Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Đề án KHAI THÁC TIỀM NĂNG các LÒNG hồ THỦY điện 63 sua ngay 20 7 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.74 KB, 46 trang )

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ ÁN
KHAI THÁC TIỀM NĂNG CÁC LÒNG HỒ THỦY ĐIỆN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
Phần I
SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Các căn cứ pháp lý:
Căn cứ: Luật Đất đai số 45/2013/QH13; Luật Tài nguyên nước số
17/2012/QH13; Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13; Luật thủy sản số
17/2003/QH11; Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13; Luật Ngân sách Nhà nước số
83/2015/QH13; Luật Du lịch số 44/2005/QH11 và các nghị định hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Quyết định 1959/QĐ-TTg ngày 29/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 03/3/2011 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020; Quyết
định số 188/QĐ-TTg ngày 12/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030; Quyết định số 808/QĐ- TTg ngày 29/6/2012 của Thủ tướng
chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện chiến lược tổng thể
phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020;
2. Cơ sở thực tiễn:


- Sơn La có 08 huyện, 46 xã, 329 bản dọc sông Đà, tổng diện tích đất tự
nhiên 311.026 ha, dân số trong vùng 108.697 người; hiện có 28 công trình thủy
điện đã hoàn thành đưa vào sử dụng, trong đó có 03 hồ chứa của các thuỷ điện:
Sơn La, Hòa Bình và Nậm Chiến 1 là có đủ diện tích và các điều kiện cần thiết để
có thể phát triển các ngành nghề nuôi trồng thuỷ sản, du lịch, vận tải, cùng các loại
hình thương mại, dịch vụ khác trên vùng lòng hồ, riêng 02 công trình thủy điện
Sơn La và thủy điện Hòa Bình có diện tích 20.900 ha là tiềm năng mở đối với việc
phát triển kinh tế của vùng (Chi tiết tại các Biểu số 01, 02, 03).
- Lòng hồ sông Đà đem lại nguồn lợi về năng lượng sạch, tích nước chống
hạn mùa khô, điều tiết nước chống lũ vào mùa mưa và có tiềm năng rất lớn trên
các lĩnh vực: thủy sản, thương mại, vận tải, du lịch. Trong đó, việc khai thác và sử
dụng diện tích mặt nước các lòng hồ để nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch, vận
tải đến nay vẫn chưa được khai thác một cách bền vững và hiệu quả.
- Kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân vùng lòng hồ trong những năm gần
đây tuy đã được cải thiện song vẫn còn khó khăn, thu nhập bình quân vùng dọc


2
sông Đà mới đạt 796.000 đồng/người/tháng. Khai thác tiềm năng các lòng hồ
thủy điện nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung
và tỉnh Sơn La nói riêng nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đồng thời góp
phần phát triển sản xuất và ổn định và cải thiện đời sống nhân dân vùng TĐC
các thủy điện Sơn La, Hòa Bình.
- Trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền đã triển khai nhiều
giải pháp khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế nông nghiệp, du lịch vùng lòng hồ,
trong đó đã khai thác và sử dụng diện tích mặt nước các lòng hồ để nuôi trồng thủy
sản, phát triển du lịch, nhiều mô hình sản xuất kinh doanh nuôi trồng thủy sản đã
hình thành bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo và
giải quyết việc làm. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế các vùng lòng hồ chưa tương
xứng với tiềm năng, chưa thu hút được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, các

hoạt động nuôi trồng thủy sản có quy mô nhỏ chưa đảm bảo an toàn môi trường, đa
dạng sinh học và cân bằng sinh thái; các hoạt động khai thác để phát triển du lịch
còn mang tính tự phát, quy mô nhỏ.
- Để khai thác có hiệu quả và bền vững các tiềm năng vùng lòng hồ các thủy
điện cần thiết có những định hướng, cơ chế, chính sách nhằm huy động, thu hút
các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ phát triển cho các lĩnh vực tiềm năng hiện chưa được
khai thác một cách có hiệu quả.
3. Giới hạn phạm vi Đề án: Trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện có 28 hồ chứa
thủy điện, song căn cứ vào diện tích mặt nước, dung tích hồ chứa và các điều kiện
thủy văn,.. chỉ có 03 hồ chứa của thủy điện Sơn La, Hòa Bình, Nậm Chiến là có
khả năng khai thác các tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, giới hạn
phạm vi nghiên cứu và ứng dụng của Đề án chỉ bao gồm các xã dọc vùng hồ thủy
điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La, thủy điện Nậm Chiến.
Phần II
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH,
CỦA CÁC VÙNG KINH TẾ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VÙNG KINH TẾ
DỌC SÔNG ĐÀ VỚI CÁC VÙNG KINH TẾ KHÁC
I. Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh
đến hết năm 2015
Giai đoạn 2011-2015, trước những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế
thế giới và trong nước, những thay đổi trong cơ chế quản lý điều hành lĩnh vực đầu
tư từ ngân sách nhà nước theo chủ trương tái cơ cấu đầu tư công; áp lực của lạm
phát, giá cả các yếu tố đầu vào tăng và duy trì ở mức cao; thiên tai, dịch bệnh diễn
biến phức tạp; nhiệm vụ di dân, tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La phải tập trung ổn
định đời sống và sản xuất cho các hộ dân… được sự giúp đỡ có hiệu quả của Trung
ương Đảng, Chính phủ, các Bộ, ban, ngành; dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp
ủy đảng, chính quyền, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, chiến sỹ các lực lượng vũ
trang và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được những
kết quả quan trọng: kinh tế của tỉnh duy trì phát triển với tốc độ tăng trưởng khá; các
ngành, lĩnh vực, các vùng, các thành phần kinh tế đều có bước phát triển tiến bộ;

Sơn la đã cùng cả nước thực hiện có hiệu quả các giải pháp kiềm chế lạm phát,


3
chống suy giảm kinh tế, tái cơ cấu lại một số lĩnh vực theo chủ trương của Chính
phủ, trong đó tập trung sắp xếp lại kế hoạch đầu tư công; thu ngân sách trên địa bàn
đến năm 2015 vượt 65% mục tiêu Nghị quyết đề ra; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
được cải thiện đáng kể; văn hóa - xã hội có bước phát triển tiến bộ, đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, công tác xóa đói, giảm nghèo, các vấn
đề xã hội bức xúc được quan tâm tập trung giải quyết; quốc phòng - an ninh đảm
bảo, quan hệ hợp tác quốc tế không ngừng được củng cố, tăng cường, mở rộng và
phát triển. Kết quả đạt được thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Tốc độ tăng trưởng (GRDP) bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 9,57%. Cơ
cấu kinh tế: dịch vụ chiếm 44%; nông lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 28%; công
nghiệp - xây dựng chiếm 28%.
- Kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 84,1 triệu USD.
- Thu ngân sách trên địa bàn đạt 3.300 tỷ đồng.
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm 2011-2015 đạt 72.331 tỷ đồng.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 36%
- Số lao động được tạo việc làm trong 5 năm 2011-2015 đạt 84.287 người.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn dưới 21,5%.
- Số giường bệnh/1 vạn dân đạt 22,1 giường.
- Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn giai đoạn 2011-2015) giảm xuống còn 22,44%
- Tỷ lệ xã có đường ôtô đến TTX được cứng hóa đạt 81%.
- Có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 10 xã cơ bản đạt từ 15-18 tiêu chí, 32 xã
đạt từ 10-14 tiêu chí, 74 xã đạt từ 5-9 tiêu chí
- Tỷ lệ hộ gia đình được dùng điện sinh hoạt 87,6%.
- Tỷ lệ hộ xem được đài truyền hình Việt Nam đạt 92,5%.
- Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 62%.
- Tỷ lệ hộ gia đình được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 96%.

- Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom đạt 85%
- Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 100%.
- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 45,7%.
II. Khái quát về 03 vùng kinh tế dọc Quốc lộ 6, dọc sông Đà, vùng cao
và biên giới.
1. Vùng kinh tế dọc Quốc lộ 6: là vùng kinh tế động lực của tỉnh, vùng kinh
tế dọc Quốc lộ 6 đã khai thác các tiềm năng, thế mạnh về vị thế địa lý, có 2 cao
nguyên Mộc Châu, Nà Sản, tranh thủ điều kiện giao thông đi lại thuận tiện, đẩy
mạnh giao thương phát triển kinh tế hàng hóa, hình thành và phát triển nhanh mạng
lưới dịch vụ; triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể tam giác phát triển kinh tế
Thành phố - Mai Sơn - Mường La; hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, các thiết chế
văn hóa của Thành phố, trung tâm hành chính huyện Mộc Châu và các thị trấn, thị
tứ; đầu tư kết cấu hạ tầng khu Công nghiệp Mai Sơn, cụm Công nghiệp Mộc Châu,


4
khu Nông nghiệp công nghệ cao Mộc Châu, khu Trung tâm du lịch Mộc Châu;
khai thác điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng để khai thác thế
mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển các vùng nguyên liệu tập trung như:
chè, cà phê, sắn, mía, hoa quả ở các huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Thuận
Châu, gắn với củng cố, phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến, một số sản phẩm
đã có thương hiệu và tìm được chỗ đứng trên thị trường như sữa Mộc Châu,
đường, xi măng.
2. Vùng kinh tế dọc sông Đà: cơ bản định hình trong phát triển dịch vụ vận
tải đường sông, công nghiệp điện, khai khoáng, nuôi trồng thuỷ sản; đã hình thành
và nhân rộng được một số mô hình nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế
cao như cá tầm, ba ba, tôm càng xanh, cá chim trắng, rô phi đơn tính,.. trong đó nuôi
cá tầm mở ra triển vọng tích cực tại Mường La, Quỳnh Nhai; đẩy mạnh thâm canh,
tăng vụ, ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển nông, lâm nghiệp; hình thành
được Cụm công nghiệp Gia Phù, hoàn thành xưởng khai thác và chế biến tuyển

quặng Nikel, Đồng ở Bản Phúc Bắc Yên, xây dựng nhà máy luyện đồng gắn với
khai thác quặng đồng khu vực Phù Yên, Bắc Yên; có 28 nhà máy thủy điện đã đi
vào vận hành với tổng công suất 2.890,9 MW, gắn phát triển các nhà máy thủy điện
với việc tranh thủ bố trí sắp xếp lại dân cư, xây dựng kết cấu hạ tầng, tổ chức lại hệ
thống sản xuất và dịch vụ tại các điểm dân cư mới, thu hút đầu tư phát triển rừng
kinh tế và xây dựng hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn; khai thác các chợ ven sông
để trao đổi, buôn bán hàng hoá, phát triển dịch vụ du lịch vùng lòng hồ sông Đà.
3. Vùng cao và biên giới: tranh thủ các nguồn lực đầu tư từ các chương
trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững theo Nghị quyết 30a, chương trình 134, 135,
nông thôn mới, 33, 193,.. triển khai thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm
nhằm phát triển các xã, bản đặc biệt khó khăn, tuyến biên giới. Nhờ đó, hệ thống
cơ sở hạ tầng thiết yếu như các công trình thủy lợi, nước sinh hoạt, điện, đường,
trường học, các phòng khám đa khoa khu vực, bệnh viện tuyến huyện... không
ngừng được đầu tư nâng cấp, hoàn thiện; đội ngũ cán bộ cơ sở được quan tâm
đào tạo nâng cao năng lực, tăng cường khuyến công, khuyến nông, hướng dẫn
nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển mạnh sản xuất nông
lâm nghiệp, định canh định cư, chuyển hướng sang sản xuất hàng hoá; quan tâm
chỉ đạo đối với công tác bảo vệ rừng đầu nguồn, phát triển rừng kinh tế; hỗ trợ
phát triển kinh tế gắn với củng cố quốc phòng - an ninh, đặc biệt quan tâm đẩy
mạnh giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế - xã hội với các tỉnh Bắc Lào.
III. Mối quan hệ giữa vùng kinh tế dọc Sông Đà với các
vùng kinh tế khác
Vùng kinh tế dọc Sông Đà trong giai đoạn hiện nay đang tiếp tục giữ vai
trò khai thác nguồn thủy năng để tái tạo, phục vụ phát triển kinh tế xã hội; đồng
thời cung cấp nước ngọt cho công nghiệp, nông nghiệp và nhu cầu dân sinh; gắn
với phát triển hệ thống giao thông thủy để phục vụ phát triển các ngành nghề,
dịch vụ, kết nối phát triển kinh tế - xã hội với các vùng kinh tế khác.
Đẩy mạnh thực hiện các khâu đột phá, trọng điểm trong phát triển kinh tế
- xã hội của từng vùng có tính đến tính liên kết, thúc đẩy giữa các vùng để cùng
phát triển là mục tiêu ưu tiên hàng đầu, trong đó phát triển kinh tế vùng dọc



