Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

skkn chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng giáo dục trong nhà trường; các biện pháp quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.14 KB, 13 trang )

Phần mở đầu
I. Bối cảnh của đề tài:
Năm học 2011-2012 Ngành Giáo dục triển khai chương trình hành động
“Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo” nhằm “ Nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội
nhập kinh tế quốc tế của đất nước”.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ IX đề ra nhiệm vụ nâng cao
chất lượng giáo dục và đào tạo tỉnh nhà và tiếp tục thự hiện Chỉ thị 40/CT-TW của
Ban bí thư về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục.
Thực trạng đội ngũ nhà giáo ở trường tuy đã đáp ứng được nhu cầu giảng
dạy nhưng cũng còn nhiều bất cập. Cơ cấu giáo viên đang mất cân đối giữa các
môn học; chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ có mặt chưa đáp ứng yêu
cầu; một bộ phận chưa gương mẫu trong đạo đức lối sống, chưa thật sự là tấm
gương sáng cho học sinh.
II. Lý do chọn đề tài:
Trong các nhà trường đội ngũ giáo viên có vai trị quyết định chất lượng giáo
dục, chất lượng giáo viên có tốt thì chất lượng giáo dục mới tốt; Trường có nhiều
giáo viên giỏi thì mới có nhiều lớp đạt chất lượng cao.
Có đội ngũ cốt cán giỏi, có giáo viên dạy giỏi nhưng điều hành như thế nào
để họ tận tâm với nghề, có trách nhiệm cao với tập thể, phối hợp nhịp nhàng, đồng
thuận, vì mục tiêu chung của trường, trách nhiệm nầy thuộc về người quản lý.
Như vậy, vai trò của đội ngũ giáo viên là cực kỳ quan trọng. Muốn chỉ đạo
và điều hành đội ngũ để họ tận tâm với nghề, có trách nhiệm cao với tập thể, phối
hợp tốt trong công việc và đồng thuận vì mục tiêu chung của trường địi hỏi người
Hiệu trưởng phải có những giải pháp hợp lý nhằm xây dựng, nâng cao chất lượng
đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
1



Phạm vi nghiên cứu: Chất lượng đội ngũ trong trường trung học cơ sở.
Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng giáo dục
trong nhà trường; Các biện pháp quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ.
IV. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường trong các năm học
gần đây về: Phẩm chất chính trị đạo đức lối sống, năng lực chuyên môn, công tác
chủ nhiệm lớp và công tác khác.
Khảo sát chất lượng học sinh của nhà trường ba năm học về kết quả xếp loại
Hạnh kiểm, xếp loại Học lực, kết quả học sinh giỏi, học sinh được công nhận tốt
nghiệp trung học cơ sở các năm qua và chất lượng tuyển sinh vào lớp 10.
Đánh giá, đối chiếu kết quả điều tra đội ngũ và chất lượng học sinh của các
năm học để đánh giá đúng hiệu quả chỉ đạo của công tác xây dựng, bồi dưỡng đội
ngũ giáo viên trong nhà trường. Từ đó, có những giải pháp tác động phù hợp trong
xây dựng đội ngũ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Khảo sát đánh giá chất lượng giáo dục, chất lượng đội ngũ. Từ đó, đề ra giải
pháp xây dựng đội ngũ phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ từng bước nâng
cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu của Ngành trong giai đoạn mới.
Phần nội dung
I. Cơ sở lý luận:
Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, Đảng ta đã đặc bịêt coi trọng vị trí
con người, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Văn kiện
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 khoá VII đã nêu: “Con người
phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng
về đạo đức là động lực xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của xã hội. Vì
vậy, mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước phải quán triệt về chăm sóc
bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người”.

