Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Phương hướng – nhiệm vụ kinh doanh năm 2011 của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.39 KB, 28 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Kí hiệu
AGRIBANK

Giải thích
Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nơng
thơn Việt Nam

NHNN

Ngân hàng nhà nước

XLRR

Xử lý rủi ro

KH

Khách hàng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

1
Sinh viên: Phạm Thành Luân
CQ491678


Mã sinh viên:


Báo cáo thực tập tổng hợp

LỜI MỞ ĐẦU
Tháng 1 năm 2011, em được nhận về thực tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn chi nhánh Bắc Hà Nội. Qua tìm hiểu của bản thân cùng với sự giúp đỡ của
các anh chị trong chi nhánh, em đã hoàn thành được báo cáo thực tập.
Cũng như các ngân hàng khác, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc
Hà Nội thực hiện các hoạt động như huy động vốn; cho vay, thanh tốn, bảo lãnh...Trong
q trình hoạt động và phát triển, chi nhánh ln nỗ lực hồn thiện mình để có thể đáp ứng
tốt nhất những nhu cầu với khách hàng. Trong báo cáo thực tập của mình, em xin trình bày
một cách khái quát về quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, kết quả hoạt động
kinh doanh, đồng thời đưa ra phương hướng nhiệm vụ của chi nhánh trong thời gian tới.
Báo cáo thực tập tổng hợp này bao gồm 3 phần chính:
Phần1: Giới thiệu về ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Hà Nội.
Phần 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Bắc Hà Nội trong 3 năm( 2008,2009,2010)
Phần 3: Phương hướng – nhiệm vụ kinh doanh năm 2011
Em xin chân thành cảm ơn tiến sỹ Cao Thị Ý Nhi giảng viên khoa ngân hàng - tài
chính, trường đại học Kinh tế quốc dân; Ban giám đốc và toàn thể cán bộ chi nhánh ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nơng thơn chi nhánh Bắc Hà Nội đã tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập này.
2
Sinh viên: Phạm Thành Luân
CQ491678

Mã sinh viên:



Báo cáo thực tập tổng hợp

Phần 1: Giới thiệu về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Bắc Hà Nội.
1.1. Những nét chính về Ngân Hàng Nơng Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn
Việt Nam.
- Thành lập ngày 26/3/1988 với tên gọi là Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt
Nam
- Ngày 14/1/1990 đổi tên thành Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam
- Ngày 15/11/1996 đổi tên thành Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam (NHNo&PTNT)
- Ngày 30/1/2011, thống đốc Ngân hàng nhà nước quyết định chuyển đổi Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu. Tên gọi vẫn giữ nguyên.
- Tên gọi tắt bằng tiếng Việt là Ngân hàng nông nghiệp
- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Vietnam Bank for Agriculture and Rural
Development
- Tên viết tắt bằng tiếng Anh: Agribank.
- Trụ sở chính: Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn Việt Nam có trụ sở
chính tại Lơ 2B.XV, Khu đơ thị mới Mỹ Đình I, Từ Liêm- Hà Nội.
- Quy mô : gồm 2300 chi nhánh và phịng giao dịch trên tồn quốc
- Tổng tài sảnh tính đến hết 31/12/2009 : 470.000 tỷ đồng.
- Lợi nhuận trước thuế tính đến ngày 20/10/2010 là 5.596 tỷ đồng ,các chỉ tiêu an
toàn chất lượng đều đạt và vượt chuẩn quốc tế.
- Tổng nguồn vốn đạt 434.331 tỷ đồng
- Vốn tự có: 22.176 tỷ đồng
- Dư nợ tín dụng 393.625 tỷ đồng
3
Sinh viên: Phạm Thành Luân

CQ491678

Mã sinh viên:


Báo cáo thực tập tổng hợp
- Vốn điều lệ: 20.708 tỷ đồng
Đến nay ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là ngân hàng
thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc
biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ
đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lưới dịch vụ ngân hàng tiên
tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành dự án hiện đại hóa hệ thống thanh tốn và
kế tốn khách hàng (IPCAS) do ngân hàng thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã được
hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với
độ an tồn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Hiện nay
Agribank đang có 10 triệu khách hàng là hộ sản xuất, 30.000 khách hàng là doanh nghiệp.
Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt
Nam với 1.034 ngân hàng đại lý tại 95 quốc gia và vùng lãnh thổ (tính đến tháng 12/2009).
Agribank là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các
dự án nước ngoài. Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Agribank vẫn được các tổ
chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan
phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB)… tin tưởng giao phó triển khai
136 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 4,2 tỷ USD, số giải ngân hơn 2,3 tỷ USD.
Song song đó, Agribank không ngừng tiếp cận, thu hút các dự án mới: Hợp đồng tài trợ với
Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) giai đoạn II; Dự án tài chính nơng thơn III do WB tài trợ;
Dự án Biogas do ADB tài trợ; Dự án JIBIC của Nhật Bản; Dự án phát triển cao su tiểu điền
do AFD tài trợ.
Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, Agribank còn thể hiện trách nhiệm xã hội của một
doanh nghiệp lớn với sự nghiệp An sinh xã hội của đất nước. Chỉ riêng năm 2009,

Agribank đã đóng góp xây dựng hàng chục trường học, hàng trăm ngơi nhà tình nghĩa,
chữa bệnh và tặng hàng vạn suất quà cho đồng bào nghèo, đồng bào bị thiên tai với số tiền
hàng trăm tỷ đồng
Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, Agribank đã và đang
khơng ngừng nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào
sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố và phát triển kinh tế của đất nước.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Bắc Hà Nội
4
Sinh viên: Phạm Thành Luân
CQ491678

Mã sinh viên:


Báo cáo thực tập tổng hợp
Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Hà Nội là một đơn vị
thành viên hạch toán phụ thuộc ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và
được thành lập theo Quyết định số 324/HĐQT ngày 05/09/2001 của ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam. Ngày 06/11/2001, Agribank Bắc Hà Nội chính thức được khai
trương tại trụ sở chính số 266 Đội cấn -Ba Đình - Hà Nội.
Agribank Bắc Hà Nội là chi nhánh cấp I trực thuộc ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam. Với phương châm hoạt động hiệu quả, an tồn, mục đích vì sự thịnh
vượng của khách hàng, chi nhánh đã luôn học tập kinh nghiệm của các ngân hàng đi trước, sáng
tạo, dám nghĩ, dám làm để đưa chi nhánh đi vào hoạt động, làm ăn có hiệu quả và ngày càng
phát triển.
Qua 10 năm xây dựng và trưởng thành, chi nhánh ngân hàng nông nhiệp và phát
tiển nông thôn Bắc Hà Nội đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, góp phần đắc lực
cùng tồn ngành Ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và phát triển kinh tế xã
hội của đất nước.

