Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

skkn vận DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHIA NHÓM TRONG GIẢNG dạy PHÂN môn vẽ TRANH ở TRƯỜNG TRUNG học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.19 KB, 17 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH THỚI A

Đề tài:

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHIA NHÓM
TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN VẼ TRANH
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

- Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Dạy môn Mỹ Thuật
- Họ và tên người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Liên
- Chức vụ: Tổ trưởng
- Sinh hoạt tỗ chuyên môn: Tổ Tiếng Anh - Mỹ Thuật - Nhạc

Năm học 2011 - 2012
Trang1


Sáng kiến kinh nghiệm

Đề tài:

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHIA NHÓM
TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN VẼ TRANH
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
PHẦN MỞ ĐẦU
I/ BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI
Mĩ thuật là một môn nghệ thuật tạo ra cái đẹp nhằm phục vụ nhu cầu
vật chất và tinh thần của con người. Trong đời sống xã hội mới ngày nay, ở


mọi nơi mọi lúc đều cần đến vẻ đẹp “kịp thời” của mĩ thuật. Vì vậy nhu cầu về
thẩm mĩ và nghệ thuật là một nhu cầu chính đáng của con người. Cho nên giáo
dục phải nhằm mục tiêu phát triển toàn diện con người một cách bền vững.
Mĩ thuật là môn học thuộc về năng khiếu nên không thể nào tất cả học
sinh đều có thể vẽ tốt được. Chính vì thế chúng ta phải tìm ra phương pháp để
giúp các em học tốt hơn.
II/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và thay sách giáo khoa ở bậc
trung học cơ sở hiện nay.
- Mong muốn hiệu quả giảng dạy phân môn vẽ tranh ngày càng có chất
lượng và hiệu quả hơn.
- Nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo ở học sinh, tạo không khí học
tập thoải mái, sinh động, không nhàm chán.
- Giúp cho học sinh yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên thông qua những bài
học, bài thực hành.
III/ PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Phạm vi nghiên cứu : Dạy và học bộ môn mĩ thuật ở trường trung học
cơ sở
- Đối tượng nghiên cứu : Học sinh cấp trung học cơ sở.
IV/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trang2


Sáng kiến kinh nghiệm

- Trước hết tôi muốn nhằm mục đích giúp cho bản thân có thể dạy tốt
hơn, hiệu quả hơn trong chuyên môn của mình.
- Tạo điều kiện cho mọi học sinh đều được tham gia vào quá trình học
tập một cách tự giác. Hình thành ở học sinh phương pháp làm việc khoa học,

tự lập kế hoạch và làm việc theo kế hoạch
- Tạo cơ hội cho học sinh cùng trao đổi học hỏi tranh luận với nhau thể
hiện nhận thức của mình. Rèn luyện cho các em tác phong làm việc nghiêm
túc, hiểu được vai trò của cá nhân và tập thể.
Đối với phân môn vẽ tranh thì phương pháp luyện tập thực hành rất
quan trọng hình thành cho học sinh tập quan sát, nhận xét, đánh giá sự vật
hiện tựơng xung quanh, nâng cao khả năng tìm tòi, sáng tạo khéo léo; bồi
dưỡng thị hiếu thẩm mĩ...nhưng đối với học sinh việc vẽ hình ảnh về nhà cửa,
cây cối, con vật ..và đặc biệt là hình dáng người ở các tư thế thì các em thể
hiện rất khó khăn không thể hiện ra được hình ảnh như mình muốn. Đó cũng
là trăn trở bức xúc của bản thân từ đó thúc đẩy tôi tìm ra phương pháp để giúp
các em học sinh học tốt hơn trong phân môn vẽ tranh này.
V/ ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
So với phương pháp thực hiện trước đây thì phương pháp này áp dụng
có hiệu quả khả thi hơn, chất lượng học tập của học sinh tiến bộ rõ, tinh thần
tự giác học tập được nâng lên và sự đoàn kết trong tập thể được phát huy
mạnh mẽ.