5
Sông Đà lấy phát triển thủy sản, lâm nghiệp, giao thông, khai khoáng, du lịch,
thương mại dịch vụ làm trọng tâm sẽ có ý nghĩa thúc đẩy kinh tế - xã hội không
chỉ của vùng dọc Sông Đà đảm bảo tính kết nối, lan tỏa trên từng lĩnh vực như:
- Các mô hình kinh tế nông nghiệp thành công sẽ được ứng dụng và nhân
rộng sang các vùng kinh tế khác, tạo chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ các sản
phẩm hàng hóa nông sản giữa các vùng trong tỉnh và các vùng, miền trong cả nước.
- Việc đầu tư, hoàn thiện hệ thống giao thông đường thủy, kết nối với hệ
thống giao thông đường bộ tạo tính liên kết, liên thông giữa các vùng, giữa các
phương tiện vận tải, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
- Khai thác tiềm năng phát triển du lịch vùng lòng hồ sông Đà, gắn với các
tour, tuyến du lịch kết nối, liên kết với du lịch các vùng như Khu du lịch quốc gia
Mộc Châu, du lịch mạo hiểm (leo núi), liên kết tour, tuyến du lịch với các tỉnh Hòa
Bình – Sơn La – Điện Biên...
Phần III
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG LÒNG HỒ
I. Điều kiện tự nhiên các vùng hồ:
1. Địa hình: Sơn La là tỉnh miền núi cao nằm ở trung tâm của vùng Tây
Bắc, cách Hà Nội hơn 300 km, có đường biên giới quốc gia dài 250 km, chiều dài
giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km, với tổng diện tích đất tự nhiên 1.417.444 ha,
địa hình phức tạp với 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực sông Đà, sông Mã, xen
kẽ giữa 3 hệ thống núi chính: hệ thống núi tả ngạn sông Đà, hệ thống núi hữu ngạn
sông Mã và hệ thống núi xen giữa sông Đà và sông Mã. Hầu hết các sông suối đều
có độ dốc lớn, lắm thác ghềnh, là ưu thế lớn để khai thác tiềm năng thuỷ điện; các
lòng hồ thủy điện có tiềm năng lớn cho khai thác diện tích mặt hồ để nuôi trồng
các loại thủy sản; đồng thời là điều kiện để phát triển hệ thống giao thông vận tải
đường thủy, phát triển du lịch và các loại hình dịch vụ khác.

2. Khí hậu: Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc điểm khí hậu
chung của vùng Tây Bắc: mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Tuy
nhiên, chế độ nhiệt, chế độ mưa, số giờ nắng có khác so với vùng đồng bằng Bắc
Bộ và khí hậu tại một số tiểu vùng khác nhau. Tổng lượng mưa trong năm biến đổi
từ 1200mm - 1800mm, phân bố theo hai mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 5
đến tháng 9 với lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa năm, mùa khô kéo dài từ
tháng 10 tới tháng 4 năm sau.
3. Về hệ thống các hồ chứa lớn:
Tỉnh Sơn La có 2 hệ thống sông lớn là Sông Đà, Sông Mã có độ dốc lớn,
lắm thác ghềnh là ưu thế lớn để khai thác tiềm năng thuỷ điện. Trên địa bàn toàn
tỉnh hiện có 28 hồ thuỷ điện, trong đó hồ thủy điện Sơn La có diện tích khoảng
13.000 ha, hồ thuỷ điện Hòa Bình có diện tích khoảng 7.900 ha, ngoài ra còn 26 hồ
thuỷ điện nhỏ và vừa khác (Chi tiết tại Biểu số 01).
Về chất lượng môi trường nước các hồ chứa theo báo cáo quan trắc định kỳ
của một số nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Sơn La cho thấy chất lượng nước tại


6
các hồ thủy điện khá tốt, hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong ngưỡng cho phép theo
QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1). Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Sơn La giai
đoạn năm 2011- 2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cho thấy các thông
số theo dõi trên địa bàn tỉnh Sơn La tại các hồ thủy điện Sơn La và các hồ thủy điện
vừa và nhỏ cũng cho thấy không có dấu hiệu ô nhiễm với các chỉ tiêu quan trắc.
Đánh giá ban đầu về chất lượng môi trường nước tại khu vực hồ chứa thủy
điện tương đối sạch. Tại kênh xả của của các nhà máy nước đều trong, không có
vẩn đục và mùi lạ. Nước tại khu vực lòng hồ trong và không có thực vật, bèo nổi
trên mặt thoáng hồ.
Về dầu mỡ tổng: Kết quả phân tích cho thấy tại khu vực đập ngăn thủy điện
Nậm Chiến 2, nồng độ dầu mỡ tổng là 0,062 mg/l, nồng độ này cao hơn QCVN
08:2008/ BTNMT (A2) khoảng 3 lần nhưng thấp hơn QCVN 08:2008/BTNMT (B1).

Về các chỉ tiêu hóa lý: Hầu hết các thông số phân tích chất lượng nước khu
vực hồ thủy điện đều nằm trong TCCP. Tuy nhiên, 2 chỉ tiêu NO -2, PO43- tại một số
hồ chứa vượt ngưỡng cho phép theo QCVN 08:2008/ BTNMT (Nậm Chiến 2,
Nậm Công 3 và Tà Cọ). Nước mặt bị ô nhiễm các chỉ tiêu này cho thấy nước bị
ảnh hưởng từ nguồn phân bón nông nghiệp ở thượng nguồn. Phân bón vào đất cho
cây trồng bị rửa trôi theo nước mưa xuống thủy vực và phân tán vào nguồn nước.
Nước bị nhiễm các chỉ tiêu về Nito, Photphos như thế này có thể tiềm ẩn nguy cơ
phú dưỡng.
Về các chỉ tiêu kim loại nặng: Theo kết quả phân tích cho thấy các kim loại
nặng trong nước hồ thủy điện đều nằm trong ngưỡng cho phép. Nồng độ kim loại
nặng rất thấp.
Về các chỉ tiêu vi sinh: số lượng Coliform và E.coli trong nước hồ đều nằm
trong ngưỡng cho phép. Nước hồ không có dấu hiệu ô nhiễm về vi sinh vật.
4. Địa giới hành chính, dân số của các xã, bản vùng hồ 03 thủy điện Hoà
Bình, Sơn La, Nậm Chiến:
Vùng lòng hồ các thủy điện Sơn La, Hòa Bình, Nậm Chiến nằm trên địa bàn
hành chính của 08 huyện (Quỳnh Nhai, Mường La, Phù Yên, Bắc Yên, Mộc Châu,
Vân Hồ, Thuận Châu, Mai Sơn) trên 46 xã và 329 bản giáp lòng hồ (trong đó: còn
27 xã và 123 bản đặc biệt khó khăn). Là nơi tập trung các ngành nghề chủ yếu như
nông nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản với dân số tính đến 31/12/2015 là
108.697 người, với thu nhập bình quân đầu người theo kết quả cuộc điều tra mẫu
khảo sát mức sống dân cư năm 2015 là 796.000 đồng/1 người/1 tháng (Chi tiết tại
các Biểu số 02, 03, 05).
4.1. Hồ chứa thuỷ điện Hoà Bình thuộc địa phận tỉnh Sơn La có diện tích
7.900 ha, thuộc 6 huyện, 29 xã:
- Huyện Mộc Châu có 2 xã: Quy Hướng, Tân Hợp.
- Huyện Vân Hồ có 5 xã: Quang Minh, Mường Tè, Song Khủa, Liên Hoà,
Suối Bàng
- Huyện Phù Yên có 9 xã: Nam Phong, Tân Phong, Tường Phong, Tường
Tiến, Tường Thượng, Tường Hạ, Tường Phù, Bắc Phong, Đá Đỏ.



7
- Huyện Bắc Yên có 6 xã: Chiềng Sại, Tạ Khoa, Song Pe, Mường Khoa,
Chim Vàn, Pắc Ngà.
- Huyện Mai Sơn có 2 xã: Tà Hộc và Chiềng Chăn.
- Huyện Mường La có 5 xã: Mường Chùm, Chiềng Hoa, Tạ Bú, Chiềng San,
Mường Bú.
4.2. Hồ chứa thuỷ điện Sơn La có diện tích 13.000 ha thuộc phạm vi của 3
huyện, 15 xã:
- Huyện Quỳnh Nhai gồm 8 xã: Cà Nàng, Mường Chiên, Pắc Ma Pha Kinh,
Chiềng Ơn, Chiềng Bằng, Mường Sại, Nậm Ét, Mường Giàng.
- Huyện Mường La có 5 xã: Nậm Giôn, Chiềng Lao, Mường Trai, Hua Trai,
Ít Ong.
- Huyện Thuận Châu có 2 xã: Liệp Tè và Chiềng Ngàm.
4.3. Hồ chứa thủy điện Nậm Chiến 1 có diện tích 377 ha thuộc phạm vi của
huyện Mường La trên 02 xã: Ngọc Chiến, Chiềng Muôn.
II. Thực trạng và tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội
1. Thực trạng kinh tế xã hội vùng lòng hồ đến năm 2015:
Vùng dọc sông Đà trong giai đoạn vừa qua nhờ được quan tâm đầu tư từ
nguồn vốn dự án di dân TĐC thủy điện Sơn La, thủy điện Hòa bình và các chính
sách hỗ trợ đầu tư từ các Chương trình 135, 30a, nông thôn mới,… kinh tế - xã hội
của vùng đã có bước phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư, đời
sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể,.. Đến hết năm 2015,
kết quả đạt được trên một số chỉ tiêu chủ yếu sau:
(1) Tổng vốn đầu tư vùng lòng hồ các thuỷ điện giai đoạn 2011-2015 đạt
khoảng 4.958 tỷ đồng, trong đó: vốn nhà nước 3.782 tỷ đồng, vốn huy động từ các
nhà đầu tư 1.176 tỷ đồng.
(2) Tỷ lệ xã được sử dụng điện lưới Quốc gia đạt 100% (còn 30 bản thuộc 12
xã chưa có điện).

