Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Bao Bì và In Nông nghiệp.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 86 trang )

CHUYÊN ĐỂ THỰC TẬP
LỜI MỞ ĐẦU:
Sau thời gian ba tháng thực tập tại đơn vị, được trực tiếp quan sát công việc
thực hiện các phần hành kế toán: phần hành tiền mặt, tài sản cố định, nguyên
vật liệu, công cụ dụng cụ, tiền lương, tính giá thành sản phẩm, bán hàng. Em
đã thấy được phần nào công việc kế toán khi ra làm thực tế khác so với lý
thuyết đã được học tại nhà trường. Do có điều kiện được tiếp xúc nhiều với
phần hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm , em nhận thấy
có một vài điều chưa hợp lý và chưa đảm bảo tính kịp thời cung cấp số liệu
trong công việc này như: Việc chi tiết các tk 621, tk 622 khi theo dõi; mẫu các
bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảng phân bổ công cụ dụng cụ
chưa phát huy hết tác dụng trong việc cung cấp số liệu; rồi cả cách tính giá
nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ không thật phù hợp
với thị trường biến động hiện nay. Và hơn nữa là sự quan trọng của công tác
tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, nó thể hiện sự quản lý
của ban lãnh đạo, thể hiện sự hoạt động sản xuất tại đơn vị có thực sự đang
hoạt động tốt và hiệu quả không. Nên em chọn đề tài “ hoàn thiện kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Bao Bì và In
Nông nghiệp” làm chuyên đề tốt nghiệp.
Nội dung chuyên đề gồm 3 phần:
Phần 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất, quản lý chi phí tại công ty
cổ phần Bao Bì và In Nông nghiệp.
Phần 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất , tính giá thành SP tại công
ty cổ phần Bao bì và In Nông nghiệp.
Phần 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất , tính giá thành SP tại công
ty cổ phần Bao Bì và In Nông nghiệp.
Với kiến thức, kinh nghiệm và sự hiểu biết về công ty còn hạn chế chắc
chắn bài viết của em không tránh khỏi thiếu sót. Em mong được sự góp ý,
NGUYỄN THỊ NGUYỆT KẾ TOÁN 49D
1
CHUYÊN ĐỂ THỰC TẬP


trao đổi của giảng viên TS Phạm Đức Cường và các anh chị kế toán nhằm
giúp bài chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm
ơn!
NGUYỄN THỊ NGUYỆT KẾ TOÁN 49D
2
CHUYÊN ĐỂ THỰC TẬP
Trang
Lời mở đầu:..........................................................................................................
MỤC LỤC
Danh mục viết tắt:................................................................................................
Danh sách biểu đồ và sơ đồ sử dụng trong chuyên đề:........................................
Phần 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại công
ty cổ phần Bao Bì và In Nông Nghiệp.
1.1 Đặc điểm sản phẩm của công ty :...........................................................1
1.1.1 Danh mục sản phẩm:...........................................................................1
1.1.2 Tiêu chuẩn chất lượng:........................................................................4
1.1.2.1 Máy in Flexo:...................................................................................4
1.1.2.2 Máy in Offset:..................................................................................5
1.1.2.3 Máy dao:...........................................................................................5
1.1.2.4 Máy dập hộp:....................................................................................6
1.1.2.5 Máy dán hộp:....................................................................................6
1.1.2.6 Phân cấp sản phẩm:..........................................................................6
1.1.2.7 Bộ phận cán màng:...........................................................................7
1.1.2.8 Bộ phận bế , đùn, xén, chia:.............................................................7
1.1.3 Đặc tính sản phẩm của công ty:..........................................................8
1.1.4 Quy định về sản phẩm dở dang:..........................................................8
1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của công ty:.................................9
1.2.1 Quy trình công nghệ:...........................................................................9
1.2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất:.....................................................................10
1.3 Quản lý chi phí sản xuất của công ty:....................................................11

1.3.1 Mô hình tổ chức quản lý chung tại công ty:........................................11
NGUYỄN THỊ NGUYỆT KẾ TOÁN 49D
3
CHUYÊN ĐỂ THỰC TẬP
1.3.2 Chức năng nhiệm vụ các bộ phận liên quan đến kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm tại công ty:........................................................12
Phần 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại công ty cổ phần Bao Bì và In Nông nghiệp.
2.1 Kế toán chi phi sản xuất tại công ty.......................................................14
2.1.1 Đối tượng chi phí và phương pháp tập hợp chi phí:...........................14
2.1.2 Kế toán Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:..........................................15
2.1.2.1 Nội dung chi phí và chứng từ sử dụng:............................................15
2.1.2.2 Tài khoản sử dụng:...........................................................................20
2.1.2.3 Kế toán chi tiết:................................................................................20
2.1.2.4 Kế toán tổng hợp:.............................................................................24
2.1.3 Kế toán Chi phí nhân công trực tiếp:..................................................27
2.1.3.1 Nội dung chi phí và chứng từ sử dụng:............................................27
2.1.3.2 Tài khoản sử dụng:...........................................................................33
2.1.3.3 Kế toán chi tiết:................................................................................33
2.1.3.4 Kế toán tổng hợp:.............................................................................37
2.1.4 Kế toán Chi phí sản xuất chung:.........................................................40
2.1.4.1 Nội dung chi phí và chứng từ sử dụng:............................................40
2.1.4.2 Tài khoản sử dụng:...........................................................................46
2.1.4.3 Kế toán chi tiết:................................................................................46
2.1.4.4 Kế toán tổng hợp:.............................................................................50
2.1.5 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang:....53
2.1.5.1 Tổng hợp chi phí sản xuất:...............................................................53
2.1.5.2 Tính giá sản phẩm dở dang:.............................................................63
2.2 Tính giá thành sản xuất của sản phẩm tại công ty..................................64
2.2.1 Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm:.........................64