PHẦN NỘI DUNG
I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN.
Dạy và học Mĩ Thuật ở trường Trung học cơ sở không nhằm đào tạo
họa sĩ hay người làm nghệ thuật mà nhằm giáo dục thị hiếu thẩm mĩ cho học
sinh. Chủ yếu là tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen và thưởng thức
cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp và vận dụng cái đẹp vào trong cuộc sống, lấy hoạt
động Mĩ Thuật “ Dạy và học” để nâng cao hiểu biết của học sinh về nhiều
mặt. Để làm được điều đó cần hiểu về cách nhìn, cách cảm nhận, lý giải sự
vật, hiện tượng của học sinh hay nói cách khác là ngôn ngữ tạo hình của học
Trang3



Sáng kiến kinh nghiệm

sinh THCS trong bộ môn Mĩ Thuật mà cụ thể ở đề tài này được tìm hiểu thông
qua phân môn vẽ tranh.
II/ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1/ Thuận lợi
- Được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của Ban Giám Hiệu nhà trường
luôn tạo điều kiện tốt để giáo viên hòan thành tốt nhiệm vụ của mình. Ban
Giám Hiệu thấy được việc làm của giáo viên môn Mĩ Thuật có ảnh hưởng đến
giáo dục thẩm mĩ trong nhà trường.
- Cơ sở vật chất được trang bị tương đối đầy đủ nhằm phục vụ tốt cho
môn học.
2. Khó khăn
- Do thay đổi cách xếp loại những học sinh học giỏi , khá, trung bình
đều được xếp chung một loại là Đạt nên những học sinh có năng khiếu không
phát huy hết năng khiếu của mình.
- Chưa có sự tác động mạnh mẽ từ phía gia đình đến việc phát triển
năng khiếu của các em. Phụ huynh chưa thấy rõ vai trò của bộ môn trong việc
hỗ trợ cho các môn học khác, chưa quan tâm đầu tư cho con em học môn Mĩ
Thuật trong nhà trường.
- Đa số các em chưa phát huy được tính sáng tạo trong thực hành bài vẽ
của mình. Bài làm các em còn mang nhiều tính sao chép hơn.
- Thời gian hoàn thành một bài vẽ chiếm rất nhiều thời gian của các em
mà các em phải giành thời gian cho những môn văn hóa khác .
III/ CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1/ Tầm quan của việc vẽ tranh trong giảng dạy mĩ thuật
Bộ môn Mĩ Thuật là môn học mà kiến thức của nó vừa cụ thể, rõ ràng
vừa chung chung trừu tượng , khó thấy, khó nhìn, là loại kiến thức có ở xung
quanh ta, lấy những sự vật hiện tượng quanh ta để biểu đạt. Trong đó vẽ tranh
là một trong những phân môn của môn mĩ thuật, có thể nói về lý thuyết thì

đơn giản, ngắn gọn và được lặp đi lặp lại nhiều lần về nội dung ở các khối
nhưng để vận dụng vào trong một bài vẽ thì quả là còn khó khăn đối với học
Trang4


Sáng kiến kinh nghiệm

sinh nhất là đối với học sinh khối 6 và những học sinh không có năng khiếu
dẫn đến tình trạng bài vẽ còn sơ sài qua loa, đối phó không có chất lượng và
số lượng nộp bài không đảm bảo. Điều đó cho thấy giữa thực hành và lí

thuyết còn cả một khoảng cách lớn đối với các em, có lẽ thực hành là
một chuyện, lí thuyết lại là một chuyện khác. Cái cốt yếu là mình thích
mình vẽ. Nói như thế nhưng cũng có một số em ý thức được bố cục đẹp
và hợp lí đưa lại kết quả cao cho bài vẽ.
Mĩ thuật là một bộ môn thuộc lĩnh vực nghệ thuật nhằm tạo ra cái đẹp
phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần. Do đó tuy môn học này cũng nhằm
cung cấp kiến thức và theo những quy định chung nhưng khi vận dụng giáo
viên không đòi hỏi, không bắt buộc tất cả học sinh phải làm bài như nhau và
tuân thủ một cách máy móc, rập khuôn theo cái chung. Học sinh tuy vẽ cùng
đề tài nhưng sản phẩm sẽ rất khác nhau về bố cục, đường nét hình ảnh, màu
sắc và cách khai thác nội dung, cách nhìn, cách hiểu, cách cảm nhận của mỗi
học sinh khác nhau sẽ tạo ra những sản phẩm khác nhau. Vì thế có thể nói kết
quả học tập của học sinh phụ thuộc vào sự “ giàu có” kiến thức và “ nghệ
thuật truyền đạt” của giáo viên cũng như cách tổ chức bài học sau cho học
sinh tham gia học tập một cách tự giác. Nhưng quan trọng hơn cả là khả năng
cảm nhận của học sinh. Bởi lẻ, học sinh có thích thú thì mới chịu khó suy
nghĩ, tìm tòi và thể hiện bằng cảm xúc của mình. Vẽ có cảm xúc bao giờ cũng
mang lại hiệu quả cao. Vì thế dạy học mĩ thuật không đơn giản là dạy và học
kỹ thuật vẽ mà còn phải kết hợp với dạy và học cảm thụ thế giới xung quanh.

