Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Tăng cường phổ biến pháp luật cho đoàn viên, thanh thiếu nhi trên địa bàn huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa giai đoạn 2016 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.04 KB, 59 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

HÀ HUY GIÁP

TĂNG CƯỜNG PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT
CHO ĐOÀN VIÊN, THANH THIẾU NHI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM THỦY,
TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2016 - 2019

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2016
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

ĐỀ ÁN

TĂNG CƯỜNG PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT
CHO ĐOÀN VIÊN, THANH THIẾU NHI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM THỦY,
TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2016 - 2019

Người thực hiện: Hà Huy Giáp
Lớp: Cao cấp lý luận chính trị B8 - 15
Chức vụ: Phó bí thư Huyện Đoàn
Đơn vị công tác: Huyện đoàn huyện Cẩm Thủy, Tỉnh Thanh hóa


HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban thường vụ Huyện ủy Cẩm Thủy – Ban tổ
chức Tỉnh ủy Thanh Hóa và Ban giám đốc Học viện Chính trị Khu vực I, từ
tháng 9/2015 đến nay tôi được tham gia học lớp cao cấp chính trị dành cho
cán bộ lãnh đạo quản lý tại Học viện Chính trị Khu vực I.
Qua gần một năm học tập và sinh sống tại nhà trường tôi được các thầy,
cô của Học viện Chính trị Khu vực I, truyền đạt những kiến thức về lý luận
chính trị. Đây là những nội dung hết sức bổ ích và cần thiết cho bản thân tôi
trong việc thực thi nhiệm vụ tại cơ quan công tác, qua đó giúp tôi nhận thức rõ
hơn về các vấn đề lý luận, đồng thời hiểu rằng muốn đạt kết quả cao trong công
tác quản lý cần phải nắm kiến thức lý luận, vận dụng sáng tạo, kết hợp linh
hoạt với thực tiễn để giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ được giao.
Tôi xin bầy tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban giám đốc, giáo viên chủ
nhiệm, giảng viên hướng dẫn làm đề án tốt nghiệp, các thầy cô giáo, nhân
viên trong Học viện Chính trị Khu vực I, Ban Thường vụ Huyện ủy Cẩm
Thủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Thanh Hóa luôn tạo điều kiện thuận lợi trong thời
gian tôi học tập và sinh sống tại trường.
Xin được kính chúc Ban giám đốc, đội ngũ các thầy, cô giáo, nhân viên
trong Học viện, Ban Thường vụ Huyện ủy Cẩm Thủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy
Thanh Hóa sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Tác giả

Hà Huy Giáp


MỤC LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


BCV
CLB
ĐVTN
HDND
PBGDPL

THPT
TTV
UBND

Báo cáo viên
Câu lạc bộ
Đoàn viên thanh niên
Hội đông nhân dân
Phổ biến giáo dục pháp luật
Trung học phổ thông
Tuyên truyền viên
Ủy ban nhân dân


1

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do xây dựng đề án
Đoàn viên thanh thiếu nhi là thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng của
Đảng, của dân tộc, lớp người xây dựng và phát triển đất nước, sự phát triển
của thanh thiếu nhi không những quan hệ đến vận mệnh và tồn tại của đất
nước, mà còn ảnh hưởng đến tương lai của dân tộc. Vì vậy, “giáo dục đạo
đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo thanh thiếu niên thành những người
thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng, vừa chuyên” như lời Hồ Chủ

Tịch là nhiệm vụ cần thiết trong mọi thời đại và cấp bách trong tình hình hiện
nay, trong đó, giáo dục pháp luật, trang bị kiến thức pháp luật cho đoàn viên,
thanh niên là nhiệm vụ không thể thiếu trong việc bồi dưỡng, phát triển thanh
niên Việt Nam.
Xác định thanh thiếu niên luôn là lực lượng chiến lược của quốc gia
dân tộc, Đảng ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm giáo dục
toàn diện cho thanh thiếu niên, nâng cao tri thức, trình độ văn hóa cho thanh
niên. Tại Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4
(khóa VII), đã nêu: Thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất
nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay
không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa
hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh thiếu niên, vào việc bồi
dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh thiếu niên; Công tác thanh niên là vấn đề sống
còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của
cách mạng. Trong Báo cáo văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ
X cũng nêu: đối với thế hệ trẻ, thường xuyên giáo dục chính trị, truyền thống,
lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát
triển thể lực, trí tuệ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời, Nghị


