Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh cho chó tại bệnh xá thú y trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (934.23 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------

BÀNH THANH AN
Tên chuyên đề:
“THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO CHÓ TẠI
BỆNH XÁ THÚ Y TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Khoa:
Khóa học:

Chính quy
Chăn nuôi thú y
Chăn nuôi Thú y
2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------

BÀNH THANH AN
Tên chuyên đề:
“THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO CHÓ TẠI


BỆNH XÁ THÚ Y TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Lớp:
Khoa:
Khóa học:
Giảng viên hƣớng dẫn:

Chính quy
Chăn nuôi thú y
K45 - CNTY - N03
Chăn nuôi Thú y
2013 - 2017
TS. Phan Thị Hồng Phúc

Thái Nguyên, năm 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, em đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô trong Ban
giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y, cùng toàn thể
các thầy cô trong khoa đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt thời
gian thực tập và rèn luyện tại trường.
Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa và các thầy, cô giáo,

cán bộ Khoa Chăn nuôi thú y - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã
tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Ban lãnh đạo, các anh chị trong bệnh xá Thú y, khoa Chăn nuôi Thú y
đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Phan Thị
Hồng Phúc đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn
bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, khích lệ em hoàn thiện khóa luận
tốt nghiệp này.
Cuối cùng em xin kính chúc các thầy, cô và cán bộ công nhân viên của
khoa, của trường luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Bành Thanh An


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Phác đồ điều trị bệnh ở chó tại bệnh xá Thú y ............................... 38
Bảng 4.1. Tình hình chó đến khám chữa bệnh tại bệnh xá Thú y .................. 41
Bảng 4.2. Số lượng chó đến tiêm phòng vắc xin tại bệnh xá Thú y ............... 43
Bảng 4.3. Nhóm các bệnh thường gặp ở chó tại bệnh xá Thú y ..................... 44
Bảng 4.4. Một số bệnh thường gặp ở chó tại bệnh xá Thú y .......................... 46
Bảng 4.5. Kết quả sử dụng các phác đồ điều trị bệnh Viêm dạ dày ruột
truyền nhiễm do Parvo vi rút gây ra ............................................... 50
Bảng 4.6. Kết quả sử dụng các phác đồ điều trị bệnh Sài sốt ở chó do Care
vi rút gây ra ..................................................................................... 53

Bảng 4.7: Kết quả thử nghiệm điều trị chó nhiễm ký sinh trùng .................... 56
Bảng 4.8: Kết quả thử nghiệm điều trị chó mắc bệnh đường tiêu hóa ........... 57
Bảng 4.9: Kết quả thử nghiệm điều trị chó mắc bệnh đường hô hấp ............. 58


iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ mắc của nhóm các bệnh thường gặp ở chó tại bệnh
xá thú y ............................................................................................ 44
Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ khỏi của nhóm các bệnh thường gặp ở chó tại bệnh xá
thú y ................................................................................................. 45
Hình 4.3: Biểu đồ kết quả sử dụng các phác đồ điều trị bệnh viêm dạ dày
ruột truyền nhiễm do Parvo vi rút gây ra ....................................... 51
Hình 4.4: Biểu đồ kết quả sử dụng các phác đồ điều trị bệnh Sài sốt ở chó
do Care vi rút gây ra........................................................................ 54


iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
P.O

: Per Os, đường uống.

S.C

: Subcutaneous injection, tiêm dưới da.

I.M


: Intramuscular, tiêm bắp.

I.V

: Intravenous, tiêm tĩnh mạch.

TT

: Thể trọng.


v
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ v
PHầN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề ........................................................... 1
1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 1
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2
PHầN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ....................................................... 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 3
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................ 5
2.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp .............................................................. 8
2.1.4. Mô tả sơ lược về bệnh xá thú y cộng đồng ........................................... 11
2.2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................ 12

2.2.1. Hiểu biết chung về loài chó................................................................... 12
2.2.2. Đặc điểm sinh lý của chó ...................................................................... 20
2.3. Một số bệnh thường gặp ở chó................................................................. 24
2.3.1. Bệnh đường tiêu hóa ............................................................................. 24
2.3.2. Bệnh về hệ tiết niệu, sinh dục ............................................................... 29
2.3.3. Bệnh hệ hô hấp ...................................................................................... 31
2.3.4. Bệnh Ký sinh trùng ............................................................................... 32
2.3.5. Bệnh về hệ thần kinh, vận động ............................................................ 33
PHầN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.... 37
3.1. Đối tượng ................................................................................................. 37


vi
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 37
3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 37
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện .................................................... 37
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 37
3.4.2. Phương pháp theo dõi (hoặc thu thập thông tin) ................................... 37
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 40
PHầN 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ..................................... 41
4.1. Tình hình chó đến khám chữa bệnh tại bệnh xá Thú y, trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên.................................................................................. 41
4.2. Thống kê số lượng chó đến tiêm phòng vắc xin tại bệnh xá thú y, trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên .................................................................... 42
4.3. Nhóm các bệnh thường gặp ở chó tại bệnh xá Thú y .............................. 43
4.4. Một số bệnh thường gặp ở chó tại bệnh xá Thú y ................................... 46
4.5. Kết quả điều trị một số bệnh thường gặp ở chó tại bệnh xá Thú y
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên ........................................................ 48
4.5.1. Kết quả điều trị bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm ở chó
do Parvo vi rút ................................................................................................. 49