Nếu bắt buộc gò ép học sinh sẽ dẫn đến khuôn mẫu máy móc.
Kết quả cuối cùng của việc “dạy” là kiến thức phải “đến” phải “vào”
người học ( Sách giáo viên mĩ thuật lớp 6 – nhà xuất bản giáo dục 2002 ).
Ban đầu để giảng dạy phân môn vẽ tranh nhất là ở khối 6 bản thân tôi
cũng gặp không ít khó khăn. Về lý thuyết giảng giải kết hợp với tranh ảnh thì
học sinh hiểu được nhưng khi thực hành thì học sinh thực hành một cách thụ
động. Cái khó nhất là về hình ảnh con người để vẽ đúng hình dáng, động tác
nhân vật đa số học sinh không xây dựng được hoặc vẽ rất “ngoệch ngoạc”
Trang5


Sáng kiến kinh nghiệm

không ra dáng người. Làm thế nào để tạo được sự hứng thú tự giác tích cực
học tập cũng như chất lượng vẽ tranh được tốt hơn và việc thu bài đảm bảo đạt
đến mức độ cao nhất . Đây cũng là vấn đề mà bản thân cũng đồng nghiệp các
trường khác rất trăn trở. Từ đó bản thân tìm ra một phương pháp dạy học là
chia nhóm học tập trong phân môn vẽ tranh và áp dụng thấy có hiệu quả hơn
phương pháp này được tiến hành như sau:
2/ Hình thức tổ chức vẽ tranh theo nhóm.
- Giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng tự lên kế hoạch, tự điều động trong
nhóm mình thực hiện.
- Giáo viên đóng vai trò là người hỗ trợ cho nhóm trưởng hoàn thành
nhiệm vụ của mình một cách có hiệu quả.
Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ tuỳ sĩ số lớp giáo viên phân từ 4 đến 5
nhóm mỗi nhóm từ 5 đến 7 học sinh, mỗi nhóm có một nhóm trưởng, tất nhiên
nhóm trưởng phải nổi bật hơn trong nhóm về năng khiếu và có trách nhiệm.
Kế đến là điều kiện kinh tế gia đình để thuận lợi cho việc trang bị đầy đủ đồ
dùng học tập làm gương cho nhóm. Và nhóm trưởng có nhiệm vụ quản lý theo
dõi tổ mình về phần nộp bài cũ phần chuẩn bị bài mới về tranh ảnh sưu tầm,

bài phác thảo phối hợp cùng lớp trưởng thực hiện. Đồng thời có nhiệm vụ điều
khiển nhóm hoạt động, gợi ý về nội dung bài vẽ cùng trao đổi thảo luận với
những thành viên trong nhóm. Trong từng nhóm giáo viên cần lưu ý quan tâm
những học sinh vẽ yếu có biện pháp giúp đỡ phân công học sinh khá giỏi kèm.
Phần tiếp theo giáo viên quy định mỗi học sinh chuẩn bị một quyển tập
dùng để dán tranh ảnh sưu tầm. Ngoài tranh ảnh giới thiệu ở sách giáo khoa, ở
bộ đồ đồ dùng dạy học, giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm thêm, tự lựa chọn
hình ảnh theo cảm nhận riêng của mình, cách học này rất bổ ích vì giúp học
sinh có ý thức tự tìm tòi tự nhiên để học tập, gắn kết giữa học và hành, hình
thành ở học sinh tính tự giác trong học tập, phát triển khả năng độc lập tư duy,
cái tôi trong suy nghĩ sáng tạo. Tranh ảnh sưu tầm gồm những động tác con
người như đi, đứng, chạy, nhảy, khom, con vật, phong cảnh... và tất cả những
hình ảnh có liên quan đến phân môn vẽ tranh. Đặc biệt là những nhóm trưởng
Trang6


