Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

TIỂU LUẬN địa CHẤT môi TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 43 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
---------------------------------------------------

TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT MÔI TRƯỜNG
ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA BÃO NHIỆT ĐỚI ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI
TRƯỜNG ĐỊA CHẤT
Nhóm: Nguyễn Thị Hoa – 578145
Hoàng Thị Mai Hòa - 578146
Ngô Văn Hồng– 578151
Trần Thị Hồng – 578152
Trần Thị Hồng – 578153
Trương Thị Thu Huyền - 578160
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Cao Việt Hà

Hà Nội - 2014

1

1


DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ PHẦN CÔNG VIỆC
PHỤ TRÁCH

STT
1
2
3
4
5


6

2

Họ và tên

Công việc được
phân công
Đặt vấn đề + Phân loại
Hậu quả sau bão
Khái niệm
Điều kiện và cơ chế hình thành
bão
Giải pháp
Một số cơn bão tiêu biểu và ảnh
hưởng của chúng trên thế giới
và Việt Nam từ năm 2005 đến
nay + Kết luận + chỉnh sửa bài

Mã sinh viên

Nguyễn Thị Hoa
Hoàng Thị Mai Hòa
Ngô Văn Hồng

578145
578146
578151

Trần Thị Hồng

Trần Thị Hồng

578152
578153

Trương Thị Thu Huyền

578160

2


MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II. NỘI DUNG
1. Khái niệm
1.1. Khái niệm chung về bão
1.2. Khái niệm bão nhiệt đới
1.3. Cấu tạo của bão nhiệt đới
1.4. Phạm vi hoạt động
1.5. Cường độ các cơn bão
2. Phân loại
3. Điều kiện và cơ chế hình thành bão
3.1. Điều kiện hình thành bão
3.2. Cơ chế hình thành bão
4. Hậu quả sau bão
5. Một số cơn bão tiêu biểu và ảnh hưởng của chúng trên thế giới và Việt Nam
từ năm 2005 đến nay
5.1. Trên thế giới
5.2. Việt Nam

6. Biện pháp
PHẦN III. KẾT LUẬN
PHẦN VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

3

3


PHẦN I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiên nhiên là điều kiện sinh tồn của con người. Nhưng đồng thời thiên
nhiên cũng tiềm ẩn nhiều thách thức, tai họa. Những tai biến do thiên nhiên
gây ra có sức tàn phá vô cùng khốc liệt, trong đó phải kể đến những thiên tai
như: động đất, núi lửa, lũ quét… và đặc biệt là bão.
Bão nhiệt đới là hiện tượng thiên tai của tự nhiên, nó hình thành và ảnh
hưởng trên một khu vực rộng lớn với mức độ phá hủy nghiêm trọng, gây ra
những hậu quả nặng nề tới hoạt động kinh tế và đời sống con người.Các quốc
gia bị ảnh hưởng nhiều nhất của bão là những nước nằm trong khu vực nhiệt
đới, trong đó có Việt Nam.
Việt Nam nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tiếp giáp với biển
Đông và khu vực tây bắc Thái Bình Dương, Việt Nam có điều kiện và tài
nguyên khí hậu phong phú, đa dạng nhưng cũng có nhiều thiên tai, nhất là
bão, lũ vì đây là một trong những ổ bão lớn trên thế giới.
Từ xa xưa, nhân dân Việt Nam đã biết khai thác các mặt thuận lợi của
thời tiết, khí hậu, đồng thời đấu tranh ngăn ngừa và hạn chế thiên tai để tồn tại
và phát triển. Nhiều tư liệu về quan trắc và đo đạc khí tượng thủy văn
(KTTV) từ các triều đại phong kiến còn lưu trữ đến nay.
Ngày nay, tuy khoa học kĩ thuật ngày càng hiện đại nhưng thực tế con
người vẫn chưa thể chinh phục được sức mạnh của tự nhiên, trong đó có bão.
Do đó, mặc dù ở Việt Nam việc dự báo bão sớm kết hợp với việc phòng

chống trước bão được thực hiện nghiêm túc song thiệt hại mà bão nhiệt đới
gây nên ở Việt Nam vẫn rất nặng nề không chỉ khi bão đổ bộ vào đất liền mà
còn những tác động đi sau bão như lụt, lũ quét, sạt lở đất... Xuất phát từlí do
trên nhóm chúng tôi đã thực hiện bài tiểu luận với đề tài “Tác động của bão
nhiệt đới ảnh hưởng đến môi trường địa chất.”
4

4


PHẦN II.NỘI DUNG
1.Khái niệm:
1.1. Khái niệm chung về bão:
Bão là một vùng áp thấp có cường độ hoạt động rất mạnh thường diễn
ra ở những khu vực có vĩ độ thấp và trung bình, là một loại thiên tai gây thiệt
hại rất lớn cho con người.
Bão là một khí xoáy có đường kính rất lớn từ 100 – 1000km hoặc lớn
hơn.
1.2. Khái niệm bão nhiệt đới
Bão nhiệt đới là danh từ được dịch từ tiếng anh “tropical cylone” hoặc
“tropical storm”. Theo định nghĩa quốc tế, bão biển nhiệt đới phải có gió
mạnh hơn 63 km/h. Nếu gió yếu hơn 63 km/h gọi là áp thấp nhiệt đới. Nếu
gió mạnh hơn 118 km/h bão được gọi là bão to với cuồng phong. Ngoài ra
còn có bão rất to hay siêu bão với gió mạnh hơn 241 km/h.
Ở khu vực khác nhau gọi hiện tượng bão bằng thuật ngữ khác nhau,
như “typhoon” được dùng trong vùng biển Đông và tây bắc Thái Bình
Dương; “hurricane” trong vùng Đại Tây Dương và “tropical cylone” trong
vùng Ấn Độ Dương.