2.2.2 Qui trình tính giá thành sản phẩm:......................................................64
NGUYỄN THỊ NGUYỆT KẾ TOÁN 49D
4
CHUYÊN ĐỂ THỰC TẬP
Phần 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại công ty cổ phần Bao Bì và In Nông Nghiệp
3.1 Đánh giá về thực trạng KT CPSX và tính giá thành tại APP:................66
3.2 Giải pháp hoàn thiện KT CPSX và tính giá thành tại APP:...................70
Kết luận:.......................................................................................................
NGUYỄN THỊ NGUYỆT KẾ TOÁN 49D
5
CHUYÊN ĐỂ THỰC TẬP
Danh mục viết tắt
LSX Lệnh sản xuất
DN Doanh nghiệp
SPC Sản phẩm chính
SP Sản phẩm
CP Chi phí
CP NVL Chi phí nguyên vật liệu
NVL Nguyên vật liệu
VLP Vật liệu phụ
PT Phải trả
PN Phải nộp
CP NCTT Chi phí nhân công trực tiếp
L Lương
PTCNV Phải trả công nhân viên
CP SXC Chi phí sản xuất chung
CP KH TSCĐ Chi phí khấu hao tài sản cố định
Tk Tài khoản
CTGS Chứng từ ghi sổ

ĐK CTGS Đăng ký chứng từ ghi sổ
SPDD Sản phẩm dở dang
ĐK Đầu kỳ
CK Cuối kỳ
CCDC Công cụ dụng cụ
PB TL, BHXH Phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
PB Phân bổ
KH Khấu hao
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
KPCĐ Kinh phí công đoàn
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
STT Số thứ tự
Đvt Đơn vị tính
DDĐK Dở dang đầu kỳ
DDCK Dở dang cuối kỳ
PSTK Phát sinh trong kỳ
NGUYỄN THỊ NGUYỆT KẾ TOÁN 49D
6
CHUYÊN ĐỂ THỰC TẬP
Danh mục sơ đồ và biểu đồ trong chuyên đề.
Sơ đồ 1.1 Quy trình công nghệ
Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất
Sơ đồ 1.3 Mô hình bộ máy tổ chức
Biểu 1.1 Danh mục sản phẩm
Biểu 2.1 Phiếu xuất kho
Biểu 2.2 Phiếu xuất thẳng
Biểu 2.3 Bảng phân bổ NVL, CCDC
Biểu 2.4 Sổ chi tiết tk 62111
Biểu 2.5 Bảng tổng hợp chi phí NVL trực tiếp T12

Biểu 2.6 Bảng tổng hợp chi phí NVL trực tiếp Q4
Biểu 2.7 CTGS số 146
Biểu 2.8 Sổ ĐK CTGS
Biểu 2.9 Sổ cái Tk 621
Biểu 2.10 Bảng tính lương
Biểu 2.11 Bảng thanh toán TL
Biểu 2.12 Bảng PB TL và BHXH
Biểu 2.13 Sổ chi tiết tk 6221
Biểu 2.14 Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp T12
Biểu 2.15 Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp Q4
Biểu 2.16 CTGS số 150
Biểu 2.17 Sổ ĐK CTGS
Biểu 2.18 Sổ cái Tk 622
Biểu 2.19 Bảng PB khấu hao
Biểu 2.20 Bảng PB TL và BHXH
Biểu 2.21 Bảng PB chi phí trả trước ngắn hạn
Biểu 2.22 Bảng PB NVL, CCDC
Biểu 2.23 Hoá đơn điện nước
Biểu 2.24 Sổ chi tiết tk 6271
Biểu 2.25 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung T12
Biểu 2.26 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung Q4
NGUYỄN THỊ NGUYỆT KẾ TOÁN 49D
7
CHUYÊN ĐỂ THỰC TẬP
Biểu 2.27 CTGS số 151
Biểu 2.28 Sổ ĐK CTGS
Biểu 2.29 Sổ cái Tk 627
Biểu 2.30 Sổ chi tiết 154
Biểu 2.31 Bảng tổng hợp CP SXKD dở dang T12
Biểu 2.32 Bảng tổng hợp CP SXKD dở dang Q4