2



Đứng trước yêu cầu đó của cách mạng, Giáo dục và Đào tạo phải đào tạo ra
những con người tự chủ, năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề
thường gặp, tự lo được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống, qua đó
góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Thực hiện nhiệm vụ của giáo dục khơng ai khác ngồi vai trị của người thầy
giáo, vì đó là lực lượng chủ chốt của ngành, đồng thời quyết định thành, bại của sự
nghiệp Giáo dục và Đào tạo. Bàn về vị trí vai trị của người thầy giáo trong sự
nghiệp giáo dục, nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói: “Thầy giáo là nhân vật
trung tâm trong nhà trường, là người quyết định đào tạo nên những con người mới
xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy thầy giáo phải không ngừng phấn đấu vươn lên, rèn
luyện, tu dưỡng phấn đấu về mọi mặt, để thực sự xứng đáng là người thầy giáo xã
hội chủ nghĩa”. Thủ tướng cũng chỉ rõ: “ Vấn đề lớn nhất trong giáo dục hiện nay là
tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên dần dần trở thành một đội quân
đủ năng lực, đủ tư cách làm tròn sứ mạng của mình. Chất lượng giáo dục trước mắt
và tương lai tùy thuộc vào đội ngũ này. Cho nên lo cho sự phát triển về giáo dục thì
khâu quan trọng bậc nhất là lo cho chất lượng đội ngũ giáo viên”.
Chỉ thị 40-CT/TW của Ban bí thư về xây dựng và nâng cao chất lượng đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nêu rõ: “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng
bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống,
lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định
hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn
nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước.”
Có thể nói, năng lực và phẩm chất tốt đẹp của các thầy cô giáo là bài học
sống, sinh động đối với học sinh, có vai trị quan trọng trong việc hình thành và
giáo dục nhân cách học sinh. Trong tình hình đất nước đang đổi mới hiện nay,
người thầy lại có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những con người có ích cho
3



xã hội. Khơng có thầy giỏi thì khó có học trị giỏi được. Chính vì thế để nâng cao
chất lượng giáo dục tồn diện cho học sinh thì điều cần thiết là phải xây dựng được
đội ngũ giáo viên có phẩm chất chính trị cao, vững vàng về chun mơn, tinh thông
về nghịêp vụ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chuẩn hố về trình độ đào tạo.
Đồng thời phải tạo ra được một môi trường giáo dục thuận lợi để cho họ có thể phát
huy cao nhất năng lực của mình, để mỗi người khơng ngừng tự bồi dưỡng về năng
lực, chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật những kiến thức mới, nâng cao
tầm hiểu biết của mình, đáp ứng u cầu hiện đại hố của ngành giáo dục.
Rõ ràng việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo là vấn đề
cấp thiết trong các nhà trường trung học cơ sở hiện nay.
II. Thực trạng của vấn đề.
Trường THCS tôi công tác là trường đặt tại trung tâm của thị trấn, cơ sở vật
chất của trường đạt chuẩn quốc gia, đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Trong
những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là sự quan
tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo và sự nổ lực của tập thể cán bộ giáo viên nhà
trường đạt được những kết quả sau:
* Chất lượng đại trà:
Năm học
2007-2008
2008-2009
2009-2010

Giỏi
33.3
35.8
39.7

Khá

30.7
29.3
29.9

Học lực
TB
28.4
29.1
26.5

Yếu
7.2
3.5
3.5

Kém
0.4
0.0
0.4

Hạnh Kiểm
Tốt Khá TB
92.8 7.2
0.0
91.4 8.3
0.3
90.8 9.0
0.2

TN


Tuyển

THCS
95.6%
98%
99%

Lớp 10
70%
71%
75%

* Chất lượng mũi nhọn:
Năm học
2007- 2008
2008-2009
2009-2010

Học sinh giỏi
Huyện
12
18
15

Tỉnh
5
3
1


* Về đội ngũ:
Năm học

Giáo viên dạy giỏi

Trìnhđộ
4


2007-2008
2008-2009
2009-2010

Trường

Huyện

Tỉnh

Đạt chuẩn

41
40
43

22
22
21

2

1
3

100%
100%
100%

Trên
chuẩn
27.4%
34.4%
41.3%

Hầu hết giáo viên của trường đều nhiệt tình, tâm huyết với nghề, phần lớn
giáo viên đều có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Tập thể sư phạm của trường
đồn kết có ý thức rèn lun tu dưỡng đạo đức nhà giáo tốt.
Bên cạnh những thuận lợi trên nhà trường cịn một số khó khăn:
- Một số giáo viên khả năng tiếp cận với việc đổi mới phương pháp giảng
dạy và tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh còn hạn chế nên hiệu quả giảng
dạy chưa cao.
- Một vài giáo viên lớn tuổi chưa thực sự đáp ứng kịp với sự đổi mới về
phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
- Đội ngũ khơng đồng bộ về cơ cấu, có mơn thiếu, có mơn thừa, việc đào tạo
bồi dưỡng chưa được tiến hành đại trà.
Từ nhận thức về vai trò của người giáo viên và thực trạng đội ngũ nhà
trường, là một cán bộ quản lý, tôi nhận thấy cần phải quan tâm đặc biệt tới công tác
bồi dưỡng xây dựng đội ngũ giáo viên và xem đó là địi hỏi cấp bách cần được giải
quyết. Trong những năm qua trường chúng tôi tập trung chỉ đạo, thực hiện nhiều
biện pháp quản lý có hiệu quả để xây dựng đội ngũ giáo viên và duy trì nề nếp, hoạt
động chun mơn trong nhà trường ổn định, góp phần đưa chất lượng giáo dục của

