Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Giải pháp cải thiện hoạt động đào tạo bằng phương pháp e learning nhằm gia tăng sự hài lòng của nhân viên tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.76 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ MỸ XUYÊN

GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO
BẰNG PHƯƠNG PHÁP E-LEARNING NHẰM
GIA TĂNG SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÂN VIÊN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM (BIDV) ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ MỸ XUYÊN

GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO
BẰNG PHƯƠNG PHÁP E-LEARNING NHẰM
GIA TĂNG SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÂN VIÊN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM (BIDV) ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
(Hướng ứng dụng)
Mã số: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. BÙI THỊ THANH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2017


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO BẰNG PHƯƠNG
PHÁP E-LEARNING TRONG DOANH NGHIỆP. ...................................................... 6
1.1.

Đào tạo nhân viên bằng phương pháp E-Learning ...................................... 6

1.1.1.

Khái niệm đào tạo nhân viên ................................................................ 6

1.1.2.

Đào tạo truyền thống (Traditional trainning) ........................................ 7


1.1.3.

Đào tạo bằng phương pháp E-Learning ................................................ 7

1.1.4. Một số hình thức đào tạo bằng phương pháp E-Learning trong doanh nghiệp .... 8
1.2.

Các yếu tố trong hoạt động đào tạo bằng phương pháp E-Learning ảnh

hưởng đến người học.......................................................................................... 10
1.2.1.

Các yếu tố trong hoạt động đào tạo bằng phương pháp E-Learning ảnh

hưởng đến người học theo nghiên cứu của Wang (2003) .................................... 10
1.2.2.

Các yếu tố trong hoạt động đào tạo bằng phương pháp E-Learning ảnh

hưởng đến người học theo nghiên cứu của Sun và cộng sự (2006) ..................... 11
1.2.3.

Các yếu tố trong hoạt động đào tạo bằng phương pháp E-Learning ảnh

hưởng đến người học theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Quy (2014) ................. 12
1.2.4.

Đề xuất các yếu tố trong hoạt động đào tạo bằng phương pháp

E-Learning ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học tại BIDV ..................... 13



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Giải pháp cải thiện hoạt động đào tạo bằng
phương pháp E-Learning nhằm gia tăng sự hài lòng của nhân viên tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đến năm 2020” là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Những nội dung của luận văn này được tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS. Bùi Thị Thanh.
Mọi tham khảo của luận văn này đều được tôi trích dẫn rõ ràng tên tác giả,
tên công trình nghiên cứu. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này do tôi
tự thực hiện một cách trung thực, khách quan và từ các nguồn số liệu được công bố,
trích dẫn rõ ràng và đầy đủ.
Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Tp Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 05 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mỹ Xuyên


Sự hài lòng của người học bằng phương pháp E-Learning ........................ 15

1.3.

1.3.1.

Sự hài lòng của người học (learner satisfaction) ................................. 15

1.3.2.


Sự hài lòng đối với đào tạo bằng phương pháp E-Learning ................ 16

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN
BẰNG PHƯƠNG PHÁP E-LEARNING TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ........................................................................................... 18
2.1.

Tổng quan về BIDV ................................................................................. 18

2.1.1.

Giới thiệu chung ................................................................................ 18

2.1.2.

Lịch sử hình thành phát triển.............................................................. 18

2.1.3.

Các sản phẩm chính ........................................................................... 20

2.1.4.

Mạng lưới .......................................................................................... 20

2.1.5.

Cơ cấu tổ chức hệ thống BIDV .......................................................... 21


2.1.6.

Thành tựu .......................................................................................... 22

2.1.7. Kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính giai đoạn 2013 – 2015 .... 22
2.1.7.1. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013 – 2015 ..................... 22
2.1.7.2. Phân tích tình hình tài chính ........................................................... 23
2.1.8.

Kết quả đào tạo 2013 – 2015 ................................................................. 26

2.2.
2.3.

Tình hình nhân sự và chính sách nhân sự ........................................... 24

Phân tích thực trạng đào tạo nhân viên bằng phương pháp E-Learning tại BIDV ... 28

2.3.1. Kết quả khảo sát về đào tạo nhân viên bằng phương pháp E-Learning tại
BIDV ............................................................................................................. 28
2.3.2.

Thực trạng đào tạo nhân viên bằng phương pháp E-Learning tại BIDV

bằng dữ liệu thứ cấp. ....................................................................................... 32
2.3.2.1. Thực trạng yếu tố giảng viên .......................................................... 32
2.3.2.2. Thực trạng yếu tố tương tác ............................................................ 36
2.3.2.3. Thực trạng yếu tố chương trình đào tạo .......................................... 40
2.3.2.4. Thực trạng yếu tố giao diện của hệ thống ....................................... 45



2.3.2.5. Thực trạng yếu tố công nghệ........................................................... 49
2.3.2.6. Thực trạng yếu tố thái độ người học ............................................... 54
2.4.

Đánh giá chung về đào tạo nhân viên bằng phương pháp E-Learning tại BIDV .. 57

2.4.1.

Về giảng viên ..................................................................................... 57

2.4.2.

Về tương tác ...................................................................................... 58

2.4.3.

Về chương trình đào tạo ..................................................................... 58

2.4.4.

Về giao diện của hệ thống .................................................................. 59

2.4.5.

Về công nghệ ..................................................................................... 59

2.4.6.

Về thái độ người học.......................................................................... 60


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO BẰNG
PHƯƠNG PHÁP E-LEARNING NHẰM GIA TĂNG SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÂN
VIÊN TẠI BIDV ĐẾN NĂM 2020. ............................................................................. 61
3.1.

Định hướng chiến lược và mục tiêu phát triển của BIDV đến năm 2020 ... 61

3.1.1.

Định hướng chiến lược ...................................................................... 61

3.1.2.