Biểu 2.33 Chứng từ ghi sổ số 155
Biểu 2.34 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Biểu 2.35 Thẻ tính giá thành
Biểu 3.1 Định mức bù hao
Biểu 3.2 Bảng PB NVL, CCDC
Biểu 3.3 Bảng PB TL và BHXH
NGUYỄN THỊ NGUYỆT KẾ TOÁN 49D
8
CHUYÊN ĐỂ THỰC TẬP
Phần 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí
tại công ty cổ phần Bao Bì và In Nông Nghiệp.
1.1 Đặc điểm sản phẩm của công ty cổ phần Bao Bì và In Nông
Nghiệp
Sản phẩm và dịch vụ của công ty bao gồm: In tờ rơi, tờ gấp, tạp chí, tem
nhãn, Catalogue, bao bì hộp trên các chất liệu giấy, bìa và giấy phủ nhôm, đề
can, hộp carton, bao thuốc lá, hộp bóng đèn, hộp bánh kẹo, màng nhôm ép vỉ
cho ngành dược. Hiện nay, công ty cung cấp phần lớn bao bì thuốc lá nội địa
cũng như xuất khẩu, hộp bóng đèn trong nước và xuất khẩu, hộp đựng thuốc
tại thị trường miền Bắc. Công ty sử dụng công nghệ in UV OFFSET để in
trên giấy phủ màng nhôm và DECAL nhựa với chất lượng như in OFFSET.
Công ty là đơn vị duy nhất tại miền Bắc in màng nhôm trên công nghệ in
FLEXO.
Do đặc tính của ngành, sản phẩm của DN cũng có những đặc trưng riêng
biệt: Mỗi sản phẩm in có nội dung khác nhau vì vậy các bản in cùng loại
nhưng khác nội dung không thể thay thế nhau, sản phẩm chỉ có thể tiêu thụ
theo đơn đặt hàng; số lượng sản phẩm phải đúng với khối lượng đặt hàng,
ngoài ra do tính chất vật lý riêng của sản phẩm in là dễ ẩm ướt, dễ bắt cháy và
nhàu lát do nguyên nhân chủ quan hoặc tác động của môi trường nên vật tư,
thành phẩm rất dễ thay đổi phẩm chất nếu không bảo quản đúng cách; Màu
sắc và các chi tiết trên tem nhãn bao bì phải đảm bảo đúng như mẫu khách

hàng đưa ra.
1.1.1 Danh mục sản phẩm
NGUYỄN THỊ NGUYỆT KẾ TOÁN 49D
9
CHUYÊN ĐỂ THỰC TẬP
“Trích danh mục sản phẩm chính tại công ty CP Bao Bì và In Nông
Nghiệp”
Biếu 1.1: Danh mục sản phẩm.
Stt Mã Sản phẩm Đvt
Nhóm SPC tại công ty Bắc Sơn
1 TBS-0003-0 Nhãn Aroma DL nhãn
2 TBS-0004-0 Tút Aroma Irovy tút
3 TBS-0030-0 Nhãn Aroma Light tờ
4 TBS-0031-0 Tút Aroma Light tút
5 TBS-0020-0 Nhãn Aroma TK nâu nhãn
6 TBS-0021-0 Tút Aroma TK nâu tút
7 TBS-0005-0 Nhãn Aroma TK nhãn
Nhóm SPC tại CT CP HẢI HÀ
25 HHC-0019-0 Hộp bánh Long Cake 12c hộp
26 HHC-0031-0 Hộp bánh Music 400g hộp
27 HHC-0044-0 Hộp bánh WINGO hộp
28 HHC-0056-0 Hộp Golden 350g hộp
29 HHC-0114 Đề can kẹo chew bộ
Nhóm SPC tại Bánh kẹo Hải Hà
10
6 HN-0001-0 Khay Duplex cuộn kem dừa cái
10
7 HN-0002-0 Duplex qui bơ hộp
10
8 HN-0003-0 Khay Duplex kem xốp 285g cái

109 HN-0004-0 Khay Duplex kem xốp 345g cái
11
0 HN-0005-0 Khay Duplex nho nhỏ cái
Nhóm SPC tại Rạng Đông
117 RAL-0001-0 Hộp phích 1055 hộp
11 RAL-0002-0 Hộp phích 2035 hộp
NGUYỄN THỊ NGUYỆT KẾ TOÁN 49D
10
CHUYÊN ĐỂ THỰC TẬP
8
119 RAL-0003-0 Hộp phích 3245 hộp
12
0 RAL-0004-0 Hộp đèn A60-220v-100w gài hộp
121 RAL-0005-0 Hộp đèn A60-220v-100w xoáy hộp
122 RAL-0006-0 Hộp đèn A60-220v-40w gài hộp
123 RAL-0007-0 Hộp đèn A60-220v-40w xoáy hộp

Nhóm SPC thuốc lá Thăng Long
155 TTL-0006-0 Tút D & J Red Royal tút
156 TTL-0007-0 Nhãn Empire Royall nhãn
157 TTL-0008-0 Tút Empire Royall tút
15
8 TTL-0009-0 Nhãn Empire red nhãn
159 TTL-0016-0 Nhãn Hoàn Kiếm Tkim nhãn
16
0 TTL-0017-0 Tút Hoàn kiếm Tkim tút
161 TTL-0018-0 Tút Hoàn Kiếm tút
162 TTL-0025-0 Nhãn sapa núi mới nhãn
163 TTL-0026-0 Tút Sapa núi mới tút
164 TTL-0027-0 Nhãn Tam đảo đỏ mới nhãn

165 TTL-0028-0 Tút Tam đảo đỏ mới tút
166 TTL-0029-0 Nhãn Thăng Long bao cứng nhãn
167 TTL-0030-0 Tút Thăng Long bao cứng tút
16
8 TTL-0031-0 Nhãn Viland bạc hà nhãn
169 TTL-0032-0 Tút Viland bạc hà tút
Nhóm SPC tại TRAPHACO
18
2 TPC-0001-0 Hộp Traluvin hộp
183 TPC-0002-0 Nhãn Traluvin nhãn
18
4 TPC-0003-0 Toa Traluvin tờ
18
5 TPC-0004-0 Hộp Amorvita sofft hộp
18
6 TPC-0005-0 Toa Amorvita sofft tờ
NGUYỄN THỊ NGUYỆT KẾ TOÁN 49D
11
CHUYÊN ĐỂ THỰC TẬP
18
7 TPC-0006-0 Hộp Antot Lysine hộp
18
8 TPC-0007-0 Toa Antot Lysine tờ
189 TPC-0008-0 Toa Aspirin tờ
190 TPC-0009-0 Hộp Aspirin hộp
191 TPC-0010-0 Hộp Avircem hộp
192 TPC-0011-0 Toa Avircem tờ
193 TPC-0012-0 Nhôm Boganic bao đường kg
194 TPC-0013-0 Nhôm Boganic viên nang mềm kg
195 TPC-0014-0 Toa Boganic viên nang mềm tờ