1.3. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc
Hà Nội
Agribank Bắc Hà Nội, địa chỉ tịa nhà Ladeco, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội. Hiện
nay, chi nhánh có 3 chi nhánh cấp 2 trực thuộc và 5 phòng giao dịch trên địa bàn Hà Nội.
+ Hội Sở chính là chi nhánh Cấp I Bắc Hà Nội
+ Chi nhánh Kim Mã
+ Chi nhánh Hoàng Quốc Việt
+ Chi nhánh Nguyễn Văn Huyên
+ Phòng giao dịch số 1 trực thuộc chi nhánh Hồng Quốc Việt
+ Phịng giao dịch số 2
+ Phòng giao dịch số 4
+ Phòng giao dịch số 5
Về cơ cấu tổ chức, ban lãnh đạo chi nhánh Agribank Bắc Hà Nội bao gồm 1 giám
đốc, 3 phó giám đốc và các trưởng phịng các phịng ban trưc thuộc.
Bộ máy hành chính của chi nhánh được chia thành 7 phòng ban gồm
5
Sinh viên: Phạm Thành Luân
CQ491678

Mã sinh viên:


Báo cáo thực tập tổng hợp
Các phòng ban bao gồm : Phịng tín dụng, phịng điện tốn, phịng hành chính,
phịng kế tốn ngân quỹ, phịng hành chính, phịng kiểm tra kiểm sốt nội bộ, phịng thanh
tốn quốc tế, phịng kế hoạch tổng hợp các phòng ban thực hiện nhiệm vụ dưới sự quản lý
điều hành của ban giám đốc.
Chi nhánh có đội ngũ cán bộ trẻ, được đào tạo cơ bản về tài chính ngân hàng, có
tinh thần học hỏi nâng cao trình độ. Cán bộ chủ chốt của chi nhánh có nhiều kinh nghiệm
và trình độ chun mơn cao

Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức chi nhánh:

Phòng kiểm tra kiểm sốt nội bộ

Phịng hành chính

Phịng điện tốn

Ban
Giám
Đốc

Phịng thanh tốn quốc tế

Phịng tín dụng

Phịng kế tốn ngân quỹ

Phịng dịch vụ khách hàng

Phòng kế hoach tổng hợp
6
Sinh viên: Phạm Thành Luân
CQ491678

Mã sinh viên:


Báo cáo thực tập tổng hợp


Nhiệm vụ của các phòng ban:
Ban giám đốc:
Nhiệm vụ của ban giám đốc là điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh. Đứng
đầu là giám đốc, giúp việc cho giám đốc là các phó giám đốc và hoạt động theo sự phân
công của giám đốc theo quy định. Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm trực tiếp về kết
quả hoạt động kinh doanh của đơn vị và báo cáo thông tin lên hội sở AGRIBANK Việt
Nam.
Phịng kiểm tra kiểm sốt nội bộ:
-Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ về việc thực
hiện các quy định, quy trình nghiệp vụ, quy chế điều hành của giám đốc tại các phòng và
các đơn vị trực thuộc chi nhánh. Theo dõi đôn đốc thực hiện các kiến kiến nghị sau thanh
tra, kiểm tra của chi nhánh.
-Phối hợp với đoàn kiểm tra của Agribank và các cơ quan có thẩm quyền để tổ chức
các cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán theo quy định.
-Tham mưu cho giám đốc chi nhánh trong việc tổ chức tự kiểm tra thực hiện nhiệm
vụ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.
-Tham mưu cho ban lãnh đạo chi nhánh xử lý các đơn thư khiếu nại tối cáo phát
sinh tại đơn vị liên quan đến sự việc và cán bộ thuộc thẩm quyền xử lý.
-Thực hiện báo cáo, thống kế liên quan đến hoạt động kiểm tra, giám sát, phòng
chống tham nhũng tội phạm theo quy định.
Phịng hành chính nhân sự
-Tổ chưc nhân sự: là đơn vị đầu mối, tham mưu, đề xuất, giúp việc cho ban Giám
đốc trong việc triển khai thực hiện công tác tổ chức nhân sự và phát triển nguồn nhân lực
tại chi nhánh. Cụ thể là:
+Tuyển dụng cán bộ.
+Điều động, luân chuyển, bố trí, sắp xếp cán bộ.
+Đánh giá cán bộ.
7
Sinh viên: Phạm Thành Luân
CQ491678


Mã sinh viên:


Báo cáo thực tập tổng hợp
+Đào tạo cán bộ.
+Đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.
+Thực hiện thi đua khen thưởng.
+Quản lý lao động.
+Quản lý tiền lương.
+Thực hiên công tác kỉ luật tại chi nhánh.
+Phát triển mạng lưới...
-Nhiệm vụ văn phòng:
+Thực hiện cơng tác quản lí hành chính văn phịng theo quy định.
+Là đầu mối thực hiện công tác quản trị tại chi nhánh.
Phịng điện tốn:
Là đơn vị đầu mối quản lý, tư vấn giúp việc cho Giám đốc trong các lĩnh vực công
nghệ thông tin tại chi nhánh, cụ thể:
-Hỗ trợ các phòng tại chi nhánh, hướng dẫn đào tạo các đơn vị thành tạo các thiết bị
tin học và các ứng dụng CNTT.
-Thiết lập, quản trị hệ thống mạng, đường truyền và thiết bị tin học.
-Quản lý hệ thống ứng dụng cơng nghệ thơng tin.
Phịng thanh tốn quốc tế:
- Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng
- Phối hợp thực hiện với các phòng liên quan thực hiện tiếp cận, tiếp thị, phát triển
khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợ thương mại. Theo dõi đánh giá việc
sử dụng sản phẩm tài trợ thương mại, đề xuất cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch
vụ. Tiếp thu, tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng, trước hết là các dịch vụ
liên quan đến nghiệp vụ đối ngoại. Tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng và đề xuất
cách giải quyết, tư vấn cho khách hàng về các giao dịch đối ngoại, hợp đồng thương mai

quốc tế.
-Chịu trách nhiệm về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối
ngoại của chi nhánh; chịu trách nhiệm về tính chính xác, đúng đắn đảm bảo an toàn tiền
vốn và tải sản của chi nhánh, của khách hàng trong các giao dịch kinh doanh đối ngoại.
-Một số nhiệm vụ khác: quản lý hồ sơ thơng tin liên quan đến các phịng, tham gia ý
kiến với các phòng theo chức năng nhiệm vụ được giao, thực hiện các nhiệm vụ khác theo
yêu cầu của giám đốc chi nhánh.
Phịng tín dụng:
8
Sinh viên: Phạm Thành Luân
Mã sinh viên:
CQ491678