2

quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tiếp tục khẳng
định: xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam có ý thức chấp hành pháp luật…
Thực hiện các văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước về
PBGDPL, thời gian qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền trên địa bàn huyện đã
triển khai nhiều các biện pháp mang tính vĩ mô và vi mô để PBGDPL cho cán

bộ, đoàn viên thanh thanh thiếu nhi và nhân dân. Các Thông tri, Nghị quyết,
Quyết định, Kế hoạch, Chương trình chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện
PBGDPL của Huyện ủy- HĐND-UBND huyện đã được ban hành nhằm tổ
chức PBGDPL có trọng tâm, trọng điểm, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương; hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật
đã được phổ biến bằng nhiều hình thức phong phú, phù hợp đáp ứng phần lớn
nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ và nhân dân. Chất lượng hoạt động của
Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng được nâng lên, từng
bước đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ Đoàn - Đội trực tiếp làm
công tác PBGDPL không ngừng được tăng lên về số lượng và được bồi dưỡng
về chuyên môn nghiệp vụ PBGDPL. Từ kết quả PBGDPL đó đã tạo ra những
chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán
bộ, đoàn viên thanh thiếu nhi và nhân dân, hạn chế các hành vi vi phạm pháp
luật, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên, nhìn tổng thể trên thực tế, công tác PBGDPL của huyện
chưa thực sự đáp ứng yêu cầu bức thiết của quản lý Nhà nước, quản lý xã hội
bằng pháp luật trong giai đoạn hiện nay. Đó là nhiều văn bản pháp luật chưa
được phổ biến kịp thời đến nhân dân để thực hiện; sự hiểu biết pháp luật của
một bộ phận cán bộ đoàn viên, thanh niên, nhân dân còn hạn chế dẫn đến tình
trạng vi phạm pháp luật còn diễn ra ở một số nơi, một số lĩnh vực, việc đầu tư


3

cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động PBGDPL chưa tương xứng với yêu
cầu, nhiệm vụ của công tác PBGDPL giai đoạn hiện nay.
Chính vì vậy tôi chọn đề án là “ Tăng cường phổ biến pháp luật cho
đoàn viên, thanh thiếu nhi trên địa bàn huyện Cẩm Thủy, tỉnh thanh hóa giai
đoạn 2016 - 2019”
2. Mục tiêu của đề án

2 1. Mục tiêu chung
Nhằm tổng hợp một cách có hệ thống về lý luận và đánh giá thực trạng
hoạt động tuyên truyền, PBGDPL; xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
Nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL trên địa bàn huyện Cẩm Thủy,
tỉnh Thanh hóa, giai đoạn 2016 - 2019, từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp
luật trong đoàn viên thanh thiếu nhi trên địa bàn huyện, góp phần thực hiện
sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Đến hết năm 2019 công tác PBGDPL phấn đấu đạt được các mục tiêu
cụ thể sau đây:
Từ 90- 95% đoàn viên thanh thiếu nhi được tuyên truyền các văn bản
pháp luật nói chung và các văn bản pháp luật liên quan đến thanh thiếu nhi; từ
95% trở lên cán bộ ĐVTN nắm vững các quy định của pháp luật thuộc lĩnh
vực hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của mình; 80% người lao động là
thanh niên trong các thành phần kinh tế được phổ biến các quy định pháp luật
liên quan; 100% ĐVTN trong lực lượng vũ trang nhân dân được trang bị kiến
thức pháp luật liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ.
Xây dựng và củng cố, tăng cường bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ
cho các Báo cáo viên pháp luật (BCV) cấp cơ sở, tuyên truyền viên pháp luật


4

(TTV) ở cơ sở (Đội ngũ làm công tác PBGDPL) vững vàng về chính trị, giỏi
về chuyên môn, nghiệp vụ và nhiệt huyết với công việc.
3. Giới hạn của đề án
3.1. Giới hạn về không gian: địa bàn Huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh hóa.
3.2. Giới hạn về thời gian: thực trạng 2012- 2015, định hướng giai
đoạn 2016- 2019.

3.3. Đối tượng áp dụng: Đoàn viên, thanh thiếu nhi
3.4. Nội dung: Công tác phổ biến pháp luật


5

B. NỘI DUNG
1. Cơ sở xây dựng đề án
1.1. Cơ sở khoa học
Cơ sở khoa học của đề án dựa vào chuyên ngành Triết học, Nhà nước và
Pháp luật là chủ yếu, trong đó triết học chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa tồn
tại xã hội và ý thức xã hội, còn khoa học về nhà nước và pháp luật chỉ ra sự cần
thiết phải nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật cho mọi chủ thể trong xã
hội, đặc biệt trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta.
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến đề án
Khái niệm Đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh:
Đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là thanh niên Việt
Nam tiên tiến, phấn đấu vì lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch
Hồ Chí Minh, có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc; có lối sống lành mạnh,
cần kiệm, trung thực; tích cực, gương mẫu trong học tập, lao động, hoạt động
xã hội và bảo vệ Tổ quốc, gắn bó mật thiết với thanh niên; chấp hành nghiêm
chỉnh pháp luật của Nhà nước và Điều lệ Đoàn (điểm 1, Điều 1, Điều lệ Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh).
Khái niệm về thanh thiếu nhi bao gồm thanh niên và thiếu nhi
Khái niệm Thanh niên Việt Nam:
Thanh niên Việt Nam là những người từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi; gồm
những người có sức khỏe thể chất đạt đến đỉnh cao; năng động, nhiệt huyết, dám
nghĩ, dám làm, thích giao lưu học hỏi để nâng cao trình độ về mọi mặt, mong
muốn được đóng góp cho xã hội để khẳng định bản thân. Họ là một lực lượng
quan trọng của xã hội hiện tại cũng như trong tương lai. (Luật thanh niên, 2005).