196 TPC-0015-0 Nhôm Boganic bao đường kg
197 TPC-0016-0 Nhôm Cebal kg
(Trích bảng tổng hợp nhập xuất tồn sản phẩm ngày 15/12/2010)
1.1.2 Tiêu chuẩn chất lượng .
Để mang lại hiệu quả cao nhất cho sự quản lý, DN đã xây dựng và tổ chức
triệt để các quy trình về hệ thống quản lý chất lượng, tiêu chuẩn được ban
hành theo Quyết định số 48QĐ/CtyI-TC ngày 15 tháng 6 năm 2008 với nội
dung: “Ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật, đơn giá sản phẩm và tỷ lệ bù hao”.
Các danh mục sản phẩm của đơn vị là vô cùng đa dạng vì vậy DN đã
không thiết lập tiêu chuẩn kỹ thuật cho từng sản phẩm riêng biệt mà lập hệ
thống tiêu chuẩn cho sản phẩm ngay khi kết thúc từng công đoạn: Máy In
Offset, máy In Flexo, máy dao, máy dập hộp, máy dán hộp, bộ phân thao
giấy, mài dao, vận chuyển, bộ phận cán màng, bộ phân phân cấp sản phẩm.
Theo ba tiêu thức sau: Tiêu chuẩn kỹ thuật, đơn giá sản phẩm, tỷ lệ bù hao
sản phẩm.
1.1.2.1 Máy In Flexo.
Có hai loại hình in sử dụng máy in Flexo đó là in trên giấy cuộn và in trên
màng nhôm.
NGUYỄN THỊ NGUYỆT KẾ TOÁN 49D
12
CHUYÊN ĐỂ THỰC TẬP
Đầu tiên là in trên giấy cuộn phải đảm bảo yêu cầu sau: Đối với tờ in, in
đúng màu sắc theo mẫu, nội dung đầy đủ, kích thước hình học phải đo theo
khuôn với bình phương sai số cho phép là +/- 0,1mm, độ chính xác ốc chồng
mầu, lồng mầu +/- 0,1mm, độ méo lệch tay dê kíp của tờ in không quá 0,1
mm, các hình ảnh không bị đúp nét, rê nét hoặc bị nhoè, tờ in phải sạch sẽ,
không bị váng bẩn, không bị nhăn, nền mầu phải mịn và đều.Đối với sản
phẩm in, in trong cùng một đợt in ra sản phẩm phải để thống nhất một tay kê,
loại bỏ hoàn toàn giấy sắc, nhãn hỏng, đóng hàng theo yêu cầu phiếu sản xuất,
in đúng số lượng theo phiếu sản xuất.

Tiếp đó là in trên màng nhôm phải đảm bảo: In đúng mặt quy định, mối
ghép của hai bản nền <0,2mm, mầu sắc, nội dung đúng theo mẫu, độ chính
xác ốc chồng mầu sai số cho phép +/- 0,15 mm, khoảng cách giữa các dấu
định vị phải bằng nhau,chữ không nhoè, không rây mực, không có viền bóng,
không gằn, không váng bẩn, không dính bẩn ra mặt sau, nền mầu phải mịn và
đều, cuộn chắc, thẳng mép; Khi in ra màng nhôm phải cuộn đúng mặt,đóng
gói theo yêu cầu của phiếu sản xuất, và cân đủ số lượng.
1.1.2.2 Máy In Offset.
Với máy in Offset chỉ có một loại hình in đó là in trên giấy tờ rời và phải
đảm bảo các tiêu chuẩn như: Đối với tờ in mầu sắc in đúng theo mẫu, nội
dung in đầy đủ theo mẫu, kích thước phải đo theo khuôn, bình phương sai số
cho phép là +/- 0,1 mm. Đối với sản phẩm in ra, trong cùng một đợt in ra sản
phẩm phải để thống nhất một tay kê, để riêng ghi rõ từng loại tay kê, loại bỏ
hoàn toàn giấy sắc, nhãn hỏng, mỗi bục sản phẩm không để cao quá 1,2m.
1.1.2.3 Máy Dao.
Các tiêu chuẩn đặt ra khi sản phẩm qua máy dao là: Đối với tờ xén các sản
phẩm khi cắt phải đảm bảo vuông góc với các sai số cho phép +/-0,1mm với
các thành phẩm có độ chính xác cao, +/- 0,15 mm với các thành phẩm có độ
NGUYỄN THỊ NGUYỆT KẾ TOÁN 49D
13
CHUYÊN ĐỂ THỰC TẬP
chính xác thấp và bề mặt nhát cắt phải nhẵn, không bị gờn xước, bị sờm. Đối
với sản phẩm là giấy trắng nhận đủ và đúng chủng loại giấy theo phiếu yêu
cầu xuất giấy, trên các bục giấy trắng phải ghi đầy đủ loại giấy, số lượng mỗi
bục, thứ tự bục và bục cuối cùng phải ghi rõ là “hết”. Đối với sản phẩm là bán
thành phẩm pha cắt theo yêu cầu của phiếu sản xuất hoặc theo yêu cầu của
phòng kỹ thuật sản xuất, trên mỗi bục phải ghi rõ: Tên hàng, số phiếu sản
xuất, số lượng, thứ tự bục, bục cuối cùng phải ghi rõ là “hết”, mỗi bục sản
phẩm không cao quá 1,2 m. Đối với sản phẩm là thành phẩm đếm, đóng bó
theo phiếu sản xuất ghi đầy đủ các nội dung của phiếu đóng hàng, phải loại bỏ

