Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Mạc Tử Dung với cái tên “Tham Tướng” ở Cần Thơ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.19 KB, 5 trang )

Mạc Tử Dung với cái tên “Tham Tướng” ở Cần Thơ.
Mạc Tử Dung (1) (? - 1780), là võ tướng trải hai triều chúa Nguyễn (Nguyễn
Phúc Thuần và Nguyễn Phúc Ánh), Việt nam.
*
Thân thế & sự nghiệp
Mạc Tử Dung, người Hà Tiên, là con trai thứ năm của Nguyễn Hiếu Túc
(Hiếu Túc Thái phu nhân), vợ chính của Đô đốc Mạc Thiên Tứ.
Sử liệu không cho biết gì về thời tuổi nhỏ ông. Mãi đến khi chúa Nguyễn
Phúc Thuần (tức Định Vương) dừng đóng ở Bến Nghé (thuộc Gia Định),
vào tháng 2 năm Ất Mùi (1775), Mạc Thiên Tứ đem các con từ Trấn Giang
(nay là vùng Cần Thơ) (2) đến hành tại bái yết. Chúa khen và ủy lạo, gia
thăng làm Đô đốc Quận công, cho con là Tử Dung làm Tham tướng Cai cơ
(3), khiến điều về đạo Trấn Giang đóng giữ.
Vậy là kể từ khi được phong chức trên (1775) đến 1777, Mạc Tử Dung cùng
với cha (Mạc Thiên Tứ) và các anh em khác là Mạc Tử Hoàng, Mạc Tử
Thảng (hoặc Thượng) phò tá chúa Nguyễn Phúc Thuần, đóng giữ ở Trấn
Giang và dốc sức phát triển vùng đất này.
Hà Tiên trấn Hiệp trấn Mạc thị gia phả (gọi tắt là Mạc thị gia phả) của Vũ
Thế Dinh (4), kể:

Ông (Mạc Thiên Tứ) bảo quan Tham tướng (Mạc Tử Dung) chỉ huy binh sĩ
vào đạo Đông Khẩu tập hợp lính tráng ủng hộ vua, và kết hợp các đạo quân
để đánh quân Tây Sơn. Địch thua phải rút lui. Tham tướng trở về Trấn
Giang lập chướng ngại, chống giữ cửa thành. Rồi vào khoảng tháng bảy năm
Đinh Dậu (1777), ông (Mạc Thiên Tứ) phụng giá đưa vua (Định Vương) đi
trước, giữ Tham tướng ở lại, vào đoạn sông hẹp (vùng đất Cần Thơ) đốn
cây, chặt gỗ mà lấp bít đường nước.''
Cũng vào năm này (1777), xa giá của Nguyễn Phúc Dương (tức Tân Chính
Vương) bị quân Tây Sơn truy đuổi cũng chạy đến đây, nhưng vì binh lực của
họ Mạc không cân sức, nên cuối cùng cả hai chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc
Thuần, Nguyễn Phúc Dương) đều bị bắt và bị giết chết. (5)


