Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Sáng kiến dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua một số tác phẩm truyện hiện đại việt nam lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.94 KB, 23 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: ......................................
1. Tên sáng kiến: “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua
một số tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam - lớp 9 ”
2. Lĩnh vực: Giáo dục
3. Mơ tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
- Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học nhằm
thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục toàn diện;
- Giáo dục nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận
nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm học sinh học được gì
đến việc học sinh vận dụng và sáng tạo trong thực tiễn. Để thực hiện được điều đó, nhất
định phải thực hiện thành cơng việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ
một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành
năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về
kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề,
coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập
để có tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục. Vì
thế đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn vẫn đang là một vấn đề quan trọng góp phần
vào đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Dạy học các truyện hiện đại Việt
Nam - Ngữ văn lớp 9 chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình. Từ các tác phẩm
truyện (đoạn trích) học sinh sẽ có những ngữ liệu để khai thác những kiến thức thuộc
phân môn: Tiếng Việt và Tập Làm Văn. Đồng thời nắm vững về tác phẩm truyện hiện đại
Việt Nam theo định hướng phát triển năng lực là các em đã có một lượng kiến thức, kỹ
năng tương đối để phục vụ tốt cho kì thi tuyển vào lớp 10 Trung học phổ thông, làm tiền
đề cho bậc học tiếp theo.
1




3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
3. 2.1. Mục đích của giải pháp
- Đề tài được thực hiện nhằm nêu lên một vài biện pháp đổi mới phương pháp dạy
học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học để góp
phần hình thành ở học sinh những năng lực cần hướng đến của môn Ngữ văn cụ thể là:
+ Năng lực giải quyết vấn đề;
+ Năng lực sáng tạo;
+ Năng lực hợp tác;
+ Năng lực tự quản bản thân;
+ Năng lực giao tiếp tiếng Việt;
+ Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ.
- Dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người
học là thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về
đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục. Qua đó, góp phần thực hiện một số mục tiêu:
+ Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân;
+ Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ chun mơn.
3.2.2. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã, đang
được áp dụng
- Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học,
thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận
dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực
giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai
trị của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức;
- Thực hiện quan điểm giáo dục hướng đến người học, đánh giá kết quả giáo dục
phải hướng tới việc sau khi học, HS có thể áp dụng kiến thức, kĩ năng được học trong nhà
trường vào cuộc sống chứ không chỉ đánh giá từng đơn vị kiến thức, kĩ năng riêng lẻ. Do
đó phải có cách đánh giá dựa trên năng lực. Trong phạm vi đề tài này, tôi tập trung nghiên
2



cứu một số phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển
năng lực của người học để vận dụng vào việc dạy – học một số tác phẩm truyện hiện đại
Việt Nam - lớp 9;
STT TÊN TÁC PHẨM

TÁC GIẢ

TIẾT PPCT

1
2
3

Làng
Lặng lẽ Sa Pa
Chiếc lược ngà

Kim Lân
Nguyễn Thành Long
Nguyễn Quang Sáng

Tiết 61, 62
Tiết 66, 67
Tiết 71, 72

4

Những ngôi sao xa xôi


Lê Minh Khuê

Tiết 141, 142

Từ đó đưa ra những cách tiếp cận, giảng dạy truyện có hiệu quả làm tiền đề áp dụng rộng
rãi hơn cho những năm sau.
3.2.3. Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp
3.2.3.1 Khái niệm năng lực:
Ngày nay khái niệm năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa. Trong bối cảnh phát triển
chương trình giáo dục phổ thơng, “Năng lực là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ
chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân… nhằm đáp ứng
hiệu qủa một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định” (Theo quan
niệm trong chương trình giáo dục phổ thông của Quebec – Canada);
Như vậy, nếu chỉ đạt được kiến thức, kĩ năng và thái độ, học sinh đó chưa được coi
là có năng lực. Cả ba yếu tố này phải trải qua hoạt động, rèn luyện, trải nghiệm cá nhân
mới phát triển thành năng lực. Nói chung, năng lực là sự tổng hoà các kiến thức, kỹ năng,
thái độ, tình cảm… mang tính ứng dụng cao. Định hướng chương trình giáo dục phổ
thơng sau năm 2015 đã xác định một số năng lực những năng lực cốt lõi mà học sinh Việt
Nam cần phải có như:
– Năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm:
+ Năng lực tự học;
+ Năng lực giải quyết vấn đề;
+ Năng lực sáng tạo;
+ Năng lực quản lí bản thân.
– Năng lực xã hội, bao gồm:
3


+ Năng lực giao tiếp;

+ Năng lực hợp tác.
– Năng lực cơng cụ, bao gồm:
+ Năng lực tính tốn;
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ;
+ Năng lực ứng dụng công nghệ thơng tin (ITC)
Như vậy có thể hiểu một cách ngắn gọn năng lực là khả năng vận dụng tất cả những
yếu tố chủ quan(mà bản thân có sẵn hoặc được hình thành qua học tập) để giải quyết các
vấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống;
Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng phát
triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là ”sản phẩm cuối
cùng” của quá trình dạy học là kết quả học tập của HS;
Bảng so sánh một số đặc trưng cơ bản của chương trình định hướng nội dung và
chương trình định hướng phát triển năng lực sẽ cho chúng ta thấy ưu điểm của chương
trình dạy học định hướng phát triển năng lực:
Chương trình định hướng nộiChương trình định hướng phát triển
dung
năng lực
Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết
Mục tiêu dạy học được mô tả
Mục
tiêu
và có thể quan sát, đánh giá được; thể hiện
khơng chi tiết và không nhất thiết
giáo dục
được mức độ tiến bộ của HS một cách liên
phải quan sát, đánh giá được
tục
Việc lựa chọn nội dung dựa vàoLựa chọn những nội dung nhằm đạt được
các khoa học chuyên môn, khôngkết quả đầu ra đã quy định, gắn với các
Nội

dung
gắn với các tình huống thực tiễn.tình huống thực tiễn. Chương trình chỉ quy
giáo dục
Nội dung được quy định chi tiết định những nội dung chính, khơng quy
trong chương trình.
định chi tiết.
Phương
GV là người truyền thụ tri thức, là- GV chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ HS
pháp
dạytrung tâm của quá trình dạy học.tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức. Chú
học
HS tiếp thu thụ động những tritrọng sự phát triển khả năng giải quyết vấn
thức được quy định sẵn.
đề, khả năng giao tiếp,…;
- Chú trọng sử dụng các quan điểm,
phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực;

4


các phương pháp dạy học thí nghiệm, thực
hành
Tổ chức hình thức học tập đa dạng; chú ý
các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên
Hình thứcChủ yếu dạy học lý thuyết trên lớp
cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo; đẩy
dạy học
học
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông trong dạy và học

Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra,
Đánh giá kếtTiêu chí đánh giá được xây dựng
có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học
quả học tậpchủ yếu dựa trên sự ghi nhớ và tái
tập, chú trọng khả năng vận dụng trong
của HS
hiện nội dung đã học.
các tình huống thực tiễn.
3.2.3.2. Các phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn:
3.2.3.2.1. Dạy học đọc – hiểu:
- Dạy học đọc – hiểu là một trong những nội dung cơ bản của đổi mới phương pháp
dạy học Ngữ văn trong việc tiếp nhận văn bản. Vậy thế nào là dạy học đọc hiểu? Dạy học
đọc – hiểu không nhằm truyền thụ một chiều cho học sinh những cảm nhận của giáo viên
về văn bản được học, mà hướng đến việc cung cấp cho học sinh cách đọc, cách tiếp cận,
khám phá những vấn đề về nội dung và nghệ thuật của văn bản, từ đó hình thành cho học
sinh năng lực tự đọc một cách tích cực, chủ động có sắc thái cá nhân. Hoạt động đọc –
hiểu cần được thực hiện theo một trình tự từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, trải qua các giai
đoạn từ đọc đúng, đọc thông đến đọc hiểu, từ đọc tái hiện sang đọc sáng tạo. Khi hình
thành năng lực đọc – hiểu của học sinh cũng chính là hình thành năng lực cảm thụ thẩm
mỹ, khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng và tư duy. Năng lực đọc – hiểu còn là sự tích hợp
kiến thức kỹ năng của các phân môn cũng như kinh nghiệm sống của học sinh;
- Quan niệm và phương pháp dạy đọc – hiểu khá tương đồng với cách tiếp cận đọc –
hiểu của PISA. Nhưng dạy đọc – hiểu của ta nhấn mạnh đến việc hình thành cho học sinh
cách đọc văn bản theo các kiểu loại và phương thức biểu đạt.
- Các nhiệm vụ cơ bản của người học khi đọc – hiểu:
+ Tìm kiếm thơng tin từ văn bản;
+ Giải thích, cắt nghĩa, phân loại, so sánh, kết nối…thông tin để tạo nên hiểu biết
chung về văn bản;
+ Phản hồi và đánh giá thông tin trong văn bản;
5



+ Vận dụng những hiểu biết về các văn bản đã đọc vào việc đọc các loại văn bản
khác nhau, đáp ứng những mục đích học tập và đời sống.
3.2.3.2.2 Dạy học tích hợp
Để đáp ứng với yêu cầu dạy học Ngữ văn theo hướng hình thành và phát triển năng
lực, cần chú ý đến việc tổ chức dạy học mơn Ngữ văn theo hướng tích hợp. Q trình dạy
học tích hợp lấy chủ thể người học làm xuất phát điểm và đích đến, trong đó tích hợp là
việc tổ chức nội dung dạy học của giáo viên sao cho học sinh có thể huy động nội dung,
kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập,
thơng qua đó lại hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, từ đó phát triển được những
năng lực cần thiết. Trong môn học Ngữ văn, dạy học tích hợp là việc tổ chức các nội dung
của các phân môn văn học, tiếng Việt, làm văn trong các bài học, giúp HS từng bước nâng
cao năng lực sử dụng tiếng Việt trong việc tiếp nhận và tạo lập các văn bản thuộc các kiểu
loại và phương thức biểu đạt. Bởi tác phẩm văn học vẫn luôn được coi là nghệ thuật của
ngôn từ, việc tiếp nhận văn bản văn học trước hết là tiếp xúc với phương tiện biểu đạt là
ngôn ngữ; Mặt khác, việc thực hành tạo lập các văn bản thông dụng trong nhà trường và
xã hội cũng sử dụng ngôn ngữ làm công cụ. Như vậy, cả ba nội dung văn học, tiếng Việt
và tập làm văn trong mơn học này đều có điểm đồng quy là tiếng Việt và đều có mục đích
là hình thành cho HS năng lực sử dụng tiếng Việt trong tiếp nhận và tạo lập văn bản,…
Mặt khác, tính tích hợp của chương trình và SGK Ngữ văn cịn thể hiện ở mối liên
thơng giữa kiến thức sách vở và kiến thức đời sống (qua việc tìm hiểu các tác phẩm văn
học, đặc biệt là các văn bản nhật dụng, văn bản hành chính, qua chương trình dành cho
địa phương), liên thông giữa kiến thức, kĩ năng của môn Ngữ văn với các môn học thuộc
ngành khoa học xã hội nhân văn và các ngành học khác, nhằm giúp HS có được kiến thức
và kĩ năng thực hành tồn diện, góp phần giáo dục đạo đức cơng dân, kĩ năng sống, hiểu
biết xã hội,… Tích hợp trong mơn học Ngữ văn không chỉ là phối hợp các kiến thức và kĩ
năng của tiếng Việt và văn học mà cịn là sự tích hợp liên ngành để hình thành một
“phơng” văn hố cho HS trong việc đọc – hiểu tác phẩm văn học và tạo lập những văn
bản theo các phương thức biểu đạt khác nhau, có nghĩa là để thực hiện các mục tiêu đặt ra

trong môn học Ngữ văn, HS cần vận dụng tổng hợp những hiểu biết về ngôn ngữ, văn
6


hố, văn học, lịch sử, địa lí, phong tục, vốn sống, vốn tri thức và kinh nghiệm của bản
thân. Điều này cũng thể hiện rõ một trong những nhiệm vụ của mơn học là hướng đến
việc cá thể hố người học;
Quan điểm dạy học tích hợp cịn gắn với dạy học theo phân hóa. Phân hố là việc
phân chia HS thành các nhóm khác nhau, mỗi nhóm học theo một chương trình phù hợp
với đặc điểm tâm lý, khả năng học tập, nhịp độ học tập, phù hợp nhu cầu học tập của HS,
trên cơ sở đó phát triển tối đa năng lực của từng HS. Trong môn học Ngữ văn, dạy học
phân hóa thể hiện ở việc tạo điều kiện để mỗi HS bộc lộ thế mạnh và khả năng và sở thích
cá nhân trong việc tự kiến tạo kiến thức cho mình, thơng qua các hoạt động thảo luận
nhóm, khuyến khích các tìm tịi cá nhân, các hướng tư duy và lập luận theo các góc độ
khác nhau trong quá trình học tập. Quá trình tổ chức dạy học này sẽ tạo cho HS một nền
tảng kiến thức, kĩ năng, phương pháp học tập bộ môn, đáp ứng với những thử thách được
đặt ra trong học tập và trong cuộc sống.
3.2.3.2.3 Thảo luận nhóm:
Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học tạo được sự tham gia tích
cực của học sinh trong học tập. Trong thảo luận nhóm, HS được tham gia trao đổi, bàn
bạc, chia sẻ ý kiến về một vấn đề mà cả nhóm cùng quan tâm. Thảo luận nhóm cịn là
phương tiện học hỏi có tính cách dân chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, tạo
thói quen sinh hoạt bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng, hình thành quan điểm
cá nhân giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề khó khăn.
3.2.3.2.4. Đóng vai:
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành để trình bày những suy
nghĩ, cảm nhận và ứng xử theo một “vai giả định”. Đây là phương pháp giảng dạy nhằm
giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách đứng từ chỗ đứng, góc nhìn của
người trong cuộc, tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được từ vai của
mình. Phương pháp đóng vai giúp HS rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày

tỏ thái độ trong mơi trường an tồn trước khi thực hành trong thực tiễn; Gây hứng thú và
chú ý cho học sinh; HS hình thành kĩ năng giao tiếp, có cơ hội bộc lộ cảm xúc; Tạo điều
kiện làm phát triển óc sáng tạo của học sinh; Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học
7


sinh theo hướng tích cực; Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm
của các vai diễn.
Ngồi những phương pháp kể trên, cịn một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích
cực khác như: nghiên cứu tình huống, dạy học theo dự án; các kỹ thuật dạy học tích cực
như kĩ thuật chia nhóm, kỹ thuật phịng tranh… nhưng trong phạm vi sáng kiến này chỉ
đưa ra những thu hoạch cá nhân về bốn phương pháp nói trên.
3.2.4. Các biện pháp ứng dụng phương pháp dạy học tích cực theo hướng phát
triển năng lực cho học sinh
Dạy học một tác phẩm truyện là việc làm đòi hỏi sự vận dụng linh hoạt các thao tác,
phương pháp dạy học sao cho học sinh cảm nhận thấy hết những vẻ đẹp về nội dung tư
tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Dạy học theo theo định hướng phát triển năng lực
của người học lại cần ứng dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để phát huy tối đa
việc hình thành các năng lực cho học sinh. Tức là làm thế nào để học sinh tự học, tự tìm
hiểu để hình thành kỹ năng đọc hiểu tất cả các tác phẩm ngoài chương trình; vận dụng
kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống; đồng thời lại phải vận
dụng kiến thức xã hội, kiến thức các môn học khác để khám phá tác phẩm;
Để hướng tới mục đích đó, chúng tơi đã vận dụng các phương pháp dạy học tích cực
của bộ mơn cũng như các phương pháp chung trong từng tác phẩm, đoạn trích như sau:
3.2.4.1. Phương pháp dạy học đọc – hiểu:
Để áp dụng phương pháp này có hiệu quả giáo viên phải rèn cho HS kỹ năng tự học
tiêu biểu là đọc văn (đọc hiểu văn bản) và năng lực làm văn (tạo lập văn bản). GV chuẩn
bị cho HS một số câu hỏi để HS soạn nhằm kiểm tra việc đọc - hiểu văn bản. GV yêu cầu
HS đọc ít nhất từ 1 - 2 lần trong một tác phẩm;
+ Lần 1: đọc để nắm được nội dung khái quát. Lần 2: sau khi đọc, các em sẽ nắm

được nội dung, các phần trong văn bản. Trong quá trình đọc lần 2, HS sẽ lấy bút chì gạch
dưới những chi tiết, sự kiện liên quan đến phần bài học cần phân tích. HS chuẩn bị bài
soạn ở nhà theo yêu cầu, gợi ý của GV và kết hợp các câu hỏi trong SGK vào vở bài soạn.
GV kiểm tra việc đọc - hiểu văn bản của HS tại lớp bằng nhiều hình thức khác nhau (vấn
đáp, thảo luận, cảm nhận…). Đối với truyện, GV hướng HS trong phần đọc - hiểu là nắm
8


được nội dung chính của truyện. Diễn biến truyện (những sự việc chính). Nhân vật nào là
trọng tâm. Truyện có gì đặc sắc về nghệ thuật. Trong quá trình đọc HS ghi lại những cảm
nhận ban đầu của riêng mình về tác phẩm. Tìm hiểu tư liệu có liên quan đến bài học. Làm
tất cả các câu hỏi sách giáo khoa đưa ra. Thường xuyên trao đổi với bạn bè, hỏi thầy cơ về
những điều mình băn khoăn hoặc chưa hiểu. Tự rèn luyện cách đọc, viết thường xuyên để
nâng cao cách hành văn.
3.2.4.1.1. Phương pháp dạy học đọc – hiểu truyện ngắn Làng– Kim Lân.
- Công việc chuẩn bị: GV hướng dẫn HS đọc và tóm tắt những nội dung chính trong
văn bản. Gạch dưới những chi tiết chính trong từng sự việc đó. Nhân vật chính trong
truyện là ai? Có điều gì đặc biệt? Tìm những chi tiết thể hiện cụ thể. Truyện hay là nhờ
tình huống nào? Cảm nhận của em về nhân vật ra sao? " HS trả lời các câu hỏi trên kết
hợp với câu hỏi trong SGK.
Hoạt động trên lớp, yêu cầu học sinh thực hiện các nhiệm vụ:
Bước 1: HS đọc văn bản: GV gọi một HS đọc đoạn đầu của văn bản từ "……" nhằm
thể hiện nội dung chính của truyện GV gọi HS tóm tắt ngắn gọn nội dung các phần và các
sự việc chính. HS trả lời các câu hỏi. " Mở đầu truyện là gì? " Diễn biến thế nào? " Kết
thúc ra sao? HS tóm tắt nội dung từng phần HS chia bố cục văn bản;
- HS sẽ tìm kiếm thơng tin về văn bản. Ơng Hai rất tự hào về làng… sau đó phải đi
tản cư. Ơng nghe tin làng Dầu theo việt gian, ông đau khổ, xấu hổ, tủi nhục cuộc đấu
tranh nội tâm gay gắt. Tin làng Dầu được cải chính, ơng vui mừng khoe: Tây đốt làng, đốt
nhà ông nhẵn;
GV cho HS nhận xét về kết cấu của văn bản, về cốt truyện (Làng). Làng: có cốt

