Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tìm hiểu động cơ tham gia kinh doanh quốc tế của Viettel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.57 KB, 10 trang )

Kinh doanh quốc tế_9

Nhóm 5
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

BÀI TẬP NHÓM
Môn học: Kinh doanh quốc tế
Đề bài: Tìm hiểu động cơ tham gia kinh doanh quốc tế của một doanh nghiệp cụ
thể

Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Các thành viên: Thái Hoàng Vân Anh (Nhóm trưởng)
Nguyễn Văn Bắc
Đào Văn Đăng
Lê Thị Hiền
Nguyễn Thị Linh
Lê Tiến Quân
Phạm Thị Sâm
Mai Thị Thư

Hà Nội, 2017

1


Kinh doanh quốc tế_9

Nhóm 5

MỤC LỤC
I.


II.

III.
IV.

V.

Giới thiệu Viettel…………………………………………….………….3
Động cơ Viettel tham gia kinh doanh quốc tế…….……….……………3
1. Bối cảnh và thực trạng………………………………….…..………….3
2. Lực đẩy …………………………………………………..……………5
3. Lực kéo……………………………………………………...………….6
Phương thức Viettel thâm nhập thị trường Campuchia…………………7
Thuận lợi và khó khăn của Viettel khi đầu tư thị trường Campuchia….8
1. Thuận lợi………………………………………………………………8
2. Khó khăn………………………………………………………………8
3. Khắc phục điểm yếu của Viettel khi thâm nhập thị trường
Campuchia ………………………………………………….………..8
Giải thưởng khi Viettel tham gia kinh doanh quốc tế……………………9

Danh mục tham khảo…………………………………………………………10

2


Kinh doanh quốc tế_9

Nhóm 5

Giới thiệu Viettel:

Tên công ty: Tập đoàn viễn thông quân đội ( VIETTEL)
Trụ sở chính: Số 1 Trần Hữu Dực, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam.
Tên cơ quan sáng lập: Bộ Quốc phòng. Là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100%
vốn nhà nước với số vốn điều lệ 50.000 tỷ đồng, có tư cách pháp nhân, có con dấu,
biểu tượng và điều lệ tổ chức riêng.
Hoạt động kinh doanh chính: Dịch vụ, sản phẩm điện tử - viễn thông - công nghệ
thông tin.
I.







Viettel - một công ty viễn thông hàng đầu Việt Nam đã bước vào lĩnh vực kinh
doanh quốc tế và gặt hái được nhiều thành công nhất định.





Viettel được thành lập vào năm 1989, là một doanh nghiệp Nhà Nước làm về lĩnh
vực xây dựng.
Năm 2000, Viettel bước vào thị trường viễn thông, và đến năm 2004, đồng thời với
việc cung cấp dịch vụ di động tại Việt Nam , Viettel đã bắt đầu nghĩ đến việc đầu
tư ra nước ngoài, đó cũng là sự khác biệt trong tư duy kinh doanh của Viettel so
với các nhà mạng đã tồn tại trước đó như Mobiphone, Vinaphone,…
Hiện nay Viettel là nhà mạng Việt Nam duy nhất thực hiện đầu tư ra nước ngoài,
đặc biệt, Viettel trở thành nhà mạng lớn nhất của Campuchia với cái tên Metfone,

đứng thứ 2 tại Lào với tên Unitel. Gần đây Viettel vừa đươc WCA trao giải là nhà
cung cấp dịch vụ tốt nhất tại các nước đang phát triển. Mục tiêu phấn đấu của
Viettel là sẽ nằm trong top 20 của viễn thông thế giới!
II.
1.