(3) Tỷ lệ xã có đường đến TTX được đầu tư cứng hóa đạt 71,7% (có 33/46
xã có đường đến TTX được đầu tư cứng hóa).
(4) Tỷ lệ hộ gia đình được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 80%.
(5) Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 83%.
(6) Tỷ lệ lao động qua đào tạo 32,6%.
(7) Thu nhập bình quân đạt 796.000 đồng/người/tháng.
(8) Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng (tiêu chí giai đoạn 2011-2015) còn 26,8%,
theo tiêu chí đa chiều còn 40,7%.
(9) Xã nông thôn mới: có 01 xã đạt đủ 19 tiêu chí nông thôn mới; 04 xã đạt
từ 10-14 tiêu chí.
(10) Tỷ lệ che phủ rừng 46,72%.
(11) Số lồng nuôi thủy sản trên vùng lòng hồ đạt 1.235 lồng. Tổng giá trị sản


8
phẩm thủy sản mang lại khoảng 80 tỷ đồng/năm.
(12) Có 08 hợp tác xã thủy sản thuộc khu vực lòng hồ.
(13) Du lịch vùng hồ sông Đà đón khoảng 100.000 lượt khách/năm. Doanh
thu từ du lịch đạt khoảng 165 tỷ đồng/năm.
(14) Trên địa bàn có 03 cảng, 69 bến khách ngang sông.
(15) Có 47,8% xã vùng lòng hồ đã được đầu tư chợ (22/46 xã đã có chợ).
(Chi tiết tại Biểu số 04)
2. Thực trạng nguồn nhân lực (lao động) khu vực lòng
hồ:
Trong giai đoạn 2011 – 2015, các chương trình kinh tế, xã hội trên địa bàn
tỉnh đã chú trọng và quan tâm phát triển, mở rộng trên tất cả các lĩnh vực công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, xây dựng, du lịch và các ngành nghề khác
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đối với lao động trong sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp đã chú trọng đầu tư lao động phát triển kinh tế trang trại, chăn
nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, phát triển lâm nghiệp và từng bước phát

triển các ngành nghề thủy sản trong khu vực lòng hồ các thủy điện.
Lao động ở 46 xã thuộc khu vực lòng hồ các thủy điện có đặc điểm gần
sông, suối, hồ có trữ lượng và lưu lượng nước lớn, thuận lợi cho phát triển thủy
sản, du lịch lòng hồ và giao thông đường thủy. Tuy nhiên lao động khai thác các
nguồn lợi từ lòng hồ vẫn còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng. Lao động trong
khu vực này vẫn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu và thu nhập
chính của người lao động phần lớn vẫn là từ nông nghiệp.
Số liệu tổng hợp bình quân trong 5 năm từ năm 2011 - 2015, như sau:
- Dân số sống trong vùng khu vực lòng hồ có khoảng 108.697 người.
- Lao động trong độ tuổi có 65.218 lao động
- Lao động đang có làm việc: 64.370 lao động
Trong đó chia theo các lĩnh vực:
+ Thủy sản: 880 lao động
+ Du lịch: 205 lao động
+ Vận tải: 319 lao động
+ Thương mại: 1.053 lao động
+ Dịch vụ và khác: 61.912 lao động
Trình độ của lao động làm việc trong các ngành nghề:
+ Lao động chưa qua đào tạo: 43.128 lao động.
+ Sơ cấp nghề: 6.437 lao động.
+ Công nhân kỹ thuật lành nghề: 8.369 lao động.
+ Trung cấp: 5.149 lao động.


9
+ Cao đẳng: 1.287 lao động.
3. Thực trạng đầu tư giai đoạn 2011-2015 vùng lòng hồ:
Tổng vốn đầu tư trong giai đoạn 2011-2015 của vùng dọc sông Đà là 4.958
tỷ đồng (Chi tiết tại Biểu số 14), trong đó:
* Nguồn vốn nhà nước đầu tư cho vùng dọc Sông Đà đạt 3.782 tỷ đồng

(bình quân mỗi năm đạt 756 tỷ đồng), trong đó chủ yếu tập trung cho những công
trình có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
đặc biệt ưu tiên hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho các xã, bản đặc biệt khó khăn, huyện
nghèo 30a và thực hiện một số chương trình, dự án trọng điểm của tỉnh. Bằng việc
lồng ghép các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ,
chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là nguồn vốn di dân TĐC thuỷ điện Sơn
La đã tập trung đầu tư được hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, cụ thể:
- Tập trung cải tạo nâng cấp các đường giao thông đến các trung tâm xã,
đường phục vụ các khu điểm tái định cư, đường liên xã, liên bản. Đến nay, toàn bộ
các xã đã có đường đến trung tâm xã, trong đó có 33 xã đã được đầu tư cứng hoá
đường đến trung tâm xã; mở mới và nâng cấp đường giao thông nông thôn theo
chương trình xây dựng nông thôn mới; hiện còn 13 xã chưa được đầu tư cứng hoá
đường đến trung tâm xã (gồm: Quang Minh, Quy Hướng, Tân Hợp, Tường Phong,
Tường Tiến, Đá Đỏ, Chiềng Sại, Tạ Khoa, Mường Khoa, Chim Vàn, Pắc Ngà,
Chiềng Hoa, Chiềng Muôn).
- Dự án cung cấp điện lưới quốc gia cho đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La
trong giai đoạn 2011-2015 đã đầu tư hệ thống lưới điện trung, hạ áp trên địa bàn 81
xã, kéo điện về 365 bản, cấp điện cho 22.969 hộ dân, đưa tỷ lệ hộ được sử dụng
điện lưới quốc gia của tỉnh từ 76,3% năm 2011 lên 86,1% năm 2015. Trên địa bàn
các xã dọc Sông Đà đến nay vẫn còn 30 bản thuộc 12 xã chưa có điện cần tập trung
đầu tư trong giai đoạn tới.
- Đầu tư các công trình thuỷ lợi đầu mối, kiên cố hệ thống kênh mương nâng
cao năng lực tưới cho sản xuất nông nghiệp, đầu tư các cơ sở sản xuất giống cây
trồng, vật nuôi,…
- Tập trung đầu tư và nâng cấp một số cơ sở y tế tuyến huyện, tuyến xã, liên
xã. Đến hết năm 2015, đã có 7/8 huyện có bệnh viện tuyến huyện (huyện Vân Hồ do
mới thành lập nên chưa có bệnh viện huyện), trong giai đoạn đã đầu tư cải tạo, nâng
cấp 05 bệnh viện tuyến huyện và 02 phòng khám đa khoa khu vực, góp phần nâng
cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Dự án Bệnh viện đa khoa Vân Hồ
sẽ được đầu tư trong giai đoạn 2016-2020

- Bằng các nguồn vốn bổ sung cân đối, ngân sách tỉnh chi đầu tư phát triển đã
đầu tư, nâng cấp 30 trụ sở cho HĐND-UBND các xã, cơ bản đáp ứng yêu cầu hoạt
động của các cơ quan quản lý nhà nước. Đên hết năm 2015, còn 16 trụ sở xã đã xuống
cấp cần đầu tư, cải tạo, nâng cấp.
- Hệ thống trường, lớp học và nhà ở công vụ giáo viên, nhà bán trú học sinh,
cơ sở đào tạo, dạy nghề được đầu tư, nâng cấp, góp phần đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực, cung cấp lao động có trình độ tay nghề cho sản xuất, đẩy nhanh quá trình
chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.


10
* Vốn thu hút đầu tư: trong giai đoạn 2011-2015 có 35 dự án của các nhà đầu
tư đã được triển khai trên địa bàn vùng dọc Sông Đà, với tổng vốn đã đầu tư 1.176
tỷ đồng, trong đó có 03 dự án đầu tư thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, 25
dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, 07 dự án thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ,..
4. Thực trạng và các tiềm năng trên các ngành, lĩnh vực
4.1. Thực trạng và tiềm năng nuôi trồng, khai thác thủy sản
a) Thực trạng nuôi trồng thuỷ sản (Chi tiết tại Biểu số 06):
Nuôi cá lồng tại vùng lòng hồ các thủy điện Sơn La và Hòa Bình đã bắt đầu
được chú trọng phát triển, bước đầu đem lại lợi ích kinh tế, giải quyết việc làm,
nâng cao thu nhập cho nhân dân địa phương. Đến nay người dân đã biết lựa chọn
hình thức nuôi lồng bằng lưới thay thế hệ thống lồng tre truyền thống, sử dụng
thức ăn hợp lý, chọn giống phù hợp với điều kiện khí hậu của từng vùng.
Nuôi cá lồng hiện phát triển mạnh từ khi hồ thủy điện Sơn La tích nước; số
lồng cá nuôi vùng lòng hồ khoảng 1.235 lồng. Một số vị trí nuôi cá lồng chính trên
hai lòng hồ thủy điện Sơn La và Hòa Bình như: thị trấn Ít Ong của huyện Mường
La; xã Tường Tiến, xã Tân Phong của huyện Phù Yên; xã Chiềng Bằng, Chiềng Ơn
của huyện Quỳnh Nhai; xã Quy Hướng của huyện Mộc Châu,...
* Diện tích: Theo số liệu điều tra tình hình sử dụng diện tích mặt đất của các
xã vùng ven hồ thủy điện Hòa Bình và Sơn La, tổng diện tích mặt nước của các xã

28.427,7 ha, nhưng diện tích nuôi trồng thủy sản chỉ có khoảng 354,54 ha, mới
chiếm 1,25% tổng diện tích hiện có.
* Đối tượng nuôi trồng: chủ yếu là Trắm cỏ, Chép, số ít nuôi cá Nheo, cá
Chiên và cá Tầm.
* Quy mô: quy mô nuôi trồng thủy sản chủ yếu là các hộ gia đình và cá
nhân, các tổ chức nuôi trồng thủy sản còn ít.
* Năng suất, sản lượng: Hoạt động nuôi thủy sản trên hồ chứa thuỷ điện chủ
yếu theo hình thức thả giống để khai thác tự nhiên, do vậy năng suất thấp, chỉ đạt
từ 50-70 kg/ha/năm (các hồ thủy lợi, thủy điện nhỏ). Đối với các loại cá lồng thì
năng suất cá nuôi lồng trung bình đạt từ 0,25 – 0,3 tấn/lồng/vụ; riêng hồ Ngọc
Chiến và 2 hồ thủy điện lớn là Hòa Bình và Sơn La cá tự nhiên là chính; thả cá chỉ
mang tính chất bảo tồn bổ sung nguồn lợi là chính chứ chưa thả nuôi.
* Công nghệ nuôi: Một số loài cá đặc sản có giá trị cao được đầu tư công
nghệ theo hình thức nuôi công nghiệp như cá Tầm, tập trung còn lại đối với các
loại thủy sản khác, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng chưa nhiều.
* Phương thức nuôi: Vẫn nuôi theo phướng thức hộ gia đình là chính, nuôi
do doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác bắt đầu hình thành và phát triển (hiện có
08 Hợp tác xã, 02 công ty TNHH tham gia nuôi trồng thủy sản).
* Chất liệu, kết cấu và đối tượng nuôi: Lồng nuôi cá được làm bằng tre, gỗ
kết hợp với lưới với thể tích từ 50 – 100 m 3/lồng. Giống cá nuôi lồng chủ yếu là cá
Trắm cỏ, cá Chép, Rô phi; ngoài ra còn phát triển nuôi các loài cá mới có giá trị
kinh tế như cá Diêu hồng, cá Nheo, cá Lăng, cá Chiên,....và đặc biệt có giá trị kinh
tế cao như cá Tầm.