nhà trường ngày càng phát triển.
III. Các biện pháp tiến hành.
1. Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức tác phong
lành mạnh; xây dựng các mối quan hệ trong đội ngũ.
- Làm cho cán bộ giáo viên trong nhà trường nhận thức rõ vai trò quan trọng
của Giáo dục và Đào tạo trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
5


Thường xuyên cho giáo viên sinh hoạt nâng cao tư tưởng chính trị, lương tâm nghề
nghiệp, thực hiện đúng những quy định về đạo dức nhà giáo.
- Tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được của đội ngũ; Tuyên truyền,
động viên kịp thời những giáo viên có năng khiếu, giáo viên cốt cán của trường
phối hợp đồng thuận để đầu tư nhiều về thời gian, cơng sức góp phần làm nên
những thành tích cao của nhà trường.
- Coi trọng công tác động viên tuyên truyền, mạnh dạn đặt niềm tin vào giáo
viên để khơi dậy sự năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong đội ngũ.
- Xây dựng mối quan hệ giữa cán bộ giáo viên với lãnh đạo Đảng, chính
quyền địa phương, Ban giám hiệu, Ban đại diện cha mẹ học sinh, cũng như các tổ
chức đồn thể, cùng phối hợp làm cơng tác giáo dục để Giáo dục Đào tạo thực sự là
sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân.
2. Xây dựng quy chế làm việc khoa học nhằm nâng cao hiệu quả các
hoạt động trong nhà trường.
- Thực hiện kế hoạch, chỉ đạo các tổ, các cá nhân làm việc theo kế hoạch, tất
cả công việc phải được kế hoạch hóa, cụ thể hóa.
Các quy định cụ thể:
+ Quy định về trực lãnh đạo, trực tuần của giáo viên.
+ Quy định về hồ sơ sổ sách, soạn bài, chấm bài…
+ Quy định về hội họp, chế độ thông tin báo cáo.
+ Quy định về thực hiện ngày giờ công…

- Thông qua quy định trên để cán bộ giáo viên có lề lối làm việc khoa học, từ
đó đảm bảo được kỷ cương, nề nếp trong nhà trường.
3. Xây dựng củng cố hoạt động của các tổ chuyên môn.
Xác định đây là một nội dung quan trọng của cơng tác quản lý, nó có vai trị
rất lớn trong công tác bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên và chất lượng giáo
dục. Hoạt động hiệu quả của tổ chuyên môn sẽ tạo ra điều kiện tốt nhất để mỗi giáo
viên tự học hỏi lẫn nhau về kiến thức, chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, từ đó
6


nâng cao trình độ năng lực của mình. Với vai trị như vậy địi hỏi tổ chun mơn
phải được tổ chức hợp lý, hoạt động có nề nếp và khoa học.
* Về phía nhà trường:
- Chúng tơi phân tổ, chỉ định tổ trưởng tổ phó là các giáo viên đầu đàn về
chun mơn, nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao, được sự tín nhiệm của đồng
nghiệp.
- Sắp xếp lịch sinh hoạt cho các tổ: sinh hoạt vào chiều thứ 5 của tuần thứ 2
và tuần thứ 4 của tháng.
- Đảm bảo tối đa những đề nghị phục vụ cho công tác chuyên môn mà các tổ
đưa ra. Tạo điều kiện cho các giáo viên được tiếp cận với các phương pháp dạy học
mới và thời gian để giáo viên tham gia dự các lớp học nâng cao trình độ (học tại
chức, từ xa, tự học…).
- Thành lập tổ cốt cán cấp trường. Tổ này có nhiệm vụ giúp đỡ, bồi dưỡng
nâng cao trình độ chun mơn cho đội ngũ giáo viên.
- Tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, chuyên đề cho từng
khối lớp, từng phân môn, chuyên đề sử dụng đồ dựng dạy học. Phân công giáo viên
chuẩn bị báo cáo, dạy thực hành. Sau mỗi chuyên đề có sơ kết, nhận xét rút kinh
nghiệm.
* Về phía tổ chun mơn:
- Phải có nội dung sinh hoạt cụ thể bằng kế hoạch hàng tháng, học kỳ, cả

