Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

skkn một số giảipháp để nâng chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi trong trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.05 KB, 13 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM
TRƯỜNG THCS HƯƠNG MỸ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CHẤT LƯỢNG
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
TRONG TRƯỜNG THCS

Đ ề tài thuộ c lĩnh vực chuyên môn: Quản lý
Họ và tên người thực hiện: Đoàn Anh Tuấn
Chức vụ: Phó Hiệu Trưởng
Sinh hoạt tổ chuyên môn: Tổ Toán – Tin học

Mỏ Cày Nam, tháng 02/2012

1


Phần mở đầu
I. Bối cảnh của đề tài:
Do vị trí địa lý, lịch sử địa phương, Trường THCS Hương Mỹ từ lâu có quy
mô khá lớn. Từ năm học 2008 – 2009 đến nay Trường ổn định với 26 lớp, trên
900 học sinh, 64 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó có 52 giáo viên trực tiếp
dạy lớp. Tuy số lượng học sinh, đội ngũ giáo viên nhiều nhưng chất lượng học
sinh giỏi các cấp hàng năm của trường chưa được ổn định. Có năm đạt được khá
cao có năm thì rất thấp.
Tìm hiểu nguyên nhân từ phía giáo viên trực tiếp dạy bồi dưỡng học sinh giỏi
đều cho rằng là do nguồn học sinh giỏi năm có, năm không. Với qui mô nhà


trường hiện có thì lí do ấy chưa thuyết phục được nhiều người.
II. Lý do chọn đề tài:
Không chấp nhận với lí do trên, tôi luôn tự hỏi: Trường có số lượng học sinh
đông, có đội ngũ giáo viên trình độ nghiệp vụ chuyên môn giỏi thì tại sao chất
lượng học sinh giỏi các cấp hàng năm của trường chưa được ổn định và phát
triển? Để giúp nhà trường có được sự ổn định và nâng dần nâng chất lượng giáo
dục học sinh mũi nhọn, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học đề ra, tôi đã chọn đề tài
“Một số giải pháp để nâng chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi trong trường
THCS” để nghiên cứu và thực hiện trong nhà trường.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nêu lên một số giải pháp cụ thể để giúp cho nhà trường có điều kiện
nâng chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi trong Trường THCS Hương Mỹ.
IV. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của đề tài nhằm trao đổi, chia sẽ những kinh nghiệm với các đồng
nghiệp có điều kiện nâng chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi, đáp ứng ngày tốt
hơn yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trong tình hình mới của đất nước.
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Các giải pháp hình thành được tiến trình của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
của một khóa học.

2


Phần nội dung
I. Cơ sở lý luận:
Các khái niệm cơ bản về học sinh giỏi:
- Năng lực: Năng lực là một tổ hợp tâm lí của con người, đáp ứng một số
nhu cầu nhất định và là điều kiện cần thiết để hoàn thành một số hoạt động nào
đó.
- Năng khiếu: Năng khiếu là một hệ thống tiền đề bên trong dựa trên những

tư chất bẩm sinh, di truyền được phát hiện trong đời sống cá thể tạo cho con
người năng lực giải quyết với chất lượng cao những yêu cầu đặt ra.
- Thông minh: thông minh là một phức tạp năng lực xác định một mức độ
của quá trình tư duy, cho phép con người sớm nhận ra các thuộc tính cơ bản và
các mối quan hệ của tình huống, hoàn cảnh cần xử lý và đã nhanh chóng tìm ra
giải pháp tốt nhất nhằm đạt được mục đích đề ra.
- Sáng tạo: sáng tạo là một tổ hợp các năng lực cho phép con người trên cơ
sở kinh nghiệm của mình thực hiện những thành tựu mới, độc lập trên bình diện
cá nhân hay bình diện XH, ở đó con người gạt bỏ được cách giải quyết ,cách đặt
vấn đề, phương sách giải quyết, truyền thống để đạt được các kết quả mới.
- Tài năng: Tài năng là một tổ hợp các năng lực tạo nên tiền đề thuận lợi
cho hoạt động có hiệu quả cao những thành tích đạt được này vẫn nằm trong
khuôn khổ của những thành tựu đạt được của xã hội loài người .
- Thiên tài: Thiên tài là một tổ hợp đặc biệt có năng lực, nó cho phép đạt
được những thành tựu sáng tạo mới có ý nghĩa lịch sử vô song.
Trong lịch sử nước nhà, thời hậu Lê, đời vua Lê Thánh Tông đã xác định
rằng: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia". Ngày nay, Đảng ta vẫn quan niệm như
vậy và rất coi trọng việc bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Bộ Giáo dục và Đào
tạo cũng có những chủ trương về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Sở, Phòng
GD&ĐT, các nhà trường đều coi công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong
những công tác trọng tâm của năm học. Nó có tác dụng thiết thực và mạnh mẽ
nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ các thầy cô giáo, nâng