Báo cáo thực tập tổng hợp
- Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề
xuất các chính sách ưu đãi với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín
dụng khép kín: sản xuất , chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng với sản xuất, lưu
thơng tiêu dùng.
- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa
chọn biện pháp cho vay an tòan và đạt hiệu quả cao.
- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.
- Thẩm định các dự án, hồn thiện hồ sơ trình ngân hàng nơng nghiệp và phát triển
nông thôn cấp trên theo phân cấp ủy quyền.
- Tiếp nhận các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực
tiếp làm nhiệm vụ ủy thác nguồn vốn thuộc chính phủ, bộ, ngành khác và các tổ chức kinh
tế, cá nhân trong nước và nước ngoài.
- Xây dựng và thực hiện mơ hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn đồng
thời đánh giá, theo dõi, sơ kết, tổng kết và đề xuất ban giám đốc cho phép mở rộng.
- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ q hạn, tìm ra ngun nhân và đề

xuất hướng khắc phục.
- Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh,
phòng giao dịch trực thuộc trên địa bàn.
Phòng kế toán ngân quỹ:
- Trực tiếp hạch toán kế toán thống kê và thanh toán theo quy định của chi nhánh,
xây dựng kế hoạch tài chính, quyết tốn kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương đối với
chi nhánh ngân hàng nơng nghiệp trên địa bàn, trình ngân hàng nơng nghiệp cấp trên phê
duyệt.
Phòng dịch vụ khách hàng:
-Trực tiếp quản lý tài khoản và thực hiện giao dịch với khách hàng cụ thể:
Trực tiếp bán sản phẩm, dịch vụ tại quầy, giao dịch với khách hàng cá nhân và thực hiện
tác nghiệp theo quy định.
-Quản lý tài khoản, nhập thông tin khách hàng và hạch toán kế toán các giao dịch
với khách hàng và các dịch vụ khác.
-Thực hiện giải ngân vốn vay cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ giải ngân đã được
phê duyệt. Thực hiện thu nợ, thu lãi các khoản vay của khách hàng theo yêu cầu của phịng
tín dụng.
-Thực hiện các giao dịch về thẻ.
-Trực tiếp chi trả kiều hối với khách hàng cá nhân.
9
Sinh viên: Phạm Thành Luân
CQ491678

Mã sinh viên:


Báo cáo thực tập tổng hợp
-Thực hiện cơng tác phịng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy
định của nhà nước và của Agribank; phát hiện báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có
dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp.

-Chịu trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ
giao dịch; Thực hiện đúng các quy định, quy trình nghiệp vụ; thẩm quyền và các quy định
về bảo mật trong mọi hoạt động giao dịch với khách hàng cá nhân, thực hiện đầy đủ các
biện pháp kiểm sốt nội bộ trước khi hồn tất một giao dịch với khách hàng.
-Một số nhiệm vụ khác: Quản lý hồ sơ thông tin khách hàng, tiếp nhận các yêu cầu
thay đổi thông tin của khách hàng, quản lý các tài khoản trung gian theo phân công của chi
nhánh, thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của giám đốc chi nhánh...
Phịng kế hoach tổng hợp:
- Cơng tác kế hoạch tổng hợp.
+Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch tổng hợp.
+Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh.
+Xây dựng chương trình và biện pháp triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh
tháng, quý, năm của chi nhánh làm cơ sở cho các đơn vị xây dựng kế hoạch và triển khai
cụ thể.
+Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh, đối chiếu, kiểm tra đơn đốc tình
hình tiến độ triển khai kế hoạch, hướng dẫn phối hợp, hỗ trợ các đơn vị trong chi nhánh
chuẩn bị báo cáo kết quả hoàn thành kế hoạch trên từng nghiệp vụ.
+Giúp việc giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của chi
nhánh.
-Cơng tác quản lý nguồn vốn
+Quản lý tồn bộ hoạt động huy động vốn, cân đối nguồn và sử dụng vốn của chi
nhánh.
+Thực hiện các quan hệ vốn với hội sở chính, thu thập thơng tin, đề xuất phản hồi
về các chính sách, sản phầm, biện pháp huy động vốn của Agribank.
+Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ.
+Giới thiệu các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm kinh doanh tiền tệ với khách
hàng. Hỗ trợ các bộ phận kinh doanh khác để bán sản phẩm; cung cấp thơng tin về thị
trường, giá vốn để các phịng liên quan xử lý trong hoạt động kinh doanh.

10

Sinh viên: Phạm Thành Luân
CQ491678

Mã sinh viên:


Báo cáo thực tập tổng hợp
+Thu thập và báo cáo Agribank những thông tin liên quan đến rủi ro thị trường, các
sự cố rủi ro thị trường ở chi nhánh và đề xuất phương án xử lý.
+Chịu trách nhiệm quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo
khả năng thanh toán, trạng thái ngoại hối của chi nhánh. Chịu trách nhiệm về việc thực
hiện đúng các quy định về công tác nguồn vốn tại chi nhánh.
+Lập báo cáo, thống kê phụ vụ quản trị điều hành theo quy định.
-Các nhiệm vụ khác:
+Công tác pháp chế, chế độ.
+Làm nhiệm vụ thư kí cho ban giám Đốc.
+Cơng tác Marketing.
+Là thành viên của một số hội đồng theo quy định.
+Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của chi nhánh....
1.4. Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của đơn vị.
Trong bối cảnh hội nhấp kinh tế quốc tế, cánh cửa hội nhập được mở ra, ngành ngân
hàng Việt Nam cũng có nhiều cơ hội hơn, song cũng phải đối mặt với khơng ít thách thức.
Việt Nam được các tổ chức tài chính nước ngồi đánh giá là thị trường tiềm năng về phát
triển dịch vụ ngân hàng. Nhưng tiềm năng này không phải là chỉ dành riêng cho các ngân
hàng trong nước mà là cuộc cạnh tranh dữ dội giữa các ngân hàng trong nước với nhau và
giữa các ngân hàng trong nội và ngân hàng ngoại, nó địi hỏi các ngân hàng cần có cách
kinh doanh thật chuyên nghiệp mới vượt qua được thử thách và mở rộng thị phần. Với
trình độ quản lý và kinh nghiệm lâu năm, các ngân hàng nước ngồi đang có rất nhiều ưu
thé trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm dịch vụ phi truyền thống. Họ cũng có khả năng
mở rộng thị phần thơng qua việc cấp tín dụng với các điều kiện ưu đãi hơn về lãi suất nhờ