4.5.2. Thử nghiệm điều trị bệnh Sài sốt ở chó do Care vi rút gây ra .............. 52
4.5.3. Thử nghiệm điều trị bệnh do ký sinh trùng........................................... 55
4.5.4. Thử nghiệm điều trị bệnh đường tiêu hóa ............................................. 57
4.5.5. Thử nghiệm điều trị bệnh đường hô hấp ............................................... 58
PHầN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 59
5.1. Kết luận .................................................................................................... 59
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 61
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chó là một trong những vật nuôi sống gần gũi và thân thiện với con
người. Ngày nay nuôi chó không vì mục đích giữ nhà mà có thể giải trí,
phục vụ cho nghiên cứu khoa học, học tập, phục vụ cho công tác an ninh
quốc phòng… Hiện nay, do nhu cầu và sở thích của con người, số lượng
và giống chó ở Việt Nam ngày càng đa dạng phong phú. Bên cạnh đó,
việc nuôi dưỡng và chăm sóc sao cho những chú chó cưng được khỏe
mạnh cũng là mối quan tâm của chủ nuôi. Mặc dù, đã có vắc xin phòng
bệnh, thuốc điều trị nhưng bệnh trên chó vẫn xảy ra và ngày càng có
những diễn biến phức tạp.
Bệnh xá Thú y trường Đại học Nông Lâm được xây dựng từ năm 2013
nhằm phục vụ cho công tác thực hành, thực tập của sinh viên trong khoa. Từ
tháng 4 năm 2016, bệnh xá thú y chính thức đưa vào hoạt động khám chữa
bệnh cho động vật cảnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận,
mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng bệnh xá Thú y, khoa Chăn nuôi Thú y

đã được chủ các thú cưng biết đến và đưa thú cưng vào chăm sóc, khám
chữa bệnh tại đây ngày một đông.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự đồng ý của BCN khoa, cô
giáo hướng dẫn và cơ sở thực tập em tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thực
hiện các biện pháp phòng và trị bệnh cho chó tại bệnh xá Thú y trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục tiêu
- Xác định được tình hình nhiễm các bệnh trên chó đến khám tại bệnh
xá Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.


2

- Biết cách chẩn đoán, phòng và trị bệnh cho chó đến khám và chữa bệnh
tại bệnh xá.
1.2.2. Yêu cầu
- Làm quen với công tác khám chữa bệnh tại bệnh xá.
- Biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh cho chó khám
chữa bệnh tại bệnh xá.
- Xác định được tỷ lệ nhiễm các bệnh trên chó đến khám tại bệnh xá.
- Biết cách phòng và trị bệnh cho chó đến khám tại bệnh xá.


3

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý
Bệnh xá Thú y thuộc khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên nằm trên địa bàn xã Quyết Thắng, thành phố Thái
Nguyên, cách trung tâm thành phố khoảng 6 km về phía Tây. Ranh giới của
bệnh xá được xác định như sau:
- Phía Nam giáp với khu Nuôi trồng thủy sản.
- Phía Tây giáp với khoa Chăn nuôi Thú y.
- Phía Bắc giáp với Trại gia cầm của khoa Chăn nuôi Thú y.
- Phía Đông giáp với khu hoa viên cây cảnh khoa Nông học.
2.1.1.2. Điều kiện khí hậu
Bệnh xá Thú y khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên nằm trên địa bàn xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, do
đó khí hậu của bệnh xá Thú y mang tính chất đặc trưng của tỉnh Thái
Nguyên, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa: Xuân - Hạ
- Thu - Đông song chủ yếu là hai mùa chính: mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 - 10, nhiệt độ trung bình dao động từ 25 300C, ẩm độ trung bình từ 80 - 85%, lượng mưa trung bình là 160mm/tháng
tập trung chủ yếu vào các tháng 5, 6, 7, 8. Với khí hậu như vậy trong chăn
nuôi cần chú ý tới công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.
Mùa khô kéo dài từ cuối tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Trong các
tháng này khí hậu lạnh và khô, nhiệt độ dao động từ 12 - 260C, độ ẩm từ 70 80%. Về mùa đông còn có gió mùa đông bắc gây rét và có sương muối ảnh
hưởng xấu đến cây trồng và vật nuôi.


4

2.1.1.3. Điều kiện đất đai
Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên,
trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du
lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc, cách
thủ đô Hà Nội 80 km, có tổng diện tích tự nhiên là 18.970,48 ha.

- Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương
- Phía Đông giáp thành phố Sông Công
- Phía Tây giáp huyện Đại Từ
- Phía Nam giáp thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình.
Thành phố Thái Nguyên có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và
phong phú.
*Tài nguyên đất: so với diện tích đất tự nhiên thì tổng diện tích đất
phù sa không được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.12,35 ha,
chiếm 17,65% so với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không được bồi
hàng năm có 100,19 ha, chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên được phân
bổ chủ yếu ở phường Phú Xá; đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít
chua có 379,84 ha, chiếm 2,35% tổng diện tích đất tự nhiên; đất bạc màu
phát triển trên phù sa cũ có sản lượng ferelit trên nền cơ giới nhẹ có 271,3
ha, chiếm 1,53%; đất bạc màu phát triển trên nền phù sa có sản lượng feralit
trên nền cơ giới nặng có 545,6 ha, chiếm 3,08%...
* Tài nguyên rừng: rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và
rừng trồng theo chương trình 237, rừng trồng theo chương chình PAM, vùng
chè Tân Cương cùng các loại cây trồng của nhân dân như cây nhãn, vải,
quýt, chanh,… Cây lương thực chủ yếu là cây lúa nước, ngô, đậu,.. thích hợp
phát triển ở những vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát triển,
đất trung tính ít chua.


