Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Skkn một số biện pháp đổi mới trong kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn thể dục trong trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.34 KB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
  

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ĐỂ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY - HỌC MÔN THỂ DỤC TRONG TRƯỜNG THPT

-- Năm

học 2014 - 2015--


Sáng kiến kinh nghiệm

LỜI NÓI ĐẦU
Trong xã hội hiện nay, công tác giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ là vấn đề được
quan tâm hàng đầu. Điều này được thể chế hoá trong Luật giáo dục (2005) Luật giáo
dục sữa đổi năm 2008 và các văn kiện đại hội Đảng với mục tiêu giáo dục phổ thông
là giúp học sinh phổ thông phát triển toàn diện về đức – trí – thể - mỹ và các kỹ năng
cơ bản, nhằm phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành
nhân cách con người việt nam XHCN. Vì con người là chủ thể của xã hội, là tiền đề
để đáp ứng công cuộc đổi mới của đất nước, hoạt động TDTT là hoạt động văn hoá
thể chất đó là một bộ phận văn hoá chung của nhân loại, đây là tổng hợp của giá trị
vật chât và tinh thần của xã hội. Chính vì thế, việc nâng cao chất lượng giáo dục thể
chất trong trường học là một yêu cầu cần thiết, đòi hỏi sự đầu tư sáng tạo, cải tiến
trong công tác giảng dạy của mỗi giáo viên nhằm bảo vệ và phát triển tài sản quý báu
của xã hội. Với vai trò của một giáo viên làm công tác giáo dục thể chất trong trường
học, qua quá trình công tác tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm để nâng cao hiệu
quả giáo dục thể chất. Ở đây tôi đưa ra một kinh nghiệm về việc áp dụng “ Một số
biện pháp đổi mới trong kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học môn


Thể dục trong trường THPT” để độc giả tham khảo.
Sáng kiến do cá nhân đúc rút trong quá trình giảng dạy và tự tham khảo qua tài
liệu, học hỏi đồng nghiệp để biên soạn, chắc sẽ không tránh khỏi những thiếu sót,
mong các độc giả và đồng nghiệp góp ý kiến.
Xin cảm ơn.
Th¸ng 2 n¨m 2015

2


Sáng kiến kinh nghiệm

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ĐỂ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY - HỌC MÔN THỂ DỤC TRONG TRƯỜNG THPT

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Bộ môn thể dục có vị trí rất quan trọng trong hệ thống các trường học nói chung
và hệ thống trường phổ thông nói riêng, là một trong năm mặt giáo dục toàn diện là:
Đức - Trí- Thể – Mỹ và lao động. Vì thế, góp phần tích cực vào việc giáo dục, rèn
luyện học sinh trở thành con người phát triển toàn diện, có tinh thần sáng suốt minh
mẫn, có thể chất cường tráng đáp ứng với công cuộc đổi mới của đất nước trong thời
kỳ mới.
Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người. Thế hệ trẻ là mầm xanh của đất nước, là
lực lượng sẽ gánh vác sứ mệnh cách mạng của nước nhà nên việc giáo dục đào tạo thế
hệ trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt là vấn đề mà Đảng nhà nước luôn quan tâm.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo chỉ rõ “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng
hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức kỹ năng
của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập

trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập
nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”; “Đổi mới căn bản hình thức,
phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực
khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước
theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công
nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kì,
cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của
nhà trường với đánh giá của gia đình và xã hội”.
Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm vấn đề này, Bộ
GD đã có sự chỉ đạo cải cách về mọi mặt giáo dục trong đó việc đổi mới chương trình
sách giáo khoa cũng như áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy là
một vấn đề hết sức cấp thiết. Điều này thể hiện ở việc sắp xếp nội dung trong phân
3