truyện tâm lý chú ý đến tình huống truyện. Tác giả tạo nên sự kịch tính của câu chuyện
như thế nào? Định hướng trong phần phân tích tác phẩm, hệ thống nhân vật, tính cách,
điểm nhìn của tác giả.
- Bước 2: Phân tích - đánh giá: GV hướng dẫn HS tìm hiểu những sự kiện, hoạt
động liên quan đến tính cách nhân vật ơng Hai: khi nghe tin làng theo Việt gian (trạng
thái). Tìm chi tiết liên quan (nét mặt, cử chỉ "cổ họng nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân,
người lặng đi, tưởng chừng như không thở được nữa" và cúi gầm mặt xuống mà đi). Diễn
9


biến tâm trạng ơng Hai (buồn, đau khổ, có một cuộc đấu tranh nội tâm) được miêu tả qua
những yếu tố nào? HS phát hiện chi tiết qua ngôn ngữ, cử chỉ, lời nói, tâm trạng… nêu cụ
thể chi tiết. GV đặt câu hỏi kiểm tra cảm nhận của HS về nhân vật qua diễn biến tâm lý.
GV cho HS phân tích tiếp sự việc khác (khi nghe tin làng được cải chính) GV đặt câu hỏi
gợi ý: Tâm trạng nhân vật có thay đổi khơng? Tìm chi tiết thể hiện. Ơng cịn nói "làng thì
u thật nhưng làng theo Tây thì phải thù". - HS phát hiện chi tiết qua văn bản (gạch trong
SGK) - Vì sao có sự thay đổi đó? Từ đó, chúng ta hiểu được tình cảm gì của ơng Hai GV
gợi ý HS: HS thảo luận nhóm để trình bày những cảm nhận của mình về nhân vật( đó là
tình u nước bao trùm lên tình yêu làng của nhân vật…) GV chốt lại nội dung chủ yếu
liên quan đến nhân vật ông Hai (làng và nước là một: yêu làng luôn gắn liền với yêu
nước);
+ HS so sánh điểm tương đồng giữa các nhân vật: Cùng là người nông dân yêu làng,
yêu nước trung thành với kháng chiến với cụ Hồ;
+ Phân tích được nghệ thuật xây dựng tình huống của truyện: Truyện được tổ chức
theo hướng phát triển có dụng ý của tác giả đặt nhân vật vào tình huống gay cấn cái tin
thất thiệt và cuối cùng cái tin được cải chính tạo ra điều kiện để thể hiện tâm trạng và
phẩm chất, tính cách của nhân vật thêm chân thực và sâu sắc; góp phần giải quyết chủ đề
tác phẩm: ca ngợi tình yêu làng, yêu nước chân thành của người nông dân Việt Nam
trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Bước ba là tổng hợp: Điều gì ở nhân vật ơng Hai làm em cảm động nhất? Vì sao?

HS nêu cảm nhận về nhân vật. Theo em, tình huống truyện có gì đặc biệt khơng? Điều
này có góp phần làm nên thành cơng của tác phẩm khơng? ( tình huống truyện: Khi ông
Hai nghe tin làng của ông theo Tây làm Việt gian, tình huống truyện tạo xung đột nội tâm
sâu sắc, bộc lộ rõ nét tính cách nhân vật, làm sáng tỏ chủ đề của truyện (tình u làng,
lịng u nước của ông Hai). Đưa ra kết luận về văn bản: Tình u làng, u nước đã hịa
làm một trong ý nghĩ, tình cảm, việc làm của ơng Hai. Tình cảm ấy thống nhất, hịa quyện
như tình u nước được đặt cao hơn, lớn rộng lên tình làng. Đây là nét đẹp truyền thống

10


mang tinh thần thời đại. Ơng Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nơng dân trong thời kì
kháng chiến chống Pháp.
+ Phản hồi và đánh giá thông tin trong văn bản: Nhà văn đã khẳng định niềm tin về
ngôi làng kháng chiến và tình cảm của người dân Việt Nam luôn trung thành với cách
mạng, với kháng chiến với cụ Hồ;
+ Đánh giá khuynh hướng tư tưởng của người viết: Kim Lân là một cây bút hàng
đầu về đề tài phong tục. Trong truyện Làng, sự thông hiểu về lề thói, phong tục của làng
q được ơng vận dụng hết sức khéo léo vào xây dựng tâm lí, hành động, ngôn ngữ nhân
vật. Cốt truyện đơn giản, sức nặng lại dồn cả vào mạch diễn biến tâm trạng, vào lời thoại
của nhân vật nên câu chuyện có sức hấp dẫn riêng, ấn tượng riêng, độc đáo. Trong số rất
nhiều những nhân vật nơng dân khác, người đọc khó có thể quên một ông Hai yêu làng
quê, yêu đất nước, thuỷ chung với kháng chiến, với sự nghiệp chung của dân tộc;
+ Khái qt hóa ở mức phê bình: Một truyện ngắn xuất sắc giai đoạn đầu của cuộc
kháng chiến chống Pháp.
+ Làm rõ phong cách của người viết: Ngôn ngữ của vùng quê Bắc Bộ, cốt truyện
tâm lí, sử dụng thành cơng các hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm ... nên tác
phẩm có sức hấp dẫn, ấn tượng riêng, độc đáo;
+ Giải quyết những vấn đề trong cuộc sống như: Tình u làng, lịng u nước trong
mỗi người.

3.2.4.1.2. Phương pháp dạy học đọc – hiểu truyện ngắnLặng lẽ Sa Pa- Nguyễn
Thành Long
- Công việc chuẩn bị: GV hướng dẫn HS đọc và tóm tắt những nội dung chính trong
văn bản. HS trả lời theo hệ thống câu hỏi. + Truyện viết về ai? + Viết về những sự việc
gì? + Gạch dưới những sự việc chính đó? + Em có nhận xét gì về tình huống truyện này
so với truyện Làng? + Cảm nhận của em về nhân vật chính của truyện?
- Hoạt động trên lớp, yêu cầu học sinh thực hiện các nhiệm vụ:
Bước 1 HS đọc văn bản, tìm kiếm thơng tin về văn bản: Đọc theo từng phần thể
hiện nội dung chính của truyện GV gọi HS tóm tắt ngắn gọn nội dung các phần và các sự
việc chính. GV có thể kiểm tra việc đọc của HS bằng hệ thống câu hỏi: " Truyện gồm có
mấy nhân vật? Nhân vật nào là chính? Anh ta làm cơng việc gì? Ở đâu? Tinh thần làm
11