những tờ không đảm bảo chất lượng như bị xước, hằn, bẩn, không được để
nhầm lẫn các tài liệu.
1.1.2.4 Máy Dập Hộp .
Các tiêu chuẩn được quy định cho sản phẩm khi qua máy dập hộp bao gồm:
Đối với tờ bế dập ra phải đảm bảo kích thước và quy cách bố cục hình ảnh so
với mẫu, đúng loại gân theo định lượng giấy, gân hộp phải chết nếp và hằn rõ
ràng không bị vỡ, các đường cắt sạch sẽ không bị xờm và đứt hết, độ chính
xác tay kê cho phép (<0,15mm), các vết tỉa không quá 0,2 mm. Đối với sản
phẩm bế ra đếm, đóng bó theo phiếu sản xuất ghi đầy đủ các nội dung của
phiếu đóng hàng, phải loại bỏ những tờ không đảm bảo chất lượng như bị
xước, hằn, bẩn, không được để nhầm lẫn các tài liệu.
1.1.2.5 Máy Dán Hộp.
Sau khi qua máy dán hộp tiêu chuẩn đặt ra cho sản phẩm là: Độ chính xác
hộp gấp phải theo mẫu thiết kế, khi đựng hộp phải đóng, cài chuẩn theo đúng
mẫu. Độ bám dính phải chắc không tràn hồ, không dính trong, dính ngoài,
không hở mép, hộp phải sạch sẽ, không xước màu, không rách. Sau khi hoàn
thành sản phẩm phải được đếm chính xác, đóng bó theo phiếu sản xuất, phải
NGUYỄN THỊ NGUYỆT KẾ TOÁN 49D
14
CHUYÊN ĐỂ THỰC TẬP
loại bỏ những sản phẩm không chất lượng, mỗi bục phải ghi rõ tên hàng, số
phiếu sản xuất, số lượng, thứ tự bục và bục cuối cùng phải ghi rõ “hết”.
1.1.2.6 Bộ phận Cán màng.
Sản phẩm sau khi cán màng phải đạt các tiêu chuẩn sau: cán màng theo
theo kích thước quy định của phòng kỹ thuật, bề mặt láng phải phẳng, bóng
và trong suốt không trâỳ xước, phồng rộp, nhăn, nhàu nát, gấp mép, bẩn và
dính keo, màng ép phải có độ bám dính nhất định không bị bong ra khỏi tờ in
trong gia công tiếp theo, các mép xả ở hai đầu tay kê phải sát, không được
lờm xờm, sau khi xả các tờ in phải được dỗ phẳng xếp đúng đầu tay kê, đếm
đủ số lượng trong mỗi tập, loại bỏ những tờ không đủ tiêu chuẩn, không để

lẫn tài liệu khác.
1.1.2.7 Bộ phận Bế Đùn, Xén Bẻ, Chia Cuộn.
Sản phẩm muốn đạt tiêu chuẩn cần có bước chuẩn bị cho nguyên vật liệu
tốt nhất trước khi đi vào sản xuất: Đối với bế đùn nhãn bế phải đúng theo
mẫu, bề mặt cắt của sản phẩm phải sạch sẽ không gơn xước, đếm đủ số lượng
trong mỗi tập, loại bỏ những nhãn không đủ tiêu chuẩn chất lượng, đóng gói
theo phiếu sản xuất. Đối với xén bẻ theo đúng mẫu, các đường cắt đứt nửa
phải đều không rách giấy mặt sau đảm bảo lớp trên phải đứt hết, đếm, đóng
gói theo phiếu sản xuất. Đối với chia cuộn, chia đúng kích thước trong phiếu
sản xuất, màng không nhăn, mép cắt sắc không gợn xước, cuộn chắc bề mặt
cắt phải phẳng mịn mát tay, bề mặt không xước, không rỗ, sức căng cuộn hợp
lý để màng không bị biến dạng, không nhăn.
1.1.2.8 Phân cấp sản phẩm.
Sản phẩm khi hoàn thành được kiểm tra bởi tổ tuyển chọn và tiêu chuẩn để
sản phẩm được nhập kho: sản phẩm đúng mẫu đi kèm vào phiếu sản xuất,
đếm đúng, đếm đủ số lượng, sai số cho phép <1%, các sản phẩm tận dụng, bỏ
NGUYỄN THỊ NGUYỆT KẾ TOÁN 49D
15
CHUYÊN ĐỂ THỰC TẬP
bát phải buộc dây, trên mỗi bục sản phẩm phải ghi đầy đủ: Tên hàng, số
lượng, số bục, số phiếu sản xuất.
Và tiếp đó tiến hành đánh giá sản phẩm bởi bộ phận kiểm soát chất lượng:
 Sản phẩm đạt loại A khi đạt yêu cầu các tiêu chuẩn đã nêu hoặc đạt
80% trở lên các tiêu chuẩn, số còn lại có thể lấy được và phải đủ số lượng
theo kế hoạch.
 Sản phẩm đạt loại B khi sản phẩm thiếu so với bù hao, không đạt yêu
cầu nhưng có thể lấy được, số sản phẩm đạt dưới 80% so với các tiêu chuẩn
còn lại.
1.1.3 Đặc tính sản phẩm của công ty.
Sản phẩm của DN vô cùng đa dạng với việc sử dụng hai công nghệ in -