Sáng kiến kinh nghiệm

phối chương trình đặc biệt trong chương trình mới hiện nay đang thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học là tìm ra hình thức, biện pháp tổ chức dạy học sao cho phù hợp
nhằm tạo điều kiện tốt nhất để học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng
tạo và năng lực tự học, tự đánh giá, đem lại niềm vui, niềm say mê, hứng thú. Muốn
đạt được mục đích đó người dạy cần có sự đầu tư tìm hiểu, vận dụng những hình thức
tập luyện, áp dụng phương pháp, phương tiện, dụng cụ giảng dạy phù hợp từng nội
dung, từng tiết dạy để truyền thụ những kiến thức môn học cho các em tiếp thu
nhanh, chủ động và có hiệu quả nhất. Đặc biệt là phải có biện pháp kiểm tra, đánh giá
học sinh như thế nào để thể hiện công bằng khách quan và khích lệ học sinh học tập,
đó là vấn đề cấp thiết được đề cập trong sáng kiến kinh nghiệm này.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
1. Cơ sở lý luận
Trong những năm qua Bộ GD-ĐT thực hiện đổi mới nội dung, chương trình sách

giáo khoa và thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục trong năm 2014 2015. Song việc đổi mới không đơn thuần về nội dung và phương pháp dạy học mà
phải gắn liền về đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá. Bởi kiểm tra đánh giá có vai
trò rất quan trọng không thể thiếu được trong công tác giảng dạy, nó là kết quả của
một quá trình giáo dục. Qua kiểm tra, đánh giá một mặt thấy được kết quả học tập của
học sinh, mặt khác còn thể hiện năng lực sư phạm và kết quả giảng dạy của giáo viên.
Kiểm tra là phương tiện, là hình thức để đánh giá học sinh. Việc kiểm tra còn mục
đích cung cấp những dữ liệu, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá theo quá
trình. Ngoài ra kiểm tra còn để công khai hóa năng lực và kết quả học tập của học
sinh giúp cho các em tự điều chỉnh hoạt động học, đồng thời giúp giáo viên điều
chỉnh hoạt động dạy của mình để nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong dạy - học.
Đánh giá quá trình học và kết quả học của học sinh là nhằm mục đích làm sáng
tỏ mức độ đạt được của học sinh về kiến thức, kỹ năng và hành vi thái độ so với mục
tiêu đặt ra trong dạy học, giúp học sinh nhận ra sự tiến bộ của bản thân cũng như
những tồn tại, từ đó khuyến khích thúc đẩy việc học tập của các em. Như các nhà tâm
lý học Mácxít cho rằng con người hoạt động là do động cơ tâm lý, động cơ là nhu cầu
đã được nhận thức nó trở thành trạng thái tâm lý thúc đẩy con người hoạt động. Vậy
4


Sáng kiến kinh nghiệm

để phát huy hết khả năng làm việc và làm việc có hiệu quả ngoài làm việc khoa học,
có nhu cầu dinh dưỡng đảm bảo, nghỉ ngơi hợp lý thì một yêu tố không thể thiếu đó là
rèn luyện sức khỏe. Trích câu nói của Chủ tịch HỒ CHÍ MINH sinh thời, Người kêu
gọi toàn dân tập Thể dục: “Mỗi người lúc ngủ dậy tập ít phút thể dục thì khí huyết lưu
thông, tinh thần đầy đủ. Như vậy là sức khỏe”.
Trong xã hội hiện đại mọi lĩnh vực đang biến đổi, phát triển nhanh - với sự bùng
nổ thông tin, khoa học, kỹ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão thì không thể nhồi
nhét vào đầu óc trẻ khối lượng kiến thức quá nhiều, mà phải quan tâm dạy cho trẻ
phương pháp học ngay từ đầu. Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp

tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí
học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết
quả học tập nhân lên gấp bội. Vì vậy trong dạy học hiện nay không phải tiếp cận nội
dung chương trình mà phải tiếp cận năng lực người học để có phương pháp dạy học
hợp lý, sự cần thiết phải giáo dục cho học sinh pháp huy tính tự học thì mới đưa lại
hiệu quả cao. Trước đây việc đánh giá kết quả học tập của học sinh ở bộ môn Thể dục
được đánh giá bằng cho điểm như các môn học văn hóa, từ năm 2011 đến nay việc
đánh giá kết quả học tập ở môn thể dục được đánh giá bằng xếp loại ở hai mức Đạt và
Chưa đạt vì vậy việc đánh giá đòi hỏi cần có một quá trình theo dõi sự tiến bộ của
từng em trong cả quá trình học chứ không dừng lại ở việc lấy kết quả khi kiểm tra kết
thúc chương, nội dung.
2. Cơ sở thực tiễn:
Thực trạng học tập môn Thể dục hiện nay như đã nêu trên, thực tế các em ra học
thể dục còn mang tính đối phó, tập cho có tập mà không chú trọng, tự giác rèn luyện
kỹ năng theo yêu cầu bài tập mà giáo viên đề ra, có nhiều học sinh còn có thái độ thờ
ơ, thực hiện uể oải hoặc thiếu tính tập trung nhưng kết thúc nội dung học có thể các
em kiểm tra vẫn đảm bảo mức đạt theo tiêu chuẩn đã được đề ra trong chương trình
sách giáo khoa. Nếu chỉ dựa vào kết quả đó mà đánh giá xếp loại học sinh thì chưa
phản ánh được tính toàn diện và sự tiến bộ của học sinh đồng thời chưa đánh giá được
ý thức thái độ học tập của các em. Vì vậy để đánh giá học sinh được một cách toàn
diện hơn cũng như phát huy hiệu quả dạy - học môn Thể dục trong trường THPT thì
5


Sáng kiến kinh nghiệm

việc đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền đổi mới quá trình dạy học cũng như
đổi mới việc kiểm tra đánh giá thành tích học tập của học sinh, chuyển từ kiểm tra kết
quả học tập cuối môn học, khóa học (đánh giá tổng kết) nhằm mục đích xếp hạng
phân loại sang sử dụng các loại hình thức đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ

sau từng chủ đề, từng chương nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình dạy và
học. Trong đánh giá kết quả học tập của học sinh không chỉ đánh giá thông qua kết
quả kiểm tra kết thúc nội dung mà cần phải đánh giá cả quá trình học tập, sự tiến bộ
của học sinh.
Chương trình giáo dục nói chung và chương trình giáo dục phổ thông nói riêng
đã được quy định cụ thể cho các môn học về mức độ yêu cầu về kiến thức cần đạt của
từng bài, từng chương, từng tiết học. Chương trình các môn học đều có vị trí như
nhau. Nhưng thực tế giảng dạy ở các trường THPT hiện nay với xu thế xã hội cung
cầu không hợp lý làm cho người học cảm thấy hụt hẫng, khi học phổ thông xong
không biết làm gì, chọn ngành nào để học, học chỉ tập trung vào một số môn có tổ
chức thi tốt nghiệp và Đại học còn một số môn khác các em rất thờ ơ, nếu có học chỉ
mang tính đối phó. Mặt khác một số giáo viên còn dạy qua loa, không khơi dậy tiềm
năng của học sinh, vô tình như vậy các em không rèn luyện được toàn diện như mục
tiêu của giáo dục đưa ra là giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ và làm hạn chế sự linh
động, sáng tạo, tập trung cao độ trong học tập nên kết quả học tập không cao. Để làm
được việc này nhằm giúp cho các em hiểu được việc tập luyện thể dục thể thao có tác
dụng như thế nào đối với hoạt động học tập hàng ngày trong xu thế hiện nay khi các
em đang thờ ơ với học tập một số môn trong đó có môn Thể dục thì đòi hỏi mỗi giáo
viên chúng ta cần tâm huyết với nghề, chịu khó tìm tòi sáng tạo trong cách dạy, mạnh
dạn áp dụng các phương pháp, biện pháp để khích lệ, động viên tinh thần học tập của
học sinh thì mới nâng cao hiệu quả môn học. Tuy nhiên thực trạng hiện nay đa số đa
số học sinh chưa thực sự say mê và tự giác trong học tập môn Thể dục vì coi đây là
môn phụ, từ quan niệm đó nên các em chỉ học một cách đối phó, qua loa xem nhẹ bô
môn
Là một giáo viên làm công tác giảng dạy trong nhà trường phổ thông tôi đã tìm
hiểu, đúc rút và mạnh dạn đưa ra một số biện pháp, cải tiến cách dạy, cách đánh giá
6