việc như thế nào? HS tóm tắt nội dung chính từng phần. " Nhân vật chính này đã để lại
cho em ấn tượng gì sâu sắc? - Chia bố cục văn bản. GV cho HS nhận xét về kết cấu
truyện (Lặng lẽ SaPa) về cốt truyện, hệ thống nhân vật, tính cách… định hướng trong
phần phân tích tác phẩm. " Trình tự câu chuyện ra sao? HS nêu nhận xét (cá nhân) " Cốt
truyện đơn giản " Các nhân vật được sắp xếp khéo léo nổi bật nhân vật chính qua điểm
nhìn của các nhân vật khác. Các nhân vật có quan hệ với nhau như thế nào?
Bước 2: Phân tích - đánh giá:
+ GV hướng dẫn HS tìm hiểu những sự kiện, hoạt động của nhân vật, tính cách nhân
vật… HS tìm hiểu về tính cách của nhân vật chính (anh thanh niên). Nhân vật được tác
giả miêu tả qua những yếu tố nào? HS phát biểu qua suy nghĩ, nhận xét. GV cho HS tìm
hiểu qua phần đọc - gạch chi tiết trong SGK. GV tổng hợp ý kiến của HS. Hoàn cảnh làm
việc đặc biệt: trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 m; quanh năm chỉ có sương mù, cây cối…
GV cho HS trình bày nhận định của mình về nhân vật chính (cơng việc, tình cảm, phẩm
chất). Ngồi ra, truyện cịn đề cập đến một số nhân vật phụ khác. HS phát hiện và trả lời
(cô kỹ sư, ông họa sĩ, bác lái xe). Các nhân vật này được miêu tả như thế nào? Miêu tả
qua cái nhìn và suy nghĩ, khơng miêu tả trực tiếp như nhân vật chính. Cách miêu tả trên

có tác dụng như thế nào? HS nhận xét cách miêu tả nhân vật của nhà văn nét đẹp về nhân
vật ông họa sĩ. Tương tự GV đặt câu hỏi cho HS nêu nhận xét của mình về nét riêng của
mỗi nhân vật (cô kỹ sư trẻ khát khao được cống hiến, ông kỹ sư vườn rau say mê nghiên
cứu khoa học…). Những nét riêng của mỗi nhân vật đã thể hiện vẻ đẹp chung gì của con
người? HS trả lời bằng cảm nhận riêng của mình (tính cách, tâm hồn, lối sống, phẩm
chất…) GV tổng hợp ý kiến của HS nâng lên thành chủ đề tác phẩm: Ở họ mỗi người một
công việc riêng, một tính cách riêng nhưng giống nhau đều là những con người khát khao
cống hiến.
Bước 3: Tổng hợp: GV nêu câu hỏi xoay quanh nội dung và nghệ thuật của truyện
(Giải thích ý nghĩa nhan đề "Lặng lẽ SaPa"). Từ ý nghĩa nhan đề em hiểu thế nào về hình
ảnh những con người nơi đây? HS giải thích bằng cảm nhận qua bài giảng (nội dung, chủ
đề tác phẩm). HS phát biểu cảm nhận. Điểm đặc sắc về nghệ thuật của truyện? HS có
thể nêu những mặt thành công của nhà văn về cốt truyện, xây dựng nhân vật…) Truyện dễ
12


đi vào lòng người đọc là nhờ những yếu tố nào? Yếu tố nghệ thuật(HS phát hiện chi tiết
từ SGK, chất trữ tình của truyện...) Ý nghĩa của cảnh tự nhiên với sự phát triển của
truyện như thế nào? GV chốt ý chính về nội dung và nghệ thuật..
+ Phản hồi và đánh giá thông tin trong văn bản: Truyện khẳng định vẻ đẹp của con
người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng;
+ Đánh giá khuynh hướng tư tưởng của người viết: Truyện ngắn của Nguyễn Thành
Long nhẹ nhàng, tình cảm,thường pha chất kí và giàu chất thơ, thấm đẫm chất trữ
tình.Văn ơng thường ánh lên vẻ đẹp của con người nên có khả năng thanh lọc làm trong
sáng tâm hồn, khiến chúng ta thêm yêu cuộc sống;
+ Khái qt hóa ở mức phê bình: Một truyện ngắn tương tự một trang đời, một
mảng, một nét của cuộc sống chắt ra. Ta thường gặp ở Nguyễn Thành Long những nhận
xét nho nhỏ như nhắc khẽ người đọc;
+ Giải quyết những vấn đề trong cuộc sống: Mình sẽ làm gì có ích hơn để người
khác được vui hơn, hạnh phúc hơn . Cuộc sống này thật nhiều điều tốt đẹp nếu mỗi người

biết sống vì mọi người.
3.2.4.1.3. Phương pháp dạy học đọc – hiểu truyện ngắn Chiếc lược ngà (trích) Nguyễn Quang Sáng
- Cơng việc chuẩn bị: Đọc, tóm tắt văn bản, tìm hiểu bối cảnh lịch sử Miền Nam
những năm chống Mĩ.
- Hoạt động trên lớp: GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu những yếu tố ngồi văn
bản. Tác giả: HS nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn chương, đề tài thể
hiện. Hoàn cảnh sáng tác.
GV hướng dẫn HS đọc - tìm thơng tin trong văn bản:
Bước 1: Gọi HS đọc văn bản theo từng phần nội dung văn bản - tóm tắt nội dung
từng phần và chia bố cục văn bản.
Bước 2: Phân tích - đánh giá
GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách tổ chức, kết cấu truyện. Tình huống truyện được
xây dựng thế nào? Cốt truyện ra sao? Định hướng phân tích. HS dựa vào nội dung truyện
13


trả lời: " bất ngờ, tự nhiên, hợp lý " đơn giản - câu chuyện diễn ra xoay quanh những nhân
vật nào? Tác giả xây dựng nhân vật bé Thu theo diễn biến nào? (mới gặp - những ngày
đoàn tụ- khi chia tay ). Qua đó, em hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật bé Thu HS thảo
luận nhóm. GV kết luận, chuyển sang nhân vật người cha. Tính cách nhân vật anh Sáu
phát triển và thay đổi như thế nào đối với con? HS tìm và gạch dưới các chi tiết SGK. GV
đặt câu hỏi HS trình bày cảm nhận của mình về nhân vật Anh Sáu. GV đặt câu hỏi nâng
cao cảm xúc HS. Em hiểu gì về cuộc sống con người trong chiến tranh? Thái độ ra sao?
Câu hỏi thảo luận. HS trình bày cảm nhận: Yêu thương con sâu sắc. Người cha đáng
kính. Một người cán bộ cách mạng hy sinh vì đất nước. Mất mát, hy sinh. Căm ghét chiến
tranh.
Bước 3: Tổng hợp
Chi tiết trong tác phẩm làm em xúc động nhất? Em có thích câu chuyện này khơng?
Tại sao? Tình huống bất ngờ. Miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật thành công. Em hiểu thế
nào về ý nghĩa nhan đề "Chiếc lược ngà"? HS giải thích qua cảm nhận, GV chốt ý thành