Khái niên về thiếu nhi
Là trẻ em có độ tuổi từ 6 đến 15 (Trong đó từ 6 đến 8 tuổi là sao nhi
đồng: Từ 9 đến 15 tuổi là đội viên đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh)


6

Khái niệm phổ biến pháp luật: Được hiểu theo hai nghĩa, nghĩa hẹp là
giới thiệu tinh thần văn bản pháp luật cho đối tượng của nó; nghĩa rộng là
truyền bá pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân.
Từ khái niệm về pháp luật nêu trên có thể hiểu phổ biến pháp luật cho
đoàn viên,thanh thiếu nhi là:
Cung cấp cho đoàn viên, thanh thiếu nhi những tri thức pháp luật, tạo
niềm tin tình cảm và hành vi phù hợp với yêu cầu của pháp luật để họ có đầy
đủ khả năng tham gia vào các quan hệ xã hội.
*Đặc điểm của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đoàn viên
thanh thiếu nhi
Trong giai đoạn hiện nay, ĐVTN là lực lượng nòng cốt tham gia vào
các hoạt động kinh tế xã hội, vì vậy việc thường xuyên trang bị kiến thức
pháp luật để không ngừng nâng cao hiểu hiểu biết, tôn trọng và tự giác tuân
thủ pháp luật luôn là vấn đề cần được quan tâm đúng mức. Trong quá trình
giáo dục pháp luật cho ĐVTN cần chú ý những đặc trưng sau đây:
* Đặc điểm về mục đích giáo dục pháp luật
- Một là, cung cấp những kiến thức pháp luật cơ bản và từng bước nâng
cao tri thức pháp luật cho công dân. Đây là mục đích hàng đầu bởi vì pháp
luật của Nhà nước không phải khi nào cũng được mọi người trong xã hội biết
đến, tìm hiểu, đồng tình ủng hộ và nghiêm chỉnh thực hiện. Mặc khác pháp
luật của Nhà nước cũng có thể được một bộ phận nhân dân quan tâm tìm hiểu,
nắm bắt nhưng chỉ là số ít và chủ yếu chỉ phục vụ cho công việc của họ, còn lại
số đông nhân dân, khi đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn thì việc tiếp cận

với pháp luật vẫn còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy cần phải giáo dục pháp luật
để giúp cho người dân hiểu biết, nắm bắt kịp thời những quy định của pháp luật
mà không mất quá nhiều thời gian, công sức cho việc tìm hiểu, học tập.


7

- Hai là, hình thành tình cảm và lòng tin đối với pháp luật.
Trong đời sống xã hội, pháp luật chỉ có thể được mọi người thực hiện
nghiêm chỉnh, tự giác khi họ tin tưởng vào những quy định của pháp luật.
Thông qua việc giáo dục tình cảm công bằng, biết xác định những tiêu chuẩn,
đánh giá tính công bằng của pháp luật, biết đối xử với người khác và với
chính mình bằng các tiêu chuẩn công bằng thể hiện qua các quy phạm pháp
luật, thông qua việc giáo dục tình cảm, trách nhiệm, ý thức tuân thủ pháp luật
ở mọi nơi, mọi lúc, khi đã có lòng tin vào pháp luật con người sẽ có những
hành vi hợp pháp.
- Ba là, hình thành động cơ, hành vi và thói quen xử sự theo pháp luật.
Động cơ và hành vi hợp pháp của con người được hình thành bởi nhiều
yếu tố tác động, trong đó giáo dục pháp luật là yếu tố có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng. Thông qua giáo dục pháp luật con người mới có tri thức pháp luật, có lòng
tin và tình cảm vào pháp luật trên cơ sở đó hình thành ở họ thói quen thực hiện
hành vi hợp pháp, tự giác, tích cực. Khi đó ý thức pháp luật của công dân ngày
càng được nâng cao, pháp chế xã hội chủ nghĩa được tăng cường.
Đối với đối tượng tuyên truyền PBGDPL là đoàn viên, thanh thiếu nhi,
bên cạnh những mục đích chung nêu trên thì mục đích của tuyên truyền
PBGDPL còn có những đặc điểm riêng sau:
- Nâng cao khả năng hiểu biết và sử dụng pháp luật, tự bảo vệ quyền và
lợi ích chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, thanh thiếu nhi.
- Giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh thiếu nhi nhằm xóa bỏ những
hủ tục lạc hậu, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của địa phương, phát huy

truyền thống tốt đẹp của thanh thiếu nhi trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Giáo dục pháp luật nhằm hình thành động cơ tích cực và hành vi phù
hợp pháp luật. Mục đích này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi vì trong số