Sáng kiến kinh nghiệm


nhằm đáp ứng thực tiễn môn học thể dục hiện nay. Ở đề tài này tôi đưa ra một số biện
pháp đổi mới trong kiểm tra đánh giá học sinh để nâng cao hiệu quả dạy- học môn
Thể dục trong trường THPT.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI TRONG KIỂM
TRA, ĐÁNH GIÁ:
Bước vào đầu năm học tôi đã tiến hành biên soạn nội dung kiểm tra đánh giá học
sinh, đề ra các yêu cầu cần đạt trong từng biện pháp.Việc đánh giá, xếp loại học sinh
ngoài căn cứ vào mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và hành vi thái độ. Để đánh
giá học sinh nhằm động viên khích lệ những học sinh có thể lực yếu, năng khiếu
TDTT hạn chế đồng thời giáo dục tính khiêm tốn, tính tổ chức kỷ luật đối với những
học sinh có thể lực tốt, năng khiếu hoạt động TDTT nổi trội hơn các bạn học sinh
khác trong lớp. Vì vậy tôi đã phổ biến các yêu cầu và áp dụng các biện pháp sau đây
cho các em ngay đầu năm học để học sinh thực hiện.
1. Kiểm tra đánh giá qua ý thức chấp hành tính tổ chức, kỷ luật trong tiết học:
Ngay từ những tiết học đầu tiên của năm học tôi đã tiến hành tập hợp đội hình
những lớp mà tôi được phân công giảng dạy, tiến hành sắp xếp đội hình, phân vị trí
thứ tự tập hợp sau đó ghi tên học sinh vào sơ đồ đã được in sẵn đồng thời quán triệt
yêu cầu khi tập hợp như. (Tập hợp có tác phong nhanh nhẹn, khẩn trương, đứng đúng
vị trí quy định, tuân thủ theo khẩu lệnh của người chỉ huy hoặc giáo viên). Dựa trên
sơ đồ đội hình được sắp xếp, các tiết học giáo viên theo dõi kiểm tra nếu phát hiện
học sinh không chấp hành đúng các yêu cầu nêu trên thì đánh giá là một lần chưa đạt
(CĐ) và đánh dấu vào trong sổ theo dõi, kết thúc học kì nếu học sinh có số lần chấp
hành không đúng quy định trên 1/3 thì học sinh đó được đánh giá là chưa đạt trong
hành vi thái độ.
SƠ ĐỒ VỊ TRÍ XẾP HÀNG HỌC TẬP MÔN THỂ DỤC Lớp:12B9