Sáng kiến kinh nghiệm

phải thực hiện tốt khâu chuẩn bị này. Khi đến giờ học mĩ thuật thuộc phân
môn vẽ tranh thì tất cả học sinh mang theo tập sưu tầm để trong giờ thực hành
tham khảo vận dụng vào bài tập và để giáo viên kiểm tra. Giáo viên kiểm tra
để đánh giá đôn đốc nhắc nhở, kiểm tra để có biện pháp giúp đỡ nâng dần sức
học của học sinh.
Trước khi lặp lại phân môn vẽ tranh thì ở khâu dặn về nhà giáo viên đã
có phổ biến kĩ về phần chuẩn bị. Như vậy các em đã biết trước đề tài mình
sắp vẽ và các có kế hoạch tự thảo luận với nhau tìm ra nội dung riêng cho
mình và định hướng phác thảo bài vẽ. Nếu các nhóm có gặp khó khăn gì mà
nhóm trưởng không giải quyết được thì trực tiếp gặp giáo viên giải đáp làm
như vậy sẽ tạo được tình cảm gần gũi giữa giáo viên và học sinh. Đồng thời
tạo ra sự đoàn kết trong học tập với hình thức nhóm bạn cùng tiến hình thành

được tính tự giác học tập của học sinh.
Như vậy khi đã bắt đầu vào tiết học ít nhiều các em đã mường tượng
được nội dung hoặc ý tưởng trong đầu sẽ vẽ nội dung gì, hình ảnh gì và có
thêm được sự giảng giải kết hợp tranh ảnh của giáo viên trên bài học thì các
em sẽ dễ dàng xây dựng được một bức tranh mà không mất thời gian suy nghĩ
và mất đi cảm giác chán học, học đối phó. Như thế giáo viên chỉ đi nhanh
phần lý thuyết và để thời gian thực hành nhiều hơn. Bên cạnh đó giáo viên cần
lưu ý tránh trường họp học “vẹt” ở học sinh. Đọc lí thuyết rất thông nhưng
không hiểu được câu nói đó nói gì và sẽ thực hiện cái gì nên trong quá trình
giảng bài giáo viên cần yêu cầu học sinh nêu các bước và phải yêu cầu giải
thích để các em hiểu rõ và áp dụng vào bài tập một cách nhanh chóng. Trước
khi chuẩn bị qua phần bài tập giáo viên cho học sinh xem một số tranh tham
khảo đẹp và chưa đẹp để các em rút kinh nghiệm khi làm bài.
Tổ chức làm việc theo nhóm tạo điều kiện cho nhiều học sinh tham gia
vào quá trình học tập một cách tự giác bằng khả năng của mình. Mặt khác
giúp học sinh tích cực hơn trong học tập cùng trao đổi, tranh luận về những
vấn đề trong học tập. Phương pháp học tập này xây dựng cho học sinh tinh

Trang7


Sáng kiến kinh nghiệm

thần tập thể, ý thức cộng đồng với công việc chung. Đó sẽ là cơ sở tốt cho sự
hình thành và phát triển khả năng tư duy sáng tạo ở học sinh
Sang phần bài tập các em vẫn ngồi theo nhóm nhưng làm việc cá nhân.
Vì phần tạo sản phẩm ( làm bài ), mỗi học sinh cần độc lập suy nghĩ tìm tòi
theo khả năng cảm nhận của mình. Đặc trưng của học mĩ thuật giáo viên và
học sinh cùng làm việc ngay trên từng bài vẽ để giáo viên và học sinh cùng
nhận ra và tìm cách giải quyết những vấn đề cụ thể. Phân môn vẽ tranh hoạt

