Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87 KB, 12 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT
CHI BỘ TRỰC THUỘC ĐẢNG BỘ CƠ SỞ
A. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
Họ và tên: Phạm Thị Bích Hoa
Sinh ngày 23/07/1970.

Giới tính: Nữ

Quê quán: Hành Thiện- Nghĩa Hành- Quảng Ngãi
Trú quán: Phú Lâm Tây - Hành Thiện- Nghĩa Hành- Quảng Ngãi
Đơn vị công tác: Đảng ủy xã Hành Thiện
Chức vụ: Bí thư Đảng ủy – Chủ tịch HĐND.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: TC Hành Chính
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I. PHẦN MỞ ĐẦU
Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng tiên phong của giai cấp công nhân và của
cả dân tộc Việt Nam, là Đảng duy nhất có khả năng lãnh đạo và lái con thuyền
cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đó là bằng chứng
không thể chối cãi, được minh chứng qua quá trình đấu tranh chống giặc ngoại
xâm và xây dựng đất nước trong thời kỳ hội nhập. Nhân dân Việt Nam và toàn thể
dân tộc Việt Nam đời đời khắc ghi công lao to lớn của Đảng, để ngày hôm nay và
mãi mãi mai sau được sống trong cảnh đất nước thanh bình. Vì thế phải luôn coi
công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ không chỉ là của tổ chức Đảng, Đảng viên
mà là trách nhiệm của cả dân tộc, bởi Đảng ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục
vụ.
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là một trong những nhiệm vụ quan
trọng trực tiếp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đảng, không ngừng
củng cố đội ngũ đảng viên. Sinh hoạt định kỳ của chi bộ là hoạt động thường


xuyên theo quy định của điều lệ Đảng. Việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

1


vừa là mục tiêu, vừa là động lực quan trọng góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo
toàn diện và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Trong những năm qua, Ban Chấp hành Trung ương Bộ Chính trị, Ban Bí thư
đã có nhiều chủ trương giải pháp về xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh
đạo sức chiến đấu của tổ chức cơ sơ đảng và đội ngũ cán bộ đảng viên, nâng cao
chất lượng sinh hoạt chi bộ. Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương các cấp uỷ, tổ
chức đảng đã tập trung lãnh đạo, tạo được một số chuyển biến tích cực về công tác
xây dựng tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tuy nhiên vẫn còn không ít chi bộ và tổ
chức cơ sở đảng bộc lộ những khuyết điểm, yếu kém.
Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là do chất
lượng sinh hoạt đảng ở nhiều chi bộ, đảng bộ cơ sở chưa đạt yêu cầu. Chỉ thị số10CT/TW của Ban Bí thư đã nêu: “vẫn còn không ít tổ chức cơ sở đảng và chi bộ
yếu kém; một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả đảng viên là cán bộ lãnh
đạo quản lý ở các cấp, suy thoái về phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống; nhiều
cấp ủy chi bộ chưa thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt đảng, buông lỏng công
tác quản lý, giáo dục đảng viên; nội dung sinh hoạt chi bộ còn nghèo nàn thiếu nội
dung chính trị, tư tưởng cụ thể; tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu, tinh
thần tự phê bình, phê bình yếu, ý thức tổ chức kỷ luật yếu kém; tinh thần đoàn kết
và tình thương yêu đồng chí bị giảm sút; chi bộ chưa thực sự là nơi sinh hoạt tư
tưởng để cấp uỷ nắm và hiểu tâm tư nguyện vọng của đảng viên; chi bộ chưa thể
hiện tốt vai trò là nơi lãnh đạo, giáo dục, quản lý, giám sát và rèn luyện đội ngũ
đảng viên. Tình hình đó làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, giảm
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ngay từ chi bộ”.
Để khắc phục những hạn chế yếu kém trong công tác tổ chức sinh hoạt chi
bộ, tôi là Bí thư đảng ủy xã đề xuất sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp

nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ Trực thuộc đảng bộ cơ sở”
II. NỘI DUNG
1. Thời gian thực hiện giải pháp: Năm 2016 và những năm tiếp theo
2. Thực trạng công tác tổ chức sinh hoạt chi bộ trực thuộc đảng bộ xã:
2.1. Kết quả đạt được trong công tác tổ chức sinh hoạt chi bộ:
Đảng bộ xã Hành Thiện gồm có 14 chi bộ: Chi bộ Quân sự, chi bộ trường
THCS, chi bộ trường Tiểu học số 1, Chi bộ trường Tiểu học số 2, chi bộ Y tế, chi
bộ Hợp tác xã Nông nghiệp, chi bộ Trường Mầm non, chi bộ thôn Vạn Xuân 1,
chi bộ thôn Vạn Xuân 2, chi bộ thôn Bàn Thới, chi bộ thôn Ngọc Dạ, chi bộ thôn
Mễ Sơn, chi bộ thôn Phú Lâm Tây, chi bộ thôn Phú Lâm Đông; Tổng số đảng viên
trong Đảng bộ: 205 đồng chí, trong đó: đảng viên chính thức: 199 đồng chí, đảng
viên dự bị: 06 đồng chí. Trong những năm qua công tác lãnh đạo, chỉ đạo sinh hoạt
chi bộ đạt được những mặt tích cực sau:
2


2.1.1 Đối với chi bộ ở địa bàn khu dân cư (chi bộ các thôn):
- Trong sinh hoạt có thảo luận, giải quyết, giải trình những nội dung cụ thể.
Xác định nhiệm vụ của chi bộ trong tháng tới cần tập trung vào các vấn đề trọng
tâm, cụ thể, bức xúc trước mắt, đồng thời phân công nhiệm vụ phù hợp với khả
năng của đảng viên để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đề ra.
- Đánh giá tình hình tư tưởng và những diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng
viên, quần chúng thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ, kết quả thực hiện nhiệm vụ
của chi bộ trong tháng; tình hình đảng viên thực hiện chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ được cấp trên và chi
bộ phân công.
- Chi bộ tổng hợp ý kiến của đảng viên, quần chúng đóng góp cho sự lãnh
đạo của chi bộ, vai trò tiền phong, gương mẫu và phẩm chất đạo đức, lối sống của
cán bộ, đảng viên ở địa phương, cơ quan, đơn vị và thông báo để chi bộ biết, nhằm
phát huy ưu điểm, có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục khuyết điểm,

giải quyết kịp thời những vụ việc tiêu cực.
- Chất lượng sinh hoạt chi bộ phải thường xuyên gắn với thực hiện cuộc vận
động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, làm cho nội dung
sinh hoạt chi bộ phong phú, thiết thực, bảo đảm cho mọi đảng viên nâng cao nhận
thức, nắm bắt kịp thời, tự giác chấp hành nghiêm túc các chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt nghị quyết của chi bộ
và của cấp ủy cấp trên từ đó chi bộ thực sự là nơi trực tiếp lãnh đạo, quản lý, giáo
dục, rèn luyện và bồi dưỡng cán bộ, đảng viên.
- Thông qua sinh hoạt chi bộ, làm cho mọi đảng viên nâng cao ý thức trách
nhiệm, tích cực học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, thực
hiện tốt 4 nhiệm vụ đảng viên và nhiệm vụ cụ thể do cấp trên và chi bộ giao; cấp
ủy nắm chắc tình hình đảng viên, có biện pháp cụ thể để xây dựng chi bộ trong
sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở
đảng, của chi bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
- Chi bộ lãnh đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xây dựng
Nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ
thuật vào sản xuất, công tác xóa đói, giảm nghèo tại cơ sở. Thực hiện các chính
sách an sinh xã hội, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng…
- Tham gia thảo luận trong công tác quản lý đất đai, tài nguyên, môi
trường…
- Thảo luận các vấn đề về quốc phòng, an ninh, trật tự, phòng chống các tệ
nạn xã hội.
- Chi bộ tham gia thảo luận đối tượng dự nguồn trong phát triển đảng viên
mới.
3


