Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

skkn một số biện pháp chỉ đạo, quản lý trong việc rèn luyện học sinh viết đúng –viết đẹp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.36 KB, 12 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐA PHƯỚC HỘI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO, QUẢN LÝ
TRONG VIỆC RÈN LUYỆN HỌC SINH
“ VIẾT ĐÚNG – VIẾT ĐẸP”

Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Giáo dục Tiểu học
Người thưc hiện: Võ Thành Phương
Chức vụ: Hiệu trưởng
Sinh hoạt tổ chuyên môn: …..

Mỏ Cày Nam, tháng 05/2012

1


Tên sáng kiến: Một số biện pháp chỉ đạo, quản lý trong việc rèn luyện học sinh
“Viết đúng – Viết đẹp”.
Mã số: ………………………………………...
1. Tình trạng giải pháp đã biết:
+ Ưu điểm:
Thực hiện tốt đề tài nầy:
- Giáo viên quan tâm hơn việc rèn chữ viết cho bản thân. Biết quan tâm chú
trọng hơn trong việc rèn chữ viết cho học sinh.
- Giúp học sinh viết chữ đúng mẫu, tiến đến viết đẹp.
- Biết giữ gìn vở sạch, chữ đẹp.
- Rèn cho học sinh một số đức tính: Tính thẩm mỹ, tính kiên trì, nhẫn nại, tính


cẩn thận, lòng tự trọng…
- Giúp học sinh biết yêu quý Tiếng Việt (Tiếng mẹ đẻ), biết giữ gìn sự trong
sáng của Tiếng Việt.
- Có khả năng tham gia các hội thi “Chữ viết đẹp” do lãnh đạo các cấp tổ chức.
+ Khuyết điểm của giải pháp:
- Giáo viên: Một số thầy cô chữ viết chưa chuẩn và chưa đẹp. Chưa quan tâm,
rèn chữ viết cho bản thân, uốn nắn, rèn về chữ viết của học sinh, ngại khó, vì luyện
chữ viết đòi hỏi phải bỏ nhiều công sức, đòi hỏi quỹ thời gian đầu tư. Việc rèn chữ
viết là cả một quá trình lâu dài, không phải một thời gian ngắn mà đạt được.
- Đa số phụ huynh chưa quan tâm đến chữ viết của con em mình. Dụng cụ
học tập thiếu thốn như vở không đủ 5 dòng ly lại mỏng dễ lem. Viết hiện nay đa số
học sinh sử dụng ở nông thôn là viết lông kim, viết bis. Viết sử dụng phải là viết
máy loại rèn chữ viết.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
2.1. Mục đích của giải pháp:
Cố vấn Phạm Văn Đồng nói: “Chữ viết là một biểu hiện của nết người. Dạy
cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em
2


tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc bài
vở của mình”.
Giúp học sinh có ý thức viết chữ đúng mẫu, viết đúng tiến đến viết đẹp. Biết
quý trọng chữ viết của Tiếng việt; giữ gìn sự trong sáng của Tiếng việt.
Minh chứng chữ viết là một công cụ để học tốt các môn học khác. Chữ viết là
một nét đẹp, là một tình cảm người viết đã thể hiện mà không có một phương tiện
nào thay thế được.
Chữ viết còn cho biết được nhân cách, các đức tính của một con người được thể
hiện qua chữ viết.
2.2. Giải pháp thực hiện:

- Giải pháp kỹ thuật: Giúp giáo viên và học sinh nắm vững độ cao của các con
chữ theo QĐ 31/2002/QĐ-BGD&ĐT. Kỹ thuật viết chữ đúng mẫu như nơi bắt đầu,
kết thúc các con chữ; Biết rê bút - lia bút, biết viết chữ có nét thanh, nét đậm. Cách
trình bày khoảng cách các chữ, trình bày bài viết. cách để vở…
- Giải pháp quản lý: Xây dựng kế hoạch; Triển khai kế hoạch, tổ chức thực hiện,
kiểm tra, giám sát. Trên cơ sở đó, nhận định đánh giá kết quả đạt được trong từng
thời gian. Lãnh đạo kịp thời động viên, tuyên dương những tiến bộ thành tích đạt
được của giáo viên cũng như học sinh.
- Giải pháp tác nghiệp: Tổ chức dự giờ, thao giảng các tiết dạy “Rèn chữ viết”. Tổ
chức các Hội thi, phát động các phong trào thi đua, nhân rộng các kết quả của cá
nhân tập thể đã đạt được, trình bày tại phòng truyền thống của nhà trường.
- Giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật: Hướng dẫn giáo viên soạn các tiết luyện
chữ viết bằng công nghệ thông tin trong giảng dạy, thao giảng, bồi dưỡng năng
khiếu. hướng dẫn các thao tác, kỹ thuật viết chữ bằng kỹ thuật tin học. Các con
chữ, các chữ, câu, bài viết được Scan vào hướng dẫn học sinh.

