Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

skkn ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn khoa học tự nhiên lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.09 KB, 13 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài :
ng dụng công nghệ
thông tin
trong dạy học Khoa học lớp 4


GV: Nguyễn Kiều Thu Thảo
Đơn vị: Trường TH Tân Trung

1


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Công nghệ thông tin:

CNTT

Giáo dục:

GD

Giáo viên:

GV

Học sinh:

HS

Đồ dùng dạy học:



ĐDDH

Kĩ năng:

KN

2


Phần mở đầu
I.

Bối cảnh của đề tài:

Đất nước đang trong thời kì hội nhập, khoa học kĩ thuật đang ngày càng phát triển đặc biệt
là lĩnh vực công nghệ thông tin, để hội nhập với xu thế phát triển chung của thời đại,
nhằm giúp HS bước đầu làm quen với CNTT trong học tập, đồng thời nâng cao chất lượng
dạy và học của nền giáo dục Việt Nam.
I.

Lí do chọn đề tài:
- Nhằm nâng cao vai trò, vị trí và sự cần thiết của môn Khoa học lớp 4 và công
nghệ thông tin trong công tác GD góp phần đổi mới phương pháp dạy và học
nâng cao chất lượng GD nói chung và môn Khoa học lớp 4 nói riêng.
- Công nghệ thông tin là phương tiện dạy học được đưa vào sử dụng cho nhiều
môn học.
- Công nghệ thông tin là phương tiện giúp chúng ta tiến tới một “Xã hội học
tập” hiện đại và hiệu quả.
Xuất phát từ những lí do trên, bản thân thấy việc ứng dụng CNTT trong dạy học


môn Khoa học là rất cần thiết. Vì vậy tôi đã chọn đề tài” Ứng dụng CNTT trong dạy học
môn Khoa học lớp 4”
II.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
- Các em HS lớp 4
- Môn Khoa học lớp 4, các bài có ứng dụng CNTT

III.

Mục đích nghiên cứu:
- Đổi mới phương pháp dạy học khi đưa ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn
Khoa học lớp 4, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
- Tìm hiểu ứng dụng CNTT trong dạy học Khoa học lớp 4
- Tìm hiểu thực trạng khi đưa ứng dụng CNTT vào giảng dạy.

3


IV.

Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
- Nhằm nâng cao vai trò, vị trí và sự cần thiết của CNTT trong công tác GD góp
phần đổi mới phương pháp dạy và học nâng cao chất lượng GD.
- Giúp GV thay đổi nhận thức về ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp
dạy học, tạo thành một phong trào sôi nổi về ứng dụng CNTT trong các hoạt
động GD của ngành. Nó làm thay đổi phương pháp dạy và học với nhiều hình
thức phong phú.


Phần nội dung.

I.

Cơ sở lý luận:
Đối với môn Khoa học là môn học có nhiều tranh ảnh, thí nghiệm nên việc ứng

dụng CNTT trong dạy học môn này là rất cần thiết. Ngoài tranh ảnh sẵn có, GV có thể sưu
tầm thêm trên mạng cùng với những đoạn phim, …kết hợp với các thao tác, kĩ thuật soạn
thảo sẽ làm cho giờ học sinh động và hiệu quả hơn. Chính vì vậy mà việc đưa ứng dụng
CNTT vào giảng dạy môn Khoa học là không thể thiếu.
Quá trình nhận thức của HS tiểu học thường gắn với những hình ảnh trực quan cụ thể.
Vì vậy, việc sử dụng các phương tiện trực quan trong giảng dạy là rất cần thiết. Đặc biệt là
các phương tiện trực quan sinh động, to rõ và mới lạ hơn so với những gì các em đã thấy
trong SGK. Trong những tiết học có đồ dùng trực quan hấp dẫn như thế, học sinh sẽ thích
học hơn, tiết học đạt hiệu quả hơn.
Thực trạng của vấn đề:
- Trong tiết học còn một số HS lơ là, không tham gia học tập mà chỉ thụ động
tiếp thu, thâm chí không tiếp thu.