Giáo viên
LỚP TRƯỞNG
Anh


Sang

Long

Hùng



Thắng

Thành

Khánh

Khoa

Đăng

Thạch

Huyên

Tuyến

Bình

Quân

Hoàng


Linh

Song

Dung

Duyên

Sâm

Ngọc

Oanh

Chiến

Nhung

Nhật

Tin

7


An

Như


Thùy

Trang

Mến

Ngọc

Sáng kiến kinh nghiệm
Huệ
Trang
Hằng

2. Kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của học sinh qua các tiết học:
Giáo viên quan sát các hoạt động học tập của học sinh bắt đầu vào tiết học đến hoạt
động cuối cùng của tiết học qua các yêu cầu sau.
- Tính tập trung chú ý khi giáo viên giới thiệu nội dung và quán triệt yêu cầu tiết học.
- Thực hiện khởi động tích cực, nghiêm túc, động tác, bài tập đạt yêu cầu.
- Đánh giá mức độ tiếp thu và hình thành động tác, bài tập cần đạt mà giáo viên nêu
trong mục tiêu tiết học.
- Đánh giá qua thái độ học tập, sự hợp tác trong học tập, tính tích cực, tự giác trong
học tập.
- Đánh giá tính chấp hành tổ chức, kỷ luật trong giờ học.
3. Kiểm tra, đánh giá qua việc học sinh nhận xét, đánh giá lẫn nhau trong học tập:
a. Yêu cầu việc đánh giá và tự đánh giá nhận xét:
Trong thực tế việc để học sinh tự kiểm tra đánh giá lẫn nhau trong học tập thường
không chính xác. Vấn đề này có 2 lý do, thứ nhất là do trong quá trình học tập các em
chưa tập trung chú ý nên nắm và tiếp thu kỹ thuật động tác chưa chính xác nên không
mạnh dạn nhận xét điểm yếu của bạn. Thứ hai là do các em nể nhau không giám phê
bình nhận xét những vấn đề bạn thực hiện sai, mà chủ yếu các em nhận xét chung

chung hoặc đánh giá bạn thực hiện đúng. Vì thế, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu rút kinh
nghiệm và đưa ra biện pháp và yêu cầu để phát huy tốt hơn việc tự nhận xét đánh giá
của học sinh trong giờ học, đồng thời thông qua việc đánh giá nhận xét bạn để rèn
luyện cho học sinh tính tập trung chú ý tiếp thu bài, nắm được kỹ thuật, yêu cầu cơ
bản của nội dung bài học cũng như tập trung quan sát khi bạn thực hiện. Biện pháp đó
là; vào đầu năm học và đầu các tiết học giáo viên đề ra yêu cầu cơ bản cần nắm và
thực hiện được để yêu cầu học sinh phải tập trung chú ý theo dõi, quan sát nắm kỹ
thuật động tác để có cơ sở đánh giá, nhận xét bạn. Nhưng khi đánh giá phải chính xác,
nếu đánh giá sai về kỹ thuật hoặc bài tập bạn thực hiện (Bạn làm đúng, mình đánh giá
sai hoặc ngược lại) thì giáo viên đánh giá học sinh đó nắm kỹ thuật, nội dung bài tập
của tiết học đó chưa tốt. Ví dụ: Học bài thể dục phát triển chung của nam (từ động tác
1- 4) sau khi tập luyện giáo viên gọi một số em học sinh lên thực hiện và gọi 1-2 em
8


Sáng kiến kinh nghiệm

lên nhận xét tư thế, động tác bạn vừa thực hiện. Qua đó nhận thấy học sinh tập trung
nghe giảng bài và khi đánh giá, nhận xét bạn thì các em rất thận trọng, không có biểu
hiện nể nhau hoặc đánh giá chung chung.
b/ Tổ chức đánh giá và tự đánh giá lẫn nhau:
- Thông thường trong một tiết học giáo viên thường đánh giá chủ yếu bằng kiểm tra
bài cũ hoặc nhận xét đánh giá khi cũng cố bài học, nhưng để phát huy hiệu quả việc tự
đánh giá của học sinh để các em nhận thấy những hạn chế, yếu kém của bản thân để
có thời gian khắc phục sửa sai nên tôi thường kết hợp vừa kiểm tra vào đầu các tiết
học cũng như kết hợp trong quá trình các em đang ôn luyện một nội dung nào đó giáo
viên có thể gọi một số em lên tự thực hiện, sau đó gọi một vài em đánh giá nhận xét
bạn.
- Thứ hai, là giáo viên sử dụng hình thức biện pháp đánh giá nhận xét như đã nêu trên
trong kiểm tra đánh giá học sinh cuối một nội dung học hoặc cuối kì, đó là một em