5


5


Hình 1. Bão nhiệt đới
Có thể định nghĩa bão nhiệt đới một cách dễ hiểu như sau: Bão nhiệt
đới hay xoáy thuận nhiệt đới là một vùng gió xoáy, có đường kính rộng hàng
trăm kilomet, hình thành trên vùng biển nhiệt đới. Ở Bắc bán cầu, gió thổi
xoáy vào trung tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Tùy theo tốc độ gió
mạnh nhất ở vùng gần trung tâm mà xoáy thuận nhiệt đới được phân chia
thành áp thấp nhiệt đới hay bão nhiệt đới:
- Khi gió mạnh nhất vùng gần trung tâm xoáy thuận nhiệt đới đạt từ cấp 6 đến
cấp 7 (tức gió từ 39 -61km/h) thì gọi là áp thấp nhiệt đới.
- Khi gió mạnh nhất vùng trung tâm xoáy thuận nhiệt đới đạt từ cấp 8 trởlên
(trên 63 km/h) thì được gọi là bão nhiệt đới.
1.3. Cấu tạo của bão nhiệt đới
Cấu tạo của bão gồm: Mắt bão (the eye), thành mắt bão (eyewall), dải mây
mưa (rainbands) và lớp mây ti dày đặc phía trên (the dense curius overcast).

6

6


Hình 2. Cấu tạo của bão nhiệt đới
a. Mắt bão
Mắt bão thường có hình trụ tròn,đường kính có thể từ 8 – 200 km tùy
theo bão yếu hay mạnh, vùng mắt bão là khu vực gần như lặng gió, quang
mây, chỉ có dòng không khí đi xuống chậm và cí nhiệt độ cao hơn các vùng
xung quanh.

Thông thường chỉ có những cơn bão mạnh mới hình thành mắt bão rõ
nét.
b.Thành (tường) mắt bão
Xung quanh mắt bão có mây bão dạng thành gần như thẳng đứng làm
thành hình vành khăn có thể cao đến 15 km, dày đến hàng chục km. Gió xoáy
ởđây là mạnh nhất, mưa rơi mạnh nhất và tàn phá nguy hiểm nhất.
c. Dải mây mưa
Vùng này ở phía trên từ mắt bão hướng ra ngoài. Nhìn từ ảnh vệ tinh
chụp từ trên cao vùng này có màu trắng, ở giữa có vòng tròn đen là mắt bão.

7

7


Phía dưới vùng mây mù này, bên ngoài mắt bão là các dải mưa hình xoắn
cùng chiều với gió gây ra mưa lớn, lốc mạnh.
1.4. Phạm vi hoạt động:
Bão nhiệt đới là bão hoạt động mạnh trong các vĩ độ nhiệt đới. Nhà khí
tượng Erik Palmen đã tìm ra rằng bão chỉ có thể hình thành trên biển trong dải
vĩ độ 5 – 200 vĩ hai bên xích đạo có nhiệt độ cao (từ 26 – 27 0C trở lên) đảm
bảo cung cấp đủ lượng hơi nước khổng lồ bốc hơi mạnh từ mặt biển để tạo
năng lượng cho bão hình thành và lực Côriôlit đủ lớn để tạo xoáy. Sở dĩ bão
không thể hình thành trong giải 0 – 50vĩ về hai phía của xích đạo vì ở đó lực
Côriôlit quá nhỏ, không đủ để tạo xoáy.
Hiện nay người ta đã xác định 5 khu vực được gọi là “ổ bão nhiệt đới”
trên toàn hành tinh chúng ta là:
- Ở bán cầu Bắc: có 3 ổ bão lớn nằm ở khu vực tây bắc Thái Bình Dương, tây
bắc Đại Tây Dương và bắc Ấn Độ Dương.
- Ở Nam bán cầu: có 2 ổ bão lớn là tây nam Thái Bình Duơng và nam Ấn Độ

Dương.
Như vậy, các vùng biển nhiệt đới thuộc Nam Mỹ và tây nam châu Phi
hoàn toàn không chịu ảnh hưởng của bão là do tại những khu vực này vào đầu
mùa hè nhiệt độ nước trên biển thấp hơn các vùng nhiệt đới khác cùng vĩ độ.
Sở dĩ như vậy vì tại đây tồn tại những dòng biển lạnh, không cung cấp đủ
năng lượng cần thiết giúp cho việc hình thành bão.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Thụy trong cuốn “Nghiên cứu khí quyển
toàn cầu” xuất bản năm 1980, trung bình hàng năm trên Trái đất có gần 70
cơn bão nhiệt đới xuất hiện vào mùa hạ và mùa thu, mùa đông hầu như không
có bão. Sốlượng các cơn bão nàyđược phân bố chủ yếu như sau:

8

8


Ổ bão
I. Đông bắc Thái Bình Dương,
Tây bắc Đại Tây Dương (kể cả biển
Caribe và vịnh Mehico)
II. Tây bắc Thái Bình Dương
III. Vịnh Bengan,
Biển Arập
IV. Nam Ấn Độ Dương
V. Tây Bắc châu Đại Dương,
Nam Thái Bình Dương
Tổng cộng

Số cơn bão
10

7

Tỉ lệ (%)
16
11

22
6
2
6
2
7
62

36
10
3
10
3
11
100

Biểu đồ. Số lượng bão một số khu vực trên thế giới và Việt Nam năm
2007

1.5. Cường độ các cơn bão
Cường độ của các cơn bão sẽ được tính theo một số thang sức gió sau đây:
Bảng 1. Thang Beaufort
Cấp gió
(Beaufort

number)

Mô tả chuẩn
của WMO và của
ngành KTTV nước ta
(94TCN-90)

0
1
2
3
4
5

Calm/Lặng gió
Light air/Gió rất nhẹ
Light breeze/Gió nhẹ
Gentle breeze/Gió nhỏ
Moderate breeze/Gió vừa
Fresh breeze/Gió khá
mạnh
Strong breeze/Gió mạnh
Near gale/Gió khá lớn
Gale/Gió lớn

6
7
8
9


Vận tốc gió

Chiều cao sóng

hải
lý/giờ
(knot)
<1
1-3
4-6
7-10
11-16
17-21

<1
1-6
7-11
12-19
20-29
30-39

0-0,2
0,3-1,5
1,6-3,3
3,4-5,4
5,5-7,9
8,0-10,7

0,25
0,5-1

2-3
3,5-5
6-8,5

0
0,1
0,2-0,3
0,6-1,0
1,0-1,5
2,0-2,5

22-27
28-33
34-40

40-50
51-62
63-75

10,8-13,8
13,9-17,1
17,2-20,7

9,5-13
13,5-19
18-25

3,0-4,0
4,0-5,5
5,5-7,5


9

km/h

m/s

ft

m


9
10
11

Strong gale/Gió rất lớn
Storm/Gió bão

12

Hurricane/Đại cuồng
phong
Hurricane/Đại cuồng
phong
Hurricane/Đại cuồng
phong
Hurricane/Đại cuồng
phong
Hurricane/Đại cuồng

phong
Hurricane/Đại cuồng
phong

13
14
15
16
17

Violent storm/Gió bão to

41-47
48-55
56-63
64-71
72-80
81-89
90-99
100109
109118

76-87
88-102
103117
118132
133149
150166
167183
184201

202220

20,8-24,4
24,5-28,4
28,5-32,6

23-32
29-41
37-52

32,736,9
37,0-41,4

45 - >52 14,0 ->16
>14 - >16

41,5-46,1

>45
->52
-

46,2-50,9

-

-

51,0-56,0


-

-

56,1-61,2

-

-

Bảng 2. Thang bão Saffir-Simpson

10

10

7,0-10,0
9,0-12,5
11,5-16,0

-


2. Phân loại
Ban đầu bão là một vùng áp thấp với dòng khí xoáy vào tâm vùng áp
thấp ngược chiều kim đồng hồ ở Bắc bán cầu. Trong điều kiện thuận lợi vùng
áp thấp này có thể khơi sâu thêm, gió vùng trung tâm mạnh lên trở thành áp
thấp nhiệt đới và sau đó là bão.
Trong giai đoạn phát triển ổn định có thể thấy mắt bão, khu vực có
đường kính 30 - 40km với khí áp thấp nhất, lặng gió hay gió yếu. Do trong

mắt bão có dòng giáng nên nhiệt độ ở đây cao hơn xung quanh, ít mây hay
quang mây.

11

11


Trên ảnh mây vệ tinh, màn mây trong bão trong giai đoạn đầu là sự tập
trung của các đám mây tích và vũ tích lớn, sau một thời gian có thể các tập
hợp mây tích này có thể tạo thành dải mây có dạng xoáy về phía trung tâm.
Trong giai đoạn trưởng thành mắt bão mới xuất hiện dưới dạng một hay
hai chấm đen ở trung tâm bão.
Theo tốc độ gió mạnh nhất ở vùng gần trung tâm xoáy thuận nhiệt đới,
tổchức khí tượng thế giới WMO quy định phân loại xoáy thuận nhiệt đới
thành:


Áp thấp nhiệt đới (tropical depression): Là xoáy thuận nhiệt đới với
hoàn lưu mặt đất giới hạn bởi một hay một số đường đẳng áp khép kín



và tốc độ gió lớn nhất ở gần vùng trung tâm từ 10,8 -17,2m/s (cấp 6 -7).
Bão nhiệt đới (tropical storm): Là xoáy thuận nhiệt đới với các đường
đẳng áp khép kín và tốc độ gió lớn nhất ở vùng gần trung tâm từ 17,2 -



24,4m/s (cấp 8 -9).

Bão mạnh (severe tropical storm): Là xoáy thuận nhiệt đới với tốc độ



gió lớn nhất vùng gần trung tâm từ 24,5 -32,6m/s (cấp 10 -11).
Bão rất mạnh (typhoon/hurricane): Là xoáy thuận nhiệt đới với tốc độ
gió lớn nhất vùng gần trung tâm trên 32,7m/s (trên cấp 11).