5

Xã Quyết Thắng có tổng diện tích là 12,9 km2, trong đó:
- Diện tích đất trồng lúa và hoa màu: 793 ha.
- Diện tích đất lâm nghiệp: 320 ha.
- Diện tích đất chuyên dùng: 177 ha.
Diện tích đất của xã Quyết Thắng lớn, trong đó chủ yếu là đất đồi bãi, độ

dốc lớn, thường xuyên bị xói mòn, rửa trôi nên độ màu mỡ kém, dẫn đến năng
suất cây trồng thấp, việc canh tác gặp nhiều khó khăn. Cùng với sự gia tăng dân
số, xây dựng cơ sở hạ tầng, … diện tích đất nông nghiệp và đất hoang hóa có
xu hướng ngày một giảm, gây khó khăn trong phát triển chăn nuôi. Chính vì
thế, trong những năm tới cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa ngành trồng trọt và
chăn nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất ngành nông nghiệp.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Tình hình xã hội
- Dân cƣ: Thành phố Thái nguyên có tổng dân số là 317.580 người
trong đó xã Quyết Thắng có tổng dân số là 12.833 người với hơn 3000 hộ.
Quyết Thắng là xã nằm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có rất nhiều dân
tộc sinh sống, dân số chủ yếu là dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu,…
- Y tế: Thành phố Thái Nguyên là trung tâm y tế của vùng trung du
miền núi Bắc Bộ với nhiều bệnh viện lớn có trình độ chuyên môn cao, và
nhiều trung tâm khám chữa bệnh tư nhân. Trạm y tế xã Quyết Thắng mới
được khánh thành và hoạt động từ tháng 6/2009 với nhiều trang thiết bị hiện
đại; là nơi thường xuyên khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người
dân, đặc biệt là người già, phụ nữ và trẻ em.
- Giáo dục: Thành phố Thái Nguyên là nơi tập trung rất nhiều các trường
đại học, cao đẳng chuyên nghiệp và các trường trung cấp dạy nghề, viện nghiên
cứa khoa học,… và địa bàn xã Quyết Thắng là nơi tập trung nhiều trường học
lớn của tỉnh như: Đại học Thái Nguyên, Đại học Kinh tế và Quản Trị Kinh


6

Doanh, Đại học Khoa học, Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông, Đại
học Nông Lâm, trường trung học phổ thông vùng cao Việt Bắc,… cùng các
trường trung học cơ sở và trường tiểu học khác. Đây là điều kiện thuận lợi giúp
cho trình độ dân trí của người dân được nâng lên rõ rệt, chất lượng dạy và học

ngày càng được nâng cao. Trong những năm vừa qua, xã đã hoàn thành chương
trình giáo dục phổ cập trung học cơ sở.
- An ninh chính trị: xã có dân cư phân bố không đồng đều, gây ra
không ít khó khăn cho phát triển kinh tế cũng như quản lý xã hội. Khu vực
các nhà máy, trường học, trung tâm tập trung đông dân cư, nhiều cư dân từ
nhiều nơi đến cư trú, học tập và làm việc nên việc quản lý xã hội ở đây khá
phức tạp.
2.1.2.2. Tình hình kinh tế
Thành phố Thái Nguyên nằm trong vùng phát triển kinh tế năng động
của tỉnh Thái Nguyên (bao gồm TP Sông Công và TX Phổ Yên), là trung
tâm công nghiệp lâu đời, có tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú, có
điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển tập đoàn cây rừng, cây công
nghiệp, cây ăn quả và vật nuôi. Có tiềm năng lớn để phát triển du lịch với
Hồ Núi Cốc, di tích lịch sử cách mạng, có khu gang thép Thái Nguyên - cái
nôi của ngành thép Việt Nam.
Đặc biệt, Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển nông - lâm
nghiệp, có vùng chè nổi tiếng, đứng thứ hai trong cả nước về diện tích trồng
chè. Thái Nguyên cũng có nhiều loại khoáng sản như: than, sắt, đá, vôi, cát,
sỏi... Trong đó, than được đánh giá là có trữ lượng lớn thứ hai trong cả nước,
sau Quảng Ninh.
Trên địa bàn thành phố có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp về khai
khoáng, luyện kim, cơ khí, vật liêu xây dựng, hàng tiêu dùng… Khu Gang
Thép Thái Nguyên được xây dựng từ những năm 60 là nơi sản xuất thép từ


7

quặng duy nhất tại Việt Nam và hiện đang được tiếp tục đầu tư chiều sâu để
phát triển. Có nhiều nhà máy Xi măng công suất lớn đã và đang được tiến
hành xây dựng.

