Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

MỘT vài BIỆN PHÁP bồi DƯỠNG đội NGŨ GIÁO VIÊN có TRÌNH độ CHUYÊN môn VỮNG VÀNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO dục mầm NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.13 KB, 16 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của đề tài
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,
sự đổi mới của chương trình giáo dục các cấp học, đặc biệt ở bậc tiểu học đòi
hỏi giáo dục mầm non cần tạo ra sự tiếp nối có hiệu quả, chuẩn bị tốt cho trẻ vào
lớp 1 phổ thông và cho việc học suốt đời.
Từ năm học 2009-2010 chương trình giáo dục mầm non tiến hành triển
khai ở các trường mầm non góp phần thực hiện chủ trương đổi mới, nâng cao
chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục mầm non nói riêng của
Đảng và Nhà nước.
II. Lý do chọn đề tài
Thực tế chương trình chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ và chương trình chăm
sóc giáo dục mẫu giáo đã có những hạn chế, bất cập. Giáo viên chủ yếu tập
trung nội dung giáo dục, chưa chú trọng đến một số nhân cách cần thiết: tính tự
tin, tự lực, tư duy độc lập, tính sáng tạo, nội dung trong các hoạt động giáo dục
đưa đến trẻ chưa mang tính tích hợp, hoạt động học tập còn nặng về cung cấp
kiến thức một cách riêng lẽ chưa coi trọng việc hình thành và phát triển các năng
lực, kỹ năng sống cho trẻ.
Thực hiện chương trình giáo dục mầm non giáo viên có điều kiện trong
đổi mới phương pháp giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin, chủ động trong
việc lập kế hoạch giáo dục, sáng tạo trong việc làm đồ dùng dạy học và đồ chơi
cho trẻ và xây dựng môi trường giáo dục thân thiện linh hoạt trong tổ chức các
hoạt động giáo dục.
Vì vậy, việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững
vàng thực hiện đạt hiệu quả chương trình giáo dục mầm non là rất cần thiết.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, giúp giáo viên có
trình độ và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ tốt.
IV. Mục tiêu nghiên cứu
Vận dụng các biện pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có trình độ và kỹ
năng chuyên môn nghiệp vụ tốt, giúp giáo viên thật sự linh hoạt, chủ động, sáng


tạo trong tổ chức hoạt động giáo dục.
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng thực hiện
đạt hiệu quả chương trình giáo dục mầm non nhằm hướng tới sự phát triển toàn
diện toàn diện của trẻ, kết hợp hài hoà giữa chăm sóc giáo dục theo hướng tích
hợp phù hợp với đặc điểm và khả năng của trẻ. Giáo viên có thể chủ động, linh
hoạt xây dựng kế hoạch giáo dục cho phù hợp với khả năng của trẻ, thực tế của
địa phương và giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật.

1


B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
Cùng với xu thế phát triển chung của xã hội, nhu cầu và sự phát triển của
trẻ em trong những năm gần đây có những thay đổi, đòi hỏi cần có chương trình
giáo dục phù hợp. Thực hiện Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình giáo dục mầm non đáp
ứng được nhiệm vụ trong giai đoạn đầu chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng
phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước.
Chương trình giáo dục nhà trẻ và chương trình giáo dục mẫu giáo được
cấu trúc thành một chương trình chung với tên chương trình giáo dục mầm non.
Chương trình giáo dục mầm non mang tính chất khung, có độ mở, cho
phép linh hoạt nhằm tăng cường tính chủ động của giáo viên trong việc lựa chọn
những nội dung giáo dục cụ thể phù hợp với kinh nghiệm sống và khả năng của
trẻ, điều kiện thực tế của địa phương.
Mục tiêu được xây dựng cụ thể cuối độ tuổi nhà trẻ và cuối độ tuổi mẫu
giáo theo các lĩnh vực phát triển của trẻ nhằm hướng tới phát triển tối đa tiềm
năng vốn có, hình thành những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ và phù hợp với
gia đình và xã hội.