3


Các giải pháp trên được đan xen, vận dụng vào việc tổ chức thực hiện cụ thể
bằng những biện pháp như sau:
+ Xây dựng kế hoạch có tính chất lâu dài.
Trường xây dựng kế hoạch thực hiện, triển khai trong hội đồng giáo viên và
qua tổ chức đại hội PHHS hàng năm. Kết hợp vận động xã hội hoá từ cha mẹ học
sinh về các hoạt động phong trào học tập, khen thưởng học sinh đạt giải trong các
hội thi, khen thưởng giáo viên có học sinh đạt giải.
BGH xác định đối tượng với học sinh lớp 1, 2. Đối tượng học sinh lớp 3, 4,
5. Giúp giáo viên xác định nội dung cần rèn luyện, vận dụng biện pháp thích hợp,
xây dựng quỹ thời gian theo điều kiện của từng giáo viên.
Điểm mới là BGH là người xây dựng kế hoạch, vận động chỉ đạo, tổ chức

thực hiện một cách triệt để, rộng rãi trong toàn trường. Trước đây chỉ có một vài
giáo viên tự tìm giải pháp thực hiện đơn lẻ, thiếu sự đồng bộ, chưa được cộng đồng
tham gia thực hiện. Có vận dụng những phương tiện công nghệ thông tin trong
giảng dạy.
+ Xây dựng nội dung rèn luyện cụ thể:
*. Đối với Học sinh:
- Viết đúng: Viết chữ đúng mẫu theo QĐ 31/BGD&ĐT, đúng chính tả.
- Viết sạch: Chữ viết rõ, trình bày bài viết, bài làm sạch. Vở có bao bìa, dán
nhản, Không để quăn góc.
- Viết đẹp: Chữ viết đẹp, vở tập viết biết viết nét thanh, nét đậm, biết rê
bút, lia bút nối các con chữ.
*. Đối với Giáo viên:
- Rèn chữ viết cho bản thân.
- Chấm bài, ghi điểm, lời phê, nhận xét. Chữ viết, con số của Giáo viên
phải rõ đúng mẫu, cần đẹp.
2.3. Những công việc Trường đã tổ chức thực hiện:
2.3.1. Đối với nhà trường:
4


- Tổ chức khảo sát chất lượng, đánh giá xếp loại chữ viết học sinh ngay từ
đầu năm. Qua kiểm tra, trường mới chỉ đạo, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng lớp.
- Đại hội PHHS ngay từ tháng 08 hàng năm, để triển khai những yêu cầu
cần thực hiện trong năm học. Trong đó có yêu cầu của việc rèn chữ viết cho học
sinh: quy định về tập vở, về viết mực cho học sinh.
- Thực hiện kẻ bảng từ của các lớp với 5 ô li. Đúng như mẫu chữ viết quy
định. Bảng con của học sinh phải được kẻ 5 dòng ly.
- Xây dựng quỹ thời gian: Trường dạy 9 buổi/ tuần; mỗi tuần 1 tiết bồi
dưỡng và 2 tiết phụ đạo để luyện viết. Luyện chữ viết không phải chỉ ở tập viết.
Ngoài ra, các phân môn của môn Tiếng Việt mà còn ở tất cả các môn học khác chú