Về sản xuất nông nghiệp: Khoảng 80% số hộ dân sản xuất nông
nghiệp với sự kết hợp hài hòa giữa 2 ngành trồng trọt và chăn nuôi.
Về lâm nghiệp: Xã tiến hành việc trồng cây gây rừng phủ xanh đất
trống đồi trọc. Hiện nay đã phủ xanh được phần lớn diện tích đất trống đồi
trọc của xã. Đã có một phần diện tích đến tuổi được khai thác.
Về dịch vụ: Đây là một ngành mới đang có sự phát triển mạnh, tạo
thêm việc làm và góp phần tăng thu nhập cho người dân.
Nhìn chung, kinh tế của xã đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, quy mô
sản xuất còn nhỏ, chưa có sự quy hoạch chi tiết. Theo thống kê, đối với hộ
sản xuất nông nghiệp, thu nhập bình quân lương thực là 500 kg/người/năm;
tổng thu nhập bình quân trên 950.000 đồng/người/tháng. Chăn nuôi với quy
mô nhỏ mang tính chất tận dụng là chủ yếu. Xã đang chủ trương xây dựng
mô hình chăn nuôi với quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
người tiêu dùng. Đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân trong những năm
gần đây được nâng lên rõ rệt. Hệ thống điện nước được nâng cấp, cung cấp
tới tất cả các hộ dân. Đường giao thông được bê tông hóa tới từng ngõ xóm.
Nhận thức và trình độ dân trí của người đân được nâng cao. Các tệ nạn xã
hội được đẩy lùi, chương trình kế hoạch hóa gia đình được đẩy mạnh. Hầu
hết các hộ gia đình đều có phương tiện nghe nhìn như: tivi, đài, báo,… Đây
là điều kiện thuận lợi để người dân nắm bắt kịp thời những chủ trương
đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các thông tin khoa
học kỹ thuật để phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày.


8

2.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
2.1.3.1. Ngành trồng trọt
Trồng trọt đóng vai trò chủ đạo và là nguồn thu chủ yếu của nhân dân
xã Quyết Thắng. Vì vậy, ngành trồng trọt được người dân đặc biệt quan tâm

và phát triển. Với diện tích đất trồng lúa và hoa màu lớn, đây là điều kiện
thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Để nâng cao năng suất và thu
nhập, người dân nơi đây đã thực hiện thâm canh tăng vụ (2 vụ/năm), đồng
thời đưa các giống lúa mới có phẩm chất cao vào sản xuất. Ngoài ra, xã còn
trồng ngô, khoai, đỗ, lạc… và một số cây hoa màu khác được trồng xen canh
tăng vụ nhằm cải thiện đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Diện tích đất trồng cây ăn quả của xã khá lớn nhưng còn thiếu tập
trung, chưa được thâm canh nên năng suất thấp. Sản xuất còn mang tính tự
cung tự cấp. Trong những năm gần đây, xã còn phát triển nghề trồng cây
cảnh. Đây là nghề đã và đang tạo ra nguồn thu nhập lớn cho người dân.
Về phát triển lâm nghiệp: Việc giao đất, giao rừng tới tay các hộ gia
đình đã khuyến khích, nâng cao trách nhiệm của người dân trong việc trồng
và bảo vệ rừng. Chính vì vậy, đất trống đồi trọc đã được phủ xanh cơ bản;
diện tích rừng mới trồng được chăm sóc, quản lý tốt.
2.1.3.2. Ngành chăn nuôi
Trong những năm gần đây, việc phát triển ngành chăn nuôi trên địa
bàn xã luôn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp các ngành, người dân tích
cực tham gia vào phát triển chăn nuôi, tận dụng các sản phẩm của ngành
trồng trọt vào chăn nuôi làm giảm chi phí chăn nuôi, tăng giá trị của sản
phẩm, tăng thu nhập cho người dân.
- Chăn nuôi trâu bò: Hiện nay, trên địa bàn xã có tổng số trâu bò trên
2000 con. Trong đó, tổng đàn trâu chiếm chủ yếu. Đàn trâu bò được người
chăn nuôi chăm sóc khá tốt, công tác tiêm phòng đã được người dân chú


9

trọng hơn. Chính vì vậy, trong những năm gần đây không có dịch bệnh xảy
ra trên địa bàn xã. Bên cạnh đó, sự làm việc tận tụy, chu đáo của cán bộ thú
y xã đã tư vấn cho người chăn nuôi nên chuồng trại đã được xây dựng tương