năm học. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn phải có đủ các nội dung như:
+ Đánh giá kết quả công tác tháng trước, triển khai công tác tháng tới.
+ Thảo luận, thống nhất chương trình, ứng dụng cơng nghệ thông tin.
+ Rút kinh nghiệm công tác dự giờ, thao giảng, phụ đạo, bồi dưỡng.
+ Xây dựng ngân hàng đề để kiểm tra chung cho bộ môn, từng khối lớp.
+ Triển khai và theo dõi thực hiện các chuyên đề chun mơn của tổ.
- Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên việc thực hiện quy chế chuyên môn,
quy định của nhà trường.
7


- Có kế hoạch dạy bài khó hoặc dạy rút kinh nghiệm theo chuyên đề, phân
công người dạy cụ thể.
- Phân công cụ thể người giúp đỡ những giáo viên mới ra trường hoặc những
giáo viên còn yếu về từng mặt.
4. Tăng cường việc kiểm tra của Ban giám hiệu và các tổ chuyên môn.
- Kiểm tra là một trong các nội dung, chức năng của người cán bộ quản lý
trong công việc quản lý nhà trường. Trong nhà trường, thực hiện thường xun
cơng tác kiểm tra chính là nhắc nhở mọi người làm việc đúng, đồng thời phát hiện
kịp thời những mặt tốt để phát huy, tìm ra những mặt cịn hạn chế để khắc phục.
Thói quen làm việc nghiêm túc, có kế hoạch, khoa học trong cơng việc khơng phải
tự nhiên ai cũng có mà hầu hết được hình thành và phát triển trong suốt cả q trình
cơng tác mà lúc đầu thường là chưa tự giác. Nói tóm lại, làm tốt cơng tác kiểm tra
theo đúng ngun tắc, thiết thực sẽ tạo nên hiệu quả đích thực, giúp mỗi người
ngày càng tự giác và nghiêm túc hơn.
- Nhận thức về vai trị tác dụng của cơng tác kiểm tra như vậy nên chúng tôi
tập trung rút kinh nghiệm về nội dung, phương pháp kiểm tra sau từng năm học
nhằm hoàn thiện hơn về nội dung và biện pháp để hiệu quả kiểm tra thiết thực hơn
đối với mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nói riêng và chất lượng
giáo dục nói chung.

- Chúng tơi xác định nội dung kiểm tra là việc thực hiện các quy định về
chuyên môn như: kế hoạch giảng dạy, soạn giáo án, thực hiện chương trình, thực
hiện chế độ phê điểm, việc chấm, chữa bài cho học sinh, việc dự giờ thăm lớp, tự
học, công tác chủ nhiệm và một số công tác khác.
- Trong Ban giám hiệu, chúng tôi phân công mỗi người phụ trách một số tổ,
dự các buổi sinh hoạt tổ với các tổ đó. Khi thực hiện kế hoạch kiểm tra Ban giám
hiệu và tổ trưởng chuyên môn cùng đi dự giờ. Hàng tháng, hàng tuần công khai kế
hoạch kiểm tra trên kế hoạch công tác tháng.
- Sử dụng kết quả kiểm tra để nhắc nhở, rút kinh nghiệm những giáo viên
8