11
* Số lượng và chất lượng lao động nuôi trồng thủy sản: Hiện tại nguồn lao
động tham gia sản xuất thủy sản của tỉnh Sơn La rất đa dạng bao gồm lực lượng
công nhân chuyên nghiệp ở các trại sản xuất cá giống, nông ngư dân sản xuất thuỷ
sản, các tổ chức HTX, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, quân đội làm kinh

tế… đặc biệt là vùng ven hồ thuỷ điện sông Đà có đến 80- 90% số hộ nông ngư
dân tham gia hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
Với đặc điểm của nghề nuôi thủy sản của Sơn La chủ yếu theo qui mô hộ gia
đình, tận dụng diện tích mặt nước và phụ phẩm của nông nghiệp sẵn có để có sản
phẩm cải thiện đời sống nên nguồn lao động trong ngành nuôi thủy sản cũng chủ
yếu tận dụng các lao động nhàn rỗi của gia đình, kể cả người già, trẻ em (cắt cỏ,
thu nhặt lá rau, cho cá ăn…). Lực lượng lao động này phần lớn chưa được đào tạo
nên thiếu kiến thức và kinh nghiệm về nuôi thuỷ sản.
* Mô hình nuôi cá lồng: vài năm trở lại đây, nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ
thủy điện Sơn La đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân tái định cư.
Nghề nuôi cá lồng đã trở thành nghề chính của nhiều hộ dân và đem lại thu nhập
ổn định từ 2-2,5 triệu đồng/người/tháng. Do thu nhập mang lại từ nuôi cá lồng khá
ổn định cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương một số
năm gần đây mô hình nuôi cá này phát triển khá mạnh, với các giống nuôi chủ yếu
là cá Trắm cỏ, một phần cá Chim trắng, cá Rô phi; ngoài ra đã thả ghép thêm cá
Chép, cá Trôi, cá Bỗng. Trong những năm tới nuôi cá lồng được xác định là một
trong những mô hình chính thúc đẩy ngành thủy sản của tỉnh phát triển.
b) Thực trạng khai thác thuỷ sản vùng lòng hồ:
* Quy mô: Quy mô khai thác chủ yếu là các hộ gia đình và cá nhân, các tổ
chức khai thác còn ít.
* Phương thức khai thác: Phương tiện phục vụ khai thác thuỷ sản của vùng
lòng hồ hiện nay gồm các loại thuyền sắt, thuyền gỗ trọng tải 2 – 5 tấn gắn máy
công suất 6 - 8CV, riêng thuyền dịch vụ hàng thuỷ sản dùng thuyền sắt thông thuỷ
gắn máy 15CV. Ngoài ra, ngư dân ven hồ dùng thuyền nan chèo tay để khai thác cá
ven bờ, dân ven hồ dùng thuyền độc mộc vừa khai thác thuỷ sản, vừa là phương
tiện giao thông trên sông hồ.
Hiện tại vùng lòng hồ có 520 tàu thuyền máy với tổng công suất 4.695CV,
2.535 thuyền thủ công khai thác trên sông hồ và 14.250 phương tiện đánh bắt khác,
trong đó tập trung chủ yếu ở 46 xã ven hồ thuộc 8 huyện trong tỉnh.
Nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên trong các thuỷ vực tăng lên khi có hồ thủy điện

Sơn La nên việc đầu tư phương tiện phục vụ khai thác thuỷ sản lớn và có xu hướng
tăng. Việc tổ chức khai thác nguồn lợi thủy sản trên lòng hồ đi đôi với nuôi trồng
đã được xác định là một hướng đi, một mũi nhọn kinh tế sẽ chiếm tỷ trọng ngày
càng cao trong kinh tế nông, lâm, thủy sản của các xã vùng ven hồ thủy điện Hòa
Bình và Sơn La.
Ngư cụ khai thác thuỷ sản trong vùng lòng hồ có nhiều loại, từ những loại
thô sơ như bẫy cá, cụp, câu, đó tôm đến các loại ngư cụ đánh bắt lớn hơn như lưới
rê 3 lớp, lưới úp, lưới dàn… Hiện tại trên vùng lòng hồ đang sử dụng các ngư cụ
để khai thác cá cỡ lớn; các loại câu mồi, rọ tôm để khai thác cá nhỏ và tôm.


12
Trên các hồ thuỷ điện ngoài lực lượng lao động đánh bắt cá kết hợp làm
nương rẫy của người địa phương thuộc các xã ven hồ còn có một số lao động đánh
cá chuyên nghiệp từ các tỉnh Hà Tây cũ, Phú Thọ… đến cư trú lâu dài trên hồ và
sống chủ yếu bằng nghề đánh cá. Nghề khai thác chính của họ là nghề lưới rê, gồm
lưới rê đơn (lưới bén) và lưới rê ba lớp; ngoài ra còn có các nghề lưới rùng, lưới
úp, rọ tôm, vó đèn, rà điện, câu…
* Năng suất, sản lượng khai thác: năng suất và sản lượng khai thác dựa trên
các loại ngư cụ khai thác như sau:
- Lưới rê ba lớp được 1/3 số người đánh cá trên hồ sử dụng. Lưới rê ba lớp
hoạt động quanh năm. Đối tượng đánh bắt là cá Măng, cá Chép, cá Ngão, cá Mè,
cá Thiểu. Năng suất đánh bắt trung bình mỗi thuyền 5- 10 kg/ngày.
- Nghề rê đơn (luới bén) hoạt động chủ yếu từ tháng 6 – 12. Lưới này chủ
yếu bắt các loài cá nhỏ như cá Mương, cá Ngão, cá Thiểu, cá Tép dầu…Sản lượng
mỗi thuyền lưới khoảng 5- 7 kg/ngày.
- Lưới úp đánh bắt từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Đối tượng đánh bắt chủ
yếu là cá Chép vào vật đẻ ở các bãi đẻ.
- Câu giăng thường sử dụng 500-1000 lưỡi câu, đánh bắt một số loài cá đáy
như cá Chiên, cá Lăng, cá Ngạnh.

- Vó đèn và lưới vét mắt nhỏ còn khá phổ biến.
* Lượng lao động tham gia khai thác: toàn tỉnh Sơn La có khoảng 1.400 lao
động làm trong lĩnh vực thủy sản, trong đó số lao động nằm trong 8 huyện thuộc
vùng dựa án khoảng 960 người.
c) Thực trạng các cơ sở dịch vụ phục vụ nuôi trồng, khai thác thuỷ sản:
* Hệ thống kênh thu mua, sản lượng thu mua (từ khai thác và nuôi trồng):
hiện các sảm phẩm nuôi trồng, khai thác trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình và thủy
điện Sơn La được các thương lái chuyển về tỉnh Hoà Bình hoặc các tỉnh khác tiêu
thụ trên thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận...
Trên khu vực chưa có cơ sở thu mua thủy sản chính thống, chưa có cơ sở
chế biến thủy sản hầu hết do người nuôi tự tìm đầu ra cho sản phẩm.
Hiện tại trên khu vực lòng hồ chưa có các bến cá xây dựng với đầy đủ các
yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm từ nuôi trồng, khai thác
thủy sản. Trong thời gian tới nhà nước cần đầu tư hỗ trợ xây dựng các bến cá phục
vụ phát triển thủy sản.
* Dịch vụ cung ứng giống:
- Dịch vụ cung ứng giống: hiện nay, trên địa bàn tỉnh có Công ty cổ phần
thủy sản với chức năng sản xuất và cung ứng dịch vụ cá giống, vật tư thiết bị cho
ngành thủy sản gồm có các cơ sở trực thuộc như trại cá Phù yên, Thuận Châu, Mai
Sơn, Mường Bú thuộc huyện Mường La và Trại cá huyện Sông Mã thuộc Trung
tâm giống cây trồng vật nuôi và Thủy sản; ngoài ra còn một số cơ sở ương cá
giống của tư nhân ở Chiềng Mung (huyện Mai Sơn) và Cà Nàng (huyện Quỳnh
Nhai), Chiềng Pấc (Thuận Châu) mỗi cơ sở có diện tích từ 0,3 – 0,5 ha cũng tham
gia ương nuôi, cung ứng cá giống cho nhân dân địa phương. Diện tích ương giống
thủy sản của tỉnh ổn định trong các năm 22 – 25 ha.


13
Nhìn chung, cơ sở vật chất kỹ thuật để sản xuất giống thủy sản trong khu
vực dự án tương đối đồng bộ so với các tỉnh miền núi phía Bắc. Các cơ sở sản xuất

giống này được bố trí hợp lý từ tỉnh xuống huyện và xã. Tuy nhiên do xây dựng
vào những năm chín mươi nên đa số các trại này đã bị lạc hậu, xuống cấp. Những
năm gần đây nhà nước đã hỗ trợ xây dựng trung tâm giống thủy sản cấp I tại Tông
Cọ - Thuận Châu.
- Nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu con giống: hiện tại, hàng năm các
trại cá giống của Sơn La đã sản xuất được khoảng 115 triệu cá bột; 56,25 triệu cá
hương; 2 triệu cá giống. Lượng cá giống này chỉ mới đáp ứng khoảng 65% nhu cầu
cá giống của tỉnh, số còn lại vẫn phải nhập từ các tỉnh khác. Tuy nhiên một phần cá
giống của tỉnh Sơn La hiện vẫn cung cấp cho một số huyện của tỉnh Điện Biên và
các tỉnh phía Bắc của nước CHDCND Lào. Riêng giống tôm càng xanh, 100% do
các tỉnh miền xuôi cung cấp. Sản phẩm cá bột, cá hương và cá giống các loại của
Công ty Cổ phần Thuỷ sản tỉnh Sơn La thường đóng vai trò chủ đạo trong việc
cung ứng giống cá nuôi của tỉnh.
* Dịch vụ cung ứng ngư cụ phục vụ khai thác, nuôi trồng thủy sản:
- Ngư cụ cho khai thác thủy sản: ngư cụ khai thác thuỷ sản trong vùng lòng
hồ có nhiều loại, từ những loại thô sơ như bẫy cá, cụp, câu, đó tôm đến các loại
ngư cụ đánh bắt lớn hơn như lưới rê 3 lớp, lưới úp, lưới dàn… Hiện tại trên vùng
lòng hồ đang sử dụng các ngư cụ để khai thác cá cỡ lớn; các loại câu mồi, rọ tôm
để khai thác cá nhỏ và tôm.
- Ngư cụ cho nuôi trồng: Vì chủ yếu nuôi trong lồng nên ngư cụ chủ yếu là
lồng nuôi dạng tre có lưới bao hoặc dạng lồng sắt...
* Dịch vụ cung ứng thức ăn cho thủy sản: các loại thức ăn phục vụ cho nuôi
trồng thủy sản trong khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La và Hòa Bình chủ yếu từ ba
nguồn chính:
- Thức ăn từ các loài động vật thủy sinh có sẵn trong vùng lòng hồ. Với diện
tích mặt nước lớn của hai hồ thủy điện thì nguồn cung ứng thức ăn từ các động vật
thủy sinh trong vùng lòng hồ tương đối phong phú và là một nguồn thức ăn cho
các loại thủy sản được nuôi trồng trong lòng hồ.
- Thức ăn từ các sản phẩm sẵn có hoặc chế biến từ sản phẩm nông nghiệp
như ngô, sắn, rau, cỏ...Các nguồn thức ăn này sẵn có trên địa bàn và tương đối

phong phú nên việc đảm bảo cung cấp thức ăn cho việc nuôi trồng thủy sản trong
vùng lòng hồ thủy điện Sơn La và Hòa Bình.
- Thức ăn công nghiệp: loại thức ăn này hiện nay chủ yếu phục vụ nuôi cá
tầm. Nguồn thức ăn này có thể chế biến từ các nhà máy chế biến thức ăn cho chăn
nuôi trên địa bàn tỉnh hoặc phải nhập từ các vùng lân cận. Với giao thông thuận
tiện hiện nay thì nguồn thức ăn này dễ dàng đáp ứng nếu có nhu cầu nên tương đối
thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản với nguồn cung thức ăn thủy sản lại này.
Hệ thống cơ sở dịch vụ phục vụ nuôi trồng, khai thác thủy sản trên khu vực
lòng hồ thủy điện hiện nay như: cơ sở cung ứng thức ăn, cơ sở thu mua và chế biến
thủy sản là chưa có.
d) Thực trạng cơ sở hạ tầng nuôi trồng, khai thác thuỷ sản:


14
* Hệ thống điện: các xã vùng lòng hồ đa số đã có hệ thống điện lưới. Do đó
việc nuôi trồng và khai thác sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn.
* Hệ thống cấp và xử lý nước, chất thải: hiện tại do việc nuôi trồng và khai
thác thủy sản chủ yếu ở vùng lòng hồ thủy điện Sơn La và Hòa Bình và do các hộ
gia đình nuôi trồng và khai thác là chính nên hệ thống xử lý nước và chất thải hầu
như là không có, tất cả phụ thuộc vào khả năng tự làm sạch của nước hồ là chính.
Riêng thủy điện Nậm Chiến diện tích mặt nước do Nhà máy thủy điện quản
lý hiện nay chưa có hoạt động nuôi cá lồng hay khai thác thủy sản chính thống mà
dân cư trong khu vực chỉ đánh bắt nhỏ lẻ từ nguồn cá tự nhiên chưa có hoạt động
thả, nuôi để đánh bắt.
4.2. Thực trạng phát triển lâm nghiệp vùng dọc Sông Đà
Lưu vực Sông Đà thuộc tỉnh Sơn La với diện tích tự nhiên khoảng 885 nghìn
ha, chiếm gần 2/3 tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Sông Đà thuộc địa phận tỉnh
Sơn La có chiều dài khoảng 416 km (Lòng hồ thủy điện Hòa Bình 230 km, lòng hồ
thủy điện Sơn La 186 km). Vùng lòng hồ hai thủy điện lớn (Thủy điện Sơn La và
thủy điện Hòa Bình) và các hồ thủy điện vừa và nhỏ trong lưu vực Sông Đà tập

trung chủ yếu trên địa bàn 46 xã của 8 huyện.
Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn 8 huyện phân theo 3 loại rừng: Tổng
diện tích đất lâm nghiệp 157.149,9 ha, trong đó: Rừng phòng hộ có tổng diện tích
96.069,15 ha, chiếm 61,13% diện tích đất lâm nghiệp, trong đó: Đất có rừng
69.879,07 ha, chiếm 72,74% diện tích rừng phòng hộ; đất chưa có rừng 26.190,08
ha, chiếm 27,26% diện tích rừng phòng hộ. Rừng sản xuất có tổng diện tích
61.080,75 ha, chiếm 38,87% diện tích đất lâm nghiệp, trong đó: Đất có rừng
38.654,34 ha, chiếm 63,28% diện tích rừng sản xuất; đất chưa có rừng 22.426,41 ha,
chiếm 36,72% diện tích rừng sản xuất (Chi tiết tại Biểu số 08).
a) Trữ lượng rừng
- Trữ lượng rừng gỗ có trữ lượng là 5.162.468 m 3, trong đó: (Rừng gỗ lá
rộng 4.919.728 m3, chiếm 95,3% trữ lượng rừng gỗ; rừng hỗn giao gỗ - tre
174.406 m3, chiếm 3.38% trữ lượng gỗ; rừng trồng 68.334 m 3, chiếm 1.32% trữ
lượng gỗ).
- Rừng tre, vầu có trữ lượng 38.909 nghìn cây, trong đó: (Rừng tre, nứa
khoảng 38.885 nghìn cây, chiếm 99,94% trữ lượng; rừng vầu khoảng 24 nghìn
cây, chiếm 0,06% trữ lượng).
b) Trữ lượng rừng phân theo chủ rừng
- Rừng phòng hộ: Rừng gỗ 3.517.974 m 3, rừng tre nứa 23.323 nghìn cây,
trong đó:
+ Cộng đồng: Rừng gỗ 2.023.212 m3, rừng tre nứa 15.372 nghìn cây.
+ Tổ chức: Rừng gỗ 561.944 m3, rừng tre nứa 1.173 nghìn cây.
+ Nhóm hộ: Rừng gỗ 40.284 m3, rừng tre nứa 1.678 nghìn cây.
+ Hộ gia đình: Rừng gỗ 703.560 m3, rừng tre nứa 4.940 nghìn cây.
+ UBND xã: Rừng gỗ 124.360 m3
+ Ban quản lý: Rừng gỗ 64.614 m3, rừng tre nứa 159 nghìn cây.


15
- Rừng sản xuất: Rừng gỗ 1.644.494 m 3, rừng tre nứa 15.586 nghìn cây,

trong đó:
+ Cộng đồng: Rừng gỗ 858.058 m3, rừng tre nứa 8.620 nghìn cây.
+ Tổ chức: Rừng gỗ 139.829 m3, rừng tre nứa 1.172 nghìn cây.
+ Nhóm hộ: Rừng gỗ 19.015 m3, rừng tre nứa 655 nghìn cây.
+ Hộ gia đình: Rừng gỗ 600.338 m3, rừng tre nứa 5.080 nghìn cây.
+ UBND xã: Rừng gỗ 1.550 m3
+ Ban quản lý: Rừng gỗ 25.705 m3, rừng tre nứa 59 nghìn cây.
Trong những năm từ 2011 - 2015, lĩnh vực lâm nghiệp được quan tâm đầu tư
bằng các chương trình, dự án như: Chương trình Bảo vệ và Phát triển rừng,
Chương trình 30a, Dự án trồng rừng thay thế nương rẫy có hỗ trợ gạo..., giúp nhân
dân trong vùng từng bước đạt được một số kết quả đáng kể. Tập trung các loài cây
trồng lâm nghiệp chủ yếu như Tre, luồng (địa bàn huyện Mộc Châu, Vân Hồ);
Thông, Keo, Tếch (địa bàn huyện Phù Yên, Bắc Yên); Xoan, Sơn Tra (địa bàn
huyện Mường La, Quỳnh Nhai, ...), tuy nhiên tập trung khối lượng trồng cây ở các
xã lòng hồ thì chưa nhiều.
c) Khai thác tre, gỗ trên địa bàn vùng dọc Sông Đà: từ nhiều năm nay cho
phép khai thác tận dụng, tận thu với khối lượng thu được theo thống kê như sau:
- Năm 2011: Gỗ 2.306 m3, củi 21.268 Ste, tre luồng các loại 867,9 nghìn cây,
nứa 238,3 nghìn cây, song mây 21,2 tấn, giang cây 94 nghìn cây, măng khô 234
tấn, mộc nhĩ 3,4 tấn.
- Năm 2012: Gỗ 2.204 m3, củi 206.074 Ste, tre luồng các loại 891,1 nghìn
cây, nứa 148,1 nghìn cây, song mây 6,4 tấn, giang cây 19,2 nghìn cây, măng khô
236,4 tấn, mộc nhĩ 2,2 tấn.
- Năm 2013: Gỗ 2.147 m3, củi 192.342 Ste, tre luồng các loại 829,7 nghìn
cây, nứa 135,4 nghìn cây, song mây 5,7 tấn, giang cây 82 nghìn cây, măng khô 224
tấn, mộc nhĩ 1,9 tấn.
- Theo kết quả điều tra hiện trạng toàn vùng có 11.567,44 ha rừng tre, nứa,
trong đó: có 11.075,06 ha rừng tự nhiên, 492,38 ha rừng trồng. Mật độ đạt từ 2.000
- 2.500 cây/ha, đặc biệt có những lô đạt tới 3.500 cây/ha, sản lượng đối với những
lô thuộc rừng sản xuất đã đền tuổi khai thác chính đạt từ 800 - 1.000 cây/ha (đối

với rừng thuần loại), nhưng khả năng khai thác hàng năm là rất hạn chế, mới chỉ
chiếm khoảng 50 - 60% sản lượng.
d) Về cơ sở hạ tầng: gồm hệ thống vườn ươm cố định giống cây trồng lâm
nghiệp đã được đầu tư theo chương trình dự án 5 triệu ha rừng: 07 vườn (tại huyện
Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mường La, Mai Sơn, Phù Yên, Bắc Yên, Mộc Châu);
Các cơ sở chế biến sản phẩm của doanh nghiệp trên địa bàn: Cơ sở chế biến quả
Sơn Tra (Bắc Yên, Mường La); Cơ sở chế biến tre ghép thanh (Mộc Châu)
4.3. Thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch:
a) Tiềm năng phát triển du lịch:


16
* Điều kiện địa hình thuận lợi để phát triển du lịch: địa hình khu vực khá
đặc biệt với các dãy núi cao hùng vĩ, hang động tự nhiên, sông dài rộng, cảnh sắc
thiên nhiên tươi đẹp, là điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển các loại hình
du lịch tham quan, khám phá thiên nhiên, du lịch sinh thái, dã ngoại, du lịch mạo
hiểm (leo núi), thể thao (đua thuyền trên sông), hang động,...
* Hệ sinh thái tự nhiên phong phú: khu vực huyện Vân hồ, Mộc Châu,
Mường La và huyện Quỳnh Nhai có diện tích rừng khá lớn với quần thể sinh học
đa dạng, các loài thực vật quý hiếm như nghiến, lát, tre, trúc, cây dược liệu,... hệ
động vật có các loài linh trưởng, bò sát (trăn, rắn, hàng nghìn loài côn trùng) có giá
trị phục vụ phát triển du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, lòng hồ
thủy điện có các loài thủy sinh phong phú với hàng trăm loài cá sinh sống như cá
chiên, lăng, chép, nheo, tôm,... có giá trị về kinh tế, đồng thời tạo giá trị ẩm thực
địa phương thu hút du khách.
* Cảnh quan đặc trưng: cảnh quan lòng hồ thủy điện với mặt nước mênh
mông trong và xanh, thiên nhiên hùng vĩ với những cánh rừng, dãy núi đá vôi hai
bên bờ, đặc biệt có các đảo, bán đảo nhỏ liên tiếp nối liền nhau trên mặt nước và
một số bản làng dân tộc còn bảo tồn được nhiều giá trị truyền thống tạo nên vùng
cảnh quan đặc sắc, nguyên sơ, yên bình của vùng núi, là một trong những nguồn

tài nguyên du lịch đặc biệt, tạo các sản phẩm du lịch đặc trưng như: du lịch tham
quan, du lịch cộng đồng,...
* Giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số: Khu vực có nhiều dân tộc anh em
cùng sinh sống: Thái, Kinh, Mường, H’Mông, Khơ Mú, La Ha, Kháng, trong đó
chủ yếu là dân tộc Thái. Trong đó các giá trị văn hoá nổi bật như:
- Các lễ hội, phong tục đặc trưng của các dân tộc như:
+ Lễ hội Hạn Khuống dân tộc Thái: Tổ chức vào cuối mùa Thu khi đồng bào
đã thu hoạch xong mùa màng.
+ Lễ hội Mah Grợ của dân tộc Khơ Mú: Tổ chức vào tháng 8, tháng 9 (âm
lịch) hàng năm.
+ Lễ hội mừng cơm mới của dân tộc Kháng: Tại bản Huổi Tao, xã Nậm
Giôn, tổ chức tùy theo từng gia đình.
+ Lễ hội Nàng Han: Lễ hội Nàng Han được tổ chức lễ cúng hàng năm tại
khu di tích đền Nàng Han.
+ Lễ hội gội đầu huyện Quỳnh Nhai: Tổ chức vào dịp 30 tết.
+ Lễ hội phong tục Xén Pang Ả (dân tộc Kháng): Tại bản Hát Hố, Xã
Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai. Lễ hội tổ chức vào tháng 10 và tháng 11 âm lịch.
+ Lễ hội đua thuyền huyện Quỳnh Nhai: Được tổ chức định kỳ hàng năm
vào ngày 10 tháng giêng (âm lịch). Lễ hội được tổ chức tại chân cầu Pá Uôn.
+ Tết Síp Xí: Tổ chức vào ngày 14 tháng 7 âm lịch hàng năm.
+ Lễ hội Kin Pang Then: Tổ chức vào dịp đầu năm.
+ Lễ hội cầu mưa: Được tổ chức vào những năm nào hạn hán, lễ hội cầu
mưa của người Thái được tổ chức trong phạm vi một bản.