3


cao chất lượng giáo dục, khẳng định được vị thế của đơn vị tạo ra khí thế hăng
say trong việc học tập và khát vọng chinh phục tri thức. Điều này được thể hiện
qua việc khổ luyện của người học, khổ dạy của người thầy và khổ chăm của
người quản lí. Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể để cho mọi giáo

viên và học sinh vươn tới đỉnh cao tri thức.
II. Thực trạng của vấn đề:
Con em nhân dân xã Hương Mỹ có truyền thống hiếu học từ lâu đời. Xã có
trường học từ khá sớm, Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, trường THCS Hương Mỹ
là một trong những trường có cơ sở vật chất tốt nhất trong huyện. Trường luôn
được sự quan tâm của ngành, đầu tư khá đầy đủ về đội ngũ giáo viên. Trường dạy
đủ các môn học, trong đó có cả môn Tiếng Anh. Đội ngũ giáo viên giảng dạy có
trình độ nghiệp vụ sư phạm vững vàng, dày dạn kinh nghiệm. Vị trí địa lý thuận
lợi, nên hàng năm thu hút khá đông học sinh từ các ấp của các xã xung quanh về
học chiếm khoảng một phần tư tổng số học sinh của trường. Trong đó có cả
những con em của các gia đình quan tâm đến việc học hành thường thì các em
này có năng lực học tập khá giỏi.
Từ năm học 2007 – 2008 trở về trước, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi dự
thi các cấp còn hạn chế. Hàng năm, đầu năm lớp 9 mới bắt đầu thực hiện việc
chọn đội tuyển học sinh giỏi của trường. Giáo viên được phân công giảng dạy tự
biên soạn chương trình giảng dạy chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm của bản thân,
tài liệu tham khảo còn khan hiếm. Thời gian bồi dưỡng cho học sinh dự thi chỉ
khoảng hai, ba tháng nên chưa đáp ứng được yêu cầu về nội dung kiến thức của
các kì thi học sinh giỏi các cấp. Chính vì vậy kết quả thi học sinh giỏi các cấp
thường không được ổn định, chủ yếu dựa vào nguồn học sinh có sẵn năng lực là
chính.
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
1. Công tác phát hiện học sinh giỏi từ năm học đầu cấp:
1.1. Giáo viên bộ môn thực hiện tốt công tác phát hiện học sinh có năng khiếu
ở các môn thông qua quá trình giảng dạy trên lớp (định tính) ngay từ lớp 6:

4


Học sinh giỏi thường có những biểu hiện sau:

- Có khả năng thay đổi phương thức hành động để giải quyết vấn đề phù
hợp với những thay đổi của các điều kiện.
- Có khả năng di chuyển từ cụ thể sang trừu tượng khái quát và từ trừu
tượng, khái quát sang cụ thể.
- Có khả năng xác lập sự phụ thuộc giữa dữ kiện theo hai hướng xuôi và
ngược.
- Có ý thức tìm tòi nhiều lời giải khác nhau đối với một số, một tình huống,
một bài tập hoặc thích xem xét một vấn đề theo nhiều khía cạnh khác nhau.
- Có sự quan sát tinh tế, biết phát hiện nhanh ra các dấu hiệu chung và riêng,
mau chóng phát hiện ra điểm nút, tháo gỡ bằng cách tìm ra hướng giải quyết vấn
đề hợp lý, độc đáo, nhanh gọn, sáng tạo.
- Học sinh giỏi có trí tưởng tượng phát triển. Khả năng này được bộc lộ
trong quá trình dạy học trả lời các câu hỏi và giải các bài tập có lời văn quanh co,
đòi hỏi sự liên hệ và liên tưởng tinh tế. Khi học sinh học, các em có khả năng biến
đổi hình một cách linh hoạt.
- Có khả năng lập luận bằng căn cứ rõ ràng, có óc tò mò không muốn dừng
lại ở việc làm mẫu theo một định hướng có sẵn. Không sớm toại nguyện, thường
hay thắc mắc có lý trước những vấn đề hay hoài nghi có ý kiểm tra lại việc mình
đã làm.
- Một số biểu hiện khác của học sinh giỏi được bộc lộ trong giao tiếp như
trả lời câu hỏi mạch lạc, tiếp thu kiến thức nhanh, trí nhớ tốt, thái độ tự giác, kiên
trì khi gặp bài khó, luôn học hỏi các gương học giỏi.
- Đối với một số bộ môn cần nhiều đến trí nhớ (Lịch sử, Địa lí, Tiếng
Anh…) cũng dễ trở nên giỏi nếu chọn được học sinh cần cù và qua sự bồi dưỡng
của những giáo viên giỏi và giàu kinh nghiệm.
Giáo viên đặt ra kế hoạch lựa chọn học sinh giỏi thường xuyên, liên tục,
ngay trong từng tiết học, bài dạy, buổi lên lớp. Tăng cường phối hợp với gia đình,

5



bạn bè của học sinh để kiểm nghiệm các nhận định của mình là việc làm cần thiết
và đúng đắn.
1.2. Phát hiện học sinh có năng khiếu thông qua việc phân tích kết quả học
tập cụ thể (định lượng):
- Tổ chức phân loại đánh giá các em có khả năng học các môn dựa vào kết
quả điểm trung bình môn của năm học trước, học kì trước.
- Tổ chức kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm với hình thức ra đề đảm bảo
các yêu cầu của chuẩn kiến thức kĩ năng, mức độ phân hóa đối tượng rõ nét để có
đánh giá chính xác.
- Thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kì tiếp tục phân tích đối
chiếu với các nhận định trước đó.
2. Tổ chức tuyển chọn học sinh giỏi ở các môn:
2.1. Chọn đội dự tuyển học sinh giỏi giai đoạn một gồm bảy môn học Toán
học, Vật lí, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh:
Đầu lớp 7, qua kết quả công tác phát hiện của giáo viên bộ môn, kết quả
cuối năm học lớp 6, kết quả khảo sát chất lượng đầu năm, ban giám hiệu tiến hành
chọn đội dự tuyển học sinh giỏi bảy môn học theo trình tự như sau:
- Các giáo viên bộ môn lớp 6, 7 của bảy môn học kết hợp giới thiệu danh
sách học sinh giỏi lên ban giám hiệu ít nhất là 8 em, riêng môn Toán ít nhất là 12
em (chuẩn bị cho môn Hóa học sau này) xếp theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống.
- Ban giám hiệu sẽ tổ chức phiên họp thống nhất danh sách học sinh giỏi
từng môn gồm các thành phần gồm: ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn,
các giáo viên bộ môn lớp 6, 7 của 7 môn học nêu trên, các giáo viên chủ nhiệm
lớp 6, 7.
Nguyên tắc xét chọn các trường hợp chọn trùng nhau là:
+ Theo thứ tự ưu tiên trong danh sách;
+ Ý kiến của giáo viên về việc phân tích năng lực học tập của học sinh;
+ Ý kiến của ban giám hiệu;
+ Ban giám hiệu tiến hành trao đổi để tìm hiểu về nguyện vọng của các em