động thực hành là chủ yếu vì vậy cần luyện tập nhiều bài. Trong khi học sinh
làm bài giáo viên cần bao quát lớp để theo dõi, giúp đỡ gợi ý, bổ sung những
điều cần thiết. Qua đó giáo viên phát hiện những cái sai của học sinh và gợi ý
đưa ra phương án khắc phục chứ không làm thay học sinh mà chỉ là người dẫn
đường người tổ chức, người điều khiển, học sinh là những người thực hành
tìm hiểu và khám phá. Các thao tác của giáo viên là quan trọng nhưng không
phải là trọng tâm của giờ học, trọng tâm của tiết học chính là học sinh, phần
lớn thời gian của tiết học là sự tìm tòi, trau dồi và sáng tạo của học sinh với
các bài vẽ. Học sinh sẽ tự giác suy nghĩ và tìm cách điều chỉnh sửa chữa ngay
trên thực trạng bài vẽ của mình qua góp ý của giáo viên, lúc này học sinh đóng
vai trò là người thực hiện. Khi hết thời gian làm bài giáo viên đề nghị học sinh
ngừng vẽ quan sát trên bảng nhận xét bài vẽ của các bạn về nội dung, bố cục,
hình ảnh, màu sắc ( nếu có), nhưng thường trong một tiết các em chỉ vẽ được
hình. Qua nhận xét đánh giá, các em thấy được sự chuẩn bị của nhóm mình
như thế nào để có hướng phấn đấu, thi đua với những nhóm bạn. Giáo viên sẽ
chọn ngẫu nhiên mỗi nhóm một bài vẽ dán lên bảng. Các cá nhân cùng quan
sát đưa ra nhận xét của mình theo yêu cầu gợi ý của giáo viên về bài vẽ với
nhiều ý kiến khác nhau và thử xếp loại bài từ cao đến thấp. Dựa trên ý kiến
học sinh giáo viên sẽ bổ sung nhận xét làm rõ những ưu điểm, hạn chế trên
từng bài và xếp loại bài từ cao đến thấp tuyên dương bài vẽ tốt động viên bài
vẽ chưa tốt. Sau mỗi tiết thực hành giáo viên có tuyên dương cá nhân , tuyên
dương nhóm nhằm giúp học sinh ham thích học tập làm bài bằng khả năng
cảm xúc riêng của mình.
Trang8


Sáng kiến kinh nghiệm

Thông qua quan sát nhận xét, góp phần hình thành thị hiếu thẩm mĩ cho
học sinh, thích sáng tạo trân trọng cái đẹp ( sách bồi dưỡng theo xuyên chu kỳ

III môn mĩ thuật quyển 1 nhà xuất bản giáo dục 2005 )
Qua đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên sẽ phát hiện ra
những học sinh có năng khiếu vẽ tranh để có kế hoạch bồi dưỡng, động viên
khuyến khích các em vẽ nhiều tranh với nhiều đề tài khác nhau và sử dụng
chất liệu màu bột, màu nước.. để giáo viên lựa chọn ra những học sinh thật sự
có năng khiếu để đưa học sinh tham gia các cuộc thi vẽ tranh.
Khi kết thúc tiết 1, giáo viên sẽ thu bài lại tiết 2 phát ra ( thu theo
nhóm). Hình thức thu bài như vậy sẽ tạo sự thuận lợi cho giáo viên về nhiều
mặt: thứ nhất là đánh giá được năng khiếu thực sự của học sinh cũng như phát
hiện ra những học sinh vẽ yếu, thứ hai là tránh được tình trạng về nhà các em
mượn người khác vẽ giúp, thứ ba là tránh được trường hợp học sinh quên đem
bài ở tiết 1 và các em phải vẽ hình lại từ đầu thì sẽ không thể hoàn thành bài
để nộp. Như vậy với ba thuận lợi trên giáo viên sẽ thu bài đủ 100% trên từng
lớp.
Khi đến tiết 2 giáo viên phát bài tiết 1 và hướng dẫn cách vẽ màu thông
thường màu sắc tươi đẹp được đặt ở mảng chính. Các màu đậm, nhạt, nóng,
lạnh cần được chuyển hoá nhịp nhàng tạo sự cân bằng cho bố cục. Để nhấn
mạnh trọng tâm có thể dùng thêm nét để nhấn vào các hình tượng ở mảng
chính. Tranh của học sinh cần chú trọng về màu sắc: màu phải tươi sáng hồn
nhiên nên không cần pha màu quá nhiều bài vẽ bị tối, xỉn, cần tô theo từng
mảng, không nên tả tỉ mĩ chi tiết làm cho bài vụn vặt không có cái chung, cái
tổng thể.
Khi sắp kết thúc tiết 2 giáo viên chọn mỗi nhóm ngẫu nhiên một bài
ngẫu nhiên và dán lên bảng yêu cầu học sinh nhận xét về nội dung, bố cục,
hình ảnh chính phụ, màu sắc ( khi các em vẽ màu thì bài vẽ sẽ khác hơn nhiều
so với tiết vẽ hình ). Tương tự như tiết 1, giáo viên để các nhóm nhận xét, xếp
loại lẫn nhau và giáo viên là người nhận xét đánh giá sau cùng. Trong quá