Mục tiêu phát triển của BIDV đến năm 2020 ..................................... 62

3.1.3.

Mục tiêu phát triển đào tạo E-Learning ở BIDV đến năm 2020 .......... 64

3.2.

Một số giải pháp cải thiện hoạt động đào tạo bằng phương pháp E-Learning

nhằm gia tăng sự hài lòng của nhân viên tại BIDV đến năm 2020 ............................... 65
3.2.1.

Nhóm giải pháp về yếu tố chương trình đào tạo ................................. 65

3.2.2.


Nhóm giải pháp về yếu tố giao diện của hệ thống .............................. 68

3.2.3.

Nhóm giải pháp về yếu tố thái độ người học ...................................... 71

3.2.4.

Nhóm giải pháp về yếu tố giảng viên ................................................. 72

3.2.5.

Nhóm giải pháp về yếu tố tương tác ................................................... 76

3.2.6.

Nhóm giải pháp về yếu tố công nghệ ................................................. 78

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 81


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, Internet đã trở thành phương tiện phổ biến trao đổi thông tin, cách
thức học tập, làm việc và hoạt động nghiên cứu của hàng triệu người trên thế giới.
Trên phạm vi toàn cầu, Internet là tài sản vô giá, chứa đựng một khối lượng thông
tin khổng lồ về quá trình phát triển của thế giới.

Ở các nước phát triể n, việc học tập bằng phương pháp E-Learning
(Electronic Learning) đã trở nên phổ biến, người học có thể chủ động chọn khóa
học, thời gian học thích hợp và có thể học ở bất cứ đâu, chỉ cần kết nối với Internet.
Ở Việt Nam, những năm gần đây, với sự phát triể n mạnh mẽ hạ tầng công nghệ
thông tin (CNTT), đã mở ra cơ hội cho nhiều công ty đầu tư vào lĩnh lực
E-Learning, các doanh nghiệp thực hiện đào tạo bằng E-Learning, ở ngành giáo dục
và đào tạo phát triể n cũng đã đẩy mạnh E-Learning ở giáo dục đại học và bắt đầu
triển khai ở giáo dục phổ thông.
E-learning dựa vào Internet có rất nhiều ưu điểm như: Cho phép người học
có thể học mọi lúc, mọi nơi và chủ động trong việc lập kế hoạch học tập. Cho phép
giảng viên cập nhật nội dung đào tạo một cách thường xuyên và có thể đánh giá
người học thuận tiện thông qua hệ thống tự đánh giá. Cho phép người quản lý thực
hiện công tác quản lý một cách tự động.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu cho thấy sự thành công của phương
pháp E-Learning trong việc đào tạo cho nhân viên. Ví dụ, Hewlett-Packard (HP) đã
sử dụng phương pháp E-Learning đào tạo về dịch vụ khách hàng. Các chuyên gia tư
vấn giải pháp kinh doanh nổi tiếng đã nhận định rằng các nhân viên của HP trả lời
nhanh chóng và chính xác các câu hỏi về dịch vụ khách hàng (O'Leonard, 2004).
Bên cạnh đó, Unilever cũng thực hiện đào tạo bằng phương pháp E-Learning cho
nhân viên về kỹ năng bán hàng, công ty nhận thấy rằng doanh thu tăng vài triệu
đôla sau khi đào tạo bằng phương pháp E-Learning (Hoekstra, 2001). Ngoài ra có


2

một số nghiên cứu đã cung cấp những lợi ích và lợi thế xuất phát từ việc áp dụng
công nghệ E-Learning vào trường học (Klein và Ware, 2003; Algahtani, 2011;
Hameed và cộng sự, 2008; Marc, 2002; Wentling cộng sự 2000;. Nichols, 2003 ).
Ở Việt Nam cũng có những nghiên cứu liên quan đến việc áp dụng
E-Learning trong học tập và đào tạo. Nghiên cứu “Xây dựng hệ thống E-Learning hỗ

trợ trong đào tạo theo học chế tín chỉ” của Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền
thông, Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả quan trọng nhất mà nhóm nghiên cứu đã
làm được đó là đưa hệ thống E-Learning vào hoạt động tại Khoa Công nghệ Thông
tin và Truyền thông thuộc trường Đại học Cần Thơ, tạo ra một kênh học tập khác góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo. Hiện nay việc sử dụng hệ thống E-Learning đã trở
thành tự giác đối với hầu hết giảng viên và sinh viên trong khoa vì những lợi ích thiết
thực mà hệ thống mang lại. Nghiên cứu “Thiết kế và sử dụng website dạy học Vật Lý
trung học phổ thông” của Nguyễn Ngọc Nghĩ đã cho thấy việc sử dụng website dạy
học đã mang lại hiệu quả cao hơn so với các phương pháp dạy học khác.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã sử dụng phương pháp
E-Learning vào việc đào tạo nhân viên từ 2011. Cho đến nay thì việc sử dụng
phương pháp E-Learning trong đào tạo tại ngân hàng ngày một hiệu quả hơn: Tỉ lệ
đào tạo bằng phương pháp E-Learning chiếm 8% về số lớp, 35% về số lượng
(2013); chiếm 15,4% về số lớp, 35,2% về số lượng người học (2014); chiếm 11,2%
về số lớp, 39,6% số lượng người học (2015). Với kết quả này cho thấy với tỷ lệ đào
tạo bằng phương pháp E-Learning thấp hơn so với phương pháp học tập trung trực
tiếp nhiều, nhưng so với tỷ lệ số người học thì tỷ lệ đào tạo bằng phương pháp
E-Learning là cao và có chiều hướng tăng qua các năm. Cùng với sự phát triển của
Internet và phương pháp đào tạo này thì tiềm năng để đạt kết quả cao hơn là hoàn
toàn có thể. Mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ đào tạo bằng phương pháp E-Learning là
35% - 40%.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đào tạo bằng phương pháp E-Learning
tại BIDV còn gặp một số khó khăn: Giảng viên chưa có sự đồng đều về trình độ