được sử dụng nguồn vốn rẻ từ ngân hàng mẹ năm trước chuyển sang.
Đứng trước những thách thức ấy, tập thể cán bộ và nhân viên Agribank đã và đang
không ngừng nỗ lực phấn đấu để đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, nhằm mục tiêu phục
vụ khách hàng một cách tốt nhất, nâng cao uy tín và tăng doanh thu cho chi nhánh nói
riêng và tồn hệ thống Agribank nói chung. Hiện tại, các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu
của Agribank Bắc Hà Nội là:
1.4.1. Huy động vốn
a.Nhận tiền gửi
Khách hàng là các cá nhân
11
Sinh viên: Phạm Thành Luân
CQ491678

Mã sinh viên:


Báo cáo thực tập tổng hợp
Ngân hàng nhận tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ và ngoại tệ dưới các hình thức: tiền
gửi có kỳ hạn, tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi thanh toán… của các cá nhân là người Việt
Nam, người nước ngoài đang sinh sống hợp pháp tại Việt Nam (Đối với tiền gửi ngoại tệ,
đối tượng là các cá nhân cư trú ).
Bên cạnh các sản phẩm huy động vốn truyền thống, Agribank Bắc Hà Nội cũng
cung cấp các dịch vụ mới như:
*Tiết kiệm bậc thang.
Là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn với mức lãi suất luỹ tiến theo mức tiền gửi
do AGRIBANK quy định, cụ thể khách hàng gửi tiền với cùng 1 kỳ hạn nhưng khoản tiền
gửi càng lớn lãi suất gửi càng cao.
*Tiết kiệm rút gốc linh hoạt.
Là tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn theo đó lãi suất được xác định căn cứ kỳ
hạn gửi tiền tại thời điểm gửi tiền và cố định trong suốt thời gian gửi, khi rút trước hạn

người gửi tiền được hưởng lãi suất tương ứng với thời gian thực gửi theo quy định của
AGRIBANK.
*Tiết kiệm tích lũy bảo an.
Tiết kiệm tích lũy bảo an là hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, khách
hàng sẽ gửi một khoản tiền cố định đều đặn theo một định kỳ gửi vào tài khoản trong một
thời hạn nhất định để có một khoản tiền lớn hơn trong tương lai.
Khách hàng là các doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp, AGRIBANK Bắc Hà Nội cung cấp các dịch vụ: Mở Tài
khoản tiền gửi thanh tốn, tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, và các sản phẩm tiền gửi: tiết kiệm,
kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi…
Ngoài ra, đối với từng loại tài khoản, khách hàng có thể mở tài khoản đồng chủ sở hữu.
(Là tài khoản có ít nhất hai người trở lên cùng đứng tên mở tài khoản).
b.Vay vốn của các tổ chức tín dụng
Trong từng trường hợp cụ thể, AGRIBANK Bắc Hà Nội cũng thực hiện nghiệp vụ
đi vay các tổ chức tín dụng khác.
1.4.2. Hoạt động tín dụng
a.Cho vay
Đối với khách hàng cá nhân.

12
Sinh viên: Phạm Thành Luân
CQ491678

Mã sinh viên:


Báo cáo thực tập tổng hợp
Agribank Bắc Hà Nội cấp tín dụng cho các cá nhân, hộ gia đình là người Việt Nam,
người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
Các sản phẩm chính:

*Cho vay hỗ trợ mua nhà ở.
Cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở là sản phẩm Agribank tài trợ vốn để mua nhà ở, đất ở,
xây dựng nhà ở mới, cải tạo nhà ở, sửa chữa nhà ở và mua sắm trang trí nội thất nhà ở.
*Cho vay mua xe hơi.
Agribank đáp ứng nhu cầu sở hữu xe hơi của khách hàng cá nhân, hộ gia đình thơng
qua việc hỗ trợ nguồn vốn cho khách hàng mua xe và khách hàng chỉ cần mức vốn tự có
tối thiểu 30% (thế chấp bằng chính chiếc xe mua) hoặc 15% (thế chấp bằng tài sản đảm
bảo khác)
*Cho vay kinh doanh cá nhân, gia đình.
Cho vay sản xuất kinh doanh đối với cá nhân, hộ gia đình là sản phẩm tín dụng
nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu vốn và mục đích của khách hàng: bổ sung vốn lưu động, đầu
tư sản xuất kinh doanh.
*Cho vay thấu chi tài khoản tiền gửi.
Là hình thức Agribank cho KH được chi tiêu vượt quá số tiền có trong tài khoản
tiền gửi của mình mở tại Agribank trong hạn mức được cấp.
*Chiết khấu giấy tờ có giá.
Chiết khấu giấy tờ có giá là hình thức Agribank mua lại giấy tờ có giá chưa đến hạn
thanh toán nhằm đáp ứng nhu cầu ứng vốn ngay tức thời của khách hàng.
Đối với khách hàng là doanh nghiệp.
Agribank cho vay đối với các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư
phát triển của các doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, cơng ty TNHH, cơng ty cổ phần,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, cơng ty hợp doanh, các tổ chức khác có đủ điều
kiện theo qui định pháp luật.
Các hình thức cho vay đối với doanh nghiệp:
*Cho vay ngắn hạn theo món.
Mỗi lần vay vốn, khách hàng và Agribank thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký
kết hợp đồng tín dụng.
*Vay theo hạn mức tín dụng dự phòng.

13

Sinh viên: Phạm Thành Luân
CQ491678

Mã sinh viên:


Báo cáo thực tập tổng hợp
Agribank cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn
mức tín dụng nhất định. Agribank và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức
tín dụng dự phịng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.
* Cho vay ngắn hạn theo hạn mức.
Agribank và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong
một khoảng thời gian nhất định.
*Cho vay theo dự án đầu tư.
Agribank là ngân hàng chủ lực phục vụ đầu tư phát triển, có uy tín và kinh nghiệm
trong thẩm định các dự án đầu tư. Agribank sẵn sàng hỗ trợ về vốn và tư vấn miễn phí cho
các khách hàng trong đầu tư các dự án trung và dài hạn.
*Cho vay hợp vốn.
Bên cạnh việc trực tiếp cấp tín dụng cho khách hàng, Agribank cịn kết hợp với các
tổ chức tài chính khác để đáp ứng các nhu cầu vốn của quý khách hàng.
*Cho vay theo hạn mức thấu chi.
Agribank cung cấp cho khách hàng một hạn mức thấu chi, qua đó khách hàng có thể
chi vượt số tiền có trên tài khoản của khách hàng tại Agribank trong một khoảng thời gian
nhất định.
*Các phương thức cho vay khác.
Agribank cho khách hàng vay vốn thao các hình thức khác mà pháp luật khơng cấm.
b.Bảo lãnh và tái bảo lãnh của các tổ chức doanh nghiệp
Agribank cung cấp cho khách hàng các dịch vụ bảo lãnh như:
- Bảo lãnh vay vốn.
- Bảo lãnh thanh toán.