3. Điều kiện và cơ chế hình thành bão nhiệt đới
3.1. Điều kiện hình thành bão nhiệt đới
Như đã nêu ở trên, bão nhiệt đới hình thành, hoạt động trong các vĩ
độnhiệt đới (khoảng 5 – 200 vĩ) và có ảnh hưởng trên một diện rộng. Tuy
nhiên đểhình thành một cơn bão cần hội tụ đầy đủ những điều kiện sau:
Palmen (1956), đưa ra 3 điều kiện cơ bản cho sự hình thành bão:

12

12


1. Khu vực đại dương có diện tích đủ lớn với nhiệt độ mặt biển cao (26
– 270C) bảo đảm nước biển bốc hơi mạnh cung cấp năng lượng ngưng kết lớn
cho hệ thống bão.
2. Thông số Côriolis có giá trị đủ lớn tạo xoáy. Bão thường hình thành
trong đới giới hạn bởi vĩ độ 5 -20 0 ở hai bên xíchđạo.
3. Dòng cơ bản có độ đứt thẳng đứng của gió yếu, bảo đảm sự tập trung
của dòng ẩm vào khu vực bão trong thời gian đầu hình thành bão.
Riehl (1948) bổ sung thêm hai điều kiện:
1. Ở trên cao, trường khí áp phải phân kì để bảo đảm sự giải tỏa khối
lượng không khí hội tụ ở mặt đất và duy trì bão. Điều này thường được thỏa

mãn ở miền nhiệt đới vì từ mực 500mb trở lên, nhất là tại mực 200 - 300mb
thường xuyên tồn tại áp cao cận nhiệt.
2. Ở mặt đất phải có nhiễu động áp thấp ban đầu. Những kết quả thống
kê cho thấy 80% các cơn bão có liên quan với dải hội tụ nhiệt đới. Năm dải
hội tụnhiệt đới ít hoạt động thì cũng ít bão.
Như vậy: có 2 điều kiện tối cần thiết để hình thành bão
+ Nhiệt độ tương đối cao.
+ Lượng hơi nước dồidào.
3.2.Cơ chế hình thành bão nhiệt đới
-

Khi ánh nắng mặt trời chiếu xuống sẽ làm nước biển bốc hơi tạo trên mặt biển
một lớp không khí ẩm. Nếu cường độ chiếu sáng càng lớn thì tốc độ bay hơi
càng mạnh sẽ hình thành một cột không khí ẩm bay thẳng lên cao tạo ra một
áp thấp trên mặt biển. Khi đó không khí xung quanh khu vực không khí vừa
bốc lên sẽ ồ ạt đổ vào đó, dưới tác dụng của lực Côriolit (lực chuyên động do

13

13


sự tự quay của trái đất) cột không khí sẽ chuyển động xoay tròn. Đây là một
nguyên nhân tạo ra cơn bão. Ngoài ra khi không khí đi lên gặp lạnh, hơi nước
chứa trong đó ngưng tụ lại đồng thời tỏa ra một nhiệt lượng, điều này càng
góp phần tăng cường độ không khí bốc lên khiến khí áp ở mặt đất lại càng hạ
-

thấp, cơn xoáy không khí càng mãnh liệt, thúc đẩy cơn bão hình thành.
Vùng biển nhiệt đới hội tụ đầy đủ điều kiện tạo thành bão. Mặt biển ở đó có

nhiệt độ không khí cao do tầng thấp ở đây nhận được nhiệt năng lớn. Đó cũng
là nơi giàu hơi nước nhất địa cầu. Nó là động lực chính cho sự hình thành và
phát triển nhưng cơn bão. Nếu không có nguồn lực này cho dù bão hình thành
rồi cũng tự tan. Một điểm nữa là khu vực này cách xích đạo một khoảng
không xa do đó lực quay Trái Đất cũng sẽ ảnh hưởng có lợi cho vòng xoáy
không khí. Mặt khác tình trạng mặt biển vùng nhiệt đới đơn thuần hơn mặt
biển tại các vĩ độ trung bình, không khí ở trên một khu vực luôn giữ cố định
những điều kiện bất biến trong thời gian khá dài để cho cơn bão tích lũy năng
lượng đủ lớn để trở thành một trận bão.
4. Hậu quả sau bão
Sau đây là nhữnghiện tượngthời tiết bất lợido bão gây ra:


Gió mạnh:
Gió mạnh trong bão từ cấp 8 trở lên gây nguy hiểm đến tính mạng con

người. Gió mạnh bắt đầu từ khi tâm bão còn cách xa 100 đến 150km. Gió
mạnh nhất thường xảy ra ở ngay phía tây bắc của thành mắt bão. Gió bão
thường suy giảm đi nhanh chính khoảng 12 giờ sau khi bão đổ bộ. Tuy nhiên
gió vẫn có thể giữ được trên cấp 12 ngay cả khi bão đã vào sâu trongđất liền.