thực hiện nội dung kiểm tra thì một số em quan sát đánh giá nhận xét bạn. Như thế
tiết kiểm tra sẻ giảm được 1/2 hoặc 1/3 số học sinh phải trực tiếp thực hiện nhưng kết
quả kiểm tra vẫn phản ánh được chính xác và công bằng.
- Thứ ba, những tiết kiểm tra mà không đòi hỏi đánh giá nhiều về kỹ thuật thì giáo
viên giao cho lớp trưởng, các tổ trưởng tiến hành kiểm tra, đánh giá các thành viên
trong tổ học tập của mình (như kiểm tra nội dung đá cầu tính số lần tâng cầu; kiểm tra
bật xa hay làm trọng tài nhảy cao, nhảy xa, chạy...)
4. Kiểm tra, đánh giá thông qua hoạt động ngoại khóa - Thể dục giữa giờ
Tiến hành thu thập thông tin qua các kênh như sau.
- Thu thập thông tin, lấy số liệu qua cán sự lớp, giáo viên chủ nhiệm, đoàn trường về
tinh thần tham gia các hoạt động TDTT của lớp, tham gia phong trào Hội khỏe Phù
Đổng cấp trường hàng năm để đánh giá học sinh.
- Theo dõi tinh thần thái độ tập luyện thể dục giữa giờ thể hiện như tác phong, tính tổ
chức, chất lượng động tác (giáo viên quan sát và ghi chép vào sổ theo dõi qua từng
buổi tập).
5. Kiểm tra đánh giá qua năng lực tự học
Trong dạy học những tiết có sử dụng tranh ảnh để giới thiệu kỹ thuật cho học sinh thì
9


Sáng kiến kinh nghiệm

giáo viên thường treo tranh rồi giới thiệu cho học sinh quan sát nắm các kỹ thuật động
tác của nội dung nào đó, học sinh thì tiếp thu và quan sát qua giáo viên giới thiệu, thời
gian giới thiệu ngắn, học sinh tiếp thu thụ động. Nhưng để phát huy tính tự học, tự
nghiên cứu tìm hiểu như phương pháp học hiện nay là nhằm phát huy tính tự học tự
tìm hiểu và tính sáng tạo của học sinh thì khi sưt dụng phương tiện dạy học cũng cần
thay đổi đáp ứng yêu cầu dạy học hiện nay. Vì vây tôi đã áp dụng phương pháp dạy
như sau: Những tiết học có sử dụng tranh, ảnh để giới thiệu nội dung học thì tôi treo
tranh và phân nhóm học tập để học sinh tự quan sát kỹ thuật động tác trên tranh, sau

đó giáo viên mới đặt câu hỏi để học sinh trả lời sau đó giáo viên mới và bổ sung nếu
chưa đầy đủ. Ví dụ: học tiết 1 nội dung giới thiệu kỹ thuât đẩy tạ kiểu “lưng hướng
ném”. Sau khi học sinh quan sát tranh, giáo viên đặt câu hỏi: Em nào cho biết kỹ thuật
đẩy tạ lưng hướng ném được chia thành mấy giai đoạn ? hoặc em hãy thực hiện tư thế
động tác giai đoạn chuẩn bị ?; em hãy cho biết yêu cầu động tác cầm tạ ?...
6. Kiểm tra đánh giá học sinh qua năng lực cá nhân như sau.
- Tôi tiến hành phân công và gọi học sinh thay nhau luân phiên lên làm lớp trưởng, tổ
trưởng tổ học tập để quản lý, điều hành hoạt động trong giờ học, thông qua đó nhằm
rèn luyện cho các em tâm lý vững vàng trước hoạt động tập thể đồng thời đánh giá
năng lực điều hành của từng em.
- Yêu cầu học sinh tự chọn và biên soạn 1 trò chơi vận động phù hợp với lứa tuổi và
sở thích của học sinh để tổ chức trong các tiết học.
Qua hoạt động quản lý, điều khiển học tập cũng như tổ chức trò chơi của học sinh
(người quản trò), giáo viên nhận xét năng lực điều hành, tổ chức của từng học sinh
nhằm xây dựng, giáo dục cho các em có tâm lý vững vàng khi tham gia các hoạt động
tập thể.
Sau khi kết thúc một chuyên đề, một chương thì giáo viên tiến hành thu thập tổng
hợp các thông tin trên cơ sở các biện pháp áp dụng nêu trên cùng với kết quả kiểm tra
cuối nội dung từ đó giáo viên nhận xét đánh giá và quyết định xếp loại đạt hay chưa
đạt ở nội dung đó cho từng em học sinh, cụ thể như sau.
T
T