Công nghệ In Offset và công nghệ In Flexo - Trải qua nhiều giai đoạn để tạo
ra sản phẩm cuối cùng như: mang thao, nhập kho tờ rời, lấy giấy ra in, tạo
khuôn, mang dán, ... -. Có thể nói tính chất sản phẩm của doanh nghiệp là
phức tạp phải qua nhiều công đoạn đòi hỏi sự phối hợp hoàn hảo giữa các giai
đoạn sản xuất với nhau. Tuy vậy, thời gian sản xuất sản phẩm lại diễn ra rất
nhanh chóng trong khoảng từ 5-10 ngày sau khi LSX được đưa xuống..
Với đặc điểm của ngành In - Khi sản xuất sản phẩm mà không có đơn đặt
hàng thì đồng nghĩa với việc sản xuất hàng giả, hàng nhái - Vì vậy, dựa vào
các hợp đồng đã ký với các khách hàng, và căn cứ trên khả năng sản xuất tại
doanh nghiệp do phòng kinh doanh và phòng kỹ thuật phối hợp kiểm tra,
doanh nghiệp tiến hành sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng đã được ký kết
và đồng thời đảm bảo tuyệt đối thời hạn giao hàng cho khách hàng với chất
lượng sản phẩm tốt nhất.
NGUYỄN THỊ NGUYỆT KẾ TOÁN 49D
16
CHUYÊN ĐỂ THỰC TẬP
1.1.4 Quy định về sản phẩm dở dang.
Căn cứ vào đơn đặt hàng do phòng kinh doanh chuyển sang, phòng kỹ
thuật tiến hành viết lệnh sản xuất sản phẩm theo các đơn đặt hàng đã được ký
kết. Vì vậy, chi phí sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp được tập hợp theo
từng lệnh sản xuất để tính giá thành cho sản phẩm. Do đó, những lệnh sản
xuất đến kỳ tính giá thành (cuối tháng) và kỳ báo cáo chưa hoàn thành việc
sản xuất thì toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp theo lệnh sản xuất đó đều được
coi là giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ này và chuyển sang kỳ sau. Tuy nhiên,
trong một số trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của công tác quản lý, cần xác
định khối lượng công việc hoàn thành trong kỳ thì đối với những đơn đặt
hàng chỉ mới hoàn thành một phần công việc, việc xác định sản phẩm dở dang
có thể dựa vào giá thành kế hoạch hoặc theo mức độ hoàn thành.
NGUYỄN THỊ NGUYỆT KẾ TOÁN 49D
17

CHUYÊN ĐỂ THỰC TẬP
1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của công ty cổ phần
Bao Bì và In Nông Nghiệp .
1.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất.
Các giai đoạn hình thành sản phẩm
Tiến hành kiểm tra
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất của công ty
(Trích từ quy chế công ty ban hành tháng 01 năm 2010)
NGUYỄN THỊ NGUYỆT KẾ TOÁN 49D
18
TẠO MẪU
KIỂM TRA CHẤT
LƯỢNG
CHẾ PHIM
BÌNH PHIM
IN
GIA CÔNG
NHẬP KHO
CHUYÊN ĐỂ THỰC TẬP
1.2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất .
Với các đặc điểm về sản phẩm, về chu kỳ sản xuất, về qui mô sản xuất, về
qui trình công nghệ, nên cơ cấu tổ chức sản xuất sản phẩn của DN như sau:
Sơ đồ1.2: Cơ cấu tổ chức sản xuất
( Trích từ quy chế công ty ban hành tháng 01 năm 2010)
NGUYỄN THỊ NGUYỆT KẾ TOÁN 49D
19
PHÂN XƯỞNG
Bộ phận IN OFFSET Bộ phận IN FLEXO
THAO
GIẤY

5 Máy
Đức ( In
1 mầu, 2
mầu, UV)
Gồm 3 máy
FLEXO( In nhãn, tút
thuốc lá, In nhôm)
7 Máy
bế(dập
hộp) tạo
khuôn
cho sản
phẩm
1Máy cán
láng hoặc
tráng
gương
3 Máy dán
KCS
Tổ tuyển chọn
Nhập kho
CHIA
MÀNG
CHUYÊN ĐỂ THỰC TẬP
1.3 Quản lý chi phí sản xuất của công ty cổ phần Bao Bì và In
Nông Nghiệp.
1.3.1 Mô hình tổ chức quản lý chung của công ty.
Sơ đồ 1.3: Bộ máy tổ chức của công ty theo mô hình trực tuyến chức năng.
( Trích từ quy chế công ty ban hành tháng 01 năm 2010)
NGUYỄN THỊ NGUYỆT KẾ TOÁN 49D

20
HĐQT
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH
NHÂN
SỰ
BAN KIỂM SOÁT
PHÒNG
KẾ
TOÁN
TÀI
CHÍNH
PHÒNG
KINH
DOANH
PHÒNG
THỊ
TRƯỜNG
PHÒNG
KỸ
THUẬT
SẢN
XUẤT
TỔ BẢO
VỆ
TỔ NẤU
ĂN