Động cơ Viettel tham gia kinh doanh quốc tế:
Bối cảnh và thực trạng:

Viettel quyết định đầu tư ra nước ngoài xuất phát từ triết lý và tầm nhìn của
viettel. Một doanh nghệp cần sự tăng trưởng liên tục, nhưng nếu chỉ nhìn vào thị
trường Việt Nam bị giới hạn bởi hơn 80 triệu dân thì đến một thời điểm nào đó sẽ
hết tăng trưởng. Vì vậy, Viettel phải đi ra nước ngoài để mở rộng thị trường và
cũng là đặt mình trong thách thức.
Việc phát triển hoạt động của mình ra nước ngoài, đặc biệt là các nước láng
giềng sẽ góp phần thực hiện chiến lược bảo vệ tổ quốc từ xa, góp phần xây dựng
hệ thống viễn thông vững chắc, không những nâng cao vị thế của tập đoàn mà còn
của đất nước, của quân đội nhân dân Việt Nam. Điều này phù hợp với mục tiêu
3


Kinh doanh quốc tế_9

Nhóm 5

kinh tế của bộ quốc phòng đó là kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng và an
ninh đối ngoại.
Thị trường điện thoại di động trong nước cũng đã bảo hòa với mật độ lên
120%. Viettel đã giải bài toán này là mở rộng, phát triển sản phẩm thiết bị đầu cuối
ra thị trường .Không muốn nằm trong số 600 nhà mạng sẽ biến mất vì không còn

thị phần, không còn thuê bao. Nhìn vào dòng chảy viễn thông hiện nay, nổi bật
nhất là su thế kết hợp và sáp nhập. Thế giới có khoảng 700 nhà mạng, nhưng ko
lâu nữa con số trên chỉ còn lại 2 chữ số ( tức hơn 600 nhà mạng biến mất). Bản
chất doanh thu của nhà mạng đến từ số lượng thuê bao thực. Những xu thế này trực
tiếp liên quan đến Viettel, nếu ko lớn mạnh, không có lượng thuê bao lớn thì sẽ
nằm trong số hơn 600 nhà mạng.
Năm 2006, Viettel quyết định đầu tư ra nước ngoài , cụ thể là thị trường
Campuchia vì khi đó là thời điểm Việt Nam đang trong quá trình đàm phán gia
nhập WTO với nhiều tiến triển khả quan.
Ngày 29/11/2006, Bộ Bưu chính Viễn thông Campuchia đã cấp phép cho
Viettel cung cấp dịch vụ di động trong thời hạn 30 năm và cung cấp dịch vụ kết nối
Internet (IXP), dịch vụ truy nhập Internet (ISP) trong thời hạn 35 năm.
Việc Viettel đặt được chân vào thị trường Campuchia - một quốc gia có thị trường
viễn thông cạnh tranh cao, chính là cơ hội tuyệt vời để doanh nghiệp này cọ xát,
đúc rút kinh nghiệm cạnh tranh quốc tế. Và như thế, bước đột phá khiến nhiều
người “không hiểu vì sao” đó của Viettel đã như mũi tên trúng hai đích: mở ra một
thị trường mới đầy tiềm năng và thu hái được những kinh nghiệm từ cạnh tranh
quốc tế.
Cũng giống như khi bắt đầu gia nhập thị trường viễn thông ở Việt Nam, dịch
vụ đầu tiên mà Viettel lựa chọn khi đầu tư vào Campuchia là dịch vụ thoại quốc tế
VoIP, bởi đây là dịch vụ ít phải đầu tư cơ sở hạ tầng trong khi khả năng thu lời
cao.
Thực tế đã chứng minh, chỉ sau hai tháng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp
phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ VoIP tại Campuchia, Viettel đã chiếm tới
gần
20%
thị
trường
điện
thoại

quốc
tế
tại
nước
này.

4


Kinh doanh quốc tế_9

Nhóm 5

Trên cơ sở những kinh nghiệm khi triển khai dịch vụ VoIP, Viettel tiếp tục
nghiên cứu thị trường và quyết định đầu tư thêm hai dịch vụ nữa là di động và
Internet.

2.