đối khoa học, công tác vệ sinh thú y cũng đã được tăng cường giúp cho đàn
trâu bò của xã ít mắc bệnh ngay cả trong vụ đông xuân. Tuy nhiên, việc chăn
nuôi trâu bò theo hướng công nghiệp của xã chưa được người dân chú trọng.
- Chăn nuôi lợn : Tổng đàn lợn của xã có khoảng trên 3000 con.
Trong chăn nuôi lợn, công tác giống đã được quan tâm, chất lượng con
giống tốt. Nhiều hộ gia đình nuôi lợn giống Móng Cái, Yorkshire, Landrace
nhằm chủ động con giống và cung cấp lợn giống cho các hộ dân lân cận.
Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn xã vẫn còn một số hộ dân chăn nuôi lợn
theo phương thức tận dụng các phế phụ phẩm của ngành trồng trọt và thức
ăn thừa nên năng suất chăn nuôi không cao.
- Chăn nuôi gia cầm: Ngành chăn nuôi gia cầm của xã chiếm một vị
trí quan trọng trong việc phát triển ngành nông nghiệp. Trong đó, chăn nuôi
gà chiếm chủ yếu với 90% tổng đàn gia cầm, tiếp đến là chăn nuôi vịt.
Một số hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư vốn xây dựng trang trại chăn
nuôi quy mô lớn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực
hiện tốt quy trình phòng bệnh nên năng suất chăn nuôi tăng lên rõ rệt; tạo ra
nhiều sản phẩm thịt, trứng và con giống có chất lượng tốt; nâng cao hiệu quả
kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ gia đình áp dụng phương thức chăn
thả tự do, không có ý thức phòng bệnh cho gia cầm nên dịch bệnh xảy ra đã
gây thiệt hại kinh tế và trở thành nơi phát tán mầm bệnh nguy hiểm.
- Tình hình nuôi chó: Đối với tỉnh Thái Nguyên, theo số liệu thống
kê, tổng đàn chó của tỉnh là trên 300 nghìn con. Được sự chỉ đạo của Bộ
Nông nghiệp và PTNT và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, tỉnh Thái
Nguyên nỗ lực triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh dại và các bệnh


10

truyền nhiễm trên địa bàn. Qua đó, đã góp phần nâng cao tỷ lệ tiêm phòng
vắc xin; xây dựng các mô hình quản lý đàn chó và phòng, chống bệnh dại;

đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp
chính quyền địa phương, mọi tầng lớp nhân dân về tính chất nguy hiểm của
bệnh dại và các biện pháp chủ động phòng, chống để hạn chế đến mức thấp
nhất thiệt hại do bệnh dại gây ra. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt
được, công tác phòng, chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó
khăn như: Dân cư phân tán rải rác, phần lớn đàn chó nuôi đều theo phương
thức nuôi thả rông, không xích nhốt; nhận thức của người dân về bệnh dại
còn nhiều hạn chế, chưa nhận thức được tính chất nguy hiểm của bệnh dại,
không chấp hành tiêm phòng dại cho chó; khi bị chó cắn không báo cáo
chính quyền địa phương, cơ quan Thú y, Y tế để kiểm tra giám sát, chủ quan
không đến các cơ sở Y tế để điều trị dự phòng mà đi thử và điều trị bằng
thuốc nam… khiến cho bệnh dại vẫn đang lưu hành và lây lan dịch bệnh trên
địa bàn tỉnh.
Ngoài việc phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà,… nhiều hộ gia đình
còn đào ao thả cá, trồng rừng kết hợp với nuôi ong lấy mật, nuôi hươu lấy
nhung và một số loài vật nuôi khác để tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
- Công tác thú y: Trong những năm gần đây, lãnh đạo và cán bộ thú y
xã rất quan tâm tới công tác thú y. Hàng năm, xã tổ chức tiêm phòng cho đàn
vật nuôi 2 lần trong một năm trên địa bàn toàn xã. Ngoài việc đẩy mạnh
công tác phòng bệnh, cán bộ thú y xã còn chú trọng tới công tác kiểm dịch,
không để xảy ra các dịch bệnh lớn trên địa bàn xã. Tuy nhiên, cần đẩy mạnh
hơn nữa công tác tuyên truyền lợi ích của công tác vệ sinh thú y, giúp người
dân hiểu và chấp hành tốt Pháp lệnh thú y, hạn chế tối đa rủi ro dịch bệnh,
tăng năng suất chăn nuôi và nâng cao hiệu quả kinh tế.


11

2.1.4. Mô tả sơ lược về bệnh xá thú y cộng đồng
Bệnh xá Thú y cộng đồng trực thuộc khoa Chăn nuôi Thú y, trường

Đại học Nông Lâm Thái Nguyên được xây dựng từ năm 2013. Từ năm 2014
đến năm 2015 bệnh xá chủ yếu phục vụ công tác thực hành, thực tập cho
sinh viên trong khoa. Từ năm 2016 đến nay, ngoài công tác phục vụ thực
hành, thực tập cho sinh viên, bệnh xá thực hiện thêm nhiệm vụ mới là tư
vấn, khám chữa bệnh cho gia súc, gia cầm cho bà con nhân dân quanh vùng.
* Chức năng, nhiệm vụ:
- Phục vụ thực hành, thực tập cho sinh viên, học viên cao học và
nghiên cứu sinh.
- Tư vấn, khám chữa bệnh và các dịch vụ về CNTY cho gia súc, gia cầm.
* Cơ cấu tổ chức của bệnh xá: Bệnh xá trực thuộc khoa Chăn nuôi Thú
y, do trực tiếp trưởng khoa quản lý và điều hành. Cán bộ làm trực tiếp tại
bệnh xá có 3 người: 2 bác sĩ thực hiện khám chữa bệnh và 1 nhân viên phục
vụ. Ngoài ra bệnh xá có mặt thường xuyên 3 sinh viên thực tập tốt nghiệp, 4
sinh viên rèn nghề.
* Cơ sở vật chất: bệnh xá được xây dựng trên tổng diện tích 300m2.
Gồm 9 phòng chức năng: Phòng bệnh xá trưởng, phòng trực, phòng họp
chung, kho vật tư, phòng khám tổng quát, phòng tư vấn và điều trị, phòng
chẩn đoán xét nghiệm, phòng mổ, phòng lưu trú gia súc bệnh. Bệnh xá đã có
đầy đủ các thiết bị để phục vụ các hoạt động về chăm sóc chẩn đoán bệnh
cho thú cưng như máy siêu âm, xét nghiệm máu, máy khí dung, kính hiển vi,
tủ lạnh, tủ ấm, máy sấy, đèn mổ và nhiều dụng cụ hỗ trợ khác.
Từ năm 2016, ngoài công tác chẩn đoán, phòng và điều trị, bệnh xá còn
thực hiện các dịch vụ spa làm đẹp cho thú cưng như tạo mí, cắt tai, tắm, tỉa
lông, cắt móng, vệ sinh tai, dịch vụ ký gửi thú cưng, dịch vụ khám sức khỏe
định kỳ, triệt sản…