chưa thực chưa tốt hoặc có thiếu sót trong quá trình cơng tác, đồng thời tun
dương, khích lệ những cá nhân làm tốt từ đó nhân rộng điển hình. Khi cán bộ, giáo
viên nhắc nhở từ 2 đến 3 lần mà vẫn khơng sửa chữa sẽ tính vào tiêu chuẩn thi đua.
5. Tăng cường vại trò hạt nhân lãnh đạo của chi bộ.
Chi uỷ phải đoàn kết thống nhất tập trung nâng cao nhận thức cho từng đảng
viên để mọi đảng viên trong Chi bộ đều thấy được: Phê và tự phê để đi đến đồng
thuận; tranh luận sôi nổi để tìm được những giải pháp hay; từng đảng viên phải tự
giác rèn luyện để xứng đáng là tấm gương tốt cho đồng nghiệp; Vai trò của Chi bộ
là phải tạo điều kiện để 100% đảng viên xác định rõ trách nhiệm của mình với tập
thể, từ đó họ gương mẫu dẫn dắt quần chúng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
6. Đổi mới công tác thi đua, thực hiện tốt chế độ chính sách:
- Xây dựng các tiêu chí thi đua chuẩn xác, khách quan và thật sự công bằng
dựa trên chuẩn nghề nghiệp giáo viên và tình hình thực tế của trường.
Thang điểm thi đua được đưa ra công khai và được thảo luận ở các tổ chức
trong nhà trường. Các ý kiến được tập hợp về hội đồng thi đua thảo luận thống nhất
và thông qua Hội nghị cán bộ công chức vào đầu các năm học.
Trong năm học hội đồng thi đua chỉ đạo các tổ chun mơn bình xét theo
thang điểm và xếp theo thứ tự từ cao đến thấp .

Sau đó hội đồng thi đua họp và xét duyệt theo từng tiêu chuẩn đối với từng
cá nhân và đảm bảo khách quan, công bằng thật sự .
- Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với giáo viên như: Nâng lương,
thêm giờ, nghỉ theo chế độ, khen thưởng…tất cả đều được công khai minh bạch.
7. Công tác đào tạo bồi dưỡng.
Hằng năm nhà trường tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên dựa
trên kết quả nhận xét đánh giáo giáo viên hàng năm nhằm tạo cơ sở để sử dụng và
bố trí cán bộ tốt hơn, đồng thời làm cơ sở để sắp xếp, tinh giản biên chế. Có kế
hoạch đào tạo bồi dưỡng đảm bảo đủ số lượng, cân đối về cơ cấu; nâng cao trình độ
chun mơn, nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ đáp ứng được yêu cầu Chiến lược
9


phát triển giáo dục của nhà trường.
Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ phải dựa trên các chỉ tiêu kế
hoạch của cấp trên, tình hình thực tế và yêu cầu phát triển của đơn vị. Kế hoạch
phải được đưa ra bàn bạc công khai trong đội ngũ và được sự đồng thuận của đội
ngũ. Sau đó, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và thơng báo công khai để theo
dõi thực hiện.
Đặc biệt coi trọng tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm trong việc tự học, tự
bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ để đáp ứng với nhiệm
vụ của Ngành.
8. Xây dựng uy tín của người Hiệu trưởng:
Người Hiệu trưởng phải xứng đáng là trụ cột, là cố vấn để chỉ đạo và điều
hành công việc sao cho hợp lý, là niềm tin vững chắc của các thành viên trong nhà
trường; Uy tín của người Hiệu trưởng có ảnh hưởng rất lớn đến q trình xây dựng
đội ngũ. Do đó, người Hiệu trưởng cần phải có những phẩm chất nhân cách thể
hiện ở tính ngun tắc, tích cực, trình độ chun mơn nghiệp vụ, u nghề, tinh
thần trách nhiệm, tính tự giác, có đạo đức trong sáng, trung thực, khiêm tốn, có
năng lực tổ chức, tháo vác, thực tiển, khéo léo trong đối xử và biết dựa vào tập thể.

9. Xây dựng khối đoàn kết nội bộ.
Tạo cho mọi thành viên trong nhà trường thấy được rằng: Thành tích của tập
thể là thành tích của chính mình; Thành tích của cá nhân mình cũng có một phần
đóng góp, giúp đỡ tận tình của của nhà trường và đồng nghiệp, Vui vì thành tích
của tập thể nhà trường và cũng mừng vì thành tích của đồng nghiệp mình đạt được.
Coi trọng cơng tác dân chủ đặc biệt khâu đoàn kết trong nội bộ, giáo dục tập
thể để thấy rõ vai trò to lớn của đoàn kết. Ngoài ra, cần phải biết phát huy vai trò
của Thủ lĩnh tiến bộ trong xây dựng khối đoàn kết.
IV. Hiệu quả của Sáng kiến Kinh nghiệm.
Trong từng năm học chất lượng đội ngũ từng bước được nâng lên, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
10


* Chất lượng các mặt giáo dục:
Năm học
2010-2011

Giỏi
41.
6

Học lực
Khá
TB
Yếu
29.
27.0 1.6
8


Kém
0.0

Hạnh Kiểm
Tốt Khá TB
96.
3.9 0.1
0

TN

Tuyển

THCS

Lớp 10

100%

78%

Học sinh giỏi: Năm học 2010-2011 Huyện: 14; Tỉnh: 06
Năm học 2011-2012 Huyện: 24; Tỉnh: 09
* Về đội ngũ:
Giáo viên dạy giỏi
Năm học
2010-2011