Nội dung giáo dục xây dựng theo các lĩnh vực phát triển trẻ: 4 lĩnh vực
phát triển đối với chương trình nhà trẻ; 5 lĩnh vực đối với chương trình giáo dục
mẫu giáo.
Phương pháp giáo dục tổ chức với các hình thức đa dạng, phong phú coi
trọng tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động.
Kết quả mong đợi định hướng cho giáo viên tổ chức hướng dẫn có hiệu
quả các hoạt động giáo dục chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1.
Đánh giá sự phát triển của trẻ các hoạt động giáo dục, hình thức tổ chức,
phương pháp giáo dục là một thành tố của chương trình, việc đánh giá trẻ
thường xuyên qua quan sát hoạt động hằng ngày sự tiến bộ của từng trẻ, từ đó
giúp giáo viên điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp thực tế và với trẻ.
II. Thực trạng của vấn đề
Trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục mầm non trong đội ngũ
cán bộ quản lý và giáo viên vẫn còn có một số hạn chế nhất định:
Hầu hết giáo viên lúng túng chưa nắm vững được cách xây dựng kế
hoạch, mạng nội dung, mạng hoạt động…
Giáo viên thường có thói quen “Áp đặt”, ít chú ý đến nhu cầu hứng thú,
đặc điểm cá nhân của từng trẻ. Khi đưa ra bất cứ câu hỏi nào, giáo viên thường
chờ đợi trẻ trả lời đúng như suy nghĩ của mình và thường không sẵn sàng chấp
nhận các câu trả lời khác. Giáo viên thường muốn “Chính xác hoá kiến thức”
hơn là tạo cơ hội cho trẻ thể hiện cảm xúc, sự trải nghiệm hay trí tưởng tượng
phong phú của mình.
Giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới, sáng tạo trong soạn giảng, còn rập
khuôn máy móc, quá chú trọng việc cung cấp kiến thức. Do đó chưa phát huy
được vai trò tích cực của trẻ trong quá trình hoạt động, chưa chú ý đến việc khai
thác môi trường xung quanh để giáo dục trẻ, giáo viên chưa nhận thức được rằng
đối với giáo dục mầm non thì trẻ “Học gì” không quan trọng bằng trẻ “Học như
2



thế nào”. Tâm lý giáo viên mệt mỏi khi vừa nghiên cứu chương trình vừa thực
hiện làm đồ dùng, đồ chơi mới cho các hoạt động nên phần nào ảnh hưởng đến
sức khoẻ giáo viên và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
III. Các biện pháp để tiến hành giải quyết vấn đề
Trong năm học, cùng với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm
giáo dục mầm non trong nhà trường, việc coi trọng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
là lực lượng trực tiếp thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ, có vai trò quyết
định chất lượng giáo dục, đảm bảo mục tiêu chương trình, nhà trường cần quan
tâm đề ra nhiều biện pháp hỗ trợ giáo viên đổi mới phương pháp giáo dục, tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin, chủ động trong việc lập kế hoạch giáo
dục, sáng tạo trong môi trường giáo dục, linh hoạt trong tổ chức các hoạt động
giáo dục. Triển khai đổi mới công tác quản lý, hoạt động giáo dục bao gồm cả
hoạt động chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng cho trẻ, mối quan hệ giữa giáo viên
và trẻ, công tác tuyên truyền hướng dẫn cha mẹ cách nuôi dạy con theo khoa học
phải được tiến hành đồng bộ.
Trong quản lý Ban giám hiệu cần tạo tâm lý tự tin, gần gũi để giáo viên
thấy rõ hiệu quả công việc của mình, đánh giá được mức độ phù hợp của hoạt
động chăm sóc giáo dục trẻ so với mục tiêu giáo dục, kế hoạch đề ra, xác định
tính ưu việt và khả thi của chương trình. Quá trình kiểm tra giám sát cần xây
dựng được bầu không khí sư phạm, phát hiện những cái tốt, những cái làm hay
để khuyến khích động viên giáo viên làm tốt công việc chăm sóc giáo dục trẻ,
giúp giáo viên điều chỉnh những lệch lạc, thiếu sót để tổ chức tốt các hoạt động
giáo dục tiếp theo tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện, thực hiện mục tiêu,
kế hoạch giáo dục trẻ từng độ tuổi.
1. Định hướng kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ của giáo viên
Trong quá trình triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non, đội
ngũ giáo viên tuy đã được tham gia tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên nhưng
khi vận dụng vào thực tế xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động giáo dục tại
nhóm, lớp cụ thể luôn nẩy sinh những khó khăn và sai sót. Vì vậy Ban giám hiệu
luôn sâu sát kịp thời hướng dẫn, giúp đỡ giáo viên, chia sẽ cùng giáo viên những