17
- Nghề thủ công truyền thống: Nghề dệt vải lanh dân tộc H’Mông, nghề dệt
thổ cẩm, nghề đan lát, nghề đan nón, nghề làm đàn tính tẩu, nghề nấu rượu,…
- Ẩm thực, đặc sản: Các món ăn của các đồng bào dân tộc rất đa dạng, khác
biệt, mới lạ, phản ánh rõ nét đặc thù riêng của từng dân tộc. Nổi tiếng một số món

ăn như: các món ăn chế biến từ gạo: cơm lam, xôi màu, bánh chưng, bánh dày, xôi
nếp tan xã Ngọc Chiến, huyện Mường La; các món chế biến từ cá: cá nướng, cá
gỏi, cá nấu canh, cá chua; các món rau: món nộm từ các loại rau tự nhiên và các
món rau đồ và một số món ăn khác: thịt lợn mán, thịt trâu gác bếp, bọ xít rừng,
chuột núi…
* Các điểm du lịch chính: Theo dọc sông vùng lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình,
Sơn La, các điểm du lịch chính gồm:
- Khu vực huyện Vân Hồ: Đền Hang Miếng, Di tích lịch sử sự kiện “Hũ
rượu bản Lòm”, Di tích lịch sử nơi cơ quan Tỉnh ủy làm việc chân núi Pu Chột (xã
Quang Minh), Di tích khảo cổ hang mộ Tạng Mè (xã Suối Bàng), Di tích lịch sử
khu căn cứ tỉnh đội bản Tà Lạc (xã Song Khủa), Di tích lịch sử khu căn cứ cách
mạng nơi làm việc cán bộ Tỉnh ủy lãnh đạo tại Bản Chiềng Ban, Di tích lịch sử nơi
làm việc và cất giữ tài liệu cán bộ chỉ huy khu căn cứ cách mạng tại hang Pông,
bản Pơ Tào (xã Mường Tè).
- Khu vực huyện Mường La: Nhà máy thủy điện Sơn La, Nhà máy thủy điện
Nậm Chiến, Di tích hang Co Noong, Di tích hang Hua Bó, Di tích đồn Pom Pát,
Suối nước nóng Hua Ít, suối nước nóng bản Lướt (xã Ngọc Chiến), Bản du lịch
cộng đồng: Mường Trai, Chiềng Lao, Hua Trai, Nậm Giôn, Bản Lướt; bản Pom
Mỉn, xã Ngọc Chiến, Nhà máy thủy điện Huội Quảng, Nậm La, Rừng cây táo mèo:
Bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, Khu rừng cây cao su tổ
Phiêng Tìn, huyện Mường La, Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La.
- Khu vực huyện Quỳnh Nhai: Di tích Đền Linh Sơn Thủy Từ - đền thờ
Nàng Han, Di tích Cây đa Pắc Ma, Cầu Pá Uôn, Mộ cổ, Hang Thẩm Liên, Hang
Thẩm Đán Bóng, Suối nước nóng bản Quyền, bản Bon, Bia kỷ niệm vị trí cũ
huyện Quỳnh Nhai, Bản du lịch văn hóa cộng đồng: Bản Bon, Bản Quyền, Bản Ka,
bản Đúc, Nghe Toỏng, Chẩu Quân,..
b) Thực trạng phát triển du lịch vùng lòng hồ:
- Lượng khách du lịch: Hiện nay, hoạt động du lịch vùng lòng hồ thủy điện
Sơn La mới chỉ ở mức độ tự phát, quy mô nhỏ, chưa thu hút nhiều du khách đến
tham quan, chủ yếu là khách “Tây ba lô”, “phượt” và khách công vụ kết hợp du

lịch. Theo thống kê năm 2015 đón khoảng 100.000 lượt khách, trong đó chủ yếu là
khách tham quan nhà máy thủy điện Sơn La (khoảng 90 - 95% tổng khách du lịch).
Phần lớn khách du lịch đi tham quan các điểm du lịch khác Điện Biên, Mù
Cang Chải, Sapa, chỉ dừng chân hoặc đi qua một vài điểm du lịch thuộc Vùng lòng
hồ thủy điện Sơn La không lưu trú qua đêm. Khách nội địa, khách quốc tế chiếm tỷ
lệ không đáng kể, lượng du khách đến chủ yếu là giới trẻ ưa thích tham quan,
khám phá, mạo hiểm, tập trung đông nhất vào dịp cuối tuần, ngày lễ và mùa lễ hội.
Tổng thu từ các dịch vụ du lịch, theo khảo sát sơ bộ ước tính mức chi tiêu
bình quân khách quốc tế đến vùng lòng hồ thủy điện Sơn La khoảng từ 450.000500.000 VNĐ/ngày (tương đương khoảng 21-24 USD/ngày), khách nội địa chi tiêu


18
thấp hơn so với khách nước ngoài, với mức chi tiêu từ 150.000-200.000 VNĐ/ngày
(tương đương khoảng 7-10 USD/ngày) chủ yếu từ hoạt động ăn uống, lưu trú.
- Lao động ngành du lịch: Lao động trong ngành du lịch hiện nay còn thiếu
và yếu, chưa qua đào tạo chính quy, chủ yếu làm việc trong nhà hàng, cơ sở lưu
trú, lao động du lịch làm việc không thường xuyên, mang tính thời vụ.
- Hệ thống sản phẩm du lịch và các dịch vụ phục vụ: Sản phẩm du lịch tại
địa phương còn đơn điệu, chưa tạo được thương hiệu, chưa hấp dẫn. Chủ yếu là du
lịch tham quan nhà máy thủy điện Sơn La, tắm khoáng nước nóng tại thị trấn Ít
Ong và bản Lướt xã Ngọc Chiến, tham quan làng bản các dân tộc,.. Chưa có công
ty lữ hành đăng ký hoạt động, việc tổ chức hoạt động du lịch thành tour hiệu quả
chưa cao, chưa có điểm thông tin, chưa có ban quản lý và hướng dẫn viên đưa
khách du lịch đi tham quan. Dịch vụ ăn uống, mua sắm nghèo nàn, chỉ có một số
cửa hàng, nhà hàng bán các sản phẩm địa phương nhưng quy mô nhỏ. Khách đến
chủ yếu sử dụng các phương tiện cá nhân như: xe máy, thuê xe ô tô riêng,.. tại
điểm du lịch chưa có các bến xe buýt, xe khách công cộng hoạt động.
- Hệ thống các tuyến, điểm du lịch, cụm du lịch, khu du lịch:
+ Khu vực Mường La: Xây dựng tuyến du lịch sinh thái cộng đồng: Thành
phố Sơn La - thị trấn Ít Ong - xã Ngọc Chiến, theo tuyến du lịch du khách tham

quan chủ yếu các điểm du lịch chính: Nhà máy thủy điện Sơn La, lòng hồ thủy
điện, tắm khoáng nóng tại bản Lướt, xã Ngọc Chiến. Tuy nhiên, giao thông từ thị trấn
Ít Ong vào xã Ngọc Chiến chưa thuận lợi, nhất là vào mùa mưa, các điểm tham quan
trên tuyến chưa được đầu tư nên hiện hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Chủ yếu thu
hút du khách đi “phượt”.
+ Khu vực Quỳnh Nhai: Là điểm dừng chân với thời gian ngắn trên tuyến du
lịch từ Sapa - Điện Biên qua quốc lộ 279.
Hiện nay, Vùng lòng hồ thủy điện Sơn La đã bước đầu hình thành tuyến du
lịch theo đường thủy từ bến Bản Két (thị trấn Ít Ong) - bến thuyền Pá Uôn (huyện
Quỳnh Nhai) với các điểm du lịch chính: tham quan cảnh quan lòng hồ, nhà máy
thủy điện Sơn La, suối nước nóng Hua Ít, cầu Pá Uôn, đền Linh Sơn Thủy Từ - đền
Nàng Han.
- Hoạt động xúc tiến quảng bá và đào tạo nguồn nhân lực: Hoạt động xúc
tiến quảng bá những năm qua chưa được chú trọng nhiều. Du lịch vùng lòng hồ
thủy điện Sơn La chưa được khai thác, tổ chức bài bản, chưa đa dạng hóa hình thức
quảng bá du lịch như: Các chương trình hội nghị, hội thảo, triển lãm du lịch, pano
quảng cáo, tập gấp du lịch,… Hiện nay, công tác quảng bá du lịch chủ yếu qua
trang web du lịch tỉnh Sơn La: ; ngoài ra, có hoạt
động quảng bá, tuyên truyền các lễ hội dân tộc, lễ hội đua thuyền, tham quan nhà
máy thủy điện Sơn La nhưng chưa có kế hoạch cụ thể định kỳ, hàng năm. Nguồn
nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch thiếu và yếu.
- Hoạt động hợp tác liên kết phát triển du lịch: Là tỉnh thành viên tham gia
Chương trình hợp tác 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng gồm: Lào Cai, Yên Bái, Sơn La,
Hòa Bình, Phú Thọ, Hà Giang, Lai Châu và Điện Biên được khởi xướng từ năm
2008 nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển du lịch trên vòng cung Tây Bắc. Chương
trình được hỗ trợ bởi tổ chức EU. Tuy nhiên, đến nay chưa phát huy nội lực và


19
tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của dự án để khai thác tiềm năng du lịch vùng lòng hồ

thủy điện kết nối tour, tuyến với các địa phương trong khu vực.
- Hoạt động quản lý nhà nước về du lịch: Hiện nay du lịch vùng lòng hồ thủy
điện Sơn La chưa có ban quản lý. Các hoạt động du lịch diễn ra tại khu vực chịu sự
quản lý của UBND huyện, trong đó phòng Văn hóa và Thông tin, các phòng ban
khác là cơ quan chuyên môn giúp UBND huyện trong hoạt động quản lý nhà nước
về du lịch trên địa bàn huyện.
- Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch:
+ Khu vực huyện Vân Hồ hiện có 02 bản du lịch cộng đồng là Nà Bai,
Phụ Mẫu (xã Chiềng Yên).
+ Khu vực huyện Mường La hiện có 11 cơ sở lưu trú, trong đó: 1 khách sạn
xếp hạng 2 sao với quy mô 20 buồng và 10 nhà nghỉ, có 4 cơ sở được xếp hạng nhà
nghỉ du lịch, 6 cơ sở chưa được xếp hạng, tổng số 60 buồng. Các cơ sở lưu trú chủ
yếu phân bố tại Thị trấn Ít Ong, có 1 nhà nghỉ Hoàng Trang tại Bản Két, xã Tạ Bú.
Hiện nay, cơ sở vật chất, trang thiết bị buồng ngủ cơ bản được cải tiến, nâng cấp đáp
ứng nhu cầu của khách, tỷ lệ công suất sử dụng buồng 75%. Toàn huyện có 6 nhà
hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, chủ yếu phục vụ các món ăn ẩm thực các dân tộc.
- Khu vực huyện Quỳnh Nhai hiện có 5 cơ sở lưu trú có khả năng phục vụ và
đón khách du lịch, tập trung tại khu vực trung tâm huyện và có 4 nhà hàng, phục
vụ các sự kiện của các cơ quan đoàn thể, nhân dân địa phương, khách du lịch.
(Chi tiết tại các Biểu số 10, 11, 12)
4.4. Thực trạng và tiềm năng phát triển giao thông - vận tải:
Đến 31/3/2016, hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Sơn La có
tổng chiều dài 9.900 km, bao gồm: Quốc lộ 703,5 km; đường tỉnh 964 km; đường
huyện 1.891,5 km; đường xã 5.916 km; 143 km đường đô thị và 282 km đường
chuyên dùng, ngoài ra còn có 11.497 km đường trục thôn, ngõ xóm, bản tiểu khu,
tổ dân phố và đường trục chính nội đồng.
a) Hệ thống giao thông đường bộ kết nối với lòng hồ thủy điện Hòa Bình,
Sơn La và Nậm Chiến gồm các tuyến (Chi tiết tại Biểu số 09):
Quốc lộ: Gồm các tuyến
- Quốc lộ 43, dài 112 km: Đi qua lòng hồ thủy điện Hòa Bình tại bến phà