- Bảo lãnh dự thầu.
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
- Bảo lãnh tiền ứng trước.
- Các hình thức bảo lãnh khác.
3.Hoạt động thanh toán.
Agribank cung cấp các dịch vụ thanh toán cho các cá nhân và doanh nghiệp qua
mạng lưới thanh toán của Agribank và hệ thống thanh toán liên ngân hàng.
Các sản phẩm thanh toán chủ yếu:
Dịch vụ thu tiền đại lý.
14
Sinh viên: Phạm Thành Luân
CQ491678

Mã sinh viên:


Báo cáo thực tập tổng hợp
Agribank thực hiện thu tiền từ các đại lý của khách hàng và chuyển về một tài
khoản tập trung theo lệnh của khách hàng. Tuỳ theo sự thoả thuận giữa Agribank và khách
hàng mà dịch vụ có thể thực hiện thu tiền tại quầy hoặc tại văn phòng đại lý.
Dịch vụ trả lương tự động, trả tiền hoa hồng, chi hộ khác.
Agribank thực hiện trả tiền cho nhiều cá nhân (hoặc tổ chức) với các mức tiền khác
nhau trong một giao dịch theo lệnh của người trả tiền (khách hàng của Agribank). Áp dụng
với các tổ chức sử dụng lao động.
Dịch vụ thanh toán định kỳ theo yêu cầu.
Agribank thực hiện theo lệnh chi tiền của KH theo định kỳ đến một tài khoản của
người thụ hưởng mở tại Agribank hoặc tại một ngân hàng khác với số tiền cố định.
Dịch vụ thanh tốn hóa đơn.
Trên cơ sở thống nhất cao giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng sử dung dịch
vụ về việc thanh toán hoá đơn qua các kênh thanh toán của AGRIBANK. Bằng sự kết hợp

chặt chẽ giữa Agribank và các nhà cung cấp dịch vụ, dữ liệu về hoá đơn dịch vụ được
Agribank lưu giữ một cách cụ thể, và đảm bảo bí mật.
*Hoạt động thanh tốn quốc tế.
Là việc Agribank thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu
hàng hoá cho khách hàng.
Các dịch vụ Agribank cung cấp:
-Phát hành thư tín dụng.
-Sửa đổi L/C.
-Ký hậu vào vận đơn hoặc phát hành bảo lãnh nhận hàng.
-Nhờ thu đến.
-Chuyển tiền đi.
-Thông báo L/C và các sửa đổi nếu có, tư vấn nội dung L/C, gửi bộ chứng từ hàng
để xuất thanh toán.
-Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.

15
Sinh viên: Phạm Thành Luân
CQ491678

Mã sinh viên:


Báo cáo thực tập tổng hợp

Phần 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Bắc Hà Nội trong 3 năm( 2008,2009,2010).
2.1. Đánh giá chung
Trong giai đoạn 2008-2010, mặc dù tình hình kinh tế không thuận lợi nhưng hoạt
động kinh doanh của Agribank Bắc Hà Nội đã đạt được những kết quả khả quan. Cụ thể là
lợi nhuận trước thuế năm 2009 đạt 85.5 tỷ đồng tăng 32% so với năm 2008, năm 2010 lợi

nhuận trước thuế tăng so với năm 2009 là 30.4% đạt 111.5 tỷ đồng. Kết quả trên càng
chứng tỏ hoạt động của chi nhánh ngày càng được nâng cao, phát triển có hiệu quả.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008-2010
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu

2008

2009

2010

1. Thu nhập từ HĐKD

468

493

528

1.1 Tín dụng

408

426

499

1.2 Dịch vụ


7,6

8,2

10,4

1.3 Thu từ hoạt động khác

52,4

58,8

18,6

2. Chi phí HĐKD

380,5

398,5

394,5

2.1 Tín dụng

283,5

313,8

310


16
Sinh viên: Phạm Thành Luân
CQ491678

Mã sinh viên:


Báo cáo thực tập tổng hợp

2.2 Dịch vụ

1,9

1,8

2,6

2.3 Chi phí hoạt động

75,1

60,9

70,1

20

22

11,8


87,5

94,5

133,5

2.4 Chi khác
3. Chênh lệch thu chi

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của AGRIBANK Bắc Hà Nội)
Trong cơ cấu thu nhập của chi nhánh, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm một tỷ
trọng rất lớn, hoạt động dịch vụ cũng tăng khá đều đặn tuy nhiên vẫn cịn thấp.
Chi phí vẫn tăng nhưng vẫn thấp hơn thu nhập, điều này đảm bảo thu nhập cho chi nhánh
luôn ổn định và ở mức tương đối cao.
Chi nhánh đã chủ động cơ cấu lại nguồn huy động và sử dụng vốn, đảm bảo cơ cấu
tài sản hợp lý; kiểm soát được mọi hoạt động, đảm bảo các giao dịch an tồn, có lãi; hồn
thiện mơ hình tổ chức mới; xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, nâng cao
hình ảnh của Agribank. Hoạt động quản trị điều hành tại chi nhánh được thực hiện chặt
chẽ, tính tuân thủ được coi trọng hàng đầu, trên cơ sở tập trung, dân chủ, công khai, minh
bạch. Các chỉ đạo điều hành được cụ thể hố tới từng cơng việc, từng đơn vị, từng người
trên nguyên tắc các vấn đề quan trọng được tiến hành thực hiện công khai kết hợp việc ra
quyết định gắn với trách nhiệm của ban giám đốc và đội ngũ lãnh đạo cấp phòng. Chi
nhánh cũng hoàn thiện việc cải tạo cơ sở vật chất và môi trường làm việc của chi nhánh,
đảm bảo thu nhập cán bộ, đời sống cán bộ không ngừng được nâng cao nhằm phát huy sức
sáng tạo sự gắn bó của người lao động với chi nhánh.
2.2. Đánh giá cụ thể các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh
2.2.1. Tình hình huy động vốn
Chi nhánh đã tập trung khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế bằng cách đưa ra
hình thức huy động vốn khác nhau, phù hợp có tính cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng

Bảng 2.2.Cơ cấu huy động vốn của Agribank Bắc Hà Nội
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 Tăng trưởng(%)
09/08
10/09
Tổng nguồn vốn huy động 5641
6065
7104
7,52
17,13
Theo nguồn huy động
5641
6065
7104
7,52
17,13
Từ dân cư
580
596
644
2,76
8,05
17
Sinh viên: Phạm Thành Luân
CQ491678

Mã sinh viên:



Báo cáo thực tập tổng hợp
Từ tổ chức
5061
5469
6460
8,06
Theo kỳ hạn
5641
6065
7104
7,52
Không kỳ hạn
1993
3337
4324
67,44
Có kỳ hạn
3648
2728
2780
-25,22
Theo loại tiền
5641
6065
7104
7,52
VNĐ
4540
4848
5880

6,78
Ngoại tệ quy đổi
1101
1217
1224
10,54
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm 2008-2010 của Agribank Bắc Hà Nội)

18,12
17,13
29,58
1,91
17,13
21,29
0,58

Từ bảng số liệu ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng trưởng cao. Cụ
thể, năm 2009 tăng 7,52% so với năm 2008, tương ứng với 424 tỷ đồng, nwam 2010 tăng
17,13% so với năm 2009, tương ứng 1039 tỷ đồng.
Trong cơ cấu nguồn vốn phân theo dối tượng khách hàng, tiền huy động được tập
trung phần lớn vào các tổ chức ( tỷ trọng năm 2008 là 89,72%, năm 2009 là 90,18%, năm
2010 là 90,93%). Đến ngày 31/12/2010:
- Nguồn vốn dân cư: 644 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9,1% tổng nguồn vốn.
- Nguồn vốn của các tổ chức kinh tế: 5559 tỷ đồng, chiếm 78,2% tổng nguồn.
- Tiền gửi, tiền vay của tổ chức tín dung: 901 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 12,7%
Trong cơ cấu nguồn vốn tn theo kỳ hạn thì nguồn vốn khơng kỳ hạn ngày càng
tăng, chiếm tỷ trọng lớn trên tổng nguồn vốn: năm 2008 là 35,33%, năm 2009 là 55,02%,
năm 2010 là 60,87%. So với năm 2009 thì năm 2010 nguồn vốn khơng kỳ hạn và nguồn
vốn có kỳ hạn đều tăng, cụ thể nguồn có kỳ hạn tăng 1,91%, cịn nguồn khơng kỳ hạn tăng
29,58%. Tính đến hết ngày 31/12/2010 thì:

- Nguồn vốn khơng kỳ hạn là: 4324 tỷ đồng
- Nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng: 1833 tỷ đồng
- Nguồn vốn từ 12 tháng đến 24 tháng là : 288 tỷ đồng
- Nguồn vốn có kỳ hạn trên 2 năm là : 658 tỷ đồng.
Trong cơ cấu nguồn vốn phân theo loại tiền tệ, tiền gửi bằng VNĐ chiếm tỷ trọng
lớn: năm 2008 chiếm 80,48%, năm 2009 chiếm 79,93%, năm 2010 chiếm 82,77%
Bảng 2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo tình hình kinh tế
Đơn vị tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2008
31/12/2009
31/12/2010
Tổng nguồn vốn

5641

6065

7104

Nguồn vốn dân cư

580

596

644

Tiền gửi, tiền vay từ
các tổ chức tín dụng


531

503

901

18
Sinh viên: Phạm Thành Luân
CQ491678

Mã sinh viên:


Báo cáo thực tập tổng hợp
Nguồn vốn từ các tổ
chức kinh tế
4.530
4.966
5559
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm 2008-2010 của Agribank Bắc Hà Nội)
2.2.2. Tình hình dư nợ tại chi nhánh
Trong những năm qua, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của nguồn vốn thì hoạt động
cho vay cũng tăng trưởng khá tốt

Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ của Agribank Bắc Hà Nội
Chỉ tiêu

31/12/2008 31/12/2009


Đơn vị: tỷ đồng
31/12/2010 Tăng trưởng(%)
09/08
10/09
2708
14,1
12,6
2708
14,1
12,6
1575
21,1
19
1133
6,6
4,8

Tổng dư nợ
2107
2405
Phân loại theo kỳ hạn
2107
2405
Ngắn hạn
1093
1324
Trung- dài hạn
1014
1081
Phân loại theo thành

phần kinh tế
2107
2405
2708
14,1
12,6
Doanh nghiệp quốc
doanh
300
377
437
25,7
15,9
Doanh nghiệp ngoài
quốc doanh
1583
1747
1912
10,4
9,4
Cá nhân, hộ sản xuất
kinh doanh
224
281
359
25,4
27,8
( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng Agribank Bắc Hà Nội 3 năm(2008-2010)

Qua bảng trên ta thấy, hoạt động cho vay của chi nhánh đã được mở rộng và tăng

trưởng mạnh. Cụ thể năm 2009 tăng 14,1% so với năm 2008, năm 2010 tăng 12,6% so với
năm 2009.
Tỷ trọng nợ ngắn hạn lớn hơn nợ trung và dài hạn. Năm 2008, tỷ lệ nợ ngắn hạn
chiếm 51,9%, năm 2009, tỷ lệ này là 55,1%, đến năm 2010 là 58,2%. Dư nợ ngắn hạn và
trung dài hạn đều tăng nhưng tốc độ tăng trưởng của dư nợ ngắn hạn nhanh hơn. Năm
2009, dư nợ ngắn hạn tăng 22,1% so với năm 2008, còn dư nợ trung và dài hạn tăng 6,6%
so với năm 2008, tiếp tục đến năm 2010, dư nợ ngắn hạn tăng trưởng khá nhanh với năm
2009 là 19%, còn dư nợ trung và dài hạn chỉ tăng 4,8%.