8

các mục đích của GDPL thì mục đích cuối cùng phải được thể hiện ở hành vi
xử sự hợp pháp của con người. Các mục đích về nhận thức và mục đích tình
cảm là để phục vụ cho mục đích hình thành động cơ tích cực và hành vi phù
hợp pháp luật.
* Đặc điểm về chủ thể giáo dục pháp luật cho đoàn viên thanh thiếu
nhi
Trong điều kiện đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới và hội
nhập quốc tế hiện nay, phổ biến pháp luât là trách nhiệm của các cấp ủy đảng,
của các cơ quan bộ máy Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể
quần chúng... Tuy nhiên, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ hay trách nhiệm
pháp lý của các tổ chức, cá nhân làm công tác tuyên truyền PBGDPL, chủ thể
tuyên truyền PBGDPL thường được chia thành hai loại là chủ thể chuyên
nghiệp và chủ thể không chuyên nghiệp.
Đối với đối tượng giáo dục là đoàn viên thanh thiếu nhi thì chủ thể giáo
dục pháp luật rất đa dạng, đó là các giảng viên của các Trung tâm bồi dưỡng
chính trị, các bộ công chức thuộc các cơ quan hành pháp, tư pháp, các báo cáo
viên, tuyên truyền viên pháp luật, các luật gia, luật sư, cán bộ Đoàn, Đội, Hội,
giáo viên các cấp... Tuy nhiên có thể nói rằng chủ thể chủ yếu của phổ biến
cho đoàn viên thanh thiếu nhi hiện nay là những cán bộ Đoàn, Hội, các Chủ
nhiệm Câu lạc bộ pháp luật; cán bộ Đoàn, Đội, Hội cơ sở là thành viên của
các tổ hòa giải; các cộng tác viên, tuyên truyên viên của Đoàn, Hội, giáo
viên… là những người thường xuyên thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, vân
động ĐVTN thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của

Nhà nước.
* Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn, Đội, Hội trong công tác phổ
biến pháp luật cho thanh thiếu nhi


9

Chức năng của tổ chức Đoàn, Đội, Hội là: Tập hợp, vận động, giáo dục
đoàn viên thanh thiếu nhi phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao
trình độ, năng lực về mọi mặt. Đại diện tầng lớp ĐVTN tham gia xây dựng
Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chăm lo, bảo vệ quyền và
lợi ích chính đáng, hợp pháp của ĐVTN trong sản xuất và đời sống.
- Nhiệm vụ của tổ chức Đoàn, Hội: Tuyên truyền, giáo dục cho ĐVTN
hiểu biết đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị
quyết, chỉ thị của Đoàn, Đội, Hội, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu
nước, ý chí cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, lao động sáng tạo của thế
hệ trẻ. Vận động, tập hợp và làm nòng cốt tổ chức các phong trào phát triển
kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh. Chăm lo đời sống vật chất và
tinh thần của đoàn viên thanh thiếu nhi. Là thành viên tích cực trong hệ thống
chính trị thực hiện các chính sách, pháp luật, các chương trình phát triển kinh
tế - xã hội của Nhà nước. Đoàn kết, tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức
Đoàn, Hội, phát triển và nâng cao chất lượng đoàn viên thanh niên. Xây dựng
tổ chức Hội vững mạnh về mọi mặt; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn, Hội đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
1.1.2. Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và của Đảng cộng sản Việt Nam về thanh niên và giáo dục thanh niên
Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, vấn đề thanh
niên luôn có tầm quan trọng đặc biệt. Thanh niên là một lớp người, một thế hệ
sống hoà đồng trong cộng đồng xã hội, mang trọng trách bảo lưu, kế thừa và
phát triển những giá trị vật chất và văn hoá của thế hệ trước đã xây dựng.

Thanh niên phân bố trong tất cả các giai cấp, tầng lớp của xã hội, vừa mang
những đặc điểm chung của thế hệ trẻ, vừa có những đặc điểm riêng của mỗi
giai cấp, tầng lớp, tạo nên sự phong phú về tính cách, nhu cầu, lợi ích…


10

Khi nghiên cứu về thanh niên, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác
- Lênin đã nhận thấy vai trò to lớn của thanh niên trong sự nghiệp cách
mạng thế giới.
Trong giáo dục thanh niên, các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa
học yêu cầu phải có những phương châm, biện pháp phù hợp, trong đó quan
trọng nhất là phải biết xuất phát từ nhu cầu và lợi ích chính đáng của họ. Từ
thực tiễn, các nhà kinh điển rút ra kết luận rằng mọi cách làm khiên cưỡng,
khuôn sáo, áp đặt, hình thức chủ nghĩa đều không đem lại hiệu quả trong công
tác giáo dục thanh niên, đồng thời phải thường xuyên đấu tranh chống lại
những biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội trong phong trào thanh niên gồm:
khuyến khích hành động bản năng tự phát vô chính phủ, anh hùng cá nhân; sự
sùng bái ngu dốt, đứng ngoài chính trị; tước bỏ xu hướng cách mạng trong
phong trào thanh niên; đối lập thế hệ với Đảng cộng sản (xung đột thế hệ), coi
thường lớp trẻ, phỉnh nịnh thanh niên.
Lênin còn khẳng định: giáo dục thanh niên không phải là nói cho họ
nghe những diễn văn hào hùng, êm dịu hay những phép tắc đạo đức mà phải
tổ chức họ, đưa họ vào cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản để họ tự nhận thức
những yêu cầu, chuẩn mực mà những người cộng sản muốn truyền thụ.
Kế thừa di sản tư tưởng quý báu của C.Mác, Ph.Ăngghen và Lênin,
chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển sáng tạo các luận điểm
mácxít vào hoàn cảnh thực tiễn của cách mạng Việt Nam, Người cho rằng:
Thứ nhất, thanh thiếu niên là lực lượng quyết định vận mệnh của dân
tộc, tương lai của đất nước.

Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, phần phụ lục “Gửi
thanh niên Việt Nam”, Người đã tha thiết kêu gọi đám thanh niên sớm già của
Đông Dương hồi sinh để cứu lấy Đông Dương. Chỉ ít ngày sau tuyên ngôn
độc lập, trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường, Người viết về trách


11

nhiệm của thanh thiếu niên là học tập để đưa Việt Nam sánh vai các cường
quốc năm châu. Năm 1947, trong thư gửi thanh niên, Người khẳng định: nước
nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên.
Thứ hai, thanh niên là lực lượng to lớn, xung kích trong sự nghiệp
cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước.
Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Tuổi trẻ trong quan niệm của Người
là sự khởi đầu, như mùa xuân trăm hoa đua nở trong cuộc đời của mỗi con
người, là nhựa sống của dân tộc. Đó là lớp người có tuổi trẻ, có sức khoẻ,
năng động và sáng tạo, họ là rường cột của đất nước, tương lai của dân tộc, họ
là lớp người có hoài bão, ước mơ, giàu nghị lực, khát khao với nghĩa lớn của
dân tộc, của Đảng, là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh: từ khi Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời và trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo, đã có
hàng triệu thanh niên hăng hái xung phong ở tuyến đầu của Tổ quốc, nhiều
thanh niên đã trở thành cán bộ trung kiên của Đảng, nhiều người đã trở thành
những anh hùng, liệt sỹ, những tấm gương sáng chói cho thế hệ thanh niên
sau này học tập và noi theo. Người yêu quý thanh niên vì: thanh niên là người
xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hoá, trong sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội, là những đội quân xung kích, là đại biểu tinh thần
tự tôn, tự lập của dân tộc ta mấy ngàn năm để lại…
Thứ ba, thanh niên là đội hậu bị, cánh tay phải đắc lực của Đảng
Thanh niên luôn đi đầu trong công việc thực hiện đường lối do Đảng

đề ra, là nguồn bổ sung cho đội ngũ của Đảng những người trẻ, khoẻ ngày
càng đông, càng mạnh. Theo Người: Trong mọi công việc thanh niên ta luôn
hăng hái xung phong và họ là cánh tay đắc lực của Đảng.
Đoàn Thanh niên là cánh tay và đội hậu bị của Đảng, là tổ chức gần
gũi của Đảng, lại là lực lượng tích cực, gương mẫu trong mọi việc thực hiện


12

những chủ trương chính sách, là lực lượng kế thừa sự nghiệp cách mạng của
Đảng, của dân tộc, là người bổ sung thường xuyên đảng viên trẻ cho Đảng, là
người trực tiếp giúp Đảng giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho thanh niên, vận
động thanh niên đi theo lý tưởng của Đảng, đồng thời lôi cuốn, tập hợp đông
đảo thanh niên xung phong vào những nơi khó khăn nhất. Thông qua tổ chức
Đoàn, Đảng nắm được lực lượng thanh niên và phát huy tốt vai trò của thanh
niên trong sự nghiệp cách mạng, chống lại âm mưu của các thế lực thù địch
nhằm phá hoại phong trào thanh niên, muốn đẩy thanh niên xa rời cách mạng.
Từ vị trí, vai trò to lớn của thanh niên, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra
việc giáo dục, đào tạo bồi dưỡng, phát huy vai trò của thế hệ trẻ trong mọi
thời kỳ cách mạng là trách nhiệm của nhân dân, các cơ quan giáo dục, của
Đảng, đến các đoàn thể quần chúng, trước hết là Đoàn Thanh niên, giúp họ
trở thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa
“chuyên” , đồng thời đây là một việc rất quan trọng, rất cần thiết, là một việc
làm hết sức công phu của chiến lược “ Trồng người”.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, công tác giáo dục đạo đức cách mạng
cần có phương châm khoa học đúng đắn: phải hiểu tâm lý, tính cách thanh
niên, phải tạo điều kiện để thanh niên rèn luyện trong thực tiễn cách mạng,
hết sức chú trọng chuẩn bị những điều kiện để thanh niên được học và hành,
tự tu dưỡng, tự rèn luyện.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ ra những phương pháp giáo dục đạo

đức cách mạng cho thanh niên. Người từng so sánh “óc những người tuổi trẻ
trong sáng như một tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh. Nhuộm đỏ thì
nó sẽ đỏ”. Vì vậy, giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống tuân thủ pháp luật
cho thanh niên phải được coi là một khoa học, với các phương pháp cơ bản:
- Kết hợp chặt chẽ, khoa học công tác giáo dục của các tổ chức thanh niên,
nhà trường, các đoàn thể xã hội với tự tu dưỡng, tự rèn luyện của thanh niên.