Trìnhđộ


Trường

Huyện

Tỉnh

Đạt chuẩn

43

21

2

100%

Trên
chuẩn
60.37 %

Tập thể sư phạm nhà trường được chuẩn hố về chun mơn, đảm bảo chất
lượng, đủ về số lượng, khá đồng bộ về cơ cấu, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có
chun mơn nghiệp vụ vững vàng, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương
tâm, tay nghề của nhà giáo.
Những biện pháp quản lý, xây dựng và nâng cao đội ngũ chúng tơi đã làm
góp phần tạo nên chất lượng giáo dục của nhà trường trong nhiều năm qua, thể hiện
bằng chất lượng hai mặt giáo dục, bằng tỉ lệ học sinh lên lớp, học sinh TNTHCS và
học sinh được tuyển vào lớp 10 trong những năm học qua.
Phần kết luận
I. Những bài học kinh nghiệm.

Qua q trình cơng tác, bằng sự dày công với những việc làm đầy đủ cơ sở lý
luận và thực tiễn trong các năm qua bản thân tôi đã chú trọng xây dựng, bồi dưỡng
đội ngũ có hiệu quả, ảnh hưởng tốt đến chất lượng giáo dục toàn diện của nhà
trường, đưa chất lượng của trường ngày càng đi lên. Từ những kết quả thực tế trong
việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, là
người quản lý tôi tự rút ra bài học sau:
11


1. Người cán bộ quản lý phảo có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình, năng
động, sáng tạo ln đi sâu đi sát với đội ngũ để kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ họ.
2. Luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên tiếp cận với những
cái hay, cái mới. Có sự tin tưởng và nhận định đúng đắn về năng lực của đội ngũ.
3. Luôn nghiên cứu, đổi mới phương pháp quản lý. Chỉ đạo các tổ chuyên
môn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Xây dựng lực lượng cốt cán năng động,
nhiệt tình, trách nhiệm để đẩy mạnh phong trào thi đua của trường.
4. Có biện pháp khơi gợi cho giáo viên để họ tự nhận thấy ưu, nhược điểm
của mình trong cơng tác, từ đó giáo viên có hướng điều chỉnh phù hợp.
5. Thường xuyên đẩy mạnh công tác tự bồi dưỡng, coi công tác này là then
chốt, là chìa khố chính để mỗi giáo viên khám phá kho tàng tri thức của nhân loại.
Phải làm cho cán bộ giáo viên có nhận thức cao hơn nữa và ln ln có ý thức cải
tiến phương pháp dạy học.
Chất lượng giáo dục toàn diện phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song thầy cô giáo,
người trực tiếp đứng lớp phải là yếu tố số một. Để có ngay một đội ngũ các thầy cơ
giáo đáp ứng đúng địi hỏi của xã hội hiện nay thực khơng dễ. Bằng tất cả sự nỗ lực
của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường, chúng tơi đã và đang
hồn thiện dần đội ngũ từ số lượng đến chất lượng. Chúng tôi luôn xác định: Xây
dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viện là nhiệm vụ quan trọng cần được tiến hành
thường xuyên, bằng nhiều biện pháp, là nhiệm vụ lâu dài song nó cũng là vấn đề
mang tính cấp bách quyết định chất lượng giáo dục.

II. Ý nghĩa của Sáng kiến kinh nghiệm.
Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục của nhà trường.
III. Khả năng ứng dụng, triển khai.
Qua những biện pháp được thực hiện và đối chiếu với điều kiện thực tế ở nhà
trường, bản thân tơi thấy sáng kiến kinh nghiệm có thể áp dụng trong tất cả các nhà
trường. Tuy nhiên vận dụng như thế nào để đạt được hiệu quả thì chúng ta cần cân
12


nhắc sao cho phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị.
IV. Những kiến nghị, đề xuất.
Không điều chuyển những giáo viên cốt cán của trường đi nơi khác và cho
nhà trường được tuyển giáo viên khi có nhu cầu để thu hút người tài cho trường.
Người thực hiện

Đỗ Hữu Thật
Xác nhận của Hiệu trưởng

13



×