19
Sinh viên: Phạm Thành Luân
CQ491678

Mã sinh viên:


Báo cáo thực tập tổng hợp
Cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế thì chủ yếu là doanh nghiệp ngoài quốc
doanh. Năm 2008, dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 75,1%, năm 2009 là
72,65%, sang năm 2010 tỷ lệ này là 69,3%. Cụ thể trong năm 2010, tình hình dư nợ là:
- Dư nợ doanh nghiệp nhà nước là 437 tỷ đồng, chiếm 16,14% tổng dư nợ, trong đó:
+ Tập đồn điện lực Việt Nam: 114 tỷ đồng
+ Các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước quản lý: 180 tỷ đồng
+ Các công ty cổ phần nhà nước 143 tỷ đồng.
- Dư nợ doanh nghiệp ngồi quốc doanh:
+ Cơng ty cổ phần: 932 tỷ đồng
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn: 943 tỷ đồng
+ Doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã: 2 tỷ đồng.
- Dư nợ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 35 tỷ đồng, chiếm 1,3%
- Hộ sản xuất kinh doanh, tư nhân cá thể: 358 tỷ đồng, chiếm 13,2%

2.2.3. Chất lượng tín dụng
Đến ngày 31/12/2010, tổng nợ xấu toàn chi nhánh là 64 589 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
2,39% tổng dư nợ. Tuy nhiên, hầu hết các khoản nợ quá hạn đều có khả năng thu hồi
Chất lượng tín dụng được phân nhóm theo QĐ 636/QĐ-HĐQT như sau:
- Nhóm 1: dư nợ 1.388.350 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 51,27% tổng dư nợ
- Nhóm 2: dư nợ 1.255.161 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 46,35%/tổng dư nợ. Trong số dư
nợ này có 75.814 triệu nợ quá hạn( chiếm 2,8%/tổng dư nợ), số còn lại là nợ gia hạn
điều chỉnh kỳ hạn nợ lần đầu và các khoản nợ phải chuyển sang nhóm 2 theo quy định
về phân loại nợ.
- Nhóm 3: dư nợ 11.844 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,44%/ tổng dư nợ. trong đó có 383
triệu đồng nợ quá hạn( chiếm 0,01%/ tổng dư nợ), số còn lại là nợ chưa vượt qua thử
thách và các khoản nợ phải chuyển sang nhóm 3 theo quy định phân loại nợ.
- Nhóm 4: dư nợ 4.413 triệu đồng, chiếm 0,16%/ tổng dư nợ. Trong đó nợ quá hạn là
2.856 triệu đồng ( chiếm 0,1%/ tổng dư nợ), số còn lại phải chuyển sang nợ nhóm 4
theo quy định về phân loại nợ.
- Nhóm 5: dư nợ 48.332 triệu đồng, chiếm 1,78%./tổng dư nợ. trong đó 4.156 triệu
đồng là nợ quá hạn( chiếm 0,15%/ tổng dư nợ), số còn lại là nợ cơ cấu và các khoản
nợ chuyển sang nhóm 5theo quy định phân loại nợ.
Thu lãi: hầu hết các khoản cho vay đều định kỳ thu lãi hàng tháng, các khoản lãi tiền
vay về cơ bản khách hàng đều trả đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Tổng
số lãi cho vay đã thu đến 31/12/2010 là 260,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trong 49,3% so với
tổng thu
Thu nợ XLRR: trong năm 2010, chi nhánh đã thành lập các tổ thu hồi nợ quá hạn,
nợ XLRR. Các cán bộ được phân công đã tập trung, bám sát từng đối tượng khách
hàng để có những biện pháp thu hồi nợ kịp thời. năm 2010, chi nhánh đã thu hồi được
8.144 triệu đồng trong đó có cơng ty CPTM Thành Tín đã tất tốn món vay và thu hồi
20
Sinh viên: Phạm Thành Luân
Mã sinh viên:
CQ491678



Báo cáo thực tập tổng hợp
được 955 triệu đồng; công ty Trường Xuân thu được 2 tỷ đồng, công ty Thủy Phương
thu hồi được 1,5 tỷ đồng…
2.2.5. Nghiệp vụ kế tốn ngân quỹ
- Chi nhánh đã chuyển đổi thành cơng hệ thống thanh toán IPCAS và triển khai thực
hiện thành cơng chương trình kết nối thanh tốn qua hệ thống CMS.
`
- Thanh toán chuyển tiền:
+ Doanh số thanh toán trong nước: 131.652 tỷ đồng, trong đó thanh tốn khơng
dùng tiền mặt đạt 131.206 tỷ đồng, chiếm 99,7%.
+ Doanh số chuyển tiền điện tử: 126.793 tỷ đồng, tăng 23.947 tỷ đồng so với năm
2009.
+ Doanh số thanh toán bù trừ trực tiếp: 4.413 tỷ đồng, tăng 1.370 tỷ đồng so với
năm 2009
+ Thu hộ ngân sách nhà nước: 1.741 tỷ đồng.
2.2.6. Sản phẩm, dịch vụ:
- Sản phẩm thẻ: tổng số thẻ đã phát hành tính đến 31/12/2010 đạt 35.018 thẻ, tăng
6.934 thẻ so với năm 2009, đạt 69,3% kế hoạch. Trong đó, thẻ ghi nợ nội địa là 34.606 thẻ;
thẻ ghi nợ quốc tế là 288 thẻ, thẻ tín dụng quốc tế là 124 thẻ.
- Sản phẩm Mobile banking: đã có 6.018 khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ, tăng
3.301 khách so với năm 2009, đạt 33,1% kế hoạch với tổng số 80.882 tin nhắn/ năm.
- Internet banking: có 701 khách hàng sử dụng, đạt 70,1% kế hoạch được giao.

21
Sinh viên: Phạm Thành Luân
CQ491678

Mã sinh viên:



Báo cáo thực tập tổng hợp

Phần 3: Phương hướng – nhiệm vụ kinh doanh năm 2011
Trên cơ sở định hướng phát triển và hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam năm
2011 trên địa bàn và định hướng các chỉ tiêu, mục tiêu hoạt động năm 2011 của toàn hệ
thống, Chi nhánh Bắc Hà Nội đề ra phương hướng hoạt động năm 2011 và các giải pháp
để thực hiện mục tiêu như sau:
3.1. Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2011
Chi nhánh Bắc Hà Nội xây dựng kế hoạch kinh doanh dựa trên tiềm năng, thế mạnh
truyền thống, vai trò của chi nhánh trong mục tiêu chung của toàn ngành. Trên cơ sở những
thành tựu đạt được trong thời gian và đánh giá môi trường hoạt động trong năm 2011, chi
nhánh tiếp tục phấn đấu: lợi nhuận bình quân đạt nhóm I của hệ thống NHNo&PTNT Việt
Nam, đảm bảo thu nhập cho cán bộ người lao động, giữ vững và phát triển quy mô hoạt
động và thị phần trên địa bàn cũng như trong hệ thống, xứng tầm với doanh nghiệp hạng 1,
tiếp tục tăng trưởng bền vững và tạo đà cho các năm tiếp theo, đảm bảo cơ cấu tài sản Nợ Có hợp lý, an tồn và hiệu quả trong hoạt động, đạt thành tích hoạt động tốt để góp phần
vào cơng tác cổ phần hố của Agribank. Các mục tiêu cụ thể của chi nhánh:
-Đảm bảo hiệu quả kinh doanh của chi nhánh, tiếp tục đà tăng trưởng lợi nhuận.
Tăng cường công tác dịch vụ truyền thống, tiến tới nâng cao tỷ trọng của hoạt động dịch
vụ trong tổng lợi nhuận của chi nhánh trên cơ sở tiếp cận, triển khai những dịch vụ mới,
phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Tích cực cơng tác tiếp thị khách hàng, tăng tỷ trọng
dịch vụ trong tổng lợi nhuận của chi nhánh.
-Chủ động cơ cấu lại nguồn huy động và sử dụng vốn, đảm bảo cơ cấu tài sản hợp
lý… chuyển dịch theo hướng tích cực, tiệm cận với chuẩn quốc tế.