ý khi chấm chữa bài môn nào cũng có phần nhận xét về chữ viết.
- Dự giờ đóng góp về chữ viết của giáo viên, chữ viết của học sinh ở tất cả
các tiết dạy mặc dù không là tiết tập viết.
- Kiểm tra tập chữ viết của học sinh.
- Biểu dương những giáo viên có cố gắng rèn chữ cho bản thân và cho học
sinh.
- Tổ chức chuyên đề bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về kiến thức kĩ năng
kinh nghiệm trong việc rèn chữ viết cho học sinh.
- Tổ chức Hội thi viết chữ đẹp trong giáo viên để chào mừng Ngày 20 tháng
11.
- Tổ chức rèn mũi nhọn về chữ viết mỗi tuần 2 buổi chéo buổi học (Chiều
thứ 5 và thứ 6 cho học sinh năng khiếu). Phân công giáo viên nhiệt tình, nòng cốt
của trường luân phiên dạy rèn chữ viết đẹp cho các em.
2.3.2. Tổ chức các Hội thi và tham gia các phong trào thi đua.
- Tổ chức hội thi “ Viết chữ đẹp – Vở sạch “ Cấp Trường vào đầu tháng 11
hàng năm có khen thưởng. Tuyển chọn, tổ chức bồi dưỡng thi cấp huyện. Lấy
thành tích chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.

5


- Tổ chức “Vở sạch – chữ đẹp” vào tháng 01 để chọn lại những em xuất sắc
nhất trong chữ viết để tham gia kỳ thi cấp huyện.
- Tổ chức Hội thi giáo viên viết chữ đẹp.
- Tham gia đầy đủ các hội thi do Huyện, Tỉnh … tổ chức.
2.3.3. Phân công, công tác tư tưởng:
Phân công giáo viên phụ trách lớp mình. Thời khoá biểu mỗi tuần có 1 tiết
bồi dưỡng và 2 tiết phụ yếu.
Tổ chức tổ giáo viên chữ viết đẹp, có nhiệt tình, tâm huyết, nghiên cứu
giúp đỡ đồng nghiệp về kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh.

Thường xuyên động viên giáo viên thực hiện tốt việc rèn chữ viết cho bản
thân – Vì chữ viết của mình phải là mẫu cho học sinh học tập và noi theo.
Tuyên dương Giáo viên có nhiều nổ lực và đóng góp cho phong trào rèn
chữ viết của trường, trong sơ kết- tổng kết.
Việc rèn chữ viết trong toàn trường đã trở thành quyết tâm của tất cả giáo
viên. Vì “Thầy giỏi mới có trò giỏi” – “Thầy có viết đúng - viết đẹp mới có trò viết
đúng - viết đẹp”. Công tác tư tưởng thực hiện tốt trong Cán bộ – Giáo viên –
PHHS quán triệt. Tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân được sự đồng thuận; Nhờ
thế GV thực hiện tốt nhiệm vụ.
2.3.4. Đối với giáo viên:
- Nghiên cứu kĩ mẫu chữ viết được qui định ở QĐ 31/ BGD &ĐT.
- Tự rèn chữ viết cho bản thân.
- Rèn chữ viết cho học sinh trong tất cả các môn học.
- Kiểm tra về tập vở chữ viết của học sinh hàng ngày. Nhận xét chữ viết của
học sinh cả khi viết trên bảng con, bảng lớp.
- Tăng cường hướng dẫn học sinh viết đúng, viết đẹp, đúng kích cỡ và thực
hiện vở sạch chữ đẹp cho học sinh một cách liên tục, thường xuyên trong năm học.
- Hàng tháng giáo viên chủ nhiệm tiến hành kiểm tra đánh giá và phân loại
vở sạch chữ đẹp. Chữ viết từng học kì, năm học.

6


- Nhận xét tuyên dương học sinh, thực hiện tốt phương pháp nêu gương.
- Ngoài thời gian biểu nhà trường sắp xếp. Giáo viên tự sắp xếp để rèn chữ
viết cho lớp.
2.3.5. Việc thực hiện rèn luyện cụ thể của giáo viên:
2.3.5.1. Tạo cho học sinh tinh thần quyết tâm rèn luyện.
Trước hết giáo viên cho các em xem những bài viết chữ đẹp của anh, chị lớp
trước. Mặc khác kể cho các em nghe tấm gương rèn chữ của Cao Bá Quát, học giỏi,