3

chuyên môn và khinh nghiệm giảng dạy nên chất lượng giảng dạy chưa ổn định, chỉ
khoảng 55% giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên và chỉ khoảng 30% giảng viên đã
qua đào tạo sư phạm. Một số khóa đào tạo bằng phương pháp E-Learning được

chuyển sang từ đào tạo truyền thống chưa thật sự phù hợp, tạo nên sự khó hiểu và
không áp dụng được vào công việc. Bên cạnh đó có một lượng nhân viên BIDV ở
độ tuổi trung niên (khoảng 30% tổng số nhân viên BIDV) chưa thật sự tin tưởng
phương pháp E-Learning có thể mang lại hiệu quả trong đào tạo, nên thiếu sự cố
gắng trong việc học tập theo phương pháp này. Vì vậy để nâng cao sự hài lòng của
nhân viên về đào tạo bằng phương pháp E-Learning, cần xác định những yếu tố
chính dẫn đến sự thành công của phương pháp đào tạo này cũng như những vấn đề
khó khăn còn tồn tại của ngân hàng trong phương pháp đào tạo này.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Giải pháp cải thiện hoạt động
đào tạo bằng phương pháp E-Learning nhằm gia tăng sự hài lòng của nhân viên tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đến năm 2020”, với mong
muốn có cái nhìn rõ hơn về chương trình đào tạo bằng phương pháp E-Learning, từ
đó nhằm hoạch định các giải pháp để gia tăng sự hài lòng của nhân viên về đào tạo ở
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm đạt các mục tiêu cơ bản sau:
-

Xác định các yếu tố trong hoạt động đào tạo bằng phương pháp
E-Learning ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học.

-

Đánh giá thực trạng các yếu tố trong hoạt động đào tạo bằng phương
pháp E-Learning hiện nay tại BIDV. Từ đó xác định được những mặt tồn
tại cần được khắc phục để gia tăng sự hài lòng của nhân viên về đào tạo
bằng phương pháp E-Learning.

-


Đề xuất một số giải pháp cải thiện hoạt động đào tạo bằng phương pháp
E-Learning nhằm gia tăng sự hài lòng của nhân viên tại BIDV đến năm 2020.


4

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố trong hoạt động đào tạo bằng phương pháp
E-Learning và sự hài lòng của nhân viên.
Đối tượng khảo sát: người học đã tham gia đào tạo bằng phương pháp
E-Learning, cụ thể là nhân viên tại BIDV.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các yếu tố thuộc đào tạo
bằng phương pháp E-Learning ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên tại BIDV.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Nghiên cứu định tính:
Được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung với 2 nhóm:
-

1 nhóm gồm 9 nhân viên đã tham gia hoạt động đào tạo bằng phương
pháp
E-learning và đang làm việc tại BIDV.

-

1 nhóm gồm 5 nhà quản lý đang làm việc tại BIDV.

Mục đích nhằm điều chỉnh, bổ sung các yếu tố tác động đến sự hài lòng của
nhân viên về đào tạo bằng phương pháp E-Learning cũng như thang đo các thành
phần này.
Việc thảo luận nhóm do tác giả chủ trì theo một kịch bản được chuẩn bị

trước. Dựa vào kết quả thảo luận nhóm để điều chỉnh thang đo và xây dựng bảng
câu hỏi khảo sát nhân viên về đào tạo bằng phương pháp E-Learning.
 Nghiên cứu định lượng:
Được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp nhân viên đang làm
việc tại BIDV bằng bảng câu hỏi đã xây dựng và điều chỉnh trong bước nghiên cứu
định tính. Nghiên cứu định lượng nhằm khẳng định các yếu tố trong hoạt động đào


6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO BẰNG
PHƯƠNG PHÁP E-LEARNING TRONG DOANH NGHIỆP.
1.1. Đào tạo nhân viên bằng phương pháp E-Learning
1.1.1. Khái niệm đào tạo nhân viên
Theo Davis và Davis (1998), mục đích của đào tạo là nhằm phát triển kỹ
năng cho người học để họ làm việc hiệu quả và hiệu suất hơn và đưa ra rằng đào tạo
giúp tổ chức đạt được mục đích và mục tiêu, đồng thời phát triển nguồn nhân lực.
Davis và Davis (1998), mục đích của đào tạo là nhằm phát triển kỹ đến cho
người học những kiến thức vận hành và vận dụng tức thời vào xử lý tình huống
thực tế và quyết định hiệu quả hơn trong công việc.
Theo McNamara (2008), đào tạo liên quan đến việc một chuyên gia làm việc
với những học viên nhằm truyền tải đến họ những lĩnh vực kiến thức hay kỹ năng
nhất định để nâng cao hiệu quả công việc hiện tại của họ.
Theo Ivancevich (2010), đào tạo nguồn nhân lực là giúp nhân viên thực hiện
tốt hơn công việc hiện tại.
Theo Cenzo và Robbins (2010), đào tạo là quá trình học tập nâng cao kiến
thức, kỹ năng thực hành. Đào tạo có định hướng vào hiện tại, chú trọng vào công
việc hiện tại, giúp cá nhân có kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc hiện tại.
Trong nghiên cứu này, đào tạo được hiểu là chương trình giúp nhân viên
hoàn thiện và phát triển những kiến thức và kỹ năng trong công việc mà doanh

nghiệp yêu cầu, giúp cho nhân viên có thể thực hiện hiệu quả hơn chức năng, nhiệm
vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho nhân viên nắm vững hơn về
công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của
nhân viên để thực hiện công việc hiệu quả hơn (Nguyễn Văn Điềm và Nguyễn
Ngọc Quân, 2012).