Hoàng Việt hưng long chí kể tiếp:
Sau khi, Nguyễn Huệ đã giành được toàn thắng, bèn sai người đi dò xét tông
tích Thế Tổ (Nguyễn Phúc Ánh, cháu của Nguyễn Phúc Thuần, người được
kế ngôi lúc mới 17 tuổi, khi cả hai chúa Nguyễn đều bị giết chết), lại sai
người đến Kiên Giang chiêu dụ Mạc Thiên Tứ. Thiên Tứ không chịu theo,
bèn lánh ra Phú Quốc. Ít lâu sau, vua nước Xiêm là Trịnh quốc Anh sai sứ
đón Thiên Tứ (cùng các con) sang Xiêm. Tôn Thất Xuân từ Long Xuyên (Cà
Mau) chạy thoát ra hải đảo, rồi theo Mạc Thiên Tứ sang Xiêm xin cứu viện.''
(6)
Kể về cái chết của nhiều người họ Mạc, trong số đó có Mạc Tử Duyên, sách
Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, chép:
Canh Tý, năm thứ 3 (1780)...mùa hạ tháng 6, sai Cai cơ là Sâm Đức Hầu,
Tĩnh Viễn Hầu làm sứ thần sang nước Xiêm. Vừa gặp tàu buôn của vua
Xiêm về báo rằng, tàu (Xiêm) từ Quảng Đông (Trung Quốc) về, qua phần
biển Hà Tiên bị chủ tướng là Chưởng cơ Thăng Bình Hầu cướp của giết
người. Phi Nhã Tân (Taksin, tức Trịnh Quốc Anh (7)) giận lây, bỏ sứ giả
vào ngục. Rồi thì Bồ Ông Giao từ Cao Miên về Xiêm tố cáo rằng nó bắt
được thư mật của Gia Định khiến Xuân Quận Công (Tôn Thất Xuân) và
Tông Quận Công (Mạc Thiên Tứ) làm nội ứng mưu lấy thành Vọng Các.
Vua Xiêm tin lời, ngày mồng 5 tháng 10 bắt giam tra hỏi, đều kêu oan không
nhận. Tham tướng Mạc Tử Dung cố sức cải là bị oan. Phi Nhã Tân bèn đánh
chết. Tông Quận Công tự tử. Ngày 24 tháng 10 năm Canh Tý (1780), Xuân
Quận Công, sứ thần nước ta, cùng con cháu người nhà của Tông Quận
Công, cộng 53 người đều bị giết chết. Phàm nhân dân Việt Nam ở đất ấy đều
bị đày ra biên thùy xa”. (8)
Hiện nay, hằng năm, cứ đến ngày 24 tháng 10 Âm lịch, tại Đền thờ họ Mạc,
một lễ cúng “Đồng cuộc” (tức giỗ hội) được tổ chức trọng thể, để tưởng nhớ
36 người họ Mạc bị tử nạn ở Xiêm năm Canh Tý (1780).
Năm 1788, theo Mạc thị gia phả, thì Cai cơ Mạc Công Bính, đem hài cốt
Mạc Thiên Tích, Mạc Tử Dung... về cải táng nơi khu mộ dòng họ Mạc, trên

núi Bình San, Hà Tiên.
Ngộ nhận
Họ Mạc có hai người làm Tham tướng, đó là Mạc Tử Dung và Mạc Tử
Sanh.
Và theo nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt, thì không có ông nào mất ở Cần
Thơ và những cái tên: cầu ''Tham Tướng'', rạch ''Tham Tướng'', chợ ''Tham
Tướng'' (nay thuộc phường Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ), được đặt theo
chức vụ của Mạc Tử Duyên. Vì theo ''Mạc thị gia phả'', chính ông Duyên
mới là người đã “lập chướng ngại chống giữ cửa thành...đốn cây chặt gỗ mà
bít đường nước”, và còn vì chỗ ấy, xưa là bản doanh của Tham tướng
Duyên, chứ không phải của Mạc Tử Sanh như một số nguồn đã ghi (9).
Chú thích
(1) Mạc Tử Dung hay Duyên hay Diên (Nghiên cứu lịch sử, sách ở mục
tham khảo, tr. 137), tuy nhiên, sách Hà Tiên trấn Hiệp trấn Mạc thị gia phả
của Vũ Thế Dinh chép rõ tên là Tử Dung.
(2) Lê Ngọc Miên, trong bài viết Địa danh Tham tướng ở Cần Thơ đăng trên
tạp chí Xưa & Nay (số 258 tháng 4 năm 2006, tr. 40), viết rằng “lúc này,
Mạc Thiên Tứ ở Hà Tiên, nghe chúa Nguyễn vào Nam mới thu xếp đem con
đến bái yết” là không chính xác.
Bởi vì năm 1771, quân Xiêm đánh chiếm và tàn phá Hà Tiên, Mạc Thiên Tứ
cùng thân thuộc phải di tản về Trấn Giang. Năm 1772, chúa Nguyễn Phúc
Thuần sai Chưởng cơ Nguyễn Cửu Ðàm, thống suất hai đạo Bình Khánh và
Bình Thuận, sang Chân Lạp đánh quân Xiêm và đưa Nặc Ông Tôn lên ngôi.
Vua Xiêm là Trịnh Quốc Anh làm áp lực buộc quân Việt phải dừng chân tại
Bangkok không được tiến xa hơn. Sau cùng hai bên đi đến một thỏa thuận:
chúa Nguyễn rút quân khỏi Chân Lạp và chấp nhận để Nặc Ông Nôn (Ang
Non II), người được Trịnh Quốc Anh chỉ định, lên ngôi vua, còn quân Xiêm
rút khỏi Hà Tiên.
Năm 1773, vua Xiêm cho rút quân khỏi Hà Tiên, Phú Quốc và Hòn Đất, trả
lại người con gái bị bắt làm tù binh cho Mạc Thiên Tứ, nhưng buộc Mạc