kiến thức và kinh nghiệm, khuyến khích sự chủ động, sáng tạo ở mỗi giáo viên.
Đồng thời giám sát giáo viên thực hiện chương trình, chú trọng việc đổi mới
phương pháp giáo dục, hướng dẫn giáo viên đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin, tăng cường kỹ năng cộng tác tìm kiếm chia sẻ thông tin, tư liệu cùng
đồng nghiệp, vận dụng phương pháp lấy học sinh làm trung tâm.
Tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng tích hợp một cách tự nhiên, linh
hoạt và phù hợp, khắc phục tình trạng nặng nề, ôm đồn kiến thức, tích hợp giữa
chăm sóc và giáo dục trẻ, giúp giáo viên nhận thức rõ chăm sóc và giáo dục trẻ
là 2 nhiệm vụ không thể tách rời đối với người giáo viên mầm non. Chăm sóc tốt
sẽ tạo điều kiện giáo dục trẻ tốt và ngược lại. Ban giám hiệu phải làm cho giáo
viên nhận thức sâu sắc nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ và có sự kết hợp hài hoà,
cân đối trong quá trình thực hiện chương trình.
Việc xây dựng kế hoạch giáo dục, mục tiêu hoạt động giáo dục hằng ngày,
giáo viên chủ động đề ra yêu cầu dạy trẻ hứng thú ham thích khám phá kiến thức
thay cho yêu cầu cung cấp kiến thức như trước đây, giáo viên chú trọng hình
3


thành thái độ, phát triển kỹ năng cho trẻ, giúp trẻ chủ động khám phá, phát triển
khả năng sáng tạo, năng lực cá nhân. Khi tiến hành chăm sóc giáo dục trẻ, cô
giáo luôn là người bạn thân thiết, yêu thương, gần gũi khích lệ kịp thời sự cố
gắng, cộng tác chia sẻ cùng trẻ, đồng thời biết vận dụng linh hoạt cách gợi mở ý
tưởng mới, xây dựng ở trẻ tính năng động, mạnh dạn, tự tin, hình thành kỹ năng
sống tích cực cho trẻ.
Định hướng cho giáo viên tránh cách dạy học “Áp đặt” trẻ từ cách suy
nghĩ, cách học, cách chơi đều muốn làm theo cô, trả lời như suy nghĩ của cô; mà
giáo viên phải tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động khám phá, thể hiện cảm
xúc, trải nghiệm thực hành theo ý tưởng phong phú ngộ nghĩnh của trẻ, không
nôn nóng, thúc ép, tạo cảm giác căng thẳng đối với trẻ; cô giáo cần kiên trì, tạo
cho trẻ cảm giác an toàn, tôn trọng trẻ, chú ý đặc điểm cá nhân và tạo cơ hội để