Mưa lũ:
Mưa lớn và nước lũ được đẩy từ biển vào do gió mạnh có thể gây nên

lũ lụt lớn trong vòng 24 giờ. Khi đổ bộ, một cơn bão trung bình có thể gây
14

14



nên tổng lượng mưa khoảng 100 đến 300mm. Nếu như cơn bão lớn và chuyển
chậm thì lượng mưa gây nên sẽ lớn hơn nhiều. Khu vực mưa lớn thường nằm
ở phía tây bắc của bão và thường xảy ra từ khoảng 6 giờ trước cho đến 6 giờ
sau khi bão đổ bộ. Lượng mưa phụ thuộc vào kích thước của bão, tốc độ di
chuyển và việc tương tác của bão với các hệ thống thời tiết khác. Mưa lũ gây
thiệt hại lớn về người và của, hàng chục người chết và mất tích, hàng ngàn
hecta hoa màu ngập đổ.
Do ảnh hưởng của cơn bão Thần Sấm (7/2014) nên mưa lũ, sạt lở đất
diễn ra tại nhiều khu vực có diễn biến rất nguy hiểm. Theo Ban Chỉ đạo
Phòng chống lụt bão Trung ương, con số thương vong do ảnh hưởng của cơn
bão số 2 vẫn chưa dừng lại, tính đến sáng 21/7, đã có 11 người chết và 2
người mất tích (Sơn La 1 người, Lai Châu 1 người). Trong số người tử vong,
Lạng Sơn có 5 người, Lai Châu 1 người, Cao Bằng 1 người, Bắc Kạn 1 người
và 3 trẻ em chết do sét đánh ở Lào Cai.
Các tỉnh miền núi phía Bắc cũng có tới hơn 3.200 ha lúa, hoa màu bị ngập đổ.
Nhiều tuyến giao thông tại các tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu, Bắc Kạn, Hà Giang,
Yên Bái, Sơn La bị chia chắt do ngập úng và sạt lở đất. Về hệ thống lưới điện,
tới thời điểm này, các tỉnh Cao Bằng, Quảng Ninh đã khắc phục xong sự cố
mất điện. Một số nơi của tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Điện Biên, Hà Giang…
vẫn còn bị mất điện.
Trên đây chỉ là một ví dụ về thiệt hại do lũ gây ra sau bão.


Nước dâng do bão
Nước dâng do bão là lượng nước bị đẩy vào bờ do hoàn lưu gió mạnh của

cơn bão. Ở nước ta, nước dâng lên do bão thường xảy ra ở vùng ven biển phía
bắc. Nước dâng kết hợp với thủy triều có thể nâng mực nước lên đến hơn 5m.


15

15


Nước dâng do bão có sức tàn phá hết sức nguy hiểm, đặc biệt là khi kết
hợp với triều cường khi bão đổ bộ. Dòng chảy gây ra bởi nước dâng do bão
kết hợp với tác động của sóng có thể phá vỡ đê biển, làm sụt lở bờ biển và các
đường giao thông ven biển.


Dông và tố lốc:
Các cơn bão mạnh có thể gây dông và tố lốc làm tăng mức độ tàn phá

của bão. Dông và tố lốc thường xảy ra ở phần phía trước bên phải hướng di
chuyển của bão. Dông và tố lốc có thể xảy ra vài ngày sau khi bão đổ bộ, khi
mà bão chỉ còn là một vùng thấp có hoàn lưu xoáy thuận.


Lũ quét và sạt lở đất:
Là một trong những hậu quả để lại sau bão gây thiệt hại lớn về người

và của. Lũ quét và sạt lở đất có nguy cơ cao xảy ra ở các tỉnh vùng núi phía
Bắc và Tây Bắc như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào
Cai, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên…
Theo số liệu thống kê, từ năm 2000 đến 2014 đã xảy ra 250 đợt lũ quét,
sạt lở ảnh hưởng tới các vùng dân cư, làm chết và mất tích 646 người, bị
thương gần 351 người; hơn 9.700 căn nhà bị đổ trôi; hơn 100.000 căn nhà bị
ngập, hư hại nặng; hơn 75.000 ha lúa và hoa màu bị ngập; hàng trăm ha đất
canh tác bị vùi lấp; nhiều công trình giao thông, thuỷ lợi, dân sinh kinh tế bị

hư hỏng nặng nề, tổng thiệt hại ước tính trên 3.300 tỷ đồng.
Tính riêng đợt bão lũ 2014 gần đây, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 và
mưa lớn đã xảy ra các trận lũ quét và sạt lở đất trên địa bàn các tỉnh miền núi
phía Bắc làm chết và mất tích 24 người.


16

Ngập lụt và dịch bệnh bùng phát sau bão

16


Sau bão, lượng mưa tăng lên nhanh chóng gây nên hiện tượng lũ, sạt lở ở các
tỉnh vùng cao và gây ngập ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh
và các tỉnh ở Miền Trung… Ngập lụt khiến nhiều thành phố, tỉnh lị bị vây
trong nước, giao thông hạn chế, thậm chí còn bị cô lập làm cho công tác cứu
hộ gặp rất nhiều khó khăn, người dân thiếu lương thực, nước sạch để sử dụng,
bùng phát dịch bệnh do xác gia súc gia cầm chết nhưng không được xử lý…
Dưới đây là một số hình ảnh ngập lụt do mưa lớn sau bão ở Hà Nội:

Hình 3. Nhiều tuyến đường ngập nước do ảnh hưởng của bão Kalmaegi

Hình 4. Khu Keangnam bị cô lập bởi nước tứ phía
17

17


5.Một số cơn bão tiêu biểu và ảnh hưởng của chúng trên thế giới và Việt

Nam từ năm 2005 đến nay
5.1. Trên thế giới
Bão nhiệt đới là một hiện tượng thiên tai nguy hiểm, có sức tàn phá
mạnh mẽ gây nên nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và của,ảnh hưởng lớn
đến đời sống nhân dân. Theo ước tính thiệt hại do bão lũ gây ra ở vùng nhiệt
đới tính trong thời gian từ năm 1870 - 1970 thiệt hại tới 1.500 triệu USD về
tài sản và trên 5.000 người thiệt mạng mỗi năm, con số này ở Mỹ là 300 triệu
USD về tài sản mỗi năm, đặc biệt có trường hợp trên 2 tỉ USD (cơn bão Betxi
9/1965), cơn bão Vera (9/1969) đã làm Nhật thiệt hại trên 1.280.000.000
USD, 5000 người chết, 36.000 người bị thương và đổ 140.000 ngôi nhà.
Phillipin là một trong những nước phải hứng chịu nhiều bão nhất thế giới,
trung bình có tới 19 cơn bão trong một năm.
Bão Bhola năm 1970 là cơn bão có sức hủy diệt gây ra hậu quả nặng nề
nhất trong lịch sử. Bão đã đổ bộ vào vùng đồng bằng sông Hằng ở Ấn Độ và
Bangladesh, làm ít nhất 300 nghìn người đã chết, 100 nghìn người mất tích,
và ảnh hưởng đến gần 1 triệu người. Ở Trung Quốc, bão Nina năm 1975 gây
mưa lớn đã làm vỡ đập Bản Kiều và giết chết hơn 100 nghìn người. Siêu bão
năm 1780 ở khu vực Bắc Đại Tây Dương đã giết chết khoảng 22.000 người ở
Antilles Lesser… Bão nhiệt đới Thelma vào tháng 11 năm 1991 đã giết chết
hàng ngàn người Philippines. Cơn bão Katrina đổ bộ vào Hoa Kỳ làm 1.836
người chết, thiệt hại tài sản lên tới 81,2 tỉ đô la (2008), với tổng thiệt hại hơn
$100 tỉ USD (2005). Bão Mitch làm 10.000 người thiệt mạng ở Mỹ Latinh.
Siêu bão dữ dội nhất trong lịch sử là siêu bão Tip ở Tây Bắc Thái Bình
Dương năm 1979, với mức áp suất thấp kỉ lục là 870 hPa (652,5 mmHg) và
tốc độ gió duy trì cực đại 165 hải lý trên giờ (85 m/s) (tức 310 km/h duy trì

18

18



gió trong 1 phút)… Bão Keith ở Thái Bình Dương và cơn bão Camille và
Allen ở Bắc Đại Tây Dương cũng có cùng sức gió với bão Tip. Siêu bão
Nancy năm 1961 đã ghi nhận tốc độ gió kỉ lục 185 hải lý trên giờ (95 m/s)
(tức 346 km/h duy trì gió trong 1 phút), nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy
tốc độ gió từ những năm 1940 đến những năm 1960 đã đo sức gió quá cao,
không chính xác, do vậy bão Nancy có thể có sức gió thấp hơn. Bão Paka
năm 1997 ở Guam được ghi nhận gió giật lên tới 205 hải lý (105 m/s) (tức
378 km/h).
Siêu bão Tip còn giữ kỉ lục là cơn bão lớn nhất với sức gió trên 64 km/h
trải rộng với đường kính 2170 km. Cơn bão nhỏ nhất được ghi nhận, cơn bão
nhiệt đới Marco, hình thành trong tháng 10 năm 2008, ở vịnh Mexico với sức
gió trên 64 km/h trải rộng với đường kính 37 km.
Bão John là cơn bão nhiệt đới tồn tại lâu nhất và có đường đi dài nhất,
kéo dài 31 ngày trong năm 1994 đi được 13280 km. Bão Rewa năm 19931994 có đường đi dài nhất ở Nam Bán Cần, 8920 km.


Dưới đây là một số cơn bão điển hình trên thế giới:
a. Bão Katrina

Hình thành: 24 - 8 – 2005
Sức gió mạnh nhất: 225km/h
Áp suất thấp nhất: 902mb
Khu vực ảnh hưởng: Hoa Kỳ,
Canada

Hình 5. Bão Katrina

19


19


Bão Katrina hình thành trên quần đảo Bahamas vào ngày 24 tháng 8
năm 2005 và vào đất liền gần Miami, Florida như bão cấp 1 trên Thang bão
Saffir - Simpson. Nó suy yếu đi thành bão nhiệt đới rồi nhanh chóng mạnh trở
lại khi vượt qua vùng nước ấm của vịnh Mexico ngoài sự tiên đoán của các
chuyên gia.
Katrina, khi đó có áp suất 902 mb (áp suất thấp thứ 4 trong lịch sử lưu
vực Đại Tây Dương) và tăng cường thành bão cấp 5. Nó đổi hướng về phía
bắc và vào đất liền lần thứ hai vào ngày 29 tháng 8 năm 2005 gần Grand Isle,
Louisiana là bão cấp 4 với tốc độ gió lên tới 241 km/h. Sau đó, Katrina vào
đất liền lần thứ ba về phía nam của Buras - Triumph, Louisiana vào khoảng
11:10 giờ ngày 29 tháng 8 năm 2005 vẫn là bão cấp 4, với tốc độ gió lên tới
225 km/h và áp suất khí quyển ở tâm bão tụt xuống 918 mb.
Vào lúc lớn nhất, riêng tâm bão rộng tới 48 km. Vào lúc 6 giờ sáng,
cơn bão này tiến về phía bắc với tốc độ di chuyển 24 km/h. Sức gió dự báo
lên tới 278 km (150 hải lý) trên đất liền, trong khi có mưa lụt đến tận vùng
Ngũ Đại Hồ. Những phần còn lại của bão Katrina vẫn mạnh và đã chuyển về
phía bắc qua miền đông Hoa Kỳ và Canada.