Thiên Tứ phải giao hoàng tử Chiêu Thúy cho quân Xiêm. Chiêu Thúy bị
Trình Quốc Anh mang về Bangkok hành quyết. Sau đó, Mạc Thiên Tứ sai
con là Mạc Tử Hoàng về Hà Tiên tiếp nhận và sửa sang lại thành trì, dinh
thự, còn ông vẫn ở lại Trấn Giang.
(3)Sách Sổ tay hành hương đất phương Nam còn cho biết hai người con khác
của Mạc Thiên Tứ cũng được phong vào dịp này, đó là Mạc Tử Hoàng làm
Chường cơ, Mạc Tử Thượng làm Cai cơ (sách ghi ở mục tham khảo, tr.
400).

(4) Vũ Thế Dinh, biệt hiệu Thận Vi Thị, làm chức Hà Tiên trấn Tùng trấn
cai đội, tước Dinh Đức hầu. Ông viết xong “Hà Tiên trấn, Hiệp trấn Mạc thị
gia phả” vào năm Gia Long thứ 17, ngày 19 tháng 6 năm Mậu Dần, tức ngày
21 tháng 7 năm 1818. Căn cứ theo lời bạt ở sách này thì ông mồ côi từ năm
9 tuổi, được vào làm môn nhân cho Mạc Thiên Tứ và được nuôi dạy cho đến
khi nên người. Gia phả này hiện có hai ở Thư viện Hán Nôm Hà Nội (bản
A.39 và bản A. 1321).
(5) Chúa Nguyễn Phúc Thuần bị Tây Sơn bắt tại vùng Ba Thắc (thuộc Cà
Mau), chúa Nguyễn Phúc Dương bị bắt tại Ba Việt (tức Ba Vác, rạch Cái
Mơn, cù lao Mỏ Cày ở Bến Tre) và đều bị hành quyết gần chùa Kim
Chương (thuộc Gia Định), lối năm 1777.
(6) Trích Hoàng Việt hưng long chí. Và tác giả sách này, còn gọi Mạc tử
Dung là Dục (sách nơi mục tham khào, tr. 79 và 89).
(7) Sách Hoàng Việt hưng long chí ghi chú: Trịnh Quốc Anh là người Triều
Châu, nhà Thanh. Cha tên là Yển, ngụ cư ở Xiêm làm quan trưởng đất
Mường Tát. Ông Yển chết, Quốc Anh thay cha xưng là “Phi Nhã Tân”, có
nghĩa là Quốc vương (tr. 78).
Sách Nghiên cứu Hà Tiên ghi tên (phiên âm) vua Xiêm này là Trịnh Tân.
Và sách đã dẫn thêm một đoạn trong Lịch sử vương quốc Thái Lan: “Từ
tháng 2 năm 1976 đến tháng 4 năm 1767, quân Miến Điện (hay Diến Điện)
vây hãm rồi tàn phá kinh đô Ayuthya. Vua Xiêm và thái tử mất tích. Nhà