6


học sinh và các bậc cha, mẹ của các em. Đồng thời tư vấn về việc chọn môn học
bồi dưỡng cho phù hợp với năng lực của các em.
- Họp đội dự tuyển học sinh giỏi ở các môn: thông báo kết quả tuyển chọn,
thời khóa biểu học bồi dưỡng, động viên các em về tinh thần rèn luyện học tập, …
- Họp các bậc cha , mẹ học sinh được tuyển chọn: thông báo kết quả tuyển
chọn, thời khóa biểu học bồi dưỡng, động viên gia đình quan tâm, tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho các em nghiên cứu, học tập tốt nhất.
- Ở từng thời điểm kết thúc học kì, cuối năm học, ban giám hiệu nhà trường
sẽ tổ chức cuộc họp để rút kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và bổ
sung điều chỉnh đội dự tuyển nếu thấy cần thiết.
2.2. Chọn đội dự tuyển học sinh giỏi giai đoạn 2 gồm 8 môn học Toán học,
Vật lí, hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh:
- Đầu học kì II năm lớp 8, tổ chức thi tuyển rút danh sách còn 6 học sinh
cho mỗi môn. Trong đó số học sinh đội dự tuyển Toán học đã tuyển ở giai đoạn
một thi cả hai môn Toán học và Hóa học để tách đội dự tuyển cho từng môn. Tiếp
tục bồi dưỡng đội dự tuyển học sinh giỏi của các môn đến hết tháng 7 hàng năm.
2.3. Chọn đội tuyển học sinh giỏi 8 môn thi:
Đầu năm học lớp 9, tiếp tục bồi dưỡng đội dự tuyển các môn. Cuối tháng
10 năm học lớp 9, tổ chức thi tuyển học sinh giỏi rút danh sách đủ số lượng quy
định của Phòng Giáo dục và Đào tạo, tiếp tục bồi dưỡng đến thời điểm thi cấp
huyện.
Ngay sau khi có kết quả thi vòng huyện, trường tiếp tục bồi dưỡng thi cấp
tỉnh song song với bồi dưỡng của huyện tổ chức.
3. Phân công giáo viên giảng dạy một cách hợp lí:
Khắc phục nhược điểm “chỉ lo phần ngọn”, việc phân công giảng dạy chính
khóa phải đảm bảo có giáo viên dạy giỏi đều ở các khối lớp.

Lớp 7: Phân công giáo viên giỏi trong khối lớp dạy bồi dưỡng.
Lớp 8, lớp 9: Phân công chỉ một giáo viên giỏi của bộ môn xuyên suốt
trong 2 năm này. Chú ý phân lớp mới đảm bảo nguyên tắc học sinh giỏi môn nào

7


phải được giáo viên dạy bồi dưỡng ấy trực tiếp giảng dạy chính khóa. Việc làm
này, giáo viên dạy bồi dưỡng sẽ dễ dàng liên kết nội dung kiến thức và bồi dưỡng
học sinh của mình ngay cả trong tiết dạy chính khóa.
Phân công giảng dạy chính khóa ít giờ hơn so với giáo viên khác (nếu
được) để giáo viên có điều kiện nghiên cứu đầu tư cao cho quá trình giảng dạy bồi
dưỡng.
4. Thời lượng dạy bồi dưỡng:
- Lớp 7, 8: 2 tiết/tuần.
- Lớp 9: 4 tiết/tuần.
Thời khóa biểu được sắp xếp theo nguyện vọng của giáo viên (tự đăng ký),
ban giám hiệu niêm yết để theo dõi tình hình dạy và học của thầy và trò.
5. Quản lý việc biên soạn nội dung chương trình bồi dưỡng:
Giao cho các tổ chuyên môn có môn thi xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng
và hàng năm phải có sự bổ sung ngay từ đầu năm học và được sự kiểm duyệt của
ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn có năng lực:
- Thầy Ngô Thanh Tao – Hiệu Trưởng kiểm tra góp ý môn Hóa học, Sinh
học.
- Thầy Đoàn Anh Tuấn – Phó Hiệu trưởng kiểm tra góp ý môn Toán học,
Vật lý.
- Thầy Trần Văn Phượng – Phó hiệu trưởng kiểm tra góp ý môn Ngữ văn,
Lịch sử, Địa lý.
- Thầy Phạm Minh Tâm trước đây hiện tại là Cô Trần Thị Mai Thảo – Tổ
Trưởng chuyên môn kiểm tra và góp ý môn Tiếng Anh.