Ảnh hưởng
Khu vực bị ảnh hưởng bao gồm: nam Florida, tiểu bang Louisiana và

nhiều khu vực khác.
- Tại nam Florida: 12 người bị thiệt mạng tại nam Florida, bao gồm ba người
ở Quận Broward, một ở Quận Miami - Dade, và bốn ở thành phố Miami. Hơn
một triệu người bị cúp điện, và chi phí thiệt hại từ 1 đến 2 tỷ đô la Mỹ.
- Tại đông nam Louisiana: Thành phố New Orleans phải ra lệnh sơ tán lần

đầu tiên trong lịch sử, vì 70% diện tích của thành phố nằm dưới mực nước
biển và sóng cồn dự kiến đạt độ cao kỷ lục là 8 mét trên mức thủy triều thông
20

20


thường. Thiết bị đo sóng trên biển ghi nhận sóng đạt đến 11 mét trước khi nó
ngừng hoạt động. Các kế hoạch để giảm thảm họa đã hoạt động hết công suất
tại những khu vực bị ảnh hưởng. Một số chuyên gia phỏng đoán khoảng một
triệu người đã mất nhà vì bão tố. Những công ty bảo hiểm khác ước lượng chi
phí thiệt hại bảo hiểm đã lên đến 25 tỷ đô la.
- Tại các khu vực khác:
+ Miền nam của tiểu bang Mississippi bị tàn phá kinh khủng. Hai thành
phốGulfport và Biloxibị mưa và sóng lụt, nhiều người bị thiệt mạng ở Biloxi.
+ Ở Mobile, Alabama, Vịnh Mobile đổ nước vào phố sâu 60 - 90 cm.
Hơn 110.000 nhà bị cúp điện ở Alabama và có người báo cáo có bão táp gần
Brewton, Alabama. Miền tây của tiểu bang Georgia bị mưa lụt, gió thổi và vài
bão táp ở ba quậnPolk,Heard, và Carroll.
+ Tại tiểu bang Tennessee, gần 75.000 nhà bị cúp điện vào hai khu vực
Memphis và Nashville. Khu vựcHopkinsville đã bị mưa lụt dữ, nhiều căn nhà
bịlụt và một trường trung học bị sụp xuống một phần ở quận Christian. Tại
quận Warren ở tiểu bang Ohio, Katrina có thể đã gây ra một bão cấp 0, làm
gãy vài cây cối.

Hình 6. Sức tàn phá của bão Katrina

21

21



b. Siêu bão Chanchu
Hình thành: 5 – 5 - 2006
Sức gió mạnh nhất: 250km/h
Áp suất thấp nhất: 910mb
Khu vực ảnh hưởng: Philippin, biển
Đông, Đài Loan, đông nam Trung
Quốc, Nhật Bản

Hình 7. Siêu bão Chanchu
Siêu bão Chanchu (được PAGASA đặt tên là siêu bão Caloy), tại Việt
Nam gọi là bão số một, là xoáy thuận nhiệt đới thứ hai và là bão nhiệt đới
thứnhất, đồng thời cũng là siêu bão thứ nhất của mùa bão Thái Bình Dương
2006 được trung tâm cảnh báo bão chung công nhận. Theo Cục khí tượng
Nhật Bản, Chanchu là xoáy thuận nhiệt đới đầu tiên của mùa bão 2006 tại tây
bắc Thái Bình Dương. Nó cũng là siêu bão thứ hai đã được ghi nhận tại biển
Đông. Chanchu là tên do Ma Cao đặt có nghĩa là Trân Châu trong tiếng
Quảng Đông.


Ảnh hưởng
Chanchu hình thành ngày 5 tháng 5 năm 2006, trở thành xoáy thuận

nhiệt đới thứ hai trong mùa. Nó mạnh lên thành bão và đi vào Philippines hai
lần, làm chết 41 người và gây tổn thất 1,9 triệu USD cho nông nghiệp nước
này. Nó cũng gây ra lở đất ở khu vực gần Sán Đầu tại miền đông tỉnh Quảng
Đông vào sớm ngày 18 tháng 5 năm 2006 theo giờ địa phương với bão có sức
gió là 137 km/h và sau đó đi về hướng đông bắc vào vùng ven biển tỉnh Phúc
Kiến. Tốc độ gió giật là 67,3 m/s.