trẻ thể hiện khả năng của mình. Đồng thời trong suy nghĩ của giáo viên vẫn còn
cho rằng trẻ chưa biết gì, nên thường nói nhiều, giải thích dài dòng gây khó hiểu
ở trẻ và dùng mệnh lệnh để bắt trẻ làm theo cô trong phần hướng dẫn làm mẫu
của cô; Ban giám hiệu tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên cách nói rõ ràng mạch
lạc, gãy gọn nhưng kích thích trẻ đặt câu hỏi, trình bày ý tưởng, cảm xúc.
Ban giám hiệu điều chỉnh thói quen chú trọng đầu tư vào hoạt động học
tập (Thâm tâm giáo viên và cả cán bộ quản lý vẫn cho hoạt động học là chính,
thể hiện trong kiểm tra, dự giờ, thi giáo viên giỏi) mà bỏ qua nhiều cơ hội giáo
dục, hình thành kỹ năng sống trong thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày của
trẻ. Một số giáo viên quá chú ý đến hình thức tổ chức, đầu tư công phu đồ dùng
dạy học nhưng hiệu quả giáo dục không cao; chưa linh hoạt vận dụng tích hợp
một cách tự nhiên các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống của trẻ qua hoạt động
giáo dục đơn giản, gần gũi với mục tiêu phát triển cho trẻ, thông qua việc điều
chỉnh hoạt động theo kế hoạch của chủ đề, việc lên kế hoạch hoạt động cho từng
ngày liên kết các hoạt động trong ngày xuyên suốt với nhau để nâng cao hiệu
quả giáo dục.
2. Xây dựng công tác đánh giá kết quả trên trẻ
Để nâng cao chất lượng giáo dục giáo viên phải nắm vững kiến thức, kỹ
năng thực hành chương trình và đi đến mục đích cuối cùng là sự phát triển tích
cực nhiều mặt của trẻ, giáo viên cần xây dựng công tác đánh giá kết quả trên trẻ,
đánh giá sự phát triển của trẻ không chỉ chú trọng đến sự tiến bộ của từng trẻ
qua mỗi chủ đề mà là kết quả mong đợi trẻ biết được, làm được sau 1 năm học
nhằm định hướng các hoạt động giáo dục tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn. Đánh
giá trẻ công bằng, phù hợp với khả năng phát triển của trẻ, không chê bai, chế
diễu cái sai của trẻ, luôn khen ngợi kịp thời để trẻ tham gia tích cực vào hoạt
động phát triển.
Thông qua việc quan sát trẻ tham gia vào hoạt động, trò chuyện cùng trẻ,
nghiên cứu các sản phẩm của trẻ, việc đánh giá trẻ giúp giáo viên thực hiện có
hiệu quả chương trình giáo dục, thể hiện năng lực chuyên môn, năng lực sư
phạm của giáo viên. Tạo cho giáo viên thói quen theo dõi quan sát để thấy được

sự tiến bộ của từng trẻ, hình thành ở giáo viên khả năng ghi chép khách quan
những gì trẻ nói, trẻ làm, trẻ hỏi, thái độ của trẻ trong khi thực hiện hoạt động
tạo sản phẩm, biết trao đổi ý tưởng cùng bạn, tự xử lý các tình huống trong quá
4


trình chơi cùng bạn và hành vi cư xử với bè bạn và mọi người xung quanh, giáo
viên thường xuyên chuyện trò quan sát trẻ để khai thác kinh nghiệm, sự quan
tâm hứng thú, hợp tác của trẻ vào hoạt động, giáo viên giảm bớt mệt mỏi và
căng thẳng vì phải nhắc nhở, chỉnh sửa trẻ quá nhiều trong mỗi hoạt động; từ đó
giáo viên lựa chọn đưa ra nội dung phương pháp, xây dựng kế hoạch giáo dục
thích hợp trong thời gian tiếp theo nhằm thu hút trẻ tham gia hoạt động một cách
tích cực và hứng thú hơn.
Do khả năng học tập không đồng đều giữa các trẻ trong cùng một hoạt
động, nên giáo viên ngại xây dựng các hoạt động phong phú, đa dạng xuất phát
từ ý tưởng của trẻ để tổ chức hoạt động học tập theo cách tiếp cận khác nhau
phù hợp với khả năng của trẻ, mà tổ chức hoạt động đã soạn sẵn, đồng loạt đối
với mọi trẻ trong lớp. Để khắc phục hiện tượng này cô tìm hiểu ý tưởng bài dạy
từ trẻ thông qua việc quan sát, ghi lại các đối thoại của trẻ khi chơi, khi tạo sản
phẩm, cô giáo sử dụng các câu hỏi hướng vào việc khơi gợi trí tưởng tượng, khả
năng sáng tạo, kích thích tư duy, vốn từ và kinh nghiệm sống của mổi trẻ, cô
chụp hình, lưu lại sản phẩm hoạt động của trẻ hằng ngày tại lớp qua quan sát các
hoạt động giáo dục khác như hoạt động vui chơi, sinh hoạt tập thể, tham quan, tổ
chức ngày lễ hội trong lớp và chung toàn trường, giáo viên nên lập hồ sơ lưu lại
cho trẻ.
Việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, bổ ích cũng được xây dựng
trong kế hoạch giáo dục; hoạt động đồng dao, trò chơi dân gian, nghệ thuật dân
ca được lồng ghép vào hoạt động vui chơi hằng ngày để trẻ hiểu biết sâu hơn về
truyền thống của dân tộc Việt Nam. Với nhiều hình thức vui chơi tập thể, nội
dung thiết thực thu hút sự hào hứng của tất cả trẻ cùng phụ huynh tham gia.