13

- Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong công tác
giáo dục đạo đức, pháp luật cho thanh niên.
- Công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, việc nêu gương,
khen thưởng người tốt việc tốt là phương pháp có ý nghĩa và tác dụng rất lớn.
- Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng đạo đức mới với đấu tranh loại bỏ
những hành vi vô đạo đức.
Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương đạo đức cách
mạng sáng ngời trong việc lựa chọn mục tiêu lý tưởng suốt đời chiến đấu, hy
sinh vì độc lập, hạnh phúc của nhân dân, vì lý tưởng cộng sản, tấm gương
sáng về tinh thần học tập, rèn luyện với những phẩm chất đạo đức nhân ái,
cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư... cho các thế hệ thanh niên Việt Nam.
Lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho
mọi hoạt động, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kế thừa và phát triển quan điểm về
thanh niên và việc giáo dục đạo đức, tuân thủ pháp luật cho thanh niên.
Ngay từ khi mới thành lập, Đảng đã có “án nghị quyết về Đông Dương
Thanh niên Cộng sản Đoàn”(năm 1931). Trong quá trình lãnh đạo cách
mạng, lãnh đạo công tác thanh niên, Đảng ta đã có rất nhiều văn kiện, chỉ thị,
nghị quyết, quyết định, trong đó Đảng luôn xác định thanh niên là một lực
lượng xã hội hùng hậu, là đội quân xung kích của cách mạng trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là lớp người kế thừa trung thành và xuất sắc sự

nghiệp cách mạng, chính thanh niên chứ không phải ai khác, giữ vị trí trung
tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người.
Chăm lo bồi dưỡng, giáo dục, đạo đức cách mạng cho thanh thiếu nhi
là nhiệm vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.
Những vấn đề về giáo dục thanh niên được đề cập trong các nghị
quyết của Đảng qua các kỳ đại hội và trong các nghị quyết chuyên đề về
công tác thanh niên như: Nghị quyết 181 của Ban Bí thư Trung ương Đảng


14

(Khoá III) ngày 25/9/1963 về “Tăng cường công tác Thanh niên”, Nghị
quyết 26 của Bộ chính trị (khoá V) về “Tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng” đối với công tác thanh niên ngày 04/07/1985, Nghị quyết 25 của Bộ
chính trị (Khoá VI) ngày 09/02/1991, Nghị quyết số 04 của Ban chấp hành
Trung ương Đảng (khoá VII) về “Công tác thanh niên trong tình hình mới”
ngày 04/01/1993 và gần đây nhất là Nghị quyết số 25 của Ban Chấp Hành Trung
ương Đảng Khóa X “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá”.
Trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng ta khẳng định:
Thường xuyên giáo dục chính trị, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối
sống tuân thủ pháp luật; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển
thể lực, trí tuệ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trách nhiệm rèn
luyện, giáo dục thanh niên được xác định thuộc về Đảng, Nhà nước, Đoàn
Thanh niên cộng sản, các đoàn thể và tổ chức chính trị xã hội là cơ bản.
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
1.2.1. Cơ sở chính trị
Xuất phát từ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác PBGDPL đối với
đời sống chính trị, xã hội, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan

tâm ban hành nhiều văn bản chính sách quan trọng về PBGDPL.
Trong các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI ( 1986), VII, VIII, IX, X,
XI, văn bản pháp luật của Nhà nước xác định PBGDPL là công việc thường
xuyên của các cơ quan Nhà nước, của các cấp, các ngành và nhấn mạnh vai
trò của PBGDPL trong việc thiết lập trật tự, kỷ cương xã hội, xây dựng nếp
sống và làm việc theo pháp luật trong nhân dân.
Cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội Đảng, trước yêu cầu phát triển của đất
nước trong từng thời kỳ, Đảng và Nhà nước đã ban hành các Nghị quyết, Chỉ


15

thị, Quyết định và phê duyệt các chương trình, dự án PBGDPL có mục tiêu
yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Trên cơ sở chủ trương, chính sách nêu trên của Đảng, công tác
PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh niên luôn được Nhà
nước quan tâm, ban hành nhiều văn bản, đề án, chương trình về PBGDPL,
trong đó thanh niên luôn được xác định là đối tượng chính. Như:
Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 07/01/1998 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ
năm 1998 đến năm 2002;
Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến
năm 2007;
Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến
năm 2012 xác định mục tiêu đến hết năm 2012 có 95% thanh thiếu niên được
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật...
Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban chấp hành Trung
ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác

thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
tiếp tục khẳng định “xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam có ý thức chấp
hành pháp luật…”.
1.2.2. Cơ sở pháp lý
Quyết định số 2106/QĐ-TTg ngày 26/11/2010 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm
nâng cao ý thức phápluật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011 – 2015. Đây là
cơ sở pháp lý toàn diện, đầy đủ cho công tác PBGDPL được triển khai ngang
tầm với nhiệm vụ được giao trong giai đoạn hiện nay.