Họ và tên

Tính tổ
chức kỷ
luật

Đánh giá

quá trình
học tập

Nhận xét
lẫn nhau

10

Ngoại
khóaTDGG

Năng lực
tổ chức điều khiển

KQ
kiểm
tra

Xếp
loại


Sáng kiến kinh nghiệm
1
2
3
4
37

Nguyễn Văn An

Lê Văn Anh
Trần Văn Báu
Ngô Văn Cường
Đậu Thị Hương

+++--++
+-+++-+
++++

+-+-+
+--++-+-+
+-+++
+++-+

Tốt
chưa tốt
Tốt
Tốt
Tốt

++++
---++
++++
++++
++++

Tốt
Khá
Tốt
Tốt

Tốt

Đ

Đ
Đ
Đ

Đ

Đ
Đ
Đ

Nhận xét: Qua việc áp dụng các biện pháp, yêu cấu nêu trên vào trong quá trình giảng
dạy để đánh giá kết quả học tập của học sinh tôi nhận thấy phần nào đã khích lệ động
viên được học sinh có thái độ học tập nghiêm túc hơn, nề nếp các giờ học chính khóa
cũng như các hoạt động ngoại khóa về giáo dục thể chất ngày được nâng lên, kết quả
học tập của học sinh ở các nội dung tăng lên rõ rệt cụ thể là
* Kết quả kiểm tra cuối kì cũng được nâng lên rõ rệt cụ thể là.
BẢNG KẾT QUẢ XẾP LOẠI HỌC KÌ I

TT
1
2
3
4
5
6


Lớp
12B6
12B7
12B8
12B9
12B10
12B11
Tổng

Sĩ số
42
41
41
43
41
39
247em

Kết quả xếp loại cuối kì I
Loại (Đ)
%
Loại (CĐ)
%
40
95%
2
5%
40
97,5%
1

2,5%
39
95%
2
5%
40
93%
3
7%
41
100%
0
0%
38
97,5%
1
2,5%
238em
96%
9em
4%

Ghi chú

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT:
1. Kết luận:
Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một hoạt động rất quan trọng trong quá
trình giáo dục. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lý thông tin về
trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh nhằm tạo cơ sở cho những
quyết định sư phạm của giáo viên, các giải pháp cho các cấp quản lý và cho bản thân

học sinh, để học sinh học tập đạt kết quả tốt hơn. Đánh giá kết quả học tập của học
sinh cần sử dụng phối hợp nhiều công cụ, phương pháp và hình thức khác nhau. Đối
với môn Thể dục mục tiêu quan trọng nhất và xuyên suốt từ bậc Tiểu học đến Trung
học phổ thông là góp phần giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực, tuy nhiên trong quá
trình dạy học môn Thể dục để có được các kỹ năng vận động (trình độ vận động) thì
phải có kiến thức chuyên môn thể dục, nắm được các khái niệm, các mối quan hệ,
thuật ngữ chuyên môn thì mới hình thành được kỹ năng vận động, kỹ thuật động tác.
11