4


- Thực trạng HS nhàm chán với một số phương pháp dạy học cũ, HS không
hứng thú trong học tập và xem việc học là sự áp đặt, gượng ép từ gia đình,
thầy cô mà không có ý thức tự giác.
- HS cảm thấy khó khăn trong tiếp nhận kiến thức mới, hiểu bài chưa sâu, nhớ
chưa lâu, chưa có ấn tượng sâu sắc qua bài học.
- Học sinh còn xem môn Khoa học là môn phụ, không quan trọng như Toán và
Tiếng việt

- Hình ảnh trên màn hình sẽ to và rõ nét hơn, HS dễ quan sát.
- Ưng dụng CNTT người GV đỡ vất vã và đỡ mất thời gian hơn khi phải thao
tác với ĐDDH.
II.

Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
- Hiệu quả GD không chỉ dựa vào ứng dụng CNTT mà trước tiên phải nâng
cao hiệu quả giảng dạy của GV vì GV là người dẫn đường cho HS tìm kiếm
tri thức, tiếp đến là nâng cao hiệu quả tiếp thu của HS mà ứng dụng CNTT là
một trong những phương pháp quan trọng.
- Người GV phải luôn có ý thức học hỏi tìm tòi nâng cao trình độ CNTT từ tài
liệu, sách báo, mạng và đồng nghiệp.
- Có đầu tư sọan giảng một cách tích cực.
- Có một số kiến thức nhất định về nội dung môn học mà mình giảng dạy, sử
dụng tốt các hình thức và phương pháp dạy học.
- Có ý tưởng để chuyển hóa kiến thức tạo mối quan hệ phù hợp giữa nội dung
kíên thức và CNTT để truyền tải cho HS.
- Xây dựng quy trình thiết kế và hướng dẫn cho khai thác nguồn tư liệu từ
Internet để thíêt kế bài giảng hiệu quả với nội dung phong phú hơn.
- Phát huy thế mạnh của giáo án điện tử với ý nghĩa là kế họach bài học, là kịch
bản sư phạm chi tiết đã đươc GV chuẩn bị trước khi đến lớp thể hiện được
5


mối quan hệ sư phạm tương tác giữa GV và GV, GV và HS, HS và HS bằng
phương pháp mô phỏng qua các đọan video clip, tranh ảnh, sơ đồ, … để trình
chiếu trong thời gian ngắn đảm bảo phù hợp với nhu cầu nhận thức của HS
giúp HS tự mình lĩnh hội kiến thức.
VD: Khi dạy bài Khoa học: Động vật ăn gì để sống?
GV sử dụng cả âm thanh, hình ảnh, video clip, ...khá sinh động như:

Bước khởi động: GV cho âm thanh là một bài hát để liên hệ giới thiệu bài
mới giúp HS bước đầu hứng thú trong giờ học.
Hoạt động 1: GV sưu tầm một số đoạn video clip về cảnh các con vật đang
săn mồi và chiếu cho HS xem. HS hứng thú hơn, GV nhẹ nhàng hơn không cần phải
nói nhiều mà vẫn rút ra được nội dung bài học thông qua việc học sinh được xem
phim sẽ nhận ra ngay các loài động vật ăn gì để sống. Sau đó dùng kĩ thuật liên kết
slide để lập bảng thống kê về bốn nhóm động vật trên và thức ăn tương ứng. Điều đó
giúp GV đỡ phải mất thời gian thao tác với bảng phụ.
Hoạt động 2: Sau khi hình thành kiến thức, GV sưu tầm thêm tranh ảnh đại
diện cho 4 nhóm động vật, yêu cầu các em nối đúng từng loài động vật với thức ăn
tương ứng của chúng bằng kĩ thuật dùng hiệu ứng đường dẫn.
Hoạt động 3: Trò chơi củng cố: GV chiếu một số hình động về các động vật,
HS đoán tên con vật và thức ăn của chúng qua mô tả của đồng đội, giúp HS củng cố
khắc sâu thêm kiến thức được học.

