi ích ngoại vi, Nhà nước cần xem xét vấn đề trợ cấp tối ưu để
khuyến khích sản xuất, tiêu dùng loại sản phẩm này sao cho giá trị đích thực các lợi
3
ích ngoại vi được tính đến trong hệ thống giá thị trường. Ở đây, sự can thiệp cửa Nhà
nước là cần thiết, vì trong khi chi phí ngoại vi có thể dẫn đến sản xuất thừa thì ngược
lại, lợi ích ngoại vi lại có thể dẫn đến sản xuất thiếu.
3. Vai trò của Nhà nước trong việc tạo dựng bộ khung xã hội và luật pháp
Để thực hiện đúng đắn chức năng phân phối của mình, nền kinh tế thị trường đòi
hỏi một loạt thể chế phát triển cao, trong đó có hệ thống pháp lý để chống lại bạo lực
và gian lận bao gồm: hệ thống có liên quan tới những quyền sở hữu, những điều luật
về phá sản và khả năng thanh toán, hệ thống tài chính với ngân hàng trung ương và
các ngân hàng thương mại để giữ cho việc cung cấp tiền mặt được thực hiện một
cách nghiêm ngặt…
Thật vậy, trong các nền kinh tế thị trường không có gì bảo đảm để không diễn ra
bạo lực và gian lận. Đó là lý do tại sao Nhà nước cần phải có lưu trữ văn bản, hồ sơ,
chứng từ về đất đai, nhà ở, đảm bảo các hợp đồng mua bán tất cả các loại sản phẩm.
Cả người mua lẫn người bán đều muốn là khi cả hai phía đã đồng ý trao đổi thì sự
thoả thuận nhất định phải được thực hiện. Tình hình đó cũng giống như đối với quan
hệ giữa người chủ và người làm công. Người lao động đã với tư cách cá nhân hay tập
thể trong các tổ chức hiệp hội cũng đều có sự thoả thuận nhất định về điều kiện làm
việc, tiền lương với chủ sử dụng lao động. Nếu như không có sự đảm bảo cho các
thoả thuận ấy, nghĩa là không có sự thực thi của luật pháp thì các giao dịch trên thị
trường trở nên khó mà có thể thực hiện.
Nhà nước trong các nền kinh tế thị trường cần phải thiết lập và bảo vệ quyền sở
hữu tư nhân, cung như quyền được hưởng các lợi ích kinh tế xuất phát từ việc sử
dụng quyền sở hữu đó. Nếu không có sự đảm bảo ấy, một số người sẽ gặp phải

những rủi ro nếu đầu tư thời gian và tiền vốn của mình vào lĩnh vực kinh doanh mà
rốt cuộc, tiền lãi thu về lại có thể rơi vào Nhà nước hoặc các tập đoàn khác.
Sự bảo hộ của Nhà nước đối với sở hữu tư nhân thể hiện một cách rõ ràng đối với
đất đai, nhà máy, công xưởng, kho chứa và các sản phẩm hữu hình khác. Thế nhưng,
sự bảo hộ đó còn được áp dụng cho cả các sở hữu liên quan tới trí tuệ, chẳng hạn như
sách, bài viết, phim ảnh, hội họa, phát minh, sáng chế, thiết kế, bào chế thuốc hay
chương trình phần mềm... Đây là một sự can thiệp rất quan trọng của Nhà nước trong
việc bảo vệ bản quyền tác giả và qua đó, khuyến khích những hoạt động sáng tạo của
các nhà khoa học, các nghệ sĩ, khuyến khích việc phát huy khả năng trí tuệ của họ.
4
4. Vai trò của Nhà nước trong chính sách cạnh tranh
Vai trò này thể hiện ở tập hợp những biện pháp của Nhà nước nhằm cổ vũ cạnh
tranh giữa các nhà cung ứng với nhau, đồng thời bảo vệ người tiêu dùng chống lại
tình trạng độc quyền. Phạm vi của một chính sách như vậy bao gồm: kiểm soát bằng
các biện pháp điều tiết đối với những hãng có khả năng chi phối, kiểm soát các vụ
việc sát nhập công ty nhằm ngăn ngừa khả năng độc quyền hoá các ngành công
nghiệp, kiểm soát các hành vi chống cạnh tranh.
Nói tới độc quyền là nói tới thị trường chỉ có một người cung cấp. Thông thường,
trong các nền kinh tế thị trường, tình hình sẽ trở nên nan giải khi một ngành công
nghiệp bị chi phối bởi một số rất ít các Công ty lớn. Các công ty này có thể cấu kết
với nhau thành một tập đoàn hùng mạnh, áp đảo thị trường với mức giá cao, nhằm
thu nhiều lợi nhuận, đồng thời khống chế việc thâm nhập vào thị trường của các
Công ty nhỏ hơn đang cạnh tranh với họ. Để ngăn chặn tình trạng cấu kết, độc quyền
và để duy trì cạnh tranh lành mạnh một cách có hiệu quả, hầu hết các nền kinh tế thị
trường, kể cả Mỹ, đều thông qua đạo luật chống độc quyền.
Song, thật đáng tiếc, nhiều khi sự kiểm soát của chính phủ và chính sách chống
độc quyền trên thực tế lại dẫn đến giảm cạnh tranh chứ không phải là khuyến khích
cạnh tranh. Các chính sách này bao gồm: giấy phép độc quyền sản xuất một loại hàng
hoá và dịch vụ nào đó, thuế, côta... Tất cả những cái đó đã hạn chế việc nhập khẩu
hàng hoá và địch vụ từ nước ngoài. Do vậy, chính sách của Nhà nước về vấn đề cạnh

tranh không phải không có điều bất cập. Tuy nhiên, các nhà kinh tế đều thừa nhận
rằng, cái giá tiềm tàng cho phép các Công ty lớn (hoặc một nhóm các Công ty cấu kết
với nhau) giành được vị trí độc quyền trong các ngành công nghiệp chủ chốt là rất
cao. Giá đó đủ lớn đề thừa nhận vai trò nhất định của Nhà nước trong việc điều tiết
để duy trì cạnh tranh thông qua một hệ thống đạo luật không ngừng được củng cố.
5. Vai trò của Nhà nước đối với vấn đề thu nhập và phúc lợi
Trong nền kinh tế thị trường, khả năng kiếm sống ở một số người là rất hạn chế,
trong khi đó, số khác lại có nguồn thu nhập rất lớn. Nguồn thu nhập đó có thể do thừa
hưởng gia tài, có thể do tài năng hoặc sự thành đạt trong kinh doanh hay trong các
quan hệ chính trị, xã hội... Do vậy, vai trò của Nhà nước là không thể thiếu được
trong việc phân phối lại thu nhập để trong chừng mực cho phép, có thể thu hẹp lại
khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội. Trên thực tế, các chính phủ đều luôn thực
5

×