Vạn Yên, huyện Phù Yên.
- Quốc lộ 37, dài 107 km: Đi qua lòng hồ thủy điện Hòa Bình tại cầu Tạ
Khoa, huyện Bắc Yên.
- Quốc lộ 279, dài 55 km: Đi qua lòng hồ thủy điện Sơn La tại cầu Pá Uôn,
huyện Quỳnh Nhai.
- Quốc lộ 6B, dài 33 km: Nối QL.6 với lòng hồ thủy điện Sơn La tại Phiêng
Lanh, huyện Quỳnh Nhai.
Đường tỉnh: Gồm các tuyến:
- Đường tỉnh 101, dài 61 km: Tiếp giáp với lòng hồ thủy điện Hòa Bình tại
xã Mường Tè, huyện Vân Hồ.


20
- Đường tỉnh 106, dài 75 km: Đi qua lòng hồ thủy điện Hòa Bình tại cầu
Mường La, huyện Mường La.
- Đường tỉnh 109, dài 40 km: Đi qua lòng hồ thủy điện Nậm Chiến tại đập
Nậm Chiến, huyện Mường La.
- Đường tỉnh 110, dài 84 km: Tiếp giáp với lòng hồ thủy điện Hòa Bình tại
cảng Tà Hộc, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn.
- Đường tỉnh 116, dài 85 km: Tiếp giáp với lòng hồ thủy điện Sơn La tại bến
phà Nậm Ét, xã Nậm Ét, huyện Quỳnh Nhai.
Đường huyện, đường xã: Các tuyến đường huyện, đường xã của các xã,
huyện trong lòng hồ thủy điện cơ bản đã được đầu tư hoàn chỉnh bằng nguồn vốn
di dân, tái định cư và được kết nối liên thông với các tuyến đường tỉnh, quốc lộ
trong khu vực.
b) Về giao thông đường thủy:
- Trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình có tuyến đường thủy nội địa quốc gia dài
203 km từ đập thủy điện Hòa Bình đến đập thủy điện Sơn La đã xây dựng đầy đủ
hệ thống biển báo hiệu, do Cục đường thủy nội địa Việt Nam quản lý.
- Trên lòng hồ thủy điện Sơn La có tuyến đường thủy nội địa quốc gia dài

175 km từ đập thủy điện Sơn La đến đập thủy điện Lai Châu đã xây dựng đầy đủ
hệ thống biển báo hiệu, do Cục đường thủy nội địa Việt Nam quản lý.
- Cảng thủy nội địa: trên địa bàn vùng lòng hồ các thủy điện hiện có các
cảng Vạn Yên, Tà Hộc và cảng Mường La. Cụ thể:
Cảng Vạn Yên, xã Tân Phong, huyện Phù Yên được đầu tư năm 1992 với
quy mô cảng nhỏ (chưa vào cấp), khả năng xếp, dỡ hàng hoá thấp, diện tích cảng
nhỏ không có bến tập kết hàng hoá vì vậy quy hoạch xây dựng vị trí mới bản Vạn
xã Tân Phong, huyện Phù Yên. Quy hoạch với quy mô cảng tổng hợp hàng hóa và
hành khách; đầu tư trong giai đoạn năm 2013-2020 với cấp cảng Hàng hóa Cấp III,
Hành khách cấp IV; đường BTXM max300# rộng 6,5m; nhà chờ Cấp III; tiếp nhận
Tầu khách >50 chỗ ngồi và ≥50.000HK/năm; tầu hàng < 400 tấn và trên 0,3 triệu
tấn/năm cơ giới hoá trên 50%.
Cảng Tà Hộc được xây dựng hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng từ
những năm 1997 và được cải tạo nâng cấp năm 2005 đến nay cảng vẫn đang hoạt
động khai thác tốt. Là cảng tổng hợp chuyên bốc xếp hàng hoá và chuyên chở hành
khách hiện tại đã được đầu tư hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn kỹ thuật Cảng Hàng hóa
Cấp III, Hành khách cấp IV và đã được công bố cảng, khả năng tiếp nhận tầu hàng
từ 400T - 1000T, tầu khách >300 chỗ ngồi; năng lực trên 0,5 triệu tấn/năm và cơ
giới hoá > 50%; nhưng mới chỉ khai thác dạng bến thủy nội địa do vậy hiệu suất sử
dụng mới ở mức thấp.
Cảng Bản Két, Ít Ong, huyện Mường La hoàn thành đưa vào khai thác sử
dụng năm 2009, là cảng tổng hợp chuyên chở vật liệu xây dựng và hàng hoá công
nghiệp và dân dụng, đã được đầu tư xây dựng hoàn thành năm 2009 với tiêu chuẩn
kỹ thuật Cảng Hàng hóa Cấp III, Hành khách cấp IV và đã được công bố cảng, khả
năng tiếp nhận tầu hàng từ 400T - 1000T; năng lực trên 0,5 triệu tấn/năm và cơ
giới hoá > 50%; đã đưa vào khai thác với mức độ hàng hoá, vật liệu xây dựng rất


21
lớn; nhưng trước mắt mới chỉ phục vụ cho việc xây dựng công trình thuỷ điện Sơn

La, không tiếp nhận các phương tiện tàu, thuyền, ôtô và các phương tiện khác.
- Bến thủy: toàn tỉnh có 15 bến chợ thuộc 5 huyện (Mường La, Mai Sơn,
Bắc Yên, Phù Yên, Mộc Châu) được xây dựng từ năm 1999 và 69 bến khách ngang
sông mới được đầu tư theo nguồn vốn TĐC thủy điện Sơn La, nhìn chung hạ tầng
đường thuỷ chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ, năng lực bốc xếp còn nhiều hạn
chế, giao thông đường bộ nối liền với Trung tâm các xã dọc sông chưa được thông
suốt 4 mùa, kết nối đường bộ - đường thuỷ, mặt khác do tuyến sông nhiều ghềnh
thác, mực nước biến thiên theo mùa nên giao thông đường thuỷ chưa phát triển
tương xứng với tiềm năng.
c) Về phương tiện thủy nội địa trên lòng hồ thủy điện: Tổng số phương tiện
thủy nội địa các loại: 2.560 phương tiện, trong đó: số phương tiện thủy có trọng tải
toàn phần > 15 tấn: 923 chiếc; số phương tiện thủy có trọng tải toàn phần đến 15
tấn hoặc có sức chở đến 12 người: 1.637 phương tiện.
d) Phương án kết nối các Bến với kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
trong khu vực lòng hồ:
Các tuyến đường huyện, đường xã của các xã, huyện trong lòng hồ Thủy
điện cơ bản đã được đầu tư hoàn chỉnh bằng nguồn vốn di dân, tái định cư và được
kết nối liên thông với các tuyến đường tỉnh, quốc lộ trong khu vực.
Đường đến bến được đấu nối với hệ thống đường giao thông hiện có của các
điểm tái định cư và các tuyến đường tỉnh, quốc lộ trong khu vực.
Quy mô cấp đường đến bến
TT
1

2

Loại bến

Quy mô, chỉ tiêu kỹ thuật đường đến bến


Bến hàng hóa

GTNT loại A; châm trước dốc dọc I ct=14%; mặt
đường đá dăm láng nhựa; công trình thoát nước xây
dựng vĩnh cửu.

Bến hành khách

GTNT loại A; châm trước dốc dọc I ct= 14%; mặt
đường đá dăm láng nhựa; công trình thoát nước xây
dựng vĩnh cửu.

3

Bến khách ngang sông

4

Bến dân sinh

Đường dân sinh; bề rộng 3,0m (không làm rãnh dọc,
mặt đường, cống thoát nước bằng cống tạm, chỉ xây
dựng cống vĩnh cửu tại các vị trí xung yếu); châm
trước dốc dọc Ict=17%; bán kính đường cong nằm
châm trước Rct=8m.
Đường dân sinh; bề rộng 3,0m (không làm rãnh dọc,
mặt đường, cống thoát nước bằng cống tạm, chỉ xây
dựng cống thoát nước vĩnh cửu tại các vị trí xung
yếu); châm trước dốc dọc Ict=17%; bán kính đường
cong nằm châm trước Rct=8m.



22
Sông Đà chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, với tổng chiều dài đoạn
chảy qua địa phận Sơn La khoảng 278 km (lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình 203 km, và
lòng hồ thủy điện Sơn La dài 75 km) là tuyến đường thủy quan trọng phát triển vận
tải đa phương thức đường thủy – đường bộ và ngược lại, kết nối vận tải thủy trên
lòng hồ và hệ thống đường bộ trong khu vực như QL.6, QL.279, QL.12, đồng thời
khắc phục sự cô lập của các địa phương ven hồ, đáp ứng tốt yêu cầu giao thông
nông thôn đến trung tâm các xã, nơi giao thông đường bộ còn nhiều khó khăn do địa
hình hiểm trở, với nhiều hệ thống Suối lớn: Nậm Chiến, Nậm La, Nậm Pàn, Sập
Vạt, Suối Tấc... vùng hồ Sông Đà rất thuận lợi cho việc phát triển vận tải thuỷ, do
đặc điểm địa hình hồ chứa nước giữa hai dải núi, việc nối vùng hồ với các Trung
tâm kinh tế của tỉnh thông qua các cảng Tà Hộc, Vạn Yên; Bản Két xã Ít Ong và
cảng Pá Uôn vùng hồ Sông Đà phát triển du lịch lòng hồ theo quy hoạch của
UBND tỉnh Sơn La và nuôi trồng thủy sản, góp phần tích cực vào các mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Bên cạnh đó, vận tải thủy vẫn còn nhiều khó khăn do hạ tầng giao thông
đường thủy chưa được quan tâm đầu tư; kinh phí phục vụ công tác tuần tra, kiểm
soát của các lực lượng chức năng còn hạn chế; công tác phối hợp trong quản lý, xử
lý vi phạm, xử lý khi có sự cố, tai nạn giữa chính quyền địa phương và cơ quan
quản lý tuyến chưa chặt chẽ; trách nhiệm chính quyền địa phương là quản lý
phương tiện, người lái, xử lý vi phạm về hành lang..., tai nạn nhưng không có đủ
phương tiện, thiết bị để triển khai; việc chấp hành pháp luật của một số người dân
còn nhiều hạn chế gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý.
4.5. Thực trạng hệ thống chợ ven Sông Đà
Hiện nay, có 7/8 huyện dọc Sông Đà đã có chợ trung tâm huyện, riêng huyện
Vân Hồ là huyện mới chia tách nên chưa được đầu tư chợ trung tâm huyện. Dọc
hai bên lòng hồ Sông Đà có 46 xã, trong đó: 20 xã có chợ, có 34 bản có chợ, trong
đó 4 bản thuộc trung tâm xã có chợ cố định còn lại chợ phiên họp 4 lần/ tháng (Chi