Lực đẩy:

Là 1 doanh nghiệp kinh tế quốc phòng Viettel luôn phải tìm các giải pháp nhằm
tăng doanh số, doanh thu để đẩy mạnh tiềm lực kinh tế của bộ quốc phòng góp 1
phần công sức của mình vào việc củng cố an ninh quốc phòng đất nước. Để tăng
doanh thu thì việc phát triển trong nước là chưa đủ đối với công ty viễn thông quân
đội Viettel.
Thị trường trong nước trở nên bão hòa, tốc độ tăng trưởng của thị trường viễn
thông trong nước đã được Viettel nhận định sẽ giảm. Hiện nay thị trường viễn
thông trong nước tốc độ cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt khi có 7 nhà
mạng cùng tham gia khai thác. Viettel là một trong 3 mạng di động thống lĩnh thị

trường và có ưu thế nhất về số lượng thị phần thuê bao, nhưng giá cước dịch vụ
( chủ yếu gọi và nhắn tin) đã sắp tiệm cận giá thành, không thể hạ thấp hơn. Mặt
khác doanh thu từ các nhà viễn thông di động trong nước hiện nay đa số vẫn là từ
các dịch vụ truyền thống là gọi và SMS. Bên cạnh đó facebook, zalo rồi Istargam
cũng đều có tính năng nghe - gọi và Message nên đã làm giảm sút doanh số cho
SMS và gọi điện thông thường.Nguồn thu khác thì hầu như chưa có gì.
Năm 2006, Ban quản lý dự án đầu tư nước ngoài được thành lập, lúc đó chỉ
có 6 người, và nhiệm vụ là đầu tư sang Campuchia. Sau 10 năm, gia đình nước
ngoài của Viettel đã là 10 nước, với dân số 230 triệu người, lớn gấp 2,5 lần dân số
Việt Nam. Tại Châu Á có 4 nước là: Campuchia, Lào, Đông Timor và Myanmar.
Tại Châu Phi có 4 nước là: Mozambique, Cameroon, Burundi và Tanzania. Tại
châu Mỹ có 2 nước là: Haiti và Peru. Số thuê bao khách hàng của Viettel tại nước
ngoài đã trên 35 triệu. Doanh thu là 1,4 tỷ USD mỗi năm. Tốc độ tăng trưởng hàng
năm là trên 25%. Tạo công ăn việc làm cho trên 10.000 người nước ngoài.
Tổng số tiền Viettel đã đầu tư vào các nước này là: 2,4 tỷ USD. Số tiền đã thu về
Việt Nam là 1 tỷ USD. Những năm gần đây mỗi năm thu về khoảng 200 triệu
USD. Số này tăng theo các năm, năm 2017 dự kiến là 250 triệu USD.

5


Kinh doanh quốc tế_9

Nhóm 5

Mục tiêu đến năm 2020 là doanh thu từ thị trường nước ngoài chiếm 2030% doanh thu của tập đoàn và phấn đấu với thị trường có 1 tỷ dân
Mở rộng thị trường ra quốc tế đã giúp tổng công ty viễn thông quân đội viettel
mở rộng thị trường tận dụng được nguồn lao động giá rẻ và chất lượng từ nước
ngoài góp phần không nhỏ cho việc tăng thu nhập cho bộ quốc phòng.
Theo báo ICT News Viettel đã đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu tốt nhất với

con số 20% so với năm 2013.
3.

Lực kéo:
Thị trường viễn thông trên thế giới chia thành 3 loại:
• Thị trường bão hòa
• Thị trường đang tăng trưởng
• Thị trường còn non trẻ.
Thị trường còn non trẻ là nơi tiềm năng nhất, nhưng chỉ còn không nhiều
nước trên thế giới như Myanmar, Bắc Triều Tiên và Cuba,..
Thị trường đang tăng trưởng thì có khoảng 60 nước với 2 tỷ dân. Viettel hiện
đang tập trung xúc tiến, tìm kiếm cơ hội đầu tư tại những quốc gia này, với việc
tham gia đăng kí thầu giấy phép hoặc mua lại những công ty nhỏ đã có giấy phép.