3. Trong sinh hoạt tổ chuyên môn: thực hiện đổi mới cách bồi dưỡng, các
nội dung chương trình được đưa ra trao đổi, bàn bạc, thảo luận và đi đến thống
nhất trước khi thực hiện những vấn đề còn băn khoăn, thắc mắc, giáo viên có thể
trao đổi bổ sung ý tưởng và chia sẻ kinh nghiệm cho nhau trong tổ chuyên môn.
4. Trong triển khai hoạt động giáo dục đối với trẻ, đòi hỏi đồ dùng đồ chơi
là phương tiện trực quan không thể thiếu, việc sử dụng hiệu quả đồ dùng đồ chơi
và xây dựng môi trường giáo dục theo hướng gợi mở mỗi chủ đề có vai trò quan
trọng chất lượng dạy và học. Tuy nhiên, việc xây dựng môi trường ở 1 số lớp
không tránh khỏi những hạn chế như cách trang trí quá nhiều hình ảnh, màu sắc
sặc sở gây rối mắt, có lớp trang trí theo kiểu trưng bày, không thể hiện tính gợi
mở không thu hút sự tò mò, khám phá của trẻ, thiếu tác dụng giáo dục.
Vì vậy, nhà trường luôn quan tâm đẩy mạnh phong trào làm đồ dùng dạy
học, khuyến khích giáo viên tăng cường vận động phụ huynh ủng hộ vật liệu,
hướng dẫn trẻ tạo sản phẩm đồ chơi, thu hút sự tham gia hăng hái của trẻ trong
các hoạt động góc, tăng cường khả năng tạo hình khéo léo của trẻ ở các hoạt
động nhóm, cá nhân để tạo sản phẩm học tập. đồ dùng dạy học, giúp giáo viên
tìm tòi, xây dựng ý tưởng sáng tạo tự làm đồ dùng dạy học, góp phần làm phong
phú thêm nguồn học liệu từ các nguyên liệu tận dụng.
Ví dụ: Hoạt động bé tập làm nội trợ, đề tài “Cắm hoa” cô và cháu dùng
chai nước, hộp sữa,… cắt, trang trí thành những lọ hoa theo ý trẻ, cho trẻ tìm
những bông hoa, lá cây, cỏ,…ở xung quanh nhà, mang đến lớp, khi thực hiện bé
5


rất hứng thú, sản phẩm trẻ làm ra phong phú đa dạng và giáo viên không tốn
kém kinh phí để mua hoa cho trẻ.
Nhà trường xây dựng các góc cây xanh, khu thiên nhiên của lớp, bể cá,
giàn cây bóng mát, sân vườn luôn tạo cảm giác dễ chịu, mát mẻ, gần gũi, hài hoà
với thiên nhiên, trẻ có thói quen, kỹ năng cần thiết tham gia lau chùi, sắp xếp đồ
dùng đồ chơi cùng với giáo viên để giữ cho lớp luôn xanh, sạch, đẹp, làm cho

trong lớp học nơi nào cũng hấp dẫn các cháu, trải ra nhiều cơ hội khuyến khích
trẻ khám phá, học hỏi và thật sự thu hút trẻ vui đến trường.
Ví dụ: Với đề tài cho trẻ tìm hiểu “Quá trình phát triển của cây”, “Một số
loại rau” cô và trẻ cùng trực tiếp gieo hạt, chăm sóc và theo dõi quá trình phát
triển của cây như thế nào ngay tại lớp, vườn trường giúp trẻ được trực tiếp trải
nghiệm, khám phá, đồng thời tạo được môi trường “Xanh, sạch, đẹp”.
VI. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Đến nay có 18/18 trường, 102 giáo viên thực hiện chương trình giáo dục
mầm non.
Có 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn, có 54,9% giáo viên đạt trình độ
trên chuẩn.
100% giáo viên được tham gia bồi dưỡng về chương trình giáo dục mầm
non.
Giáo viên tiếp cận chương trình nhanh, chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong
việc lựa chọn các chủ đề, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo
dục, cũng như việc lập kế hoạch thực hiện chương trình rất phù hợp với tình
hình trường, lớp địa phương, không còn lúng túng trong việc xây dựng mạng nội
dung, mạng hoạt động.
Trẻ mạnh dạn, tự tin, tham gia học tập rất thoải mái, có điều kiện để trãi
nghiệm, có cơ hội bộc lộ khả năng của bản thân, hình thành được tính độc lập,
khả năng sáng tạo khi tham gia vào các hoạt động.
Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng được nâng lên, tạo được uy
tín với cha mẹ trẻ và cộng đồng, nên số lượng trẻ đến trường lớp hằng năm đều
tăng, tỷ lệ luôn đạt và vượt so với qui định, cụ thể:
Trẻ nhà trẻ đến trường tỷ lệ 4,3% tăng 0,2% so với năm học trước.
Trẻ mẫu giáo đến trường tỷ lệ 69,6% tăng 1,4% so với năm học trước.
Riêng trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt 100%.