tiết tại Biểu số 13).
Việc giao lưu thương mại chủ yếu tại các bản ven sông diễn ra tại các chợ
phiên của bản, trung bình một tháng điểm chợ phiên tổ chức 4 phiên chợ. Các
thương lái cung cấp hàng hóa chủ yếu là hàng tiêu dùng, thực phẩm đồng thời thu
mua hàng nông sản. Việc quản lý các phiên chợ này do UBND các xã đứng ra quản
lý, công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa còn chưa được bảo đảm.
Nhìn chung, hoạt động sản xuất của vùng ven sông lòng hồ thủy điện còn
chưa phát triển mạnh, sản phẩm hàng hóa còn ít về chủng loại và sản lượng; giao
thông đường bộ còn khó khăn, hạ tầng thương mại chưa được đầu tư do vậy giao
lưu thương mại còn nhiều hạn chế tiêu thụ một số nông sản của nhân dân khu vực
này chủ phụ thuộc vào một số thương lái. Giai đoạn đoạn 2011-2015 đã đầu tư,
nâng cấp được 1 chợ cố định tại xã Liệp Tè, huyện Quỳnh Nhai với tổng mức đầu
tư là 2 tỷ đồng, 3 chợ của 3 xã còn lại theo Quy hoạch hạ tầng thương mại nông
thôn tỉnh Sơn La, được UBND tỉnh phê duyệt tại QĐ 187/QĐ-UBND dự kiến sẽ
được đầu tư vào gia đoạn 2016-2020.
Hiện nay tỉnh đã ban hành quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại, trong đó
quy hoạch mạng lưới chợ đến xã, bản, chưa có quy hoạch phát triển hạ tầng thương
mại, dịch vụ khu vực lòng hồ thủy điện.


23
Phần IV
KHAI THÁC TIỀM NĂNG CÁC LÒNG HỒ THUỶ ĐIỆN
ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
I. Dự báo những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội vùng
lòng hồ các thủy điện
1. Về thị trường:
- Thị trường thuỷ sản: trong thời gian tới, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thủy
sản vẫn rất lớn và đòi hỏi ngày càng cao đối với thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc,
xuất xứ, điều kiện chế biến, bảo quản đủ tiêu chuẩn, chất lượng để tham gia các

kênh tiêu thụ như: chuỗi cửa hàng thủy sản tươi sống, hệ thống các siêu thị, cửa
hàng ăn uống, nhà hàng trong tỉnh, các tỉnh lân cận và trung tâm các thành phố lớn.
Thị trường tiêu thụ các sản phẩm thủy sản sẽ tập trung vào chủ yếu vào thị trường
trong nước, một số sản phẩm như cá tầm, trứng cá tầm đủ tiêu chuẩn có thể tham
gia xuất khẩu, gắn với xây dựng thương hiệu các sản phẩm thủy sản mang tính đặc
hữu vùng để cung cấp cho các thị trường lớn.
- Thị trường về vận tải: nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên
địa bàn các huyện, xã vùng lòng hồ, cần đầu tư xây dựng đồng bộ các cảng, bến
thủy trên Sông Đà, gắn liền với phát triển dịch vụ liên vận đường bộ - đường thuỷ
để vận tải hành khách và hàng hoá từ Lai Châu - Sơn La về Hoà Bình và ngược lại,
kết hợp với vận tải khách du lịch trên vùng hồ sông Đà.
- Thị trường giao lưu thương mại và các loại hình dịch vụ khác: trong thời
gian tới, sản lượng các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản vùng lòng hồ sẽ tăng lên
đáng kể, kéo theo nhu cầu phát triển thị trường tiêu thụ. Do vậy cần tập trung lồng
ghép các nguồn lực đầu tư nâng cấp hệ thống chợ tại các trung tâm xã vùng lòng
hồ, xây dựng chợ gắn với bến cảng. Đồng thời phát triển mô hình liên kết tiêu thụ
sản phẩm nông sản giữa các hợp tác xã thu gom nông sản với các siêu thị, nhà
hàng, doanh nghiệp, tư thương tiêu thụ hàng nông sản.
- Thị trường du lịch: trước yêu cầu phát triển và nâng tầm chất lượng cuộc
sống, nhu cầu du lịch hiện nay đã trở thành một phần thiết yếu của xã hội, do vậy
trong thời gian tới cần tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển sản phẩm, liên
kết các tour, tuyến du lịch, đẩy mạnh quảng bá xúc tiến du lịch vùng lòng hồ thuỷ
điện để không chỉ phát triển tốt thị trường du lịch nội địa, mà còn tạo sức hút, phát
triển thị trường du lịch ra Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn
Quốc, Đài Loan); ASEAN (Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore, Lào,
Campuchia).
2. Về lao động:
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020, cùng với quá trình
hội nhập sâu, rộng vào kinh tế toàn cầu với việc tham gia Hiệp định đối tác chiến
lược kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng ASEAN, ký kết và thực

hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA), thực hiện lộ trình cam kết WTO,
AFTA… Kinh tế xã hội của tỉnh nói chung, đối với vùng dọc Sông Đà nói riêng đặt
ra yêu cầu tăng cường nhanh nguồn nhân lực có trình độ cao, có kiến thức kỹ năng về
khoa học, công nghệ, quản lý, sản xuất, kinh doanh.


24
Thực trạng nguồn lao động khu vực lòng hồ hiện nay vừa thiếu về số lượng,
yếu về chất lượng nên đòi hỏi phải có những chính sách đào tạo nghề tại chỗ và cơ
chế ưu đãi thu hút lao động có tay nghề.
Dự kiến trong giai đoạn 2016-2020 dân số sống trong vùng khu vực lòng hồ
khoảng 117.952 người, lao động trong độ tuổi là 70.771 lao động, lao động có việc
làm 69.651 lao động.
+ Thủy sản:
2.480 lao động.
+ Du lịch:
1.805 lao động.
+ Vận tải:
1.319 lao động.
+ Thương mại: 2.553 lao động.
+ Dịch vụ và khác: 61.949 lao động
Trong đó, nhu cầu sử dụng lao động tăng thêm trong giai đoạn 2016-2020
khoảng 18.000 lao động, chia theo ngành như sau:
+ Thủy sản:
1.600 lao động
+ Du lịch:
1.600 lao động
+ Vận tải:
1.000 lao động
+ Thương mại:

1.500 lao động
+ Dịch vụ và khác: 12.500 lao động
- Dự báo trình độ lao động làm việc trong các ngành nghề đến năm 2020:
+ Chưa qua đào tạo: 22.364 lao động.
+ Sơ cấp nghề: 13.937 lao động.
+ Công nhân kỹ thuật lành nghề: 18.914 lao động.
+ Trung cấp: 12.149 lao động.
+ Cao đẳng: 2.287 lao động.
Nhu cầu đào tạo lao động theo trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu phát
triển các ngành nghề trong giai đoạn 2016-2020 dự báo cần đào tạo 22.350 lao
động, cụ thể:
+ Sơ cấp nghề: 7.500 lao động, chiếm 33,5%.
+ Công nhân kỹ thuật lành nghề: 6.850 lao động, chiếm 30,7%.
+ Trung cấp: 7.000 lao động, chiếm 31,3%.
+ Cao đẳng: 1.000 lao động, chiếm 4,5%.
Trước thực tế đòi hỏi của yêu cầu phát triển, việc tham gia đồng bộ của các
ngành, các cấp, các đoàn thể xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp,
trường đào tạo và xã hội là điều kiện cần thiết ngay từ lúc này để từng bước nâng
cao nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành nghề nói trên.
3. Về khoa học công nghệ
Khoa học và công nghệ tiếp tục góp phần quan trọng trong việc tiếp thu, làm
chủ, thích nghi và ứng dụng có hiệu quả trình độ công nghệ vào một số ngành sản
xuất, dịch vụ, đặc biệt khoa học công nghệ sẽ tạo ra nhiều giống cây trồng, vật
nuôi có chất lượng và năng suất cao, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông


25
thôn, đưa các sản phẩm hàng hoá nông, lâm sản có sức cạnh ra thị trường không
chỉ trong nước mà còn cả quốc tế.
Sự quan tâm của tổ chức Đảng, chính quyền các cấp, hoạt động tích cực của

các tổ chức khoa học công nghệ, các tổ chức khuyến nông, lâm, ngư và công tác
phổ biến, tuyên truyền rộng rãi về tác động của khoa học công nghệ đến sản xuất
và đời sống, nhận thức và khả năng tiếp thu, ứng dụng tri thức khao học và công
nghệ của người dân trong thời gian tới sẽ được cải thiện rõ rệt. Hoạt động khoa học
công nghệ ngày càng được xã hội hoá trên phạm vi cả nước. Các chương trình
nghiên cứu trọng điểm về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật
liệu, tự động hoá, công nghệ cơ khí - chế tạo máy sẽ góp phần nâng cao năng lực
nội sinh trong một số lĩnh vực, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của
nhiều sản phẩm, trong đó có các sản phẩm lâm sản, thuỷ sản vùng dọc sông Đà.
4. Về vốn:
Trong giai đoạn 2016-2020, khả năng cân đối các nguồn vốn đầu tư công
tiếp tục có nhiều khó khăn, hạn hẹp nên chủ yếu ưu tiên đầu tư các lĩnh vực then
chốt, những công trình, dự án khó có khả năng thu hồi vốn, những lĩnh vực mà tư
nhân hoặc doanh nghiệp không đầu tư, trong đó tập trung đầu tư một số chương
trình, dự án trọng điểm của tỉnh, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững,
hoàn thiện các thiết chế văn hoá, hạ tầng đô thị, đặc biệt tiếp tục tập trung ổn định
đời sống và sản xuất nhân dân các vùng tái định cư thuỷ điện Sơn La, thủy điện
Hòa Bình, hoàn thành đầu tư cứng hoá các tuyến đường đến trung tâm xã; ưu tiên
các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP), đối ứng các dự án sử dụng
vốn nước ngoài (ODA),..
Do đó, vùng dọc Sông Đà trong giai đoạn bên cạnh việc được hưởng các
nguồn vốn đầu tư từ Nhà nước để tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất
vùng TĐC thuỷ điện Sơn La và một số nguồn vốn đầu tư công khác, trước những
tiềm năng, lợi thế sẵn có, một số ngành, lĩnh vực như nuôi trồng, khai thác thuỷ
sản, phát triển lâm nghiệp, phát triển giao thông – vận tải đường thuỷ, phát triển du
lịch và các loại hình thương mại dịch vụ khác sẽ có nhiều cơ hội và điều kiện
chuẩn bị để làm tốt công tác huy động, thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài nhà
nước cùng tham gia phát triển kinh tế - xã hội, góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng,
cải thiện đời sống nhân dân vùng lòng hồ, thúc đẩy quan hệ sản xuất phát triển.
5. Về cơ chế, chính sách:

Nằm trong địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn nhất cả
nước, trong những năm qua tỉnh Sơn La đã, đang và sẽ tiếp tục được hưởng nhiều
chính sách ưu đãi về thuế thu nhập, thuế nhập khẩu, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất,
thuế sử dụng đất (Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Nghị
định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê
mặt nước; Được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định tại Luật
thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số 48/2010/QH12 ngày 17/6/2010.
Trong lĩnh vực thuỷ sản, Sơn La tiếp tục được hưởng hỗ trợ giống thủy sản
để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo Quyết định số
142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009; Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày
08/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời được hưởng các chính sách đầu


×