- Tại Philipin:

22

22


Chanchu làm chết 41 người tại Philipinvà 1,9 triệu USD tổn thất, chủ
yếu là cho nông nghiệp. Trong số đó, 21 người đã chết là từ chiếc tàu Mae An
bị lật úp ngoài khơi đảo Masbate ngày 12 tháng 5 rất may là 18 người khác đã
được cứu sống. Tại khu vực Bicol, 300 gia đình bị mất nhà cửa do ngập lụt và
gió mạnh. Tại 6 làng trong khu vực Sogod, Nam Leyte, 1.000 người đã bị cô
lập do các vụ lở đất nhỏ, không có thương vong nào được thông báo. Nước
sông dâng cao đã phá hỏng con đê vào sớm ngày hôm sau và làm ngập 4 làng
đến thắt lưng tại đảo Mindoro, trong khi một chiếc phà với trên 713 người
trên boong đã bịmắc cạn. Tổng cộng, trên 600 ngôi nhà đã bị phá hủy hoàn
toàn và trên 3.500 ngôi nhà khác bị phá hủy một phần.
- Tại Trung Quốc:

Hình 8. Ngập lụt tại Sán Đầu – Trung Quốc
Chanchu làm chết ít nhất 25 người tại Trung Quốc. Tại Sán Đầu, đã có
các vụ lở đất và sập nhà cửa, làm chết 3 người, 192 ngôi nhà bị ngập lụt và
nước ngập sâu tới 1,6 m, một công viên đã bị tổn hại nghiêm trọng và phải
đóng cửa để sửa chữa. Tổn thất kinh tế ước đạt khoảng 2,6 tỷ nhân dân tệ. Tại
tỉnh Phúc Kiến, 15 người đã chết do lở đất và 4 người mất tích, tổn thất tại
Phúc Kiến ước đạt 480 triệu USD (2006).

23

23



- Tại Nhật Bản:
Sóng to tại miền nam Nhật Bản đã cuốn ba học sinh 17 tuổi đang bơi
tại vùng biển thuộc đảo Hateruma, làm một người chết và một người mất tích
người còn lại được cứu sống.
- Tại Việt Nam:
Ở Việt Nam dù Chanchu không ảnh hưởng đến vùng biển Việt Nam,
nhưng nó đã làm chết 28 ngư dân Việt Nam đang làm việc trong khu vực biển
Đông. Vào thời điểm bão vào có 45 tàu với hơn 750 ngư dân Việt Nam đang
hoạt động tại vùng nơi cơn bão đi qua, hơn 600 ngư dân đã sống sót trở về.
Đến ngày 28-5-2006 hàng chục tàu đánh cá của Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh
bởi bão Chanchu trong đó có 14 tàu chìm và 4 tàu khác mất tích với tổng số
322 ngư dân. Trong cơn bão này Việt Nam bị tổn thất nhiều chủ yếu do công
tác dự báo chưa được chính xác.
c. Bão Nargis
Hình thành: 27 - 4 – 2008
Sức gió mạnh nhất: 116km/h
Áp suất thấp nhất: 962mb
Khu vực ảnh hưởng: Sri Lanca,
Ấn Độ, Bangladesh, Myanma.

Hình 7. Bão Nargis
Bão Nargis là một xoáy thuận nhiệt đới mạnh đổ bộ vào Mianma vào
ngày 2 tháng 5 năm 2008. Là cơn bão đầu tiên được đặt tên của mùa bão bắc
Ấn Độ Dương năm 2008, Nargis đã xuất hiện vào ngày 27 tháng 4 ở trung bộ
của vịnh Bengan. Ban đầu, nó di chuyển chậm theo hướng tây bắc và gặp điều
kiện thuận lợi nên đã mạnh lên. Không khí khô đã làm yếu cơn bão này vào
24


24


ngày 29 tháng 4, dù sau khi bắt đầu di chuyển theo hướng đông thì Nargis
nhanh chóng mạnh lên và đạt cường độ gió mạnh nhất với tốc độ nhỏ nhất
165 km/h vào ngày 2 tháng 5. Cơn bão này đã đổ bộ vào bờ tại vùng
Ayeyarwady của Myanma với tốc độ gần cao nhất và sau khi đi qua Yangon
và suy yếu gần biên giới Myanma và Thái Lan.


Ảnh hưởng
Đây là cơn bão gây thiệt hại về tính mạng lớn nhất ở khu vực bắc Ấn

ĐộDương, cũng như là cơn bão có tên gây chết chóc đứng thứ 2 sau bão Nina.
Tính cả những cơn bão không được đặt tên, Nargis là cơn bão gây chết chóc
thứ 8 trong lịch sử thế giới. Cơn bão gây ra lở đất vào ngày 2 tháng 5 năm
2008, gây sự tàn phá thảm khốc làm chết 90.000 người và hơn 56.000 người
mất tích.
- Tại Sri Lanca:
Cơn bão gây ra mưa lớn, dẫn tới lũ lụt và lở đất trên mười quận của
quốc gia này. Các quận Ratnapura và Kegaille bị ảnh hưởng nặng nề nhất với
hơn 3000 gia đình mất nhà cửa. Hàng nghìn ngôi nhà chìm trong lũ lụt và 21
ngôi nhà đã bị tàn phá. Trận mưa lớn khiến 4.500 người mất nhà cửa và hơn
35.000 người bị ảnh hưởng trên toàn đảo.
Trung tâm khí tượng thủy văn Ấn Độ đã khuyến cáo ngư dân tránh
đường đi của bão Nargis. Sóng to và gió lớn đã được dự bão dọc bờ biển
Tamil Nadu và Andhra Pradesh của Ấn Độ. Thêm vào đó, ảnh hưởng của cơn
bão đã giúp hạthấp nhiệt độ dọc bờ biển Ấn Độ, nơi đang hứng chịu những
đợt nóng khủng khiếp.
- Tại Bangladesh:


25

25


×