nước hậu Ayuthya sụp đổ, loạn lạc nổi lên khắp nơi. Trịnh Tân (Phraya Tak)
là một tướng gốc Hoa, cùng với 500 người chiếm cứ Chantaboun làm căn
cứ. Tháng 10 năm 1767, họ chiếm lại Vọng Các (Bangkok), dân chúng đồng
lòng tôn ông lên làm vua. Sau đó, Trịnh Tân đánh đuổi được quân Miến
Điện. Vì thế, tác giả Nghiên cứu Hà Tiên kết luận Trịnh Tân không phải là
người cưỡng đoạt (tiếm vị) ngôi vua Xiêm, như một số tác giả trước đây đã
viết (tr. 156).
(8) Ông Nguyễn Quảng Tuân trong bài viết “Chữ Hiểu trong nhan đề bài thơ
Tiêu Tự hiểu chung” trên ''tạp chí Hán Nôm'' số 5 (60) năm 2003 và ''Từ điển
nhân vật lịch sử Việt Nam'', sách ghi ở mục tham khảo, cùng cho rằng Mạc
Tử Hoàng chết ở bên Xiêm cùng với Mạc Thiên Tứ (tử tiết), Mạc Tử
Thượng (hoặc Thảng), Tử Tử Dung (cả hai đều bị vua Xiêm sai giết) là
không đúng. Căn cứ vào mộ bia của Mạc Tử Hoàng trên núi Bình San (Hà
Tiên), thì ông Dung mất năm 1820.
(9) Theo Trương Minh Đạt, tác giả sách Nghiên cứu Hà Tiên, thì các sách
như: ''Cần Thơ xưa và nay'' của Huỳnh Minh, sách ''Địa chí Cần Thơ'', ''Sổ
tay hành hương đất phương Nam'','' Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam'' của
Nguyễn Q. Thắng & Nguyễn Bá Thế và nhiều bài viết cùng tài khác, ghi
Tham tướng Mạc Tử Sanh đã chết bệnh ở Cần Thơ hoặc đã tử trận trong khi
đánh nhau với quân Tây Sơn ở Cần Thơ là sai. Ngoài ra, ''Từ điển nhân vật
lịch sử Việt Nam'' còn ghi chú: “(Mạc Tử Sanh) có sách chép là Mạc Tử
Duyên, khiến người đọc hiểu lầm Mạc Tử Duyên và Mạc Tử Sanh là một
người.
Bùi Thụy Đào Nguyên, soạn.
Long Xuyên, tháng 2 năm 2009.
Nguồn tham khảo
-Trương Minh Đạt, Nghiên cứu Hà Tiên, do Tạp chí Xưa & Nay và Nxb Trẻ
cùng ấn hành, 2008, tr. 137-148.
- Địa chí Cần Thơ, đoạn liên quan tại địa chỉ:
[ />mod=newsdetail&newsid=299&sesid=20]

- Huỳnh Minh, đoạn ''Mạc Tử Sanh'' trong Cần Thơ xưa tại địa chỉ:
[ />Sanh.html]
- Nguyễn Q. Thắng & Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam,
Nxb KHXH, 1992, tr. 438.
- Sổ tay hành hương đất phương Nam. Nhiều người soạn, Huỳnh Ngọc Trảng
chủ biên, Nxb Tp. HCM, tr. 400.
- Ngô Giáp Đậu, Hoàng Việt hưng long chí, Nxb Văn học, 1993, tr. 79
- Trịnh Hoài Đức, Gia định thành thông chí, Nxb Giáo dục, 1998, tr. 129.

×