Viettel đầu tư vào những nước có nền kinh tế:
• Chậm phát triển
• Mức thu nhập bình quân vào dạng thấp của thế giới.
• Là những quốc gia có địa hình không thuận lợi, nhiều đồi núi, nhiều thiên
tai, hạn hán hoặc bất ổn về chính trị.
Viettel đầu tư những quốc gia có đặc điểm “ Hóc búa” như vậy vì “ đơn giản, vì
những nơi dễ thì đã không còn nữa” Phó Tổng giám đốc Nguyễn Mạnh Hùng
nói. Theo ông thì trong lĩnh vực viễn thông, các công ty đã đi đầu tư được hơn 20
chục năm nên còn lại chỉ là những nơi khó và nhiều rủi ro. Ông phân tích, dù đó là
những nơi có chính trị không ổn định, nội chiến, thiên tai nhưng dịch vụ viễn thông
thì vẫn thiết yếu, nó như là cơm là gạo => mọi nước đều cần, cần ở mọi lúc, mọi
nơi. Nhưng bên cạnh đó đây cũng là những thị trường rộng lớn ,nhân công dồi dào
và giá rẻ,có cả chất lượng nữa.
Dù là nước nông nghiệp hay công nghiệp, phát triển hay đang phát triển thì

viễn ở thị thông là tất yếu và không thể thiếu của cuộc sống. Trong ngành Viễn
thông hiện nay nổi bật là xu thế kết hợp và sáp nhập . Ra đời và trưởng thành ở thị
6


Kinh doanh quốc tế_9

Nhóm 5

trường viễn thông của một quốc gia đang phát triển, Viettel có điều kiện và kinh
nghiệm kinh doanh ở những thị trường khó khan. Viettel hiểu và chia sẻ những
điều mà quốc gia đang trăn trở, đặc biệt là thị trường Campuchia.
Campuchia là quốc gia tiềm năng vì là quốc gia có dân số trung bình, dân số
trẻ, đa số người dân sử dụng di động. Hơn nữa tại thời điểm này các nhà mạng viễn
thông không đầu tư mạnh mẽ vào Campuchia.
Thị trường di động ở Campuchia đang chuẩn bị bùng nổ và phát triển nhanh,
tuy nhiên mật độ sử dụng điện thoại di động chỉ ở mức trung bình.
Người Campuchia có thói quen và chuộng sử dụng nhiều mạng di động
Thị trường di động ở nông thôn ít, tỉ lệ người sử dụng di động vẫn còn thấp.
Yếu tố môi trường kinh doanh thuận lợi và phù hợp với khả năng nội tại của
Viettel.
Campuchia có nét tương đồng về văn hóa, con người, phong tục tập quán. Đặc
biệt có vị trí địa lí thuận lợi , sát cạnh VN => là ưu điểm lớn để đầu tư cơ sở hạ
tầng.
Quan hệ hữu nghị giữa VN và Campuchia có bề dày truyền thống, đặc biết là
về quân đội là một tiền đề tốt để VT đầu tư sang Campuchia.


Với 5 quốc gia Campuchia, Lào, Haitti, Mozambique và Peru mà Viettel đang đầu
tư, Viettel đã có thêm một thị trường với trên 83 triệu dân - xấp xỉ với dân số của

Việt Nam hiện nay.
III.

Phương thức Viettel thâm nhập thị trường campuchia:

Viettel thâm nhập thị trường Campuchia bằng cách đầu tư trực tiếp, đầu tư 100%
vốn.


Ưu điểm :

- Cách này giúp Viettel giảm thiểu rủi ro trong việc kiểm soát và giám sát công
nghệ trong cạnh tranh.

7


Kinh doanh quốc tế_9

Nhóm 5

- Việc thành lập chi nhánh giúp Viettel chủ động trong việc hoạch định chiến lược
kinh doanh , kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh ở các thị trường.


Nhược điểm :

- Phương thức đầu tư tốn kém do Viettel phải đầu tư 100% vốn xây dựng cơ ở hạ
tầng, xây dựng mang lưới viễn thông,…
- Công ty phải chị toàn bộ rủi ro trong quá trình thành lập công ty con do sự biến

động của các yếu tố bên ngoài như : kinh tế ,chính trị , xã hội.