6. Quản lí quá trình dạy và học bồi dưỡng:
Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra việc dạy và học của giáo viên và học
sinh. Quan tâm, động viên, trao đổi, chia sẽ kịp thời những khó khăn vướn mắc
xảy ra của giáo viên và học sinh.
7. Kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện trong từng thời điểm:
Hàng tháng trong phiên họp Hội đồng giáo viên, ban giám hiệu đều có nhận

8


xét, đánh giá công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường.
8. Giáo dục truyền thống về các gương học giỏi cho các em học sinh:
Trong các giờ sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, các tiết hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp, các tiết dạy trên lớp, ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, giáo
viên bộ môn lồng ghép nêu những gương học sinh vượt khó học giỏi đạt được kết
quả cao trong các kì thi học sinh giỏi các cấp, thi đỗ và học giỏi ở trường chuyên
của trường để giáo dục và động viên các em cố gắng vươn lên trong rèn luyện và
học tập bồi dưỡng các bộ môn.
9. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục về công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi:
Hàng năm trường đã thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục về công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi. Cụ thể:
Ban cha mẹ học sinh của trường chi bồi dưỡng cho giáo viên giảng dạy
720000 đồng cho một giáo viên dạy bồi dưỡng. Tuy số tiền không lớn nhưng đó
là niềm động viên, cổ vũ tinh thần rất lớn đối với giáo viên.
Hội khuyến học xã, Ban cha mẹ học sinh của trường chi tiền thưởng cho
học sinh thi đạt giải các cấp. Ngoài ngân sách nhà nước khen thưởng các em còn
nhận được các phần thưởng như sau:
Giỏi cấp huyện


Giỏi tỉnh

Giải nhất, nhì, ba

Giải khuyến khích

Giải nhất, nhì, ba

Giải khuyến khích

250 000 đồng

150 000 đồng

600 000 đồng

300 000 đồng

Nếu là học sinh giỏi nhất khối các em còn được thưởng 60 quyển tập, nhất
lớp 40 quyển tập, nhì lớp 20 quyển tập.
Đạt được danh hiệu nào các em được phần thưởng của danh hiệu đó. Qua
đó đã động viên tinh thần rất lớn đối với các em thi được giải cũng như các em
đang học bồi dưỡng ở các khối lớp dưới.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Kết quả thi học sinh giỏi các cấp trước khi áp dụng đề tài chưa thật sự ổn
định:

9



Năm học

2003-2004

2004-2005

2005-2006

2006-2007

2007-2008

Huyện

7

16

17

11

8

Tỉnh

0

8


8

2

2

Cấp thi

Sau 4 năm áp dụng, kết quả thi học sinh giỏi các cấp của trường dần ổn
định và có chiều hướng phát triển tốt:
Năm học