TỔ PHÂN CẤP SẢN PHẨMXƯỞNG SẢN XUẤT TỔ CƠ ĐIỆN
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
CHUYÊN ĐỂ THỰC TẬP
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan đến kế toán chi
phí sản xuất và giá thành.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp
quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình
quản lý và sử dụng các yếu tố sản xuất trong quá trình hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Do vậy, quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm là hai công việc quan trọng trong doanh nghiệp sản xuất. Quản lý chi
phí sản xuất tốt, hiệu quả và chính xác sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh
nghiệp. Như kiểm soát tốt nguồn lực, đưa ra các quyết định đúng đắn trong
công việc kinh doanh tại doanh nghiệp .Thể hiện rõ nhất là công việc tính giá
thành, giúp doanh nghiệp tính toán chính xác giá trị sản phẩm của mình, từ đó
định giá cho sản phẩm sẽ mang tính cạnh tranh cao đem lại nhiều đơn đặt
hàng mới và vì vậy mà mang lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Muốn vậy,
cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các phòng ban trong đơn vị cùng
thực hiện kiểm soát tốt chi phí sản xuất phát sinh. Và công ty cổ phần Bao Bì
và In Nông Nghiệp đã làm được điều đó: Công ty quản lý sản xuất theo cơ
chế ngành dọc: Giám đốc Phó giám đốc Phòng Kỹ thuật-Sản xuất,
các phòng chức năng Xưởng Sản xuất, tổ trực thuộc Tổ sản xuất.
 Giám Đốc: Kiểm tra chỉ đạo về công tác kỹ thuật, điều hành sản xuất,
phát triển công nghiệp....
 Phó Giám Đốc: Chịu trách nhiệm chỉ đạo sản xuất, chỉ đạo các phòng
chức năng, xưởng sản xuất và tổ trực thuộc hoàn thành các chỉ tiêu theo kế
hoạch, đúng tiến độ đảm bảo chất lượng.
 Phòng Kinh Doanh: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất cho
doanh nghiệp trên cơ sở khả năng sản xuất cũng như các hợp đồng đã kết của
năm trước. Đồng thời chịu trách nhiệm cung ứng nguyên vật liệu đầu vào
NGUYỄN THỊ NGUYỆT KẾ TOÁN 49D

21
CHUYÊN ĐỂ THỰC TẬP
đảm bảo tuyệt đối không gián đoạn sản xuất. Điều hành phương tiện vân tải,
chế độ bảo dưỡng xe con, xe tải tại doanh nghiệp
 Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm tổ chức điều hành SX theo yêu cầu
khách hàng và năng lực sản xuất của công ty: Ký duyệt vật tư sử dụng cho sản
xuất, đưa ra yêu cầu cụ thể đối với xưởng sản xuất, tổ phân cấp sản phẩm để
đảm bảo tiến độ và chất lượng sản phẩm, đồng thời, chủ trì xây dựng hệ thống
định mức kỹ thuật. Và phối hợp. với các phòng chức năng xây dựng các định
mức khác. Nghiên cứu, chế thử các sản phẩm mới, xây dựng quy chế quản lý
chất lượng sản phẩm.
 Xưởng sản xuất: Căn cứ kế hoạch sản xuất công ty giao, chủ động cân
đối lao động, thiết bị, vật tư nhằm thực hiện nghiêm mệnh lệnh sản xuất.
Đồng thời, lập kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng máy móc định kỳ trình Giám
Đốc duyệt. Quản lý, sử dụng và chịu trách nhiệm về sự an toàn của thiết bị
cũng như dụng cụ sản xuất.
 Phòng hành chính-nhân sự: Chịu trách nhiệm trực tiếp tính lương cho
người lao động khối sản xuất trên cơ sở định mức lao động với từng chức
danh công việc của người lao động. Đồng thời, quản lý, duy tu và lập kế
hoạch sửa chữa nhỏ và cải tạo nhà xưởng.
 Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm mở sổ theo dõi và kiểm soát chặt chẽ
các chi phí phát sinh trong đơn vị dựa trên các chứng từ gốc được tập hợp từ
các phòng ban và do phòng theo dõi trực tiếp theo từng lệnh sản xuất đã được
phòng kỹ thuật yêu cầu và tính giá thành sản phẩm theo từng lệnh sản xuất
đó. Ngoài ra, có trách nhiệm tham mưu cho ban giám đốc về cách thức kiếm
soát chi phí và hệ thống định mức chi phí, định mức bù hao xây dựng cho
công đoạn sản xuất để công tác kiểm soát chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm ngày càng hiệu quả hơn.
NGUYỄN THỊ NGUYỆT KẾ TOÁN 49D
22