IV.
1.

Thuận lợi và khó khăn khi Viettel đầu tư vào thị trường Campuchia:
Thuận lợi:

- Điều kiện tự nhiên cũng như xã hội của Campuchia
- Quy mô hạ tầng và mạng lưới của Metfone rộng khắp cả nước trong khi các đối
thủ khác còn nhiều hạn chế:
+ Metfone có vùng phủ và chạm BTS lớn nhất cả nước.
+ Phân bố các trạm ở 6 tỉnh, thành phố lớn của cả nước. Hầu hết các trạ đều
gấp đôi các trạm đối thủ.
- Metfone nhận được sự ủng hộ của chính phủ và người dân Campuchia.
- Mạng lưới kênh phân bố rộng khắp và hệ thống Cellcenter lớn nhất Campuchia.
2.

Khó khăn:

Đối thủ cạnh tranh là Mobitel thuộc Royal Group của Campuchia, và Mfone
thuộc sở hữu Thaicom của Thái Lan.
3.

Khắc phục điểm yếu của Viettel tại thị trường Campuchia:

- Xác định đúng thị trường mục tiêu:


Đối với thị trường đã , đang phát triển cần chú ý các dịch vụ có tính cạnh

tranh, nhu cầu sử dụng cao và khả năng thu lợi nhuận cao.
8


Kinh doanh quốc tế_9


Nhóm 5

Đối với các khu vực vùng sâu , vùng xa cần ổn định và phát triển các dịch
vụ truyền thống , phục vụ, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân địa phương.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm;



Cần nhanh chóng triển khai hạ tầng mạng lưới với mục tiêu 3000 trạm BTS.
Tiếp tục cung cấp các dịch vụ truyền thống đồng thời triển khai cung cấp các
dịch vụ mới.

- Xác định chính sách , giá cước hợp lí .
- Nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng.
- Khắc phục rào cản về văn hóa và tác phong làm việc.
IV . Giải thưởng tham gia Kinh doanh quốc tế:
Theo công bố chính thức của Giải thưởng Kinh doanh Quốc tế 2016
(International Business Awards - IBA Stevie Awards), ví điện tử eMoney của
Metfone dành cho thị trường Campuchia nhận giải vàng hạng mục “Chiến dịch
marketing của năm” với chương trình Color Race 2015 và giải bạc cho “Dịch vụ
mới tốt nhất của năm”.
Trước đó, Metfone được công nhận là nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất tại các thị

trường mới nổi do Frost & Sullivan trao năm 2010 và WCA (Giải thưởng Truyền
thông Quốc tế) năm 2011.
Tiếp đến, Bitel - sản phẩm của Viettel dành cho Peru đạt giải bạc hạng mục
“Chương trình xã hội của năm tại khu vực châu Mỹ”. Kết quả này có được nhờ giá
trị thiết thực của Internet trường học và lợi ích xã hội do Bitel đem lại sau 4 năm
có mặt ở Peru.
Không dừng lại ở thị trường Campuchia và Peru, năm 2015, Viettel tấn công
sang Burundi (quốc gia nằm ở Đông châu Phi) bằng thương hiệu Lumitel. Chỉ sau
4 tháng kinh doanh, Lumitel đã cán mốc một triệu khách hàng, chiếm 13% dân số,
lập kỷ lục về tốc độ tăng trưởng thuê bao.
Về doanh thu, quý II/2016 đạt gần 31 tỷ Burundi franc (tương đương hơn 400
tỷ đồng), tăng 19% so với quý l/2016. Lumitel nhanh chóng trở thành thương hiệu
viễn thông được đánh giá cao đạt giải “Doanh nghiệp khởi nghiệp thành công nhất
của năm” của IBA Stevie Awards.
9


Kinh doanh quốc tế_9

Nhóm 5

Giải thưởng Kinh doanh Quốc tế (International Business Awards - Stevie
Awards) được tổ chức thường niên, nhằm tôn vinh những thành tựu, đóng góp tích
cực của doanh nghiệp, cá nhân trên toàn cầu đối với lợi ích cộng đồng, trong đó có
lĩnh vực CNTT và viễn thông. Trước đây, thương hiệu Movitel, Telemor và
Natcom của Viettel tại thị trường Mozambique, Đông Timor, Haiti cũng đã chiến
thắng nhiều hạng mục của giải thưởng này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1)

2)
3)
4)

/> /> /> />
10



×