hiểu rộng nhưng viết chữ xấu ông phải kiên trì ngày đêm rèn luyện và đã trở thành
nhà thư pháp nổi tiếng. Qua đó khích lệ các em tinh thần học hỏi quyết tâm rèn
luyện của mình.
2.3.5.2. Hướng dẫn các em tư thế ngồi và cách để vở, cách cầm bút đúng.
Quá trình tập viết có quan hệ đến nhiều bộ phận trong cơ thể. Tư thế ngồi
viết có quan hệ đến cột sống, lưng và mắt.Cách cầm bút có quan hệ đến ngón tay,
bàn tay và cả cách tay. Do đó tư thế ngồi và cách để vở, cách cầm bút không đảm
bảo đúng các qui định được xây dựng trên cơ sở khoa học sẽ đem lại nhiều di hại
suốt đời cho học sinh như: mắt cận thị, cột sống bị vẹo, gù lưng …
Ngoài ra học sinh không thể viết nhanh và đẹp khi ngồi học sai tư thế và
cách để vở, cách cầm bút. Vì vậy, tôi luôn chú trọng đến tư thế ngồi và cách để vở,
cách cầm bút của học sinh. Đây là nguyên tắc đặc thù không thể thiếu được trong
quá trình hướng dẫn học sinh tập viết.
2.3.6. Phân loại nhóm chữ viết và hướng dẫn học sinh rèn luyện.
2.3.6.1. Phân loại nhóm chữ viết.
Bằng phương pháp quy các chữ cái có hình dáng tương tự vào cùng một
nhóm nhằm tạo điều kiện cho các em so sánh các chữ đã biết với chữ chưa biết.
Học sinh tìm sự giống nhau và khác nhau giữa chúng để sử dụng kiến thức và kỹ
năng vào việc học viết chữ sau làm cho các em dễ nhớ, dễ học. Điều này góp phần
thành công vào bậc nhất trong quá trình rèn luyện.

7


Để học sinh viết đúng độ cao các con chữ giáo viên phải giúp các em nắm
chắc:
- Chữ viết thường: Cao một đơn vị chữ, những chữ có nét khuyết (hoặc nét
thẳng) cao hai đơn vị chữ.
- Chữ viết hoa: Tất cả đề có độ cao hai đơn vị chữ.
- Đặc điểm giống nhau của hai loại chữ nầy phần lớn các chữ đều có điểm đặt

bút, điểm dừng bút ở 1/3 đơn vị chữ.
2.3.6.2. Hướng dẫn học sinh rèn luyện.
Việc hướng dẫn học sinh viết luyện tập thực hành phải tiến hành từ dễ đến
khó, từ đơn giản đến phức tạp. Đặc biệt phải kết hợp nhiều hình thức luyện tập:
 Hình thức luyện tập đồ chữ trên mẫu chữ và luyện viết trên không
giúp học sinh nắm vững qui trình viết.
 Hình thức luyện tập bằng phấn trên bảng có tác dụng kiểm tra sự tiếp
thu cách viết chữ và bước đầu đánh giá kỹ năng viết chữ của học sinh.
 Hình thức luyện tập thực hành viết vào vở là hình thức cần thiết nhất,
giáo viên cần cho học sinh viết liên tục nhiều lần vào vở từng con chữ
để khắc sâu cấu tạo, cách viết 29 chữ cái. Trong quá trình học sinh
viết, nếu viết sai giáo viên dùng mực đỏ sữa lại chổ sai, từ đó kết quả
đạt được sẽ nhanh và chắc hơn.
2.3.6.3. Hướng dẫn học sinh liên kết nét trong chữ ghi tiếng.
Khi các em đã viết đúng mẫu, thành thạo 29 chữ cái viết hoa và 29 chữ cái
viết thường thì giai đoạn tiếp theo là giáo viên hướng dẫn các em liên kết nét trong
các chữ ghi tiếng. Để mỗi nét chữ các em thêm đẹp, sắc xảo thì đòi hỏi các nét liên
kết phải có tính kỹ thuật và tính chính xác.
Liên kết nét trong chữ ghi tiếng: Với học sinh lớp 4, 5 để viết đúng tốc độ,
tiến đến viết nhanh, viết đẹp giáo viên cần hướng dẫn quy trình viết liền mạch: viết

8


đẹp các con chữ theo thứ tự từ trái sang phải, sau đó mới viết dấu phụ và dấu thanh.
Để viết liền mạch thì việc liên kết nét là hết sức quan trọng. Các em phải có kỹ
năng lia bút, rê bút thành thạo.
Cần tạo nét phụ, sử dụng kỹ năng lia bút, rê bút để viết.
Ví dụ:


Nét phụ từ o đến a
Nét phụ từ b đến a

Cả hai trường hợp nầy khoảng cách từ con chữ trước đến con chữ sau là 1/2
con chữ o tưởng tượng.
2.3.7. Hướng dẫn học sinh vị trí dấu phụ, dấu thanh.
2.3.7.1. Vị trí dấu phụ
- Dấu ở các chữ cái ă, â, ê, ô phải hướng dẫn học sinh đặc phía trên đầu các
chữ cái. Điểm cao nhất của dấu không quá 1/3 đơn vị chữ, điểm thấp nhất của dấu
không chạm vào đầu các chữ cái, chiều ngang của dấu bằng 1/3 đơn vị chữ.
2.3.7.2. Vị trí dấu thanh
- Cho học sinh xác định cấu tạo dấu thanh, vị trí dấu thanh sau đó hướng dẫn
các em đặt dấu thanh vào chữ ghi nguyên âm chứ không đặt ở vị trí giữa hai chữ
cái.
- Giáo viên lưu ý thêm với học sinh: Dấu thanh xảy ra ngoài vùng liên kết, vì
vậy khi viết xong các chữ trong vùng liên kết phải hướng dẫn học sinh lia bút trên
không từ điểm dừng của phần vần đến điểm đặt bút của dấu thanh.
- Trong quá trình học sinh viết, nếu bỏ sai dấu phụ, dấu thanh giáo viên cũng
dùng mực đỏ sữa lại chỗ sai ấy để khắc sâu kiến thức cho các em.
2.3.7.3. Chọn bút và mực cho học sinh
Nét chữ đẹp không chỉ đẹp ở viết đúng mẫu, liên kết nét đúng mà đòi hỏi
còn phải có kĩ xảo viết nét thanh nét đậm. Bút và mực rất quan trọng, màu mực

9


phải tươi viết không bị lem, bị nhoà, ngòi bút phải thanh mảnh, mép bút mỏng thì
khi viết mới thể hiện rõ được nét thanh nét đậm mà tay không cần phải tì mạnh.
2.3.7.4. Các biện pháp thực hiện.
Trường đã vận dụng các biện pháp tổ chức thực hiện như sau:

- Đầu năm học khảo sát chất lượng: Tiếng Việt và Toán. Từ bài khảo sát
Tiếng Việt, cho giáo viên phân tích, phân loại chữ viết của các em. Lập biên bản
bàn giao chất lượng.
- Thống kê mức độ chữ viết của các em giao chất lượng cho giáo viên. Đến
từng thời điểm kiểm tra định kỳ, phân tích chữ viết của các em qua bài kiểm tra
môn Tiếng Việt đối chiếu để xem xét sự tiến bộ về chữ viết của các em.
- Mở chuyên đề “ Rèn chữ viết ” Phát động và tổ chức hội thi Viết chữ đúng
mẫu trong giáo viên, học sinh hàng năm. Vận động giáo viên, học sinh tham gia hội
thi các cấp tổ chức. Động viên, tạo điều kiện cho giáo viên làm đồ dùng dạy học,
soạn bài dạy bằng công nghệ thông tin trong thao giảng, dạy học sinh năng khiếu.
- Ban giám hiệu chúng tôi rất quan tâm về chữ viết của giáo viên và học sinh.
Chúng tôi đánh giá sự tiến bộ của học sinh qua dự giờ khảo sát tập, vở, trình bày ở
bảng con, bảng lớp. Tổng hợp đánh giá qua các bài kiểm tra định kỳ.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Từ những kết quả đạt được của đơn vị Trường Tiểu học của chúng tôi;
Lãnh đạo bộ phận chuyên môn Phòng Giáo dục và đào tạo Mỏ Cày Nam cho
mở chuyên đề “Rèn chữ viết” trong tháng 10 năm học 2009-2010 do trường
Tiểu học và giáo viên chúng tôi thực hiện. Phong trào rèn chữ viết cho học sinh
được thực hiện nhân rộng toàn diện trong cả huyện.
Đến tháng 02 năm 2010, Phòng giáo dục và đào tạo Mỏ Cày Nam tổ chức
hội thi :“ Viết đúng - Viết đẹp ”. Thật bất ngờ khi trong toàn huyện tụ họp rất

10


nhiều em tham gia hội thi. Với chất lượng chữ viết từ các bài làm của học sinh
thật một kết quả ngoài dự tính của ban giám khảo.
Trường chúng tôi được Phòng Giáo dục và Đào tạo báo cáo tham luận về
“Phong trào rèn chữ viết của đơn vị” trong Hội nghị Sơ kết học kỳ I năm học
2009 -2010 trong toàn huyện.