5

tạo bằng phương pháp E-Learning tác động đến sự hài lòng của nhân viên cũng như
độ tin cậy và giá trị của thang đo các thành phần này.
Mẫu khảo sát được lựa chọn theo phương pháp thuận tiện các nhân viên làm
việc tại BIDV.
Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, thống kê
dữ liệu thứ cấp (qua báo cáo nội bộ của BIDV từ 2013 - 2015, tạp chí), … để phân
tích thực trạng các yếu tố trong hoạt động đào tạo bằng phương pháp E-Learning
tác động đến sự hài lòng của nhân viên tại BIDV.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hoạt động đào tạo bằng phương pháp
E-Learning trong doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích thực trạng thực hiện hoat động đào tạo nhân viên bằng
phương pháp E-Learning tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (BIDV).
Chương 3: Một số giải pháp cải thiện hoạt động đào tạo bằng phương pháp
E-Learning nhằm gia tăng sự hài lòng của nhân viên tại BIDV đến năm 2020.


7


1.1.2. Đào tạo truyền thống (Traditional trainning)
Đào tạo truyền thống là những khóa học được tổ chức tại lớp học, người
hướng dẫn và người học tập trung tại một địa điểm cụ thể (Gaither, 2009).
Đối với chương trình đào tạo truyền thống, thì giáo viên là yếu tố quan trọng
trong môi trường đào tạo (Zer, 2007). Sự chuẩn bị và kiến thức của giảng viên sẽ là
những yếu tố quan trọng truyền đạt tới người học nhằm đảm bảo người học lĩnh hội
được kiến thức. Tuy nhiên, những đặc tính về đạo đức, tư cách và kỹ năng tương tác
với người học của giảng viên là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của bài học
(Zer, 2007; Gaither, 2009). Và Zer cũng đã nêu ra những lợi thế của chương trình
đào tạo truyền thống là: Có cơ hội tiếp xúc, trao đổi bài học giữa giáo viên và người
học và giữa các người học với nhau. Những biểu hiện cảm xúc được thể hiện rõ nét
trong quá trình đào tạo giúp cho giảng viên có cơ hội nắm bắt và điểu chỉnh lại cách
thức truyền đạt của mình.
1.1.3. Đào tạo bằng phương pháp E-Learning
Có rất nhiều quan niệm và khái niệm khác nhau về phương pháp E-Learning.
Mỗi khái niệm được nêu ra với những góc nhìn khác nhau, nên nội hàm của khái
niệm cũng rất khác nhau. Điển hình trong số rất nhiều khái niệm về phương pháp
E-Learning là:
Theo Verduin và Clark (1991), phương pháp E-Learning là một hình thức
học tập, trong đó có sự giãn cách về thời gian và không gian giữa người học và
người dạy.
Theo Moore và cộng sự (2003), thì phương pháp E-Learning thiên về lý
thuyết, về sự độc lập và tự chủ trong học tập, có 4 thành tố cơ bản trong mọi tình
huống giảng dạy và học tập: giáo viên, sinh viên, hệ thống truyền tải kiến thức và
nội dung học tập.


8

Theo Hall (2003), O'Neill và cộng sự (2004), phương pháp E-Learning có

thể được định nghĩa như là hướng dẫn điện tử được cung cấp thông qua mạng
Internet, mạng nội bộ, và các nền tảng đa phương tiện như CD-ROM hoặc DVD.
Theo Liaw và cộng sự (2007), phương pháp E-Learning đề cập đến việc sử
dụng công nghệ internet để cung cấp một loạt các giải pháp nhằm nâng cao kiến thức
và hiệu suất.
Theo Resta và Patru (2010) (trong UNESCO publication), phương pháp
E-Learning là hình thức học tập bằng truyền thông qua mạng Internet theo cách tương
tác với nội dung học tập và được thiết kế dựa trên nền tảng phương pháp dạy học.
Phương pháp E-Learning hỗ trợ học tập thông qua công nghệ (Gupta và
Bostrom, 2013), hỗ trợ học tập cho các công việc liên quan đến nhiều cá nhân và
đồng thời cũng cho phép việc trao đổi kinh nghiệm không giới hạn không gian và
thời gian (Hofmann và Jarosch, 2011). Và là môi trường cho sự tương tác của người
học với các tài liệu học tập, người học, và giảng viên được hỗ trợ bởi công nghệ
(Alavi và Leidner, 2001; Volery và Lord, 2000).
Chúng ta có thể thấy cách nhìn nhận phương pháp E-Learning ngày càng sâu
và rộng hơn qua các định nghĩa theo thời gian. Với những quan niệm khác nhau về
phương pháp E-Learning, chúng sẽ có những đặc điểm khác nhau, cách thức triển
khai, ưu điểm, hạn chế của phương pháp E-Learning cũng khác nhau. Trong nghiên
cứu này, phương pháp E-Learning là một chương trình đào tạo thông qua máy tính cá
nhân, thông qua hệ thống máy tính của công ty nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng
cho nhân viên giúp nhân viên hoàn thành công việc tốt hơn (Cappel và Hayen, 2009).
1.1.4. Một số hình thức đào tạo bằng phương pháp E-Learning trong doanh nghiệp
Theo Welsh và cộng sự (2003), Phương pháp E-Learning được biết đến bởi
các hình thức như: Đào tạo dựa trên máy tính (Computer-Based Training), đào tạo
trực tuyến (Online Learning/Training), đào tạo từ xa (Distance Learning), đào tạo