Trang9



Sáng kiến kinh nghiệm

trình nhận xét, đánh giá giáo viên có tuyên dương kịp thời những bài vẽ tốt và
động viên những bài vẽ còn mắc phải hạn chế.
Kết thúc tiết học giáo viên thu bài tại lớp thông qua các nhóm trưởng,
yêu cầu các nhóm trưởng tự thu trong nhóm mình. Làm như vậy sẽ không mất
nhiều thời gian, dễ kiểm soát số lượng bài nộp và khi chấm bài giáo viên sẽ
biết rõ sự tiến bộ trong bài vẽ của các thành viên trong từng nhóm có đồng đều
không và đánh giá được nhóm nào hoạt động hiệu quả hơn.
Đến phần dặn về nhà giáo viên đưa ra một số yêu cầu liên quan đến bài
học cũ và bài học mới đề nghị học sinh ghi tập về nhà nhớ thực hiện.
Mục đích cuối cùng của việc dạy và học ở trường trung học cơ sở là
không nhằm đào tạo họa sĩ mà lấy giáo dục thẫm mĩ cho học sinh làm mục
tiêu chủ yếu.
Trong đời sống ngày nay, ở mọi nơi mọi lúc đều cần đến vẻ đẹp “ kịp
thời” của mĩ thuật và nghệ thụât là một nhu cầu chính đáng của con người. Vì
thế giáo dục phải nhằm mục tiêu phát triển toàn diện con người một cách bền
vững. Trước hết cấp trung học cơ sở là cơ sở để học sinh hình thành thế giới
quan, nhân sinh quan khoa học.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Khi chưa áp dụng phương pháp này tôi nhận thấy tình trạng học sinh học
tập chưa thật sự tích cực, một số học sinh ( nhất là đối với học sinh không có
năng khiếu ) còn làm bài qua loa, chữa cháy và số ít còn không có bài vẽ để
nộp. Từ khi áp dụng phương pháp này các đối tượng tiêu cực giảm đi rõ rệt,
chất lượng bài vẽ ngày càng được nâng cao và số lượng nộp bài đảm bảo. Tỉ lệ
khá giỏi của học sinh được tăng lên đáng kể cụ thể như sau:
Năm

Giỏi


Khá

Trung bình

TB

Yếu

2006-2007

32.4%

27.4%

39.6%

99.4%

0.6%

2007- 2008

42.4%

38.4%

19,2 %

100 %


0%

2008- 2009

54.8%

34.4%

10.8%

100%

0%

2009- 2010

55,1 %

35,3%

9,6%

100%

0%

* Kết quả đạt được ở những năm vừa qua khi HS tham gia vẽ tranh hè.
Trang10



Sáng kiến kinh nghiệm

+ Năm học 2009- 2010 đạt 1 giải khuyến khích.
+ Năm học 2010- 2011 đạt 2 giải khuyến khích.