12

2.2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nƣớc

2.2.1. Hiểu biết chung về loài chó
* Một số giống chó địa phƣơng
Nhóm chó ta hay chó nội địa được người dân thuần hóa và nuôi
dưỡng cách đây 3.000 - 6.000 năm trước công nguyên. Theo Nguyễn Văn
Thanh và cs (2011) [33], ở nước ta có tập quán nuôi chó thả rông vì thế sự
phối giống một cách tự nhiên giữa các giống chó kết quả là tạo ra nhiều thế
hệ con lai với đặc điểm ngoại hình rất đa dạng và nhiều tên gọi dựa vào màu
sắc bộ lông và từng địa phương để gọi tên.
Giống chó Vàng: Chó vàng được người dân thuần hóa và nuôi dưỡng
cách đây khoảng từ 3.000 - 4.000 năm trước công nguyên. Chúng có tầm
vóc trung bình, con trưởng thành nặng khoảng 12 - 18 kg, chiều cao 50 55cm, chó cái thường nhỏ hơn chó đực. Theo Nguyễn Văn Thanh và cs
(2016) [35], Đây là giống chó nhanh nhẹn, hoạt bát, có sự thích ứng tốt với
điều kiện ngoại cảnh, ít bị ốm, dễ ăn uống và bơi lội giỏi. Chó đực phối
giống được ở lứa tuổi 15 - 18 tháng tuổi, chó cái sinh sản được ở tuổi 12 - 14
tháng, mỗi lứa trung bình đẻ 5 con.
Chó Lào: Theo Lê Văn Thọ (1997) [37], chó Lào lông xồm, màu hung
với hai vệt trắng trên mí mắt, có tầm vóc lớn hơn chó H’Mông, cao 60 65cm, nặng 18 - 25kg. Tuổi thành thục con đực từ 16 - 18 tháng tuổi, con cái
từ 13 - 15 tháng tuổi. Được nuôi nhiều ở vùng núi phía Bắc và Tây Bắc nước
ta, chó cái đẻ trung bình mỗi lứa 6 con.
Chó H’Mông: Theo Lê Văn Thọ (1997) [37], chó H’Mông sống ở
miền núi cao, được dùng để giữ nhà, săn thú, có tầm vóc trung bình khá có
những cá thể đặc biệt to lớn, lớn hơn chó vàng, chiều cao 55 - 60cm, nặng
18 - 20kg, chó cái đẻ trung bình mỗi lứa 6 con. Theo Đinh Thế Dũng và cs
(2011) [8], chó H’Mông có kiểu lông màu đen đôi khi xuất hiện màu vằn


13

vện như da hổ, đầu to, lớn với trán phẳng, rộng, tỷ lệ giữa dài đầu và chiều
cao trước là 1/3, hai tai thường dựng đứng. Đuôi bị cộc bẩm sinh với độ dài

khác nhau đây là điểm để nhận dạng quan trọng với các giống chó khác.
Chó Bắc Hà: Theo Hoàng Nghĩa (2005) [22], chúng có bộ lông xù
kèm theo cái bờm rất là đẹp chúng cách biệt với lông trên thân với nhiều
màu lông khác nhau như: màu đen, trắng, xám, hung đỏ là màu rất hiếm.
Thân hình vừa phải không lớn xếp vào giống chó có kích thước trung
bình, người dài hơn chiều cao, khung xương chắc khỏe gọn gàng. Sở hữu
bộ lông xù dày, đặc điểm đuôi của chúng dạng bông lau xoắn cuộn lên
lưng. Chó đực có chiều cao: 57 - 65cm, chó cái có chiều cao 52 - 60cm,
nặng 25 - 35kg.
Chó Phú Quốc : Theo Lê Văn Thọ (1997) [37], chúng có nguồn gốc từ
đảo Phú Quốc - Việt Nam. Chó có thể hình khá lớn, cao 60 - 65cm, nặng 20 25kg, là giống chó tinh khôn. Màu sắc lông một màu có thể màu vàng, đen,
vện, xám hoặc màu lá úa, đường lưng thẳng, trên lưng có một xoáy dài. Chó
Phú Quốc thông minh, nhanh nhẹn và có thể huấn luyện tốt, nhân dân ta
thường sử dụng để làm chó đi săn, giữ nhà hoặc làm chó bảo vệ, chó cái đẻ
trung bình mỗi lứa 5 con.
*Các giống chó nhập ngoại
Nhóm chó cảnh
Chó Chihuahua
Đây là giống chó lâu đời nhất ở Châu Mỹ và là giống chó có thân hình
nhỏ nhất trong các loại chó trên thế giới. Tên của giống chó này được lấy từ tên
của bang Chihuahua của Mexico, nơi mà các nhà thám hiểm đã tìm ra chúng.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (1992) [15], Chó Chihuahua lông ngắn, đầu
hình quả táo, tai lớn, mắt tròn và lồi, mõm ngắn, đuôi mọc ở phần cao uốn
cong trên lưng, lưng bằng, bốn chân thẳng, chiều cao khoảng 15 - 23cm,