9

dựa trên công nghệ (Technology-Based Training), hoặc đào tạo dựa trên web

(Web-Based Training). Cụ thể như sau:
 Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT - Technology-Based Training): là hình thức
đào tạo có sự áp dụng công nghệ, đặc biệt là dựa trên công nghệ thông tin.
 Đào tạo dựa trên máy tính (CBT - Computer-Based Training). Hiểu theo
nghĩa rộng, thuật ngữ này nói đến bất kỳ một hình thức đào tạo nào có sử
dụng máy tính. Nhưng thông thường thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa hẹp
để nói đến các ứng dụng (phần mềm) đào tạo trên các đĩa CD-ROM hoặc cài
trên các máy tính độc lập, không nối mạng, không có giao tiếp với thế giới
bên ngoài. Thuật ngữ này được hiểu đồng nhất với thuật ngữ CD-ROM
Based Training.
 Đào tạo dựa trên web (WBT - Web-Based Training): là hình thức đào tạo sử
dụng công nghệ web. Nội dung học, các thông tin quản lý khoá học, thông
tin về người học được lưu trữ trên máy chủ và người dùng có thể dễ dàng
truy nhập thông qua trình duyệt Web. Người học có thể giao tiếp với nhau và
với giáo viên, sử dụng các chức năng trao đổi trực tiếp, diễn đàn, e-mail...
thậm chí có thể nghe được giọng nói và nhìn thấy hình ảnh của người giao
tiếp với mình.
 Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training): là hình thức đào tạo có sử
dụng kết nối mạng để thực hiện việc học chẳng hạn như lấy tài liệu học, giao
tiếp giữa người học với nhau và với giáo viên...
 Đào tạo từ xa (Distance Learning): Thuật ngữ này nói đến hình thức đào tạo
trong đó người dạy và người học không ở cùng một chỗ, thậm chí không
cùng một thời điểm. Ví dụ như việc đào tạo sử dụng công nghệ hội thảo cầu
truyền hình hoặc công nghệ web.


11

Giao diện của hệ thống của E-Learning ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng
của người học. Giao diện thân thiện của hệ thống E-Learning sẽ gia tăng sự hài lòng

của người học. Với giao diện dễ dàng của chương trình đào tạo bằng E-Learning sẽ
thu hút người học tham gia khóa học qua internet. Thái độ tích cực của người học đối
với giao diện đào tạo bằng E-Learning sẽ gia tăng tỷ lệ tiếp tục tham gia các khóa học
E-Learning khác. Hisham và cộng sự (2004) cho rằng, hệ thống E-Learning cần phải
cung cấp một giao diện phù hợp cho người sử dụng để cho phép dễ dàng truy cập vào
các nội dung. Nếu một giao diện được thiết kế kém khiến người học cảm thấy mất
mát, nhầm lẫn, hoặc thất vọng, nó sẽ cản trở hiệu quả của việc học.
1.2.2. Các yếu tố trong hoạt động đào tạo bằng phương pháp E-Learning ảnh
hưởng đến người học theo nghiên cứu của Sun và cộng sự (2006)
Sun và cộng sự (2006) đã nghiên cứu điều gì tạo nên sự thành công của
phương pháp E-Learning? Một nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố trong hoạt
động đào tạo bằng phương pháp E-Learning tác động đến sự hài lòng của người học
đã khảo sát 295 sinh viên đại học ở Taiwan. Sun và cộng sự (2006) đã đề xuất 6 yếu
tố của hoạt động đào tạo bằng phương pháp E-learning tác động đến sự hài lòng của
người học trên cơ sở kế thừa 4 yếu tố trong nghiên cứu của Wang (2003), đó là:
Thái độ người học, giảng viên, chương trình đào tạo và giao diện của hệ thống; bên
cạnh đó, đề xuất thêm 2 yếu tố nữa là công nghệ và tương tác. Trong đó:
Công nghệ: Một số nhà nghiên cứu chỉ ra rằng chất lượng công nghệ và chất
lượng Internet ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học bằng phương pháp
E-Learning (Piccoli và cộng sự, 2001; Webster và Hackley, 1997). Phần mềm thì dễ
sử dụng, dễ học tập và ghi nhớ ý tưởng đơn giản, đòi hỏi ít sự cố gắng từ người sử
dụng. Người dùng sẽ sẵn sàng chấp nhận công cụ với ít rào cản và sự hài lòng sẽ
được cải thiện (Amoroso và Cheney, 1991; Rivard, 1987). Do đó, chất lượng và độ
tin cậy trong lĩnh vực công nghệ thông tin cao thì hiệu quả đào tạo sẽ cao hơn
(Hiltz, 1993; Piccoli và cộng sự, 2001; Webster và Hackley, 1997).


10

1.2. Các yếu tố trong hoạt động đào tạo bằng phương pháp E-Learning ảnh

hưởng đến người học.
1.2.1. Các yếu tố trong hoạt động đào tạo bằng phương pháp E-Learning ảnh
hưởng đến người học theo nghiên cứu của Wang (2003)
Nghiên cứu Wang (2003) đã thực hiện đánh giá sự hài lòng của người học
với hệ thống học tập bằng phương pháp E-Learning. Để đảm bảo các yếu tố không
bị bỏ sót, Wang đã tiến hành nghiên cứu định tính bằng việc: Tiến hành phỏng vấn
2 chuyên gia, 4 giáo viên đại học, 10 người học. Sau đó ông đã xây dựng bảng câu
hỏi khảo sát dựa theo thang đo Likert 5 điểm và tiến hành khảo sát 116 sinh viên tại
Taiwai. Kết quả nghiên cứu của Wang đã xác định 4 yếu tố trong hoạt động đào tạo
bằng phương pháp E-Learning ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học là: Thái độ
người học, giảng viên, chương trình đào tạo và giao diện của hệ thống.
Thái độ người học: Sự hài lòng của người học bằng phương pháp
E-Learning được dựa trên thái độ của người học đó đối với các công nghệ thông tin
và truyền thông (Arbaugh, 2002; Hồng, 2002). Chương trình đào tạo bằng phương
pháp E-Learning cần các người học thông thạo về máy tính, và kết quả học sẽ rất tốt
khi người học có thái độ tích cực đối với máy tính.
Giảng viên: Giảng viên đóng một vai trò quan trọng, hướng dẫn được sự chú
ý của người học đối với môn học và bài đọc (Collis, 1995) và (Willis, 1994). Sự hài
lòng của người học và sự chấp nhận của chương trình đào tạo bằng E-Learning bị ảnh
hưởng bởi phong cách giảng dạy của giảng viên, thái độ của giảng viên đối với việc
cung cấp các bài giảng theo cách thân thiện, và cung cấp nội dung chất lượng
(Webster và Hackley, 1997).
Chương trình đào tạo: nội dung các khóa học. Việc thiết kế các khóa học
phù hợp với nhu cầu người học, dễ hiểu góp phần làm gia tăng sự hài lòng của
người học bằng phương pháp E-Learning.