- Mối quan hệ và cơ chế lãnh đạo giữa đồng chí Bí thư chi bộ với thôn
trưởng. Trong những năm qua, tập thể Chi ủy luôn giữ mối quan hệ đoàn kết gắn
bó thống nhất, quan điểm lập trường chính trị vững vàng, thực hiện đúng đường

lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, triển khai kịp thời các Nghị
quyết, Nghị định, Chỉ thị của cấp trên, cụ thể hóa bằng chương trình công tác xác
hợp với tình hình chung tại thôn. Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và Điều lệ
Đảng, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh. Hàng tháng cấp ủy hay mời Trưởng
thôn dự để đánh giá tình hình công tác tháng qua và chủ trương cho tháng đến.
- Thực hiện nghiêm 19 điều cấm Đảng viên không được làm đẩy mạnh cuộc
vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tập trung lãnh
đạo phát triển kinh tế, bảo đảm trật tự an ninh quốc phòng. Đặc lợi ích của Đảng,
của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, không quan liêu hách dịch, bè phái cục bộ,
một lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Chi ủy chi bộ, Trưởng thôn và Ban công tác Mặt trận thôn luôn thể hiện vai
trò trọng trách của mình trong việc làm nòng cốt theo quy định của Điều lệ Đảng.
Cấp dưới phục tùng cấp trên, tham mưu cho lãnh đạo về việc giới thiệu người có
uy tín ra ứng cử vào các chức danh lãnh đạo. Mặt trận và các Hội đoàn thể, tăng
cường công tác quản lý, động viên nhắc nhở, kiểm tra, giám sát để nâng cao vai
trò trách nhiệm được giao chưa có đồng chí nào vi phạm vào 19 điều cấm Đảng
viên không được làm.
Chương trình công tác trong tháng được chi ủy họp trước, đồng chí Bí thư
dự thảo và đưa ra tập thể cấp ủy thảo luận góp ý trên tinh thần dân chủ trước khi
xây dựng thành chương trình hành động.
2.1.2. Đối với chi bộ cơ quan, trường học:
Chi ủy là những Đảng viên tích cực trong công tác, có sự đoàn kết, không
bè phái, cục bộ. Kịp thời chủ động trong việc xử lý công việc, sửa chữa yếu kém,
khuyết điểm, có quan điểm lập trường vững vàng. Ban hành và triển khai các Nghị
quyết của cấp trên kịp thời phù hợp với tình hình chung.
- Tăng cường đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong sinh hoạt
Đảng, đoàn thể và địa phương nơi mình cư trú, gắn liền với cuộc vận động “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Có tinh thần chủ động, sáng
tạo, ý thức trách nhiệm của Đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị,
công tác chuyên môn của cơ quan, đơn vị và công tác cán bộ.

- Đảng viên thực hiện các nguyên tắc trong sinh hoạt Đảng, tăng cường kỷ
luật kỷ cương hành chính, kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, tham
nhũng, lãng phí.
- Phát huy dân chủ trong Đảng, xây dựng và triển khai thực hiện tốt các quy
định, quy chế và về những điều đảng viên không được làm.
4


- Thực hiện Quy định 76-QĐ/TW ngày 15/6/2000 của Bộ Chính trị về việc
đảng viên đang công tác ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thường
xuyên giữ mối liên hệ với Chi ủy, gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư
trú.
2.2. Những mặt còn hạn chế trong sinh hoạt chi bộ:
Qua nghiên cứu Nghị quyết, các báo cáo của Đảng và từ thực tế công tác
của bản thân thấy rằng thời gian qua thực trạng những tồn tại, hạn chế trong sinh
hoạt chi bộ cơ sở được thể hiện như sau:
+ Về hình thức:
Đa số các Cấp ủy chi bộ, Bí thư chi bộ thường đồng nhất giữa nội dung họp
Chi bộ với họp Cơ quan, nên thường sa vào đánh giá kết quả thực hiện công tác
chuyên môn của cơ quan, đơn vị, mà chưa chú trọng tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát toàn diện; một số cán bộ đảng viên thật sự chưa gương mẫu, chất lượng
công tác thấp, nhưng ngại va chạm, dẫn đến hàng năm đánh giá xếp loại đảng viên
thiếu căn cứ.
+Về nội dung:
Chi bộ vẫn còn nặng về phổ biến, liệt kê chưa đi sâu sinh hoạt chuyên đề
theo từng tháng, từng quý để kiểm điểm vai trò lãnh đạo, trách nhiệm của Bí thư
Chi bộ cũng như tính tiên phong gương mẫu của đảng viên trong thực hiện nhiệm
vụ. Việc tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề còn ít và hạn chế nội dung. Công tác
xây dựng Chi bộ và lãnh đạo tổ chức, hoạt động của các đoàn thể còn chung
chung.