6


Ngoài ra người GV phải có lượng thông tin tích lũy dư thừa cao về kiến thức
Khoa học so với yêu cầu của trò sau đó là phương pháp giảng dạy, vốn kiến thức,
kinh nghiệm giảng dạy, khả năng diễn đạt thông tin, sự linh hoạt của GV và khả
năng ứng dụng CNTT trong dạy học Khoa học có kết hợp các phần mềm liên quan.
- GV phải nắm vững đặc điểm trình độ, tâm lí của HS và nội dung bài học từ
đó chọn được cách thức truyền tin, cách học thích hợp tạo sự hấp dẫn cho tất
cả mọi đối tượng.
Cụ thể như sau:
* Với những bài có sử dụng sơ đồ như: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự
nhiên, Trao đổi chất ở người, thực vật và động vật, Mây được hình thành như thế
nào? Mưa từ đâu ra? Chuỗi thức ăn trong tự nhiên, …
Để dạy tốt loại bài này GV chiếu hình ảnh gắn với sơ đồ giúp HS dễ dàng

hơn trong quá trình trình bày kiến thức, GV và HS cả lớp cũng tiện theo dõi, nhận
xét. Giờ học đạt hiệu quả hơn.

Mây
đen

Mây
trắng
Hơi
nước

Mưa

Nướ
c
7


* Với những bài về con người và sức khỏe như: Các chất dinh dưỡng có trong
thức ăn, Vai trò của chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi-ta-min, chất khoáng và
chất xơ,Tại sao ăn phối hợp nhiều loại thức ăn, …
Để dạy tốt loại bài này GV cần sưu tầm nhiều hình ảnh về các thức ăn, HS
dựa vào đó phân loại chúng theo 4 nhóm. Để khắc sâu kiến thức, cuối tiết học GV
có thể cho HS chơi trò chơi ô chữ hoặc trò chơi nối đúng thức ăn vào nhóm phù
hợp, ..
* Với những bài về thực vật và động vật như: Động vật cần gì để sống? Động vật
ăn gì để sống? và những bài về môi trường và nguồn nước như: Nước bị ô nhiễm,
Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm, Bảo vệ nguồn nước, …
Để dạy tốt loại bài này GV cần sưu tầm những đoạn phim về các vấn đề trên để
cho HS xem tự tìm hiểu và rút ra kiến thức mới, HS sẽ thích thú hơn.


8


9


Bên cạnh đó, người GV phải có một số khả năng sư phạm nhất định sau:
+ Kĩ năng thiết kế, KN thể hiện, KN phân tích, bình luận, hòa trộn các hình
thức nghệ thuật với nhau: Hình ảnh, âm thanh, âm nhạc, …
+ KN tìm kiếm và sử lý thông tin
+ KN hợp tác phát triển trí tuệ.
+ KN đánh giá các nguồn thông tin
+ Năng lực định hướng, lựa chọn thông tin.
III.

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
- GV:
+ Dễ thành công trong tiết dạy môn Khoa học.
+ Giúp cho GV có nhiều tiến bộ hơn về kĩ năng soạn giảng giáo án điện tử và

thao tác sử dụng các thiết bị ứng dụng.
+ Năm 2007 – 2008 đạt giải Nhì cấp huyện hội thi “Ứng dụng CNTT trong
dạy học”
+ Năm 2009 – 2010 đạt giải III cấp huyện hội thi “Thiết kế giáo án điện tử” và
giải khuyến khích cấp tỉnh.
+ Năm 2010 – 2011 chất lượng học tập của HS môn KH đạt như sau:
Môn
Khoa học


Giỏi
87,5%

Khá
8,3%

Trung bình
4,2%

Yếu
0

- HS:
+ Tự giác học hỏi và phát huy tính tích cực , sáng tạo, rèn luyện được kĩ năng
học tập.
+ Học tập một cách có hứng thú, ham thích.
+ Chủ động tiếp thu bài nhanh, dễ dàng, hiểu sâu, nhớ lâu bài học.
+ Tỉ lệ HS nghỉ học thấp.
10


Phần kết luận.