6



C. PHẦN KẾT LUẬN
I. Bài học kinh nghiệm
- Cán bộ quản lý cần nghiên cứu sâu và nắm vững chương trình giáo dục
mầm non để có thể chỉ đạo sâu sát chặt chẽ mọi hoạt động trong nhà trường.
Trong quản lý không tách bạch quản lý bán trú riêng, quản lý chuyên môn riêng
mà quản lý bao hàm cả chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục, trong chăm sóc sức
khoẻ vệ sinh, ăn ngũ lồng ghép dạy kỹ năng sống, các kiến thức khoa học xã hội
cho trẻ.
- Giáo viên nhiệt tình, chịu khó tìm tòi sáng tạo có trách nhiệm đối với
công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Xây dựng môi trường giáo dục không chỉ là vật chất mà cả môi trường
tâm lý, trẻ được cô yêu thương nâng đỡ chỡ che, trẻ mong muốn gần cô, chia sẻ
mọi suy nghĩ cùng cô, từ đó giúp trẻ tự tin, mạnh dạn thể hiện cảm xúc khác
nhau.
II. Ý nghĩa của sáng kiến
Giáo viên nâng cao trình độ và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, giáo viên
thực sự linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong tổ chức hoạt động giáo dục.
Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nâng lên rõ rệt, giúp trẻ tự tin chủ
động, nhanh nhẹn, hoạt bát hơn trong giao tiếp và tham gia tích cực vào hoạt
động giáo dục. Tạo niềm tin đối với phụ huynh.
III. Khả năng ứng dụng triển khai
Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ.
Trao đổi kinh nghiệm trong việc thực hiện nâng cao tay nghề cho giáo
viên.
IV. Những kiến nghị đề xuất
Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tổ chức các lớp bồi dưỡng chương trình
giáo dục mầm non, kết hợp tham quan học tập các tỉnh có kinh nghiệm trong
việc thực hiện chương trình.
Người viết


7


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục
- Sách Chương trình Giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhà
xuất bản Giáo dục việt Nam.
- Sách Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình Giáo dục mầm non nhà
xuất bản Giáo dục Việt Nam.
- Tài liệu tập huấn Chương trình Giáo dục mầm non Sở Giáo dục và Đào
tạo Bến Tre tháng 12/2009.

8


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang
I. Bối cảnh của đề tài…………………………………………………….1
II. Lý do chọn đề tài…………………………………………………….. 1
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu…………………………………….1
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu………………………………….1
PHẦN NỘI DUNG
I.
II.

Cơ sở lý luận …………………………………………………………2
Thực trạng của vấn đề …………………………………………..........2
III.

Các biện pháp để tiến hành để giải quyết vấn đề ..………............3,4,5
IV. Hiệu quả của SKKN ………………………………………………...6
PHẦN KẾT LUẬN
I.
Những bài học kinh nghiệm ………………………………………….7
II.
Ý nghĩ của SKKN …………………………………………………….7
III. Khả năng ứng dung, triển khai ………………………………....... ….7
IV. Những kiến nghị, đề xuất ……………………………………………7
Tài liệu tham khảo ……………………………………………………....8
Phụ lục …………………………………………………………………..8
Mục lục ………………………………………………………….…… ...9

9


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài:
MỘT VÀI BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
CÓ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN VỮNG VÀNG THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON

Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Quản lý
Họ và tên người thực hiện: Nguyễn Thị Bạch Tuyết
Chức vụ: Chuyên viên


Mỏ Cày Nam, tháng 3 năm 2012
10


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài:
MỘT VÀI BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
CÓ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN VỮNG VÀNG THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON

11


12


13


14


15



16



×