PHẦN KẾT LUẬN
I/ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Phải tạo được không khí học tập thoải mái, nhẹ nhàng để học sinh ham
thích chờ đón bài học .
- Giáo viên cần biết rõ khả năng của mỗi học sinh để từng lúc nâng dần
chất lượng cũng như năng khiếu của các em.
- Tạo phong trào thi đua trong các nhóm với nhau để các tổ có sự cố
gắng trong học tập.
- Tạo điều kiện cho học sinh trao đổi thảo luận cùng bạn bè và suy nghĩ
tìm hiểu những vấn đề mà giáo viên giảng giải.
- Tuyên dương, khích lệ và động viên kịp thời nhằm giúp học sinh hứng
thú làm bài bằng khả năng và cảm nhận riêng của mình.
II/ Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Tạo được tình cảm gần gũi giáo viên và học sinh để các em mạnh dạn
nêu lên những vấn đề thắc mắc nhờ giáo viên gợi ý giúp đỡ.
- Tổ chức bài học sao cho mọi học sinh đều được tham gia vào quá trình
học tập một cách tự giác .
- Tạo sự say mê hứng thú và lôi cuốn về cái đẹp trong tranh, rèn luyện
cho các em hiểu và cảm nhận được cái đẹp trong hội hoạ cũng như trong cuộc
sống hằng ngày thông qua nội dung, đường nét, hình ảnh, màu sắc trong từng
tác phẩm.
III/ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI
Với đề tài sáng kiến này có thể ứng dụng triển khai trong các đơn vị
trường trung học cơ sở. Nhằm giúp cho học sinh có sự đoàn kết trong học tập,

và say mê hứng thú hơn trong phân môn vẽ tranh nhất là đối với những học
sinh không có năng khiếu và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho những học sinh
vẽ tốt nâng cao năng khiếu của mình để có thể tham gia vào các cuộc thi vẽ
tranh do các cấp tổ chức.
Trang11


Sáng kiến kinh nghiệm

IV/ NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Mĩ thuật là môn học thuộc về năng khiếu nên thực hành là chủ yếu.
Mẫu vật của bộ môn này cũng khá nhiều cùng với tranh ảnh minh họa nên rất
cần có một phòng giành riêng cho mĩ thuật để giúp giáo viên dễ bảo quản và
khỏi mất thời gian di dời những vật mẫu đi từng phòng ví dụ như giá vẽ, giá
đặt mẫu và những vật mẫu khác: ấm tích, bình thủy, lọ hoa, bát, đĩa…( là
những vật dễ vỡ ) tùy yêu cầu của từng bài. Tôi rấy mong có được sự ủng hộ
của nhà trường nhiều hơn nữa để tiết học Mĩ thuật đạt chất lượng cao..
LỜI KẾT
Trong khuôn khổ của một đề tài nghiên cứu nhỏ tôi chưa thể đề cập sâu
rộng hết nhưng mong muốn của tôi được góp một phần vào việc xây dựng và
phát triển nhân cách của con người mới, con người phát triển toàn diện.
Rất mong các đồng chí đóng góp ý kiến để tôi có thể áp dụng vào bài
giảng được tốt hơn.
Cuối lời xin chúc sức khỏe ban tổ chức, ban giám khảo cùng quý bạn
đồng nghiệp. Chúc cuộc thi thành công.
Thân aí kính chào !

Trang12



Sáng kiến kinh nghiệm

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn mĩ thuật trung học cơ sở.
2/ Sách giáo viên mĩ thuật lớp 6 – nhà xuất bản giáo dục 2002.

3/ Sách bồi dưỡng theo xuyên chu kỳ III môn mĩ thuật quyển 1 nhà xuất bản
giáo dục 2005.

Trang13


Sáng kiến kinh nghiệm

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
I/ BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI

Trang 1

II/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Trang 1

III/ PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Trang 1

IV/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU


Trang 1

V/ ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trang 2

PHẦN NỘI DUNG

Trang 2

I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN.

Trang 2

II/ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

Trang 3

III/ CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN
Trang 3

ĐỀ
1/Tầm quan của việc vẽ tranh trong giảng dạy mĩ thuật

Trang 3

2/ Hình thức tổ chức vẽ tranh theo nhóm.

Trang 5


IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 9

PHẦN KẾT LUẬN
I/ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Trang 10
Trang 10

II/ Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 10

III/ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI

Trang 10

IV/ NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT

Trang 10

LỜI KẾT

Trang 11

Trang14


Sáng kiến kinh nghiệm


Trang15


Sáng kiến kinh nghiệm

Trang16


Sáng kiến kinh nghiệm

Trang17



×