chủ đề tác phẩm. Nghệ thuật: Xác đinh ngôi kể, tình huống bất ngờ, hợp lí, ngơn ngữ tự
nhiên giàu màu sắc Nam Bộ.
+ Phản hồi và đánh giá thơng tin trong văn bản: Tình tình phụ tử thiêng liêng và nỗi
đau thương mất mát do chiến tranh gây ra;
+ Đánh giá khuynh hướng tư tưởng của người viết: “Tồn truyện là một bài thơ,
trong đó chất hùng ca quyện chặt với chất trữ tình làm một, cái trữ tình riêng của tác giả
lẩn kín trong khơng khí tình cảm khách quan của câu chuyện”;
+ Khái quát hóa ở mức phê bình: Một truyện ngắn xuất sắc thời kì chống Mĩ Chiếc
lược ngà làm xúc động người đọc, có tác dụng cổ vũ và nâng cao tâm hồn con người.
Nguyễn Quang Sáng là nhà văn ngợi ca, không chỉ bằng niềm tin Cách mạng mà bằng cả
sự hiểu biết, bằng những suy nghĩ về con người miền Nam quật cường, anh dũng”;
+ Giải quyết những vấn đề trong cuộc sống như: Lịng u nước, tình cảm gia đình
của con người, thái độ căm ghét chiến tranh.
3.2.4.1.4. Phương pháp dạy học đọc – hiểu truyện ngắn Những ngôi sao xa xơi
(trích) - tác giả Lê Minh Kh
14


- Công việc chuẩn bị: GV hướng dẫn HS đọc phần văn bản trong SGK và tóm tắt
những nội dung chính theo từng phần của văn bản. Truyện kể về những nhân vật nào? Kể
về điều gì? Nhân vật nào là chính? Em có nhận xét gì về tính cách, hành động của nhân
vật? Những thành công tiêu biểu về nghệ thuật?
- Hoạt động trên lớp, yêu cầu học sinh thực hiện các nhiệm vụ:
Đọc - tìm hiểu yếu tố ngồi văn bản - GV hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu về tác giả,
xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác...
Đọc - tìm thơng tin từ văn bản:
Bước 1: " Truyện có những nhân vật nào? " Kể về điều gì? " Cơng việc đó ra sao?
Tinh thần và thái độ họ làm việc như thế nào? " Nhân vật nào em thích nhất? " Em hãy kể
một vài nét về nhân vật này? " Trở về đời thường tình cảm họ ra sao? " Nho, Thao,
Phương Định. " Làm công việc phá bom." Cực kì nguy hiểm; bất chấp gian khổ, rất dũng

cảm. " Phương Định. " Hoàn thành nhiệm vụ; họ lạc quan yêu đời, yêu quê hương… HS
trả lời câu hỏi: " Mở đầu thế nào? " Diễn biến ra sao? " Kết thúc thế nào? Tóm tắt truyện
HS trả lời các câu hỏi Tóm tắt nội dung truyện "Kể về ba cô gái thanh niên thuộc tổ trinh
sát mặt đường. " Sự dũng cảm của họ trong một lần phá bom" Sau trận chiến họ trở về với
cuộc sống đời thường.
Bước 2: Phân tích - đánh giá: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách tổ chức, kết cấu
truyện.
- GV cho HS nhận xét về ngôi kể trong truyện này? Việc lựa chọn ngơi kể như vậy
có tác dụng như thế nào? HS phát biểu " Trần thuật ngôi thứ nhất, người kể chuyện cũng
là nhân vật chính. Tác dụng là tạo điều kiện thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới
tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật. Truyện xoay quanh những nhân vật
nào? Nhân vật chính là ai? Tác giả miêu tả các cơ gái có những nét chung nào? - Phương
Định, Nho, Thao - Phương Định (nhân vật chính) - HS đọc văn bản và tìm những nét
chung (tuổi đời cịn rất trẻ, cùng chung tổ trinh sát có hồn cảnh sống chiến đấu giống
nhau, tinh thần dũng cảm, có trách nhiệm đối với công việc). GV hướng dẫn HS tìm hiểu
những nét riêng về tính cách, ngoại hình của nhân vật? HS xác định một số chi tiết tiêu
biểu của từng nhân vật. a) Nhân vật chị Thao " Em hiểu gì về nhân vật chị Thao? " b)
15


Nhân vật Nho " Nét đáng yêu của Nho được miêu tả như thế nào? " c) Nhân vật Phương
Định " Nhân vật Phương Định được tác giả giới thiệu như thế nào? " Em hãy nhận xét về
nhân vật này? " Tỉ mỉ, cụ thể hơn (quê: Hà Nội; mái tóc: dài, cổ, mắt có cái nhìn xa xăm;
cá tính: thích hát, khơng vồn vã). " Nhạy cảm, hồn nhiên, mơ mộng, kín đáo. " Trong cuộc
sống thường nhật là như thế, cịn trong cơng việc của Phương Định " HS tìm chi tiết (đến
gần quả bom; khơng sợ… khơng đi khom; cẩn thận bỏ gói thuốc… khỏa đất… chạy lại
chỗ núp; …liệu mìn có nổ khơng?) " Nêu suy nghĩ của em về những hành động của
Phương Định? " Dũng cảm, ý thức trách nhiệm, sẵn sàng hi sinh. GV cho HS thảo luận
nhóm nhân vật, nêu cảm nhận của em về thế hệ trẻ VN thời kỳ chống Mỹ? HS trình bày ý
kiến của nhóm, tổ. GV chốt lại các ý chính xốy vào chủ đề tác phẩm. " Tư tưởng chủ đạo

của tác phẩm? Tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ, dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm, sẵn
sàng hi sinh vì đất nước…
Bước 3 tổng hợp: GV gọi HS giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm. Từ ý nghĩa nhan
đề của truyện, theo em nhà văn đã thể hiện được vẻ đẹp gì của những cơ gái thanh niên
xung phong? Qua đó, em có suy nghĩ gì về họ? Truyện viết có thực tế khơng? Điều gì làm
cho em ấn tượng nhất? - HS giải thích qua sự hiểu biết, cảm nhận riêng cá nhân (tác giả
đã mượn hình ảnh những ngơi sao ln tỏa sáng trên bầu trời, hay đó chính là hình ảnh
đẹp tỏa sáng của những cô gái từ những điều xa xôi của đất nước như Phương Định, Nho,
chị Thao phải rời quê vào tận Trường Sơn để tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Điều kiện sống, chiến đấu, làm việc cực kì khó khăn nguy hiểm thế mà họ vẫn lạc quan,
yêu đời, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Phẩm chất yêu nước, tinh thần chiến đấu, sẵn sàng hi
sinh của họ luôn tỏa sáng, cao đẹp như những vì sao sáng trên bầu trời). HS phát biểu
(ngơi kể, lời kể, miêu tả, xây dựng tính cách nhân vật).
+ Phản hồi và đánh giá thông tin trong văn bản: Truyện “Những ngôi sao xa xôi”
của Lê Minh Khuê làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc
sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái
thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu
về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ;