14

nặng từ 1 - 3kg. Chihuahua không chịu được lạnh và hay bị run lên vì rét.
Nó tỏ ra dễ thích nghi với thời tiết ấm áp hơn là lạnh. Đây là loại chó thích

hợp với việc nuôi ở căn hộ.
Chó Bắc Kinh
Có nguồn gốc từ gia đình hoàng tộc ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Giống
chó này được nhập vào Việt Nam từ Đài Loan, Nga, Pháp và Mỹ.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (1992) [15], chó Bắc Kinh tương đối nhỏ.
Chó cái có trọng lượng khoảng 2,6kg, chó đực 3,5kg. Chó có đầu rộng,
khoảng cách giữa hai mí mắt lớn, mũi ngắn, tẹt, trên mõm có nhiều nếp
nhăn, mặt gẫy, mắt tròn lồi đen tuyền và long lanh. Tai hình quả tim cụp
xuống hai bên, cổ ngắn và dầy, có một cái bờm nhiều lông dài và thẳng. Chó
Bắc Kinh có bộ lông mầu pha nhiều lông mầu sẫm ở mặt lưng, hông và đuôi,
đuôi gập dọc theo sống lưng kiểu đuôi.
Chó Bắc Kinh lai Nhật
Chó Bắc Kinh lai Nhật là con lai của chó Bắc Kinh và chó Nhật lông
xù (vốn là một hậu duệ của chó Bắc Kinh). Hai giống chó này có quan hệ họ
hàng rất gần và các đặc điểm gần giống nhau nên nhiều chủ nuôi thường cho
ghép đôi với nhau.
Thêm vào đó số lượng chó Bắc Kinh và chó Nhật lông xù thuần
chủng không nhiều nên phải cho lai chéo để tăng số lượng, về cơ bản, các
đặc điểm hình thể chó Bắc Kinh thuần chủng và Bắc Kinh lai Nhật gần như
giống nhau, khác biệt lớn nhất là ở bộ lông. Lông chó Bắc Kinh thuần chủng
thường là lông đơn sắc (vàng kem, trắng, nâu đỏ), hoặc đơn sắc chủ đạo
nhưng có mặt nạ đen hoặc pha chút màu khác. Chó Bắc Kinh lai Nhật
thường có lông 2 màu, thường là màu trắng - đen, trắng - vàng, trắng nâu,… Mặt chó Bắc Kinh lai Nhật ít gãy hơn, mõm dài hơn và mũi đỡ tẹt
hơn. Những đặc điểm này khá khó phân biệt khi còn nhỏ, chỉ nhận thấy khi
chúng đã được khoảng 3 tháng tuổi.


15

Chó Pug (Carlin)

Có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chó Pug có thân hình chắc lẳn, gọn
gàng. Cơ thể của loài chó này được coi là cân đối nếu chiều cao tính đến gần
tương đương với chiều dài từ vai đến mông. Chó chuẩn có hình dáng giống
quả lê, phần vai rộng hơn phần hông.
Theo Đỗ Hiệp (1994) [10], chúng có bộ lông ngắn, mềm mại, dễ chải,
có màu đen, vàng. Da chúng mềm mại, tạo cảm giác dễ chịu khi vuốt ve. Đầu
tròn, đặc biệt mõm hình khối vuông và rất ngắn so với chiều dài sọ, trên trán
có những nếp nhăn sâu, chúng có đôi mắt tròn lồi màu sẫm và hàm dưới hơi
trề ra. Đuôi thẳng hoặc xoắn, trọng lượng lúc 12 tháng tuổi đạt 9kg.
Giống chó Phốc hươu
Chó Phốc có nguồn gốc từ Đức và du nhập vào Việt Nam đã lâu. Phốc
là giống chó nhỏ có trọng lượng khoảng 1,5 - 2,05kg. Chúng có một bộ lông
bóng mượt và một cơ thể cân đối với những đường nét thanh thoát, ngực nở,
bụng thắt có dáng dấp chó săn. Hai chân trước thẳng và có treo móng huyền
đề. Bàn chân nhỏ và mềm mại.
Mặt chúng có hình quả xoài như mặt hươu, chúng có mõm rất khỏe,
hàm răng sắc và chắc khỏe nên cẩn thận với các đồ vật bé nhỏ vì chó Phốc
rất thích gặm chúng và có thể bị nghẹn, không nên chó chúng ăn quá nhiều.
Mắt có màu sẫm hình ô van. Tai dựng mỏng còn gọi là tai giấy, đuôi được
cắt ngắn từ khi chúng còn nhỏ. Chó Phốc có nhiều màu khác nhau như màu
đỏ, vàng, đôi khi cũng gặp màu đen hoặc màu sôcôla.
Chó Phốc sóc (Pomeranian)
Chó Phốc sóc hay còn gọi là chó Pom có nguồn gốc từ Đức và Ba Lan.
Chó Pom là giống chó cỡ nhỏ, kích thước chỉ cỡ bằng một món đồ chơi, có
chiều cao từ 18 - 30cm, trọng lượng từ 3 - 3kg, chúng có cái đầu hình nêm và
rất cân xứng với cơ thể, một số con có gương mặt giống như loài cáo, một số
con khác lại có gương mặt giống như búp bê. Đôi mắt hình quả hạnh, to vừa
phải và có màu sẫm, rất sáng, thể hiện rõ sự lanh lợi và thông minh.