16

Nhằm cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước về công tác PBGDPL cho ĐVTN vào tình hình thực tiễn tại địa
phương. Thời gian qua, cấp uỷ Đảng, chính quyền đại phương đã ban hành
nhiều văn bản chỉ đạo đối với công tác PBGDPL trên địa bàn, trong đó có một
số văn bản quan trọng:
Một là, Quyết định số 40/KH-UBND ngày 25/4/2010 của UBND huyện
Cẩm Thủy về việc ban hành Kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật, giai đoạn
2010- 2015;
Hai là, Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 16/04/2012 của UBND huyện
về công tác PBGDPL năm 2012.
Ba là, Kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 16/03/2013 của UBND huyện
Cẩm Thủy về triển khai công tác tuyên truyền PBGDPL năm 2013
Bốn là, Kế hoạch số 12/KH-UBND ngày 27/01/2014 của UBND huyện
về công tác PBGDPL năm 2014
Năm là, Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 04/2/2015 của UBND huyện
về triển khai công tác tuyên truyền PBGDPL năm 2015
Sáu là, Kế hoạch số 23/KH-ĐTN ngày 25/3/2010 của Tỉnh Đoàn Thanh

hóa về công tác tuyên truyền PBGDPL giai đoạn 2010- 2015
Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo chung của huyện, tỉnh Đoàn; Đoàn thanh
niên hàng năm đều ban hành các văn bản để triển khai công tác PBGDPL tới
các tổ chức cơ sở Đoàn, Hội.
Như vậy, cùng với sự phát triển của đất nước, vấn đề xây dựng thể chế
về công tác tuyên truyền, PBGDPL ngày càng được hoàn thiện, tạo cơ sở
pháp lý đồng bộ cho công tác quản lý nhà nước thúc đẩy, khuyến khích và thu
hút sự quan tâm của nhà nước và toàn xã hội theo hướng xã hội hóa công tác
này; tranh thủ các nguồn hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức và cá nhân nước ngoài


17

đối với công tác PBGDPL. Đồng thời góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm
của cán bộ, đoàn viên thanh thiếu nhi trong thi hành và chấp hành pháp luật.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Trong thời gian qua, công tác tuyên truyền PBGDPL cho nhân dân nói
chung, đoàn viên thanh thiếu nhi huyện Cẩm Thủy nói riêng đã đạt được
nhiều kết quả đáng kể, góp phần nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, nâng
cao văn hóa pháp lý cho đoàn viên thanh thiếu nhi, bước đầu tạo sự ổn định
trong lối sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật ở các đối tượng cụ thể.
Tuyên truyền PBGDPL có vai trò đặc biệt quan trọng, việc nâng cao hiểu biết
về pháp luật cho họ sẽ góp phần làm thay đổi nhận thức và hành vi trong việc
thực hiện pháp luật, phát huy vai trò của tầng lớp thanh niên trong công cuộc
đẩy nhanh tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại Đất nước.
Thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước ta
trên phạm vi cả nước nói chung và ở tỉnh Thanh hóa nói riêng đã đạt được
những thành tựu quan trọng, tình hình kinh tế - xã hội có sự chuyển biến tích
cực, đời sống vật chất, tinh thần cũng như ý thức pháp luật của đoàn viên
thanh thiếu nhi nói chung được nâng lên một bước. Tuy nhiên, cùng với quá

trình hội nhập quốc tế, với những thành tựu đạt được trên lĩnh vực kinh tế,
văn hóa - xã hội, trên địa bàn huyện cũng đặt ra những vấn đề cần được xem
xét một cách nghiêm túc, đó là những giá trị truyền thống tốt đẹp dần bị mai
một, trong đời sống xã hội cũng nảy sinh những bất cập, tệ nạn xã hội: ma
túy, cờ, bạc, số đề, trộm cắp …
Bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp luật và nếp sống làm việc theo
Hiến pháp và pháp luật của đoàn viên thanh thiếu nhi vẫn còn nhiều hạn chế.
Tình trạng vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết vẫn còn khá phổ biến, cá biệt
có những nơi diễn biến phức tạp.


18

Nhìn tổng thể, kết quả của công tác PBGDPL chưa thực sự đáp ứng yêu
cầu bức thiết của quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật trong giai
đoạn hiện nay. Hình thức PBGDPL tuy phong phú song vẫn còn có nơi, có lúc
còn cứng nhắc, hiệu quả chưa cao; một bộ phận cán bộ, ĐVTN còn chưa có ý
thức tìm hiểu pháp luật; sự chuyển biến về thái độ chấp hành pháp luật của
một bộ phận ĐVTN còn chưa ổn định; nguồn lực đầu tư cho công tác tuyên
truyền PBGDPL còn chưa tương xứng với yêu cầu. Những yếu tố trên đã ảnh
hưởng đến tình hình chấp hành pháp luật của ĐVTN.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến những khó khăn, hạn chế của
công tác PBGDPL. Trong đó, nguyên nhân chủ quan là: một số cấp uỷ Đảng,
chính quyền xã, thị trấn chưa quan tâm đúng mức đối với công tác PBGDPL,
coi đó là nhiệm vụ riêng của Hội đồng phối hợp PBGDPL, của riêng ngành Tư
pháp, hay chỉ của Đoàn thanh niên. Hội đồng phối hợp các cấp hoạt động theo
cơ chế phối hợp, thành viên làm việc kiêm nhiệm nên việc một số nơi chưa tập
trung đầu tư thời gian cho công tác này. Đội ngũ làm công tác PBGDPL chưa
được bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức pháp luật, nghiệp vụ PBGDPL đặc
biệt là lực lượng tuyên truyền viên pháp luật; 100% là kiêm nhiệm nên không

có nhiều thời gian nghiên cứu nội dung văn bản pháp luật để tuyên truyền, phổ
biến, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dành cho công tác PBGDPL
còn thiếu thốn, nhiều nơi chưa được trang bị máy vi tính, nối mạng để ứng
dụng PBGDPL nhất là cơ sở, địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
Ngoài ra, hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, văn bản pháp luật ban hành
nhiều lại thường xuyên sửa đổi bổ sung nên gây khó khăn cho người làm công
tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và ĐVTN lúng túng khi có nhu
cầu tìm hiểu pháp luật. Cản trở về địa lý và hậu cần để đưa thông tin và áp
dụng luật đến các vùng cao, vùng sâu, vùng xa; các luật lệ, phong tục địa


19

phương ... là những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu
quả công tác PBGDPL.