Áp dụng cho tất cả các trường tiểu học trong huyện Mỏ Cày Nam và các
trường Tiểu học trong cả nước.
Giáo viên của tôi quản lý, cô Nguyễn Thị Thường được Trung tâm rèn chữ
viết Ánh Dương mời dạy lớp luyện chữ viết tại Tiền Giang.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp:
Kết quả không phải ngày một, ngày hai là đạt được mà đó là cả một quá
trình dày công khổ luyện của cô (thầy) và trò trường tiểu học nơi tôi công tác. Qua
một một thời gian thực hiện các biện pháp và phương pháp trên các em đã có
những chuyển biến rõ rệt về chất lượng chữ viết: Chữ viết các em đúng mẫu; nét
thanh, nét đậm rõ ràng; viết liền mạch; đúng khoảng cách; đều và đẹp.
Mỗi nét chữ của học sinh chúng tôi bây giờ không chỉ có nét thanh, nét đậm,
thanh thao sắc xảo mà còn có cả ý chí, tâm huyết của giáo viên và học sinh. Trong
những năm qua. Đa số học sinh có ý thức giữ gìn vở sạch và rèn luyện chữ viết,
viết đúng, viết đẹp. Đối với trường, tỷ lệ học sinh viết đúng, viết đẹp ngày càng cao
Năm học 2007 – 2008: 70% học sinh viết chữ đúng mẫu trong đó 40% học
sinh viết đẹp. Có 7 em đạt giải trong kì thi cấp Huyện ( 2 giải nhất; 1 giải ba; 2 giải
tư ; 1 giải 5 ; 1 giải khuyến khích . Tham dự hội thi “ Chữ viết đẹp” cấp Quốc gia
do Báo công an tổ chức đạt 02 giải ( 1 giải nhất ; một giải khuyến khích ).
Năm học 2008 – 2009: 85% học sinh viết chữ đúng mẫu trong đó có 50%
học sinh viết đẹp. Có 9 em đạt giải trong kì thi “ Viết đúng – Viết đẹp”cấp Huyện (
5 giải nhất ; 1 giải nhì ; 3 giải ba ). Giải nhất đồng đội. Tham dự hội thi “ Chữ viết

11


đẹp” cấp Quốc gia do Báo công an tổ chức lần thứ 2 ( Đạt 6 giải: 2 giải nhất, 1
giải ba, 3 giải khuyến khích) Số giải đạt được cao nhất, nhiều nhất các tỉnh trong
cả nước.
Năm học 2009-2010, tham dự hội thi “Viết đúng - Viết đẹp” cấp huyện ( Đạt

17 giải: 7 giải nhất, 7 giải nhì, 2 giải 3, 1 giải khuyến khích ). Tham dự hội thi viết
chữ đẹp cấp Quốc gia, do Trung tâm luyện viết Ánh Dương phối hợp với Sở Giáo
dục – Đào tạo Hà Nội tổ chức có 02 giáo viên dự thi đạt 02 giải nhì. 5 học sinh dự
thi đạt (1 giải 1; 1 giải 2; 3 giải 3).
Năm học 2010 – 2011, tham dự hội thi “Viết đúng - Viết đẹp” cấp huyện 8
em dự thi đạt 12 giải ( 7 giải nhất; 3 giải nhì, 2 giải ba).
Khi được luân chuyển về công tác tại đơn vị mới, tìm hiểu biết được, số học
sinh viết đúng-viết đẹp chưa cao. Năm học 2009-2010 chỉ có 4 em đạt giải khuyến
khích cấp huyện. Đến năm học 2010-2011 vận dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm
tại đơn vị mới, chỉ trong vài tháng tổ chức thực hiện. Đã được 8 em đạt giải ( 1 giải
ba, 7 giải khuyến khích). Năm học 2011 – 2012 đạt 9 giải trong Hội thi “Viết đúng
– Viết đẹp” cấp huyện (2 giải nhất, 1 giải nhì, 2 giải 3, 4 giải khuyến khích). Được
Phòng Giáo dục chọn 2 em tham dự Ngày hội Trạng nguyên “Văn hay – Chữ tốt”
cấp Tỉnh vào ngày 01 tháng 06 năm 2012. Một em đạt giải Tiến sĩ.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu.
Sáng kiến được giáo viên trường chúng tôi đồng vận dụng các giải pháp để thực
hiện.

Đa Phước Hội, ngày 10 tháng 05 năm 2012
Người viết

Võ Thành Phương

12



×