16

Tai chó Pom nhỏ nhắn, nhọn dựng thẳng trên đầu, hàm răng hình kéo
và cái mũi be bé cùng màu với bộ lông. Chúng có đuôi xù trông rất mềm mại
và uốn cong lên lưng. Lông kép dày với lớp ngoài dài, thẳng và hơi cứng,
lớp trong ngắn, mềm và dày. Lớp lông ở vùng cổ và ngực dài hơn. Nhìn
chung chó nhỏ nhắn, xinh xắn, ấm áp và mềm mại. Màu lông của chúng
cung khá đa dạng: có thể là màu đỏ, cam, kem, trắng, xanh, nâu,…
Chó Toy Poodle
Chó Toy Poodle là giống chó cảnh nhanh nhẹn, thông minh. Toy
Poodle có chiều dài cơ thể xấp xỉ bằng với chiều cao từ bàn chân đến vai, vì
thế nên cơ thể có dạng hình vuông, đầu tròn và nhỏ. Mõm dài, thẳng, hốc
mắt hình bầu dục nằm cách xa nhau. Đôi tai dài, thường hay rủ xuống. Chân
chúng thẳng, bàn chân có hình bầu dục khá nhỏ và các ngón chân cong,
móng chân thường được cắt đi. Chúng có bộ lông xoăn mà rất đa dạng: đen,
nâu, vàng, kem,…
Chó Becgie
Chó Becgie có nguồn gốc từ Đức. Giống này được nhập vào nước ta
từ những năm 1960. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [16], chó Becgie có
tầm vóc tương đối lớn so với các giống chó khác ở nước ta, chiều dài 110 112cm; cao 56 - 65cm đối với chó đực và dài 62 - 66cm đối với chó cái;
trọng lượng 28 - 37 kg.
Bộ lông ngắn, mềm, màu đen sẫm ở thân và mõm; đầu, ngực và bốn
chân có màu vàng sẫm. Đầu hình nêm; mũi phân thùy; tai dỏng hướng về
phía trước, mắt đen; răng to, khớp răng cắn khít. Chó đực có thể phối giống
khi 24 tháng. Chó cái có thể sinh sản khi 18 - 20 tháng. Mỗi năm chó cái đẻ
2 lứa, mỗi lứa 4 - 8 con.


17


Nhóm chó làm việc
Chó Boxer
Boxer có nguồn gốc từ Đức và được phát hiện vào năm 1850. Theo
Đỗ Hiệp (1994) [10], đầu của chúng cân đối với cơ thể, trán không có nếp
nhăn, mặt ngắn hơn sọ, hàm dưới uốn cong lên và hở xa so với hàm trên, cổ
tròn, nhiều cơ bắp và khỏe mạnh.
Hai chân trước thẳng và song song với nhau. Tai mọc ở phần cao của
đầu, mũi lớn và đen, chân cao khỏe, vai cao khoảng 58cm, nặng khoảng 24 32kg. Chó sống lâu, khoảng 11 - 14 năm. Đuôi mọc ở phần cao và thường
được cắt ngắn, màu vàng hoặc vện.
Chó Rottweiler
Rottweiler bắt nguồn từ con Mastiff của Ý, nó được tạo giống ở Đức
tại thị trấn Rottwell. Chúng đã bị tuyệt giống vào năm 1800, sau đó nhờ sự
nhiệt tình của người làm công tác giống ở Stuttgart mà giống chó này đã
được phổ biến trở lại vào đầu thế kỷ XX.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (1992) [15], chó Rottweiler có thể trạng
khỏe, rất vạm vỡ, đầu dài gần bằng sọ, mõm phát triển, mặt hơi gãy. Mặt
màu nâu đen, tai hình tam giác và cụp về phía trước, lưng phẳng, cổ và lưng
tạo thành một đường phẳng, cấu trúc cơ thể có dạng hình vuông, chân trước
khá cao, vai cao trung bình 69,5cm, chúng nặng từ 48 - 60kg đối với con
trưởng thành . Bộ lông ngắn cứng và rậm rạp, màu lông đen với một ít đốm
vàng ở gần hai mắt, trên má, mõm, ngực và chân.
Chó Doberman
Chó Doberman có tên gọi đầy đủ là Doberman Pinscher. Chó có
nguồn gốc từ Đức. Doberman là giống chó có sức khỏe tốt, ít bệnh tật, tuổi
thọ trung bình từ 11 -13 năm, thông thường Doberman có bộ ngực to khỏe,
cơ thể săn chắc vạm vỡ. Bộ lông của chúng ngắn thường có màu đen, màu


×