22
Sinh viên: Phạm Thành Luân
CQ491678


Mã sinh viên:


Báo cáo thực tập tổng hợp
-Hoạt động quản trị điều hành chun nghiệp, kiểm sốt được hoạt động, đảm bảo
thơng tin minh bạch, an tồn, hiệu quả, chế độ thơng tin báo cáo đảm bảo chất lượng tạo cơ
sở các chỉ đạo được thông suốt kịp thời.
-Đảm bảo hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận sau thuế bình quân/người đứng đầu toàn
hệ thống, đảm bảo thu nhập của cán bộ chi nhánh cao hơn năm 2009.
3.2. Các giải pháp – biện pháp thực hiện
- Tuyệt đối tuân thủ chỉ đạo của Hội sở chính.
- Thường xuyên giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, kiểm tra giám sát các
hoạt động nghiệp vụ để đẩy mạnh tính tn thủ an tồn trong hoạt động ngân hàng. Bên
cạnh đó, tập trung đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, theo hướng nâng cao- chuyên
nghiệp- chuyên sâu theo nguyên tắc mọi cán bộ ngồi nhiệm vụ chính đều phải nắm bắt cơ
bản các nghiệp vụ khác để tự tin giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ tới khách hàng,
nhạy bén với những cơ hội thị trường. Mục tiêu là tiến tới khơng ngừng nâng cao chất
lượng phục vụ, văn hố doanh nghiệp nhằm tạo lập niềm tin- sự tin cậy của khách hàng
nhằm nâng cao vị thế- sức cạnh tranh của chi nhánh trên thị trường.
- Hoàn thiện các cơ chế, phân cấp uỷ quyền, quy trình hoạt động tác nghiệp chuẩn
hóa , tạo dựng hành lang pháp lý để đảm bảo các hoạt động tuân thủ theo quy định pháp
luật.
- Rà sốt đánh giá dịng vốn – dịng tiền, thực hiện phân tích đánh giá khách hàng
qua đó đưa ra các chính sách hợp lý để thu hút các dịng vốn rẻ, mở rộng quy mơ khách
hàng sinh lợi lớn cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Xây dựng chương trình quản lý khách hàng, phân loại khách hàng, đánh giá hiệu
quả kinh doanh đối với từng khách hàng qua đó đưa ra các chính sách linh hoạt để mở rộng
quan hệ với khách hàng từ đó xây dựng được nền khách hàng, thị phần ổn định cho kinh
doanh và thu nhập dịch vụ; Đẩy mạnh tín dụng bán lẻ đến các khách hàng cá nhân, tập
trung tìm kiếm và đầu tư vào các dự án kinh tế theo lĩnh vực trọng điểm và có hiệu quả

cao.
- Cơ cấu và đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ đem lại khả năng sinh lời lớn và hiệu
quả như dịch vụ với các cơng ty chứng khốn, dịch vụ kiều hối, thu đổi ngoại tệ, đầu tư tài
chính...
- Thực hiện cơ chế giao khoán kế hoạch kinh doanh đến từng đơn vị nhằm tạo ra sự
chủ động- năng động- sáng tạo kinh doanh, gắn phân phối thu nhập với kết quả kinh doanh
23
Sinh viên: Phạm Thành Luân
CQ491678

Mã sinh viên:


Báo cáo thực tập tổng hợp
qua đó nâng cao trách nhiệm, phát huy sức sáng tạo của người lao động với sự phát triển
chung của chi nhánh.
- Thiết thực lập thành tích chào mừng và chi nhánh, xác định hướng đi trong giai
đoạn 5 năm tiếp theo; Tổ chức đại hội Đảng, đồn thể và cơng nhân viên chức, tổng kết kết
quả thực hiện nhiệm kỳ cũ và đề ra mục tiêu, chương trình hành động trong nhiệm tổ chức
thành công lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập kỳ mới; Tổ chức hoạt động đoàn thể, giao lưu
trong chi nhánh, phát động phong trào hoàn thành nhiệm vụ, thi đua khen thưởng, động
viên tinh thần lao động của cán bộ.

KẾT LUẬN
Trên đây là báo cáo thực tập tổng hợp của em về ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn chi nhánh Bắc Hà Nội. Qua báo cáo, em hy vọng đã có thể trình bày một
cách khái qt về lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức và kết quả hoạt động kinh
doanh và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới của chi nhánh.
Với những kiến thức đã được học trên giảng đường, cùng với sự những kiến thức
tìm hiểu thực tế tại chi nhánh sẽ giúp em làm cơ sở viết chuyên đề tốt nghiệp: “Giải pháp

nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Hà
Nội”. Đây là một đề tài mà em thấy thiết thực đối với hoạt động hiện tại của ngân hàng.
Mặc dù rất cố gắng nhưng do hiểu biết còn hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm
thực tế nên trong báo cáo của em cịn nhiều thiếu sót em kính mong các thầy cô giáo trong
khoa, các anh chị đang công tác tại ngân hàng thơng cảm và góp ý để báo cáo của em hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

24
Sinh viên: Phạm Thành Luân
CQ491678

Mã sinh viên:


Báo cáo thực tập tổng hợp

Danh mục tài liệu tham khảo
1.Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng Agribank Bắc Hà Nội 3 năm(2008-2009-2010)
2. Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank Bắc Hà Nội trong 3 năm(2008-2010)

25
Sinh viên: Phạm Thành Luân
CQ491678

Mã sinh viên:


×