16


+ Đánh giá khuynh hướng tư tưởng của người viết: Lê Minh Khuê viết về người
phụ nữ trong mối quan hệ với những cuộc chiến, khám phá cái đẹp biểu hiện ở nỗi đau
bên cạnh sự ngợi ca vẻ đẹp của lí tưởng, một bản anh hùng ca đầy âm hưởng sử thi. Nhà
văn đã thể hiện được dấu ấn riêng qua cái nhìn tinh tế;
+ Khái qt hóa ở mức phê bình: Tác phẩm là truyện ngắn đầy chất thơ miêu tả
thành công vẻ đẹp tâm hồn đầy mơ mộng , rất quả cảm, anh dũng của thế hệ trẻ Việt Nam
trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước;
+ Giải quyết những vấn đề trong cuộc sống: Nối tiếp bản anh hùng ca về cuộc

kháng chiến của dân tộc, trách nhiệm của tuổi trẻ với đất nước, tinh thần lạc quan bất
chấp khó khăn, gian khổ.
3.2.4.2. Dạy học tích hợp
Với phương pháp này tôi dự kiến sẽ thực hiện việc tích hợp theo hai hướng: tích hợp
các phân mơn trong mơn Ngữ văn và tích hợp với các mơn học khác có liên quan để phục
vụ cơng tác dạy học. Do chương trình mơn Ngữ văn đã được biên soạn theo tinh thần tích
hợp các phân mơn, vì vậy giáo viên phải chú trọng giữa dạy văn với tiếng Việt và làm
văn. Với những bài học này tôi cũng sẽ thực hiện trên tinh thần đó. Sau đây là một số ví
dụ cụ thể.
3.2.4.2.1. Truyện ngắn Làng – Kim Lân
Ví du: Cho đoạn văn: Bên gian bác Thứ đã ngủ từ lâu, chung quanh đều im lặng…
Một vài tiếng chó nhúc nhắc sủa phía xa, và có tiếng trẻ khóc văng vẳng trong tiếng gió.
Ơng Hai vẫn trằn trọc khơng sao ngủ được. Ơng hết trở mình bên này lại trở mình bên
kia, thở dài. Chợt ơng lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên
được… Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ… Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái
gì mà lào xào thế? Trống ngực ơng lão đập thình thịch. Ơng lão nín thở, lắng tai nghe ra
bên ngồi… Bà Hai bỗng lại cất tiếng:
- Thầy nó ngủ rồi ư ? Dậy tơi bảo cái này đã.
Ơng Hai bật ngóc đầu dậy, giơ tay trỏ lên nhà trên, ơng sít hai hàm răng lại mà
nghiến:
17


- Im! Khổ lắm! Nó mà nghe thấy lại khơng ra cái gì bây giờ. Ơng lão lại ngả mình
nằm xuống, khơng nhúc nhích.
Với đoạn văn này, ta có thể yêu cầu học sinh vận dụng các kiến thức về tiếng Việt
và làm văn để hiểu thêm về văn bản bằng các câu hỏi như: - Thầy nó ngủ rồi ư ? Dậy tôi
bảo cái này đã. Là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp? Vì sao? Xác định thành phần vị
ngữ trong các câu: (1) Ông Hai vẫn trằn trọc khơng sao ngủ được. (2) Ơng lão nín thở,
lắng tai nghe ra bên ngồi. Hãy tìm các từ láy và cho biết tác dụng của việc sử dụng các từ

láy đó trong đoạn văn. Từ đoạn văn , em hãy viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình
u làng, u nước của tuổi trẻ hơm nay.
Ngồi ra cịn có thể tích hợp các nội dung bài học với các môn học khác, những hiểu
biết xã hội mà học sinh có thể đã biết như: kiến thức về lịch sử Việt Nam những năm
chống Pháp ở miền núi,.. Phần này giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu trước.
Đến lớp các em sẽ vận dụng cái “phơng” văn hóa này để tiếp nhận tác phẩm.
3.2.4.2.2. Truyện ngắnLặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long
Ví du: Cho đoạn văn : Trời ơi, chỉ cịn có năm phút! Chính là anh thanh niên giật
mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay
cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lạị chiếc ghế,
thong thả đi đến chỗ bác già. Ơ ! Cơ cịn qn chiếc mùi soa đây này ! Anh thanh niên
vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn
cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay
vội đi.
( Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
- Học sinh trả lời được các câu hỏi sau để củng cố kiên thức tiếng Việt và làm văn:
Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên? Tìm câu có hàm ý và
cho biết hàm ý là gì? Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép “Để người con
gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo trịn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cơ
gái”. Từ chỉ trong câu Trời ơi, chỉ cịn có năm phút! Thuộc từ loại gì? Câu Trời ơi, chỉ cịn
có năm phút! thuộc kiểu câu gì?

18


- Với truyện này, ta cũng có thể yêu cầu học sinh vận dụng những hiểu biết về hoàn
cảnh lịch sử xã hội nước ta những năm 1970 – để nêu bật đặc điểm sáng tác Nguyễn
Thành Long xây dựng sắc nét với những đặc điểm, suy nghĩ, hành động tích cực, một
mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ hi sinh nhưng cũng thật trong
sáng, đẹp đẽ. Những trang viết của Nguyễn Thành Long khiến ta thêm yêu con người và