Dân chủ trong sinh hoạt chi bộ có vấn đề cần xem xét lại: Trong thực tế, vẫn
còn một số cuộc họp chỉ có ý kiến tham gia của các đồng chí đảng viên là lãnh
đạo cơ quan và Chi bộ, còn các đảng viên không giữ chức vụ thì thường lắng
nghe, sau đó nhất trí theo ý kiến của chủ trì.
+ Việc ghi chép biên bản:
Biên bản sinh hoạt Chi bộ chưa thể hiện (ghi, tổng hợp kịp thời) ý kiến của
chủ trì sau khi thảo luận từng nhóm vấn đề hoặc kết luận tất cả các nội dung ở cuối
buổi họp. Nếu sau khi kết luận, không ai có ý kiến nào khác thì kết luận này được
xem như một nghị quyết có giá trị thi hành đối với tất cả đảng viên, chưa đư ra
nghị quyết để thực hiện.
+ Nguyên nhân của những hạn chế:
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên xuất phát trước hết là từ cá
nhân Bí thư Chi bộ ở các thôn đa phần chưa qua đào tạo chuyên, chưa có nghiệp
vụ và hay thay đổi chưa dành thời gian đầu tư, suy nghĩ, tìm các biện pháp để đổi
mới nội dung, hình thức nâng cao chất lượng sinh hoạt, một phần do nặng về công
tác chuyên môn hơn công tác đảng, một số chi bộ thôn nặng về công việc gia đình,
5


chưa nghiên cứu sâu về nguyên tắc của Đảng. Mặt khác, sự lãnh đạo, chỉ đạo,
kiểm tra, giám sát của cấp ủy cấp trên đối với chi bộ chưa thường xuyên, nên Chi
bộ có tính chủ quan.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯƠNG SINH HOẠT
CHI BỘ CƠ SỞ
1. Căn cứ để thực hiện:
- Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam;
- Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 30/3/2007 của Ban Bí thư về nâng cao chất
lượng sinh hoạt chi bộ và Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW ngày 02/3/2012 của Ban
Tổ chức Trung ương về sinh hoạt chi bộ;
- Nghị quyết số 22-NQ/TW Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khóa X) của

Đảng về Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội
ngũ cán bộ, đảng viên;
2. Nội dung, phương pháp và giải pháp thực hiện:
2.1. Nội dung, phương pháp:
- Các ấp uỷ và đảng viên trong các tổ chức đảng phải nghiên cứu, quán triệt
sâu sắc, thực hiện đúng Điều lệ Đảng và các quy định của Ban Bí thư về chức
năng, nhiệm vụ của tổ chức đảng, tạo sự thống nhất và nâng cao nhận thức về vị trí
nền tảng, vai trò hạt nhân chính trị của tổ chức cơ sở đảng và của chi bộ.
- Các chi ủy chi bộ trong các tổ chức đảng phải thực hiện nghiêm túc chế độ
sinh hoạt đảng theo Điều lệ Đảng. Nội dung sinh hoạt chi bộ phải thực hiện đúng
nguyên tắc về tổ chức và sinh hoạt đảng, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục và
tính chiến đấu, để mọi đảng viên hiểu và xác định rõ vị trí, nhiệm vụ của mình
trong thời kỳ tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới và hội nhập sâu rộng
vào nền kinh tế quốc tế. Sinh hoạt chi bộ phải kịp thời phổ biến quán triệt nghị
quyết và sự chỉ đạo của cấp uỷ cấp trên, các chủ trương, chính sách pháp luật mới
của Đảng và Nhà nước, tình hình thời sự trong và ngoài nước cho đảng viên; tập
trung thảo luận thẳng thắn và giải quyết những vấn đề cụ thể, thiết thực, phù hợp
với chức năng nhiệm vụ của chi bộ đáp ứng tâm tư, nguyện vọng chính đáng cuả
đảng viên và quần chúng.
- Trong sinh hoạt chi bộ phải thực sự mở rộng và phát huy dân chủ, nhất là
việc thảo luận, quyết định những vấn đề thuộc chức năng nhiệm vụ của chi bộ và
trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của đảng viên, tạo được không khí cởi mở chân
thành để mọi cán bộ, đảng viên bày tỏ chính kiến, tâm tư, nguyện vọng của mình;
thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, đề
cao tinh thần tự phê bình và phê bình, bảo vệ những đảng viên thẳng thắn đấu
tranh chống các biểu hiện sai trái, tiêu cực, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất và
tình thương yêu đồng chí, đồng đội trong Đảng. Đảng viên là cán bộ lãnh đạo,
6