I.

Những bài học kinh nghiệm:
- Thiết kế một bài giảng điện tử cần mất nhiều thời gian và công sức. Khi thiết
kế một giáo án điện tử cần chú ý:
+ Tạo hiệu ứng đơn giản không làm rối mắt HS
+ Không quá lạm dụng kĩ thuật trình chiếu mà phải trình chiếu phù hợp với


nội dung bài, hình thức, phương pháp, trình độ lớp học đảm bảo tính khoa học.
+ Nền và Font chữ phải phù hợp, dễ thấy.
+ Kiểu chữ phù hợp HS tiểu học.
+ Ứng dụng CNTT cần kết hợp các phương pháp và hình thức khác kể cả
phương pháp truyền thống sao cho phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho tiết học.
II.

Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
+ GV dễ thành công trong tiết dạy môn Khoa học.
+ Giúp cho GV có nhiều tiến bộ hơn về kĩ năng soạn giảng giáo án điện tử

môn Khoa học và thao tác sử dụng các thiết bị ứng dụng.
+ Chất lượng, hiệu quả giảng dạy ngày một cao nếu biết áp dụng một cách
khoa học.
III.

Khả năng ứng dụng triển khai:

- SKKN đã được triển khai ứng dụng không chỉ trong dạy học môn Khoa học mà
còn áp dụng rộng rải cho các môn học khác trong và ngoài tổ, đồng thời được nhân rộng
trong tỉnh thông qua cuộc thi “ Thiết kế giáo án điện tử ” cấp tỉnh năm học 2009 – 2010.
Chỉ cần người GV có tinh thần học hỏi, cầu tiến việc ứng dụng sẽ rất dễ dàng và thuận tiện.
IV.

Những kiến nghị, đề xuất:
- Ngành cần tổ chức bồi dưỡng các lớp học về một số phần mềm cơ bản phục
vụ cho việc soạn giảng giúp GV trong ngành cập nhật, tiếp cận rộng rãi hơn.
11



- Phát động GV toàn ngành cùng nhau xây dựng các bài giảng điện tử hình
thành bộ sưu tập tư liệu của từng môn học, từng khối lớp. Từ đó xây dựng
được bộ tư liệu chung trong toàn ngành.
- Cần huy động tối đa các nguồn lực đầu tư nhằm tăng cường máy móc, thiết bị
và hạ tầng viễn thông đáp ứng yêu cầu ứng dụng và phát triển trong các đơn vị
trường học.
Trên đây là ý kiến của bản thân về vấn đề: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học môn Khoa học lớp 4. Rất mong được sự đóng góp của bạn bè đồng nghiệp và Ban
giám khảo, xin chân thành cảm ơn.
Người thực hiện

Nguyễn Kiều Thu Thảo

Tài liệu tham khảo:
1. Tạp chí GD
2. Thế giới trong ta
3. Khoa học GD.
4. SGK Khọc học 4
5. SGV Khoa học 4

12


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

Trang

I.


Bối cảnh của đề tài

2

II.

Lí do chọn đề tài

2

III.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

2

IV.

Mục đích nghiên cứu

2

V.

Điểm mới trong kết quả nghiên cứu

3

PHẦN NỘI DUNG

I.

Cơ sở lí luận

3

II.

Thực trạng của vấn đề

3

III.

Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.

4

IV.

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

9

PHẦN KẾT LUẬN
I.

Những bài học kinh nghiệm

10


II.

Y nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm

10

III.

Khả năng ứng dụng triển khai

10

IV.

Những kiến nghị đề xuất

10

13



×