Tên sáng kiến kinh nghiệm:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG LỚP HỌC
THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC CHO TRẺ 25 – 36 THÁNG TUỔI
TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN
Tác giả sáng kiến: Bùi Thị Kim Ngân
Đơn vị công tác: Trường mầm non Thị trấn Mỏ Cày
Phần mở đầu
I. Bối cảnh của đề tài
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên, bậc học nền tảng trong hệ thống
giáo dục quốc dân, chịu trách nhiệm chăm sóc – giáo dục trẻ từ 0 – 6 tuổi. Mục
tiêu của giáo dục mầm non là xây dựng cơ sở ban đầu về nhân cách con người
phát triển toàn diện (hài hoà, cân đối, khoẻ mạnh tạo điều kiện tốt cho trẻ những
bước phát triển sau này).
Đứng trước cuộc cách mạng đổi mới toàn diện của ngành học về nội
dung, phương pháp, hình thức, đánh giá trẻ và tình hình phát triển nhanh chóng
của khoa học kỹ thuật hiện đại của thời đại bùng nổ thông tin trên thế giới, cùng
với các cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích
trong giáo dục” và “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và
sáng tạo”. Để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn
diện cho học sinh, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo phát động phong trào thi đua “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mở rộng ở tất cả các cấp học giai
đoạn 2008 – 2013. Vì vậy, đào tạo thế hệ trẻ trở thành chủ nhân tương lai của
đất nước đòi hỏi chất lượng và hiệu quả của giáo dục rất lớn để đáp ứng kịp thời,
phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay.
II. Lý do chọn đề tài
Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” được Bộ
Giáo dục và Đào tạo phát động và tiến hành mở rộng cho tất cả các cấp học,
đây là phong trào thi đua rộng lớn với mục tiêu:
1
* Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài trường
để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều
kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội.
* Phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo của của học sinh trong học tập
và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.
Đối với người giáo viên đứng lớp việc tổ chức các hoạt động chăm sóc –
giáo dục trẻ trong môi trường thân thiện là hết sức quan trọng, mỗi một hoạt
động của trẻ đều phải đúng hướng, đúng mục đích, môi trường hoạt động của trẻ
phải thật gần gũi và là một môi trường mở để trẻ tích cực hoạt động, phát huy tốt
những tiềm năng vốn có, đút kết kinh nghiệm, hình thành kỹ năng cần thiết cho
cuộc sống để trẻ phát triển toàn điện và lớn lên một cách hồn nhiên ,vui tươi,
lành mạnh và an toàn. Việc tổ chức các hoạt động cho trẻ trong môi trường thân
thiện ở lớp học là một yêu cầu đổi mới của công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong
giai đoạn hiện nay đảm bảo đáp ứng được nhu cầu “Học mà chơi – chơi mà học”
của trẻ. Vì thế việc “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” là hết sức
quan trọng không thể thiếu. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tôi chọn
và nghiên cứu: “Một số kinh nghiệm trong công tác xây dựng lớp học thân
thiện, học sinh tích cực cho trẻ 25 – 36 tháng tuổi trường mầm non Thị
Trấn”.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1. Phạm vi nghiên cứu:
- Tất cả các bé ở độ tuổi 25 – 36 tháng tuổi trong trường mầm non Thị Trấn
2. Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu về “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”.
IV. Mục đích nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng “xây dựng lớp học thân thiện,
học sinh tích cực” trong nhà trường ngày một tốt hơn , rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm của bản thân và đồng nghiệp
- Qua tổng kết những kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ
nhiều năm bên cạnh những khó khăn không nhỏ mà bản thân tôi đã gặp phải do
2
tình hình chung của nhà trường và từ phía phụ huynh, học sinh. Vì vậy tôi viết
ra những kinh nghiệm này nhằm mục đích trao đổi với tất cả bạn đồng nghiệp
hiện đang làm nhiệm vụ chăm sóc – giáo dục trẻ trong môi trường thân thiện
như tôi để có được những cái hay, cái mới trong công tác nhằm đưa quá trình
“xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” ngày một tốt hơn góp một phần
nhỏ đưa phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của
trường cũng như của ngành giáo dục mầm non đạt kết quả cao hơn.
- Hiện nay việc thuyết phục phụ huynh đưa trẻ đến trường không phải là điều
khó, nhưng điều đáng nói là phải thuyết phục như thế nào và phải tổ chức ra làm
sao để tạo được lòng tin ở phụ huynh là mới quan trọng. Bên cạnh việc động
viên thuyết phục các bậc phụ huynh, giáo viên còn phải tổ chức nhiều hình thức
tuyên truyền để thu hút sự đồng tình của phụ huynh như thông qua góc tuyên
truyền, thông qua các buổi họp phụ huynh, thông qua những tranh ảnh đồ chơi
trang trí nhóm, những công việc hàng ngày của cô và trẻ, phụ huynh sẽ biết
được đến trường con họ sẽ được học những gì, được chăm sóc như thế nào,
được chơi với những đồ chơi gì để phát triển về mọi mặt mà những trẻ không
được đến trường sẽ không có được. Từ đó nhờ vào phụ huynh giáo viên sẽ đưa
được những thông tin cần thiết đến các bậc cha mẹ khác và thu hút trẻ đến
trường nhiều hơn.
V.Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Hiện nay Đảng và Nhà nước rất quan tâm về những vấn đề có ảnh hưởng
lớn đến thể chất và tinh thần của trẻ nhất là trong thời gian trẻ ở trường mầm
non nên vấn đề thực hiện lớp học thân thiện, học sinh tích cực đang được sự
quan tâm của toàn xã hội.
3
Phần nội dung
I. Cơ sở lý luận của đề tài
1. Đặc điểm tâm - sinh lý của trẻ 25 – 36 tháng
Trẻ 25 – 36 tháng còn rất nhỏ, khả năng giao tiếp còn rất hạn chế, trẻ rất
nhút nhát, cơ thể trẻ còn rất non yếu, các chức năng của các cơ quan trong cơ thể
chưa hoàn chỉnh, trẻ chưa tự làm được những công việc tự phục vụ nên tất cả trẻ
phải dựa vào sự giúp đỡ của người lớn mà cô giáo mầm non là người trược tiếp
hướng dẫn trẻ, chăm sóc nuôi dưỡng và rèn luyện trẻ một cách có khoa học cho
phù hợp với độ tuổi ăn, ngủ, học, chơi, khả năng phối hợp cùng bạn bè, giúp trẻ
củng cố và tăng cường sức khoẻ, hoàn thiện chức năng sinh lý của cơ thể. Ở giai
đoạn này mối quan hệ của trẻ với thế giới đồ vật là hết sức cần thiết, nhờ có hoạt
động với đồ vật mà tâm lý của trẻ phát triển mạnh về nhận thức, ngôn ngữ, ý chí