quản lý ở các cấp phải thực sự gương mẫu trong sinh hoạt chi bộ để mọi người noi
theo.
-Trước khi sinh hoạt chi bộ, chi uỷ chi bộ, mà trước hết là Bí thư chi bộ phải
chuẩn bị kỹ nội dung trong đó chú trọng một số vấn đề sau:
+ Đánh giá tình hình tư tưởng và những diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng
viên, quần chúng thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ; kết quả thực hiện nhiệm vụ
của chi bộ trong tháng; tình hình đảng viên thực hiện chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ được cấp trên và chi bộ
phân công.
+ Tổng hợp ý kiến của đảng viên, quần chúng đóng góp cho sự lãnh đạo của
chi bộ, vai trò tiên phong gương mẫu và phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ,
đảng viên ở địa phương, cơ quan, đơn vị và thông báo để chi bộ biết nhằm phát
huy ưu điểm, có biện pháp phòng ngừa ngăn chặn và khắc phục khuyết điểm, giải
quyết kịp thời những vụ việc tiêu cực.
+ Việc xác định nhiệm vụ của chi bộ trong tháng tới cần tập trung vào các
vấn đề trọng tâm, cụ thể, bức xúc trước mắt, đồng thời phân công nhiệm vụ phù
hợp với khả năng của đảng viên để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đề ra.
- Thông qua sinh hoạt cho bộ hằng tháng, cấp uỷ phải nắm được tình hình tư
tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống và kết quả thực hiện nhiệm vụ của đảng viên,
kể cả đảng viên do cấp uỷ cấp trên quản lý; kịp thời biểu dương, khen thưởng
những đảng viên gương mẫu, có thành tích xuất sắc và giúp đỡ, giáo dục, xử lý
những đảng viên có thiếu sót, khuyết điểm hoặc vi phạm nguyên tắc sinh hoạt
đảng và tiêu chuẩn đảng viên.
- Ngoài các buổi sinh hoạt chi bộ định kỳ, tùy điều kiện nhiệm vụ cụ thể,
cấp ủy chi bộ cần lựa chọn một số vấn đề mới, phù hợp với nhiệm vụ của chi bộ
và chức trách, nhiệm vụ của đảng viên để tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề nhằm
tập trung sự lãnh đạo của chi bộ, nâng cao kiến thức, năng lực và phẩm chất đạo
đức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.
2.2. Mốt số giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ:
2.2.1. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư về Nâng cao

chất lượng sinh hoạt Chi bộ, trên cơ sở 7 nội dung, biện pháp được đề ra, các chi
bộ thực hiện 7 giải pháp trung tâm như sau:
* Một là, cấp ủy và đảng viên trong Chi bộ phải nắm vững Điều lệ Đảng,
các quy định của Trung ương, trên cơ sở đó, xác định nội dung, hình thức để tổ
chức triển khai quán triệt đến từng cán bộ, đảng viên thông qua các buổi sinh hoạt
định kỳ, từng bước nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng.
* Hai là, duy trì chế độ sinh hoạt định kỳ theo quy định Điều lệ Đảng. Nội
dung sinh hoạt phải sát thực tế bảo đảm tính định hướng, tính chiến đấu, tính giáo
7