12

Tương tác: Theo Thurmond và cộng sự (2002) cho rằng yếu tố tương tác là

sự đa dạng trong việc đánh giá và tương tác (giữa những người học với nhau, giữa
giảng viên và người học) ảnh hướng đến sự hài lòng của người học đối với chương
trình đào tạo bằng phương pháp E-Learning đáng kể. Arbaugh (2000) cho thấy rằng
những người học tương tác với những người học khác nhiều hơn, sẽ có sự hài lòng
về chương trình đào tạo nhiều hơn.
1.2.3. Các yếu tố trong hoạt động đào tạo bằng phương pháp E-Learning ảnh
hưởng đến người học theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Quy (2014)
Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Quy (2014) về các yếu tố ảnh hưởng đến sự
hài lòng của người học bằng phương pháp E-Learning, đã thực hiện khảo sát 299
sinh viên ở các trường đại học tại TP.HCM. Theo đó, nghiên cứu của Nguyễn Hữu
Quy đề xuất 3 yếu tố trong hoạt động đào tạo bằng phương pháp E-Learning ảnh
hưởng đến sự hài lòng của người học. Các yếu tố đó gồm: Thái độ người học, công
nghệ và năng lực giảng dạy.
Thái độ người học: người học có thái độ tích cực hay không về phương
pháp E-Learning.
Công nghệ: bao gồm chất lượng công nghệ phần mềm dùng cho đào tạo
bằng phương pháp E-Learning và tốc độ đường truyền Interet.
Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Quy có sự kế thừa yếu tố thái độ người học có
tác động đến sự hài lòng của người học bằng phương pháp E-Learning của Wang
(2003). Và cũng có sự kế thừa yếu tố công nghệ từ nghiên cứu của Sun và cộng sự
(2006). Riêng yếu tố về năng lực giảng dạy tác động đến sự hài lòng của người học
bằng phương pháp E-Learning có sự kế thừa, điều chỉnh và kết hợp từ cả 2 nghiên
cứu của Wang (2003) và nghiên cứu của Sun và cộng sự (2006).
Năng lực giảng dạy: Theo Marks (2000) cho rằng, năng lực giảng dạy là
một khái niệm đa chiều. Abrantes và cộng sự (2007) đã nêu ra 3 thành phần của yếu
tố năng lực giảng dạy gồm: giảng viên và chương trình học, tương tác giữa người


13


học và giảng viên. Theo Arbaugh (2000), sự tương tác giữa những người học với
nhau nhiều hơn tạo nên sự hài lòng của người học bằng phương pháp E-Learning
cao hơn. Thiếu sự tương tác giữa người học và giảng viên, người học sẽ bị phân tâm
và thiếu tập trung vào các tài hiệu học tập (Isaacs và cộng sự, 1995). Trong môi
trường học tập ảo, sự tương tác giữa người học và giảng viên giúp giải quyết các
vấn đề, cải thiện hiệu quả học tập tốt hơn (Piccoli và cộng sự, 2001).
1.2.4. Đề xuất các yếu tố trong hoạt động đào tạo bằng phương pháp
E-Learning ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học tại BIDV
Mô hình nghiên cứu các yếu tố trong hoạt động đào tạo bằng phương pháp
E-Learning ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học của Sun và cộng sự (2006) là
mô hình đã được kế thừa từ nghiên cứu nền tảng của Wang (2003) và có sự điều
chỉnh cho phù hợp hơn. Nghiên cứu các yếu tố trong hoạt động đào tạo bằng
phương pháp E-Learning ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học của Sun và cộng
sự (2006) đã được ứng dụng trong nhiều nghiên cứu trước cả trong và ngoài nước.
Do đó tác giả lựa chọn kế thừa quan điểm của Sun và cộng sự (2006) để xác định
các yếu tố trong hoạt động đào tạo bằng phương pháp E-Learning ảnh hưởng đến sự
hài long của người học tại BIDV. Tuy nhiên, để đảm bảo sự phù hợp của các yếu tố
với thực tế tại BIDV, tác giả đã tiến hành phỏng vấn 5 nhà quản lý và 9 nhân viên của
BIDV. Qua phỏng vấn các nhà quản trị và nhân viên, tác giả nhận được sự đồng
thuận trong việc kế thừa các yếu tố trong nghiên cứu của Sun và cộng sự (2006), các
yếu tố này bao gồm: Giảng viên, sự tương tác, chương trình đào tạo, công nghệ,
giao diện hệ thống và thái độ người học.
Giảng viên: Liên quan đến năng lực và sự hỗ trợ của giảng viên trong giảng
dạy. Theo Collis (1995) và Willis (1994), giảng viên đóng một vai trò quan trọng để
hướng dẫn người học bằng phương pháp E-Learning hiệu quả. Giảng viên có kiến
thức nghiệp vụ giỏi, có kỹ năng giảng dạy tốt và sự hỗ trợ, chỉ dẫn học tập nhiệt
tình trong quá trình đào tạo là nguyên nhân chính dẫn đến sự hài lòng của người học
đối với chương trình đào tạo bằng phương pháp E-Learning.