2. Nội dung thực hiện của đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
2.1.1. Những tác động từ đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội
Cẩm Thủy là một huyện trung du miền núi nằm ở phía Tây - Bắc của
tỉnh Thanh Hóa. Huyện lỵ cách thành phố Thanh Hóa 70 km. Diện tích
425,03 km², phía đông giáp huyện Vĩnh Lộc, phía Bắc giáp huyện Thạch
Thành, phía tây giáp huyện Bá Thước, phía nam giáp huyện Ngọc Lặc và Yên
Định. Dân số 113.580 người (đến 01/4/2014), có 3 dân tộc anh em sinh
sống: Mường (52,4%), Kinh (44,5%), Dao (2,9%), còn lại là các dân tộc khác.
Có đường liên vận quốc tế 217 dài 40 km nối vùng thượng Lào với Biển
Đông. Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 217 giao nhau tại thị trấn Cẩm Thủy tạo
điều kiện gắn Cẩm Thủy với các lãnh thổ kinh tế trong và ngoài tỉnh, nhất là
với thủ đô Hà Nội.
Tổ chức hành chính: 19 xã: Cẩm Bình, Cẩm Châu, Cẩm Giang, Cẩm

Liên, Cẩm Long, Cẩm Lương, Cẩm Ngọc, Cẩm Phong,Cẩm Phú, Cẩm
Quý, Cẩm Sơn, Cẩm Tâm, Cẩm Tân, Cẩm Thạch, Cẩm Thành, Cẩm Tú, Cẩm
Vân, Cẩm Yên, Phúc Do và 1 thị trấn Cẩm Thủy. Có 10 xã được công nhận là
xã vùng cao, trong đó: 4 xã đặc biệt khó khăn (thuộc Chương trình 135), gồm
xã Cẩm Liên, Cẩm Lương, Cẩm Quý, Cẩm Châu.
Danh lam thắng cảnh có Suối cá thần Cẩm Lương, Chùa Chặng (Ngọc
Châu Tự): xã Cẩm Sơn, lễ hội ngày 5, 6, 7 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm.
Chùa Rồng: Xã Cẩm Thạch, lễ hội ngày 12, 13, 14 tháng Giêng (âm lịch)
hàng năm. Núi Cửa Hà: Nằm trên đường Hồ Chí Minh; xã Cẩm Phong, thuộc
dãy núi đá vôi Pù Luông - Cúc Phương kéo dài về phía Nam, nơi đây có nhiều
động thực vật quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam năm 2000. Đây là


20

nơi đẹp nhất có thể ngắm nhìn sông Mã. Tổng số ĐVTN 28.780 (Trong đó
đoàn viên là 14.320; thanh niên 14.460); thiếu nhi là 12.520
Đây là lực lượng chủ yếu trong các hoạt động lao động, học tập, sản
xuất, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự ATXH, tích
cực trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Nhìn chung, thanh niên ngày
càng quan tâm đến các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh
của đất nước; tích cực tham gia vào công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo, ủng
hộ và chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước; là lực lượng xung kích nòng cốt trên các lĩnh vực phát triển kinh tế
- xã hội, giữ gìn an ninh quốc phòng. Phần lớn thanh niên cần cù, năng động,
sáng tạo, nỗ lực trong lao động, sản xuất và công tác; thích ứng nhanh với cái
mới; tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề; chủ
động tìm việc làm, ra sức phát triển kinh tế và đời sống từng bước được nâng
lên. Đa số thanh niên có đạo đức, lối sống lành mạnh, có bản lĩnh vững vàng
trước những khó khăn thách thức; biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa,

truyền thống dân tộc, yêu quê hương đất nước.
Tuy nhiên, do địa bàn rộng, nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống, mặt
bằng dân trí và trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng chưa đồng đều, đã tạo
nên những sắc màu riêng cho công tác PBGDPL trên địa bàn huyện.
2.2. Thực trạng công tác tuyên truyền PBGDPL cho đoàn viên, thanh
thiếu nhi trên địa bàn huyện Cẩm Thủy, tỉnh thanh hóa giai đoạn 2012 –
2015
2.2.1. Khái quát về đội ngũ công tác tuyên truyền PBGDPL cho đoàn
viên thanh thiếu nhi
2.2.1.1.Về hệ thống tổ chức
Hội đồng phối hợp PBGDPL huyện gồm 26 thành viên do 01 đồng chí
phó chủ tịch UBND huyện làm Chủ tịch Hội đồng; phòng Tư pháp làm thành


×