CHUYÊN ĐỂ THỰC TẬP
Phần 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại công ty cổ phần Bao Bì và In Nông Nghiệp.
2.1 Kế toán chi phí sản xuất tại công ty.
Chi phí sản xuất gắn liền với việc sử dụng tài sản và nguồn nhân lực trong
quá trình sản xuất. Việc quản lý CPSX có hiệu quả, có tiết kiệm, kịp thời hay
không góp phần không nhỏ vào việc tạo lên lợi nhuận dồi dào cho DN.
2.1.1 Đối tượng chi phí và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.
Với đặc điểm của ngành, DN chỉ tiến hành sản xuất khi có đơn đặt hàng từ
phía khách hàng. Khi nhận được đơn đặt hàng (trong một đơn đặt hàng bao
gồm nhiều loại sản phẩm), phòng kinh doanh tiến hành kiểm tra NVL có đảm
bảo sản xuất hay không. Sau đó, đơn đặt hàng được chuyển sang phòng kỹ
thuật. Phòng kỹ thuật xem xét lại khả năng sản xuất và tiến hành viết lệnh sản
xuất cho từng loại sản phẩm. Do đó, để đảm bảo kiểm soát tốt nhất và hiệu
quả nhất, tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo từng lệnh sản xuất của
khách hàng, không kể số lượng sản phẩm của đơn đặt hàng đó là nhiều hay ít.
Mặt khác, loại sản phẩm đơn vị sản xuất là rất đa dạng với chu kỳ sản xuất
ngắn do vậy, DN sản xuất xen kẽ nhiều sản phẩm của các đơn hàng khác nhau
trong cùng một kỳ hạch toán. Vì vậy, DN hạch toán chi phí sản xuất theo cả
trực tiếp và gián tiếp.
Đối với CPNVLC, CPNCTT phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến
lệnh sản xuất sản phẩm thì được hạch toán trực tiếp cho LSX đó theo các
chứng từ gốc.
Đối với CPNVLP, CPSXC phát sinh trong kỳ, sau khi tập hợp xong được
phân bổ cho từng lệnh sản xuất theo sản lượng hoàn thành bao gồm: Số
lượng trang in, số lượng trang bế, số lượng hộp dán.
Tỷ lệ phân bổ= Tổng Chi phí cần phân bổ
Tổng số sản lượng hoàn thành
NGUYỄN THỊ NGUYỆT KẾ TOÁN 49D
23

CHUYÊN ĐỂ THỰC TẬP
2.1.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .
2.1.2.1 Nội dung chi phí và chứng từ sử dụng.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính,
nguyên vật liệu phụ được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Đối
với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập
hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, văn phòng, sản xuất sản phẩm) thì hạch
toán trực tiếp cho từng đối tượng đó. Trường hợp, nguyên vật liệu xuất dùng
có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí không tách riêng được cho
hai bộ phận in thì áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí
cho các đối tượng có liên quan với tiêu thức phân bổ là “số trang in tiêu
chuẩn”
Tỷ lệ phân bổ= Tổng CP VLP cần phân bổ
Tổng số trang in tiêu chuẩn
Chi phí vật liệu phụ
phân bổ cho từng
lệnh sản xuất
=
Tổng trang in tiêu
chuẩn của từng
lệnh sản xuất
X Tỷ lệ
phân bổ
 Nguyên vật liệu chính chủ yếu của doanh nghiệp sử dụng cho sản xuất
là giấy in và mực in. Trong đó, giấy in công ty sử dụng cho sản xuất chủ yếu
là từ nguồn nhập ngoại: giấy Duplex, giấy Briton, giấy Couches, giấy tráng
nhôm, màng nhôm. Còn mực in và hoá chất doanh nghiệp sử dụng các
nguyên liệu chất lượng cao nhập từ Đức, Hàn Quốc và Nhật.
 Nguyên vật liệu phụ được xuất dùng bao gồm: Khuy, dây, túi, mica,
găng ty cao su....

Nguyên vật liệu là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất tại công
ty. Giá trị nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm.
Chính vì vậy, ngay từ khâu mua nguyên vật liệu đến khâu nhập và bảo quản
NGUYỄN THỊ NGUYỆT KẾ TOÁN 49D
24
CHUYÊN ĐỂ THỰC TẬP
nguyên vật liệu luôn được doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ với sự phối hợp
giữa các cấp và các phòng ban. Để đảm bảo tốt nhất chất lượng nguyên vật
liệu và năng lực sản xuất tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã xây dựng tỷ lệ
bù hao chi tiết cho từng bộ phận in nhằm kiểm soát và tiết kiệm tốt nhất chi
phí sản xuất cho doanh nghiệp. Và do đó vấn đề được đặt ra là đơn vị cần có
hệ thống chứng từ khoa học để đảm bảo việc sử dụng và kiểm soát chi phí
NVL hiệu quả nhất.
Sau đây là các chứng từ được đơn vị sử dụng để hạch toán chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp:
 Căn cứ theo các đơn đặt hàng do phòng kinh doanh chuyển sang, phòng
kỹ thuật tiến hành viết lệnh sản xuất sau khi xem xét nguyên vật liệu đảm bảo
cho sản xuất. Lệnh sản xuất được chuyển sang cho kế toán vật tư và kế toán
vật tư tiến hành viết phiếu xuất kho chuyển xuống xưởng sản xuất.
 Nhiều khi, do số lượng đơn đặt hàng quá nhiều, đặc biệt là vào thời
gian tháng 8 và cuối năm, cần sản xuất ngay, trong khi kho nguyên vật liệu
không đủ để sản xuất thì căn cứ theo lệnh sản xuất kế toán vật tư viết phiếu
nhập xuất thẳng cho khoản nguyên vật liệu mua về chưa kịp nhập kho để
đảm bảo cho việc sản xuất và thời hạn giao hàng
 Nguyên vật liệu xuất ra sẽ được hạch toán theo giá tạm tính là giá bình
quân kỳ trước và cuối kỳ giá nguyên vật liệu thực tế xuất kho mới được tính.
Đồng thời, đơn vị tiến hành lập bảng phẩn bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ để tính ra số chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã phát sinh liên quan đến chi
phí sản xuất làm căn cứ ghi sổ chi tiết Tk 621 và tính giá thành sản phẩm.
NGUYỄN THỊ NGUYỆT KẾ TOÁN 49D

25

×