14

Tương tác: Theo Arbaugh (2000), sự tương tác giữa giảng viên và người
học, tương tác giữa những người học với nhau sẽ giúp người học hài lòng về đào
tạo bằng phương pháp E-Learning nhiều hơn. Việc đào tạo bằng phương pháp
E-Learning còn mới mẻ ở Việt Nam nên việc tương tác giữa giảng viên và học viên,
cũng như giữa các học viên với nhau thông qua các phương tiện công nghệ thông
tin sẽ giúp người học giải đáp những vướng mắc trong quá trình học tập.
Chương trình đào tạo: Các khóa học đào tạo bằng phương pháp
E-Learning. Theo Amy Smith (2006) thì E-Learning không là gì cả nếu không có
nội dung tốt. Cho nên việc thiết kế các nội dung và yêu cầu của khóa học phù hợp
với nhu cầu người học, dễ hiểu nhằm góp phần làm gia tăng sự hài lòng của người
học bằng phương pháp E-Learning.
Công nghệ: Phần mềm được sử dụng trong đào tạo bằng phương pháp
E-Learning và tốc độ của đường truyền Internet. Người dùng sẽ sẵn sàng chấp nhận
công cụ với ít rào cản và sự hài lòng sẽ được cải thiện (Amoroso và Cheney, 1991;
Rivard, 1987). Cho nên phần mềm dễ sử dụng, cùng các tính năng hữu ích cho
người học sẽ giúp cho người học thuận tiện và dễ dàng tiếp nhận kiến thức. Với một
đường truyền Internet tốt, các video học tập sẽ chạy nhanh và mượt, người học cũng
sẽ không bị gián đoạn trong quá trình học, hoặc bị mất kết quả khi bị đứt mạng.
Giao diện của hệ thống: Theo Hisham (2004), giao diện phù hợp với người
học, cho phép họ dễ dàng truy cập vào các nội dung sẽ gia tăng sự hài lòng của họ đối
với chương trình đào tạo bằng phương pháp E-Learning. Giao diện website được thiết
kế để người học dễ dàng truy cập vào từng chức năng theo từng nội dung đào tạo.
Thái độ người học: thái độ của người học đối với các công nghệ thông tin,
việc sử dụng máy vi tính trong đào tạo đào tạo bằng phương pháp E-Learning.
Người học cảm thấy việc sử dụng máy trong quá trình học không có trở ngại là
nguyên nhân dẫn đến người học cảm thấy dễ dàng cho việc được đào tạo bằng
phương pháp E-Learning và tăng sự hài lòng đối với phương thức đào tạo này.



15

1.3. Sự hài lòng của người học bằng phương pháp E-Learning
1.3.1. Sự hài lòng của người học (learner satisfaction)
Sự hài lòng của người học có thể là chỉ tiêu về một số điều kiện học tập: khả
năng của người học để phát triển và thành công, kết quả học tập, và duy trì việc học
(Roberts và cộng sự 2005).
Sự hài lòng thường không rõ ràng và tùy thuộc vào quan niệm của con
người. Sự hài lòng khác nhau đối với những trường hợp và đối tượng khác nhau.
Điều kiện của sự hài lòng phụ thuộc nhiều vào tâm trạng và nhận thức của con người,
thường biểu hiện bằng hành động trung thành với sản phẩm/dịch vụ tiêu dùng hay
gắn bó với công ty. Cấp độ hài lòng còn tùy thuộc vào những lựa chọn thay thế của
người học/nhân viên có một lựa chọn khác so với cái hiện tại (O’dell, 2009).
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển đã mang lại nhiều phương thức đào
tạo mới mẻ, hiệu quả hơn so với phương thức đào tạo truyền thống (Block và Dobell,
2009). Theo Bixler (2009) thì cho rằng với những phương thức đào tạo khác nhau cho
sẽ mang lại hiệu quả khác nhau cho người học. Vấn đề quan trọng của đào tạo, đặc biệt
là hiệu quả sẽ đạt được khi người học cùng tham gia vào quá trình thực hiện chương
trình (Gaither, 2009). Đào tạo bằng phương pháp E-Learning tạo điều kiện cho
người học suy nghĩ kỹ hơn, phân tích tổng thể nội dung học tập tốt hơn, tìm hiểu
thông tin kỹ hơn, có sự trao đổi giữa các thành viên trong nhóm học.
Theo Davis (1990), thì tham gia của người học vào quá trình đào tạo, năng lực
của giảng viên, và tính cách cá nhân có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của người
học. Theo Biner và cộng sự (1994), cho rằng thái độ của giảng viên đối với bài giảng,
công nghệ, sự quản lý khóa học, cách tổ chức, tài liệu học tập, dịch vụ hỗ trợ, và sự
truyền đạt sẽ tác động trực tiếp đến sự hài lòng của người học. Trong nghiên cứu của
Urdan và Weggen (2000), nêu ra sự hài lòng của người học có thể đo lường bằng các
yếu tố sau: nội dung khóa học, phương pháp giảng dạy, tài liệu giảng dạy, môi trường
và giá trị bài học.