dục, đồng thời gắn với thực hiện có hiệu quả việc “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh”.
* Ba là, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, mọi vấn đề phải được
công khai, minh bạch, dân chủ bàn bạc với tinh thần thống nhất cao, chống quan
liêu, bè phái, cục bộ, địa phương, độc đoán, vi phạm dân chủ, dân chủ hình thức;
nâng cao chất lượng công tác tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt; Khắc phục
tình trạng xuê xoa, nể nang.
+ Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý đảng viên; thực
hiện quản lý đảng viên trên các mặt về nhận thức chính trị - tư tưởng, các mối
quan hệ xã hội, quan hệ với quần chúng nhân dân, kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ cấp trên.
* Năm là, Chi bộ phải phát huy vai trò lãnh đạo, là hạt nhân chính trị ở các
cơ quan, đơn vị trong việc lãnh đạo tổ chức, thực hiện nhiệm vụ chính trị. Trước
hết Chi bộ phải xây dựng được kế hoạch công tác, quy chế làm việc giữa cấp ủy
với chính quyền, các tổ chức đoàn thể, nắm chắc tình hình, kịp thời tháo gỡ những
vướng mắc, khó khăn của từng cơ quan; tích cực cải tiến việc xây dựng, ban hành
nghị quyết, văn bản hướng dẫn theo hướng cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu.
* Sáu là, vai trò gương mẫu của người đứng đầu, một yêu cầu cấp bách hiện
nay là phải nâng cao tính chiến đấu trong sinh hoạt đảng, đồng thời, thực hiện tốt

việc lấy ý kiến của quần chúng phê bình cán bộ, đảng viên, tăng cường công tác
quản lý đảng viên tại nơi công tác và nơi cư trú.
* Bảy là, nâng cao chất lượng năng lực, trình độ và bản lĩnh cho đội ngũ
Chi uỷ viên, đặc biệt là Bí thư, Phó bí thư Chi bộ. Bí thư là người trực tiếp chuẩn
bị hoặc phân công chi uỷ viên xây dựng nội dung sinh hoạt từng kỳ thật cụ thể sau
đó đưa ra chi ủy thảo luận, dự kiến hướng giải quyết những vấn đề trọng tâm;
thông báo cho đảng viên trước nội dung sinh hoạt Chi bộ và thời gian sinh hoạt để
chuẩn bị ý kiến. Vào sinh hoạt, Bí thư (hoặc phó Bí thư được phân công) điều
khiển một cách khoa học, linh hoạt theo chương trình đã định.
2.2.2. Giải pháp cụ thể tổ chức sinh hoạt chi bộ như sau:
* Đảng ủy xã phân công các đồng chí Ban Thường vụ, Ban Chấp hành về
sinh hoạt tại 14 chi bộ, đặc biệt đối với các chi bộ mà cấp ủy hoạt động chưa tốt;
giúp các chi ủy tổ chức sinh hoạt có nội dung và chất lượng hơn.
* Đối với các chi bộ cơ quan, trường học ngoài việc sinh hoạt đảng tại chi
bộ, Đảng ủy phân công đảng viên về đứng cánh tại khu dân cư nhằm tạo điều kiện
để đảng viên nắm thêm nhiệm vụ ở cơ sở ngoài nhiệm vụ chính trị của chi bộ
mình, ngoài ra các đồng chí đảng viên là những tuyên truyền viên để chi bộ nắm
tình hình dư luận trong nhân dân để góp ý kiến cho chi bộ trong việc lãnh đạo
nhiệm vụ chính trị của mình và để có điều kiện buộc đảng viên trẻ phải tham gia
phát biểu trong cuộc họp chi bộ định kỳ.
8


* Chọn nội dung sinh hoạt chi bộ hàng tháng. Chi bộ tập trung thảo luận,
giải quyết những vấn đề cụ thể, thiết thực theo chức năng, nhiệm vụ của chi bộ.
Trình tự và nội dung như sau:
- Công tác chuẩn bị của cấp ủy chi bộ
+ Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của chi bộ và sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên,
Bí thư chi bộ dự kiến nội dung, chương trình, thời gian sinh hoạt đưa ra họp cấp
ủy chi bộ;