cuộc sống, thấy được trách nhiệm của mình với sự nghiệp chung của đất nước. Có thể
cho đề bài: Từ lẽ sống mà nhà văn Nguyễn Thành Long gửi gắm trong truyện lăng lẽ Sa
Pa, hãy liên hệ và trình bày suy nghĩ của em về quan điểm sống của thanh niên hiện nay.
Hay “Chất thơ trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.”
3.2.4.2.3. Truyện ngắn – Chiếc lược ngà (trích) - Nguyễn Quang Sáng
Với văn bản này ta cũng có thể vận dụng kiến thức lịch sử để học sinh có cái nền để
hiểu văn bản: Bối cảnh cách mạng Miền Nam sau hiệp định Giơ-ne-vơ, khi Mĩ ồ ạt đưa
quân vào Miền Nam để chuyển từ chiến tranh “đặc biệt” sang “cục bộ”… và câu hỏi là
đường đi cho cách mạng Miền Nam là gì? Tác phẩm chính là câu trả lời. Cho một đoạn
văn bất kì để kiểm rèn luyện kiến thức chẳng hạn: Trong tác phẩm "Chiếc lược ngà" ghi
lại cảnh chia tay của cha con ông Sáu, nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết:
Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người khơng cầm được nước mắt, cịn tơi bỗng
thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tơi.? Vì sao chứng kiến giây phút này, bà
con xung quanh và nhân vật tơi có cảm xúc như vậy? Người kể chuyện ở đây là ai? Cách
chọn vai kể ấy góp phần như thế nào để tạo lên sự thành công của "Chiếc lược ngà"? Kể
tên hai tác phẩm khác viết về đề tài cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta
mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 và ghi rõ tên tác giả?
3.2.4.2.4. Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Kh
- Học sinh cũng hồn tồn có thể vận dụng những kiến thức lịch sử, văn hóa thời
chống Mĩ ác liệt nhưng rất hào hùng của dân tộc “hạnh phúc của tuổi trẻ là trên trận tuyến
chống quân thù”, “đời đánh Mĩ là đời thi vị nhất”… để hiểu được sức mạnh của con
người Việt Nam.
- Về tích hợp kiến thức tiếng Việt và làm văn ta cũng có thể tiến hành như các bài
trên, ví dụ: Đọc đoạn văn sau:
19


“Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm
trong khơng trung, che đi những từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tơi khơng?
Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhịm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tơi đến

gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tơi khơng sợ nữa. Tôi sẽ
không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà
bước tới.”
(Theo Ngữ văn 9, tập 2, NXB GD, 2005, trang 117)
Các câu: - Đất nóng. - Vắng lặng đến phát sợ. Thuộc loại câu gì? Nhận xét giá trị
nội dung, nghệ thuật của đoạn văn. Chi tiết nào trong đoạn văn thể hiện tâm trạng hồi
hộp, lo sợ, căng thẳng cuả các cô gái thanh niên xung phong. Đề xuất luận điểm cho đoạn
văn trên và viết đoạn văn nghị luận (từ 8 đến 10 câu) từ luận điểm đã đề xuất.
3.2.4.3. Thảo luận nhóm.
Thảo luận nhóm là phương pháp có thể áp dụng với nhiều bài học, điều quan trọng
ta phải chú ý là đề tài cho học sinh thảo luận phải là đề tài có tính phức hợp, có vấn đề,
cần huy động sự suy nghĩ của nhiều người.
- Làng– Kim Lân: GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm ở các nội dung: tình
huống truyện (Đó là tình huống gì? Tình huống này có tác động tới ai? Sự tác động ấy
đem đến hiệu quả gì? Tình huống ấy có quan hệ thế nào đến chủ đề tác phẩm?) có thể
thảo luận về các nhân vật trong truyện để rút ra các nhận định về nhân vật,…
- Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long: : GV tổ chức cho học sinh thảo luận những
nét riêng của mỗi nhân vật đã thể hiện vẻ đẹp chung gì của con người? HS nêu chủ đề tác
phẩm? Nêu suy nghĩ về lẽ sống của thanh niên hiện nay?
- Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê : GV tổ chức cho HS thảo luận những điểm
chung của các nhân vật? Nêu cảm nhận của em về thế hệ trẻ VN thời kỳ chống Mỹ? HS
trình bày ý kiến của nhóm, tổ. GV chốt lại các ý chính xoáy vào chủ đề tác phẩm. Tư
tưởng chủ đạo của tác phẩm?
3.2.4.4 Phương pháp đóng vai

20


Tổ chức cho học sinh nhập một vai giả định để trình bày những suy nghĩ và cảm
nhận của mình, giúp các em suy nghĩ sâu sắc hơn.

- Với truyện ngắn Làng- Kim Lân ta có thể giao một số nhiệm vụ cho học sinh đóng
vai dựng lại đoạn ơng Hai đang đối thoại với đứa con út; Đoạn ông Hai lật đật khi khoe
Làng mình bị đốt nhà mình bị cháy;
- Với tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa ta có thể cho học sinh đóng vai trong các tình huống:
nhập vai một nhân vật bất kì trong truyện kể lại truyện;
- Với Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê nhập vai Phương Đinh kể lại công
việc phá bom, chuyển thể đoạn kể ba cô nữ thanh niên phá bom, Nho bị thương được sự
săn sóc của Phương Định và Thao thành một tiểu phẩm ngắn;
- Với Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng có thể áp dụng phương pháp đóng vai
vào các tình huống: Bé Thu nhận Ba khi ba sắp lên đường, đoạn Anh sáu trước phút hi
sinh trao cây lược cho bác Ba.
4. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Một vài phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua
một số tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam - lớp 9 đang trình bày đã áp dụng vào thực
tế giảng dạy. Có thể những điều này khơng cịn mới mẻ với những đồng nghiệp có bề dày
kinh nghiệm, nhưng với tơi, đó là những điều tơi tâm đắc và bước đầu đã có được những
thành cơng. Do đó, mọi GV làm cơng tác giảng dạy Ngữ văn THCS đều có thể áp dụng.
Trong quá trình thực dạy từng năm học, GV – bằng kinh nghiệm thực tế của mình – có
thể khái quát bổ sung thành những vấn đề mang tính ứng dụng cao hơn, để thực hiện và
đạt hiệu quả càng cao hơn.
5. Hiệu quả lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp
Qua quá trình thực hiện dạy học theo theo định hướng phát triển năng lực của
người học đối với một số tác phẩm truyện lớp 9 bản thân người viết đã thu được một số
hiệu quả tích cực như:

21


- Các giờ dạy trở nên sinh động, hứng thú, thu hút HS. Học sinh mạnh dạn hơn trao
đổi những vấn đề biết, chưa biết với nhau trong nhóm. Phát huy được năng lực tư duy,

hợp tác, sáng tạo, giúp năng lực thực hành tập làm văn được tốt hơn;
- Khả năng học tập của HS được nâng lên, học sinh đã bước đầu có được những
năng lực cần thiết mà môn học hướng tới.
Kết quả cụ thể chất lượng bộ môn Ngữ văn các lớp 9 khi đã áp dụng sáng kiến:
Học kì I năm học: 2014-2015
Giỏi: 28,0 %, Khá: 37,6 %, TB: 34,4 , Yếu: 0%,
Học kì I năm học: 2015-2016
Giỏi: 37,5 %, Khá: 34,7 %,

TB: 27,8 % Yếu: 0%, Kém: 0

Với kết quả trên có thể khẳng định việc áp dụng các giải pháp trên đã mang lại kết quả
tốt và mang tính bền vững./.

22


- Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Khơng có
- Tài liệu kèm theo: Khơng có
* DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
-

HS: Học sinh
GV: Giáo viên
SGK: Sách giáo khoa

23




×