16

Đối với chương trình đào tạo trong doanh nghiệp thì sự hài lòng của người
học, hiệu quả của người học và khả năng ứng dụng vào công việc là kết quả cần
thiết cơ bản. Trong doanh nghiệp thì kết quả kinh doanh luôn được quan tâm nhất
nên mục tiêu của đào tạo là cung cấp cho nhân viên những kiến thức cần thiết và
giúp họ làm việc hiệu quả và hiệu suất hơn (Rovai, 2009). Các nhà quản trị thường
yêu cầu từ phía đào tạo đưa ra phương pháp đo lường và đánh giá chương trình đào
tạo. Theo Kirkpatrick (2009) đã đưa ra mô hình 4 cấp độ đo lường sự hài lòng đối
với chương trình đào tạo là: phản ứng, học tập, hành động và kết quả. Mô hình này
có thể dùng để do lường kết quả đào tạo bằng phương pháp E-Learning và phương
pháp truyền thống.
1.3.2. Sự hài lòng đối với đào tạo bằng phương pháp E-Learning
Cảm nhận của người học đối với đào tạo bằng phương pháp E-Learning là
một yếu tố quan trọng cho tổ chức lựa chọn đào tạo bằng phương pháp E-Learning
cho nhân viên, vì sự hài lòng của người học là yếu tố quan trọng quyết định đến sự
thành công của đào tạo. Theo Biner và cộng sự (2009), đã đưa ra một số lợi ích khi
người học hài lòng với đào tạo bằng phương pháp E-Learning là: làm giảm tỷ lệ
người học nghỉ học, làm tăng số lượng người học từ sự lan truyền của người học, có
động lực học tập, người học hoàn thành tốt khóa học và trung thành với chương trình
học bằng phương pháp E-Learning. Hơn nữa, sự hài lòng của người học có tác động
quan trọng đến quyết định có lựa chọn tiếp tục tham gia các khóa học bằng phương
pháp E-Learning tiếp theo hay không. Cho nên khi đo lường hiệu quả của chương trình
đào tạo thì biến hài lòng cần được đặc biệt quan tâm (Wang, 2003).
Urdan và Weggen (2000) hài lòng đối với đào tạo bằng phương pháp
E-Learning. Ngoài ra trong nghiên cứu của Ham (2009) về nhận định của người học
đối với đào tạo bằng phương pháp E-Learning, ông cho rằng thái độ của người học
đối với máy tính có tác động tích cực đến thái độ đối với đào tạo bằng phương pháp

E-Learning, đồng nghĩa cũng có tác động tích cực đến sự hài lòng của người học đối
với đào tạo bằng phương pháp E-Learning.


17

Tóm tắt chương 1
Trong chương 1, tác giả đã trình bày khái niệm về đào tạo, sự hài lòng và các
quan điểm đo lường sự hài lòng của người học đối với chương trình đào tạo bằng
phương pháp E-Learning. Trên cơ sở kế thừa nghiên cứu của Sun và cộng sự (2006),
tác giả đề xuất các yếu tố đo lường sự hài lòng của người học đối với chương trình đào
tạo bằng phương pháp E-Learning tại BIDV, các yếu tố này bao gồm: Giao diện của hệ
thống, thái độ người học, chương trình đào tạo, giảng viên, công nghệ, tương tác.


18

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NHÂN
VIÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP E-LEARNING TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Trong chương 2 này tác giả phân tích thực trạng hoạt động đào tạo nhân viên
bằng phương pháp E-Learning tại BIDV từ đó rút ra những điểm làm tốt và những
điểm còn tồn tại ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học trong đào tạo bằng
E-Learning. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp cải thiện hoạt động đào tạo
bằng phương pháp E-Learning nhằm gia tăng sự hài lòng của người học tại BIDV
đến năm 2020 ở chương 3.
2.1.

Tổng quan về BIDV


2.1.1. Giới thiệu chung
Tên

: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Tên Tiếng Anh

: Joint Stock Commercial Bank for Investment and
Development of Vietnam.

Tên viết tắt

: BIDV

Logo ngân hàng

:

Vốn điều lệ

: 34.187.000.000.000đ

Địa chỉ trụ sở chính : Tòa nhà BIDV, 35 Hàng Vôi, Quận Hoàn Kiếm,
TP.Hà Nội.
Website

: www.bidv.com.vn

2.1.2. Lịch sử hình thành phát triển
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập

ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Từ 1981 đến 1989,
mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Từ 1990 đến 27/04/2012,


19

mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Từ 27/04/2012 đến
nay, chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Lịch sử xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào
gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước
của dân tộc Việt Nam...Hoà mình trong dòng chảy của dân tộc, Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau
chiến tranh và thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đến nay. Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh
nào, các thế hệ nhân viên BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là người
lính xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư phát triển
của đất nước ...
Ở thời kỳ (27/04/2012 - nay): bối cảnh môi trường quốc tế và trong nước còn
nhiều khó khăn và thách thức, BIDV đã bám sát chủ trương của Chính phủ, Ngân
hàng Nhà nước, linh hoạt ứng phó với diễn biến thị trường, chủ động, sáng tạo, nỗ
lực phấn đấu thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ được giao. BIDV tập trung giải
quyết các yếu kém nội tại, triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu hoạt động toàn hệ
thống song hành với quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước và hệ thống
các tổ chức tín dụng nhằm đạt tới sự ổn định, an toàn, hiệu quả.
Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế
sâu rộng và toàn diện, BIDV đã thiết lập quan hệ đại lý với trên 1.700 ngân hàng và
chi nhánh ngân hàng tại 122 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Nâng tầm công tác nghiên cứu, tham mưu có kết quả đối với Chính
Phủ/Ngân hàng Nhà nước khẳng định uy tín và gia tăng giá trị thương hiệu cho

BIDV. Trung tâm Nghiên cứu BIDV được thành lập năm 2012 để hỗ trợ thiết lập và
thực thi các chính sách, các giải pháp điều hành hệ thống, đồng thời tích cực tham
gia tư vấn chính sách kinh tế, tiền tệ với Chính phủ, các bộ, ngành …


×