+ Cấp ủy chi bộ thảo luận, thống nhất đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ
tháng trước, đề ra nhiệm vụ tháng tới; phân công chuẩn bị các nội dung, quyết
định thời gian họp chi bộ và lựa chọn hình thức sinh hoạt phù hợp, sinh hoạt nhiều
nội dung hay một số nội dung hoặc sinh hoạt chuyên đề;
+ Bí thư chi bộ thông báo cho đảng viên biết nội dung, thời gian, địa điểm
sinh hoạt chi bộ (theo quy định ngày họp định kỳ hàng tháng của chi bộ là ngày
mùng 3).
- Tổ chức sinh hoạt chi bộ gồm các phần sau:
+ Phần mở đầu: Đồng chí bí thư chi bộ tiến hành các nội dung sau:
Thông báo tình hình đảng viên của chi bộ (chính thức, dự bị); số đảng viên
được miễn sinh hoạt, công tác (nếu có); số đảng viên có mặt dự họp; số đảng viên
vắng mặt và lý do vắng;
Thông qua chương trình, nội dung sinh hoạt chi bộ và những vấn đề trọng
tâm cần tập trung thảo luận;
Cử thư ký cuộc họp (chú ý chọn đồng chí có năng lực và kinh nghiệm tổng
hợp để ghi chép đầy đủ, trung thực, chính xác ý kiến phát biểu của đảng viên, kết
luận của đồng chí chủ trì và ra nghị quyết của chi bộ. Thông thường chi bộ chọn 1
đ/c cố định trong chi bộ có năng lực trội hơn để làm nhiệm vụ này, trừ trường hợp
đ/c này vắng họp thì mới cử đ/c khác).
+ Phần nội dung cuộc họp:
Thông tin tình hình thời sự nổi bật trong nước, quốc tế và của địa phương,
cơ quan, đơn vị; phổ biến, quán triệt những chủ trương, chính sách mới của Đảng,
Nhà nước và sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên (nội dung thông tin cần chọn lọc phù
hợp, thiết thực). Nhận xét tình hình tư tưởng của đảng viên, quần chúng thuộc
phạm vi lãnh đạo của chi bộ; những vấn đề tư tưởng chi bộ cần quan tâm;
Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của chi bộ tháng trước (nêu rõ những
việc làm được, chưa làm được, nguyên nhân); tình hình đảng viên thực hiện chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng và của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của
cấp ủy cấp trên và nhiệm vụ được chi bộ phân công;
9



Đánh giá việc học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh của đảng viên, quần chúng thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ; biểu dương
những đảng viên tiên phong gương mẫu, có việc làm cụ thể, thiết thực về học tập
tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đồng thời, giáo dục, giúp
đỡ những đảng viên có sai phạm (nếu có);
Thông báo ý kiến của đảng viên, quần chúng về sự lãnh đạo của chi bộ và
vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên (nếu có) để chi bộ có biện pháp phát
huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, kịp thời ngăn chặn, đấu tranh với những
biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;
Đề ra một số nhiệm vụ cụ thể, thiết thực, bức xúc trước mắt để thực hiện
trong tháng tới theo chức năng, nhiệm vụ của chi bộ và sự chỉ đạo của cấp ủy cấp
trên; đồng thời, phân công nhiệm vụ cụ thể cho đảng viên thực hiện;
Chi bộ thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến về các nội dung trên. Trong quá
trình thảo luận, Cấp ủy chi bộ, bí thư chi bộ cần phát huy dân chủ, lắng nghe ý
kiến của đảng viên và gợi ý những nội dung quan trọng để đảng viên tham gia thảo
luận, đặc biệt đối với các đồng chí đảng viên trẻ tuổi thể hiện chính kiến của mình.
Khi có những vấn đề cần biểu quyết mà đang có ý kiến khác nhau, chi bộ cần trao
đổi kỹ trước khi biểu quyết.
+ Phần kết thúc:
Đồng chí Bí thư chi bộ tóm tắt ý kiến phát biểu của đảng viên và kết luận
những vấn đề lớn, quan trọng mà chi bộ đã thảo luận, thống nhất;
Chi bộ biểu quyết thông qua Nghị quyết của chi bộ. Đồng chí thư ký ghi rõ
số đảng viên đồng ý, không đồng ý và số có ý kiến khác;
Đồng chí Bí thư và thư ký ký vào biên bản cuộc họp. Sổ ghi biên bản họp
chi bộ phải được quản lý và lưu trữ theo quy định.
Chi bộ thực hiện việc thu nộp đảng phí hàng tháng của đảng viên;
* Tổ chức sinh hoạt chuyên đề:
Ngoài các buổi sinh hoạt với nội dung nêu trên, ít nhất mỗi quý một lần, chi

bộ chọn một trong những vấn đề sau để sinh hoạt chuyên đề:
- Các chuyên đề về học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh theo hướng dẫn của Trung ương và cấp ủy cấp trên;
- Giải pháp xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh hoặc củng cố, khắc
phục những tồn tại, yếu kém;
- Các giải pháp về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác;
- Việc xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa; biện pháp giúp đỡ đảng viên
nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;
10


- Việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và các tệ nạn
xã hội ở cơ quan, đơn vị;
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và tạo nguồn phát triển đảng viên;
- Công tác quản lý và phân công công tác cho đảng viên;
- Phương pháp tự nghiên cứu, học tập để không ngừng nâng cao trình độ
kiến thức cho cán bộ, đảng viên…
IV. PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết quả đạt được:
Sinh hoạt chi bộ là hoạt động rất quan trọng của chi bộ, có vai trò, tác dụng
to lớn đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ, của
đảng, đảm bảo cho chi bộ và mỗi đảng viên thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ
của mình góp phần xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh.
Để lãnh đạo các chi bộ đạt được mục tiêu đề ra là luôn xây dựng được chi
bộ trong sạch vững mạnh, với nhiệm vụ được giao là Bí thư Đảng ủy tôi mạnh dạn
đề xuất “Một số giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong đảng bộ cơ
sở”. Với kinh nghiệm của bản thân, khi áp dụng đồng bộ các giải pháp sẽ đạt được
những kết quả sau:
- Các chi bộ trong đảng bộ thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt định kỳ
theo quy định của Điều lệ Đảng. Đổi mới được nội dung, hình thức và nâng cao

chất lượng sinh hoạt chi bộ gắn với đẩy mạnh thực hiện việc học tập tư tưởng và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với thực hiện Nghị quyết TW4
Khóa XI “một số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay” ; làm cho mọi đảng
viên nâng cao nhận thức, tự giác chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt nghị quyết của chi bộ và của cấp
ủy cấp trên; bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu và chi bộ thực
sự là nơi lãnh đạo, quản lý, giáo dục, rèn luyện và bồi dưỡng cán bộ, đảng viên;
- Thông qua sinh hoạt chi bộ làm cho mọi đảng viên nâng cao ý thức trách
nhiệm, tích cực học tập, tu dưỡng, rèn luyện, thực hiện tốt nhiệm vụ của người
đảng viên do Điều lệ Đảng quy định và các nhiệm vụ được chi bộ phân công; nâng
cao ý thức tổ chức, kỷ luật, tinh thần tự phê bình và phê bình; tăng cường đoàn
kết, thống nhất và tình thương yêu đồng chí trong chi bộ; cấp ủy nắm chắc tình
hình tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống của đảng viên; có biện pháp cụ thể để
xây dựng đội ngũ đảng viên và xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh.
- Năm 2016, xây dựng được Đảng bộ trong sạch vững mạnh với 14/14 chi
bộ đều đạt danh hiệu hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó có 07 chi bộ đạt
danh hiệu trong sạch vững mạnh, có 02 chi bộ đạt danh hiệu trong sạch vững
mạnh tiêu biểu.
11


2/ Phạm vi áp dụng và thời gian thực hiện:
- Đảng ủy xã Hành Thiện đã áp dụng các giáp pháp để triển khai cho các chi
bộ trực thuộc Đảng bộ thực hiện và đem lại hiệu quả. Tôi tin rằng nếu các xã áp
dụng, thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp trên, công tác tổ chức sinh hoạt chi bộ
và xây dựng Đảng bộ sẽ đạt được kết quả cao.
- Xã Hành Thiện sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp nêu trên trong năm 2016
và những năm tiếp theo để luôn giữ vững chi bộ, đảng bộ trong sạch vững mạnh
và nâng cao sức chiến đấu của Đảng.
3/ Kiến nghị, đề xuất:

Để sáng kiến kinh nghiệm triển khai thực hiện có hiệu quả đề nghị Ban cấp
hành Đảng ủy, cấp ủy các chi bộ triển khai đồng bộ, thường xuyên các giải pháp
trong quá trình tổ chức thực hiện.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi góp phần nâng cao chất
lượng sinh hoạt chi bộ, xây dựng được Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Rất mong
nhận được sự góp ý của Hội đồng sáng kiến huyện Nghĩa Hành và sự thông cảm,
chia sẻ của đồng nghiệp./.
Xác nhận của Đảng ủy xã Hành Thiện

Hành Thiện, ngày tháng

năm 2016

Tác giả sáng kiến

Phạm Thị Bích Hoa

12



×