2008 - 2009

2009 - 2010

2010 - 2011

2011 - 2012

Huyện

15

15

15

22


Tỉnh

3

8

8

10

Cấp thi

Phần kết luận
I. Những bài học kinh nghiệm:
1. Về công tác chỉ đạo:
Đây là một công tác quan trọng trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Cần
xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi một cách cụ thể, khả thi. Từ
công việc phát hiện, việc tuyển chọn học sinh giỏi, việc xây dựng nội dung
chương trình, việc phân công giáo viên, việc xác định thời gian dạy, việc nắm bắt
kịp thời tình hình học tập của học sinh đến việc kết hợp với cha mẹ học sinh, các
lực lượng giáo dục ngoài nhà trường, giáo viên bộ môn trong việc chăm lo cho
các em, giảm tải bớt công việc nhà, việc tập trung vào các bộ môn khác khi cận
đến ngày thi các cấp.
2. Về phía học sinh:
Để có được thành tích cao, đòi hỏi các em phải có một sự nỗ lực rất lớn.
Một sự quyết tâm học tập trên 100% khả năng của bản thân mình. Đối với lứa tuổi
học sinh lớp 8, lớp 9, đặc điểm tâm lí lứa tuổi của các em có tác động không nhỏ
đến việc học tập của các em. Chính vì vậy, sự động viên, quan tâm, giúp đỡ của
các cấp lãnh đạo, gia đình và những giáo viên tham gia làm công tác bồi dưỡng có


10


tác dụng rất lớn đối với các em, thường xuyên động viên, uốn nắn kịp thời để giúp
cho các em có thể có một sự quyết tâm lớn trong công việc học tập của mình.
3. Về phía giáo viên tham gia trực tiếp công tác bồi dưỡng học sinh giỏi:
Giáo viên dạy bồi dưỡng phải có một cái nhìn tổng quát về môn học, bậc
học của mình, phải có thời gian đầu tư cao cho công tác này, thương xuyên tìm
tòi, cập nhật những nội dung kiến thức mới, những phương pháp, thủ thuật giải
quyết vấn đề có hiệu quả trong các tài liệu, sách báo, mạng internet.
Cần phải lên được kế hoạch giảng dạy một cách chi tiết, chuẩn mực. Đặc
biệt là phải kích thích được các em say mê học tập, tự giác học tập, phát huy được
những tố chất tốt nhất của từng em để công việc học tập của các em đạt được hiệu
quả cao.
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
1. Thực hiện có hiệu quả việc phát hiện học sinh giỏi.
2. Giúp cho nhà trường tuyển chọn được đội tuyển học sinh giỏi đồng đều ở
các môn.
3. Giúp cho nhà trường đạt được kết quả tốt trong các kì thi học sinh giỏi các
cấp.
4. Tạo dựng được khối đoàn kết tốt trong nội bộ của tổ chuyên môn, của nhà
trường.
5. Xây dựng được đội ngũ giáo viên có trình độ nghiệp vụ sư phạm đáp ứng
tốt yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
III. Khả năng ứng dụng, triển khai:
Sáng kiến này áp dụng có hiệu quả cho các trường THCS. Bổ sung, áp
dụng cho việc xây dựng và nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở các
trường THPT, Tiểu học.
IV. Những kiến nghị đề xuất:
-


Xem xét giải quyết chế độ chính sách cho giáo viên tham gia dạy bồi

dưỡng học sinh giỏi một cách cụ thể như cấp THPT.

11


- Tạo điều kiện cho giáo viên có thể hợp tác, chia sẽ các chuyên đề về bồi
dưỡng học sinh giỏi thông qua hộp thư điện tử hay diễn đàn trên trang web của
Phòng của Sở GD&ĐT.
Mỏ Cày Nam, ngày 29 tháng 02 năm 2012
Người thực hiện

Đoàn Anh Tuấn

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG:

12


MỤC LỤC
Phần mở đầu
Danh mục viết tắt
I. Bối cảnh của đề tài

Trang 2

II. Lý do chọn đề tài


Trang 2

III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Trang 2

IV. Mục đích nghiên cứu

Trang 2

V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu

Trang 2

Phần nội dung
I. Cơ sở lí luận

Trang 3

II. Thực trạng của vấn đề

Trang 3

III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

Trang 4

IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Trang 9


Phần kết luận
I. Những bài học kinh nghiệm

Trang 10

II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm

Trang 11

III. Khả năng ứng dụng, triển khai

Trang 11

IV. Những kiến nghị, đề xuất

Trang 11

13



×