Sáng kiến kinh nghiệm

Với khái niệm đó trong quá trình dạy học môn thể dục trong trường phổ thông tôi đã
áp dụng một số biên pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá để nhằm mục đích đánh giá
được năng lực của học sinh một cách chính xác, công bằng và khách quan đồng thời
động viên khích lệ các em tích cực học tập tốt hơn, đây là một kênh thông tin phản
ánh kết quả dạy và học từ đó giúp giáo viên và học sinh biết được mức độ đã đạt được
cũng như những tồn tại, hạn chế để có biện pháp khắc phục. Vì vậy việc đánh giá cần
phải đổi mới để phù hợp với đánh giá quá trình tiến bộ cũng như năng lực cá nhân của
học sinh. Từ đó nhận thấy tính hiệu quả của biện pháp nêu trên đã làm tăng chất
lượng trong giờ học thể dục.
Để vận dụng tốt và có hiệu qủa các biện pháp nêu trên nhằm nâng cao chất lượng
dạy - học và phát huy tính tự giác tập luyện cho học sinh đòi hỏi người giáo viên phải
nhiệt tình, say mê với nghề, đầu tư bài soạn và đặc biệt phải rèn luyện năng lực sư
phạm, năng lực tổ chức dạy học, theo dõi kiểm tra đánh giá học sinh trường xuyên thể
hiện công bằng, khách quan. Từ đó mới tạo được động lực thúc đẩy tinh thần, thái độ
học tập của học sinh.
Bằng thực tế làm công tác giảng dạy môn Thể dục ở trường THPT trong những
năm qua tôi đã đúc rút qua từng tiết dạy, dự giờ đồng nghiệp cũng như nghiên cứu tìm
hiểu qua tài liệu, sách báo. Bản thân tôi đã mạnh dạn đưa vào áp dụng một số biện

pháp nêu trên vào giảng dạy để giáo dục, rèn luyện tính tự giác tích cực tập luyện, rèn
luyện thân thể cho học sinh, qua đó để nhận xét đánh giá, xếp loại học sinh.
2. Kiến nghị, đề xuất:
- Để làm tốt công tác giáo dục thể chất, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện trong trường học. Các cấp các ngành cần quan tâm đầu tư cho giáo dục nói
chung và công tác giáo dục thể chất trong trường học nói riêng nhiều hơn nữa để cải
tạo, tu sửa sân chơi bãi tập đảm bảo yêu cầu nhằm phục vụ tốt cho công tác dạy - học.
- Đầu tư xây dựng nhà đa chức năng để đảm bảo dạy học trong những ngày thời tiết
không thuận lợi, đặc biệt là các nội dung như cầu lông, đá cầu yêu cầu sân tập kín gió
mới đảm bảo tập luyện
Trên đây là một số kinh nghiệm được bản thân đúc rút trong quá trình giảng dạy,
có thể còn có những chổ hạn chế mong sự ủng hộ góp ý của Hội đồng khoa học để
12


Sáng kiến kinh nghiệm

kinh nghiệm thực sự thiết thực, bổ ích và được nhân rộng.

Để nghiên cứu viết sáng kiến kinh nghiệm tôi sử dụng các loại sách
tham khảo sau:
13


Sáng kiến kinh nghiệm

1. Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất (Trung tâm chế bản 1999)
Biên soạn:

TS. Vũ Đào Hùng - PTS. Nguyễn Mậu Loan


2. Sách 100 trò chơi vận động cho học sinh THPT
(Nhà xuất bản GD 1996). Trần Đông Lâm - Chủ biên
3. Tài liệu dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng
phát triển năng lực học sinh.

(Vụ giáo dục trung học)

4. Sách giáo viên thể dục lớp 10 - 11 - 12

(Chương trình mới)

5. Sách tài liệu bồi dưỡng giáo viên lớp 10 - 11 -12 (Nhà xuất bản giáo dục).

14



×